You are on page 1of 24

GIỚI THIỆU

Đọc và tóm tắt nội dung trên 1 trang A4.

Học phần này thuộc Forwarder - Logistics.


Có 6 chương:
C1: Vận tải và buôn bán QT
C2: Chuyên chở hành hóa XNK bằng đường biển
Gmail: buithibichlien@ftu.edu.vn
SDT: 0987 708 807
● Giữa kỳ:
Mid term sau khi hoàn thành C2:
+ Multiple choice ~ 30 câu
+ Câu hỏi ngắn ~ 5 câu
● Cuối kỳ: vấn đáp
- 1 câu ở C2 - đường biển và 1 câu ở các chương còn lại
- Câu hỏi phụ nhiều có thể so sánh giữa các phương thức vận tải vd đường sắt
- Cần biết được cách tối ưu các phương thức vận tải bao gồm đường biển, và các pt
khác.
- Bám sát câu trả lời theo giáo trình.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LOGISTICS - CHUỖI CUNG ỨNG
- VẬN TẢI QUỐC TẾ
PHẦN 1: LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
1. Tổng quan về Logistics và SCM

❖ Sự phát triển của Logistics:


- Logistics: bắt nguồn từ quân đội (bố trí và di chuyển quân) → phổ biến trong kinh tế.
- Con đường tơ lụa: Xuất phát từ TQ, vận chuyển hàng hóa từ nước này đến nước khác
+ Vận tải = Vận chuyển + Xếp dỡ hàng hóa ở 2 đầu
+ Trong tổng chi phí logistics thì chi phí vận tải chiếm 60%, 40% còn lại nằm trong chi phí kho
bãi, giá trị gia tăng…
+ Không phải nhanh nhất là tốt nhất. Ví dụ giao hàng trước doanh nghiệp chịu chi phí lưu kho,
trộm cắp, hư hỏng….
⇒ Mục tiêu cuối cùng của Logistics: tối ưu

❖ Quá trình PT

1. Workplace logistics - Logistics tại chỗ: dòng vận động của nguyên vật liệu tại một vị trí
làm việc
→ Mục tiêu: hợp lý hoá các hoạt động độc lập của một cá nhân hay của một dây chuyền sản
xuất hoặc lắp ráp
Vd: Công ty may Nhà Bè tự đầu tư đội xe, kho bãi, vận chuyển hàng hóa trong nội bộ doanh
nghiệp.
2. Facility Logistics - Logistics cơ sở KD: dòng vận động của nguyên liệu giữa các xưởng
làm việc trong nội bộ một cơ sở sản xuất
Vd: doanh nghiệp Thaco/ Vinfast sắp xếp đưa các nguyên vật liệu từ phân xưởng này đến
phân xưởng khác trong 1 nhà máy.
3. Corporate Logistics - Logistics công ty: dòng vận động của nguyên vật liệu và thông tin
giữa các cơ sở sản xuất và các quá trình sản xuất trong một công ty.
Vd: Thaco vận chuyển các sản phẩm giữa các chi nhánh với nhau.
4. Supply chain Logistics - Logistics chuỗi cung ứng: dòng vận động của nguyên vật liệu,
thông tin và tài chính giữa các công ty trong một chuỗi thống nhất, bao trùm cả 2 cấp độ
hoạch định và tổ chức.
5. Global logistics-Logistics toàn cầu: dòng vận động của nguyên vật liệu, thông tin và tiền tệ
giữa các quốc gia.
Logistics thế hệ sau: logistics hợp tác, logistics thương mại điện tử (e- logistics) hay logistics
đối tác thứ 4.

+ LSP (logistics service provider): outsource logistics ra bên ngoài.

? Outsourcing Logistics nên hay không? → chọn giữa hai quyết định: thuê ngoài để tập
trung chuyên môn hóa các thế mạnh của công ty hay sử dụng nguồn lực sẵn có
➢ Advantage:
+ Giảm vốn đầu tư và chi phí.
(Do công ty logistics có cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ tốt, khả năng đáp ứng nhu
cầu khách hàng đa dạng với quy mô lớn nên đạt được lợi thế nhờ quy mô → chi phí
thấp)
+ Chuyên môn hóa các năng lực cốt lõi để tăng tính cạnh tranh
+ Khai thác công nghệ Logistics tiên tiến mà nhiều công ty 3PL hiện đang cung cấp →
cải thiện khả năng hiển thị, hiệu quả của quá trình trợ giúp và đáp ứng nhu cầu của
khách hàng về thông tin thời gian thực.
➢ Disadvantage:
+ Mất kiểm soát dịch vụ Logistics do quy trình nghiệp vụ bị gián đoạn → ảnh hưởng
nghiêm trọng chất lượng dịch vụ
Ví dụ: Vinamilk insource đầu vào (raw materials, sản xuất) và outsource đầu ra ⇒ đảm
bảo chất lượng sản phẩm; đầu ra đã có bao bì, container → tiết kiệm chi phí, tập trung đầu vào
và sản xuất

