You are on page 1of 6

Câu 1: Bán 10.

000 sp với giá 2 triệu/sp, 5000 sp được hưởng chiết khấu thương mại 5%,
2000 bị giảm giá xuống còn 1,7 triệu/sp. Tính doanh thu thuần?
giải:
DT = 10.000 * 2 = 20.000 (số lượng bán * giá bán)
giảm trừ dt:
chiết khấu thương mại = 5000 * 2* 5% = 500 (số lượng được hưởng ck thương mại * giá
bán ban đầu * tỷ lệ ck thương mại được hưởng)
giảm giá hàng bán = 2000 * (2 – 1,7) = 600
giảm trừ doanh thu = 500 + 600 = 1.100
DTT = 20.000 - 1.100 = 18.900 (doanh thu – giảm trừ doanh thu)

Câu 2: bán 5000 sp với đơn giá 1 triệu/sp, giá vốn sản phẩm = 60% giá bán, hàng bán lỗi bị
trả lại = 1000 sp, chi phí quản lý bán hàng = 20% lãi gộp, khấu hao = 200 triệu, lãi vay =
300 triệu, thu nhập từ chứng khoán = 1000 triệu, chi phí chứng khoán = 100 triệu. Tính
EAT? biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp = 20%?
giải:
doanh thu = 5000 * 1 = 5000
giảm trừ doanh thu = 1000 * 1 = 1000 (hàng bán bị trả lại = số lượng bị trả lại * giá bán ban
đầu)
Doanh thu thuần = doanh thu – giảm trừ doanh thu = 5000 – 1000 = 4000
giá vốn hàng bán = (5000 sp bán – 1000 sp bị trả lại) * 1 triệu/sp * 60% = 2400
CT8: Giá vốn hàng bán = Số lượng thực bán  Đơn giá xuất kho (Giá vốn; giá mua; giá
nhập; giá thành 1 sản phẩm) – các khoản giảm trừ doanh thu được hưởng từ người bán
(nếu có) + chi phí lắp đặt, vận chuyển trong nước (nếu có) + thuế nhập khẩu (nếu có)
lãi gộp = dtt – gvhb = 4.000 – 2.400 = 1.600
chi phí hoạt động = cp quản lý bán hàng + dep = 20% * 1.600 + 200 = 520
EBIT = lãi gộp – chi phí hoạt động = 1.600 – 520 = 1.080
EBT = EBIT – lãi vay + thu khác - chi phí khác = 1.080 – 300 + 1000 – 100 = 1.680
EAT = 1.680 * (1-20%) = 1344

Câu 3: bán 200 sp với giá 10 tr/sp, chiết khấu thương mại 5%, cho khách hàng nợ 60%.
Điều khoản 2/20 net 60. Khách hàng thanh toán toàn bộ khoản nợ vào ngày 20. Tính chiết
khấu thanh toán cho khách hàng?

1
Khi tính Chiết khấu thanh toán cho khách hàng được hưởng hay Chiết khấu thanh
toán được hưởng từ người bán thì phải lấy (Doanh thu từ bán 1 loại sản phẩm – Tất cả
các khoản giảm trừ doanh thu của loại sản phẩm đó)* tỷ lệ % đã thanh toán tiền sớm (nếu
có)  Tỷ lệ chiết khấu thanh toán được hưởng của loại sản phẩm đó.
giải: chiết khấu thanh toán cho khách hàng = (200 * 10 – 200 * 10 * 5%) * 60% * 2% = …

câu 4: tồn đầu kỳ 2000 triệu, trong kỳ nhập 10.000 kg, giá nhập 1tr / kg, công ty được
hưởng chiết khấu thương mại 5%, chi phí vận chuyển 20 triệu, giá trị xuất kho 8000 triệu.
Tính tồn kho cuối kỳ?
giá trị xuất kho = tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ - tồn cuối kỳ (học thuộc)
với: nhập trong kỳ = số lượng nhập (mua) * giá nhập (giá mua) - các khoản giảm trừ (nếu
có) + chi phí lắp đặt vận chuyển, thuế nhập khẩu nếu có
=> 8000 = 2000 + 10000 kg* 1 tr/kg – 10000 *1 * 5% (các khoản giảm trừ nếu xuất hiện sẽ
bị trừ đi. vd: chiết khấu thương mại hay giảm giá) + 20 (chi phí lắp đặt vận chuyển, thuế
nhập khẩu nếu có sẽ cộng vào) + thuế nhập khẩu (nếu có) - tồn cuối kỳ
=> 8000 = 2000 + 10000 kg* 1 tr/kg – 10000 *1 * 5% + 20 - tồn cuối kỳ
=> 8000 = 2000 + 10000 – 500 + 20 - tồn cuối kỳ
=> TỒN CUỐI KỲ = 2000 + 10000 – 500 +20 – 8000 = 3.520

