You are on page 1of 9

PHẦN I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH

1.1 Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và hoạt động logistics

1.1.1 Chuỗi cung ứng và các thành viên của chuỗi cung ứng

1.1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng

- Chuỗi cung ứng là một hệ thống tổ chức, con người, các nguồn lực, thông tin, các hoạt
động....liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay nhà sản
xuất đến người tiêu dùng

- “Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) là điều chỉnh thượng nguồn (những nhà cung cấp) và
hạ lưu (những khách hàng) để phân phối những giá trị tốt nhất với chi phí thấp nhất có
thể cho khách hàng.”

1.1.1.2 Các bộ phận cấu thành và thành viên của chuỗi cung ứng

Các bộ phận của chuỗi cung ứng (3 bộ phận)

▪ Thượng nguồn (upstream supply chain)

• Bao gồm các hoạt động giữa nhà sản xuất và các nhà cung cấp của họ (có thể là các nhà
sản xuất khác, các nhà lắp ráp…) và cả những nhà cung cấp của các nhà cung cấp (lớp 2).
• Trong phần thượng lưu của chuỗi cung ứng, hoạt động chủ yếu là mua sắm
(procurement)

▪ Trung lưu (internal supply chain): Bao gồm tất cả các hoạt động bên trong công ty để
chuyển các đầu vào thành các đầu ra, các hoạt động chủ yếu là quản lý thu mua, sản xuất
và quản lý hàng lưu kho.
▪ Hạ lưu (downstream supply chain): Phần này bao gồm tất cả các hoạt động nhằm phân
phối sản phẩm đến khách hàng cuối cùng.

1.1.1.3 Mô hình chuỗi cung ứng


1.1.2 Hoạt động logistics và vai trò của hoạt động logistics

1.1.2.1 Khái niệm hoạt động logistics và quản lý hoạt động logistics

a. Hoạt động của Logistics


Logistics là khâu trung gian để đưa hàng hoá (sản phẩm hoặc dịch vụ) đến tay người tiêu
dùng nhanh nhất. Nó sẽ bao gồm các hoạt động vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý
đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho, hoạch định cung
cầu. Ngoài ra Logistics cũng sẽ kiêm luôn việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, lập
kế hoạch sản xuất, đóng gói sản phẩm, dịch vụ khách hàng.

b. Hoạt động của Quản lý chuỗi cung ứng


Quản lý Chuỗi cung ứng là sự phối hợp của sản xuất – tồn kho – địa điểm và vận chuyển
nhằm đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường. Quản lý chuỗi cung
ứng bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần gồm lập kế hoạch và quản lý tất cả các
hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng và thu mua, bao gồm tất cả hoạt động
Logistics.

1.1.2.2 Vai trò của hoạt động logistics


 Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC-Global Value
Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các
hoạt động kinh tế. Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ,đặc
biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được
các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác
nhau của chiến lược doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và
địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp.

 Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản
xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu,phụ kiện, … tới sản phẩm cuối
cùng đến tay khách hàng sử dụng.

 Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh
doanh: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều bài
toán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả để
bổ sung nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, khi bãi
chứa thành phẩm,bán thành phẩm,… Để giải quyết những vấn đề này một cách có
hiệu quả không thể thiếu vai trò của logistics vì logistics cho phép nhà quản lý
kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí
phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian - địa
điểm (just in time): Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận
động của chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu
cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận. Đồng thời, để tránh hàng tồn kho,doanh
nghiệp phải làm sao để lượng hàng tồn kho luôn là nhỏ nhất. Kết quả là hoạt động
lưu thông nói riêng và hoạt động logistics nói riêng phải đảm bảo yêu cầu giao
hàng đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khống chế lượng hàng
tồn kho ở mức tối thiểu. Sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt
chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với vận tải giao nhận,
làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, nhưng đồng thời
cũng phức tạp hơn.

1.2 Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh

1.2.1 Lợi thế cạnh tranh về chi phí

Các chuyên gia nghiên cứu trong thế chiến II và nhóm tư vấn Boston đưa ra đường cong
kinh nghiệm như sau:

 Lợi thế về chi phí giúp doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có giá thấp hơn.
 Để giảm chi phí, ta có thể tăng khối lượng SP, hàng hóa bán ra, tăng thị phần…
nhưng không thể cứ tăng lên tùy tiện. Logistics và chuỗi cung ứng có thể tăng hiệu
suất và năng suất sản xuất góp phần giảm giá thành sản phẩm đơn vị.
 Cơ hội cạnh tranh thông qua chi phí logistics:

✓ Sử dụng hết công suất máy móc

✓ Sử dụng tốt vòng quay tài sản

✓ Thực hiện chuỗi cung ứng đồng bộ


1.2.2 Lợi thế cạnh tranh về giá trị

 Lợi thế về giá trị mang lại sự khác biệt.