Inhouse or Outsource?
1. Advantages of Outsourcing
- Năng lực tổng hợp - Capacity aggregation:
+ Bên thứ ba tổng hợp nhu cầu từ các công ty khác nhau → đạt lợi thế kinh tế theo quy
mô → giảm chi phí
+ Khi nhu cầu < lượng cần để đạt lợi thế kinh tế theo quy mô
- Tổng hợp tồn kho - inventory aggregation → lợi thế kt theo quy mô đối với mua
hàng và vận chuyển.
+ Diễn ra tốt nhất khi nhu cầu của khách hàng không đồng nhất và chắc chắn → tại Mỹ
vai trò nhà phân phối ít quan trọng hơn vì sự hợp nhất trong bán lẻ và quy mô và sự dễ
dàng dự đoán về nhu cầu cho các nhà bán lẻ lớn
- Tổng hợp vận chuyển - transportation aggregation: vd UPS, FedEx, LTL là các
trung gian vận chuyển

❖ Các nhân tố dẫn đến sự phát triển Logistics:


- Thương mại hóa toàn cầu.
Ví dụ: Boeing thu mua linh kiện từ khắp nơi trên thế giới
- Sự phát triển của KHKT và công nghệ thông tin → cần các phần mềm như để tối ưu hóa quãng
đường, lưu kho…
- Chi phí vận tải thay đổi thất thường
Ví dụ năm 2020-2021, chi phí vận tải tăng phi mã nhưng không đáp ứng được → đứt gãy chuỗi
cung ứng.
- Tiết kiệm chi phí trong sản xuất đạt đến đỉnh điểm: giảm chi phí logistics
+ Lựa chọn hình thức vận chuyển khác: ví dụ chuyển từ air sang sea
+ Những mặt hàng khó vận chuyển: trái cây tươi, mặt hàng nguy hiểm (pháo hoa); súc vật sống
- Chi phí hoạt động cung ứng và phân phối còn nhiều bất cập
- Dòng sản phẩm ngày càng nhiều
- Sự quan tâm của xã hội với môi trường
- Sự phát triển của thương mại điện tử
- Tài nguyên khan hiếm
- Chính sách và luật lệ của chính phủ
- Cạnh tranh mạnh mẽ

★ Khái niệm và Đặc điểm Logistics:


- Là quá trình tối ưu hóa về vị trí - thời gian vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ
điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua
hàng loạt các hoạt động kinh tế.

⇒ Bản chất của Logistics: thỏa mãn nhu cầu khách hàng

- Đặc điểm Logistics:


● Logistics là một quá trình: Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục - liên quan mật
thiết - tác động qua lại lẫn nhau, được thực hiện khoa học - có hệ thống qua các bước:
nghiên cứu, hoạch định - tổ chức - quản lý - thực hiện - kiểm tra, kiểm soát - hoàn thiện →
Logistics xuyên suốt mọi giai đoạn, từ đầu vào đến tiêu thụ SP cuối.
● Liên quan tất cả nguồn tài nguyên / các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo ra SP/ dịch vụ
phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Nguồn tài nguyên bao gồm: vật tư, nguyên liệu,
dịch vụ, thông tin, bí quyết công nghệ…
● Tổn tại ở cả hai cấp độ: Hoạch định + Tổ chức
+ Hoạch định: vấn đề đặt ra là phải lấy nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm
hay dịch vụ ở đâu? - Khi nào? - Vận chuyển đi đâu? ⇒ Xuất hiện vấn đề vị trí
+ Tổ chức: quan tâm tới việc làm thế nào để đưa được nguồn tài nguyên/ các yếu tố
đầu vào từ điểm đầu đến điểm cuối dây chuyền cung ứng? ⇒ Vấn đề vận chuyển
và lưu trữ.

