You are on page 1of 8

Dương Ánh Minh

MSV: 2154055617
Lớp: 63TMDT2

Chương 3: LOGISTICS ĐẦU RA TRONG TMĐT

Câu 1: Logistics đầu ra là gì và vai trò của nó trong hệ thống logistics kinh doanh? Tại sao
logistics đầu ra được coi là giai đoạn cuối cùng trong chuỗi cung ứng và tại sao nó có tác động
trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng?

Khái niệm và vai trò của Logistics đầu ra:


- Khái niệm: Logistics đầu ra bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến vận chuyển, dự
trữ , cung ứng hàng hóa và dịch vụ từ khi kết thúc sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay
người dùng cuối cùng
Vai trò:
- Giai đoạn cuối cùng trong chuỗi cung ứng và có thể tác động trực tiếp đến sự hài lòng
của khách hàng.
- Hoạt động Marketing thu hút và cam kết khách hàng, còn hoạt động logistics đầu ra đảm
bảo rằng các cam kết này được thực hiện đầy đủ và chính xác
- Yêu cầu đối với Logistics đầu ra : phải đảm bảo cung ứng kịp thời, nhanh chóng, chính
xác, với số lượng, chất lượng và cơ cấu hàng hóa phù hợp với nhu cầu của khách hàng
và chi phí thấp nhất.
Logistics đầu ra được coi là giai đoạn cuối cùng trong chuỗi cung ứng và tại sao nó có tác động
trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng vì :
- Thứ nhất: Logistic đầu ra đảm nhận quy trình cuối cùng để đưa sản phẩm đến được với
tay của khách hàng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhà phân phối bán lẻ và khách hàng
cuối cùng thông qua việc lên kế hoạch phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất, thực hiện
công việc từ quản lý hàng tồn kho và xử lý hàng hóa.
- Logistic đầu ra hiệu quả có thể dẫn đến việc giao hàng nhanh hơn, đúng giờ hơn,giảm
thời gian để sản phẩm đến tay khách hàng, đáp ứng được mong đợi của khách hàng và
giảm tỷ lệ bị hủy đơn.
- Ngoài ra nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sản phẩm đến tay khách
hàng một cách kịp thời, chính xác và hài lòng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng, lòng
trung thành của khách hàng và danh tiếng chung của công ty

Câu 2: Mục tiêu của logistics đầu ra là gì? Tại sao việc tối ưu hóa chất lượng dịch vụ và đồng
thời giảm chi phí để cung cấp dịch vụ là mục tiêu quan trọng trong quản trị logistics đầu ra?

Mục tiêu của logistics đầu ra là phát triển doanh số trên cơ sở tối ưu hóa trình độ dịch vụ khách
hàng, có nghĩa là phải đảm bảo mức chất lượng dịch vụ khách hàng để có khả năng đem lại lợi
nhuận cao nhất
- Chất lượng dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng: bao gồm việc đáp ứng đơn hàng nhanh
chóng và chính xác, cung cấp thông tin theo dõi và theo kịp tình trạng giao hàng, giải
quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến giao hàng, và cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau bán
hàng
- Chi phí để đáp ứng được mức chất lượng dịch vụ đó: bao gồm tối ưu hóa quy trình vận
chuyển và lưu trữ để giảm thiểu chi phí vận chuyển và lưu kho, đầu tư vào công nghệ và
hệ thống quản lý để nâng cao hiệu quả, và tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực để giảm
thiểu lãng phí
+ Đối với mỗi mức chất lượng dịch vụ, doanh thu và chi phí logistics đều có thể
biến đổi => mức dịch vụ tối ưu = mức mà dịch vụ logistics đóng góp được nhiều
nhất cho lợi nhuận của doanh nghiệp, theo sự cân đối giữa doanh thu và chi phí
logistics
+ Lợi nhuận sẽ lớn nhất khi doanh thu biên bằng chi phí biên nghĩa là khi tỷ lệ
giữa doanh thu và chi phí logistics là tối ưu => đảm bảo rằng mỗi đơn hàng hoặc
giao dịch được thực hiện sẽ tạo ra giá trị lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp

