You are on page 1of 15

ĐẶNG ANH QUÂN – A20115 Số điện thoại: 0969 887 865

Buổi 3. TCDN
Ở buổi 2 TCDN đã học về 7 bước đầu tiên về lập báo cáo kết quả kinh doanh
Bước 1: Doanh thu
Bước 2: Giảm trừ doanh thu
Bước 3: Doanh thu thuần = Doanh thu – giảm trừ doanh thu
Bước 4: Giá vốn hàng bán
Bước 5: Lãi gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
Bước 6: Chi phí hoạt động
Bao gồm (Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, khấu hao tài sản cố định)
 Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đề bài thường cho sẵn theo kiểu = %  các
bước đã tính được ở trên.
 Khấu hao tài sản cố định; chi phí khấu hao tài sản cố định (DEP)
Bước 7: Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) = Bước 5 (lãi gộp) – Bước 6 (chi phí hoạt động)

BẮT ĐẦU BUỔI 3 TCDN


Bước 8: Thu nhập khác = Thu khác – Chi khác
Thu khác Chi khác
- Chiết khấu thanh toán được hưởng từ người bán - Chiết khấu thanh toán cho khách hàng được hưởng
(do công ty thanh toán sớm cho người bán) (do khách hàng thanh toán sớm cho công ty) thuộc
thuộc về thu khác về chi khác

- Giá thanh lý (giá bán) tài sản cố định - Chi phí thanh lý (chi phí bán) tài sản cố định
- Giá trị còn lại của TSCĐ bị bán đi = Nguyên giá của
TSCĐ bị bán đi – Khấu hao lũy kế của TSCĐ bị bán đi

- Lãi từ đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn


(đọc đề nhìn thấy công ty đầu tư hay mua chứng
khoán và nhìn thấy lãi suất đầu tư chứng khoán)
Tính tương tự dep bước 6 trong buổi 2
- Lãi từ chênh lệch bán chứng khoán ngắn hạn, - Lỗ từ chênh lệch bán chứng khoán ngắn hạn, dài
dài hạn hạn

- Lãi phải trả từ đi vay Tính tương tự dep bước 6


trong buổi 2

1
ĐẶNG ANH QUÂN – A20115 Số điện thoại: 0969 887 865
- Lãi từ đầu tư (mua) trái phiếu Tính tương tự - Lãi phải trả cho trái phiếu (phát hành trái phiếu)
dep bước 6 trong buổi 2 dựa trên mệnh giá, thời Tính tương tự dep bước 6 trong buổi 2 dựa trên
gian và lãi suất đầu tư thuộc phần thu khác mệnh giá, thời gian và lãi suất phải trả từ phát
bước 8 hành thuộc phần chi khác bước 8
- Lãi từ chênh lệch bán trái phiếu - Lỗ từ chênh lệch bán trái phiếu
Dấu (-) thứ 2 ở bên thu khác và dấu trừ thứ 2, 3 ở bên chi khác ở bảng trên dùng để tính
ra Thu nhập từ thanh lý TSCĐ = Giá bán (Giá thanh lý) TSCĐ – giá trị còn lại TSCĐ – chi
phí bán (chi phí thanh lý TSCĐ)
 Thu nhập từ thanh lý TSCĐ > 0 => lãi từ thanh lý TSCĐ
 Thu nhập từ thanh lý TSCĐ < 0 => lỗ từ thanh lý TSCĐ
 Thu nhập từ thanh lý TSCĐ = 0 => hòa vốn từ thanh lý TSCĐ

VD: 11. Ý c. Nguyên giá của tài sản cố định đầu năm 2014 là 5.000 triệu, khấu hao lũy kế
1.000 triệu, tỷ lệ khấu hao đều là 10%. Ngày 31/3, công ty bán 1 TSCĐ có nguyên giá là 300
triệu, khấu hao lũy kế 100 triệu, giá bán (giá thanh lý) 230 triệu, chi phí bán (chi phí thanh lý)
50 triệu. Yêu cầu tính thu nhập từ thanh lý từ bán TSCĐ? Cho biết biết lãi hay lỗ?
GIẢI:
Thu nhập từ thanh lý TSCĐ = Giá bán (Giá thanh lý) TSCĐ – giá trị còn lại TSCĐ – chi phí
bán (chi phí thanh lý TSCĐ)
Giá bán (Giá thanh lý) TSCĐ = 230 tr
giá trị còn lại TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ bị bán đi – Khấu hao lũy kế của TSCĐ bị bán đi
 giá trị còn lại TSCĐ =300 tr – 100 tr = 200 tr
chi phí bán (chi phí thanh lý TSCĐ) = 50
Thực sự thì thi chúng ta làm 1 dòng là ra:
Thu nhập từ thanh lý TSCĐ = 230 – 200 – 50=-20 < 0 => lỗ từ thanh lý TSCĐ là 20 triệu.

