You are on page 1of 8

1.

HOẠCH ĐỊNH

Để doanh nghiệp hoạt động 1 cách hiệu quả thì việc lên kế hoạch sản xuất kinh doanh là
điều rất quan trọng, đóng góp vào sự thành công của Coca cola không thể không nói tới
những kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
Như chúng ta đã biết thì hoạch định chuỗi cung ứng là 1 quá trình đầu vào và đầu ra. Đầu
vào của hoạch định chiến lược là thông tin về chiến lược, nhu cầu, nguồn lực hiện tai
chuỗi cung ứng. Còn đầu ra là 1 bản hoạch định cung ứng khả thi có thể đáp ứng nhu cầu
phát triển chiến lược kinh doanh.
Nhờ có kế hoạch kinh doanh dài hạn mà coca cola có thể tận dụng dược mọi nguồn lực về
dự trữ nguyên vật liệu, quản lý tài chính chặt chẽ đều có thể đầu tư 1 cách hiệu quả nhất.
Chính sách kinh doanh giúp điều tiết cung cầu trên thị trường đáp ứng mong mỏi người
tiêu dùng. Hạn chế những rủi ro không những cho doanh nghiệp trung tâm cho toàn bộ
chuỗi cung ứng.
 Một số công tác hoạch định gồm:
Hoạch định chiến lược nguồn cung
Hoạch định chiến lược sản xuất
Hoạch định chiến lược logistic và giao hàng
Hoạch định chuyện hoàn trả sản phẩm.
=> Qua việc hoạch định trên sẽ trả lời những câu hỏi:
Liệu có cần phát triển thêm nguồn cung mới?
Liệu có nên mở hay đóng cửa các trung tâm nhà máy và trung tâm phân phối?
Liệu có nên thay đổi công suất vận hành?
Có nên thay đổi danh mục sản phẩm?
Tự sản suất hay thuê ngoài?
Có nên thuê ngoài về hoạt động logistic?

2. TÌM NGUỒN CUNG ỨNG


Nguyên vật liệu đầu vào luôn là một khâu vô cùng quan trọng để một công ty có thể đảm
bảo quá trình sản xuất đạt chất lượng.
Theo đó, với mỗi nguyên liệu pha chế sản phẩm, CocaCola Việt Nam sẽ tìm cho mình
những đối tác uy tín nhất:
Để đảm bảo giá cạnh tranh, công ty CocaCola không công bố công khai nguồn cung cấp
của một số nguyên liệu:
 CO2: tạo vị chua, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật
 Màu thực phẩm (Carmel E150d): được làm từ đường tan chảy hay chất hóa học
amoniac
 Chất tạo vị chua (Axit photphoric) – E330: 50% axit được dùng để tạo độ chua và
là chất bảo quản.
 Caffeine: caffeine tự nhiên lấy từ cà phê, lá trà, hạt cola hoặc caffeine nhân tạo
Đường: Được cung cấp từ Nhà máy đường KCP
Hương vị tự nhiên: Công thức bí mật được cung cấp từ Tập đoàn CocaCola mẹ
Nước: Được cung cấp từ nhà máy nước thuộc địa bàn nơi đặt nhà máy
Lá CocaCola: Được cung cấp bởi công ty chế biến Stepan (bang Illinois, Hoa Kỳ)
Vỏ chai: Công ty trách nhiệm hữu hạn Dynaplast Packaging (Việt Nam) cung cấp
Thùng carton đóng gói: Công ty cổ phần Biên Hòa cung cấp
Mỗi một nhà cung ứng cho CocaCola Việt Nam đều được tuyển chọn kỹ càng trên nhiều
tiêu chí: chất lượng sản phẩm, phương thức hoạt động, tình trạng công ty, uy tín với khách
hàng,…
3. SẢN XUẤT
Tổ chức sản xuất là khâu trung tâm trong chuỗi cung ứng của CocaCola.
Mô hình này được áp dụng như nhau trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo đó,
khâu này được cấu thành bởi 2 bộ phận:
The CocaCola Company (TCC) chịu trách nhiệm:
 Sản xuất và cung cấp nước cốt Coca Cola đến các nhà máy trên toàn quốc
 Quảng bá và quản lý thương hiệu
 TCC chịu trách nhiệm 3 chữ P: Price (Giá) – Product (Sản phẩm) – Promotion
(Quảng cáo)
The CocaCola Bottler (TCB) đóng vai trò:
 Sản xuất thành phẩm
 Dự trữ kho bãi
 Phân phối và cung cấp dịch vụ cho sản phẩm Coca Cola
 TCB chịu trách nhiệm 1 chữ P còn lại: Place (Địa điểm)
Theo CocaCola Jouner, năm 2017, Công ty CocaCola Việt Nam có hơn 99% nhân viên là
người Việt Nam với khoảng 2.500 người.
Về nơi sản xuất, công ty có 3 nhà máy lớn đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.
CocaCola Việt Nam có 100% vốn đầu tư nước ngoài nên các nhà máy lớn tại TP Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng và Hà Nội hiện tại đều hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của công ty mẹ.
=> Sau đây Nhóm xin giới thiệu sơ qua về qui trình sản xuất sản phẩm Coca cola.
<CHIẾU VIDEO>
4. PHÂN PHỐI

