You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


Khoa Quản trị kinh doanh
----------
BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM
MÔN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN OMI-CHANNEL CHO


COCA-COLA
Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Minh Hằng
Lớp học phần: MGT3002_48K30
Nhóm: 3

Thành viên nhóm:


Nguyễn Đình Tuấn Huy MSSV: 221121330119
Nguyễn Thị Lan Hương MSSV: 221121330117
Nguyễn Tuấn Kiệt MSSV: 221121330123
Võ Bá Thông MSSV: 221121330152
Văn Thị Quỳnh Như MSSV: 221121330139

Đà Nẵng, tháng 3 năm 2024


Mục Lục
1. Tổng quan về doanh nghiệp Coca Cola ...................................................................................... 4
1.1. Giới thiệu ............................................................................................................................... 4
1.2. Vị trí của Doanh nghiệp trên chuỗi ..................................................................................... 4
2. Các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng ........................................................................... 4
3. Thực trạng về hệ thống phân phối của Coca-Cola..................................................................... 6
3.1. Ưu điểm .................................................................................................................................. 6
3.2. Nhược điểm............................................................................................................................ 8
4. Sơ đồ các kênh phân phối ............................................................................................................. 9
4.1. Kênh cấp 0 ............................................................................................................................. 9
4.2. Kênh cấp 1 ........................................................................................................................... 11
4.3. Kênh cấp 2 ........................................................................................................................... 11
5. Quyết định đề xuất phương án Omni-channel: ........................................................................ 12

2
Phụ Lục
Hình 4 1 Sơ đồ phân phối cấp 0 .............................................................................................................. 9
Hình 4 2 Máy bán hàng tự động Coca-Cola ......................................................................................... 10
Hình 4 3 Chiến dịch "Share a coke" của Coca-cola .............................................................................. 10
Hình 4 4 Những điểm bán trực tiếp của Coca-Cola .............................................................................. 10
Hình 4 5 Sơ đồ phân phối cấp 1 ............................................................................................................ 11
Hình 4 6 Sơ đồ phân phối cấp 2 ............................................................................................................ 11

3
1. Tổng quan về doanh nghiệp Coca Cola
1.1. Giới thiệu
Coca Cola là 1 thương hiệu nước giải khát có gas nổi tiếng nhất thế giới lần đầu
được phát minh bởi dược sĩ tên là Johns Styth Pemberton ở Columbus, Atlanta –
người đã sáng chế ra công thức pha chế nước siro Coca Cola. Tuy nhiên đến sau này,
năm 1892 sau khi ông Asa Griggs Candler - chủ tịch đầu tiên của công ty nước giải
khát Coca Cola, tìm đến và mua lại cổ phần công ty của Pemberton, sản phẩm Coca
Cola đóng chai đầu tiên mới được ra đời năm 1894. Từ năm 1899, công ty của hai
doanh nhân Benjamin Franklin Thomas và Joseph Brown Whitehead đã trở thành
nhà phân phối Coca Cola đóng chai đầu tiên trên thế giới. Từ đó, doanh số bán sản
phẩm Coca Cola đóng chai bùng nổ chóng mặt. Trong vòng chỉ 10 năm, từ năm 1899
đến 1909, đã có 379 nhà máy Coca Cola ra đời nhằm cung cấp đủ sản phẩm cho thị
trường, đặc biệt là thị trường đóng chai. Từ đó, Coca Cola dần trở thành thương hiệu
nổi tiếng toàn cầu, có mặt tại hơn 200 quốc gia với hơn 10.000 sản phẩm được tiêu
thụ mỗi giây.

