You are on page 1of 57

CHƯƠNG 4

CÁC CHỨC NĂNG TRONG QUẢN


TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU
Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu
2

LOGISTICS
Nhà cung ứng toàn cầu

Người tiêu dùng toàn cầu


Các hoạt động liên quan tới vận chuyển hàng hóa, quản lý lưu
kho, đóng gói và xử lý nguyên vật liệu

MARKET
PURCHASING
CHANNELS
Các hoạt động mua sắm, tạo
nguồn cung ứng với các nhà Các hoạt động thị trường,
cung cấp phân phối, cung ứng hàng hóa
tới người tiêu dùng
Logistics toàn cầu là gì?
là dòng vận động của nguyên vật liệu, thông tin và tiền tệ giữa các quốc gia. Nó liên kết các nhà cung ứng
của các nhà cung ứng với khách hàng của khách hàng trên toàn thế giới. Các dòng logistics toàn cầu đó
tăng một cách đáng kể trong suốt những năm qua. Đó là do quá trình toàn cầu hoá trong nền kinh tế tri
thức, việc mở rộng các khối thƣơng mại và việc mua bán qua mạng. Logistics toàn cầu phức tạp hơn
nhiều so với logistics trong nƣớc bởi sự đa dạng phức tạp hơn trong luật chơi, đối thủ cạnh tranh, ngôn
ngữ, tiền tệ, múi giờ, văn hoá, và những rào cản khác trong kinh doanh quốc tế

a. Hệ thống “kéo”: Là hệ thống dự trữ trong đó, các đơn vị của doanh nghiệp hoạt động độc
lập, việc hình thành và điều tiết dự trữ do từng đơn vị đảm nhiệm (kéo hút sản phẩm vào dự
trữ tại đơn vị) Đây là hệ thống dự trữ phân tán thích hợp với các doanh nghiệp hoạt động
độc lập trên các thị trƣờng rộng lớn, hoặc việc tập trung quản trị dự trữ sẽ gây nhiều tốn
kém và không hiệu quả.
b. b. Hệ thống “đẩy”:Là hệ thống do một trung tâm điều tiết dự trữ chung (quyết định “đẩy”
sản phẩm dự trữ vào các đơn vị) Hệ thống này khá phức tạp nhằm tối ƣu dự trữ cho cả hệ
thống, trong điều kiện hiện nay do phát triển thông tin, hệ thống này càng đƣợc áp dụng
rộng rãi.
VD Chiếc máy bay phản lực thương mại mới nhất của hãng Boeing - chiếc phản lực thân rộng
787, là  một sự đánh cuộc liều lĩnh đối với tương lai của cả ngành hàng không và ngành sản
xuất máy bay. Được thiết kế cho các tuyến bay đường dài, chiếc chuyên cơ 250 chỗ ngồi này
được làm chủ yếu bằng vật liệu composite, thay vì chất liệu truyền thống như nhôm. Khoảng
80% diện tích bề mặt của chiếc 787 là chất liệu composite, khiến chiếc máy bay này nhẹ hơn
20% so với các máy bay cùng cỡ làm bằng chất liệu truyền thống, do đó giúp tiết kiệm được
một lượng lớn chi phí và tiêu hao nhiên liệu khi vận hành. Chiếc 787 cũng hội tụ đầy đủ các
cải tiến về thiết kế khác, bao gồm cửa sổ lớn hơn, khoảng không gian phía trên đầu nhiều hơn,
và các thiết bị điện tử hiện đại được trang bị ở buồng điều khiển bay và trong khu vực hành
khách. Để giảm các rủi ro liên quan đến sự đánh cuộc về công nghệ này, boeing đã lựa chọn
17 đối tác đến từ 10 quốc gia được để sản xuất các phần chính của chiếc máy bay. Việc sản
xuất phần đuôi thân máy bay được giao cho hãng Vought Aircraft Industries ở Nam Carolina.
Alenia Aeronautical của Italia sẽ làm phần giữa thân máy bay và định hướng đường chân trời.
Ba công ty Nhật là Fuji, Kawasaki và Mítubishi sản xuất cánh máy bay. Phần mũi máy bay
được tập đoàn Onex Corporation ở Toronto đảm nhiệm. Tất cả các bộ phận chính này sẽ được
chuyển tới nhà máy ở Everett để lắp ráp thành máy bay hoàn chỉnh. Vai trò của Boeing trong
toàn bộ quá trình là thiết kế chiếc máy bay, lắp ráp máy bay tại nhà máy Everett ở tiểu bang
Washington, tìm kiếm khách hàng và bán hàng. Đến cuối năm 2007, Boeing đã xác nhận đơn
hàng tới 770 chiếc máy bay, trị giá hơn 100 tỷ USD, khiến chiếc phi cơ 787 trở thành thương
vụ kinh doanh thành công nhất trong lịch sử ngành hàng không thương mại.
Logistics XUÔI và NGƯỢC
5
- Logistic xuôi là: Theo hiệp hội quản lý Logistics, Logistics là một bộ phận của dây
chuyền cung ứng, tiến hành lập ra kế hoạch, thực hiện và kiểm soát công việc chu chuyển và
lưu kho hàng hóa, cùng các dịch vụ và thông tin có liên quan từ địa điểm xuất phát (0) đến nơi
tiêu dùng (D) một cách hiệu quả nhằm đáp ứng những yêu cầu của khách hàng.
Ví dụ về Logistics xuôi dòng:
- Logistic ngược (Logistics thu hồi) bao gồm toàn bộ những hoạt động đã được đề cập ở trên,
tuy nhiên chúng vận hành theo chu trình ngược. Do đó, Logistics ngược là quá trình lập kế
hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả dòng chảy nguyên liệu, bán thành phẩm,
hàng hóa cùng các dịch vụ và thông tin có liên quan từ điểm tiêu dùng (D) trở về nơi xuất phát
(0) nhằm mục đích thu hồi các giá trị còn lại của hàng hóa hoặc xử lý một cách thích hợp.

