You are on page 1of 5

I.

Giới thiệu về logistic:


1. Logistics là gì?
Có rất nhiều khái niệm về Logistics hay các dịch vụ Logistics được đưa ra bởi các
cá nhân hay tổ chức nghiên cứu về lĩnh vực này, cho đến nay vẫn chưa có được
định nghĩa thống nhất về logistics.
Theo hội đồng chuyên gia quản lý Logicstic – CSCMP, Quản trị Logistics là một
phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát
việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin
liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Hay theo quan điểm “5 đúng” thì: “Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm
đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách
hàng tiêu dùng sản phẩm”. Còn theo giáo sự David Simchi – Levi (MIT/USD) thì
hệ thống Logistics là một nhóm cách tiếp cận được sử dụng để liên kết các nhà
cung cấp, nhà sản xuất, kho, cửa hàng một cách hiệu quả để hàng hóa được sản
xuất đúng số lượng, đúng địa điểm và đúng thời điểm nhằm mục đích giảm thiểu
chi phí trên toàn bộ hệ thống đồng thời đáp ứng được các yêu cầu về mức độ phục
vụ”.
Ở Việt Nam, dịch vụ này lần đầu tiên được quy định trong Luật thương mại 1997,
và cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, giao nhận hàng hóa dần được
mở rộng nội hàm. Luật thương mại 2005 gọi loại dịch vụ này là dịch vụ Logistics.
Tại điều 233 Luật thương mại 2005 đã định nghĩa: “ Dịch vụ logistics là hoạt động
thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao
gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục
giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc
các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để
hưởng thù lao.
2. Chức năng của Logistic:
Về cơ bản, dịch vụ Logistic có hai chức năng cụ thể như sau:
 Hỗ trợ quá trình sản xuất và phân phối lưu thông hàng hóa của các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh đến người tiêu dùng cuối cùng
 gắn hoạt động sản xuất với thị trường, và gắn nền kinh tế nội địa với nền kinh
tế quốc tế thông qua cung ứng yếu tố đầu vào, đầu ra, dịch  vụ tư vấn, dịch vụ
vận tải,… 
3. Vai trò của Logistic:
Logistics có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế của các
quốc gia, và đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Dịch vụ
logistics phát triển góp phần đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, tiết giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Đối với nền
kinh tế quốc gia, logistics có vai trò quan trọng trong sản xuất, phân phối và lưu
thông. Dịch vụ logistics hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của
quốc gia. Nhìn chung, logistics đóng vai trò là cầu nối và là động lực thúc đẩy lưu
chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu. vai
trò cụ thể của Logistics là:
- Đảm bảo tính liên tục trong quá trình sản xuất và cung cấp hàng hóa
- Logisitics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và toàn
cầu qua việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị
trường trong buôn bán quốc tế, góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu
chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh đặc biệt trong buôn bán và vận tải quốc
tế.
- Là một bộ phận trong GDP, logistics ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ lạm phát, tỷ
lệ lãi xuất, năng suất, chi phí, chất lượng và hiệu quả, cũng như các khía cạnh
khác của nền kinh tế.
- Logistics tạo ra giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm.
- Logistics có vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động
sản xuất kinh doanh.