Tại Việt Nam, Coca Cola có tên đầy đủ là Công ty TNHH Nước giải khát Coca
Cola Việt Nam, tên tiếng anh là Coca-cola Beverages Vietnam Ltd. Coca Cola lần
đầu được giới thiệu vào năm 1960, tuy nhiên đến tháng 1/2001 Công ty TNHH Nước
giải khát Coca Cola Việt Nam được chính thức thành lập sau khi sáp nhập 3 doanh
nghiệp Coca Cola tại 3 miền Bắc, Trung, Nam thành 1 công ty thống nhất. Coca Cola
Việt Nam hiện có các nhà máy đặt tại các thành phố thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam:
Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội, giúp tạo điều kiện cho công ty dễ dàng
phân phối và mở rộng mạng lưới phân phối ở cả 3 miền, cung cấp đầy đủ sản phẩm
cho các đại lý cả 3 khu vực trên cả nước. Công ty TNHH Coca Cola Việt Nam cũng
tạo ra khoảng 4.000 công việc trực tiếp cũng như gián tiếp tạo số lượng việc làm gấp
6 đến 10 lần từ các hoạt động trong chuỗi cung ứng của mình. Qua quá trình nỗ lực
phát triển không ngừng, Công ty TNHH Nước giải khát Coca Cola Việt Nam hiện
đứng thứ 3 trong Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2020 - Nhóm ngành: Đồ uống
không cồn (nước giải khát, trà, cà phê…) theo đánh giá của VietnamReport.
1.2. Vị trí của Doanh nghiệp trên chuỗi
- Nhà bán lẻ: Tạp hóa Kiều Phước
- Địa chỉ : 11 Trưng Nữ Vương, Hải Châu, Đà Nẵng
- Thời gian kinh doanh (từ năm xuất hiện trên chuỗi): 7 năm
- Vị trí trên chuỗi: Nhà bán lẻ
2. Các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng
Các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng gồm có: nhà sản xuất, nhà phân
phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Mỗi thành phần tham gia có nhiệm vụ khác nhau
nhưng có sự liên kết chặt chẽ thành một chuỗi không thể tách rời.
- Nhà cung cấp
Các công ty cung cấp nguyên vật liệu cho Coca-Cola:

4
Công ty Stepan đóng tại bang Illinois là nhà nhập khẩu và chế biến lá coca để dùng
cho sản xuất nước Coca-Cola
Công ty trách nhiệm hữu hạn dynaplast packaging (Việt Nam) cung cấp vỏ chai
chất lượng cao cho Coca-Cola.
Công ty cổ phần Biên Hòa với cung cấp các thùng carton hộp giấy cao cấp để bảo
quản và tiêu thụ nội địa cho công ty nước giải khát Coca-Cola Việt Nam.
- Nhà sản xuất
Là nhà tạo ra sản phẩm, giúp cho các yếu tố đầu vào tự nhiên trở thành những sản
phẩm có thể đáp ứng được những nhu cầu và ước muốn của con người. Công ty
Coca-Cola nói chung được chia làm hai bộ phận, hai hoạt động riêng biệt:
TCC (The Coca Cola Company): chịu trách nhiệm sản xuất và cung cấp nước cốt
Coca Cola cho các nhà máy mà chịu trách nhiệm khuếch trương và quản lý thương
hiệu.
TCB ( The Coca Cola Bottler): chịu trách nhiệm sản xuất , dự trữ kho bãi, phân
phối và cung cấp dịch vụ cho sản phẩm Coca Cola. Điều đó có nghĩa là TCB chịu
trách nhiệm về chữ P thứ 3 (Place) còn TCC chịu trách nhiệm 3 chữ P còn lại (Price,
Product, Promotion) và mô hình này được áp dụng như nhau trên toàn Thế giới, trong
đó có Việt Nam.
- Nhà phân phối
Những năm qua hoạt động Coca-Cola ở Việt Nam rất khả quan. Sản phẩm của
Coca-Cola đạt được mức tăng trưởng cao. Hiện có 50 nhà phân phối lớn, 1500 nhân
viên, hàng nghìn đại lý phục vụ người tiêu dùng Việt Nam.
Nói chung thị trường nước giải khát ở Việt Nam tăng trưởng rất nhanh khoảng
15% một năm. Riêng Coca-Cola có mức tăng trưởng nhanh hơn.
Sản phẩm của Coca-Cola được sản xuất ở 3 nhà máy lớn đặt tại TP Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng và Hà Nội. Với 3 nhà máy ở ba miền đã tạo thuận lợi cho công ty mở rộng
mạng lưới phân phối ở ba miền, cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lý ở các khu
vực này. Đối với nước giải khát, khâu phân phối là rất quan trọng. Việc Pepsi vào thị
trường Việt Nam trước nên nắm giữ nhiều thị phần hơn Coca-Cola. Vì thế Coca-Cola
vẫn phải mở rộng các đại lý phân phối thông qua các đại lý, các quán cafe, nước giải
khát nhà hàng,... Thu hút các đại lý bằng các hoạt động hỗ trợ các đại lý như: tặng
dù, hỗ trợ trang trí cửa hàng, hỗ trợ tài chính.
Trên thế giới có khoảng 14 triệu điểm phân phối sản phẩm Coca-Cola và mỗi ngày
trên thế giới có khoảng 1 tỷ suất Coca-Cola được tiêu thụ. Tại BIG C nếu đặt chân
vào gian hàng bày bán nước giải khát, bạn sẽ thấy sự hiện hữu của sản phẩm Coca-
Cola với những vị trí bày bán rất có lợi thế. Sản phẩm Coca-Cola bao giờ cũng được
đặt bày ngang tầm mắt hoặc ngay trước và giữa hành lang hay ở những nơi bắt mắt

