You are on page 1of 8

* Chuỗi cung ứng tích hợp

1. Trong nội bộ công ty


a. Nhân sự
Công ty Coca-Cola có văn hóa công sở đa dụng bao gồm các chương trình thu hút, giữ
chân và phát triển nhân tài đa dạng. Bảy giá trị văn hoá doanh nghiệp được Coca-Cola
xác định rõ áp dụng cho tất cả nhân viên đó là:
Sự liêm chính trong công việc: trung thực, thẳng thắn, cởi mở
Sáng kiến cá nhân: luôn chủ động hoàn thành công việc
Lợi ích dành cho khách hàng: những lợi ích mà Coca Cola mang tới chokhách hàng phải
vượt xa kỳ vọng của khách hàng và phải gia tăng lợi íchcủa khách hàng khi đến với
thương hiệu.
Tinh thần đồng đội: hợp tác và hỗ trợ đồng đội để nâng cao thành tíchchung
Phát triển nhân lực: phát huy của nhân viên thông qua đào tạo và pháttriển
Sự tôn trọng và tính tin cậy: tôn trọng lẫn nhau và tạo dựng niềm tin
Cam kết: phải có trách nhiệm thực hiện đúng với những gì đã cam kết
b. Liên kết nội bộ quản lý nguồn cung cấp
Các nhà quản lý chuỗi cung ứng của Coca Cola làm việc như một phần của các nhóm
đàm phán toàn cầu và tham gia vào việc kiểm tra chất lượng nhà cung cấp, quản lý hợp
đồng và logistics, làm việc với nhiều bên nội bộ trong công ty bao gồm tài chính, pháp
lý, logistics, tiếp thị và vận hành.
Các nhà quản lý chuỗi cung ứng của Coca Cola luôn gắn bó chặt chẽ với nhóm vận hành.
Mối liên hệ chính giữa vận hành và quản lý cung ứng là thông qua việc phát triển các
hoạt động toàn cầu và chiến lược toàn công ty.
Điều đó giúp phát triển những hiểu biết sâu sắc về các kế hoạch chiến lược sản xuất hoặc
dịch vụ.
Các nhà quản lý chuỗi cung ứng của Coca Cola và Nhóm vận hành của họ cùng chia sẻ
các thông tin sau:
- Kế hoạch & rủi ro trong vận hành và bán hàng
- Yêu cầu nguyên vật liệu
- Quản lý hàng tồn kho & rủi ro
- Theo dõi hiệu suất và phản hồi/ hành động cải tiến
- Hệ thống điện tử (E-systems)
2. Tích hợp bên ngoài
a. Các nhà cung cấp
Trách nhiệm chính trong quản lý cung ứng là duy trì sự giao tiếp cởi mở và mối quan hệ
làm việc tốt với các nhà cung cấp, nhận được sự ưu đãi và đổi mới cũng như lựa chọn
các nhà cung cấp cho HĐ kinh doanh. Từ năm 2016 đến nay, Coca-Cola Việt Nam kết
hợp cùng VCCI, USABC đã tổ chức những chương trình tập huấn, cố vấn chuyên sâu
cho 12 doanh nghiệp được lựa chọn.
Coca-Cola Việt Nam mới công bố 8 công ty lọt vào chương trình tư vấn gia nhập chuỗi
cung ứng của Coca-Cola.
- Đó là Công ty Á Đông ADG
- M&H
- Công ty Cổ phần Phát triển sản xuất thương mại Sài Gòn (Sadaco)
- Nam Phương,
- Tam Phú Hưng
- Mai Anh Đồng Tháp
- Hoàng Thiên Phúc
Đa số công ty có trụ sở ở TP.HCM và hoạt động trong các ngành như logistics, đóng lon,
bao bì, marketing, phân phối... Hỗ trợ nâng cao năng lực, hiệu quả kinh doanh và khả
năng cạnh tranh cho công ty
b. Chính phủ
Với mong muốn tăng cường hợp tác hơn nữa với Việt Nam, phát triển bền vững cùng đất
nước. Công ty Coca Cola đặt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng đồng thời giúp tạo ra một
tương lai chung tốt đẹp hơn.

Coca-Cola không ngừng góp phần vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội,
cũng như tạo động lực tăng trưởng trong điều kiện bình thường mới tại Việt Nam.

- Coca-Cola hỗ trợ nguồn nước sạch cho cộng đồng và thiên nhiên. Công ty đã lắp
đặt hệ thống lọc nước tiên tiến tại các trường học và thành lập các doanh nghiệp xã
hôi, hay còn gọi là EKOCENTER trên cả nước, cung cấp khoảng 10 triệu lít nước
sạch miễn phí cho 800.000 người thụ hưởng.
- Tài trợ 275 nghìn USD cho Hội chữ thập đỏ VN để giúp đỡ người dân bị ảnh
hưởng bởi lũ lụt tại thành phố Đà Nẵng năm 2022
- Hiện thực hóa tầm nhìn “Vì một thế giới không rác thải tại Việt Nam”

c. Cộng đồng địa phương

Coca-Cola Việt Nam hiện đang hợp tác bắt tay với khoảng 300 nhà cung ứng. Từ năm
2010, hãng đã đầu tư hơn 7 triệu USD cho hàng loạt các dự án cộng đồng tại Việt Nam
như dự án về nước sạch, nâng cao năng lực cộng đồng, cứu trợ thiên tai, tập huấn khởi
nghiệp E-learning tại các trung tâm hoạt trợ cộng đồng Ekocenter..