QUẢN TRỊ LOGISTICS


● Định nghĩa: Quản trị Logistics là một phần của quá trình chuỗi cung ứng, bao gồm việc lập kế
hoạch, thực hiện và kiểm soát sự di chuyển và dự trữ của các sản phẩm, dịch vụ, và các thông
tin có liên quan một cách hiệu lực và hiệu quả từ các điểm khởi nguồn đến các điểm tiêu dùng theo
yêu cầu đơn đặt hàng của khách hàng
● Mục tiêu: 7 Rights → Mục tiêu của tối ưu hóa
1. Right product:
Vd: xuất khẩu chuối đến Nhật yêu cầu phải còn xanh, nếu không đúng yêu cầu -> bắt trả hàng về
2. Right quantity
3. Right conditions: đáp ứng được thỏa thuận giao hàng của đối tác và quy cách hàng hóa
4. Right place
5. Right tỉme
6. Right cost
7. Right
? Phân biệt Chi phí kho bãi vs. Chi phí dự trữ
- Chi phí kho bãi: chi phí bảo quản hàng hóa, chi phí an ninh, phòng cháy chữa cháy,
nhân công
- Chi phí dự trữ: chi phí cơ hội → đảm bảo mức độ sẵn có của hàng hóa phục vụ khách
hàng. Nếu khách hàng chưa cần thì đó là chi phí doanh nghiệp có thể dùng gửi ngân
hàng, đầu tư khác…
- Chi phí tồn kho cao → doanh nghiệp không quay vòng tồn kho tốt → vòng quay hàng tồn
kho thấp ( ứ đọng hàng trong kho nhiều)
- Logistics → tối ưu vòng quay hàng tồn kho → học quản lý inventory.
(vòng quay hàng tồn kho cao, khi nhu cầu tăng đột biến thì không đáp ứng mức độ sẵn có
của hàng hóa đối với khách hàng → lost sale, mất khách hàng)
- Chi phí kho bãi + CP tồn trữ ~ 30%.
- Chi phí Logistics phụ thuộc vào giá trị hàng hóa và tỷ lệ nghịch với nó.
? Để tối thiểu chi phí logistics → tìm cách giảm chi phí toàn chuỗi cung ứng thay vì giảm chi phí
từng thành phần vì các thành phần có mối quan hệ với nhau.
Giảm chi phí vận tải → giao hàng chậm → khách hàng không hài lòng → tăng chi phí
dịch vụ khách hàng.
⇒ Quản trị logistics tích hợp

★ PHÂN LOẠI LOGISTICS


1. Theo phạm vi và mức độ quan trọng
- Logistics kinh doanh: là một phần của quá trình chuỗi cung ứng, nhằm hoạch định
thực thi và kiểm soát một cách hiệu quả và hiệu lực các dòng vận động và dự trữ sản
phẩm, dịch vụ và thông tin có liên quan từ các điểm khởi đầu đến điểm tiêu dùng nhằm
thoả mãn những yêu cầu của khách hàng.
- Logistics quân đội: cung cấp chi phí đạn dược cho quân đội
- Logistics sự kiện: phục vụ cho các sự kiện cần các đội hậu cần
- Logistics dịch vụ
2. Theo vị trí các bên tham gia ⇒ cách phân loại phổ biến nhiều nhất và giải
thích-cho ví dụ?
Dựa trên phạm vi hoạt động và cách vận hành logistics:
- 1PL - 1st Party Logistics: Logistics tự cấp - người chủ sở hữu sản phẩm/ hàng hóa tự
mình tổ chức và thực hiện.
Ví dụ: Một nông trại A tại Đà Lạt tự trồng rau rủ, sơ chế, đóng gói, xử lý đơn hàng và vận
chuyển trực tiếp đến chợ nông sản và cửa hàng tạp hóa.
● Đặc trưng: Chủ hàng phải đầu tư phương tiện vận tải, kho bãi, nhân công… để quản
lý & vận hành Logistics.
● Ưu điểm:
❖ Hạn chế rủi ro rò rỉ dữ liệu quan trọng cho bên hậu cần thứ 3.
❖ Tự cấp dịch vụ Logistics bất cứ thời điểm nào bằng sự chủ động cao nhất.
● Nhược điểm:
❖ Doanh nghiệp chưa mạnh về quy mô/ chưa có KN/ chất lượng nguồn nhân lực chưa
đáp ứng → gặp nhiều khó khăn → tốn kém chi phí

- 2PL - Logistics một phần: do người cung cấp dịch vụ logistics cho một hoạt động
đơn lẻ trong chuỗi cung ứng.