5
nhất. Tất nhiên để có được vị trí ưu thế như vậy, Coca-Cola cũng phải bỏ ra chi phí
không nhỏ chút nào.
- Nhà bán lẻ
Bao gồm các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng của
các hộ gia đình. Coca-Cola đã hợp tác với hơn 1 triệu nhà bán lẻ trên toàn quốc tại
Việt Nam. Nhà bán lẻ cũng tham gia vào tất cả các dòng chảy trong kênh và thực hiện
các công việc phân phối cơ bản. Mặc dù là trung gian cấp 2 của công ty nhưng các
nhà bán lẻ vẫn chịu sự giám sát từ công ty. Các cam kết, thỏa thuận từ Coca Cola
với các nhà bán lẻ có thể là trực tiếp hoặc thông qua các nhà bán buôn nhưng đều
phải thực hiện chặt chẽ và tuân theo quy định có sẵn. (Lượng đặt hàng của nhà bán
lẻ trong kênh 2 phải lớn hơn 1 két).
Nhà bán lẻ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cuối cùng, vì vậy họ
hiểu rõ hơn ai hết nhu cầu và ước muốn của khách hàng. Nhà bán lẻ thường tập trung
vào hành vi mua hàng của mọi người và đã tìm thấy những cách để hoàn thiện hơn
kinh nghiệm về những người ghé thăm các cửa hàng của họ. Gần đây Coca Cola đã
hợp sức với các nhà bán lẻ nhằm tạo ra các chương trình tập trung vào người tiêu
dùng trong vai trò đi mua hàng (như: các đợt khuyến mãi, giảm giá chỉ dành riêng
cho một nhà bán lẻ nhất định, hình thức khuyến mãi cũng được xét tùy thuộc vào đặc
điểm của khách hàng tại nơi đó…) Đa số các nhà bán lẻ của Coca Cola có hệ thống
phân phối rất phong phú và đa dạng, không chỉ phân phối hàng của Coca Cola mà
nhiều khi còn là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Do mục đích của hai bên là khác
nhau, khi mà công ty thì muốn giới thiệu sản phẩm của mình một cách hiệu quả nhất
và có không gian trưng bày ở vị trí đẹp nhất, họ chỉ cần biết làm thế nào để bán được
nhiều hàng, thu được nhiều tiền, có nhiều không gian để giới thiệu những mặt hàng
khác.
- Người tiêu dùng
Người tiêu dùng là cá nhân, tổ chức tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho đời sống và
chức năng tồn tại của mình. Là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm của Coca
Cola. Họ tạo nên thị trường mục tiêu của công ty và nó được đáp ứng bởi các thành
viên khác của kênh như nhà bán buôn, nhà bán lẻ,… và chính họ cũng là người ảnh
hưởng trực tiếp đến doanh số của các thành viên kênh, của nhà sản xuất. Một sự thay
đổi trong hành vi mua, trong nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng cũng đủ đưa
doanh nghiệp tới bờ vực thẳm. Dẫn chứng xác thực khi mà hiện nay thị hiếu của
người tiêu dùng đối với nước giải khát có gas nói chung và đối với Coca Cola nói
riêng đang dần thay đổi do nhiều tác động của môi trường. Chính điều này đã làm
doanh thu của Coca Cola sụt giảm đáng kể, gây không ít khó khăn cho công ty.
3. Thực trạng về hệ thống phân phối của Coca-Cola
3.1. Ưu điểm
- Coca-Cola Việt Nam đã xây dựng một chuỗi cung ứng thành công

