You are on page 1of 20

BUỔI 6 về lập dự án (cash flow = CF = dòng tiền)

1.2. Xác định các dòng tiền của dự án (CFo, CFAT, CFKT) và đưa ra quyết định lựa chọn dự án
 Xác định CFo: Tổng chi phí đầu tư ban đầu bao gồm:
CFo phát sinh tại năm đầu tư của dự án.
 Chi phí mua tài sản cố định (1.2a)
LƯU Ý: Năm mà gắn liền với từ đầu
 Đầu tư thêm cho tài sản lưu động (1.2b)
tư là năm chứa CFo (1)
1.2a. Chi phí mua tài sản cố định (vốn cố định)
Tài sản cố định (thường gắn liền với việc khấu hao đều trong mấy năm). TSCĐ bao gồm: Máy
móc, thiết bị, nhà xưởng, nhà máy,…
1.2b. Đầu tư thêm cho tài sản lưu động
Tài sản lưu động bao gồm: Tiền, chứng khoán khả thị, phải thu khách hàng, hàng tồn kho và
tất cả các tài sản khác có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi dưới 1 năm.
 LƯU Ý: 3 từ Tài sản lưu động, tài sản ngắn hạn và Vốn lưu động có giá trị là như nhau.

VD13: a. Công ty A đang xem xét đầu tư vào dự án sau: (đơn vị tính: triệu đồng). Tổng vốn đầu
tư năm 2010 là 100.000, trong đó đầu tư cho TSLĐ chiếm 30%, còn lại đầu tư cho TSCĐ.
TSCĐ trích khấu hao đều trong 7 năm.
Phân tích:
Cfo tại năm 2010 = 100.000
TSLĐ = 30% * 100.000 = 30.000
TSCĐ = 100.000 – 30.000 = 70.000 (Khấu hao trong 7 năm)

 Xác định CFAT: Dòng tiền hoạt động sau thuế tạo ra hàng năm (Năm bắt đầu tạo ra doanh thu, chi phí
(Cfin, Cfout; EBIT; EBITDA; EBTDA) hay năm bắt đầu đi vào thực hiện dự án là năm lần đầu tiên có
CFAT) (2)
 Cách đếm ra năm kết thúc dự án và năm hết khấu hao tài sản cố định:
 (3) Năm kết thúc dự án = Năm bắt đầu tạo ra doanh thu, chi phí (Cfin, Cfout; EBIT; EBITDA;
EBTDA) + số năm thực hiện dự án – 1
 (4) Năm hết khấu hao TSCĐ = Năm bắt đầu tạo ra doanh thu, chi phí (Cfin, Cfout; EBIT;
EBITDA; EBTDA) + số năm khấu hao đều của TSCĐ – 1

VD13: a. Công ty A đang xem xét đầu tư vào dự án sau: (đơn vị tính: triệu đồng). Tổng vốn đầu tư
năm 2010 là 100.000, trong đó đầu tư cho TSLĐ chiếm 30%, còn lại đầu tư cho TSCĐ. TSCĐ trích
khấu hao đều trong 7 năm, khi kết thúc dự án, thanh lý TSCĐ thu về tiền lãi trước thuế là 20.000.
Tổng vốn đầu tư cho TSLĐ là nguồn vốn vay với lãi suất 10%/năm, lãi trả đều hàng năm, trả
gốc vào cuối năm 2020. Dự án bắt đầu đi vào hoạt động và có doanh thu từ năm 2016 cụ thể
như sau: 4 năm đầu doanh thu là 75.000/năm, 4 năm tiếp theo doanh thu là 55.000/năm, 3 năm sau
đó doanh thu là 50.000/năm và 4 năm cuối cùng doanh thu là 40.000/năm. Chi phí hàng năm chưa

1
bao gồm khấu hao và lãi vay bằng 60% doanh thu trong 8 năm đầu và bằng 40% doanh thu trong
các năm còn lại. Biết thuế TNDN 25%, tỷ lệ chiết khấu 10%
Phân tích đề:
CFo tại năm 2010 = 100.000
TSLĐ = 30% * 100.000 = 30.000 đi vay, lãi suất 10%/năm. Trả gốc năm 2020
TSCĐ = 100.000 – 30.000 = 70.000 (Khấu hao trong 7 năm)
CFAT có lần đầu vào năm 2016.
cách 1: dùng công thức: Năm kết thúc = 2016 + 4 + 4 + 3 + 4 – 1 = 2030 (dùng công thức)
cách 2: đếm tay để tìm ra năm kết thúc:
4 năm đầu 2016 17 18 19
4 năm sau 20 21 22 23
3 năm tiếp 24 25 26
4 năm cuối 27 28 29 30
=> CFAT sẽ có từ 2016 đến năm 2030

có: CFAT = EAT + Dep (áp dụng cho dạng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8)


Trong đó: EAT = EBT  (1 t) (Nếu EBT > 0)
EAT = EBT (Nếu EBT ≤ 0)
Với EBT là thu nhập (lợi nhuận) trước thuế; EAT là thu nhập (lợi nhuận sau thuế); t
là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
CFAT = (Doanh thu – chi phí có dep có lãi) * (1-t) + Dep
Cách 1 tìm năm hết khấu hao TSCĐ. TSCĐ khấu hao 7 năm đếm tay tính từ 2016 là năm 1;…..
năm 7 là 2022 => năm hết KH TSCĐ là năm 2022
Cách 2 thì Năm hết khấu hao TSCĐ = Năm bắt đầu tạo ra doanh thu, chi phí (Cfin, Cfout; EBIT;
EBITDA; EBTDA) + số năm khấu hao đều của TSCĐ – 1
=> năm hết KH TSCĐ = 2016 + 7 – 1 = 2022
=> Dep 2016 – 2022 = TSCĐ/ số năm KH đều = 70.000 / 7 = 10.000
có bảng tính CFAT
CÁCH 1: CFAT = EAT + Dep (áp dụng cho dạng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8)
Trong đó: EAT = EBT  (1 t) (Nếu EBT > 0)
EAT = EBT (Nếu EBT ≤ 0)
Với EBT là thu nhập (lợi nhuận) trước thuế; EAT là thu nhập (lợi nhuận sau thuế); t là
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Cụ thể là: EBT = Doanh thu  Chi phí có Dep có lãi
Dạng 1: Chi phí có Dep có lãi = Chi phí không Dep không lãi + Dep + lãi
Dạng 2: Chi phí có Dep có lãi = Chi phí có Dep không lãi + lãi
Dạng 3: Chi phí có Dep có lãi = Chi phí không Dep có lãi + Dep

2
Dạng 4: Cho luôn giá trị chi phí có Dep có lãi
Dạng 5: Cho chi phí (nếu chỉ dùng từ chi phí tự hiểu là Chi phí không Dep không lãi)
 Dep là chi phí khấu hao TSCĐ được xác định dựa trên nguyên giá (giá trị) của tài sản
cố định và số năm khấu hao đều của TSCĐ và Dep từ năm bắt đầu có CFAT lần đầu
tiên cho đến năm hết khấu hao = TSCĐ/ số năm khấu hao đều của TSCĐ
 Lãi vay từ năm bắt đầu có CFAT lần đầu tiên cho đến năm trả gốc vay ngân hàng =
Gốc vay × lãi suất vay
TSLĐ = 30% * 100.000 = 30.000 đi vay, lãi suất 10%/năm. Trả gốc năm 2020
=> lãi vay từ 2016 – 2020 = 30.000 * 10% = 3.000

khi xd CFAT mà đề bài cho doanh thu, chi phí thì ta có thể tính cfat theo cách 1 như sau:

CFAT = (Doanh thu – chi phí có dep có lãi) * (1-t) + Dep


Trong đó:
EBT
Dep = khấu hao tscd trong năm = tscd / số năm khấu hao đều
lãi vay = gốc vay * ls vay

3
 DẠNG 1: XÁC ĐỊNH CFAT CỦA DỰ ÁN THÔNG QUA DOANH THU, CHI PHÍ CHƯA
BAO GỒM KHẤU HAO VÀ LÃI VAY
VD7: a. Công ty A đầu tư vào 1 dự án có thời gian 10 năm. Sau khi đầu tư vào năm 2010, doanh thu
và chi phí của công ty A bắt đầu từ năm 2011 như sau: Doanh thu 2 năm đầu là 8.000$/năm, doanh
thu 3 năm tiếp theo là 10.000$/năm. Doanh thu 5 năm cuối là 12.000$/năm. Chi phí chưa bao gồm
khấu hao và lãi vay 2 năm đầu là 4.000$/năm, 5 năm tiếp là 5.000$/năm và 3 năm còn lại là
6.000$/năm. Biết tài sản cố định có nguyên giá là 8.000$. TSCĐ trích khấu hao đều trong 8 năm.
Công ty đi vay 2.000$ với lãi suất 10%/năm, trả gốc vay vào năm 2015. Hãy tính các CFAT của dự
án. Biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
Tóm tắt: 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Khi tìm CFAT mà đề bài cho
CFAT có lần đầu tại 2011 doanh thu, chi phí thì luôn cần tìm
ra chi phí có dep và có lãi
Doanh thu 2011 – 2012 = 8.000/năm = cfin 11-12 = 8000
Doanh thu 2013 – 2015 = 10.000/năm
Doanh thu 2016 -2020 = 12.000/năm
Chi phí không dep không lãi 2011 – 2012 = 4.000/năm cfout ko dep ko lãi 11-12 = 4000
Chi phí không dep không lãi 2013 – 2017 = 5.000/năm
Chi phí không dep không lãi 2018 – 2020 = 6.000/năm
Năm hết khấu hao TCCĐ = 2011 + 8 – 1 = 2018
=> Dep 2011 – 2018 = TSCĐ / số năm khấu hao đều = 8.000 / 8 = 1.000
Công ty đi vay 2.000$ với lãi suất 10%/năm, trả gốc vay vào năm 2015
=> lãi vay 2011 – 2015 = 2.000 * 10% = 200/năm
=> CFAT=?
CFAT = (Doanh thu – chi phí có dep có lãi) * (1-t) + Dep
Với bài này thì: chi phí có dep có lãi = Chi phí không dep không lãi + Dep + lãi
CFAT 2011= [8.000 - (4.000+1.000+200)]*(1-20%) + 1.000 = 3.240
CFAT 2012= [8.000 - (4.000+1.000+200)]*(1-20%) + 1.000 = …
CFAT 2013= [10.000 - (5.000+1.000+200)]*(1-20%) + 1.000 = …
CFAT 2014= [10.000 - (5.000+1.000+200)]*(1-20%) + 1.000 = …
CFAT 2015= [10.000 - (5.000+1.000+200)]*(1-20%) + 1.000 = …
CFAT 2016= [12.000 - (5.000+1.000)]*(1-20%) + 1.000 = …
CFAT 2017= [12.000 - (5.000+1.000)]*(1-20%) + 1.000 = …
CFAT 2018= [12.000 - (6.000+1.000)]*(1-20%) + 1.000 = …
CFAT 2019= [12.000 - 6.000]*(1-20%) = …
CFAT 2020= [12.000 - 6.000]*(1-20%) = …

Doanh thu 2011 – 2012 = 8.000/năm = cfin 11-12 = 8000


4
Chi phí không dep không lãi 2011 – 2012 = 4.000/năm = cfout ko dep ko lãi 11-12 = 4000
=> Dep 2011 – 2018 = TSCĐ / số năm khấu hao đều = 8.000 / 8 = 1.000
=> lãi vay 2011 – 2015 = 2.000 * 10% = 200/năm

CFAT = (CFin – CFout không dep có lãi) * (1-t) + Dep * t


cFat 2011 = (8000 – (4000+200))*(1-20%) + 1000*20% = 3.240
CFAT = (CFin – CFout không dep có lãi) * (1-t) + Dep * t
cfat 2011=[8000 - (4000 + 200)] * (1-20%) + 1000 * 20%

 DẠNG 2: XÁC ĐỊNH CFAT CỦA DỰ ÁN THÔNG QUA DOANH THU, CHI PHÍ ĐÃ
BAO GỒM KHẤU HAO CHƯA BAO GỒM LÃI VAY
VD7: b. Công ty A đầu tư vào 1 dự án có thời gian 10 năm. Sau khi đầu tư vào năm 2010, doanh thu
và chi phí của công ty A bắt đầu từ năm 2011 như sau: Doanh thu 2 năm đầu là 8.000$/năm, doanh
thu 3 năm tiếp theo là 10.000$/năm. Doanh thu 5 năm cuối là 12.000$/năm. Chi phí đã bao gồm
khấu hao chưa bao gồm lãi vay 2 năm đầu là 4.000$/năm, 5 năm tiếp là 5.000$/năm và 3 năm còn
lại là 6.000$/năm. Biết tài sản cố định có nguyên giá là 8.000$. TSCĐ trích khấu hao đều trong 8
năm. Công ty đi vay 2.000$ với lãi suất 10%/năm, trả gốc vay vào năm 2015. Hãy tính các CFAT của
dự án. Biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
Làm bằng công thức nhanh
CFAT có lần đầu tại 2011
Doanh thu 2011 – 2012 = 8.000/năm
Doanh thu 2013 – 2015 = 10.000/năm
Doanh thu 2016 -2020 = 12.000/năm
Chi phí có dep không lãi 2011 – 2012 = 4.000/năm
Chi phí có dep không lãi 2013 – 2017 = 5.000/năm
Chi phí có dep không lãi 2018 – 2020 = 6.000/năm
=> Dep 2011 – 2018 = TSCĐ / số năm khấu hao đều = 8.000 / 8 = 1.000
=> lãi vay 2011 – 2015 = 2.000 * 10% = 200/năm
CFAT = (Doanh thu – chi phí có dep có lãi) * (1-t) + Dep
Với bài này thì: chi phí có dep có lãi = Chi phí có dep không lãi + lãi
CFAT 2012= [8.000 – (4.000 + 200)] * (1-20%) + 1.000=…
CFAT 2015 = [10.000 – (5.000+200)] *(1-20%) + 1.000 = …
CFAT 2018 = [12.000 - 6.000] *(1-20%) +1.000 =….
CFAT 2019 = [12.000 – 6.000] *(1-20%) =….