Viết giấy: 0,5 điểm


Thu nhập từ thanh lý TSCĐ = 230 – (300 - 100) – 50= -20 < 0
=> lỗ từ thanh lý TSCĐ là 20 triệu

Nếu đề bài cho thời gian khấu hao thì:


giá trị còn lại = (nguyên giá / số năm khấu hao đều) * số năm sử dụng còn lại
Dep trong 1 năm

2
ĐẶNG ANH QUÂN – A20115 Số điện thoại: 0969 887 865
Đề thi: thuộc đề 10 Câu 6 (0,5 điểm): Xác định lãi (lỗ) từ thanh lý tài sản cố định biết nguyên
giá tài sản cố định trong năm là 2.000, đã khấu hao 3 năm. Tài sản cố định khấu hao đều
trong 5 năm. Giá bán tài sản cố định là 1.000, chi phí thanh lý là 20. GIẢI:
Thu nhập từ thanh lý TSCĐ = Giá bán (Giá thanh lý) TSCĐ – giá trị còn lại TSCĐ – chi phí
bán (chi phí thanh lý TSCĐ)
Dep trong 1 năm = nguyên giá / số năm khấu hao đều = 2000 / 5 = 400
gtcl = 400 * 2 = 800
Thu nhập từ thanh lý TSCĐ = 1.000 – 800 – 20 = 180 > 0 => lãi thanh lý tscd = 180

Viết giấy thi thì chỉ cần 1 dòng:


Thu nhập từ thanh lý = 1000 – (2000 / 5 * 2) – 20 = 180 > 0
=> lãi thanh lý tscd = 180

đôi khi đề bài không cho thời gian khấu đều mà chỉ cho tỷ lệ khấu hao đều khi đó:
tỷ lệ khấu hao đều = 1 / thời gian khấu hao đều

Đôi khi Dep trong 1 năm của tài sản cố định mà không có mua thêm hay bán bớt tscd thì
Dep trong 1 năm = nguyên giá * tỷ lệ khấu hao đều.
Trong đó: tỷ lệ khấu hao đều = 1 / thời gian khấu hao đều
VD: Xác định lãi (lỗ) từ thanh lý tài sản cố định biết nguyên giá tài sản cố định trong năm là
2.000, đã sử dụng được 3 năm. Tỷ lệ khấu hao đều là 20%. Giá bán tài sản cố định là 1.000,
chi phí thanh lý là 20.
có: Tỷ lệ khấu hao đều = 20% = 1 / thời gian khấu hao đều
=> thời gian khấu hao đều = 1 / 20% => thời gian khấu hao đều = 5 năm
cách 1: Dep trong 1 năm = nguyên giá * tỷ lệ khấu hao đều = 2000 * 20% = 400
=> giá trị còn lại = 400 * (5-3) = 800
=> Thu nhập từ thanh lý TSCĐ = 1.000 – 800 – 20 = 180 > 0 => lãi thanh lý tscd = 180

VD: Xác định lãi (lỗ) từ thanh lý tài sản cố định biết nguyên giá tài sản cố định trong năm là
2.000, đã sử dụng được 3 năm. Tỷ lệ khấu hao đều là 20%. Giá bán tài sản cố định là 1.000,
chi phí thanh lý là 20.
Khấu hao lũy kế = 2000 * 20% * 3 = 1200
gtcl = 2000 – 1200 = 800

3
ĐẶNG ANH QUÂN – A20115 Số điện thoại: 0969 887 865
tiền thanh ký tscd = 1000 – 800 – 20 = 180 > 0 => lãi từ thanh lý tscd

có: Tỷ lệ khấu hao đều = 20% = 1 / thời gian khấu hao đều
=> thời gian khấu hao đều = 1 / 20% => thời gian khấu hao đều = 5 năm
cách 2:
giá trị còn lại = (nguyên giá / số năm khấu hao đều) * số năm sử dụng còn lại
Dep trong 1 năm
giá trị còn lại = (2000 / 5) * (5-3) = 800
=> Thu nhập từ thanh lý TSCĐ = 1.000 – 800 – 20 = 180 > 0 => lãi thanh lý tscd = 180

khi tính lãi đầu tư chứng khoán thì dựa trên 3 yếu tố là: mệnh giá chứng khoán, thời gian
nắm giữ và lãi suất đầu tư.

còn có các khoản lãi lỗ từ bán chứng khoán = chênh lệnh giữa giá
bán thị trường ở hiện tại và giá mua ban đầu (đôi khi đi kèm với
các chi phí bán, chi phí mua)