Vd: nông trại A thuê công ty C để vận chuyển rau đến siêu thị B. → C gọi là 2PL.
- Ưu điểm: tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển
- Nhược điểm: khó quản lý do phải điều phối các nhà vận chuyển khác nhau.

- 3PL: là người cung cấp dịch vụ thay mặt chủ hàng tổ chức thực hiện và quản lí các
dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng.
→ Tích hợp nhiều hoạt động như luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin,…
hình thành nên 1 công ty cung cấp các dịch vụ từ kho bãi, vận tải, đến dịch vụ giá trị
gia tăng.

Ví dụ: từ nông trại rau củ, nhà cung cấp 3PL chịu trách nhiệm đóng gói, bảo quản rau củ →
vận chuyển đến cửa hàng. 3PL còn đảm bảo cả về mặt số lượng, chất lượng, thời gian giao
hàng cho cả hai bên là nông trại và khách hàng. Việc của nông trại chỉ là sản xuất đủ số
lượng.
⇒ 3PL là trung gian giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ.
Ưu điểm:
+

- 4PL: network rộng lớn và thầu các dịch vụ logistics


- 5PL: có sự hỗ trợ của CNTT, Big data
3. Theo quá trình
Logistics đầu vào: các hoạt động hỗ trợ dòng nguyên liệu đầu vào từ nguồn cung cấp
trực tiếp tới công ty.
Logistics đầu ra: các hoạt động hỗ trợ dòng sản phẩm đầu ra cho tới tay khách hàng
của công ty.
Logistics ngược: Bao gồm các dòng sản phẩm, hàng hóa hư hỏng, kém chất lượng,
dòng chu chuyển ngược của bao bì đi ngược chiều trong kênh logistics.
4. Theo đối tượng hàng hóa:
Logistics hàng tiêu dùng ngắn ngày
Logistics ngành ô tô
Logistics ngành hóa chất
Logistics ngành dầu khí

- Vận tải là sự thay đổi vị trí của con người và vật phẩm trong không gian và tg.
- Trong ngoại thương, vận tải là HĐKT → thỏa mãn nhu cầu thay đổi vị trí của con người
và vật phẩm trong KG và TG. → quan tâm yếu tố kiếm tiền, thu lợi
- Đặc điểm vận tải:
+ SP vô hình (k nhìn thấy đc)
+ Mang đầy đủ đặc tính của hàng hóa (GT và GTSD)
+ Quá trình tạo ra và tiêu thụ sp gắn liền nhau.
+ Không dự trữ được nhưng dự trữ được năng lực vận tải. Vd: vận tải cuối năm nhu
cầu nhiều → thuê thêm xe, nhân lực.
→ khác biệt vận tải và sp thông thường.
- Phân loại vận tải → 6 căn cứ.
● Theo phạm vi phục vụ
+ Vận tải nội bộ: phục vụ nội bộ tổ chức
+ Vận tải công cộng: phục vụ ngoài nội bộ doanh nghiệp nhằm mục tiêu kiếm tiền
● Đối tượng phục vụ
+ Vận tải hành khách:
+ Vận tải hàng hóa:
+ Vận tải hỗn hợp
● Phạm vị HĐ:
+ Vận tải nội địa
+ Vận tải QT (thuần túy dựa theo ranh giới địa lý → khu chế xuất vẫn là nội địa)
● Khoảng cách vận chuyển (dựa theo tập quán vận tải)
+ Vận tải gần < 4000 hải lý đường biển ~ 7400km
+ Vận tải xa > 4000 hải lý đường biển
● Môi trường hoạt động
+ Vận tải thủy
+ Vận tải đường bộ (road - rail)
+ Vận tải hàng không
+ Vận tải đường ống (chuyên chở chất lỏng xăng dầu, khí đốt hóa lỏng -
● Hành trình vận chuyển
+ Đơn phương thức
+ Đi suốt: chỉ được chuyển tải từ tàu sang tàu( chỉ chuyển tải cùng PT vận tải)
+ Hỗn hợp
+ Đứt đoạn: thuê nhiều forwarder cho các phương thức vận tải khác nhau →
nhiều bộ chứng từ.
+ Đa phương thức: chỉ thuê 1 forwarder chịu trách nhiệm với chỉ 1 bộ chứng
từ vận tải
- Tác dụng của vận tải:
● Phục vụ đời sống KTXH
+ SX
+ Tiêu dùng
+ Lưu thông
+ An ninh QP
● Cầu nối các vùng miền
● Phục vụ cho du lịch QT
● Là thị trường tiêu thụ SP của các ngành KT khác (đóng tàu, chế tạo ô tô..)
● Tạo công ăn việc làm cho XH, tăng tổng SP quốc dân.