 Đôi khi đề bài không có vay ngân hàng khi đó lãi = 0 và chỉ cần tìm được chi phí có dep là đủ
5
Khi đó công thức tính tắt của CFAT là
CFAT = (Doanh thu – chi phí có dep) * (1-t) + Dep
Và chi phí có dep = chi phí ko dep + Dep
VD: Doanh thu = 10.000; Chi phí = 5.000; Dep(khấu hao) = 2.000. Thuế suất thuế = 20%.
Tính CFAT?
Chi phí mà nói cụt ngụt như trên thì tự hiểu là chi phí ko dep ko lãi

CFAT = (Doanh thu – chi phí có dep) * (1-t) + Dep


chi phí có dep = chi phí + dep
CFAT = [10.000 – (5.000 + 2.000)] * (1-20%) + 2.000 = …

cfout = cfout ko dep = cp không dep

CÁCH 2: CFAT = CFBT × (1 t) + Dep × t (áp dụng cho dạng 1’, 2’, 3’, 4’)
Trong đó: CFBT là dòng tiền trước thuế và CFBT = CFin  CFout không dep có lãi
Với CFout không dep có lãi còn được gọi tắt là CFout có lãi
 CFin là dòng tiền vào trước thuế (chính là doanh thu)
 CFout không dep có lãi là dòng tiền ra trước thuế (chính là chi phí không bao gồm khấu hao
(Dep) nhưng có bao gồm lãi vay)
 Nếu đề bài cho giá trị của CFout thì tự hiểu là CFout không có Dep.
 Nếu đề bài cho giá trị của CFout (đã bao gồm Dep) thì phải trừ Dep đi để ra CFout không Dep
Dạng 1’: CFout có lãi (Cfout không dep có lãi) = Cfout không lãi (cfout không dep không lãi) + lãi
Dạng 2’: CFout không dep có lãi = Cfout có dep không lãi – dep + lãi
Dạng 3’: CFout không dep có lãi = Cfout có dep có lãi – dep
Dạng 4’: Cho sẵn luôn CFout không dep có lãi ( = CFout có lãi)
Tóm lại: Cách 2: CFAT = (CFin – CFout không dep có lãi) * (1-t) + Dep * t
 DẠNG 1’: XÁC ĐỊNH CFAT CỦA DỰ ÁN THÔNG QUA CFIN, CFOUT KHÔNG BAO
GỒM LÃI VAY
VD8: a. Công ty A đầu tư vào 1 dự án có thời gian 10 năm. Sau khi đầu tư vào năm 2010, dòng
tiền vào trước thuế và dòng tiền ra trước thuế của công ty A bắt đầu từ năm 2011 như sau : dòng
tiền vào trước thuế (CFin) 2 năm đầu là 8.000$/năm, dòng tiền vào trước thuế 3 năm tiếp theo là
10.000$/năm, dòng tiền vào trước thuế 5 năm cuối là 12.000$/năm. Dòng tiền ra trước thuế
6
chưa bao gồm lãi vay (CFout không dep không lãi) 2 năm đầu là 4.000$/năm, 5 năm tiếp là
5.000$/năm và 3 năm còn lại là 6.000$/năm. Biết tài sản cố định có nguyên giá là 8.000$. TSCĐ
trích khấu hao đều trong 8 năm. Công ty đi vay 2.000$ với lãi suất 10%/năm, trả gốc vay vào
năm 2015. Hãy tính các CFAT của dự án. Biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
Giải: 2011 12 13 14 15 16 17 18 19 20
CFin 2011- 2012 = 8.000/năm
CFin 2013- 2015 = 10.000/năm
CFin 2016 – 2020 = 12.000/năm
CFout không dep không lãi 2011 – 2012 = 4.000/năm
CFout không dep không lãi 2013 – 2017 = 5.000/năm
CFout không dep không lãi 2018 – 2020 = 6.000/năm
Dep 2011 – 2018 = 8.000/ 8 = 1.000; lãi vay 2011- 2015 = 2.000 * 10% = 200

CFAT = (CFin – CFout không dep có lãi) * (1-t) + Dep * t


CFout không dep có lãi = CFout không dep không lãi + lãi
=> CFAT 2011 = [8.000 – (4.000 + 200)] * (1-20%) + 1.000 * 20% =…
=> CFAT 2012 = [8.000 – (4.000 + 200)] * (1-20%) + 1.000 * 20% =…
=> CFAT 2013 = [10.000 – (5.000 + 200)] * (1-20%) + 1.000 * 20% =…
=> CFAT 2014 = [10.000 – (5.000 + 200)] * (1-20%) + 1.000 * 20% =…
=> CFAT 2015 = [10.000 – (5.000 + 200)] * (1-20%) + 1.000 * 20% =…
=> CFAT 2016 = [12.000 – 5.000] * (1-20%) + 1.000 * 20% =…
=> CFAT 2017 = [12.000 – 5.000] * (1-20%) + 1.000 * 20% =…
=> CFAT 2018 = [12.000 – 6.000] * (1-20%) + 1.000 * 20% =…
=> CFAT 2019 = [12.000 – 6.000] * (1-20%) =…
=> CFAT 2020 = [12.000 – 6.000] * (1-20%) =…

 DẠNG 2’: XÁC ĐỊNH CFAT CỦA DỰ ÁN THÔNG QUA CFIN, CFOUT ĐÃ BAO GỒM
KHẤU HAO KHÔNG BAO GỒM LÃI VAY
VD8: b. Lấy năm gốc là năm 2016. Công ty A đầu tư vào 1 dự án có thời gian 10 năm. Sau khi đầu
tư vào năm 2010, dòng tiền vào trước thuế và dòng tiền ra trước thuế của công ty A bắt đầu từ năm
2011 như sau: dòng tiền vào trước thuế 2 năm đầu là 8.000$/năm, dòng tiền vào trước thuế 3 năm
tiếp theo là 10.000$/năm, dòng tiền vào trước thuế 5 năm cuối là 12.000$/năm. Dòng tiền ra trước
thuế đã bao gồm khấu hao chưa bao gồm lãi vay 2 năm đầu là 4.000$/năm, 5 năm tiếp là
5.000$/năm và 3 năm còn lại là 6.000$/năm. Biết tài sản cố định có nguyên giá là 8.000$. TSCĐ trích

7
khấu hao đều trong 8 năm. Công ty đi vay 2.000$ với lãi suất 10%/năm, trả gốc vay vào năm 2015.
Hãy tính các CFAT của dự án. Biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
Giải: CFout không dep có lãi 2011 12 13 14 15 16 17 18 19 20
CFin 2011- 2012 = 8.000/năm
CFin 2013- 2015 = 10.000/năm
CFin 2016 – 2020 = 12.000/năm
CFout có dep không lãi 2011 – 2012 = 4.000/năm
CFout có dep không lãi 2013 – 2017 = 5.000/năm
CFout có dep không lãi 2018 – 2020 = 6.000/năm
Dep 2011 – 2018 = 8.000/ 8 = 1.000; lãi vay 2011- 2015 = 2.000 * 10% = 200
CFAT = (CFin – CFout không dep có lãi) * (1-t) + Dep * t
CFout không dep có lãi = CFout có dep không lãi – Dep + lãi
=> CFAT 2011 = [8.000 – (4.000 – 1.000 + 200)] * (1-20%) + 1.000 * 20% =…
=> CFAT 2012 = [8.000 – (4.000 – 1.000 + 200)] * (1-20%) + 1.000 * 20% =…
=> CFAT 2013 = [10.000 – (5.000 – 1.000 + 200)] * (1-20%) + 1.000 * 20% =…
=> CFAT 2014 = [10.000 – (5.000 – 1.000 + 200)] * (1-20%) + 1.000 * 20% =…
=> CFAT 2015 = [10.000 – (5.000 – 1.000 + 200)] * (1-20%) + 1.000 * 20% =…
=> CFAT 2016 = [12.000 – (5.000 – 1.000)] * (1-20%) + 1.000 * 20% =…
=> CFAT 2017 = [12.000 – (5.000 – 1.000)] * (1-20%) + 1.000 * 20% =…
=> CFAT 2018 = [12.000 – (6.000 – 1.000)] * (1-20%) + 1.000 * 20% =…
=> CFAT 2019 = [12.000 – 6.000] * (1-20%) =…
=> CFAT 2020 = [12.000 – 6.000] * (1-20%) =…
Nếu đề bài cho CFin, CFout có Dep có lãi thì
CFAT = (CFin – CFout không dep có lãi) * (1-t) + Dep * t
CFout không dep có lãi = CFout có dep có lãi – Dep