 LƯU Ý: Khi tính lãi từ đầu tư chứng khoán ngắn hạn hoặc dài hạn thì bao giờ cũng tính trên
mệnh giá (giá trị ghi sổ) không quan tâm đến các giá phát hành, giá thị trường.
Đồng Việt Nam tiền mặt có sức mua lớn nhất hiện tại là 500.000 đồng
Thì cái con số ghi trên giấy tờ là mệnh giá (500.000 đồng)
VD12: (về tính lãi từ đầu tư chứng khoán) Ngày 1/1, công ty đầu tư (mua) 1.000 triệu chứng
khoán với lãi suất đầu tư chứng khoán là 12%/năm. Vào ngày 30/9, công ty đầu tư thêm (mua thêm)
200 triệu chứng khoán nữa. Tính lãi đầu tư chứng khoán của công ty?
Giải:
Mệnh giá Thời gian Lãi suất đầu tư
1.000 1/1  30/9 = 1/10 => 9 tháng 12%
1.000 + 200 = 1.200 30/9  31/12 => 3 tháng 12%
1.000∗12 %∗9 1.200∗12 %∗3
=> lãi đầu tư chứng khoán =
12
+ 12
~…

4
ĐẶNG ANH QUÂN – A20115 Số điện thoại: 0969 887 865
còn có các khoản lãi lỗ từ bán chứng khoán = chênh lệnh giữa giá
bán thị trường ở hiện tại và giá mua ban đầu (đôi khi đi kèm với
các chi phí bán, chi phí mua)
Mở rộng tiếp về lãi hoặc lỗ từ bán chứng khoán (gần tương tự
như lãi hoặc lỗ từ bán TSCĐ)
Lấy luôn VD12 biết vào thời điểm 31/12 bán đi toàn bộ lượng chứng khoán đang nắm giữ với số
tiền là 1.500 tr với chi phí bán là 50 tr => lãi từ bán chứng khoán = 1.500  1.200 – 50 = 250 tr
Lấy luôn VD12 biết vào thời điểm 31/12 bán đi toàn bộ lượng chứng khoán đang nắm giữ với số
tiền là 1.000 tr với chi phí bán là 50 tr => lỗ từ bán chứng khoán = 1.000 - 1.200 – 50 = -250 tr

Lãi vay phải trả cho ngân hàng (cho vào phần chi khác của bước 8) dựa trên 3 yếu tố: gốc vay, thời
gian vay và lãi suất vay.
VD13: (về tính lãi vay ngân hàng phải trả trong năm) Vào ngày 1/1, công ty đi vay ngân
hàng 500 triệu với lãi suất vay 15%/năm. Vào ngày 1/6 công ty trả 200 triệu gốc vay cho ngân
hàng. Tính lãi vay trong năm và gốc vay cuối năm của công ty?
Gốc vay Thời gian vay Lãi suất vay
500 1/1  1/6 => 5 tháng 15%
500 – 200 = 300 31/5 = 1/6  31/12 => 7 tháng 15%

500∗15 %∗5 300∗15 %∗7


 lãi vay trong năm = 12 + 12 ~…
 gốc vay cuối năm của công ty là 300 triệu

VD14: (về lãi đầu tư trái phiếu được nhận) Ngày 1/1, công ty đầu tư (mua) 400 triệu trái phiếu
với lãi suất đầu tư trái phiếu là 9%/năm. Vào ngày 1/5, công ty đầu tư thêm (mua thêm) 200 triệu
trái phiếu nữa. Tính lãi đầu tư trái phiếu của công ty?
Mệnh giá Thời gian Lãi suất đầu tư
400 1/1  1/5 => 4 tháng 9%

400 + 200 = 600 30/4=1/5  31/12 => 8 tháng 9%


400∗9 %∗4 600∗9 %∗8
 lãi đầu tư trái phiếu = 12 + 12 ~…

5
ĐẶNG ANH QUÂN – A20115 Số điện thoại: 0969 887 865
VD15: (về lãi phát hành trái phiếu phải trả) Vào ngày 1/1, công ty đi vay bằng phát hành
800 triệu đồng trái phiếu với lãi suất vay trái phiếu 16%/năm. Vào ngày 1/9 công ty trả 300 triệu
đồng trái phiếu. Tính lãi vay từ phát hành trái phiếu trong năm của công ty?
Mệnh giá Thời gian Lãi suất phải trả
800 1/1  1/9 => 8 tháng 16%

800 - 300 = 500 31/8=1/9  31/12 => 4 tháng 16%


800∗16 %∗8 500∗16 %∗4
lãi trái phiếu phải trả =
12
+ 12
~…

VD thêm về đầu tư chứng khoán và các khoản lãi lỗ từ bán chứng khoán
a.: Xác định lãi lỗ khi công ty bán trái phiếu đầu tư với mệnh giá trái phiếu là 5.000; lãi suất
12%/năm. Giá mua là 4.800, chi phí mua là 100. Giá bán trái phiếu là 6.000, chi phí bán là 200.
Phân tích đề: lãi từ bán tp = (6000 - 200) – (4800 + 100) = 900
giải thích:
Đề chỉ yêu cầu tính lãi ; lỗ từ bán trái phiếu nên mệnh giá trái phiếu là 5.000; lãi suất
12%/năm ko có tác dụng vì chúng được sử dụng để tính ra lãi đầu tư trái phiếu
Giá mua là 4.800, chi phí mua là 100. Giá bán trái phiếu là 6.000, chi phí bán là 200 mới
dùng để tính ra lãi; lỗ từ bán trái phiếu
Số tiền thực bỏ ra mua = Giá mua là 4.800 + chi phí mua là 100 = 4.900 Lưu ý: Mua thì chi phí
đi cùng sẽ cộng vào.
Số tiền thực bán đi = Giá bán trái phiếu là 6.000 - chi phí bán là 200 = 5.800 Lưu ý: bán thì các
chi phí đi cùng sẽ trừ đi.
=> lãi từ bán trái phiếu = 5.800 – 4.900 = 900