câu 5: đầu năm vay 10.000, đến đầu tháng 8 thanh toán 40% gốc, ls 12%/năm. Tính vay
trong năm.
Gốc vay Thời gian Ls
10000 1/1 – 31/7 = 1/8 = 7 tháng 12%
10000 – 40% * 10000 = 6000 31/7 = 1/8 – 31/12 = 5 tháng 12%
lãi vay = 10000 * 7 * 12% / 12 + 6000 * 5 * 12% / 12 = 1.000

câu 6: nguyên giá = 5000 triệu, đã khấu hao 3 năm, khấu hao 10 năm, giá bán 2000 tr, chi
phí bán 30 tr, tính lãi (lỗ) từ thanh lý tscd?
KQ = lãi 470
giải: tiền thu thanh lý tscd = giá bán – giá trị còn lại – chi phí thanh lý tscd
Nếu đề bài cho thời gian khấu hao thì:
giá trị còn lại = (nguyên giá / số năm khấu hao đều) * số năm sử dụng còn lại
Dep trong 1 năm
2
= 2000 – [(5000/10) * 7] – 30 = -1530
lỗ từ thanh lý = 1530 tr

câu 7: eat = 30.000, tổng mệnh giá cổ phiếu ưu đãi = 100.000, pps =10%, pcs = 70%. Tính
lợi nhuận ko chia? Thuế = 20%
lợi nhuận để lại (ko chia) = (eat – cổ tức ưu đãi) * (1-pcs)
trong đó: cổ tức ưu đãi = tổng mệnh giá cổ phiếu ưu đãi * pps (với pps là tỷ lệ chi trả cổ tức
cp ưu đãi)
pcs là tỷ lệ chi trả cổ tức cp thường
lợi nhuận để lại (ko chia) = (30.000 – 100.000 * 10%) * (1-70%) = 6.000

câu 8: ROA = 15%, tỷ số nợ = 60%, tính ROE? nêu ý nghĩa?


ROE = ROA / (1 – tỷ số nợ) = 15% / (1- 60%) = 0,375 = 37,5%
ý nghĩa: 1 đồng vcsh tạo ra 0,375 đồng eat.

câu 9: thời gian luân chuyển tiền = 90 ngày, hệ số trả nợ = 6 lần, tính chu kỳ sản xuất kinh
doanh?
KQ=150 ngày
thời gian luân chuyển tiền = thời gian thu nợ + thời gian lưu kho – thời gian trả nợ
mà thời gian thu nợ + thời gian lưu kho = chu kỳ kinh doanh
=> thời gian luân chuyển tiền = chu kỳ kinh doanh - thời gian trả nợ
có thời gian trả nợ = 360 / hệ số trả nợ = 360 / 6 = 60 ngày
=> 90 = chu kỳ kinh doanh – 60 => chu kỳ kinh doanh = 90 +60 = 150 ngày
3. Hệ số thu nợ = Doanh thu thuần/Phải thu khách hàng
4. Thời gian thu nợ = 360/Hệ số thu nợ
5. Hệ số lưu kho = Giá vốn hàng bán (GVHB)/Hàng tồn kho
6. Thời gian lưu kho = 360/Hệ số lưu kho
7. Hệ số trả nợ = (GVHB + Chi phí quản lý, bán hàng)/(Phải trả người bán + lương, thưởng, thuế
phải trả)
8. Thời gian trả nợ = 360/Hệ số trả nợ
9. Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình = Thời gian lưu kho + Thời gian thu nợ  Thời
gian trả nợ
(3,4,5,6,7,8,9 nhóm về hệ số và thời gian)
Thêm chu kỳ kinh doanh = Thời gian lưu kho + Thời gian thu nợ học thuộc
3
Nếu hỏi thêm Ý nghĩa của chu kỳ kinh doanh:
có: Thời gian thu nợ + thời gian lưu kho = Chu kỳ kinh doanh
Ý nghĩa của chu kỳ kinh doanh: kể từ doanh nghiệp mua hàng đến khi bán được hàng cho
khách hàng sau đó khách hàng trả tiền cho công ty thì trung bình mất bao nhiêu ngày.

câu 10: CF0 tại t0 = 100.000 tr, tscd = 60%, khấu hao đều 10 năm, lãi suất vay vốn
10%/năm, trả lãi đều trong 5 năm, EBIT = 25000 triệu/năm, thuế = 20%. Tính CFAT 3 năm
đầu?
CFAT = (EBIT – lãi + dep) * (1-t) + Dep * t
TSCD = 100.000*60% = 60.000
Dep 1-10 = 60.000 /10 = 6.000
lãi vay 1-5 = 100.000 * 10% = 10.000
CFAT1-3 = (25000 – 10.000 + 6.000) * (1-20%) + 6.000 * 20% = 18.000

câu 11: doanh thu = 100.000, chi phí có dep = 60% dt, dep = 10.000, giá thanh lý tscd
5.000, chi phí thanh lý 100, vốn lưu động thu hồi 40.000, t = 20%. Tính CFAT năm kết thúc