- Vận tải quốc tế


● KN: đối tượng chuyên chở vượt ra ngoài biên giới QG và điểm đầu - cuối nằm trên 2
lãnh thổ khác nhau
● Đặc điểm:
+ Nguồn luật điều chỉnh
+ Đồng tiền tính cước
+ Điểm đầu - cuối nằm ở hai QG khác nhau.
● Các hình thức:
+ Trực tiếp
+ Quá cảnh
● Tác dụng VTQT
+ Vận chuyển HH ngoại thương
+ Tăng lượng hành hóa trao đổi giữa các QG

❖ Tăng P1, P2: startup, tăng xuất khẩu, sản xuất.


❖ Đối với vận tải, có thể tác động L: giảm thời gian vận tải → tăng Q.
+ Thay đổi cơ cấu thị trường - cơ cấu hàng hóa trong buôn bán QT
❖ Cơ cấu hàng hóa: Tỷ trọng chuyên chở bằng đường biển (%) của hàng lỏng tăng
và hàng khô giảm. Vì sự phát triển công nghệ hóa lỏng khí như hidro → cơ cấu
hàng lỏng > khô
❖ Cơ cấu thị trường: từ thị trường gần -> xa.
+ Ảnh hưởng cân bằng cán cân thanh toán: với các điều kiện CIF, CFR, CPT, CIP, nhóm D
bán sp vận tải ra nước ngoài (cước vận tải) → stimulate xuất CFR/CIF, nhập FOB
Tuy nhiên mua FOB risk bị hãng tàu hủy đơn hàng → phí phạt hợp đồng cao.
+ Ảnh hưởng hiệu quả KD
CIF = C+I+F
+ Cước phí vận chuyển gồm:
● Cước phí vận chuyển (65-70% của F)
● Chi phí bao bì vận chuyển
● Chi phí xếp dỡ
● Các chi phí vận chuyển khác
+ Cước phí chiếm 8-9% CIF/ 10-15%FOB
? chi phí vận tải ảnh hưởng tới QĐ dự án KD ntn? → tính toán cộng phí vận tải và bảo hiểm ntn
để có lợi nhất (quy về 1 mối)

? bán FOB có cần quan tâm F không? -> vẫn cần so giữa các đối tác khác nhau. Bán giá CIF
tốt hơn FOB để bán đc thêm F.

- Quyền vận tải


+ Trách nhiệm tổ chức việc vận chuyển:
+ Trách nhiệm thanh toán trực tiếp cước phí
Giao hàng tại nước người bán: FOB+I+F
Giao hàng tại nước người mua:
+ Quyền thuê tàu
- Ý nghĩa giành quyền vận chuyển:
● Chủ động tổ chức chuyên chở:
+ Lựa chọn PT vận chuyển (trừ các ĐK cơ sở giao hàng bằng đường biển)
FCA cho mọi pt vận chuyển
+ Tuyến đường vận chuyển
+ Người vận chuyển
Mua FOB có thể tự thuê tàu
Mua CIF: rủi ro tàu xấu, mất hàng…
? mua CIF/ CFR có yên tâm hơn FOB hay không? → CIF, CFR chuyển rủi ro khi hàng đặt lên
tàu → chủ động thuê người chuyên chở uy tín
● Tăng khả năng sử dụng đội tàu trong nước
+ Tiết kiệm chi ngoại tệ
+ XK SP vận tải và bảo hiểm
+ PT đội tàu quốc gia
+ Tạo ra những việc làm mới, thu nhập mới ( dv giao nhận , BH, kho bãi..)
● Chủ động và trực tiếp tg vào thị trường XK
● Giành quyền về vận tải tạo đk sd dv vận tải giao nhận trong nước
→ tăng thu ngoại tệ , cải thiện cán cân thương mại

2F, 2C phù hợp đường biển và còn lại đa phương thức


E, F -> người mua
C,D người bán
5. Một số trường hợp không nên giành quyền vận tải
Trường hợp 1: khó thuê hoặc không thuê được phương tiện VT (thiếu ngoại tệ, không biết cách
thuê, cước phí tăng so với t/gian ký HĐMB)
Trường hợp 2: Sự chênh lệch giữa giá FOB và giá CFR, giá FCA và giá CPT là không có lợi
Trường hợp 3: quá cần bán hoặc quá cần mua một loại hàng nào đó trong khi đối phương muốn
dành quyền vận tải
Trường hợp 4: do luật pháp từng nước hay phong tục tập quán của cảng