6
Điều đó được minh chứng bởi sản lượng tiêu thụ sản phẩm Coca-Cola đứng nhất
nhì trong thị trường giải khát của Việt Nam. Vào Việt Nam với những thiếu thốn về
cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như sự nghèo nàn lạc hậu nhưng Coca-Cola Việt Nam
cũng từng bước khắc phục khó khăn để phát triển một cách lớn mạnh và chiếm được
sự tin yêu của người tiêu dùng Việt Nam.

Có được thành quả trên nhờ vào sự vận dụng, quản lý tốt của chuỗi cung ứng.
Thực hiện đổi mới một cách đồng bộ, thống nhất. Để có được những chiến lược kinh
doanh lâu dài như vậy đòi hỏi sự ăn ý và hợp tác một cách tối ưu giữa các khâu trong
chuỗi cung ứng như: nhà cung cấp vật liệu, doanh nghiệp, vận chuyển kho bãi, các
nhà phân phối, bán buôn, bán lẻ,…và nhiều yếu tố khác.

- Nắm bắt, xử lý thông tin một cách nhanh nhạy.


Trong cuộc đấu giữa Coca-Cola và Pepsi để giữ vững thị phần của mình thì các
bộ phận trong chuỗi cung ứng của Coca-Cola đã phối hợp rất nhịp nhàng để có thể
đáp trả lại các hành động của Pepsi trên thị trường.

Để làm được điều này đòi hỏi họ phải thiết lập mạng lưới thông tin xuyên suốt,
chính xác và nhanh nhạy.
- Tận dụng tối đa mọi nguồn cung trong chuỗi cung ứng.
Đó là nguồn cung về nguyên liệu nhiên liệu giá rẻ và sẵn có. Nguồn cung lao động
dồi dào và có tay nghề cao, người lao động cần cù chịu khó, sáng tạo,…
- Quản lý và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
Đóng góp vào sự thành công của Coca-Cola không thể không nói tới những kế
hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Đó là những tiền đề cơ bản để công ty có thể
đứng vững trên thị trường cũng như chủ động trong sản xuất kinh doanh và vận hành
chuỗi cung ứng của mình. Nhờ có kế hoạch kinh doanh dài hạn mà Coca-Cola có thể
tận dụng được mọi nguồn lực về dự trữ nguyên vật liệu, quản lý tài chính chặt chẽ
để có thể đầu tư một cách hiệu quả nhất. Chính sách kinh doanh giúp điều tiết cung
cầu trên thị trường đáp ứng mong mỏi của người tiêu dùng. Hạn chế những rủi ro
không những cho doanh nghiệp mà cho toàn bộ chuỗi cung ứng.
- Phát triển quan hệ khách hàng và quản lý tốt nhân sự cũng là một thành
công của Coca-Cola
Mặc dù có mặt ở Việt Nam sau Pepsi nhưng Coca-Cola Việt Nam đã không ngừng
mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng.

Coca-Cola dần dần đã chiếm được vị thế rất lớn trong lòng người tiêu dùng Việt
Nam. Trở thành sản phẩm quen thuộc đối với cuộc sống của từng cá nhân và từng
gia đình Việt.