Logistics ngược Logictics xuôi


Dự báo khó khăn hơn Dự báo tương đối đơn giản hơn
Vận chuyển từ nhiều điểm tới một điểm Vận chuyển từ một điểm tới nhiều điểm
Chất lượng sản phẩm không đồng nhất Chất lượng sản phẩm đồng nhất

Bao bì sản phẩm thường đã bị phá hZủy Bao bì sản phẩm nguyên vẹn, tiêu chuẩn hóa

Giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố Giá cả tương quan đồng nhất

Tốc độ thường không được xem là ưu tiên Tốc độ là quan trọng

Chi phí không thể nhìn thấy trực tiếp Chi phí có thể giám sát chặt chẽ
Quản lý dự trữ không nhất quán Quản lý dự trữ nhất quán

Mâu thuẫn về sở hữu và trách nhiệm vật chất Sở hữu và trách nhiệm vật chất rõ ràng
- Quy trình logistics ngược:
Dòng logistics ngược được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thu hồi các sản
phẩm không bán được để nâng cấp; thu hồi các sản phẩm có khuyết tật để sửa chữa; thu hồi sản phẩm
đã sử dụng để tháo dỡ và tái sử dụng một phần; thu hồi và tái sử dụng bao bì…
Quy trình logistics ngược được thực hiện theo 4 giai đoạn:
+ Bước đầu tiên trong quy trình logistics ngược là “Tập hợp” bao gồm các hoạt động cần thiết để
thu về các sản phẩm không bán được, sản phẩm khuyết tật hay bao bì và vận chuyển chúng tới điểm
phục hồi.
+ Tại điểm phục hồi, sản phẩm sẽ được “Kiểm tra” thông qua các hoạt động như kiểm tra chất
lượng sản phẩm, chọn lọc và phân loại sản phẩm. Kết quả của giai đoạn 2 là căn cứ quan trọng và cần
thiết để xác định quá trình tiếp theo cho hầu hết các sản phẩm thương mại.
+ Trong giai đoạn 3 “Xử lý”, khi một sản phẩm được thu hồi ngược trở lại, DN sẽ có nhiều cách xử
lý: (1) Tái sử dụng trực tiếp hoặc bán lại; (2) phục hồi sản phẩm (sửa lại, làm mới lại, sản xuất lại,
tháo để lấy phụ tùng…); và (3) xử lý rác thải (thiêu đốt hoặc thải ra môi trường).
Bán lại được áp dụng khi các sản phẩm được đưa vào thị trường nào đó khá lâu nhưng không bán được
vì không có nhu cầu hoặc nhu cầu đã bão hòa có thể được thu hồi để chuyển sang bán ở thị trường khác
đang có nhu cầu hoặc bán thông qua các cửa hàng giảm giá. Tái sử dụng là trường hợp chất lượng sản
phẩm thu hồi vẫn đảm bảo để có thể quay vòng tiếp tục sử dụng như linh kiện, các loại bao bì sử dụng
nhiều lần (chai, lọ thủy tinh), pallet, container và các hầu hết các thiết bị thuê ngoài. Đối với các sản
phẩm mà công dụng, màu sắc, kiểu dáng, tính năng… của nó không đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng thì cần phải phục hồi thông qua việc sửa chữa, nâng cấp, làm mới, sản xuất lại… rồi sau đó lại
được tiếp tục đưa vào mạng phân phối. Đối với những sản phẩm, bao bì không thể xử lý được dưới các
hình thức trên vì điều kiện tồi tệ của nó hay vì trách nhiệm luật pháp và giới hạn về môi trường, DN sẽ
cố gắng để vứt bỏ sản phẩm với chi phí thấp nhất.
+ Giai đoạn cuối cùng là “Phân phối lại” sản phẩm đã phục hồi. Giai đoạn này đề cập đến các
hoạt động logistics để đưa lại sản phẩm vào thị trường và chuyển nó cho khách hàng như các hoạt động
dự trữ, bán hàng và vận chuyển.
- Vai trò của Logistics ngược:
+ Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh gay gắt và vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,
logistics ngược được xem là một trong những giải pháp quan trọng giúp DN có thể giảm được chi phí, tăng
doanh thu, nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng và giảm tác động của hoạt động sxkd đến môi trường
+ Logistics ngược tạo sự thông suốt cho quá trình logistics xuôi: Ở nhiều khâu của quá trình logistics xuôi
xuất hiện những sản phẩm không đạt yêu cầu cần sửa chữa lại, bao bì lỗi phải dán nhãn mác lại… Để đảm
bảo đưa các sản phẩm này trở lại kênh logistics xuôi một cách nhanh chóng, kịp thời nhất thì cần phải phát
sinh một loạt các hoạt động logistics ngược nhằm hỗ trợ dòng vận động xuôi này.
+ Logistics ngược góp phần nâng cao trình độ dvkh: Thông qua việc thu hồi các sản phẩm không đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng để khắc phục, sửa chữa, bào hành, bảo dưỡng… sẽ góp phần thỏa mãn tốt
hơn yêu cầu của khách hàng, nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng của DN. Do đó, một chính sách thu hồi
tốt sẽ góp phần mang lại lợi thế cạnh tranh cho DN.
+ Logistics ngược giúp tiết kiệm chi phí cho DN: Khi phải thu hồi hàng hóa trong kênh logistics ngược, các
chi phí liên quan đến vận chuyển, dự trữ, phục hồi, sửa chữa… hàng hóa thu hồi sẽ tăng lên. Theo ước tính
chi phí dành cho các hoạt động logistics ngược trung bình chiếm khoảng 3% đến 15% tổng chi phí của
DN. Tuy nhiên, nếu tổ chức và triển khai tốt dòng logistics ngược thì DN sẽ tiết kiệm được đáng kể các
khoản chi phí khác, như: tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu do được tái sinh, giảm chi phí bao bì do tái
sử dụng bao bì nhiều lần, bán lại sản phẩm (dù có thể mức giá không bằng giá của sản phẩm mới) để
tăng doanh thu
+ Logistics ngược giúp tạo dựng hình ảnh “xanh” cho DN. Một trong những nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện nay là do hoạt động sản xuất kinh doanh của
con người gây ra. Do đó, các DN cần quan tâm hơn nữa tới việc giảm sự tác động tiêu cực của sản
xuất kinh doanh đến môi trường thông qua thu hồi nguyên vật liệu, sản phẩm và bao bì để tái chế hoặc
vứt bỏ nó một cách có trách nhiệm. Khách hàng, các cơ quan quản lý chức năng và công chúng cũng
thường đánh giá rất cao trước những hành vi thân thiện với môi trường của DN. 
+ Logistics ngược được xem là một công cụ giúp các các DN nâng cao được khả năng cạnh tranh, tăng
lợi nhuận và thỏa mãn khách hàng tốt hơn. Điều này đòi hỏi các DN cần phải nhận thức rõ hơn về vai trò
của logistics ngược và có những đầu tư thích đáng cho hoạt động này.
Logistics toàn cầu
9

