You are on page 1of 10

Bài tập

Chương 10:
I. Xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên
(2) NWC = TSNH – NHH
(2) NWC = (VCSH + NDH ) – TSDH
1. Hãy xác định tổng nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC), biết: Doanh
thu thuần cả năm là 10.000 triệu đồng; vòng quay tổng vốn là 4 vòng; hệ số nợ
là 40%; nợ ngắn hạn chiếm 20% trong tổng nợ; hệ số khả năng thanh toán hiện
thời là 3.
🡺 Tổng NV = 10.000/4 = 2.500 trđ
🡺 NNH = 2.500 *0.4 * 0.2 = 200 trđ
H/s KNTT hiện thời = TSNH/NNH = 3 🡺 TSNH = 3 *200 = 600 trđ
🡺 NWC = 600-200 = 400 trđ
II. X/đ phí suất tín dụng thương mại

1. Công ty A mua chịu vật tư từ nhà cung cấp với điều kiện thanh toán “2/10 net
60”. Xác định chi phí tín dụng thương mại.

Chương 11:
I. Phát hành cổ phiếu dành quyền ưu tiên mua cho cổ đông hiện hành
- Chung:
+ Cần phát hành thêm bao nhiêu cổ phiếu
+ Số quyền mua cần thiết để mua 1 cổ phiếu mới
+ Giá trị lý thuyết 1 quyền mua
+ Giá trị thị trường về lý thuyết sau khi phát hành
- Đối với 1 cổ đông bất kỳ:
+ Được mua bao nhiêu cổ phiếu mới
+ Nếu bán quyền mua thì số tiền cổ đông thu được là bao nhiêu
1. CTCP X có 2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, giá một cổ phần của công ty
trên thị trường hiện tại là 80.000 đồng. Công ty dự định huy động thêm
25.000 triệu đồng bằng cách phát hành thêm cổ phiếu mới và giành quyền
ưu tiên mua cho cổ đông hiện hành với giá 50.000 đồng/cổ phần. Hãy xác
định thị giá về mặt lý thuyết của cổ phiếu của công ty sau khi phát hành
thêm cổ phiếu mới?
+ Cần phát hành thêm bao nhiêu cổ phiếu: 25.000 trđ / 0.05 = 500.000 cp
+ Số quyền mua cần thiết để mua 1 cổ phiếu mới :
2.000.000 cp / 500.000 cp = 4
+ Giá trị lý thuyết 1 quyền mua:
(1) (Po-Pu) / (N+1) = (80.000 -50.000) /(4+1) = 6.000 đ/ quyền mua
(2) (Po-Pe)
(3) (Pe-Pu)/N
+ Giá trị thị trường về lý thuyết sau khi phát hành
Pe= (2.000.000 cp * 0.08 trđ/cp + 500.000 cp * 0.05 trđ/cp)/ (2.000.000 +
500.000) = 74.000 đ
- Đối với 1 cổ đông bất kỳ:
VD: Nhà đầu tư A hiện nắm giữ 10.000 cổ phiếu
+ Được mua bao nhiêu cổ phiếu mới:
Nắm giữ 10.000 cổ phiếu tương ứng 10.000 quyền mua. Mà 4 quyền mua thì
mua được 1 cp mới 🡺 NĐT A được mua = 10.000 /4 = 2.500 cp
+ Nếu bán quyền mua thì số tiền cổ đông thu được là bao nhiêu
VD: Nhà đầu tư bán đi 50% số quyền mua, thì sẽ thu được:
50%*10.000 * 6.000 = 30 trđ
Chương 12:
I. Chi phí sử dụng vốn vay
1. Một công ty có kết cấu nguồn vối tối ưu là 50% vốn vay và 50% vốn chủ sở
hữu (không có cổ phần ưu đãi). Công ty dự kiến vay ngân hàng 10 tỷ đồng với
lãi suất 10%/ năm để thực hiện dự án đầu tư. Vậy chi phí sử dụng vốn vay sau
thuế là bao nhiêu biết rằng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%?
= 10% * 0.8 = 8%
2. CTCP X phát hành trái phiếu mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, lãi suất
10%/năm, kỳ hạn 5 năm, trái phiếu hiện đang được bán trên thị trường với giá
ròng 95.000 đồng/trái phiếu, chi phí phát hành tính bình quân là 1.000 đồng/ trái
phiếu. Xác định chi phí sử dụng trái phiếu của công ty?