Nếu đề bài cho CFin, CFout không Dep có lãi thì


CFAT = (CFin – CFout không dep có lãi) * (1-t) + Dep * t

Nếu đề bài cho CFin, CFout có lãi thì


CFout không dep có lãi (chỉ nói về CFout có lãi
Tự hiểu CFout có lãi cũng chính là
thôi thì tự hiểu là chưa có Dep những đã có lãi ở trong đó)
8
CFAT = (CFin – CFout không dep có lãi) * (1-t) + Dep * t

 Đôi khi đề bài cho sẵn giá trị của dòng tiền trước thuế (CFBT) thì khi đó áp dụng luôn công thức:
CFAT = CFBT × (1 t) + Dep × t
VD: CFBT = 8.000; Dep = 2.000; t = 20% => CFAT = 8.000 * (1-20%) + 2.000*20%

 Đôi khi đề bài không có vay ngân hàng khi đó lãi = 0 và chỉ cần tìm được CFout không dep là đủ
khi đó CFAT = (CFin – CFout không dep) * (1-t) + dep *t
VD: CFin = 5.000; CFout = 2.000 (nếu đề bài chỉ nói CFout cụt ngủn thế này thì tự hiểu CFout
không dep không lãi) ; Dep = 1.000; t =20%. Đọc hết đề bài ko thấy đi vay ngân hàng => ko có lãi.
Khi đó thì CFAT = CFAT = (CFin – CFout không dep) * (1-t) + dep *t
=> CFAT = (5.000 – 2.000) * (1-20%) + 1.000 *20% =…

Tóm lại: những đề bài giáo viên chỉ ghi CFout. Thì CFout đó tự hiểu chưa có dep và chưa có
lãi ở trong đó.

BIẾN THỂ VỀ DOANH THU CHI PHÍ CỦA CFAT


TH1: Cho doanh thu và chi phí cụ thể hàng năm thì doanh thu và chi phí không dep chính là CFin và
CFout cụ thể của năm đó.
TH2: Nếu đọc đề bài mà nhìn thấy từ tăng hay giảm của doanh thu hoặc chi phí của các
năm sau
so với năm hiện tại (năm gốc) và giá trị cụ thể của doanh thu hoặc
chi phí ở năm hiện tại thì CFin và CFout chỉ lấy phần chênh lệch tăng lên hay giảm
đi của doanh thu và chi phí thôi mà không cần để ý đến doanh thu, chi phí mới hay cũ (Cho
doanh thu, chi phí mới hay cũ chỉ có tác dụng để tính ra phần chênh lệch)

VD: Doanh thu năm hiện tại ( năm 0) = 200; Doanh thu năm 1 = 250; Doanh thu năm 2 = 300
=> TH2 => CFin 1 = 250 – 200 = 50; CFin 2 = 300 – 200 = 100

VD: Doanh thu năm 1 = 250; Doanh thu năm 2 = 300


=> TH1 vì không nhìn thấy giá trị doanh thu ở năm hiện tại (năm 0) => doanh thu năm hiện tại = 0. Mà
nếu quan tâm đến chênh lệch thì CFin 1 = DT năm 1 – DT năm 0 = 250 – 0 = 250; và CFin 2 = 300

DO ĐÓ TỪ NAY VỀ SAU KHI GIẢI MÔN TCDN THÌ CÁC EM QUY ĐỔI VỀ CFIN
VÀ CFOUT LUÔN MÀ TRÁNH LÀM THEO DOANH THU VÀ CHI PHÍ NHƯ Ở

9
PHẦN NỬA BUỔI 6 CHO ĐỠ LOẠN VÌ CẢ 2 CÁCH LÀM ĐỀU CHO KẾT QUẢ
GIỐNG NHAU.

a. Doanh thu 3 năm đầu là 20 tỷ/năm, 2 năm tiếp theo là 25 tỷ/năm. Chi phí hàng năm đã bao gồm khấu
hao 3 năm đầu là 15 tỷ/năm, 2 năm tiếp theo là 14 tỷ/năm. Trong đó Dep 1 -5 =3 tỷ/năm.
Đây là đề TH1 vì không có doanh thu và chi phí hiện tại
=> CFin 1 – 3 = 20/năm; CFin 4 -5 = 25/năm
=> CFout 1 – 3 = 15 – 3 = 12/năm
=> CFout 4 – 5 = 14 – 3 = 11/năm

b. Doanh thu tăng từ 15 tỷ lên 20 tỷ. Chi phí không bao gồm khấu hao tăng từ 10 tỷ lên 12 tỷ.
Đây là đề TH2 vì tăng từ một mức tiền cũ (chính là năm cũ = năm hiện tại) lên 1 mức tiền mới =>
CFin 1 – kết thúc = 20 – 15 = 5 và CFout 1 – kết thúc = 12 – 10 = 2

c. Doanh thu tăng từ 15 tỷ lên 20 tỷ. Chi phí không bao gồm khấu hao giảm từ 10 tỷ xuống 8 tỷ.
=> CFin 1 – kết thúc = 20 – 15 = 5 và CFout 1 – kết thúc = 8 – 10 = -2

d. Doanh thu giảm từ 15 tỷ xuống 12 tỷ. Chi phí không bao gồm khấu hao tăng từ 9 tỷ lên 11 tỷ.
=> CFin 1 – kết thúc = 12 – 15 = -3 và CFout 1 – kết thúc = 11 – 9 = 2

e. Doanh thu năm hiện tại là 500. Doanh thu từ năm t1  t5 tăng 50% so với năm hiện tại. Doanh thu từ
năm t6  t10 tăng 60% so với năm hiện tại. Chi phí không bao gồm khấu hao năm hiện tại là 200. Chi
phí từ năm t1  t10 không bao gồm khấu hao tăng 60% so với chi phí hiện tại.
Đây là TH2 vì có giá trị của doanh thu và chi phí ở thời điểm hiện tại
=> CFin 1 – 5 = 500 * 50% = 250 (chỉ quan tâm đến phần chênh lệch so với năm hiện tại)
CFin 6 -10 = 500 * 60% = 300
=> CFout 1 – 10 = 200 * 60% = 120

f. Doanh thu năm hiện tại là 500. Doanh thu từ năm t1  t5 tăng 50% so với năm hiện tại. Doanh thu từ
năm t6  t10 tăng 60% so với năm hiện tại. Chi phí không bao gồm khấu hao hàng năm = 70%
doanh thu hàng năm. (Đây là trường hợp chi phi biến động theo doanh thu khi đó thì: Cfout
hàng năm = Cfin hàng năm  70%)
Đây là TH2 vì có giá trị của doanh thu và chi phí ở thời điểm hiện tại
=> CFin 1 – 5 = 500 * 50% = 250 (chỉ quan tâm đến phần chênh lệch so với năm hiện tại)
CFin 6 -10 = 500 * 60% = 300
Vì chi phí biến động theo doanh thu nên doanh thu chia thành 2 giai đoạn thì chi phí cũng bị
chia thành 2 giai đoạn
10
=> CFout 1 – 5 = 250 * 70% = 175
CFout 6 -10 = 300 * 70% = 210

g. Doanh thu năm hiện tại là 500. Doanh thu từ năm t1  t5 tăng 50% so với năm hiện tại. Doanh thu
từ năm t6  t10 tăng 60% so với năm hiện tại. Chi phí đã bao gồm khấu hao hàng năm = 70%
doanh thu hàng năm. Biết Dep từ t1 – 8 là 50/năm.
Đây là TH2 vì có giá trị của doanh thu và chi phí ở thời điểm hiện tại
=> CFin 1 – 5 = 500 * 50% = 250
CFin 6 -10 = 500 * 60% = 300
Chi phí đề bài cho đã bao gồm khấu hao nên cần lấy chi phí có dep – dep thì mới ra được
Cfout. Nhưng cũng chỉ cần trừ dep đến năm 8 vì dep chỉ có từ năm 1 đến năm 8
=> CFout 1 – 5 = 250 * 70% - 50 = 125
CFout 6 -8 = 300 * 70% - 50 = 160
CFout 9 -10 = 300 * 70% = 210