 Khách hàng nói họ mua “lợi ích” chứ không phải hàng hóa.
 Giá trị gia tăng nằm trong vật liệu, công nghệ áp dụng để sản xuất, tay nghề của
nhà sản xuất…Các giá trị gia tăng quan trọng nữa đó là dịch vụ: Đúng giờ, đúng
lúc, đúng địa điểm, đúng số lượng, đúng giá cả... và rất nhiều dịch vụ khác sau bán
hàng.
 Khách hàng ngày càng quan tâm đến dịch vu của các công ty như thời gian giao
hàng, thời gian vận chuyển, thời gian từ lúc đặt hàng đến khi hàng làm xong… là
những con đường có thể giúp doanh nghiệp dịch chuyển nhóm “hàng thường”
(commodity market) thành hàng có “chất lượng cao” hơn nằm trong góc dịch vụ
tốt hơn (service leader) hay hàng có giá cạnh tranh cao “chi phí tốt hơn (cost
leader).
 Cơ hội cạnh tranh thông qua giá trị logistics

✓ Dịch vụ tốt

✓ Độ tin cậy cao

✓ Đáp ứng nhanh chóng

1.3 Vấn đề giành lợi thế cạnh tranh đối với chuỗi cung ứng thông qua hoạt động
logistics

- Các yếu tố tác động đến môi trường cạnh tranh

▪ Luật cạnh tranh mới.

✓ Sự khác biệt cơ bản ở đây là cạnh tranh với nhau bằng chuỗi cung ứng.

✓ Theo lời của Jorma Ollila, Chủ tịch quá cố và CEO của Nokia đại ý như sau: Phương
thức và kinh nghiệm của Nokia làm cho họ luôn luôn dẫn đầu trong nền công nghiệp
phức tạp.

✓ Trên thị trường ngày nay, các tiêu chí giành được đơn hàng có nhiều khả năng dựa trên
dịch vụ hơn là dựa trên sản phẩm.

▪ Toàn cầu hóa công nghiệp.

✓ Nguyên liệu có nguồn gốc toàn cầu.

✓ Sản phẩm sản xuất và bán trên toàn cầu…

▪ Áp lực giảm giá Nguyên nhân giảm giá đến từ:


✓ Cạnh tranh toàn diện

✓ Do có những đối thủ được hỗ trợ với sản xuất CP thấp.

✓ Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc

✓ Do loại bỏ các rào cản thương mại, bãi bỏ quy định.

✓ Do Internet phát triển và được sử dụng so sánh giá cả.

▪ Khách hàng nắm giữ quyền kiểm soát

 Khách hàng đòi hỏi về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nguồn chính của giá trị gia
tăng là thông qua dịch vụ khách hàng.
 Dịch vụ khách hàng có thể được định nghĩa là quy định nhất quán về thời gian và
địa điểm tiện ích. Nói cách khác, các sản phẩm không có giá trị cho đến khi chúng
nằm trong tay của khách hàng tại thời điểm và địa điểm yêu cầu.

- Nguyên tắc 4Rs cho nhà quản lý chuỗi cung ứng

▪ Đáp ứng (Responsiveness): Ngày nay, cạnh tranh dựa trên thời gian (JIT) là tiêu chuẩn
để đánh giá dịch vụ, sự lanh lẹ (agility) là trọng tâm.

▪ Độ tin cậy (Reliability): Các quy trình không đáng tin cậy tạo ra sự không chắc chắn và
thay đổi. Thiếu tầm nhìn làm tăng thêm sự không chắc chắn.

▪ Khả năng phục hồi (Resilience): Ngày nay, thị trường hỗn loạn và biến động, đòi hỏi
các chuỗi cung ứng có khả năng đối phó với những điều không mong muốn và không có
kế hoạch.
▪ Mối quan hệ (Relationship): Khi chuỗi cung ứng trở nên phức tạp hơn, khi thuê ngoài
gia tăng sự phụ thuộc vào nhà cung cấp, thì nhu cầu quản lý mối quan hệ nhà cung cấp-
KH cần nâng tầm đối tác mang lại lợi ích cho cả hai (win- win solution)

You might also like