b.: Đầu năm, công ty có trái phiếu phát hành với tổng mệnh giá là 12.000; lãi suất 12%/năm, trái
phiếu có thời gian đáo hạn vào cuối tháng 6 năm nay (trả toàn bộ gốc trái phiếu vào cuối tháng 6
năm nay). Giá phát hành là 10.200; Xác định chi phí lãi trái phiếu trả cho nhà đầu tư trong năm nay
biết EAT trong năm nay của công ty là 5.000
Xác định chi phí lãi trái phiếu trả cho nhà đầu tư trong năm nay?
Khi tính lãi từ trái phiếu phải trả (hay đầu tư) chỉ dựa trên mệnh giá; thời gian; lãi suất; còn lại
không có tác dụng
Giá phát hành (giá bán) là 10.200; biết EAT trong năm nay của công ty là 5.000 (ko tác dụng)
=> lãi trái phiếu phải trả = 12.000 * 12% * 6 / 12 = ….

6
ĐẶNG ANH QUÂN – A20115 Số điện thoại: 0969 887 865
c: Đầu năm, công ty có trái phiếu phát hành với tổng mệnh giá là 12.000; lãi suất 8%/năm. Giá phát
hành là 10.200; Xác định chi phí lãi trái phiếu trả cho nhà đầu tư trong năm nay biết EAT trong
năm nay của công ty là 5.000
Giá phát hành là 10.200; biết EAT trong năm nay của công ty là 5.000 (ko tác dụng)
=> lãi trái phiếu trả cho nhà đầu tư trong năm = 12.000 * 8% =…

Bước 9: Lợi nhuận trước thuế hay Thu nhập trước thuế (EBT)
- trong đề bài chỉ có lãi vay, không có các khoản thu, chi khác thì:EBT = EBIT – lãi vay
- nếu có cả thu khác, chi khác, lãi thì EBT = EBIT + thu khác – chi khác – lãi vay

EAT là Lợi nhuận sau thuế hay Thu nhập sau thuế
 Nếu EBT ≤ 0 thì khi đó Bước 10: EAT = EBT
 VD: EBT = -100; thuế suất thuế TNDN = 20% thì EAT = EBT = -100
 VD: EBT = 0; thuế suất thuế TNDN = 20% thì EAT = EBT = 0

 Nếu EBT > 0 thì khi đó Bước 10: EAT = EBT × (1 – t)


Với t là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
 VD: EBT = 50; thuế suất thuế TNDN = 20% thì EAT= EBT * (1-t) = 50 * (1-20%)

 LƯU Ý:
 Tất cả các bước trong báo cáo kết quả kinh doanh chỉ tính trong 1 năm duy nhất. Thông tin
của năm nào thì chỉ tính trên các số liệu của năm đó (không cộng các số liệu của năm trước
hay năm sau vào để tính số liệu của năm nay)
bước 8 thu khác
bước 8 chi khác
 Khi tính Chiết khấu thanh toán cho khách hàng được hưởng hay Chiết khấu thanh toán
được hưởng từ người bán thì phải lấy (Doanh thu từ bán 1 loại sản phẩm – Tất cả các
khoản giảm trừ doanh thu của loại sản phẩm đó)* tỷ lệ % đã thanh toán tiền sớm (nếu có) 
Tỷ lệ chiết khấu thanh toán được hưởng của loại sản phẩm đó.
Khi tính các khoản chiết khấu thanh toán thì không động vào thuế và chi phí vận chuyển
VD16: Tính chiết khấu thanh toán cho khách hàng
Bước 1: Doanh thu = 1.000 triệu
Bước 2: Giảm trừ doanh thu = 200 triệu
TH1: Khách hàng thanh toán sớm tiền hàng cho công ty nên công ty cho khách hàng hưởng
5% chiết khấu thanh toán.
(Doanh thu từ bán 1 loại sản phẩm – Tất cả các khoản giảm trừ doanh thu của loại sản phẩm đó)
 Tỷ lệ chiết khấu thanh toán được hưởng của loại sản phẩm đó
7
ĐẶNG ANH QUÂN – A20115 Số điện thoại: 0969 887 865
=> CK thanh toán = (1000 – 200) * 5% = ….
TH2: Khách hàng thanh toán sớm 60% tiền hàng cho công ty nên công ty cho khách hàng
hưởng 5% chiết khấu thanh toán
(Doanh thu từ bán 1 loại sản phẩm – Tất cả các khoản giảm trừ doanh thu của loại sản phẩm
đó) * % đã thanh toán sớm  Tỷ lệ chiết khấu thanh toán được hưởng của loại sản phẩm đó
=> CK thanh toán = (1000 - 200) * 60% * 5% = …
TH3: Khách hàng thanh toán sớm 500 triệu cho công ty nên công ty cho khách hàng hưởng
5% chiết khấu thanh toán => CK thanh toán = 500 * 5% =…