7
Để có được thành công ấy, Coca-Cola đã không ngừng tung ra các chiêu quảng
cáo, tiếp thị đặc sắc phù hợp với nét văn hóa người Việt. Cùng với một loạt các
chương trình khuyến mại, giảm giá...hấp dẫn.
3.2. Nhược điểm
- Chưa có sự liên kết rõ ràng giữa các yếu tố mắt xích trong chuỗi cung ứng
Đó là tình trạng chung của nhiều chuỗi cung ứng và rất tiếc Coca-Cola Việt Nam
cũng mắc phải tình trạng này. Họ chưa thống nhất được thông tin giữa các yếu tố
trong chuỗi cung ứng với nhau và chưa thật sự liên kết một cách chặt chẽ dẫn đến
những bất đồng quan điểm, lợi ích. Điểm hình là vụ Coca-Cola Việt Nam kiện các
đại lý của mình năm 2005.
Coca-Cola thu hút các đại lý độc quyền bằng những chính sác ưu đãi hấp dẫn, tạo
sự gắn bó giữa công ty và đại lý: Các đại lý không được bán các sản phẩm của đối
thủ cạnh tranh, bù lại Coca-Cola sẽ trả cho các đại lý chiết khấu độc quyền
1.000đồng/két.
Nhưng trong quá trình giao nhận hàng, việc ghi hóa đơn rất sơ sài. Các đại lý hầu
như không có một giấy tờ nào có giá trị pháp lý để ràng buộc. Ngược lại, công ty căn
cứ vào giấy xác nhận công nợ kiện theo chủ dân sự. Chỉ riêng 10 đại lý đang là bị
đơn trong các vụ kiện đòi nợ của Coca-Cola mà TAND TPHCM đang thụ lý giải
quyết, số tiền nợ hàng tháng đã lên đến gần 6 tỷ đồng., chưa kể lãi xuất quá hạn và
gần 70.000 két vỏ chai quy thành tiền.
=> Vụ việc này đã gây ra không ít tổn hại cho Coca-Cola Việt Nam và làm mất đi
hình tượng của Coca-Cola trong lòng những người tiêu dùng.
- Phát triển quản lý nhân sự chưa thực sự mang lại hiệu quả tối ưu
Cuộc chiến giữa Coca Cola và Pepsi là một ví dụ minh chứng rõ ràng cho nhận
định trên.
Trên “sân chơi” toàn cầu, Coca-Cola chiếm thế “thượng phong” so với Pepsi nhờ
chiến lược tiếp thị và quảng cáo của họ. Riêng thị trường Việt Nam, Pepsi không
những có được hệ thống phân phối tốt trên toàn xứ Việt Nam ( nhờ tới trước) mà họ
còn có được những nhà quản lý và điều hành giỏi có thể ví như những “tướng quân”.
- Các khâu vận chuyển kho bãi, bảo quản, quản lý cũng như giám sát sản xuất
chưa có sự thống nhất chặt chẽ về quản trị cung ứng
Do chưa thực hiện tốt công tác vận chuyển và kho bãi đã dẫn tới một số sản phẩm
của Coca-Cola bị khách hàng phàn nàn chưa hết hạn sử dụng đã bị mốc hỏng. Có thể
nguyên nhân do vỏ chai bị hở trong quá trình vận chuyển.
Công tác giám sát sản xuất không tốt dẫn tới lỗi trong các sản phẩm như xuất hiện
pin trong nước Coca-Cola.

8
Điều này cho thấy sự thiếu liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất với các nhà phân
phối, các đại lý của mình mới để xảy ra hiện tượng đáng tiếc, sản phẩm đến tay người
tiêu dùng mang những lỗi không thể chối cãi được.
- Các mắt xích trong chuỗi chưa có sự phối hợp nhịp nhàng và ăn ý
Năm 2005, Coca-Cola Việt Nam đã bị lên án vì sử dụng nguyên liệu quá hạn sử
dụng.
Điều đó cho thấy rằng ý thức trách nhiệm của nhà cung cấp nguyên vật liệu chưa
tốt. Ý thức về quản lý luồng hàng dự trữ (cụ thể là nguyên vật liệu sản xuất Coca-
Cola) còn thiếu và yếu. Đồng thời cũng cho thấy sự yếu kém trong công tác truyền
tải, nắm bắt thông tin của các thành viên trong mắt xích, giữa nhà sản xuất và nhà
cung cấp nguyên vật liệu.
- Chuỗi cung ứng chưa linh hoạt
Cola chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở mọi nơi trên toàn thế giới.
Sản phẩm Coca-Cola là sản phẩm đồ uống có ga, khi uống có vị ngọt, nhất là khi
uống cùng với đá sẽ tạo cho người uống có cảm giác dễ chịu, sảng khoái. Nếu trong
bữa ăn có một món khó tiêu hóa thì tốt nhất nên dùng kèm với Coca-Cola sẽ giúp ta
có cảm giác không bị khó chịu, đầy bụng. Tuy nhiên, để dùng làm một loại nước
uống giải khát lâu dài thì không nên vì không tốt cho sức khỏe , nhất là không tốt cho
người bị bệnh tiểu đường, máu nhiễm mỡ. Vì thế mà Coca-Cola cần phải thích nghi
được với 1 “thị trường người bệnh” như thế, nhìn thấy được nhu cầu của người tiêu
dùng để đảm bảo giữ vững được thị trường của mình đồng thời khuếch trương thị
phần hơn nữa.
4. Sơ đồ các kênh phân phối
4.1. Kênh cấp 0