CFAT = (CFIN – CFOUT không dep có lãi) * (1-t) + dep * t


DEP = TSCD/ số năm khấu hao đều ; lãi vay = gốc vay * ls vay
 MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHÁC ĐI XÁC ĐỊNH CFAT MÀ KHÔNG THÔNG QUA DOANH
THU VÀ CHI PHÍ (HOẶC CFIN VÀ CFOUT)
 DẠNG 5: XÁC ĐỊNH CFAT CỦA DỰ ÁN THÔNG QUA THU NHẬP TRƯỚC THUẾ VÀ LÃI
VAY (EBIT)
=> CFAT = (EBIT – lãi vay + Dep)  (1  t) + Dep * t
VD10: a. Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) là 10.000. Lãi vay là 2.000 và Dep là
3.000. Thuế suất thuế TNDN = 20%. Tính CFAT?
Giải:
CFAT = (10.000 – 2.000 + 3.000) * (1-20%) + 3.000 * 20% = …

 DẠNG 6: XÁC ĐỊNH CFAT CỦA DỰ ÁN THÔNG QUA THU NHẬP TRƯỚC THUẾ,
KHẤU HAO VÀ LÃI VAY (EBITDA) KHẤU HAO là Dep ký trong công thức là DA
=> CFAT = (EBITDA – lãi vay)  (1  t) + Dep*t
VD10: b. Thu nhập trước thuế, khấu hao và lãi vay (EBITDA) là 10.000. Lãi vay là 2.000
và Dep là 3.000. Thuế suất thuế TNDN = 20%. Tính CFAT?
Giải: CFAT = (10.000 – 2.000) * (1-20%) + 3.000 * 20% = ….

 DẠNG 7: XÁC ĐỊNH CFAT CỦA DỰ ÁN THÔNG QUA THU NHẬP TRƯỚC THUẾ VÀ
KHẤU HAO (EBTDA)
=> CFAT = EBTDA  (1  t) + Dep*t
VD10: c. Thu nhập trước thuế và khấu hao (EBTDA) là 10.000. Dep là 3.000. Thuế suất
thuế TNDN = 20%. Tính CFAT?
11
=> CFAT = 10.000 * (1-20%) + 3.000 * 20% = ….

 DẠNG 8: XÁC ĐỊNH CFAT CỦA DỰ ÁN TỪ MỘT ĐỀ BÀI CHƯA CHO SẴN GIÁ TRỊ
CỦA DOANH THU VÀ CHI PHÍ MÀ PHẢI TỰ TÌM THÔNG QUA SỐ LƯỢNG BÁN SẢN
PHẨM HÀNG NĂM CỦA CÔNG TY
Doanh thu (= CFin)
Doanh thu = Giá bán 1 sản phẩm  số lượng bán
Số lượng bán năm 2021 = 200 sp, P bán 2021 = 3 tr/sp
 DT năm 2021 = CFin 2021 = 200 * 3 = 600 (triệu)
…..
CFout có lãi (chi phí không dep có lãi) bao gồm:
Giá vốn hàng bán = Giá mua (giá xuất kho; giá vốn) 1 sản phẩm  số lượng bán
Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí khác (là tất cả các từ có từ chi phí đi cùng hoặc mang ý nghĩa là công ty phải mất
tiền đi ngoại trừ chi phí đầu tư ban đầu CF0. Ví dụ: chi phí cố định, chi phí biến đổi, chi
phí trả lương nhân viên, chi phí sửa chữa vận hành máy móc,…) những chi phí kể trên nằm
doanh thu của đề bài
Lãi vay

VD: Doanh thu = 10.000, chi phí cố định = 2.000, chi phí biến đổi = 500, giá vốn hàng bán = 300,
chi phí khác 200. Tất cả chi phí trên chưa bao gồm khấu hao và lãi. Biết Dep = 150/ năm; lãi =
50/năm. Cho thuế suất thuế TNDN = 20%? Tính CFAT=?
=> CFin = 10.000
 CFout có lãi (= chi phí không dep có lãi) = chi phí cố định + chi phí biến đổi + giá vốn
hàng bán + chi phí khác + lãi = 2.000 + 500 +300 +200 + 50 = 3.050
Dep = 150
Có CFAT = (CFin – CFout có lãi) * (1-t) + Dep * t
= (10.000 – 3.050) * (1-20%) + 150 * 20% = 5.590

XÁC ĐỊNH CFKT: là dòng tiền thu hồi tại năm kết thúc dự án (năm cuối cùng của dự án).
CFKT bao gồm:
 Thu hồi vốn lưu động (VLĐ) (là giá trị Tài Sản Lưu Động , tài sản ngắn hạn,Vốn lưu động
được đầu tư trong CFo)
 Tiền thu từ thanh lý tài sản cố định = Giá thanh lý – Chi phí thanh lý (sẽ được đề bài cho
sẵn tại năm kết thúc) sau đó được dùng để so sánh với giá trị còn lại của tài sản cố định tại
năm kết thúc để biết được lãi hay lỗ
 Lãi thì trừ thuế còn lỗ thì cộng thuế. (Thuế được tính dựa trên phần lãi; lỗ).

12
 LƯU Ý: Nếu đề bài không nói gì đến việc thu hồi VLĐ tại năm kết thúc sẽ tự hiểu là được
thu hồi toàn bộ VLĐ ở CFo. Nếu đề bài bảo chỉ thu hồi được bao nhiêu %VLĐ đã đầu tư
ban đầu tại năm kết thúc thì lấy % đó × VLĐ được đầu tư tại CFo để tính ra phần thu hồi
VLĐ tại năm kêt thúc. Nếu đề bài bảo VLĐ tại năm kết thúc thu hồi không đáng kể thì
VLĐ thu hồi tại năm kết thúc sẽ = 0.
VD11:
CF0 = 500 triệu, với TSCĐ = 400 triệu, TSLĐ = 100 triệu
CFKT:
 Thu hồi TSLĐ:
 TH1: Năm kết thúc không đề cập đến việc thu hồi TSLĐ => thu hồi TSLĐ = 100
 TH2: Năm kết thúc chỉ thu hồi được 80% TSLĐ đầu tư ban đầu => thu hồi TSLĐ =
100*80% = 80
 TH3: Năm kết thúc TSLĐ thu hồi không đáng kể => thu hồi TSLĐ = 0

VD12:
CF0 = 500 triệu, với TSCĐ = 400 triệu, thu hồi toàn bộ TSLĐ = 100 triệu
 Tiền thu thanh lý TSCĐ = Giá thanh lý – Chi phí thanh lý (đề bài sẽ cho sẵn tại năm kết
thúc) Giả sử Tiền thu thanh lý TSCĐ = 50 – 10 = 40
 TH1: Giá trị còn lại của TSCĐ tại năm kết thúc = 30.
 TH2: Giá trị còn lại của TSCĐ tại năm kết thúc = 60.
 TH3: Giá trị còn lại của TSCĐ tại năm kết thúc = 40.
Yêu cầu: tìm CFKT? Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp = 20%
Giải:
TH1:
Xác định CFKT:
- Thu hồi TSLĐ = 100
- Thu thanh lý TSCĐ = Giá thanh lý – Chi phí thanh lý = 50 – 10 = 40 > GTCL = 30
=> lãi: 40 – 30 = 10 => Thuế = 10 * 20% = 2
=> CFKT = 100 + 40 – 2 = 138
TH2:
Xác định CFKT:
- Thu hồi TSLĐ = 100
- Thu thanh lý TSCĐ = Giá thanh lý – Chi phí thanh lý = 50 – 10 = 40 < GTCL = 60
=> lỗ : 60 – 40 = 20 => Thuế = 20 * 20% = 4
=> CFKT = 100 + 40 + 4 = 144