 Ý NGHĨA CỦA ĐIỀU KHOẢN A/B NET C LÀ GÌ? Ví dụ: 3/20 net 60.
 Tỷ lệ chiết khấu thanh toán được hưởng là 3% do thanh toán sớm
 Thanh toán từ ngày [1, 20] cho người bán là được hưởng 3% chiết khấu thanh toán
 Thanh toán từ ngày [21, 60] cho người bán là thanh toán trong hạn nhưng không được hưởng
3% chiết khấu thanh toán.
Ví dụ:
Bước 1: Doanh thu = 1.000
Bước 2: Giảm trừ doanh thu = 200
 TH1: Công ty áp dụng điều khoản 3/20 net 60 cho khách hàng. Nên khách hàng
thanh toán tiền hàng vào ngày 20 => Chiết khấu thanh toán cho khách hàng (Bước 8
chi khác) = (1.000 - 200) * 3%
 TH2: Công ty áp dụng điều khoản 3/20 net 60 cho khách hàng. Nên khách hàng
thanh toán tiền hàng vào ngày 30 => không có Chiết khấu thanh toán cho khách

Bước 1: Doanh thu = 1.000


Bước 2: Giảm trừ doanh thu = 200
 TH3: Công ty áp dụng điều khoản 3/20 net 60 cho khách hàng. Nên khách hàng
thanh toán 60% tiền hàng vào ngày 20 => Chiết khấu thanh toán cho khách hàng
(Bước 8 chi khác) = (1.000 - 200) * 60% *3%
 TH4: Công ty áp dụng điều khoản 3/20 net 60 cho khách hàng. Nên khách hàng
thanh toán 600 tiền hàng vào ngày 20 => Chiết khấu thanh toán cho khách hàng
(Bước 8 chi khác) = 600 * 3%

VD18: Tính chiết khấu thanh toán công ty được hưởng biết khoản phải trả người bán là
2.000, điều khoản “3/20 net 60”. Công ty thanh toán 60% khoản phải trả người bán vào
ngày thứ 19.

8
ĐẶNG ANH QUÂN – A20115 Số điện thoại: 0969 887 865
Giải:
CKTT = 2.000 * 60% * 3% = …. (thu khác)

VD19: Tính chiết khấu thanh toán công ty cho khách hàng hưởng, biết doanh thu bán hàng là
20.000, tỷ lệ cho khách hàng nợ là 70% với điều khoản “5/10 net 50”, khách hàng thanh toán
50% khoản nợ vào ngày thứ 10.
Giải: nợ = 20.000 * 70% = 14.000 với điều khoản “5/10 net 50”,
khách hàng thanh toán 50% khoản nợ (14.000) vào ngày thứ 10
trình bày: CKTT = 20.000 * 70% * 50% * 5% = ….

 Một số Ví dụ khó hay kiểm tra và thi về tính DEP cách 1; trả lãi vay cho ngân hàng và
tính lãi đầu tư chứng khoán; lãi hoặc lỗ từ bán chứng khoán
I. DEP CÁCH 1 (thuộc về bước 6) CHÚ Ý TH1,2,5,6
TH1: Vào ngày 1/1, công ty có nguyên giá tài sản cố định (TSCĐ) là 200 triệu. Vào ngày 31/7,
công ty tiến hành mua thêm một TSCĐ có giá mua 40 triệu, chi phí lắp đặt vận chuyển là 10 triệu. Tỷ
lệ khấu hao đều là 10%.
Nguyên giá Thời gian Tỷ lệ khấu hao
200 1/1  31/7 = 1/8 (7 tháng) 10%

200 + 40 + 10 = 250 (nếu 31/7  31/12 = 5 tháng 10%


mua thêm tài sản cố định thì
ta sẽ lấy nguyên giá ban đầu
+ thêm giá mua tài sản mới
+ tất cả các chi phí lắp đặt
chạy thử thuế phí các kiểu ở
sau giá mua tài sản mới)
 Dep = 200 * 7 *10% / 12 + 250 * 5 * 10%/ 12 =…..