Hình 4 1 Sơ đồ phân phối cấp 0

- Hệ thống máy bán hàng tự động: Hệ thống máy bán hàng tự động của Coca
Cola được đặt bán tại các khu vực ăn uống, vui chơi, giải trí, bệnh viện, nhà
trường,… Hàng năm Coca Cola thu về hàng tỷ USD nhờ các cỗ máy “bất động”
này.

9
Hình 4 2 Máy bán hàng tự động Coca-Cola

- Bán hàng tại các điểm bán trực tiếp: Chiến dịch “Share a coke” bùng nổ khi
hãng nước ngọt Coca-Cola tung ra thị trường những lon hoặc chai nước in trên
thân cách xưng hô trìu mến như “Ông yêu”, “Bố yêu”, Mẹ yêu”, “Út cưng”...
hoặc tên riêng phổ biến của người Việt. Nhà sản xuất cho biết những cái tên
được chọn in đã được đặt cho khoảng 55% dân số Việt Nam, và chính sự phổ
biến này cũng như nét lạ của sản phẩm đã tạo nên cơn sốt lùng sục những lon
nước mang tên mình của người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ.

Hình 4 3 Chiến dịch "Share a coke" của Coca-cola Hình 4 4 Những điểm bán trực tiếp của Coca-
Cola

10
4.2. Kênh cấp 1

Hình 4 5 Sơ đồ phân phối cấp 1

Gồm có Nhà Sản xuất, siêu thị/nhà hàng/khách sạn, người tiêu dùng.
- Các điểm tiêu thụ lớn là các siêu thị lớn như: Big C, Coopmart,... mua thông
qua kênh trực tiếp từ Coca Cola. Sau đó coca cola đặt tại nhiều khu vực khác
nhau trong siêu thị để tăng cơ hội tiếp xúc với người dùng.
- Key Accounts - Key Accounts là các địa điểm như quán ăn, quán uống, nhà
hàng, khách sạn… Những địa điểm này có doanh số tiêu thụ lớn, mua thông
qua kênh trực tiếp từ Coca Cola và bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Để trở
thành một Key Accounts của Coca Cola, thì địa điểm đó phải đặt được mức
doanh số nhất định và ổn định và mức doanh số này do Coca Cola quyết định,
có sự thỏa thuận giữa hai bên
4.3. Kênh cấp 2

Hình 4 6 Sơ đồ phân phối cấp 2

Gồm có nhà sản xuất, đại lý phân phối độc quyền, nhà bán lẻ/sỉ/siêu thị và người
tiêu dùng.
- Hệ thống Đại lý phân phối độc quyền là bộ phận rất quan trọng trong kênh phân
phối của Coca Cola, là công cụ để Coca Cola có thể cạnh tranh một các ưu thế
với các đối thủ như Pepsi. Do đó, hệ thống này đã được Coca Cola đầu tư rất
nhiều.