3. Mối quan hệ giữa người mua và người bán


Với việc hầu hết người mua và người bán đều nhận ra nhu cầu cùng hợp tác để đạt được
những cải tiến về chi phí, chất lượng, giao hàng và thời gian. Coca Cola đã phát triển các
mối quan hệ hợp tác hoặc liên minh với một số nhà cung cấp còn lại có chọn lọc.

Công ty có thể đạt được nhiều lợi thế bằng cách theo đuổi các mối quan hệ chặt chẽ hơn
với các nhà cung cấp như:
- Sự tin tưởng: Các nhà cung cấp sẽ dễ dàng chia sẻ thông tin, dữ liệu với chi phí
thấp cho công ty
- Hợp đồng dài hạn: Hợp đồng dài hạn tạo động lực cho nhà cung cấp đầu tư vào
các nhà máy và thiết bị mới, giúp nhà cung cấp hoạt động hiệu quả hơn và dẫn
đến chi phí thấp hơn cho cả Coca Cola và nhà cung cấp.
4. Tích hợp công nghệ AI vào Marketing
Coca-Cola đang dốc toàn lực vào việc tích hợp Trí tuệ nhân tạo (A.I) thông qua việc sử
dụng các công cụ OpenAI vào các chiến dịch Marketing theo thỏa thuận mới nhất với
công ty tư vấn Bain & Company.
Có rất nhiều lợi ích khi trở thành người tiên phong trong lĩnh vực A.I Marketing, đặc biệt
là đối với một thương hiệu toàn cầu như Coca-Cola trong việc hợp tác với Bain &
Company. Việc phân tích chiến dịch và tối ưu hóa hoạt động tiếp thị bằng cách sử dụng
các hệ thống A.I sẽ cho phép các bộ phận marketing nhanh chóng tạo ra nhiều loại nội
dung, hình ảnh và video đa kênh tùy chỉnh để thu hút người tiêu dùng nhờ việc dựa trên
hành vi của người tiêu dùng và phân tích nhân khẩu học, A.I có thể giúp xác định được
sản phẩm nào phổ biến ở khu vực nào.
Kết luận:
Tích hợp là “quá trình kết hợp hoặc tập hợp các nhóm, các chức năng hoặc tổ chức
khác nhau, chính thức hoặc không chính thức, vật lý hoặc bằng công nghệ thông tin,
để cùng làm việc và thường đồng thời thực hiện một nhiệm vụ hoặc mục đích kinh
doanh chung”.
Hiểu rõ điều đó Coca Cola đã áp dụng chuỗi cung ứng tích hợp của mình để liên kết
giữa các mục đích và mục tiêu của công ty cũng như giúp việc chia sẻ thông tin và
giao tiếp giữa các chức năng, địa điểm và công ty— bao gồm cả con người
trở nên hiệu quả hơn.
* Quản lý 4Rs
Responsiveness - Khả năng đáp ứng
Coca Cola vừa sử dụng chiến lược ít nhà cung vấp vừa sử dụng chiến lượn nhiều nhà
cung cấp. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho công ty.
Với việc sử dụng chiến lược ít nhà cung cấp các sản phẩm chọn lọc của Coca Cola sẽ
được đảm bảo về chất lượng nguồn cung:
- Nguyên liệu được mua từ một nguồn với cùng một công nghệ và quy trình sản
xuất giúp chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào luôn đảm bảo ổn định và ít có sự
biến động về chất lượng giữa các lần thu mua.
- Đồng thời, chiến lược này cũng giúp Coca-Cola giảm chi phí mua trên mỗi đơn vị
sản phẩm
- Nguồn nguyên liệu đến từ số ít nhà cung cấp cố định còn giúp doanh nghiệp tối ưu
hiệu quả vận chuyển khi tận dụng triệt để khả năng chất xếp của các phương tiện
vận tải, linh hoạt lựa chọn nhiều loại hình vận chuyển hơn để đưa nguồn nguyên
liệu này đến với các xưởng sản xuất
Còn về việc sử dụng chiến lược nhiều nhà cung cấp sẽ giảm thiểu rủi ro cung ứng cho
doanh nghiệp:
- Nhờ vào nguồn cung nội địa đa dạng cho các nguyên liệu đường, nước, phụ gia,
… và phương tiện đóng gói bao bì, thùng giấy… Coca-Cola Việt Nam luôn đảm
bảo nguồn cung và dễ dàng né tránh các rủi ro thiếu hụt, rủi ro về chất lượng đối
với các đầu vào này
- Hơn 70% nguyên vật liệu được nhập từ các công ty nội địa thay vì sử dụng đầu
vào từ nước ngoài giúp Coca – Cola Việt Nam có thể cắt giảm đáng kể chi phí