- Gọi chi phí sử dụng trái phiếu trước thuế là r
0 1 2 3 4 5
95 10 10 10 10 10+100
Pd = 95 = 10 * [1-(1+r)-5 ]/r + 100/(1+r)5 🡺 rdt = 11.37% 🡺 rd =
II. Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi
1. CTCP X dự kiến huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu ưu đãi. Biết rằng: Cổ
tức ưu đãi dự kiến là 5.000 đ/cp, Giá phát hành là 60.000 đ/cp, tỷ lệ chi phí
phát hành là 10%. Vậy chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi là?
R = 5/ [60*(1-0.1)] = 5/54
III. Chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại
Lưu ý: Do và D1
1. CTCP X duy trì chính sách ổn định cổ tức với tỷ lệ tăng cổ tức hàng năm là
5%. Giá một cổ phần thường hiện hành của công ty là 50.000 đồng. Cổ tức năm
nay dự kiến trả 4.200 đồng/cổ phần. Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại của công
ty là:
d1 = 4200
P = 50.000
🡺 R = (4200/50000) + 5% =
2. CTCP X năm trước có lợi nhuận sau thuế 10.000 triệu đồng là hệ số chi trả cổ
tức là 0,4. Công ty hiện đang có 100.000 cổ phiếu thường đang lưu hành. Tốc
độ tăng trưởng cổ tức đều đặn hàng năm là 5%. Tỷ suất sinh lời cổ đông đòi hỏi
đối với cổ phần thường là 15%. Giá cổ phiếu của công ty là:
R = [do * (1+g) / P ] + g
🡺 P = [do *(1+g)] /(r-g)
Tính do = 10.000 *10^6 * 0.4 / 10^5 = 4.000 đ/cp
🡺 P = 4000 * (1+5%) / (15%-5%) = 42.000 đ/cp
3. Cổ phần của công ty X có hệ số β= 1,5. Lãi suất phi rủi ro 6% và lãi suất thị
trường là 15%. Mức bù rủi ro của thị trường và tỷ suất sinh lời nhà đầu tư đòi
hỏi với cổ phần X lần lượt là
Ri = Rf + Bi * (Rm – Rf)
Mức bù rủi ro của thị trường: Rm – Rf = 15% - 6% = 9%
Mức bù rủi ro của cổ phiếu i = Bi * (Rm-Rf) = 1.5 * 9% = 13.5%
TSSL đòi hỏi đối với cổ phiếu i = 6% + 13.5% = 19.5%
IV. Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới
1. CTCP X phát hành cổ phiếu thường mới với giá phát hành là 150.000
đồng/cổ phần, tỷ lệ chi phí phát hành là 12%. Cổ tức chia cho mỗi cổ phần ở
năm thứ nhất là 18.000 đồng/cổ phần. Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức trung bình ổn
định ở mức 6%. Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của cổ đông mới khi phát hành thêm cổ
phần trong trường hợp này là:
d1 = 18.000 đ/cp
R = [18.000 /(150.000 * 0.88)] + 6%
2. Lãi suất trái phiếu chính phủ là 8%, mức bù rủi ro thị trường là 10%, hệ số rủi
ro đối với cổ phiếu của công ty ABC được xác định là 1,2. Nếu công ty ABC
định huy động vốn của các cổ đông thì chi phí sử dụng vốn cổ phần thường là
R = 8% + 1.2* 10%
3. Cổ phiếu thường của CTCP X hiện đang được giao dịch trên thị trường với
giá là 50.000 đồng/cổ phần. Nếu công ty phát hành cổ phiếu thường mới thì giá
phát hành dự tính bằng giá cổ phiếu hiện hành trên thị trường, chi phí phát hành
sẽ là 10% tính trên giá phát hành. Năm trước công ty trả cổ tức là 5.000 đồng/cổ
phần. Cổ tức dự kiến có tốc độ tăng trưởng đều đặn là 5%/năm. Hãy tính chi phí
sử dụng cổ phiếu thường mới của công ty?