 Liên quan tới việc quản trị


toàn cầu các hoạt động:
 Xử lý đơn hàng (Order – Tất cả các hoạt
processing) động đều phải
 Lưu kho (Inventory) được thực hiện
 Vận chuyển (Transportation) thông qua mạng
 Xử lý nguyên vật liệu và bảo lưới cơ sở vật
quản lưu kho (warehousing chất được liên
and materials handling) kết toàn cầu
 Đóng gói (Packaging)
1.Xử lý đơn hàng - Order processing
 Là quá trình xử lý thông tin của khách hàng từ nhà
bán lẻ đến nhà phân phối nhằm mục đích phục vụ
cho nhà sản xuất và nhà cung ứng
 Nội dung:
 Kiểm tra đơn hàng về tính đầy đủ và độ chính xác
 Kiểm tra khả năng tài chính của người mua
 Đưa đơn hàng vào hệ thống
 Tập hợp đơn hàng
 Lên kế hoạch thực hiện đơn hàng
 Gửi đến bộ phận giao hàng
3.VẬN CHUYỂN: có nhiều cách thức để vận chuyển hàng hóa giữa các nhà cung ứng trong
chỗi cung ứng toàn cầu như: vận tải đường thủy , vận tải đường hàng không, vận tải đường
sắt, vận tải đường bộ và đường thủy nội bộ…
Tuy nhiên lựa chọn hình thức vận tải nào còn cần phải cân nhắc đến các yếu tố như: tính chất
sản phẩm, thời gian, chi phí… nhằm đảm bảo hiệu quả cao.
- Đường sắt (railway) có chi phí cố định cao (tàu, nhà ga, bến bãi) và chi phí biến đổi thấp. thích hợp với
các loại hàng có trọng lượng lớn, khối lượng vận chuyển nhiều, và cự li vận chuyển dài. Ví dụ các
nguyên vật liệu như than, gỗ, hoá chất và hàng tiêu dùng giá trị thấp như giấy, gạo, thực phẩm và với
khối lượng cả một toa hàng.

Mặt hạn chế là kém linh hoạt. Tàu hoả chỉ có thể cung cấp dịch vụ từ ga này tới ga kia (terminal-to-
terminal), chứ không thể đến một địa điểm bất kì (point-to-point) theo yêu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh
đó, tàu hoả thường đi, đến theo lịch trình cố định, tần suất khai thác các chuyến không cao, tốc độ chậm.
Chính vì có những đặc trưng như vậy, nên mặc dù có giá cước tương đối thấp, đƣờng sắt vẫn ít được áp
dụng trong logistics như một phương thức vận tải độc lập, mà thường được phối hợp sử dụng với các
phương tiện khác.
- Đường hàng không (airway) có chi phí cố định cao (máy bay, và hệ thống điều hành) và chi
phí biến đổi cao (nhiên liệu, lao động, sửa chữa bảo hành). Có tốc độ nhanh nhất, an toàn
hàng hoá tốt, nhưng vì chi phí rất cao, nên thường chỉ thích hợp với những mặt hàng mau
hỏng, gọn nhẹ, có giá trị lớn, nhất là khi có yêu cầu vận chuyển gấp. Dịch vụ tương đối linh
hoạt, có tính cơ động cao, có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu chuyên chở hàng hoá về
mặt thời gian giao hàng, khối lượng chuyên chở và số lượt bay trên một tuyến đường Sự
hấp dẫn của dịch vụ vận tải hàng không chính là vận tốc vượt trội của nó so với các phương
tiện khác trong suốt hành trình, đặc biệt đối với khoảng cách xa. Trong thương mại quốc tế,
đường hàng không vận chuyển khoảng 20% giá trị hàng hoá toàn cầu.
Bên cạnh cước vận tải cao, hàng không còn bị hạn chế bởi thủ tục kiểm tra hàng hoá và chứng
từ khá phức tạp, mất nhiều thời gian. Mức độ tiếp cận thấp, chỉ dừng ở các sân bay mà thôi.
Hơn nữa, khối lượng vận chuyển bị hạn chế bởi dung tích khoang chứa hàng và sức nặng của
máy bay.
- Đường ống (pipelines) Đường ống có chi phí cố định rất cao và chi phí biến đổi thấp nhất.
Đây là con đường hữu hiệu và an toàn để vận chuyển chất lỏng và khí hoá lỏng (xăng dầu, gas,
hoá chất). Chi phí vận hành không đáng kể (rất ít chi phí lao động), và gần như không có hao
hụt trên đường, ngoại trừ trường hợp đường ống bị vỡ hoặc rò rỉ.

