You are on page 1of 29

Đề 1: Khái niệm nhà cung ứng, tầm quan trọng nhà cung ứng tốt, thế nào là nhà

cung ứng
tiềm năng, khái quát về tìm kiếm nhà cung ứng tiềm năng
Câu 2: Sơ đồ chu chuyển bao bì. Tiêu chuẩn hóa bao bì giúp gì cho quá trình chu chuyển.
Lấy vd
Đề 2:

Đề 3:
Đề 3:
Ôn tập
Chương 1
Hoạt động logistics xuất hiện từ khi: con người biết cất giữ lương thực, có các phương
tiện vận chuyển, trao đổi hàng hóa.
Logistics kinh doanh khác gì với logistics quân sự: Mục tiêu/chi phí, qui mô/quá trình,
thời gian/tính liên tục
- 1950: Logistics tại chỗ:
Dòng vận động của nguyên vật liệu tại 1 vị trí làm việc
Hợp lí hóa hoạt động độc lập của 1 cá nhân
- 1960: Logistics cơ sở sản xuất
Dòng vận động của nguyên vật liệu giữa các xưởng sản xuất
Đảm bảo đúng và đủ nguyên vật liệu cho sản xuất đại trà
- 1970: Logistics doanh nghiệp
Dòng vận động của nguyên vật liệu và thông tin giữa các cơ sở và quá trình sản xuất của
1 công ty
Duy trì chính sách dịch vụ khách hàng tốt và tổng cổ phần logistics thấp
- 1980: Logistics chuỗi cung ứng
Dòng vận động của nguyên vật liệu, thông tin và tài chính giữa các công ty trong chuỗi
Tối ưu hóa vị trí và chi phí trong toàn chuỗi
- 1990: logistics toàn cầu
Dòng vận động của nguyên vật liệu, thông tin và tiền tệ giữa các quốc gia
Phức tạp hơn nhiều so với logistics nội địa
- 2000: logistics thương mại điện tử
Tự động hóa dòng vận động của nguyên vật liệu, thông tin và tiền tệ trong chuỗi cung
ứng
Hiện thực hóa dđh trực tuyến
Yếu tố tác động
- Toàn cầu hóa, thương mại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
- Công nghệ thông tin và viễn thông
- Các quan điểm quản trị mới
- Khuynh hướng nhân khẩu thay đổi
- Sự thay đổi sức mạnh trong kênh phân phối
- Quyền lực ngày càng tăng của người tiêu dùng
Logistics kinh doanh: Hoạt động logistics của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng
Logistics dịch vụ: Các sản phẩm dịch vụ do các doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ
logistics cung cấp
Phân loại logistics
+) Vị trí tham gia
- Logistics bên thứ 1 (1PL): Hoạt động logistics do người chủ sở hữu sản phẩm/
hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện
- Logistics bên thứ 2 (2PL): Là người cung cấp dịch vụ logistics cho một hoạt động
đơn lẻ trong chuỗi cung ứng
- Logistics bên thứ 3 (3PL): Là người cung cấp đồng thời nhiều dịch vụ khác nhau
theo hướng tích hợp chứ không riêng rẽ
- Logistics bên thứ 4 (4PL): Là đầu mối giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp
dịch vụ logistics
+) Quá trình nghiệp vụ
- Quá trình mua hàng: Liên quan đến việc tạo ra các sản phẩm và nguyên vật liệu từ
các nhà cung cấp bên ngoài
- Quá trình hỗ trợ sản xuất: Tập trung vào hoạt động quản trị dòng dự trữ một cách
hiệu quả giữa các bước trong quá trình sản xuất
- Quá trình phân phối đến thị trường: Liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ
khách hàng
+) Hướng vận động vật chất
- Logistics đầu vào: Các hoạt động hỗ trợ dòng nguyên liệu đầu vào từ nguồn cung
cấp trực tiếp tới công ty
- Các hoạt động hỗ trợ dòng sản phẩm đầu ra cho tới tay khách hàng của công ty
- Logistics ngược: Bao gồm các dòng sản phẩm, hàng hóa hư hỏng, kém chất lượng
+) Đối tượng hàng hóa
- Hàng tiêu dùng ngắn ngày
- Hàng điện tử
- Ngành oto
- Ngành hóa chất
- Ngành dầu khí
Vị trí tại doanh nghiệp:
Vai trò:
- Kết nối các hoạt động chức năng trong doanh nghiệp
- Kết nối doanh nghiệp với nhà cung cấp và với khách hàng
- Đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho sản xuất
- Hiện thực hóa khâu phân phối của marketing
Giá trị= tổng lợi ích/ tổng chi phí