11
- Nhà bán lẻ kinh doanh nhiều loại hàng hóa, kể cả sản phẩm của các đối thủ
cạnh tranh với Coca Cola. Tuy nhiên, với sự tiện lợi khi kết hợp với giỏ hàng
hóa của họ và với số lượng rất lớn, họ giúp Coca Cola có nhiều cơ hội để tiếp
cận với khách hàng mục tiêu hơn. Bên cạnh đó các đại lý thường có vị trí thuận
tiện, dễ dàng tìm kiếm và không mất nhiều thời gian. Vậy nên các cửa hàng bán
lẻ thường là nơi mà doanh nghiệp có thể khai thác triệt để. Tại các hệ thống
bán lẻ, Coca Cola sẽ thiết lập nhiều mức chiết khấu khác nhau cho người bán
để họ dễ dàng trưng bày sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn hỗ trợ người
bán chuẩn bị thêm biển quảng cáo, giá đựng đồ, dù che nắng có in logo của
Coca Cola. Điều này vừa có thể làm hài lòng kênh phân phối vừa giúp doanh
nghiệp có cơ sở truyền thông miễn phí. Những địa điểm bán lẻ là nơi trực tiếp
tiếp xúc với người tiêu dùng.
- Siêu thị cũng có thể xuất hiện ở kênh cấp 1, cũng có thể xuất hiện ở kênh cấp 2
trong hệ thống phân phối của Coca Cola. Việc Coca Cola quyết định xem sẽ
phân phối sản phẩm của mình có qua nhà phân phối hay không là tuỳ thuộc vào
vị trí địa lý của siêu thị có khoảng cách xa hay gần với nhà máy sản xuất.
Và quả thực, với hệ thống phân phối bảo đảm như vậy Coca Cola đã và đang giảm
bớt hệ thống tồn kho, tránh được tình trạng thiếu hàng cung ứng, hệ thống sản xuất
không bị đình trệ và sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tiện lợi và nhanh
chóng.
5. Quyết định đề xuất phương án Omni-channel:
- Phương án thiết kế mạng lưới:
 PP4: Nhà phân phối lưu trữ sản phẩm và phân phối cho khách hàng. (Trường
hợp khách hàng đặt số lượng nhiều sẽ được nhà bán lẻ nhận đơn rồi cung
cấp thông tin đến nhà phân phối rồi nhà phân phối sẽ vận chuyển hàng đến
cho khách hàng.)
 PP5: Nhà phân phối lưu trữ sản phẩm và khách hàng mua trực tiếp. (Trường
hợp khách hàng đặt số lượng lớn sẽ được nhà bán lẻ nhận đơn rồi cung cấp
thông tin đến nhà phân phối rồi khách hàng sẽ đến nhà phân phối để mua
hàng)
 PP6: Nhà bán lẻ lưu kho và bán trực tiếp cho khách hàng. (Nhà bán lẻ bán
trực tiếp tại cửa hàng, bán qua sàn TMĐT, bán qua app X)
- Nhà sản xuất sẽ thiết kế một website/ ứng dụng để vừa có thể bán hàng, quản
lý bán hàng (Tạm đặt là website/ứng dụng X). Nhà sản xuất sẽ cho phép những
chủ thể sau tham gia vào website/ứng dụng:
 Nhà sản xuất
 Nhà phân phối
 Nhà bán lẻ
 Khách hàng
 Đơn vị vận chuyển

12
- Trên website/ ứng dụng mà nhà sản xuất cung cấp này. Khách hàng có thể mua
sản phẩm tại đây hoặc sẽ có link liên kết để mua hàng ở các sàn thương mại
điện tử của nhà bán lẻ. Đồng thời nhà bán lẻ cũng cung cấp dữ liệu kinh doanh
từ nhiều phương thức bán hàng (sàn TMĐT, bán trực tiếp tại cửa hàng, bán trên
app X).
- Người tiêu dùng khi truy cập để đặt hàng có thể chọn nhận hàng tại cửa hàng
hoặc giao hàng tận nơi. Khi truy cập vào website/ ứng dụng X để mua hàng,
khách hàng có thể lựa chọn cửa hàng gần với mình nhất thông qua bộ lọc có
sẵn ở website/ ứng dụng.
- Đây là ứng dụng vừa có thể đặt hàng vừa có thể quản lý bán hàng. Khách hàng
sẽ chỉ có thể truy cập thông tin từ những nhà bán lẻ. Trường hợp đặt số lượng
lớn, nha fbans lẻ sẽ nhận đơn rồi cung cấp thông tin đến cho nhà phân phối.
- Mỗi chủ thể khi đăng ký ở app sẽ chọn nhà phân phối cấp trên của mình và sẽ
chọn những chủ thể khác mà mình bán hàng. Cụ thể:
 NSX: Có thể chọn nhiều nhà phân phối cấp dưới của mình
 NPP: Chọn ai là nhà sản xuất của mình, chọn những nhà bán lẻ cấp dưới của
mình
 NBL: Chọn nhà phân phối cấp trên của mình là ai.
- Mỗi chủ thể đều có quyền hạn và trách nhiệm riêng. Mỗi khi muốn đăng ký làm
nhà phân phối/ nhà bán lẻ, phải thực hiện đăng ký với cấp phân phối trên của
mình để có thể đăng ký thành viên trên app. các bên phải ký cam kết thực hiện
bán đúng giá, đúng khu vực và bán đúng quyền hạn tránh để gây xung đột
- Những dữ liệu về kinh doanh, thông tin khách hàng, những chủ thể chỉ việc
nhập vào mỗi mục trên ứng dụng, sẽ có những thuật toán của ứng dụng để thống
kê những dữ liệu này rồi phân tích đưa ra những biểu đồ trực quan cho các bên
có thể xem và đánh giá