13
Các hoạt động của các trung tâm phân
phối toàn cầu
 Nhập hàng:
 Trung tâm phân phối tiến hành nhập: Nguyên vật liệu, linh phụ kiện, thành phẩm… từ các
nhà cung ứng trên toàn cầu. 
 Tạo điều kiện quan trọng cho hoạt động kinh doanh, nếu không có hoạt động này thì công
ty không thê tiến hành kinh doanh được. 
 Nhập hàng phải chú ý đến nhu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, quy cách, kích
cỡ, phù hợp với thời gian và phải đúng nơi theo yêu cầu, phải đảm bảo trung tâm luôn có
nguồn hàng ổn định, vững chắc, phù hợp đáp ứng yêu cầu phong phú của khách hàng. 
 Tạo điều kiện mở rộng thị trường, đảm bảo tính ổn định, chắc chắn điều kiện cung ứng
hàng hóa, hạn chế được sự bấp bênh, đặc biệt là hạn chế tình trạng thừa thiếu ứ đọng,
chậm lưu chuyển hàng hóa, hàng không hợp mốt, hàng không bán được…
 Lưu kho: hàng tồn kho gồm mọi thứ từ nguyen liệu đến bán thành phẩm đến thành phẩm
luôn được các trung tâm phân phối nắm giữ để luôn luôn đảm bảo, sãn sàng có đủ lượng
hàng hóa cung ứng, bán hàng thương xuyên đều đặn cho khách hàng. Lưu kho cần chú ý
đến: Cần lưu kho với khối lượng/số lượng bao nhiêu? Hình thức lưu kho dưới dạng nào?
Lưu kho trong bao lâu? Khâu nào trong chuỗi cung ứng cần đến sản phẩm đó?
 Hoạt động lưu giữ hàng hóa giúp tạo ra giá trị gia tăng
 Số lượng lưu kho và thời gian lưu kho cần phải được tối giản hóa
 Just In Time: cắt giảm nhu cầu lưu kho
14
+ Thực hiện đơn đặt hàng
 Hoạt động sắp xếp hàng hóa theo các đơn đặt hang: Đơn đặt hàng là văn bản
xác nhận yêu cầu của khách hàng đối với trung tâm về số lượng, chất lượng, quy
cách thời gian… về một hàng hóa và dịch vụ nào đó. Thông qua các đơn đặt
hàng này, trung tâm xắp xếp thực hiện đúng theo các đơn đặt hàng thỏa mãn yêu
cầu cả khách hàng đặt ra.
 Giúp tạo thêm giá trị gia tăng cho chuỗi cung ứng toàn cầu
 Hiệu quả và năng suất của hoạt động thực hiện đơn đặt hàng giúp cải thiện hiệu
quả của phần còn lại của chuỗi
+ Giao hàng: Hoạt động giao những gói hàng hóa theo đơn lên các phương tiện vận
chuyển. Các hàng hóa này có đóng gói: lớp 1, lớp 2, lớp 3 để thuận tiện hơn trong
quá trình vận chuyển đến các nhà cúng ứng khác trong chuỗi. 
Trung tâm phân phối có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để vận chuyển
hàng hóa, dựa trên việc xem xét đặc tính sản phẩm, chi phí… như: vận chuyển bằng
đường bộ, đường hàng không hay đượng thủy 
Ví dụ: Li & Fung, tại Hồng Công, là một chuyên gia trong việc quản lý hệ thống phân phối
cho khoảng 350 khách hàng của mình. Những khách hàng này rất đa dạng và bao gồm
những nhà bán lẻ quần áo và các công ty điện tử dân dụng. Li & Fung nhận các đơn đặt
hàng từ khách hàng và sau đó phân phối chúng qua mạng lưới 7000 nhà cung cấp độc lập
tại 26 quốc gia để tìm ra nhà sản xuất phù hợp cho việc sản xuất ra những sản phẩm có sự
kết hợp tốt nhất về chi phí và chất lượng cho khách hàng. Hoạt động: Khi đã có đơn đặt
hàng của the Limited Li & Fung chia nhỏ quy trình sản xuất cho các nhà sản xuất khác
nhau dựa vào khả năng và chi phí của họ. Cụ thể, Li & Fung quyết định mua sợi của một
công ty Hàn Quốc, nhưng lại thuê dệt nhuộm nó ở Đài Loan. Vì vậy Li & Fung sẽ mua sợi
ở Hàn Quốc và vận chuyển đến Đài Loan. Nhật Bản có thể cung cấp các loại khoá kéo và
khuy tốt nhất, nhưng phần lớn các sản phẩm này được sản xuất ở Trung Quốc. Do vậy Li &
Fung sẽ tìm đến YKK, một nhà sản xuất khoá kéo Nhật Bản lớn, và đặt hàng khoá kéo từ
các nhà máy của công ty này ở Trung Quốc. Tiếp đến, sau khi cân nhắc những trở ngại về
hạn ngạch xuất khẩu và chi phí lao động, Li & Fung có thể quyết định rằng địa điểm sản
xuất hàng dệt may cuối cùng tốt nhất là Thái Lan. Vì vậy, mọi thứ sẽ được chuyển đến Thái
Lan. Hơn nữa, vì cũng như các nhà bán lẻ khác, The Limited cần giao hàng nhanh nên Li &
Fung có thể chia đơn hàng cho năm nhà máy ở Thái Lan. Năm tuần sau 
đơn hàng được hoàn thành, quần áo sẽ được chuyển cho The Limited, tất cả đều giống như
được sản xuất từ một nhà máy với sự kết hợp hoàn hảo từ nhiều nhà cung ứng trong chuỗi
cung ứng toàn cầu.
 
