You are on page 1of 3

 Samsung là nhà sản xuất smartphone số 1 thế giới và mỗi năm hãng điện tử Hàn

Quốc xuất xưởng khoảng 300 triệu chiếc smartphone. Với con số này, thật khó để tưởng
tượng, mạng lưới sản xuất của Samsung lớn tới cỡ nào. Samsung thâm nhập vào các thị
trường bằng cách lắp đặt những nhà máy sản xuất smartphone tại một số các quốc gia
như: Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Brazil.
 Việt Nam là thị trường trọng điểm mà tập đoàn Samsung và cụ thể là Samsung
Electronics thâm nhập. Tại sao có thể khẳng định Việt nam là thị trường trọng điểm?

- Tập đoàn Samsung cho xây dựng 2 nhà máy sản xuất linh kiện và lắp ráp thiết bị di
động là SEV và SEVT lần lượt tại Bắc Ninh và Thái Nguyên. Hiện nay đây là 2 nhà
máy sản xuất linh kiện và lắp ráp điện thoại di động lớn nhất và hiện đại nhất của
Samsung Electronics trên toàn cầu.

- Không chỉ là xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện mà Samsung còn xây dựng đơn
vị phụ trách hoạt động Sale và Marketing (SAVINA), tổ hợp sản xuất hàng điện tử tiêu
dùng (SEHC), trung tâm nghiên cứu phát triển di động (SVMC) trên lãnh thổ Việt Nam.

- Sản lượng thiết bị xuất xưởng mỗi năm lên tới 120 triệu chiếc/ năm.

- Tổng số vốn mà Samsung đầu tư vào Việt Nam hơn 17,3 tỷ USD.

- Số lượng công nhân tăng lên đến 170.000 người trong vòng 10 năm.

- Những con số về doanh thu, lợi nhuận khủng mà Samsung Electronics Vietnam
mang lại đóng góp vào nền kinh tế của 2 nước Hàn Quốc và Việt Nam.

 Lý do Samsung đầu tư vào Việt Nam?