CFin = 100.000; cfout không dep = 100.000 * 60% - 10.000 = 50.000


CFAT = (cFin – cFout không dep) * (1-t) + Dep * t ( do không có đi vay nên lãi vay = 0)
= (100.000 – 50.000) * (1-20%) + 10.000 * 20% = 42.000
CFKT:
Thu hồi vốn lưu động = 40.000
thu thanh lý tscd = giá thanh lý tscd - chi phí thanh lý = 5000 – 100 = 4900 > GTCL của
tscd = 0 => lãi 4900 => thuế = 4900 * 20% = 980
CFKT = 40.000 + 4900 - 980 = 43.920
CFAT năm kết thúc = CFAT + CFKT = 42.000 + 43.920 = 85.920

công thức mà có lãi vay thì: CFAT = (cFin – cFout không dep có lãi) * (1-t) + Dep * t

4
LƯU Ý:
 Khi đề bài cho bảng thì tiền tại năm 0 mà âm thì đó chính là CFo, tiền từ năm 1 trở đi
đến năm cuối cùng mà dương là các CFAT.
 Khi tính NPV thì giá trị của CFo luôn mang dấu “ - ”; còn khi tính PI thì giá trị
của CFo luôn mang dấu “ + ”
 Giá trị của dòng tiền đơn quy về quá khứ = Số tiền của dòng tiền đơn ở năm cần quy  PV(k
%,năm phát sinh dòng tiền đơn – năm gốc)
 Giá trị của dòng tiền đơn quy về tương lai = Số tiền của dòng tiền đơn ở năm cần quy  FV(k
%,năm gốc – năm phát sinh dòng tiền đơn)
 Giá trị của dòng tiền đều quy về quá khứ = Số tiền của dòng tiền đều ở cụm thời gian cần quy 
PVA(k%,max – min +1)  PV(k%,min – 1 – năm gốc)
 Giá trị của dòng tiền đều quy về tương lai = Số tiền của dòng tiền đều ở cụm thời gian cần quy 
FVA(k%,max – min + 1)  FV(k%, năm gốc - năm max)

NPV = Tổng các CFAT quy về năm gốc - CF0 quy về năm gốc
Đưa ra quyết định lựa chọn dự án:
 Nếu: NPV > 0 thì có lãi => chọn dự án
 Nếu: NPV < 0 thì bị thua lỗ => loại dự án
 Nếu: NPV = 0 thì hòa vốn => bàng quan.
NPV
PI = +1
CF0 quy về năm gốc
Nếu có 1 dự án
 Nếu: PI > 1 thì chọn dự án
 Nếu: PI < 1 thì loại dự án
 Nếu: PI = 1 thì bàng quan.
Nêu ý nghĩa của PI: 1 đồng vốn công ty đầu tư cho dự án thì thu về PI đồng.
Vd: PI = 1,2 thì ý nghĩa là: 1 đồng vốn công ty đầu tư cho dự án thì thu về 1,2 đồng

câu 12:
T0 T1-4 T5 T6-9 T10
-50.000 10.000 15.000 20.000 30.000
Tính npv tại t10, k= 15%?
NPV = CFAT1-4  10 + CFAT5  10 + CFAT 6-9 10 + CFAT 10  10 – CF 0 ĐẾN 10
10.000 * FVA(15%,4)*FV(10%,6) + 15.00*Fv(15%,5) + 20.000 * fva(15%,4) * fv(15%,1)
+ 30.000 – 50.000 * fv(15%,10) = ….
 Giá trị của dòng tiền đơn quy về tương lai = Số tiền của dòng tiền đơn ở năm cần quy  FV(k
%,năm gốc – năm phát sinh dòng tiền đơn)
5
 Giá trị của dòng tiền đều quy về tương lai = Số tiền của dòng tiền đều ở cụm thời gian cần quy 
FVA(k%,max – min + 1)  FV(k%, năm gốc - năm max)

câu 13:
T0 T1 T2-4 5 T6-9 T10
-10.000 2.000 3.000 3.000 3.500 4.000
Tính PI? năm gốc là t0, k = 15%
có PI = ( NPV / CF0 quy gốc ) + 1
NPV = Tổng CFAT quy gốc – CF0 quy gốc
giải:
NPV= cfat t1  t0 + cfat t2-4  t0 + cfat t5  t0 + cfat t6-9  t0 + cfat t10  t0 - cfat t0  t0
 Giá trị của dòng tiền đơn quy về quá khứ = Số tiền của dòng tiền đơn ở năm cần quy  PV(k
%,năm phát sinh dòng tiền đơn – năm gốc)
 Giá trị của dòng tiền đều quy về quá khứ = Số tiền của dòng tiền đều ở cụm thời gian cần quy 
PVA(k%,max – min +1)  PV(k%,min – 1 – năm gốc)
NPV= 2000 * pv(15%,1) + 3000 * pva(15%,3=4-2+1) * pv(15%,1=2-1-0) + 3000 *
pv(15%,5) + 3500 * pva(15%,4 = 9-6+1) * pv(15%,5 = 6-1-0) + 4000 * pv(15%,10=10-0) –
10.000 = ….
=> PI = (NPV / 10000) + 1= …

You might also like