Quản trị hoạt động lưu kho toàn cầu
17

 Quyết định liên quan tới việc lưu kho đối với
nguyên vật liệu, linh phụ kiện và thành phẩm của
một MNC

 Bao gồm:
 Cần lưu kho với khối lượng/số lượng bao nhiêu?
 Hình thức lưu kho dưới dạng nào?
 Lưu kho trong bao lâu?
 Khâu nào trong chuỗi cung ứng cần đến sản phẩm đó?
Quản trị hoạt động lưu kho toàn cầu
18

Nước Đá Các vấn đề


về năng suất

Nhà cung cấp


chậm giao Sửa chữa
Các giao dịch đang máy móc
hàng
chờ thực hiện
(Ngân hàng)
LƯU KHO Thay đổi Sản phẩm
đặt hàng thừa Kiểm tra
tồn đọng

Lỗi thiết kế Quyết định


Thiết kế Đơn hàng
tồn đọng tồn đọng
tồn đọng
Tinh gọn chuỗi cung ứng
19

Truyền thống Tinh gọn

Nhận hàng Nhận hàng


Xếp hàng Xử lý hàng hóa
Cất trữ (<24h)
Bổ sung Giao hàng
Lấy hàng
Giao hàng
Chuỗi cung ứng tinh gọn của Toyota
20
Một số mô hình kiểm soát hàng tồn kho

Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản EOQ – The Basic


Economic Order Quantity Model

Mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất POQ –


Production Order Quantity Model

Mô hình khấu trừ theo số lượng QDM – Quantity


Discount Model

Mô hình phân tích cận biên


Hoạt động lưu kho của Dell

Khách hàng đặt hàng


theo yêu cầu, Dell đặt
hàng chi tiết từ nhà
cung cấp, lắp ráp tại
USA

Chỉ dự trữ NVL


đủ cho 6 ngày
sản xuất
3. Vận tải hàng hóa
23

 Vận tải đường biển


 Vận tải đường không
 Vận tải đường sắt
 Vận tải đường bộ và
đường thủy nội bộ
Phương thức vận tải trong logistics toàn cầu
24

Cao Thấp
Đường
biển
Đường sắt Đường
ống
Khối Chi
lượng phí
Đường bộ

Đường
Truyền
không
tay
Thấp Cao

Chậm Tốc độ vận chuyển Nhanh


4.Hoạt động xử lý hàng hóa và đóng gói toàn cầu
25

 3 loại:
 Đóng gói lớp 1 (Primary packaging): bao gói từng sản
phẩm
 Đóng gói lớp 2 (Secondary packaging): đóng các sản
phẩm với nhau thành hộp/thùng hoặc bao lớn, bao gồm
nhiều sản phẩm
 Đóng gói lớp 3 (Transit packaging): đóng gói để vận
chuyển hàng hóa
 Đây là lớp bao gói ngoài cùng để bảo vệ hàng hóa, giúp cho
quá trình vận chuyển hàng hóa dễ dàng và an toàn hơn.
4. Các kỹ thuật xử lý hàng hóa
26

 Sử dụng máy móc do con người điều kiển (Mechanized materials


handling)
 Công cụ: xe nâng, xe chuyển, dây truyền, …

 Máy móc bán tự động (Semiautomated materials handling)


 Thực hiện các hoạt động cụ thể một cách tự động: như lựa chọn sản
phẩm, đưa sản phẩm lên phương tiện vận chuyển,…
 Như: Robots, các hệ thống tự động có điều kiển

 Hoàn toàn tự động (Automated materials handling)


 Đắt và kém linh hoạt
Lưu ý khi quản lý logistics toàn cầu
27

 Thiết bị xử lý hàng hóa nên được chuẩn hóa trong toàn


chuỗi cung ứng toàn cầu
 Hệ thống xử lý hàng hóa nên được thiết kế sao cho tối
đa hóa được dòng luân chuyển liên tục của hàng hóa
 Nên đầu tư vào các thiết bị xử lý hàng hóa hơn là các
thiết bị lưu trữ hàng hóa
 Thiết bị xử lý hàng hóa nên được thiết kế linh hoạt một
cách tối đa
Lưu ý khi quản trị hoạt động logistics toàn
cầu trong chuỗi cung ứng toàn cầu
28

1. Mức độ toàn cầu của công ty bạn như thế nào?


2. Mức độ toàn cầu của hoạt động logistics trong chuỗi cung
ứng toàn cầu của ngành như thế nào?
3. Doanh nghiệp thực hiện hoạt động lưu kho như thế nào? Có
giống với các đối thủ cạnh tranh chính của ngành hay không?
So với các đối thủ cạnh tranh lớn nhất thì thế nào?
4. Hoạt động đóng gói hàng hóa của công ty ra sao?
5. Loại hình vận tải nào được sử dụng?
6. Hệ thống logistics ngược chiều của công ty như thế nào?
Hoạt động mua sắm toàn cầu
29

 Hoạt động mua sắm là hoạt động chiến lược trong


quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu
 Diễn ra ở khâu thượng nguồn trong chuỗi cung ứng
toàn cầu.
 Liên quan tới việc mua sắm nguyên vật liệu, linh
phụ kiện và thành phẩm (hàng hóa/dịch vụ)
 Liên quan chặt chẽ tới hoạt động sản xuất của
MNCs
Hoạt động mua sắm toàn cầu
30

 Hoạt động mua sắm toàn cầu là hoạt động chiến lược trong quản
trị chuỗi cung ứng toàn cầu, liên quan đến việc lựa chọn nhà
cung ứng và mua sắm hàng hóa/dịch vụ trên phạm vi toàn cầu và
các thông tin cần thiết cho MNC
 Liên quan đến:
 Đánh giá hoạt động mua hàng từ phạm
vi quốc tế tới toàn cầu
 Thiết lập các chiến lược mua sắm
 Thực hiện đơn hàng và giao hàng
 Đánh giá hiệu quả mua sắm
 Lựa chọn nhà cung ứng toàn cầu
 Mạng lưới nhà cung ứng toàn cầu
Xác định nhu cầu
31