4. Logistics trong ngành thực phẩm:


Để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm đa dạng, tươi ngon vào bất cứ thời
điểm nào trong năm của người tiêu dùng, các nhà cung ứng thực phẩm đã và đang
cố gắng mở rộng hơn về mặt địa lý và bắt buộc phải thông qua nhiều nhà cung cấp
hơn. Vì thế Logistics trong ngành thực phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng, là
mắc xích không thể thiếu để góp phần mang được thực phẩm đa dạng, tươi ngon
và có thể cung cấp cho người tiêu dùng bất cứ thời điểm nào trong năm.
Để có thể đem ra thị trường một sản phẩm thực phẩm an toàn, nhanh chóng và
trong điều kiện tốt nhất có thể thì một chuỗi cung ứng phải trải qua 6 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu thô.
 Giai đoạn 2: sản xuất.
 Giai đoạn 3: chế biến và đóng gói.
 Giai đoạn 4: lưu trữ.
 Giai đoạn 5: phân phối bán buôn.
 Giai đoạn 6: phân phối bán lẻ.
Nếu trong chuỗi cung ứng xảy sự cố sẽ gây ra nhiều vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến chất
lượng hàng hóa và toàn bộ chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Các vấn đề có thể xảy ra
như:
a. Khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm:
Khả năng truy xuất nguồn gốc, hay khả năng theo dõi sản phẩm qua tất cả các giai
đoạn của chuỗi cung ứng đang dần trở thành một yêu cầu bắt buộc. Nhiều người tiêu
dùng hiện nay muốn biết tất cả các sản phẩm và các thành phần dù là nhỏ nhất trong
nó đến từ đâu, được thu hoạch khi nào,…
Nếu như sản phẩm thiếu khả năng truy xuất nguồn gốc và tính minh bạch có thể tạo ra
những điểm mù trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp có thể dẫn đến một số rủi ro
hay các vấn đề pháp lý phát sinh gây ra chậm trễ việc ra mắt sản phẩm mới hay chậm
trễ trong việc cung cấp sản phẩm đến tay người dùng.
Việc thiếu khả năng truy xuất nguồn gốc cũng có thể làm giảm lòng tin của khách
hàng đối với thương hiệu và trực tiếp làm giảm doanh thu, lợi nhuận của doanh
nghiệp. Đây cũng sẽ là điểm yếu khiến các đối thủ có thể lợi dụng để cạnh tranh
không lành mạnh.
Hiện nay việc truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng do hệ thống phần mềm quản
lý và lưu trữ một cách rõ ràng và nhanh chóng. Nếu quy trình hoạt động này thường
xuyên xảy ra lỗi hay chậm trễ trong việc chia sẽ thông tin thường là do các công ty
đang sử dụng hệ thống đã lỗi thời hoặc đang theo dõi giấy tờ một cách thủ công theo
kiểu truyền thống.
b. khả năng đảm bảo an toàn và chất lượng trong chuỗi cung ứng thực phẩm:
Ngày nay, việc có thể đảm bảo chất lượng và tính an toàn của sản phẩm là mộ thách
thức vô cùng lớn đối với các nhà sản xuất, nhà chung cấp. có rất nhiều yếu tố có thể
ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như:
 Việc lưu trữ hàng và công tác kho bãi còn hạn chế
 Chậm trễ trong vận chuyển
 Thời tiết khắc nghiệt
 Thiếu trang thiết bị hiện đại
Đây là một số lý do thường gặp gây ảnh hưởng chất lượng của sản phẩm khiến các
doanh nghiệp phải thu hồi sản phẩm, thực phẩm. Việc thu hồi sản phẩm là vô cùng
tốn kém, gây ra những thiệt hại ảnh hưởng đến kinh tế và danh tiếng thương hiệu của
doanh nghiệp
c. giao tiếp giữa các đối tác
Thông tin đứt gãy bởi những thiếu sót trong việc giao tiếp giữa các bên có thể tạo
ra tác động lớn đến chuỗi cung ứng thực phẩm. có thể gây ra các thiếu hụt hay
lãng phí về tồn kho, nhân lực và chi phí một cách không cần thiết. Nguyên nhân
dẫn đến hiện tượng này là do
 chuỗi cung ứng của doanh nghiệp có quá nhiều bên tham gia nhưng các bên
lại biết rất ít hoặc không biết về các hoạt động của nhau.
 Sự giao tiếp kém hiệu quả thậm chí còn có thể làm các nhà cung cấp và
khách hàng của mình không còn tin tưởng lẫn nhau.
Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi các doanh nghiệp đang hoạt động trên
nhiều quốc gia khác nhau, đây là thách thức vô cùng lớn đối với các doanh
nghiệp đa quốc gia hay các doanh nghiệp chuyên thu mua xuất nhập khẩu.
.
d. Chi phí vận hành chuỗi cung ứng cao
Điều hành một chuỗi cung ứng thực phẩm sẽ tiêu tốn nhiều loại chi phí, một số chi phí
quan trọng bao gồm:
 Chi phí điện và nhiên liệu
 Chi phí logistics, vận chuyển hàng hóa
 Chi phí nhân công
 Chi phí đầu tư vào công nghệ mới
Đây là nguồn chi phí không hề nhỏ, để có thể quản lý hoạt động của nhiều chi phí
một cách thường xuyên là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là
ngành thực phẩm.
e. Không thể theo dõi và kiểm soát hàng tồn trong kho và cửa hàng
Một khó khăn lớn trong quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm đó là quản lý tồn kho.
Sẽ rất vất vả để có thể quản lý lượng hàng tồn trong kho và hạn sử dụng của rất
nhiều lô hàng cùng một lúc. Để có thể kiểm soát chi phí, duy trì chất lượng sản
phầm cũng như đáp ứng nhu cầu khách hàng, các doanh nghiệp phải đảm bảo
hàng tồn khó được quản lý kỹ càng.
Tồn kho quá nhiều sẽ dễ bị hư hỏng, gây ra lãng phí về diện tích và chi phí kho
bãi. Gây thiệt hại kinh tế nghiệp.
Tồn kho quá ít dễ gây ra cháy hàng, chuỗi cung ứng không thể đáp ứng kịp thời
nhu cầu sử dụng của khách hàng. Việc này dễ dàng làm khách hàng thất vọng và
có thể là một cơ hội tốt cho các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp thực phẩm luôn
phải đối mặt với việc làm hài lòng khách hàng và giữ chi phí kho bãi ở mức tối ưu
nhất.