Không thuê được → theo quy định tập quán (vd 100% mua dầu thô tại Alaska phải dùng tàu Mỹ)

Câu hỏi cuối chương


Logistics là gì
- Mục tiêu
- Cách phân loại
- Có 9 loại hàng nguy hiểm
- Theo quan điểm trước đây chi phí Logistics bao gồm:
- Kho bãi và dự trữ ~30%
- Chi phí vận tải > 60%

CHƯƠNG 2: VẬN TẢI BIỂN VÀ THUÊ TÀU


Vận tải đường thủy ~ 70% hàng hóa chuyên chở.
- 2,168 triệu: tổng trọng tải toàn phần của đội tàu
- 11,04 tỷ tấn hàng hóa được chuyên chở bằng đường biển hằng năm
- Main bulk: hàng thô rời không đóng trong bao được vận chuyển chính bằng đường biển, bao
gồm: than, quặng sắt, ngũ cốc
- VN vận chuyển nhiều hàng ngũ cốc, quặng, mangan ..
- Độ tuổi tàu trung bình thế giới 5–9; ở VN độ tuổi trung bình của tàu là 15-16 tuổi, còn tùy thuộc
vào loại tàu → ảnh hưởng đến đội tàu quốc gia. Tuổi càng lớn càng ảnh hưởng đến tốc độ, môi
trường → nên xây dựng đội tàu trẻ.
- Nơi sở hữu đội tàu lớn nhất: Nhật, Nauy, …
- Châu Á đối với chủ tàu; đối với đội tàu bất lợi có nhiều sự cạnh tranh.
I. VẬN TẢI BIỂN
1. Dịch vụ vận tải biển và hỗ trợ vận tải biển
- Đội tàu muốn trở thành đội tàu quốc gia: VIMC
-
2. Tình hình DNVN hiện nay
❖ Tự đổi mới
❖ Tăng vốn
❖ Chuẩn bị cạnh tranh
Trở thành các cánh tay nối dài của những hàng tàu lớn - Feeder (các hãng tàu đi gom hàng ở
nhánh
Các cảng tàu lớn: Singapore
❖ Được sự giúp đỡ của bộ ngành liên quan
- Đội tàu là fleet of vessel → cơ sở để cạnh tranh.
- 10 hãng tàu lớn nhất của thế giới chiếm 90% thị phần. → sự cạnh tranh rất lớn đối với các đội tàu
nhỏ →
II. CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA XNK BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
- ships/ vessel: ship’s particular
- Port: trang thiết bị
? câu hỏi phụ: Đưa hình ảnh thông tin của 1 tàu → đọc các thông tin: Link
- Thuê tàu chợ ~ đi xe buýt
- Thuê tàu chuyến ~ cho phép share 2,3 chỗ ~ taxi
→ trả tiền theo khối lượng hàng, điểm đầu-cuối.
- Thuê định hạn ~ thuê trong 1 khoảng thời gian nhất định và tài xế
- Thuê tàu trần ~ chỉ thuê tàu không có đội ngũ thuyền viên (chủ yếu ngân hàng/ chủ nợ cho thuê)
- Trừ tàu chợ chỉ yêu cầu B/L, còn lại cần hợp đồng thuê tàu.
1. Đặc điểm của vận tải biển

★ Ưu nhược điểm của phương thức vận tải biển:


❖ Ưu điểm:
- Năng lực chuyên chở lớn
- Tuyến đường hình thành tự nhiên: chi phí xây dựng, duy tu, bảo dưỡng không có ngoài việc xây dựng
cảng biển, kênh đào => hình thành tuyến hàng hải. Kênh đào Panama, Suez
(tuy nhiên chi phí cảng, tàu rất lớn)
- Phạm vi hoạt động lớn, khả năng thông qua cao.
(¾ là biển, cách 200 hải lý của hải phận quốc gia thì có thể tự do di chuyển)
- Sử dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật (container, phương tiện xếp dỡ 30-40 TEU/h)
(Thời gian xếp dỡ càng giảm. Một tàu container tối đa ở cảng ~ 1.5 - 2 ngày → phương tiện xếp dỡ ở
cảng hiện đại)
- Giá thành rẻ: Chi phí cho 1 đơn vị vận chuyển thấp
(Rẻ hơn đa số phương thức khác, chỉ đắt hơn đường ống)
- Thích hợp với hầu hết các loại hàng:
+ góc độ kinh tế ⇒ vận chuyển các loại hàng từ giá trị cao (như quần áo), trung bình tới thấp.