 Dự báo nhu cầu: dự báo nhu cầu của thị trường, và


nhu cầu của doanh nghiệp để sản xuất hàng hóa
đáp ứng với nhu cầu thị trường
 Lập kế hoạch lưu kho: xác định nhu cầu lưu kho
 Lập kế hoạch nguyên vật liệu:
 Mô tả sản phẩm
 Lập danh sách nguyên vật liệu, bán linh kiện, linh kiện
cần thiết của sản phẩm
Chiến lược mua sắm toàn cầu
32

 Các hình thức mua sắm:


 Mua 1 lần
 Hợp đồng cung ứng trọn gói
 Mua sắm điện tử
 Đấu thầu và bảo hành
 Dự án cung cấp
 Liên minh chiến lược
Chiến lược mua sắm toàn cầu
Mua sắm --- vấn đề chuyển giá
Kênh mua sắm Nơi mua hàng
(Where and How) (Domestic or Global)

Mua hàng nội bộ


Nội địa
trong nội địa
Mua hàng nội
bộ

Mua hàng nội bộ


Toàn cầu
toàn cầu
Quyết định
mua sắm
Mua ngoài nội
Nội địa
địa
Mua ngoài

Mua ngoài toàn


Toàn cầu
cầu
Đánh giá hiệu quả hoạt động mua sắm

Giá vốn hàng bán


Doanh thu hàng
tồn kho
Tổng giá trị hàng tồn kho

Tổng giá trị hàng tồn kho


Thời gian cung
ứng
Giá vốn hàng bán
Lựa chọn nhà cung ứng toàn cầu

Cho
Xác điểm
định Đưa ra tiêu chí
tiêu chí các tiêu và tiêu So sánh
đánh chí bộ chí bộ và lựa
giá phân phận chọn

Thiết Thiết Đánh


lập lập giá từng
trọng số trọng số nhà
cho cho tiêu cung
từng chí bộ ứng
tiêu chí phận
Các tiêu chí chính đánh giá nhà cung ứng toàn cầu
36

Chi phí
Tốc độ Mỗi một ngành có 1 mức
Các ưu tiên cạnh độ toàn cầu hóa khác.
Chất lượng
tranh
Linh hoạt
--------------------
Các yếu tố dẫn dắt toàn
Ngành cầu hóa của ngành
--------------------------------
-
Cơ sở hạ tầng An ninh và rủi ro
Cơ sở hạ tầng toàn cầu
Mạng lưới các nhà cung ứng toàn cầu
37

 Là bất kỳ một hình thức liên kết nào giữa các nhà cung ứng
toàn cầu.
 Thực hiện việc mua sắm ở mức độ chiến lược cao hơn là
chỉ dừng lại ở mối quan hệ trao đổi thương mại.
 Bao gồm một số hình thức chiến lược như:
1. Văn phòng đại diện mua sắm quốc tế (International purchasing
office - IPO)
2. Hiệp hội các nhà cung ứng toàn cầu (Global supplier association)
3. Mạng lưới các nhà cung ứng toàn cầu (Global supplier networks)

Các MNCs khó có thể thành công nếu không dựa trên một mạng
lưới các nhà cung ứng chiến lược có ưu thế cạnh tranh trên
phạm vi toàn cầu
Văn phòng đại diện quốc tế
(International purchasing office - IPO)
38

 IPO trong một MNC có nhiệm vụ:


1. Định vị các cơ hội cung ứng trên thị trường toàn
cầu
2. Lựa chọn các nhà cung ứng toàn cầu để trở
thành đối tác
3. Liên kết các nhà cung ứng, người mua, người bảo
quản, người sử dụng trong hoạt động mua sắm
toàn cầu của công ty
Hiệp hội các nhà cung ứng toàn cầu (
Global supplier association)
39

 Các MNC thiết lập các sự kiện hàng năm để liên kết các nhà cung ứng
toàn cầu chiến lược của mình (như “Hội nghị các nhà cung ứng toàn
cầu thường niên - Annual global supplier conferences”)
 Toyota
 Công ty đầu tiên thành lập hiệp hội các nhà cung ứng toàn cầu vào năm 1939
 Hiện nay đã có hơn 200 thành viên

 Giúp công ty phát triển các nhà cung ứng theo định hướng chiến
lược:
 Cắt giảm chi phí
 Chia sẻ kinh nghiệm và nghiên cứu phát triển
 Đào tạo và phát triển
 Củng cố niềm tin và lợi ích qua lại giữa các thành viên
Mạng lưới các nhà cung ứng toàn cầu
(Global supplier networks)
40

 Là các mạng lưới các nhà cung ứng độc lập của các công
ty
 Cung cấp đường liên kết giữa rất nhiều các nhà cung ứng
toàn cầu với rất nhiều những người mua hàng toàn cầu.
 Ariba
 Sử dụng Internet để thúc đẩy và cải thiện quy trình mua sắm của các
công ty
 Ariba Networks có hơn 700.000 người mua và bán hoạt động thương
mại ở hơn 140 quốc gia mà không gắn chặt với bất kỳ một công ty nào
Một số các yếu tố để mua sắm thành công
trong chuỗi cung ứng toàn cầu
41