dịch vụ logistics, chi phí vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
- Đồng thời điều này cũng giúp Coca – Cola Việt Nam hưởng lợi nhiều hơn khi rút
ngắn thời gian chờ, giúp giảm các chi phí liên quan đến việc lưu kho vì đã có thể
mua nguyên vật liệu ngay khi cần
- lộ trình vận chuyển ngắn hơn cũng giúp giảm nguy cơ trì hoãn lô hàng do yếu tố
thời tiết, còn nguy cơ các đơn hàng bị trì hoãn do những bất đồng chính trị thì gần
như bằng không.
Reliability – Độ tin cậy
Coca-Cola lựa chọn nhiều nguồn cung ứng nội địa Việt Nam không chỉ bởi những thuận
tiện và lợi ích về chi phí vận chuyển mà điều này còn giúp doanh nghiệp có cơ hội kiểm
tra sản phẩm một các trực quan hơn.
Coca-Cola luôn dễ dàng để kiểm tra, đánh giá chất lượng của các doanh nghiệp cung cấp
đường, nước, bao bì, vỏ chai cho các sản phẩm giúp Cocacola Việt Nam thuận tiện trong
việc tập huấn, cố vấn chuyên sâu cho các nhà cung cấp nhằm đảm bảo chất lượng, sản
lượng cũng như sự ăn khớp trong chuỗi hoạt động cung ứng cho doanh nghiệp này.
Sự am hiểu thị trường và văn hóa kinh doanh tương đồng giữa các doanh nghiệp nội địa
giúp các doanh nghiệp cung cấp hoạt động hiệu quả, phối hợp linh hoạt với nhau để đảm
bảo nguồn cung đầu vào của Coca-Cola.
Để tránh tình trạng bị gián đoạn về sản lượng cũng như chất lượng nguồn cung Coca
Cola đã sử dụng quy trình 6 sigma
Resilience – Độ đàn hồi
Thiết kế chuỗi cung ứng rất quan trọng để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Thiết kế chuỗi cung ứng là một quá trình đầu vào và đầu ra. Đầu vào của hoạch định
chiến lược là thông tin về chiến lược, nhu cầu và nguồn lực hiện tại của chuỗi cung ứng.
Đầu ra là một lựa chọn cung cấp khả thi, có thể đáp ứng nhu cầu phát triển chiến lược của
công ty.
Nhờ lập kế hoạch kinh doanh dài hạn, Coca-Cola có thể sử dụng mọi nguồn lực của mình
một cách hiệu quả nhất. Chính sách kinh doanh có lợi cho việc điều tiết cung cầu thị
trường và đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng. Hạn chế rủi ro không chỉ đối với hoạt
động kinh doanh cốt lõi mà còn đối với toàn bộ chuỗi cung ứng của công ty.
Relationships – Các mối quan hệ
Trong nhiều ngành, hoạt động 'tìm nguồn cung ứng hợp tác’ trở nên phổ biến. Các mối
quan hệ đối tác như vậy có thể là rào cản đáng kể để gia nhập đối với các đối thủ cạnh
tranh. Nhận biết được điều đó Coca Cola đã phát triển các mối quan hệ hợp tác người
mua và người bán với một số nhà cung cấp còn lại có chọn lọc.
Công ty có thể đạt được nhiều lợi thế bằng cách theo đuổi các mối quan hệ chặt chẽ hơn
với các nhà cung cấp như:
- Sự tin tưởng: Các nhà cung cấp sẽ dễ dàng chia sẻ thông tin, dữ liệu với chi phí
thấp cho công ty
- Hợp đồng dài hạn: Hợp đồng dài hạn tạo động lực cho nhà cung cấp đầu tư vào
các nhà máy và thiết bị mới, giúp nhà cung cấp hoạt động hiệu quả hơn và dẫn
đến chi phí thấp hơn cho cả Coca Cola và nhà cung cấp.
TÀI LIỆT THAM KHẢO
Chinhphuvn. (2022). Coca-Cola được vinh danh trong Top 4 doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam.
Retrieved from https://baochinhphu.vn/.

CTYCPLONGHẬU, C. t. (2021). 6 Sigma là gì? Áp dụng 6 Sigma trong quản lý chất lượng.

Hiền. (2021). Bài thảo luận về chuỗi cung ứng các doanh nghiệp.

Nguyên. (2022). Phân tích nội bộ Coca Cola.

Nhipcaudautu. (2017). 8 công ty Việt Nam gia nhập chuỗi cung ứng của Coca-Cola. Retrieved from
https://nhipcaudautu.vn/.

Quandoinhandan. (2018). Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Retrieved
from https://www.qdnd.vn/.

You might also like