Khâu vận chuyển thành phẩm:

Quá trình phân phối trong chuỗi cung ứng hàng hóa của Coca Cola được điều chỉnh liên
tục theo thời gian thực thông qua ứng dụng công nghệ trong việc vận hành.
Các xe tải giao hàng của công ty đều được lắp thiết bị theo dõi hành trình GPS để đạt mục
tiêu: các sản phẩm sau khi được sản xuất sẽ tới các điểm phân phối ngay trong vòng 48h.
Thông qua các thống kê được báo cáo hàng ngày, các hoạt động vận tải hàng hóa trong
chuỗi cung ứng của CocaCola được tối ưu liên tục, giảm thiểu thời gian sản phẩm đến tay
khách hàng.
Để hạn chế nhược điểm khi lượng xe quá lớn cùng với nhiều yêu cầu giao hàng cần được
đáp ứng, CocaCola đã triển khai công nghệ tối ưu hóa tuyến đường, chia các lệnh giao
hàng vào các thời điểm phù hợp để hạn chế các khung giờ cao điểm.
Việc này không chỉ giảm thiểu tối đa chi phí nhiên liệu tiêu hao, mà còn đem lại sự hài
lòng cho các khách hàng/đối tác, tăng thêm uy tín của công ty.

Nhà phân phối và bán buôn:

Sản phẩm Coca Cola được cung cấp đến tay người tiêu dùng qua các kênh:
 Thông qua nhà bán lẻ (Big C, Co.op mart) đến tay người tiêu dùng
 Đưa đến đại lý phân phối tới nhà bán lẻ và bán cho người tiêu dùng
 Thông qua đại lý đưa đến nhà hàng, khu giải trí, quán nước để bán cho người tiêu
dùng
3 Trung tâm chính:
Có 3 trung tâm phân phối chính thuộc quyền sở hữu của CocaCola Việt Nam, được đặt gần
3 nhà máy sản xuất tại TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội để đảm bảo phân phối và
phục vụ cho các thị trường là Bắc – Trung – Nam.
Các nhà phân phối/đại lý lớn đa phần là các doanh nghiệp Việt Nam do sự thông thạo về
thị trường và mối quan hệ rộng với các nhà bán lẻ, đảm bảo việc phân phối đến mọi khu
vực.
Miền Bắc: Công ty TNHH Nguồn Sống Việt (Số 453 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội),
Nhà phân phối nước giải khát CocaCola Vân Vân (Số 76 Trung Văn, Thanh Xuân, Hà
Nội),…
Miền Trung: Nhà phân phối nước giải khát CocaCola Thiên Chấn Hưng (651, Nguyễn Tất
Thành, Xuân Hà, Thanh Khê, TP Đà Nẵng), Nhà phân phối CocaCola Phúc Thiên Trang
(Nguyễn Văn Linh, Hòa Thuận Tây, Hải Châu, TP Đà Nẵng),…
Miền Nam: Nhà phân phối Đặng Khôi (Số 59 Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, TP HCM), Văn
phòng Hoàng Cò (Số 37 Phạm Viết Chánh, Phường 19, Q. Bình Thạnh),

You might also like