Mục tiêu quản trị logistics: Đúng sản phẩm, đúng khách hàng, đúng địa điểm, đúng điều
kiện bảo quản, đúng số lượng, đúng chi phí
Đặc tính sản phẩm tác động đến mục tiêu quản trị logistics
- Trọng khối
Tương quan giữa khối lượng và thể tích sản phẩm
Tác động đến chi phí logistics
Chi phí vận tải và chi phí lưu kho
- Tỉ lệ giá trị/ khối lượng
Giá trị tác động đến chất lượng logistics
Tỉ lệ nghịch với chi phí vận chuyển
Tỉ lệ thuận với chi phí tồn kho và doanh thu
- Khả năng thay thế
Tác động đến thiết kế logistics trong phân phối
Mức dự trữ tăng, vận chuyển nhanh
- Mức độ rủi ro của hàng hóa
Nhanh hỏng, dễ vỡ, nguy hiểm
- Chu kì sống của sản phẩm
Mỗi giai đoạn có yêu cầu logistics khác nhau
Cân đối giữa dịch vụ và chi phí
- Bao bì:
Tạo điều kiện vận hành logistics
- Khả năng xếp thành kiện
Di chuyển hiệu quả
Ứng dụng cơ giới hóa
Chiến lược logistics tại doanh nghiệp
- CL giảm chi phí
Tối thiểu chi phí biến đổi liên quan đến vận chuyển
Ngành sản xuất: Nguyên liệu thô, khoáng sản
- CL giảm vốn đầu tư
Tối thiểu hóa đầu tư cho logistics
Vận chuyển trực tiếp, kho công cộng, thuê ngoài
Hàng tiêu dùng ngắn ngày
- CL cải tiến dịch vụ
Giao hàng nhanh, linh hoạt, theo dõi đơn hàng
Hàng cao cấp, xa xỉ
- CL phối hợp
Tận dụng sức mạnh tích hợp trong chuỗi cung ứng
Tích hợp dọc: Với nhà cung cấp
Tích hợp ngang: Mạng lưới, thuê ngoài
- CL phản ứng nhanh
Nhấn mạnh tốc độ cung ứng
Chi phí tăng ở mức chấp nhận được
Hàng công nghệ, thực phẩm tươi sống
Các hoạt động logistics tại doanh nghiệp
- Dịch vụ khách hàng
Kết quả, thước đo hệ thống logistics
Xác định yêu cầu khách hàng, xây dựng mức dịch vụ, đáp ứng đơn hàng
- Quản trị dự trữ
Theo nhu cầu bán hàng và sản xuất
Số lượng, cơ cấu, thời gian và địa điểm
- Quản lý vật tư và mua hàng
Lựa chọn nhà cung cấp
Thời điểm, số lượng, chất lượng và tổng chi phí sở hữu hàng hóa, vật liệu
- Quản trị vận chuyển
Phương tiện, chi phí, dịch vụ
Đơn vị cung cấp dịch vụ
Tuyến đường, lịch trình, địa điểm, thời gian
- Kho và bao bì
Vị trí, số lượng, qui mô, kết nối kho
Thiết bị và nghiệp vụ trong kho
Bảo quản, chất xếp
- Quản lý đđh và hệ thống thông tin
Thu thập, lưu trữ và khai thác thông tin
Kết nối nội bộ và bên ngoài
Chương 2
Mạng lưới tài sản là các điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật mà doanh nghiệp sở hữu và sử
dụng cho hoạt động logistics
Vai trò mạng lưới tài sản
- Đảm bảo cung ứng dịch vụ khách hàng theo yêu cầu
- Góp phần giảm chi phí logistics
- Giảm chi phí đầu tư nếu quản lý tốt
Kho hàng: cơ sở logistics thực hiện công việc dự trữ, bảo quản, chuẩn bị hàng hóa nhằm
cung ứng cho khách hàng với trình độ dịch vụ thích hợp và chi phí tối ưu
Vai trò:
- Đảm bảo tính liên tục của sản xuất và phân phối
- Giảm chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối
- Hỗ trợ quá trình cung cấp dịch vụ khách hàng
- Hỗ trợ quá trình logistics ngược
Mạng lưới các diềm bán lẻ của doanh nghiệp: Tập hợp các cơ sở/ Điểm bán lẻ mà doanh
nghiệp sở hữu và sử dụng cho mục tiêu kinh doanh bán lẻ của mình trên khu vực thị
trường nhất định
Vai trò:
- Thỏa mãn nhu cầu dịch vụ của khách hàng
- Giới thiệu sản phẩm, hiện diện thông tin
- Giảm chi phí bán lẻ
- Tối đa hóa lợi nhuận
Thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động logistics: Các loại phương tiện vật chất kĩ thuật
được sử dụng để thực hiện các chức năng logistics tại các cơ sở kinh doanh của doanh
nghiệp
Vai trò:
- Nâng cao chất lượng DVKH
- Cung ứng hàng hóa nhanh, ổn định
- Giảm chi phí hoạt động logistics
- Nâng cao năng suất lao động
- Nâng cao hiêu quả kinh doanh
Phương tiện vận chuyển
- PTVC thông thường: Xe tải, tàu thuyền,…
- PTVC chuyên dụng: Xe đông lạnh, xe bảo ôn, xe bồn,..