Chủ thể Quyền hạn Trách nhiệm

- Biết được thông tin sản phẩm từ - Thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho nhà
Khách duy nhất nhà bán lẻ về giá sản bán lẻ
hàng phẩm, những cửa hàng bán lẻ ở
gần nơi KH sống, …

- Có thể truy cập để biết được số - Cung cấp dữ liệu kinh doanh: doanh thu,
lượng tồn kho của nhà phân phối chi phí vận chuyển, số lượng tồn kho, giá
mà họ đặt hàng để có thể nhận bán, giá vốn cho nhà phân phối. Từ đó nhà
những đơn hàng phù hợp, tranh phân phối nắm được tình hình kinh doanh
Nhà bán những trường hợp nhận nhưng của những nhà bán lẻ mà họ bỏ hàng. Từ
lẻ không đủ hàng để cung cấp cho đó đưa ra những gợi ý cho nhà bán lẻ về
khách hàng. những lô hàng trong những đợt hàng tiếp
theo.
- Cung cấp thông tin về sản phẩm cho
khách hàng, giá bán đã thống nhất với nhà

13
phân phối để khách hàng mua hàng. Giá
bán sỉ/ bán lẻ cho khách hàng.
-Cung cấp thông tin khách hàng cho Nhà
sản xuất để NSX có những đánh giá về nhu
cầu của khách hàng, đưa ra những dự đoán
cho khách hàng mỗi khi truy cập vào app.
- Cung cấp địa chỉ, thông tin đơn hàng cho
đơn vị vận chuyển.

- Truy cập được dữ liệu kinh - Cung cấp số lượng tồn kho, giá bán niêm
doanh của những nhà bán lẻ mà họ yết, cho các nhà bán lẻ để các nhà bán lẻ có
bỏ hàng: để có thể nắm bắt tình thể thực hiện theo, nhận những đơn hàng
hình kinh doanh, biết rằng những lớn từ khách hàng.
Nhà điểm bán lẻ không bán phá giá so - Cung cấp dữ liệu kinh doanh để nhà sản
phân với giá quy định. Để có thể đưa ra xuất biết để có thể đưa ra gợi ý về những
phối những gợi ý cho đợt hàng tiếp đợt nhập hàng.
theo.
- Truy cập dữ liệu kinh doanh của
NSX để biết số lượng tồn kho để
đặt hàng phù hợp.

- Truy cập dữ liệu kinh doanh của - Cung cấp số lượng tồn kho còn lại để nhà
nhà phân phối để biết được tình phân phối có thể nhận những đơn hàng phù
hình kinh doanh của mỗi khu vực, hợp.
biết rằng những nhà phân phối - Cung cấp ứng dụng và quyền truy cập
Nhà sản không bỏ hàng ngoài khu vực quy cho những chủ thể trên hạ nguồn, mỗi chủ
xuất định. thể sẽ được cấp 1 quyền và trách nhiệm
- Truy cập thông tin khách hàng từ khác nhau.
nhà bán lẻ để dự đoán hành vi mua
hàng của khách hàng để có thể
những chiến lược phù hợp.

- Truy cập thông đơn hàng từ nhà - Giao đúng hàng, đúng địa chỉ cho khách
Đơn vị
bán lẻ để giao cho khách hàng. hàng.
vận
- Truy cập thông tin khách hàng để
chuyển
thực hiện giao hàng.

14

You might also like