Cách phân biệt các loại hàng giá trị → thu cước dựa trên giá trị.
+ góc độ kỹ thuật ⇒ phù hợp với tất cả các loại hàng như OOG (vd: quạt gió,
❖ Nhược điểm:
- Phụ thuộc điều kiện thiên nhiên:
+ Địa hình lòng biển
+ Thời tiết, khí hậu (băng, bão tuyết….)
- Tần suất khai thác thấp
(Ít chuyến, một năm khai thác từ 3-4 chuyến)
- Tốc độ chậm → nhược điểm lớn nhất.
(ví dụ từ VN qua châu Âu khoảng 1 tháng → không phù hợp perishable cargo - hàng dễ hỏng.
Tàu có thời gian đi nhanh nhất là tàu khách.
Tàu chậm nhất - tàu chở dầu thô )

1.1. Khái niệm (điều 73 – Bộ luật Hàng Hải VN năm 2015)


“Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ
tầng, lắp đặt trang thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách
và thực hiện dịch vụ khác?. Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc
nhiều cầu cảng.”
+ Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng,
trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công
trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị.
+ Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng,
vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa
tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ
khác.
? dịch vụ khác là?
+ Lưu kho bãi.
+ Neo đậu các tàu khác (ví dụ có bão tàu phải neo đậu).
+ Tiếp nhiên liệu cho tàu. (vd cảng Singapore ở khu vực ĐNA)
+ Tiếp lương thực
+ Vệ sinh tàu (ví dụ chuyển từ hàng than sang gạo)
- Trạm hoa tiêu ở Vũng Tàu. khi tàu đến trạm hoa tiêu xem như đến vùng cảng tại
TP.HCM.

CHỨC NĂNG CỦA CẢNG BIỂN


Điều 76 – Bộ luật HH Việt Nam – 2015:
1. Cung cấp dịch vụ hỗ trợ tàu thuyền đến, rời cảng.
2. Cung cấp phương tiện, thiết bị và nhân lực cần thiết cho tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón
trả hành khách.
3. Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hóa trong cảng.
4. Đầu mối kết nối hệ thống giao thông ngoài cảng biển.
5. Là nơi để tàu thuyền trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch vụ cần thiết trong
trường hợp khẩn cấp.
6. Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu thuyền, người và hàng hóa

1.3 Phân loại cảng biển


➢ Cảng biển được phân loại như sau: (Điều 75 – Bộ luật HHVN) - Căn cứ vào quy mô
a) Cảng biển đặc biệt là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc tế hoặc cảng cửa ngõ quốc tế;
b) Cảng biển loại I là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước hoặc liên vùng;
c) Cảng biển loại II là cảng biển có quy mô vừa phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng;
d) Cảng biển loại III là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
→ phân chia dựa trên quy mô
Việt Nam có 2 cảng đặc biệt là Cái Mét và Đình Vũ
Có 11 cảng biển loại 1: cảng TP. HCM, Nghệ An, Bình Định, Đà Nẵng
7 cảng loại 2: Trà Vinh, Đồng Tháp, Huế, Bình Thuận
14 cảng loại 3: Bình Dương
➢ Căn cứ vào mục đích sử dụng:
- Cảng thương mại: dành cho tàu hoạt động vì mục đích thương mại.
+ Cảng bách hóa: cảng xếp dỡ hàng bách hóa → tiếp nhận nhiều loại tàu. Ví dụ: Cảng Nhà Rồng
- Khánh Hội.
+ Cảng than: Các cảng phục vụ các tàu chở than. → Quảng Ninh, Tân Cảng TP.HCM

+ Cảng dầu: phục vụ các tàu chở dầu → BTSC


+ Cảng hóa chất → chuyên xếp dỡ lưu trữ mặt hàng hóa chất như: dầu
+ Cảng container → Cát Lái, VICT Quận 7
- Cảng quân sự: do bộ quốc phòng đứng đầu và xây dựng
- Cảng cá →
- Cảng trú ẩn
➢ Căn cứ vào phạm vi phục vụ:
- Cảng nội địa (Inland port): phục vụ tàu biển chạy các tuyến nội địa.
Ví dụ:
- Cảng quốc tế (International port): Phục vụ tàu biển chạy các tuyến quốc tế.
Vd: Cát Lái.
- Cảng cạn (Dry port) là một khu vực/công trình kết nối đa phương thức vận tải nằm trong nội
địa. ⇒ các ICD (Inland Clearance Depot) - Điểm thông quan trong nội địa. Có khoảng 6 cụm
ICD.