do= 5000
🡺 R = [5.000 *(1+5%) /(50.000 * 0.9)] + 5%
V. Điểm gãy
1. Một công ty X có kết cấu nguồn vối tối ưu là 40% vốn vay và 60% vốn chủ
sở hữu (không có cổ phần ưu đãi).Công ty đi vay vốn dưới 200 triệu đồng phải
trả lãi suất 10%, trên 200 triệu đồng phải trả lãi suất 15%. Công ty dự tính năm
tới lợi nhuận sau thuế là 1.500 triệu đồng, hệ số chi trả cổ tức duy trì ổn định là
0,4. Tỷ suất sinh lời mà cổ đông đòi hỏi đối với cổ phần thường là 15%, nếu
phát hành cổ phiếu thường mới thì chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới là
17%. Điểm gẫy của đường chi phí cận biên tương ứng với các mức huy động:
Nợ phải trả Vay từ nguồn có Vay từ nguồn có CPSD
CPSD vốn thấp vốn cao hơn
VCSH LNGL Phát hành CPT mới
* Điểm gãy của vốn vay: 200/40% = 500 trđ
* Điểm gãy của LNGL: [1500 * (1-0.4)] /60% = 1.500 trđ
* Điểm gãy của vốn cổ phần thường mới: Trong bài nay, không có
VI. Chi phí sử dụng vốn bình quân
1. Công ty cổ phần X đang xem xét một dự án đầu tư có tổng mức vốn đầu tư là
2.000 triệu đồng. Nguồn tài trợ cho dự án dự tính như sau: vay nợ 40% với lãi
suất là 10%, phát hành cổ phiếu thường là 40% với chi phí sử dụng cổ phiếu
thường là 12%, phát hành cổ phiếu ưu đãi là 20% với chi phí sử dụng cổ phiếu
ưu đãi là 11%. Công ty phải nộp thuế TNDN với thuế suất 20%. Như vậy, chi
phí sử dụng vốn bình quân của dự án sẽ là:
Wacc = 0.4 * 10%*0.8 + 0.4 * 12% + 0.2 * 11% =
2. Công ty cổ phần X hiện đang có 1 triệu cổ phiếu đang lưu hành với giá hiện
hành là 25.000 đồng/cp. Vay nợ ngân hàng là 15 tỷ đồng với lãi suất 14%/năm.
Hệ số beta của cổ phiều là 1,4. Mức bù rủi ro thị trường là 10%. Lãi suất trái
phiếu chính phủ 5 năm là 10%/năm. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là
25%. Công ty hiện đang nghiên cứu một dự án đầu tư có rủi ro tương đương với
hoạt động hiện nay của công ty. Hãy xác định chi phí sử dụng vốn bình quân
cho dự án đầu tư.
Tỷ trọng CPSD vốn
VCSH 25/40 24%
Vay 15/40 11.2%
🡺 WACC =
Chương 13:
* Phương trình Dupont:
1. Một công ty có tài liệu sau: Hệ số nợ bình quân 50%, vòng quay vốn kinh
doanh: 2 vòng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: 5%. Khi đó, tỷ suất lợi
nhuận vốn chủ sở hữu là
Áp dụng ROE = ROS * Vòng quay vốn kinh doanh * (1/1-h/s nợ bình
quân)
ROE = 5% * 2 * (1/(1-0.5)
* Mối liên hệ giữa ROE và BEP
ROE = [BEP + D/E * (BEP-r)] * (1-t)
1. Công ty X có cơ cấu nguồn vốn được coi là tối ưu với 60% vốn vay, 40%
vốn chủ sở hữu. Biết lãi suất vay vốn là 20%/năm, thuế suất thuế TNDN là
25%. Nếu trong năm chủ sở hữu đòi hỏi tỷ suất sinh lời ( ROE) là 30% thì tỷ
suất sinh lời kinh tế của tài sản ( BEP) là bao nhiêu?
( ROE = 30% ; D/E = 1.5🡺 BEP =?)
2. Công ty CP X có tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) là 28%; Lãi suất
vay vốn 20%; công ty nộp thuế TNDN với thuế suất là 20%. Công ty phải duy
trì tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu là bao nhiêu để có thể đạt được tỷ suất lợi
nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) là 30%
(BEP = 28%; ROE = 30% 🡺 D/E = ?)
I. Đòn bẩy tài chính
DFL = EBIT/ (EBIT -I)
1. Công ty X chuyên SXKD sp A với giá bán chưa có thuế gián thu 100.000
đồng/sản phẩm; chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm là 30.000 đồng và chi phí cố
định SXKD (không bao gồm lãi vay) là 6.000 triệu đồng/năm. Nếu năm N công
ty đạt sản lượng sản xuất và tiêu thụ là 100.000 sản phẩm và mức lãi tiền vay
phải trả là 600 triệu đồng thì mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính (DFL) sẽ
là:
EBIT = 100.000 * (0.1- 0.03) – 6000 = 1.000 trđ
DFL = 1000/(1000-600)= 2.5
II. Đòn bẩy tổng hợp
DTL = DOL * DFL
DTL = (EBIT + F)/ (EBIT-I)
1. Công ty CP X SXKD sản phẩm A với giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng là
100.000 đồng/sản phẩm; chi phí biến đổi cho một sản phẩm là 30.000 đồng và
chi phí cố định sản xuất kinh doanh (không bao gồm lãi vay) là 6000 triệu
đồng/năm. Nếu chi phí lãi vay phải trả trong năm là 600 triệu đồng và sản lượng
sản xuất và tiêu thụ trong năm là 100.000 sản phẩm, mức độ tác động của đòn
bẩy tổng hợp (DTL) của công ty sẽ là:
EBIT = 100.000 * (0.1- 0.03) – 6000 = 1.000 trđ
DTL = (1000+6000)/(1000-6000) =
2. Hãy cho biết mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp là bao nhiêu khi công ty
có mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh là 2 và mức độ tác động của đòn
bẩy tài chính là 1,3.