1. Cấu trúc hợp lý của công ty


2. Quản lý chặt chẽ
3. Sự sẵn có các nguồn lực của tổ chức
4. Hệ thống và công nghệ thông tin
5. Quy trình mua sắm toàn cầu được chuẩn hóa
6. Sự sẵn có các nhà cung ứng toàn cầu
7. Hệ thống đánh giá hiệu quả
8. Các công cụ thông tin liên lạc và liên kết hoạt động
CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI
42
CUNG ỨNG TOÀN CẦU
3. TỔ CHỨC SẢN XUẤT TOÀN CẦU
Quản trị sản xuất toàn cầu
(global operations management)
43

Quản trị sản xuất toàn cầu là việc thiết lập, định hướng và kiểm soát
các quy trình nội địa và toàn cầu để biến các nguồn đầu vào sản
xuất thành các sản phẩm hàng hóa/dịch vụ để cung cấp cho khách
hàng nội địa và toàn cầu.
 Liên quan đến việc quản trị:
 Các quyết định Tự làm – Thuê ngoài (Make-or-buy) trong chuỗi cung ứng toàn
cầu
 Hoạt động sản xuất toàn cầu

 Các ưu tiên cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu

 Total cost analyses trong chuỗi cung ứng toàn cầu

 Các chuẩn mực chất lượng dựa trên quy trình (Process-based quality standards)

 Các mô hình tham chiếu trong tổ chức sản xuất chuỗi cung ứng toàn cầu (SCOR)

 Các quyết định đối với việc sử dụng các nhà cung ứng logistics xuyên suốt chuỗi
cung ứng toàn cầu
(3) Tiến trình sản xuất
44

Thấp

Dự án

Trung tâm
sx
Chuẩn hóa sản
phẩm Cơ sở sản xuất

Dây truyền
lắp ráp

Sx liên tục
Cao

Thấp Khối lượng sp Cao


Chuẩn mực chất lượng theo quy trình
45

IS0 – International Organization


Six-Sigma
for Standardization
 Six Sigma: là phương pháp quản lý
được Motorola khởi xướng từ những  ISO 9001:2008
năm 80.  ISO 9000:2005
 Six Sigma tập trung vào việc làm  ISO 9004:2009
thế nào để thực hiện công việc mà  ISO 19011:2011
không (hay gần như không) có sai
lỗi hay khuyết tật.  ISO 9000
 Bao gồm 5 bước:
 Định nghĩa
 Đo lường
 Phân tích
 Cải tiến
 Kiểm soát
Gợi ý trong quản trị sản xuất trong
chuỗi cung ứng toàn cầu
46

1. Mỗi quyết định – make or buy – cần phải được đánh giá dựa trên việc
phân tích chi phí và năng lực sản xuất của công ty
2. Đánh giá các lựa chọn chiến lược đối với mỗi quyết định tổ chức sản
xuất ở nước ngoài, bao gồm việc xác định xem nhà máy đó nên là
loại nhà máy nào, được sử dụng để offshoring, sourcing, serving,
contributing, outposting or leading. Not just “go to China”
3. Lựa chọn yếu tố cạnh tranh chiến lược của công ty – Tốc độ, chất
lượng, chi phí hay linh hoạt
4. Tiến hành tổng phân tích chi phí và lựa chọn chuỗi cung ứng có chi
phí thấp nhất mà vẫn duy trì được các mục tiêu cạnh tranh chiến
lược.
5. Cần áp dụng các chuẩn mực chất lượng như :Six Sigma, ISO 9000,
và mô hình tham chiếu SCOR
Xuất khẩu – Nhập khẩu
47

 Mức độ thấp nhất


 Xuất khẩu: Bán hàng ra nước ngoài
 Nhập khẩu: Mua nguyên vật liệu, linh kiện hoặc thành phẩm
để sản xuất
 Hầu hết Các công ty đều có các hoạt động xuất
khẩu/nhập khẩu để duy trì sức cạnh tranh của mình trên
thị trường
Sẵn sàng để xuất khẩu
48

Product Readiness Company Readiness

Sản phẩm của bạn có Công ty bạn có sẵn sàng


sẵn sàng để xuất khẩu? để xuất khẩu sản phẩm?

Sản phẩm của công ty bạn thỏa Công ty bạn có sẵn các nguồn lực
mãn nhu cầu nào của khách cần thiết không – nhân lực, kiến
hàng quốc tế? thức, cam kết?
Sẵn sàng để nhập khẩu
49

Product Readiness Company Readiness

Sản phẩm của bạn có Công ty bạn có sẵn sàng


sẵn sàng để nhập khẩu? để nhập khẩu không?

Nhu cầu nào của công ty bạn Công ty bạn có đủ các nguồn lực để
được sản phẩm đó thỏa mãn? nhập khẩu không?
Thương mại điện tử
Going global online: thị trường điện tử.
50

 3 loại websites:
1. Transactional sites
 Trang điện tử để nhà bán lẻ/nhà sản xuất có thể bán sản phẩm trực tiếp cho khách
hàng
 Khách hàng có thể tìm kiếm thông tin, đặt hàng, thanh toán và nhận các dịch vụ
chăm sóc khách hàng.
2. Information delivery sites
 Kích thích bán hàng bằng cách quảng bá các thương hiệu sản phẩm
 Cung cấp các thông tin chung về công ty
3. E-marketplaces
 Cung cấp một trang thông tin để người bán và người mua tiến hành giao dịch
hàng hóa (eg. Ebay, Amazon, Taobao)
4Ps
1.
51 Place
1. Hoạt động đưa hàng hóa ra thị trường nước ngoài bán được thực hiện hiệu quả nhất?
2. Hệ thống phân phối quốc tế như thế nào?
3. Khách hàng yêu thích mua sắm tại đâu? – downtown, in suburbs, or in malls?

2. Product
1. Khách hàng yêu thích sản phẩm gì?
2. Công ty nên phát triển sản phẩm mới hay điều chỉnh sản phẩm đang có như thế nào?