Việc tối ưu hóa chất lượng dịch vụ và đồng thời giảm chi phí để cung cấp dịch vụ là mục tiêu
quan trọng trong quản trị logistics đầu ra vì:
1. Tăng lợi thế cạnh tranh:
+ Trong thị trường cạnh tranh cao, việc cung cấp dịch vụ logistics chất lượng cao
với giá cả hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng.
+ Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt
động.
2. Nâng cao sự hài lòng của khách hàng:
+ Khách hàng luôn mong muốn nhận được dịch vụ chất lượng cao với giá cả hợp
lý.
+ Việc đáp ứng nhu cầu này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp
với khách hàng và tạo dựng uy tín trên thị trường.
3. Tăng hiệu quả hoạt động:
+ Việc tối ưu hóa quy trình logistics sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu lãng phí, tiết
kiệm thời gian và chi phí.
+ Doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực vào những hoạt động mang lại giá trị
cao nhất cho khách hàng.
4. Phát triển bền vững:
+ Việc sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm thiểu tác động môi trường là yếu tố
quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
+ Việc tối ưu hóa logistics sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu lượng khí thải carbon,
tiết kiệm năng lượng và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn.

Câu 3: Mô tả hai mô hình logistics đầu ra trong thương mại điện tử: mô hình logistics đáp ứng
đơn hàng truyền thống và mô hình logistics đáp ứng đơn hàng trực tuyến. So sánh và liệt kê
những điểm khác biệt quan trọng giữa hai mô hình này.

Mô hình logistics đáp ứng đơn hàng truyền thống:


- Dòng sản phẩm sẽ được trao đổi từ nhà cung ứng đến nhà bán lẻ và cuối cùng là đến tay
khách hàng( người tiêu dùng cuối)
- Dòng thông tin được trao đổi song song theo 2 chiều giữa các bên( nhà cung ứng, nhà
bán lẻ, khách hàng)
Mô hình logistics đáp ứng đơn hàng trực tuyến:
- Dòng sản phẩm được trao đổi từ nhà cung ứng đến khách hàng, không thông qua nhà bán lẻ.
Đơn hàng được giao thẳng đến khách hàng không qua trung gian một cách nhanh chóng và
kịp thời
- Dòng thông tin được trao đổi giữa nhà cung ứng và nhà bán lẻ, nhà bán lẻ và khách hàng

Mô hình logistics đáp ứng đơn hàng Mô hình logistics đáp ứng đơn hàng trực
truyền thống tuyến

- Đơn hàng phải được đưa qua nhà bán lẻ( - Hàng hóa chỉ được sản xuất hoặc nhập khẩu
trung gian ) để đến tay khách hàng khi có đơn đặt hàng từ khách hàng
- Phù hợp với các doanh nghiệp bán hàng - Giảm các chi phí liên quan đến kho bãi
hóa số lượng lớn, có kho bãi rộng rãi và - Theo dõi, quản lý tồn kho, giao hàng một
không cần giao hàng nhanh chóng. cách chặt chẽ và hiệu quả
- Các mặt hàng cố định, khó thay đổi với - Thích hợp với thị trường lớn và có nhiều
tính linh hoạt của thị trường khách hàng tiềm năng, giúp doanh nghiệp
- Thị trường nhỏ, doanh số bán hàng thấp có thể tiếp cận được một lượng lớn khách
=> Mô hình truyền thống có thể phù hợp hàng
hơn để đảm bảo quản lý dễ dàng và chi phí - Doanh số bán hàng cao => giảm chi phí và
logistics hợp lý tối ưu hóa quá trình giao hàng

Câu 4: Quy trình xử lý đơn đặt hàng trong thương mại điện tử bao gồm những bước chính nào?
Hãy mô tả chi tiết về mỗi bước và giải thích vai trò của nó trong quy trình logistics.