- Sea Port:

- Berth: cầu tàu


- Pier: đối với tàu khách/ tàu dầu thuận tiện hơn, không thể vào cảng vì mớn nước của cảng thấp
hơn mớn nước của tàu

- Quay

NÊU CÁC TRANG THIẾT BỊ CẢNG BIỂN?


● Nhóm 1: Thiết bị phục vụ tàu ra vào, neo đậu: cầu tàu, luồng lạch, kè, đập chắn sóng, phao,
trạm hoa tiêu, hệ thống thông tin, tín hiệu....
● Nhóm 2: Trang thiết bị phục vụ vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa: cần cẩu các loại, xe nâng
hàng, máy bơm hút hàng rời, hàng lỏng, băng chuyền, ô tô, đầu kéo máy, Chassis, Container,
Pallet.... (cảng Singapore 150 cẩu bờ)
● Nhóm 3: Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ bảo quản, lưu kho hàng hóa: hệ thống kho, bãi,
kho ngoại quan, bể chứa dầu, bãi container (CY), bãi đóng gói hàng rời (CFS), bể chứa dầu,
thiết bị di chuyển hàng hóa trong kho...
● Nhóm 4: Hệ thống đường giao thông trong cảng: từ kho ra cảng, hệ thống đường nối với
mạng giao thông trong nước: bãi ô ô, nhà ga, hệ thống luồng lạch sông đi sâu vào đất liền.
● Nhóm 5: Thiết bị phục vụ việc điều hành, quản lý tàu bè và công tác hành chính (nhà cửa,
phòng ban, máy tính, hệ thống thông tin, tín hiệu.....)
? Cơ sở vật chất kỹ thuật cho bảo quản lưu kho ở cảng có thể có những kho bãi (kho lộ thiên)
nào? → Bãi xuất (gần cầu tàu nhất) - bãi nhập (xa cầu tàu 1 chút), bãi rỗng (sâu bên trong), bãi lạnh
(có ổ cắm điện)

1.5 Các chỉ tiêu hoạt động của cảng biển


❖ Số lượng tàu hoặc tổng dung tích đăng ký (GRT) hoặc trọng tải toàn phần (DWT) ra vào cảng
trong một năm. → càng nhiều thì cảng hoạt động càng tốt → doanh thu nhiều
❖ Số lượng tàu có thể cùng tiến hành xếp dỡ trong cùng một thời gian. Chỉ tiêu này
phụ thuộc vào số lượng cầu cảng, số lượng phương tiện xếp dỡ → trang thiết bị, cầu
tàu nhiều
❖ Khối lượng hàng hóa xếp dỡ trong một năm: phản ảnh độ lớn, mức độ hiện đại, công suất xếp
dỡ của một cảng

HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM


Hiện nay, cả nước có 45 cảng biển đang hoạt động trong đó: 02 cảng biển loại IA (cảng cửa ngõ quốc
tế); 12 Cảng biển loại I (cảng tổng hợp đầu mối khu vực); 18 cảng biển loại II (cảng tổng hợp địa
phương) và 13 cảng biển loại III (cảng dầu khí ngoài khơi). Tổng số bến cảng của hệ thống cảng biển là
251 bến cảng với khoảng 88km chiều dài cầu cảng và 18 khu neo đậu, chuyển tải, tổng công suất thiết
kế khoảng 543.7 triệu tấn hàng/năm.
+ Cảng Cần Giờ đang muốn thành cảng trung chuyển

2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải biển

3. Phương thức thuê tàu chợ


- Tàu chợ là tàu container: không thuê → book chỗ tàu chợ
- Không có hợp đồng thuê tàu chợ → chỉ dựa trên 1 chứng từ Bill of lading.
- charterparty
4. Phương thức thuê tàu chuyến (voyage chartering/ tramp)
-

5. Phương thức thuê tàu định hạn (time chartering) và thuê tàu trần (bareboat chartering)
→ đều trả tiền dựa trên thời gian (tính theo ngày/ nửa tháng)

You might also like