13
TH3:
Xác định CFKT:
 Thu hồi TSLĐ = 100
 Thu thanh lý TSCĐ = Giá thanh lý – Chi phí thanh lý = 50 – 10 = 40 = GTCL = 40
=> không lãi không lỗ => thuế = 0
=> CFKT = 100 + 40 = 140

 LƯU Ý: Trong 1 bài tập không bao giờ đề bài cho sẵn giá trị còn lại của TSCĐ tại năm kết thúc dự án.
Mà ta phải biết cách tự xác định ra nó. Có 3 trường hợp sau về GTCL của TSCĐ tại năm kết thúc dự án:
TH1: Giả sử năm hết khấu hao TSCĐ là năm 3. Dự án kết thúc tại năm 5.

0 3 5
Năm hết khấu hao TSCĐ < Năm dự án KT
=> GTCL của TSCĐ tại năm kết thúc dự án (t5) = 0

TH2: Giả sử năm hết khấu hao TSCĐ là năm 5. Dự án kết thúc tại năm 5.

0 5
Năm hết khấu hao TSCĐ
Năm dự án KT
=> GTCL của TSCĐ tại năm kết thúc dự án (t5) = 0

TH3: Giả sử năm hết khấu hao TSCĐ là năm 8. Dự án kết thúc tại năm 5. TSCĐ có nguyên giá
= 80 triệu. Khấu hao đều 8 năm.

0 5 8
Năm dự án KT Năm hết khấu hao TSCĐ
Dự án trên chỉ trích khấu hao TSCĐ trong 5 năm. Còn 3 năm khấu hao còn lại chính là GTCL
của tại sản cố định tại t5.
Có: Dep từ năm bắt đầu có CFAT lần đầu cho đến năm kết thúc dự án = TSCĐ/số năm khấu
hao đều => Dep từ 1 – 5 = 80 triệu/8 năm = 10 triệu/năm.
Giá trị còn lại của TSCĐ tại năm kết thúc = Dep của 1 năm × số năm sử dụng còn lại của
TSCĐ => GTCL của TSCĐ tại năm kết thúc dự án (t5) = 10  3 = 30 triệu.
(Khấu hao lũy kế = tổng các khấu hao (dep) đã hao mòn rồi = 10*5 = 50)

14
Trong đề bài không bao giờ cho sẵn tại năm kết thúc gtcl tscd = 0 hay khác 0, mà tự nhớ như sau:
TÓM LẠI:
 Nếu năm hết khấu hao TSCĐ  năm dự án KT thì GTCL của TSCĐ tại năm kết thúc dự án = 0.
 Nếu năm hết khấu hao TSCĐ > năm dự án KT thì GTCL của TSCĐ tại năm kết thúc dự án  0.
Với năm hết khấu hao TSCĐ > năm dự án kết thúc thì:
 Dep từ năm bắt đầu có CFAT lần đầu cho đến năm kết thúc dự án = TSCĐ/số năm khấu hao đều
 Giá trị còn lại của TSCĐ tại năm kết thúc = Dep của 1 năm × số năm sử dụng còn lại của TSCĐ

VD thêm: TSCĐ có giá trị = 500 triệu. TSCĐ khấu hao đều trong 10 năm. Dự án kết thúc tại năm thứ 6.
CFAT bắt đầu có lần đầu tiên tại năm 1. Tìm dep hàng năm và giá trị còn lại của TSCĐ tại
năm kết thúc?
năm hết khấu hao TSCĐ (10 năm) > năm dự án kết thúc (6 năm)
GTCL ≠ 0 => Dep từ năm bắt đầu có CFAT lần đầu cho đến năm kết thúc dự án = TSCĐ/số năm
khấu hao đều
Dep 1 – 6 = TSCĐ/10 = 500 / 10 = 50
=> Giá trị còn lại của TSCĐ tại năm kết thúc = Dep của 1 năm × số năm sử dụng còn lại của TSCĐ
=> GTCL tại năm 6 = 50 * số năm sử dụng còn lại = 50 * (10 – 6) = 50*4 = 200

Luyện thêm các phần Xác định ra CF0, CFAT và CFKT trong buổi 7
Làm đồng thời các câu 16, 18, 20, 22
Câu 16: Xác định dòng tiền sau thuế (CFAT4) của công ty tại năm thứ 4 của dự án biết tổng vốn
đầu tư (CF0) là 10.000 trong đó 60% đầu tư cho tài sản cố định. Tài sản cố định khấu hao đều trong
5 năm. Dự án thực hiện 10 năm. Giá bán thanh lý vào năm cuối là 100, chi phí thanh lý 40. CFin hàng
năm là 7.000, CFout bằng 80% CFin, thuế suất thuế thu nhập 20%.
Câu 18: Xác định dòng tiền sau thuế (CFAT5) của công ty tại năm thứ 5 của dự án biết tổng vốn
đầu tư là 10.000 trong đó 60% đầu tư cho tài sản cố định. Tài sản cố định khấu hao đều trong 5 năm.
Dự án thực hiện 10 năm. Giá bán thanh lý vào năm cuối là 100, chi phí thanh lý 40. CFin hàng năm là
7.000, CFout bằng 80% CFin, thuế suất thuế thu nhập 20%.
Câu 20: Xác định dòng tiền sau thuế của (CFAT6) công ty tại năm thứ 6 của dự án biết tổng vốn
đầu tư là 10.000 trong đó 60% đầu tư cho tài sản cố định. Tài sản cố định khấu hao đều trong 5 năm.
Dự án thực hiện 10 năm. Giá bán thanh lý vào năm cuối là 100, chi phí thanh lý 40. CFin hàng năm là
7.000, CFout bằng 80% CFin, thuế suất thuế thu nhập 20%.
Câu 22: Xác định dòng tiền sau thuế (CFAT10 + CFKT10) của công ty tại năm kết thúc của dự án
biết tổng vốn đầu tư là 10.000 trong đó 60% đầu tư cho tài sản cố định. Tài sản cố định khấu hao đều
trong 5 năm. Dự án thực hiện 10 năm. Giá bán thanh lý vào năm cuối là 100, chi phí thanh lý 40. CFin
hàng năm là 7.000, CFout bằng 80% CFin, thuế suất thuế thu nhập 20%.