TH2: Vào ngày 1/1, công ty có nguyên giá TSCĐ là 200 triệu. Vào ngày 31/7, công ty bán đi
một TSCĐ có nguyên giá 30 triệu, khấu hao lũy kế 10 triệu, giá bán 25 triệu, chi phí bán là 5 triệu. Tỷ
lệ khấu hao là 10%/năm.
Nguyên giá Thời gian Tỷ lệ khấu hao
200 1/1  31/7 = 1/8 (7 tháng) 10%

200 – 30 = 170 31/7  31/12 = 5 tháng 10%


Khi tính dep chỉ quan tâm

9
ĐẶNG ANH QUÂN – A20115 Số điện thoại: 0969 887 865
đến 3 yếu tố nguyên giá,
thời gian, tỷ lệ khấu hao,
các yếu tố khác là không
có tác dụng
 Dep = 200 * 7 *10% / 12 + 170 * 5 * 10%/ 12 =…..
Tiền thanh lý = giá bán – chi phí bán – gtcl tscd bị bán đi
TH3: (ko quan trọng) Vào ngày 1/1, công ty có nguyên giá TSCĐ là 200 triệu. Vào ngày 31/7,
công ty bán đi một TSCĐ có giá bán là 40 triệu, khấu hao lũy kế là 15 triệu, giá trị còn lại là 35 triệu,
chi phí bán 10 triệu. Tỷ lệ khấu hao là 10%/năm.
Khi tính dep chỉ quan tâm đến 3 yếu tố nguyên giá, thời gian, tỷ lệ khấu hao, các yếu tố
khác là không có tác dụng. Ta thấy không có nguyên giá của tài sản bị bán đi ở thời điểm 31/7 nhưng
có thể dựa vào khấu hao lũy kế là 15 triệu, giá trị còn lại là 35 triệu để tìm ra nguyên giá của tài
sản bị bán đi bằng công thức đã học như sau: Có Giá trị còn lại của TSCĐ bị bán đi = Nguyên giá
của TSCĐ bị bán đi – Khấu hao lũy kế của TSCĐ bị bán đi => Nguyên giá TSCĐ bị bán đi = Giá trị
còn lại của TSCĐ bị bán đi + Khấu hao lũy kế của TSCĐ bị bán đi => Nguyên giá TSCĐ bị bán đi = 35 +
15 = 50 triệu
Nguyên giá Thời gian Tỷ lệ khấu hao
200 1/1  31/7 = 1/8 (7 tháng) 10%

200 – 50 = 150 31/7  31/12 = 5 tháng 10%

 Dep = 200 * 7 * 10% /12 + 150 * 5 * 10%/ 12 =…

TH4: (ko quan trọng) Vào ngày 1/1, công ty có nguyên giá TSCĐ là 200 triệu. Vào ngày 31/7,
công ty bán đi một TSCĐ có giá trị còn lại là 40 triệu, giá bán 50 triệu, chi phí bán 5 triệu. Tỷ lệ khấu
hao đều là 10%. Nguyên giá TSCĐ vào ngày 31/12 là 140 triệu.
Nguyên giá Thời gian Tỷ lệ khấu hao
200 1/1  31/7 = 1/8 (7 tháng) 10%

200 – nguyên giá tài sản bị 31/7  31/12 = 5 tháng 10%


bán đi = 140. Thật ra ta hoàn
toàn xác định được nguyên
giá của TSCĐ bị bán đi = 60
triệu nhưng nó không còn
quan trọng nữa vì nguyên
giá đầu kỳ và cuối kỳ đã có
đủ để tính dep rồi

10
ĐẶNG ANH QUÂN – A20115 Số điện thoại: 0969 887 865
TH5: Vào ngày 1/1, công ty có nguyên giá TSCĐ là 500 triệu. Vào ngày 1/5, công ty bán đi một
TSCĐ có nguyên giá là 100 triệu, khấu hao lũy kế 20 triệu, giá bán 70 triệu, chi phí bán 5 triệu. Vào
ngày 1/11, công ty mua thêm một TSCĐ có giá mua 80 triệu, chi phí lắp đặt vận chuyển là 10 triệu. Tỷ
lệ khấu hao 10%/năm.
Nguyên giá Thời gian Tỷ lệ khấu hao
500 1/1  1/5 = (4 tháng) 10%

500 – 100 = 400 1/5  1/11 = (6 tháng) 10%

400 + 80 +10 = 490 31/10 = 1/11  31/12 = (2 tháng) 10%

=> Dep = 500*4*10%/12 + 400*6*10%/12 + 490 * 2*10%/12 = …

TH6: Vào ngày 31/7, công ty bán đi một TSCĐ có nguyên giá 70 triệu, khấu hao lũy kế là 20
triệu, giá bán 55 triệu, chi phí bán 10 triệu. Nguyên giá TSCĐ vào ngày 31/12 là 250 triệu. Tỷ lệ khấu
hao 10%/năm.
Nguyên giá Thời gian Tỷ lệ khấu hao
X=? 1/1  31/7 = 1/8 (7 tháng) 10%