- Tự đầu tư: Cân đối giữa tính chủ động, linh hoạt, chi phí
- Thuê ngoài: Xu hướng dùng 2PL và 3PL gia tăng
Sự khác biệt giữa logistics thông thường và logistics chuyên nghiệp chính là năng lực
công nghệ thông tin của doanh nghiệp được sử dụng trong lĩnh vực logistics
Sơ đồ HTTT logistics là một cấu trúc bao gồm con người, phương tiện và các quy trình
để thu thập, phân tích, định lượng và truyền tải dữ liệu một cách hợp lí, nhằm tăng cường
hiệu quả hoạt động logistics trong doanh nghiệp.
Vai trò:
- Giúp nắm vững thông tin về biến động môi trường, thông tin
- Giúp nhà quản trị chủ động lập kế hoạch logistics
- Sử dụng linh hoạt, hiệu quả các nguồn lực
- Chất kết dính các hoạt động logistics
HTTT hỗ trợ quá trình ra quyết định logistics ở cả 3 bậc: Chiến lược, chiến thuật, tác
nghiệp
Chương 3
Tổ chức logistics là quy trình thiết kế bộ máy, sắp xếp bố trí và sử dụng các nguồn lực
nhằm đạt được mục tiêu chiến lược logistics trong từng giai đoạn xác định
Thuê ngoài logistics là sử dụng nguồn lực bên ngoài để tổ chức và triển khai một phần
hoặc toàn bộ hoạt động logistics tại doanh nghiệp
Bản chất là giao dịch giữa doanh nghiệp với đơn vị cung ứng dịch vụ logistics để doanh
nghiệp có thể tập trung vào năng lực cốt lõi của mình
Mô hình kiểm soát là quá trình so sánh kết quả hiện hữu với kế hoạch và thiết lập hành
động điều chỉnh để tăng cường hiệu quả của quản trị logistics
Phương pháp đo lường: Đánh giá bên trong, đánh giá bên ngoài, đánh giá toàn diện chuỗi
cung ứng

Chương 4
Dịch vụ khách hàng là quá trình sáng tạo và cung cấp lợi ích gia tăng trong chuỗi cung
ứng nhằm tối đa hóa tổng lợi ích cho khách hàng
Các yếu tố cấu thành dịch vụ khách hàng: Thời gian, độ tin cậy, sự thích nghi, thông tin
- Thời gian đáp ứng đơn đặt hàng: Từ khi khách hàng đặt hàng đến khi khách hàng
tiếp nhận hàng hóa. Quản lý tốt quy trình đáp ứng đơn hàng.
- Độ tin cậy: Phân phối an toàn, sữa chữa đơn hàng, dao động về thời gian giao
hàng.
- Năng lực thích nghi: Tính linh hoạt, đáp ứng yêu cầu đa dạng, bất thường, nguyên
tắc ưu tiên
- Tính thông tin: Truyền thông tin cho khách hàng, thu thập phản hồi từ khách hàng.