15
dòng tiền sau thuế (CFAT) tại năm KT = CFATKT + CFKT

Tóm tắt chung cho cả 4 câu 16,18,20,22


Câu 16: Xác định dòng tiền sau thuế (CFAT4) của công ty tại năm thứ 4 của dự án biết tổng
vốn đầu tư (CF0) là 10.000 trong đó 60% đầu tư cho tài sản cố định. Tài sản cố định khấu hao
đều trong 5 năm. Dự án thực hiện 10 năm. Giá bán thanh lý vào năm cuối là 100, chi phí thanh lý
40. CFin hàng năm là 7.000, CFout bằng 80% CFin, thuế suất thuế thu nhập 20%.
Giải:
tổng vốn đầu tư = CF0 (tại 0) = 10.000 Lưu ý nếu đề thi ko nói cụ thể CF0 tại năm nào thì
tự hiểu CF0 là tại năm 0 (trong đề câu 16 của word buổi 6,7)
TSCĐ = 60% *10.000 = 6.000 (khấu hao đều trong 5 năm); TSLĐ = 10.000 – 6.000 = 4.000
Năm hết KH (5) < năm kết thúc (10) => GTCL = 0 tại năm 10
 Dep 1-5 = TSCĐ / số năm KH đều = 6.000 / 5 = 1.200
CFin 1 – 10 = 7.000/năm
CFout 1 – 10 = 80% * 7.000 = 5.600 (tự hiểu là CFout ko dep ko lãi)
Yêu cầu: CFAT 4, 5, 6, 10
Nhìn thấy CFin và CFout luôn cần tìm ra CFout không dep có lãi (tuy nhiên bài này công ty
ko có nói về việc đi vay => lãi = 0). Tức là chỉ cần tìm ra CFout không dep là đủ.
Cách 1: Tính tay: CFAT = (CFin – CFout không dep) * (1-t) + Dep * t
CFAT4 = (7.000 – 5.600) * (1-20%) + 1.200 * 20% = 1.360
CFAT5 = (7.000 – 5.600) * (1-20%) + 1.200 * 20% = 1.360
CFAT6 = (7.000 – 5.600) * (1-20%) = 1.120
CFAT10 = (7.000 – 5.600) * (1-20%) = 1.120

Câu 22 là: Xác định dòng tiền sau thuế (CFAT10 + CFKT10) của công ty tại năm kết thúc của dự án
Nhớ nha. Trong môn TCDN nếu đề yêu cầu tính dòng tiền sau thuế của công ty tại năm kết thúc thì
tức là nó cần có CFAT tại năm kết thúc trong bảng tính CFAT và bao gồm cả CFKT tại năm kết thúc
mà Quân đã dạy.
Ngoài ra tại năm 10 còn có CFKT10 là: Giá bán thanh lý vào năm cuối là 100, chi phí thanh lý 40.
- Thu hồi TSLĐ = 4.000 (ko nói gì đến việc thu hồi TSLĐ ở CFo thì tự hiểu thu hồi đc toàn
bộ)
- Thu thanh lý TSCĐ = Giá bán thanh lý - chi phí thanh lý = 100 – 40 = 60 > GTCL = 0
 Lãi 60 => Thuế = 60 * 20% = 12
 CFKT tại năm 10 = 4.000 + 60 – 12= 4.048
 Tại năm 10 (kết thúc) có 2 dòng tiền là CFAT10 + CFKT10 = 1.120 + 4.048 = 5168

16
Lưu ý: Xác định dòng tiền sau thuế (CFAT) của công ty tại năm kết thúc của dự án theo yêu
cầu của giáo viên thì sẽ bao gồm cả: CFAT năm cuối cùng + CFKT năm cuối cùng mà anh
Quân dạy (áp dụng trong câu 22 word buổi 6,7)
Câu 17: Xác định dòng tiền sau thuế của công ty tại năm thứ 4 của dự án biết tổng vốn đầu tư là
10.000 trong đó 10% đầu tư cho tài sản cố định. Vốn đầu tư cho tài sản cố định là vốn vay. Lãi suất
10%/năm. Trả toàn bộ gốc vay vào năm thứ 4. Tài sản cố định khấu hao đều trong 5 năm. Dự án thực
hiện 10 năm. Giá bán thanh lý vào năm cuối là 100, chi phí thanh lý 40. CFin hàng năm là 2.000,
CFout bằng 80% CFin, thuế suất thuế thu nhập 20%.
Câu 19: Xác định dòng tiền sau thuế của công ty tại năm thứ 5 của dự án biết tổng vốn đầu tư là
10.000 trong đó 10% đầu tư cho tài sản cố định. Vốn đầu tư cho tài sản cố định là vốn vay. Lãi suất
10%/năm. Trả toàn bộ gốc vay vào năm thứ 4. Tài sản cố định khấu hao đều trong 5 năm. Dự án thực
hiện 10 năm. Giá bán thanh lý vào năm cuối là 100, chi phí thanh lý 40. CFin hàng năm là 2.000,
CFout bằng 80% CFin, thuế suất thuế thu nhập 20%.
Câu 21: Xác định dòng tiền sau thuế của công ty tại năm thứ 6 của dự án biết tổng vốn đầu tư là
10.000 trong đó 10% đầu tư cho tài sản cố định. Vốn đầu tư cho tài sản cố định là vốn vay. Lãi suất
10%/năm. Trả toàn bộ gốc vay vào năm thứ 4. Tài sản cố định khấu hao đều trong 5 năm. Dự án thực
hiện 10 năm. Giá bán thanh lý vào năm cuối là 100, chi phí thanh lý 40. CFin hàng năm là 2.000,
CFout bằng 80% CFin, thuế suất thuế thu nhập 20%.
Câu 23: Xác định dòng tiền sau thuế của công ty tại năm kết thúc của dự án biết tổng vốn đầu tư là
10.000 trong đó 10% đầu tư cho tài sản cố định. Vốn đầu tư cho tài sản cố định là vốn vay. Lãi suất
10%/năm. Trả toàn bộ gốc vay vào năm thứ 4. Tài sản cố định khấu hao đều trong 5 năm. Dự án thực
hiện 10 năm. Giá bán thanh lý vào năm cuối là 100, chi phí thanh lý 40. CFin hàng năm là 2.000,
CFout bằng 80% CFin, thuế suất thuế thu nhập 20%.

CFout trong CFout bằng 80% CFin thì tự hiểu là Cfout ko dep ko lãi.
Làm đồng thời cả VD17, 19, 21, 23.
Giải:
CF0 tại năm 0 = 10.000
TSCĐ = 10%*10.000 = 1.000 (đi vay với lãi suất 10%/năm). Trả toàn bộ gốc vay vào năm thứ 4.
 Lãi vay 1 – 4 = 1.000 * 10% = 100/năm
TSLĐ = 10.000 – 1.000 = 9.000
Tài sản cố định khấu hao đều trong 5 năm. Dự án thực hiện 10 năm.
Năm hết khấu hao (5) < năm KT (10) => GTCL = 0
=> Dep 1-5= TSCĐ/số năm KH đều = 1.000/5 = 200
CFin1-10 = 2.000, CFout không dep ko lãi 1-10 = 2000*80% = 1.600
Lưu ý: nếu đề bài chỉ cho CFout mà ko đề cập đến dep và lãi ở bên cạnh => Chính là CFout
không dep ko lãi

17
Tính CFAT 4,5,6,10? CFAT = (CFin – CFout không dep có lãi) *(1-t) + Dep*t
CFAT4 = (2.000 – (1.600 + 100))*(1-20%) + 200 * 20% = 280
CFAT5 = (2.000 – 1.600)*(1-20%) + 200 * 20% = 360
CFAT6 = (2.000 – 1.600)*(1-20%) = 320
CFAT10 = (2.000 – 1.600)*(1-20%) = 320
Tại năm kết thúc (năm10) còn có CFKT 10 là
- Thu hồi TSLĐ = 9.000 (ko nói gì đến việc thu hồi TSLĐ ở CFo thì tự hiểu thu hồi đc toàn bộ)
- Thu thanh lý TSCĐ = Giá bán thanh lý - chi phí thanh lý = 100 – 40 = 60 > GTCL = 0
 Lãi 60 => Thuế = 60 * 20% = 12
 CFKT tại năm 10 = 9.000 + 60 – 12= 9.048
 Tại năm 10 (kết thúc) có 2 dòng tiền là CFAT10 + CFKT10 = 320 + 9.048 = 9368