X – 70 = 250 31/7  31/12 (5 tháng) 10%

Có X – 70 = 250 => X = 320


=> Dep = 320 * 7*10%/12 + 250 * 5*10%/12

II. LÃI VAY PHẢI TRẢ CHO NGÂN HÀNG


TH1: Vào ngày 1/1, công ty đi vay ngân hàng 300 triệu với lãi suất vay 15%/năm. Vào ngày 31/8
công ty trả 200 triệu gốc vay cho ngân hàng.
Gốc vay Thời gian Lãi suất vay
300 1/1  31/8 = 1/9 (8 tháng) 15%

300 – 200 = 100 31/8  31/12 = 4 tháng 15%


300*15%*8 100*15%*4
=> Lãi vay phải trả = + =…
12 12

TH2: Vào ngày 1/1, công ty đi vay ngân hàng 300 triệu với lãi suất vay 15%/năm. Vào ngày 31/8
công ty vay thêm ngân hàng 200 triệu nữa.
Vay thêm cùng lãi suất:
Gốc vay Thời gian vay Lãi suất vay

11
ĐẶNG ANH QUÂN – A20115 Số điện thoại: 0969 887 865
300 1/1  31/8 => 8 tháng 15%
300 + 200 = 500 31/8  31/12 => 4 tháng 15%
300∗15 %∗8 500∗15 %∗4
 lãi vay trong năm = 12 + 12 ~…
TH3: Vào ngày 1/1, công ty đi vay ngân hàng 300 triệu với lãi suất vay 15%/năm. Vào ngày 31/8
công ty vay thêm ngân hàng 200 triệu với lãi suất 18%/năm.
Đây là trường hợp khác lãi suất
Không vẽ bảng để làm mà nên kẻ trục thời gian

1/1 31/8 31/12

Vay thêm 200 tr với ls 18%

Từ 1/1  31/8 (8 tháng) là chỉ có vay 300 với ls là 15%/năm


Từ 31/8  31/12 đề bài bảo là Vay thêm 200 tr với ls 18%; chứ ko đề cập đến việc trả gốc 300
với ls 15%/năm tức là trong 4 tháng cuối thì sẽ có 2 gốc vay là 300 ls là 15% và 200 ls là 18%

300∗15 %∗8 300∗15 %∗4 200∗18 %∗4


 lãi vay trong năm = 12 + 12 + 12 …

TH5: Vào ngày 1/1, công ty đi vay ngân hàng 300 triệu với lãi suất vay 2%/tháng. Vào ngày 1/5
công ty trả toàn bộ gốc vay ngân hàng.
=> Lãi vay = 300 * 2%/tháng * 4 tháng =… (lãi suất cho %/tháng thì thôi không cần chia 12 ở
dưới mẫu nữa chỉ chia cho 12 khi là %/năm)

TH6: Vào ngày 31/8 công ty đi vay thêm ngân hàng 400 triệu. Cuối năm toàn bộ gốc vay của công
ty lên tới 1000 triệu. Lãi suất vay 15%/năm.
Gốc vay Thời gian Lãi suất vay
X=? 1/1  31/8 = 1/9 (8 tháng) 15%

X + 400 = 1.000 31/8  31/12 = 4 tháng 15%

Có X + 400 = 1.000 => X = 600


600*15%*8 1.000*15%*4
=> Lãi vay phải trả = + =…
12 12

12
ĐẶNG ANH QUÂN – A20115 Số điện thoại: 0969 887 865

TH7: Vào ngày 31/8 công ty đi trả 500 triệu gốc vay cho ngân hàng. Cuối năm công ty vẫn còn một
lượng gốc vay trên sổ sách là 1000 triệu. Lãi suất vay 15%/năm.
Gốc vay Thời gian Lãi suất vay
X=? 1/1  31/8 = 1/9 (8 tháng) 15%

X - 500 = 1.000 31/8  31/12 = 4 tháng 15%

Có X - 500 = 1.000 => X = 1.500


1.500*15%*8 1.000*15%*4
=> Lãi vay phải trả = + =…
12 12

III. TÍNH LÃI ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN NGẮN HẠN; DÀI HẠN VÀ LÃI HOẶC LỖ TỪ
BÁN CHỨNG KHOÁN NGẮN HẠN; DÀI HẠN (tương tự cho lãi đầu tư trái phiếu và các
khoản lỗ; lãi từ bán trái phiếu)
TH1: Ngày 1/1, công ty đầu tư (mua) 600 triệu chứng khoán với lãi suất đầu tư chứng khoán là
12%/năm. Vào ngày 30/6, công ty đầu tư thêm (mua thêm) 200 triệu chứng khoán nữa.
Mệnh giá Thời gian Lãi suất đầu tư
600 1/1  30/6 = 1/7 (6 tháng) 12%

600 + 200 = 800 30/6  31/12 = 6 tháng 12%


600*12%*6 800*12%*6
=> Lãi đầu tư chứng khoán = + =…
12 12
TH2: Ngày 1/1, công ty đầu tư (mua) 600 triệu chứng khoán với lãi suất đầu tư chứng khoán là
12%/năm. Vào ngày 30/6, công ty bán đi ½ lượng chứng khoán đầu tư ban đầu với giá bán 350
triệu.
Mệnh giá Thời gian Lãi suất đầu tư
600 1/1  30/6 = 1/7 (6 tháng) 12%