Nhanh, chính xác, liên tục, đơn giản, thuận tiện
Vai trò của dịch vụ khách hàng logistics: Nhu cầu khách hàng luôn là xuất phát điểm cho
tất cả các hoạt động logistics
- Đầu ra của hệ thống logistics
- Kết nối với marketing/ sản xuất
- Tạo sự khác biệt
- Lợi thế cạnh tranh
Nhà quản trị logistics phải cân đối được giữa các yêu cầu trong dịch vụ khách hàng với
chi phí logistics và doanh thu
Chu trình đơn hàng là khoảng thời gian tính từ khi khách hàng đặt hàng cho tới khi khách
hàng nhận được hàng hóa theo yêu cầu
Hình thành đơn hàng-> Truyền tin về đơn hàng-> Xử lý đơn hàng-> Thực hiện đơn hàng-
> Thông báo về tình trạng đơn hàng
Đầu tư vào hệ thống thông tin(LIS) sẽ góp phần rút ngắn chu kì đơn hàng, nâng cao chất
lượng dịch vụ khách hàng
Quá trình cung ứng hàng hóa tới khách hàng: Tập hợp các thao tác nhằm đáp ứng chính
xác nhất các yêu cầu đơn hàng của khách hàng trong các giao dịch với chi phí thấp nhất
có thể
Mục tiêu: Cung cấp trình độ DVKH có tính chiến lược: Đáp ứng nhanh, tối thiểu hóa sai
lệch, chi phí thấp
Sơ đồ quy trình cung ứng hàng hóa trong bán hàng: Xác định kế hoạch-> Triển khai->
Kiểm soát
Đặc điểm bán buôn hàng hóa:
- Giao dịch quy mô lớn
- Yêu cầu cao đối với chất lượng dịch vụ
- Cân đối chi phí với dịch vụ
Đặc điểm của bán lẻ hàng hóa:
- Đa dạng khách hàng, tùy thuộc vào phương thức bán hàng
- Yêu cầu cao đối với chất lượng dịch vụ
- Cân đối chi phí với dịch vụ
Nguyên tắc: Phương án bán hàng tối ưu, ứng dụng KHCN trong cung ứng, hiệu quả kinh
tế cao
Quản trị cung ứng hàng hóa trong bán lẻ (Yêu cầu logistics- pp bán lẻ qua truyền thống)
- Chuẩn bị đầy đủ hàng hóa và thiết bị tại quầy
- Nhân viên bao gói, kiểm đếm, cân hàng, thanh toán
- Yêu cầu thấp hơn so với BH tiến bộ
Quản trị cung ứng hàng hóa trong bán lẻ (Yêu cầu logistics- pp bán lẻ tiến bộ)
- Mỗi pp bán lẻ sẽ có yêu cầu logistics riêng
- Quy hoạch mặt bằng
- Chuẩn bị tốt hàng hóa, thiết bị, dự trữ nhiều trên kệ
- Thông tin cụ thể, rõ ràng QT mua bán
- Bao gói thuận tiện, thông tin sản phẩm nổi bật
- Yêu cầu cao nhất với BH trực tuyến
Chương 5
Dự trữ là sự ngưng đọng và tích lũy nguyên liệu, bán thành phẩm tại bất kì vị trí nào
trong hệ thống logistics nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng
Dự trữ xuất hiện ở rất nhiều điểm khác nhau, dưới nhiều loại hình vật chất khác nhau
Chức năng dự trữ trong doanh nghiệp
- Lợi thế kinh tế nhờ quy mô
- Cân đối cung và cầu
- Chuyên môn hóa
- Điều hòa biến động bất thường
Dự trữ chu kỳ (Dự trữ thường xuyên) thể hiện bằng quy mô lô hàng nhập, đảm bảo cho
hoạt động sản xuất, bán hàng liên tục giữa 2 lần nhập hàng liên tiếp
 Trường hợp
- Nhu cầu thị trường ổn định
- Thời gian nhập hàng không đổi
- Thời gian vận chuyển không đáng kể
Dự trữ bảo hiểm
- Dự báo chính xác nhu cầu khách hàng
- Quản lí tốt thông tin
- Kiểm tra dự trữ thường xuyên
- Tính hợp tác của nguồn cung ứng
- Khoảng cách giữa doanh nghiệp với nguồn cung

Quản trị dự trữ là việc kiểm soát các thông số dự trữ trong doanh nghiệp để chủ động với
nguồn hàng hóa cần thiết cho sản xuất-kinh doanh
Mục tiêu dịch vụ, mục tiêu chi phí: Đảm bảo đáp ứng nhu cầu liên tục của sản xuất- kinh
doanh mà không làm tăng quá mức chi phí liên quan đến dự trữ
Hai trường hợp không mong muốn: Thiếu dự trữ, thừa dự trữ
Quản lý tốt dự trữ là công việc đầy thách thức khi doanh nghiệp có rất nhiều mặt hàng,
nhiều dạng vật chất hàng hóa ở nhiều vị trí khác nhau, trong khi nguồn vốn hữu hạn
Phân loại hàng hóa dự trữ theo tầm quan trọng, từ đó xác định chính sách quản lý phù
hợp
Một số ít yếu tố có ảnh hưởng rất mạnh, nhiều yếu tố có ảnh hưởng không đáng kể

You might also like