Chuỗi cung ứng thực phẩm là một chuỗi cung ứng ẩn chứa nhiều thách thức. Cho
dù doanh nghiệp đang vận hành ở nhiều quốc gia hay chỉ trong một địa phương,
các lãnh đạo vẫn phải luôn đảm bảo chất lượng và độ an toàn cho những thành
phẩm của mình. Nhìn chung, doanh nghiệp sở hữu càng nhiều khả năng theo dõi
chuỗi cung ứng của mình, cũng như càng giao tiếp hiệu quả với các đối tác chiến
lược thì việc vận hành các hoạt động Logistics sẽ luôn hiệu quả. Các lãnh đạo nên
có một định hướng đầu tư rõ ràng cho công nghệ để mang lại hiệu quả tốt nhất:
Đầu tư vào các nhà cung cấp giải pháp phù hợp với định hướng của doanh nghiệp,
hợp tác với các công ty logistics có kinh nghiệm và uy tín sẽ là tiền đề cho một
chuỗi cung ứng vận hành hiệu quả hơn, các sản phẩm chất lượng hơn và những
khách hàng trung thành hơn.
IV. các hình thức của Logistics:
1. 1PL (First party Logistics)
Đây là hình thức quản trị Logistics, mà ở đây doanh nghiệp sản xuất sẽ tự thực hiện
và trách nhiệm cho mọi hoạt động Logistics từ lưu trữ, vận chuyển từ đầu vào tới
đầu ra là người tiêu thụ cuối cùng.
Hình thức này thường được áp dung với các cơ sở kinh doanh nhỏ - lẻ.
2. 2PL Logistics (Second party Logistics)
Doanh nghiệp thường vừa thực hiện hoạt động Logistics, vừa thuê ngoài dịch vụ
Logistics cho một số hoạt động nhỏ nhất định trong chuỗi hoạt động của mình.
Hình thức này, thông thường các doanh nghiệp sẽ tự lưu kho, chỉ thuê dịch vụ Logistics
trong quá trình vận chuyển hoặc trong một công đoạn nhỏ.
3. 3PL logistics (Third party Logistics)
Doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thuê ngoài một công ty Logistics chuyên
nghiệp để thực hiện một hoặc vài hoạt động Logistics.
Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay, thông thường các doanh nghiệp chỉ
chuyên về sản xuất và từ giai đoạn kho đến cung cấp cho khách hàng là do một
công ty Logistics khác chịu trách nhiệm.
4. 4PL (Fourth Party Logistics):
Doanh nghiệp thuê đơn vị Logistics để làm toàn bộ các hoạt động Logistics
từ đầu ra, phân phối, quản lý, điều hành và vận chuyển hàng Bắc Nam –
giao hàng hóa.
ở hình thức này, doanh nghiệp chỉ sản xuất và bán hàng, còn việc lưu trữ,
vận chuyển, kiểm soát và các thủ tục là do đơn vị Logistics chịu trách
nhiệm. thông thường các doanh nghiệp ít sử dụng hình thức này, do khó để
có thể đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và thực hiện các yêu cầu của
khách hàng.

You might also like