- Trước hết, Việt Nam một nước có nguồn lao động giá rẻ rất dồi dào, có kỹ năng và
được các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá là cần cù chịu khó.
Tổng giám đốc Samsung Bắc Ninh cho biết Người Việt Nam chỉ cần một vài năm đạt
được 80% năng suất lao động của Hàn Quốc. Điều đó lý giải vì sao Samsung lại đầu tư
nhiều vào Việt Nam. Bởi vì năng suất bằng 80% nhưng tiền lương lại bằng 30%.
Hơn nữa, Samsung có trung tâm công nghệ cao ở Hà Nội. Ở đó có hàng nghìn người
Việt Nam là kỹ sư phần mềm. Một kỹ sư bình thường chỉ mất 1,5 đến 2 năm là đạt được
trình độ như người Hàn Quốc
Lao động giá rẻ giúp Samsung hạ thấp chi phí sản xuất, tạo cho nhà sản xuất điện
thoại thông minh Hàn Quốc một lợi thế cạnh tranh so với Apple.
Trong lúc nhiều nước khác trong khu vực có xu hướng xuất khẩu nguyên liệu hoặc
linh kiện sang Trung Quốc để được lắp ráp thành sản phẩm, Việt Nam chủ yếu xuất
khẩu thành phẩm hoàn chỉnh.
- Thứ hai, các nhà đầu tư Hàn Quốc bị hấp dẫn bởi chính thị trường tiêu dùng lớn
Việt Nam với hơn 96,6 triệu dân.
- Thứ ba, là sự ổn định về chính trị của Việt Nam so với các nền kinh tế đang nổi lên
khác giúp các công ty muốn tránh rắc rối có thêm sự tự tin khi đầu tư.
- Một lý do không kém phần quan trọng nữa đó là sự tương đồng về văn hóa giữa hai
nước, giúp các nhà đầu tư Hàn Quốc dễ thích nghi với môi trường sống và làm việc ở
Việt Nam hơn.
- Và môt điều dễ nhận thấy nữa là Việt Nam đang trở thành một trung tâm thương
mại với lợi thế về địa lý giúp các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp cận các thị trường xung
quanh dễ dàng hơn bất kỳ nước nào khác trong khu vực Đông Nam Á. Điển hình như
nhà máy sản xuất linh kiện và lắp ráp điện thoại ở Băc Ninh với vị trí địa lý vô cùng
thích hợp với các dự án lớn, Bắc Ninh rất gần Hà Nội, gần sân bay Nội Bài và cảng Hải
Phòng, gần Trung Quốc, là nơi có các nhà máy khác của Samsung nên viêc vận chuyển
hàng hóa, sản phẩm của Samsung Việt Nam đi thị trường toàn cầu là điều rất dễ dàng.
- Việt Nam cũng là một hàng rào có giá trị, giúp tránh được rủi ro thương mại từ
Trung Quốc. Năm 2017, chính phủ Trung Quốc tổ chức tẩy chay các công ty và sản
phẩm của Hàn Quốc để trừng phạt chính quyền Seoul vì đã cho triển khai một hệ thống
phòng thủ tên lửa của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc. Mặc dù hệ thống này nhằm mục đích
bảo vệ chống lại một cuộc tấn công từ Triều Tiên, nhưng Bắc Kinh cho rằng nó có thể
được dùng để làm suy yếu hệ thống phòng thủ của Trung Quốc. Cuộc tẩy chay dù đã kết
thúc, nhưng đã làm cho các nhà đầu tư Hàn Quốc rất lo ngại.
Trái lại, Việt Nam đang tự do hóa nền kinh tế để đón chào giới công nghiệp nước
ngoài. Năm 2015, Việt Nam đã mở cửa 50 ngành công nghiệp cho nước ngoài và giảm
nhẹ ràng buộc trong hàng trăm ngành khác.
Việt Nam đã bán đi phần lớn cổ phần của hãng sản xuất bia quốc doanh lớn nhất, cho
một công ty nước ngoài vào năm ngoái. Chính sự nhiệt tình của Việt Nam đối với các
hiệp định thương mại tự do đã khiến cho Việt Nam trở nên đặc biệt hấp dẫn đối với các
nhà đầu tư nước ngoài nói chung và tập đoàn Samsung nói riêng
- Việt Nam cũng là một thành viên sáng lập của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến
bộ Xuyên Thái Bình Dương, một hiệp định thương mại đa phương bao gồm cả Úc,
Canada và Nhật Bản. Việt Nam cũng sắp ký kết một hiệp định thương mại với Liên hiệp
Châu Âu. Đồng thời cũng có sự tác động từ hiệp định tự do việt hàn. Điều này đã giúp
Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 hàn quốc
- Các chính quyền Hàn Quốc (hiện nay là chính quyền Tổng thống Moon Jae-in với
chính sách Hướng Nam Mới), chú trọng phát triển quan hệ với Ấn Độ và khu vực Đông
Nam Á, trong đó Việt Nam là nước được chú trọng nhất. Chính sách kinh tế mới này
nhằm giúp Hàn Quốc bớt lệ thuộc vào các đối tác thương mại truyền thống là Mỹ và
Trung Quốc, hai cường quốc kinh tế đang ở trong một cuộc chiến thương mại gây ảnh
hưởng không nhỏ tới nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này.
- Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In cùng với các đại diện của Samsung và nhiều
công ty khác có chuyến đi thăm Việt Nam. Các cố vấn của tổng thống Hàn Quốc đã cho
rằng Hàn Quốc không nên tự thỏa mãn với việc trở thành “con tôm giữa bầy cá voi”
như Trung Quốc và Nhật Bản, mà trái lại phải trở thành một cường quốc khu vực bằng
cách kết minh với các đồng minh nhỏ hơn. Nếu thực hiện được mục tiêu này sẽ giúp
Hàn Quốc trở thành một "chú cá heo", làm chủ được vận mệnh của chính mình.
Kết luận: Hướng đến sứ mệnh “trở thành công ty kỹ thuật số tốt nhất”, kế hoạch của
Hàn Quốc tại việt nam như cá gặp nước.

You might also like