Quy trình xử lý đơn đặt hàng trong thương mại điện tử bao gồm các bước chính:
- Khách hàng đặt hàng: Đây là thời điểm những thông tin cần thiết về yêu cầu của khách
hàng về hàng hoá và dịch vụ được cập nhật lên hệ thống. Đây là khâu mở đầu trong quy
trình xử lý đơn hàng, bước đầu cần được hoạt động một cách ổn định và hiệu quả để những
bước phía sau được diễn ra trơn tru.
- Tiếp nhận đơn hàng: Thông tin về đơn đặt hàng được doanh nghiệp tiếp nhận và nhập vào
hệ thống thông tin để chuyển tiếp đến khâu xử lý. Trong logistic thương mại điện tử, khâu
tiếp nhận đơn hàng thường được tự động hoá cao đảm bảo thông tin đơn hàng của khách sẽ
được nhập vào hệ thống logistic một cách nhanh chóng và chính xác, điều này giúp giảm
thiểu tối đa sai sót dữ liệu đồng thời tối đa hoá quá trình tiếp nhận đơn hàng.
- Xử lý đơn đặt hàng: Quá trình kiểm tra tính chính xác của thông tin đặt hàng ( đặc điểm,
kí hiệu, giá cả,...) nhằm đảm bảo tính chính xác và tránh sai sót trong việc đáp ứng đơn
hàng. Sau khi kiểm tra các thông tin của đơn đặt hàng sẽ kiểm tra tính sẵn có của dự trữ
xem có hàng sẵn hay không để chuẩn bị phương án đặt hàng hay sản xuất và kèm theo các
tài liệu xác nhận hoặc thư từ chối. Sau khi đã đảm bảo về hàng hoá, doanh nghiệp cần kiểm
tra đến tình trạng tín dụng của khách hàng xem liệu có đủ khả năng thanh toán cho đơn
hàng hay không. Khi đã đạt đủ các điều kiện cần thiết, doanh nghiệp sao chép, lưu trữ dữ
liệu về đơn đặt hàng để thuận tiện trong việc xử lý đơn hàng cũng như quản lý hệ thống
logistic một cách thông minh và hiệu quả. Cuối cùng, khi thông tin đã được lưu lại trên hệ
thống, doanh nghiệp sẽ thực hiện lập hoá đơn.
- Thực hiện đơn hàng: Là quá trình doanh nghiệp chuẩn bị hàng hoá để gửi tới tay khách
hàng. Việc chuẩn bị đơn hàng bao gồm các quy trình như sản xuất, thu mua, phân loại,
đóng gói và chuẩn bị về vật chất như hàng hoá, nguyên vật liệu, hoá đơn, chứng từ. Tiếp
đến là vận chuyển từ kho đến địa điểm yêu cầu và cuối cùng sẽ đến bước giao đơn hàng đến
cho khách hàng và hoàn thành hoá đơn và các chứng từ liên quan.
- Báo cáo về tình trạng thực hiện đơn hàng: Quá trình này nhằm đảm bảo cho thông tin về
đơn hàng được duy trì và thông báo đến khách hàng một cách chính xác và kịp thời sao cho
đem lại trải nghiệm tốt nhất, nâng cao dịch vụ khách hàng. Quá trình này bao gồm theo dõi
tiến trình của đơn hàng từ khâu chuẩn bị hàng tới khi hoàn thành đơn hàng và được giao
thành công tới khách hàng, thông báo tới khách hàng những thông tin cần thiết cũng như
báo cáo về tình trạng chậm trễ nếu có.