Câu 24: a. Công ty có vốn đầu tư 1.000, 60% đầu tư cho TSCĐ, phần còn lại đầu tư cho TSLĐ.
TSCĐ khấu hao đều. Thời gian khấu hao 5 năm. Phần đầu tư cho TSLĐ là vốn vay, lãi suất
10%/năm. Trả hết gốc vào năm t5. Doanh thu hàng năm là 5.000/năm, chi phí biến đổi là chiếm
30% doanh thu, chi phí cố định là 1.000, các chi phí này không bao gồm khấu hao và lãi vay. TSCĐ
thanh lý vào năm kết thúc dự án là 200. Dự án thực hiện trong 10 năm. Thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp 20%.Xác định CFAT năm thứ 5?
Câu 24: b. Công ty có vốn đầu tư 1.000, 60% đầu tư cho TSCĐ, phần còn lại đầu tư cho TSLĐ.
TSCĐ khấu hao đều. Thời gian khấu hao 5 năm. Phần đầu tư cho TSLĐ là vốn vay, lãi suất
10%/năm. Trả hết gốc vào năm t5. Doanh thu hàng năm là 5.000/năm chi phí biến đổi là chiếm 30%
doanh thu, chi phí cố định là 1.000, các chi phí này không bao gồm khấu hao và lãi vay. TSCĐ
thanh lý vào năm kết thúc dự án là 200. Dự án thực hiện trong 10 năm. Thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp 20%.Xác định CFAT năm thứ 6?
Câu 24: c. Công ty có vốn đầu tư 1.000, 60% đầu tư cho TSCĐ, phần còn lại đầu tư cho TSLĐ.
TSCĐ khấu hao đều. Thời gian khấu hao 5 năm. Phần đầu tư cho TSLĐ là vốn vay, lãi suất
10%/năm. Trả hết gốc vào năm t5. Doanh thu hàng năm là 5.000/năm; chi phí biến đổi là chiếm
30% doanh thu, chi phí cố định là 1.000, các chi phí này không bao gồm khấu hao và lãi vay.
TSCĐ thanh lý vào năm kết thúc dự án là 200. Dự án thực hiện trong 10 năm. Thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp 20%. Xác định CFAT năm kết thúc?
Giải:
Công ty có vốn đầu tư 1.000 = CF0 tại năm 0
TSCĐ = 1.000*60% = 600 (Thời gian khấu hao 5 năm) => TSLĐ = 1000 – 600 = 400
Phần đầu tư cho TSLĐ là vốn vay, lãi suất 10%/năm. Trả hết gốc vào năm t5.
=> Lãi vay 1 – 5 = 400 * 10% = 40/năm
=> Dep 1-5= TSCĐ/số năm KH đều = 600/5 = 120

18
Năm hết KH (5) < năm KT (10) => GTCL = 0
Doanh thu hàng năm là 5.000/năm, chi phí biến đổi là chiếm 30% doanh thu, chi phí cố định là 1.000,
các chi phí này không bao gồm khấu hao và lãi vay (= CFout không dep không lãi)
CFin 1-10 = 5000
chi phí biến đổi (CPBĐ) 1-10 = 30% *5000 = 1500
chi phí cố định (CPCĐ)1-10 = 1000
=> CFout không dep không lãi = chi phí biến đổi + chi phí cố định
Lãi vay 1 – 5 = 400 * 10% = 40/năm
Dep 1-5= TSCĐ/số năm KH đều = 600/5 = 120
=> CFout không dep có lãi = CFout không dep không lãi + lãi
= chi phí biến đổi + chi phí cố định + lãi
Có: CFAT = (CFin – CFout có lãi) * (1-t) + Dep *t
=> CFAT5 = [5.000 – (1.500 + 1.000 + 40)] * (1-20%) + 120 * 20% = 1.992
=> CFAT6 = [5.000 – (1.500 + 1.000)] * (1-20%) = 2.000
=> CFAT10 = [5.000 – (1.500 + 1.000)] * (1-20%) = 2.000
Đề bài cho: TSCĐ thanh lý vào năm kết thúc dự án là 200. Dự án thực hiện trong 10 năm.
Tại năm KT (năm 10) còn có CFAT 10 là:
- Thu hồi TSLĐ = 400 (ko nói gì đến việc thu hồi TSLĐ ở CFo thì tự hiểu thu hồi đc toàn bộ)
- Thu thanh lý TSCĐ = 200 > GTCL = 0
 Lãi 200 => Thuế = 200 * 20% = 40
 CFKT tại năm 10 = 400 + 200 – 40= 560
Tại năm 10 (kết thúc) có 2 dòng tiền là CFAT10 + CFKT10 = 2000 + 560 = 2560

Câu 26: a. Tính CFAT của năm thứ 3, biết EBIT năm thứ 3 là 20.000, chi phí khấu hao từ 1 - 4 là
5.000/năm, chi phí lãi vay từ 1-3 là 2.000/năm, thuế TNDN là 20%.
Câu 26: b. Tính CFAT của năm thứ 4, biết EBIT năm thứ 4 là 20.000, chi phí khấu hao từ 1 - 4 là
5.000/năm, chi phí lãi vay từ 1-3 là 2.000/năm, thuế TNDN là 20%.
Câu 26: c. Tính CFAT của năm thứ 5, biết EBIT năm thứ 5 là 20.000, chi phí khấu hao từ 1 - 4 là
5.000/năm, chi phí lãi vay từ 1-3 là 2.000/năm, thuế TNDN là 20%.
Giải: CFAT = (EBIT – lãi + Dep) * (1- t) + Dep * t
=> CFAT3 = (20.000 – 2.000 + 5.000) * (1-20%) + 5.000 * 20% = 19.400
=> CFAT4 = (20.000 + 5.000) * (1 – 20%) + 5.000 * 20% = 21.000
=> CFAT 5 = 20.000 * (1-20%) = 16.000

19
Câu 27: a. Tính CFAT của năm thứ 3, biết EBITDA năm thứ 3 là 20.000, chi phí khấu hao từ 1 - 4
là 5.000/năm, chi phí lãi vay từ 1-3 là 2.000/năm, thuế TNDN là 20%.
Câu 27: b. Tính CFAT của năm thứ 4, biết EBITDA năm thứ 4 là 20.000, chi phí khấu hao từ 1 - 4
là 5.000/năm, chi phí lãi vay từ 1-3 là 2.000/năm, thuế TNDN là 20%.
Câu 27: c. Tính CFAT của năm thứ 5, biết EBITDA năm thứ 5 là 20.000, chi phí khấu hao từ 1 - 4
là 5.000/năm, chi phí lãi vay từ 1-3 là 2.000/năm, thuế TNDN là 20%.
Giải: CFAT = (EBITDA – lãi) * (1- t) + Dep * t
=> CFAT3 = (20.000 – 2.000) * (1-20%) + 5.000 * 20% = 15.400
=> CFAT4 = 20.000 * (1 – 20%) + 5.000 * 20% = 17.000
=> CFAT 5 = 20.000 * (1-20%) = 16.000

Câu 28: a. Tính CFAT của năm thứ 4, biết EBTDA năm thứ 4 là 20.000, chi phí khấu hao 1 - 4 là
5.000/năm, thuế TNDN là 20%.
Câu 28: b. Tính CFAT của năm thứ 5, biết EBTDA năm thứ 5 là 20.000, chi phí khấu hao 1 - 4 là
5.000/năm, thuế TNDN là 20%.
Giải: CFAT = EBTDA * (1- t) + Dep * t
=> CFAT4 = 20.000 * (1-20%) + 5.000 * 20% = 17.000
=> CFAT5 = 20.000 * (1 – 20%) = 16.000

20

You might also like