600 – 600*1/2 = 300 30/6  31/12 = 6 tháng 12%


600*12%*6 300*12%*6
=> Lãi đầu tư chứng khoán = + =…
12 12
Và lãi từ bán chứng khoán = 350 – 300 = 50 (khi tính lãi hay lỗ bán chứng khoán thì lấy phần
chênh lệch giữa giá trị bỏ ra ban đầu và giá trị ở thời điểm bán là được và không cần * lãi suất
đầu tư và * thời gian)
Hỏi thu nhập từ chứng khoán trên = Lãi đầu tư chứng khoán + lãi từ bán chứng khoán

13
ĐẶNG ANH QUÂN – A20115 Số điện thoại: 0969 887 865
TH3: Ngày 1/1, công ty đầu tư (mua) 600 triệu chứng khoán với lãi suất đầu tư chứng khoán là
12%/năm. Vào ngày 30/6, công ty bán đi ½ lượng chứng khoán đầu tư ban đầu với giá bán 280
triệu.
Mệnh giá Thời gian Lãi suất đầu tư
600 1/1  30/6 = 1/7 (6 tháng) 12%

600 – 600*1/2 = 300 30/6  31/12 = 6 tháng 12%


600*12%*6 300*12%*6
=> Lãi đầu tư chứng khoán = + =…
12 12
Và lỗ từ bán chứng khoán = 300 – 280 = 20 (khi tính lãi hay lỗ bán chứng khoán thì lấy phần
chênh lệch giữa giá trị bỏ ra ban đầu và giá trị ở thời điểm bán là được và không cần * lãi suất đầu
tư và * thời gian)
Hỏi thu nhập từ chứng khoán trên = Lãi đầu tư chứng khoán – lỗ từ bán chứng khoán

TH4: Ngày 1/1, công ty đầu tư (mua) 600 triệu chứng khoán với lãi suất đầu tư chứng khoán là
12%/năm.
Không có sự biến động mua thêm hay bán bớt chứng khoán => thời gian full 1 năm đều hưởng lãi
chứng khoán trên số tiền 600 => Lãi đầu tư chứng khoán = 600 * 12% = …

14
ĐẶNG ANH QUÂN – A20115 Số điện thoại: 0969 887 865
TH5: Ngày 1/1, công ty đầu tư (mua) 600 triệu chứng khoán với lãi suất đầu tư chứng khoán là
12%/năm. Công ty nhận lãi vào cuối năm. Tuy nhiên đến ngày 30/6 cần có tiền mặt để trả lương
cán bộ công nhân viên nên đã bán toàn bộ lượng chứng khoán trên với giá 750 triệu.
giải:
Vì bán trước thời điểm nhận lãi nên không được hưởng lãi đầu tư chứng khoán
Công ty chỉ có lãi từ bán chứng khoán = 750 – 600 = 150 triệu

TH8: Vào ngày 1/1, công ty bán đi 1000 chứng khoán (số lượng) với giá ở thời điểm bán là
8$/chứng khoán, giá trị sổ sách của chứng khoán đầu tư ban đầu là 6$/chứng khoán.
=> lãi từ bán chứng khoán = 1.000 số lượng * (8$ hiện tại – 6$ bỏ ra ban đầu) = 2.000$

TH9 và TH10 đã học ở phần bước 8.


TH9: Xác định lãi lỗ khi công ty bán trái phiếu đầu tư với mệnh giá trái phiếu là 5.000; lãi suất
12%/năm. Giá mua là 4.800, chi phí mua là 100. Giá bán trái phiếu là 6.000, chi phí bán là 200.
Giải:
Lãi từ bán trái phiếu = Số tiền thực bán – Số tiền thực mua = (6.000 - 200) – (4.800 + 100)
= 5.800 – 4.900 = 900
Mệnh giá và lãi suất chỉ có tác dụng tính ra lãi đầu tư chứ không có tác dụng tính ra lãi và
lỗ từ bán chứng khoán.

TH10: Đầu năm, công ty có trái phiếu phát hành với tổng mệnh giá là 12.000; lãi suất 12%/năm,
trái phiếu có thời gian đáo hạn vào cuối tháng 6 năm nay (trả toàn bộ gốc trái phiếu vào cuối tháng
6 năm nay). Giá phát hành là 10.200; Xác định chi phí lãi trái phiếu trả cho nhà đầu tư trong năm
nay biết EAT trong năm nay của công ty là 5.000
Giải:
chi phí lãi trái phiếu trả cho nhà đầu tư trong năm = 12.000 * 12% * 6 / 12 = …
Khi tính lãi trái phiếu phải trả chỉ tính trên mệnh giá, lãi suất và thời gian
Giá phát hành và EAT là gây nhiễu

15

You might also like