Câu 5: Hành trình của một đơn hàng trong quy trình xử lý đơn đặt hàng bao gồm những bước
nào? Hãy mô tả chi tiết quá trình đi qua các bộ phận và các bước xử lý thông tin liên quan.
- Quy trình xử lý đơn đặt hàng bao gồm
+ Khách hàng đặt hàng
+ Doanh nghiệp tiếp nhận đơn hàng:
 Dữ trữ sẵn có
 Kiểm tra công nợ
 Kế hoạch sản xuất
+ Hồ sơ dự trữ
 Đặt hàng cung ứng
 Sản xuất
+ Chuẩn bị đơn đặt hàng:
 Hóa đơn
 Vận đơn
+ Chuẩn bị xuất kho
+ Lịch vận chuyển
+ Hóa đơn
+ Vận chuyển
+ Giao hàng
- Mô tả chi tiết quá trình
Khách hàng đặt hơn hàng sau đó doanh nghiệp tiếp nhận đơn hàng, doanh nghiệp tiến hành thứ
nhất kiểm tra trong kho có còn hàng hay không, thứ 2 là kiểm tra công nợ( kiểm tra khách hàng
có đủ năng lực, yêu cầu thanh toán tài chính hay không), thứ ba là kế hoạch sản xuất trong
trường hợp dự trữ không có thì doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch sản xuất. Những thông tin này sẽ
được đưa vào hồ sơ dự trữ, hồ sơ dự trữ chia làm 2 loại: doanh nghiệp tự sản xuất thì sẽ tiến hành
sản xuất, doanh nghiệp không tự sản xuất được thì sẽ đặt hàng tại nhà cung ứng. Khi mà doanh
nghiệp sản xuất ra sản phẩm hay nhập được sản phẩm từ nhà cung ứng rồi thì doanh nghiệp sẽ sử
dụng sản phẩm đó để chuẩn bị đơn đặt hàng. Trong giai đoạn chuẩn bị đơn đặt hàng thì sẽ lập
vận đơn( gồm thông tin khách hàng, sản phẩm,…) để đưa cho nhà vận chuyển để vận chuyển tơi
tay khách hàng. Sau khi có vận đơn thì doanh nghiệp sẽ chuẩn bị xuất kho và lên lịch vận
chuyển. Sau khi quyết định vận chuyển xong thì sẽ gửi hóa đơn cho khách hàng có thể thanh
toán được đơn đặt hàng. Cuối cùng thì doanh nghiệp sẽ vận chuyển và mang hàng hóa đến khách
hàng.

Câu 6: Lựa chọn một công ty chuyên cung cấp dịch vụ logistics và mô tả cách thức hoạt động
logistics/ đáp ứng đơn hàng của nó.

FedEx
1. Khách hàng đặt hàng
- Nhận đơn hàng: Khách hàng đặt hàng và thông tin đơn hàng được gửi tới FedEx thông
qua nhiều kênh khác nhau như trang web, điện thoại hoặc ứng dụng di động.
- Thông tin đơn hàng gồm thông tin người gửi, người nhận, địa chỉ, mặt hàng, yêu cầu đặc
biệt( nếu có)
2. Tiếp nhận đơn hàng
- Nhận thông tin đơn hàng
- Xác nhận thông tin đơn hàng
3. Xử lý đơn hàng:
- Khi nhận được đơn hàng, FedEx xác nhận thông tin và xếp hạng đơn hàng theo loại hàng
hóa, trọng lượng và quy cách
4. Thực hiện đơn hàng
- Lập kế hoạch vận chuyển: Hệ thống logistics của FedEx sẽ tối ưu hóa lộ trình vận chuyển
để đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả nhất.
- FedEx cung cấp các dịch vụ giao hàng nhanh, giao hàng trong ngày, giao hàng qua đêm
và giao hàng quốc tế để đáp ứng nhu cầu khách hàng
- Đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển
5. Báo cáo về tình trạng thực hiện đơn đặt hàng
- Xác nhận đơn hàng: báo cáo gômt hông tin xác nhận đơn hàng cụ thể, gồm mã vận đơn,
ngày đặt, điểm xuất phát và điểm đến
- Theo dõi quá trình vận chuyển: FedEx sẽ cung cấp thông tin về quá trình vận chuyển, bao
gồm thời gian dự kiến và thực tế của việc lấy hàng, vận chuyển và giao nhận hàng hóa.
- Trạng thái hiện tại của đơn hàng bao gồm vị trí cụ thể của hàng hóa trong quá trình vận
chuyển
- Các sự kiện đặc biệt: đưa ra tình trạng hiện tại của đơn hàng trong quá trình vận chuyển
như trì hoãn, thay đổi lịch trình hay bất kỳ vấn đề nào trong quá trình thực hiện đơn hàng
- Thông tin giao nhận: cung cấp thông tin về quá trình giao nhận hàng hóa gồm thời gian
và người nhận hàng

You might also like