3. Promotion
Loại hình quảng cáo nào nên được sử dụng ở các thị trường khác nhau?
Công ty tổ chức các hoạt động quan hệ công chúng như thế nào?
4. Price
Chiến lược giá cả nên được thiết lập ra sao?
CHƯƠNG 5

TỔ CHỨC QUẢN TRỊ CHUỖI


CUNG ỨNG TOÀN CẦU
Việc kết nối các hoạt động tạo ra giá trị cho
stakeholders trong chuỗi cung ứng toàn cầu
53

Các yếu tố
dẫn dắt toàn
Chiến lược cầu hóa của
ngành
Logistics Operations

Market
Purchasing
channels
Cơ sở hạ tầng Quản trị sự liên
toàn cầu kết và tích hợp
Các công cụ kết nối trong Chuỗi
54
cung ứng toàn cầu
Kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu – thông qua các hoạt động chức năng như logistics, purchasing,
operations, and market channels – là nói tới các cơ hội chia sẻ trong việc ra quyết định,

liên kết các hoạt động sản xuất và Các hệ thống trao đổi thông tin trong
chuỗi cung ứng

Tạo cơ hội chia sẻ đối với


việc ra quyết định

Quản trị chuỗi cung


Liên kết tổ chức sản xuất ứng toàn cầu
Liên kết chuỗi
cung ứng toàn
cầu
Hệ thống thông tin chuỗi
cung ứng
Để thực hiện kết nối các hoạt động sản xuất trong chuỗi cung
ứng toàn cầu, Công ty phải đạt được 6 mục tiêu:
55

1. Phản ứng nhanh/trách nhiệm: Khả năng công ty có thể thỏa mãn
yêu cầu của người tiêu dùng trong suốt chuỗi cung ứng toàn cầu
2. Cắt giảm mâu thuẫn/sai biệt: Việc tích hợp các hệ thống kiểm soát
trên phạm vi toàn chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ giúp các công ty tối giản
được những cản trở trong hoạt động của chuỗi.
3. Cắt giảm lưu kho: Việc liên kết hoạt động thông qua hệ thống quản
lý lưu kho toàn chuỗi sẽ giúp tối giản lưu kho, tiết kiệm chi phí
4. Củng cố giao hàng: Sử dụng đa dạng các chương trình để kết hợp
nhiều đơn hàng nhỏ và cung ứng đúng hạn, cắt giảm rủi ro
5. Chất lượng: liên kết một hệ thống để cắt giảm tối đa những sai phạm
về hàng hóa trong suốt chuỗi cung ứng toàn cầu
6. Hỗ trợ sau bán: Kết hợp các hoạt động đổi trả hàng, dịch vụ sau bán
hàng trong toàn chuỗi cung ứng toàn cầu
Để thực hiện kết nối các hoạt động sản xuất trong chuỗi cung
ứng toàn cầu, đối với thông tin cần quan tâm 4 vấn đề:
56

1. Hệ thống trao đổi thông tin - Transaction systems


 Sử dụng các quy tắc chung đối với việc thực hiện các giao dịch, các hoạt
động sản xuất hàng ngày để kết nối các hoạt động của toàn chuỗi
2. Kiểm soát quản trị - Management control
 Giúp kết nối các hoạt động của toàn chuỗi bằng việc đánh giá và báo cáo
về hiệu quả hoạt động
3. Phân tích quyết định - Decision analysis
 Giúp kết nối các hoạt động bằng việc tập trung vào các công cụ để hỗ trợ
việc xác định, đánh giá và so sánh các lựa chọn tổ chức hoạt động của
toàn chuỗi mang tính chiến lược
4. Lập kế hoạch chiến lược - Strategic planning
 Giúp kết nối các hoạt động trong toàn công ty và trao đổi thông tin để hỗ
trợ trong việc đánh giá các chiến lược chuỗi cung ứng toàn cầu
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU

Nội dung quản trị chuỗi cung ứng hướng tới phát triển bền vững
¨ Thiết kế sản phẩm bền vững: sử dụng vật liệu, tìm kiếm nguồn cung ứng, sử lý sản phẩm sau
khi sử dụng.
¨ Bao bì không nguy hại:
¨ Nguồn cung ứng sạch
¨ Thiết kế lại các quy trình trong tổ chức hướng đên bền vững.
¨ Tiếp thị bền vững
VD: Sợi carbon sử dụng cho ngành công nghiệp ô tô Thay thế thép bằng sợi carbon có thể
làm giảm đáng kể trọng lượng của xe ô tô. Thật không may, sợi carbon có giá gấp bốn lần thép
tính theo trọng lượng. Tuy nhiên, một kỹ thuật sáng tạo để thiết kế sản phẩm hứa hẹn sẽ cắt
giảm 25% chi phí sợi carbon trong khi giảm 20% trọng lượng xe. Các phân tử carbon được sắp
xếp song song, tạo thành các sợi cực kỳ chắc chắn, được quấn thành sợi và dệt thành vải, được
trộn với keo và cứng trong khuôn để tạo thành các bộ phận xe hơi. Bước đột phá sợi carbon
dệt được phát triển bởi Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge ở Tennessee, nơi đã thuyết phục
một nhà máy sợi ở Lisbon, Bồ Đào Nha phân bổ một phần nhà máy của mình để sản xuất sản
phẩm mới. BMW AG cũng đang tham gia vào hoạt động sợi carbon tự động. Do cường độ
năng lượng cần thiết để chuyển đổi sợi carbon thành vải, BMW sản xuất sản phẩm gần nguồn
thủy điện giá rẻ ở Spokane, Washington, sau đó chuyển nó đến Đức nơi nó được đối tác SGL
Carbon tạo thành các bộ phận xe hơi. BMW có kế hoạch sử dụng sợi carbon làm vỏ bên trong
cho chiếc xe điện MegaCity để giảm tổng trọng lượng hơn 317 kg.

You might also like