DTL = 2 *1.3= 2.6
* Khoản tiết kiệm thuế do sử dụng vốn vay
1. Công ty cổ phần X có cơ cấu nguồn vốn tối ưu là 40% nợ, 60% vốn chủ sở
hữu (công ty không phát hành cổ phiếu ưu đãi). Tổng vốn kinh doanh 2.500
triệu đồng. Lãi suất đi vay 10%/năm. Công ty phải nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp với thuế suất 20%. Khoản tiết kiệm thuế do sử dụng vốn vay là :
Bt = I*t = 2500 *0.4*10% = 100 trđ
🡺Bt= 100 * 0.2 = 20 trđ
Chương 15:
* Giữ lại bao nhiêu, tái đầu tư bao nhiêu
Chính sách ổn định cổ tức: Ưu tiên trả cổ tức trc để đảm bảo giữ ổn định cổ tức,
Sau đó mới là tái đầu tư
Chính sách thặng dư: Ưu tiên tái đầu tư trc, sau đó mới trả cổ tức
I. Chính sách ổn định cổ tức
1. Công ty cổ phần X có hệ số nợ tối ưu 60%, dự kiến lợi nhuận trước thuế năm
nay đạt được 600 triệu đồng, cổ tức năm trước là 2.000 đồng/cổ phần, tỷ lệ tăng
trưởng hàng năm ổn định là 5%, số lượng cổ phần thường đang lưu hành là
100.000 cổ phần. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Công ty đang
có một cơ hội đầu tư với số vốn đầu tư là 1.000 triệu đồng, nếu công ty vẫn theo
đuổi chính sách ổn định cổ tức thì thì công ty phải huy động thêm bao nhiêu vốn
từ phát hành cổ phần thường mới?
*Lưu ý: Với c/s ổn định cổ tức, thì xem cần trả bao nhiêu cổ tức
Phân phối lợi nhuận
Với lợi nhuận sau thuế = 600*0.8 = 480 trđ
B1: Ưu tiên trả cổ tức, thì trả cổ tức = 100.000 * 2.000 * (1+5%) = 210 trđ
B2: Vậy phần giữ lại tái đầu tư = 480 -210 = 270 trđ
Huy động vốn
- Dự án 1000 trđ. Theo CCNV tối ưu: 600 trđ nợ, 400 trđ VCSH
Xét riêng việc huy động VCSH: Cần 400 trđ. Trong đó
(1) Dùng LNGL tái đầu tư: 270 trđ
(2) Phát hành cổ phần = 400 -270 = 130 trđ
II. Chính sách thặng dư cổ tức
2. Công ty cổ phần X dự kiến đạt được lợi nhuận sau thuế là 1.000 triệu đồng.
Cơ cấu nguồn vốn tối ưu của công ty là 50% nợ, 50% vốn chủ sở hữu(công ty
không phát hành cổ phiếu ưu đãi). Số cố phần thường đang lưu hành của công
ty là 100.000 cổ phiếu. Công ty đang có dự án đầu tư khả thi với tổng vốn đầu
tư là 800 triệu đồng. Nếu công ty theo đuổi chính sách thặng dư cổ tức thì công
ty trả cổ tức một cổ phần thường là:
* Lưu ý: Đối với cs thăng dự thì xem ngay dự án cần bao nhiêu VCSH
Tổng LNST = 1000 trđ
Huy động vốn
- Dự án 800 trđ. Theo CCNV tối ưu: 400 trđ nợ, 400 trđ VCSH
Xét riêng việc huy động VCSH: Cần 400 trđ. Như vậy sẽ dùng LNGL tái đầu
tư: 400 trđ
Phân phối lợi nhuận
Với lợi nhuận sau thuế = 1000 trđ
B1: Dành để tái đầu tư 400 trđ
B2: Dành để trả cổ tức = 1000 – 400 = 600 trđ
Cổ tức 1 cổ phần sẽ là bao nhiêu = 600 trđ/ 100.000 cp = 6.000 đ/cp
Lý thuyết
1. Phân loại nguồn vốn của DN
* Nguồn vốn lưu động thường xuyên: Công thức tính.
2. Nguồn vốn của DN: Bao gồm:
+ Nguồn vốn ngắn hạn: Vay, nợ chiếm dụng
+ Nguồn vốn dài hạn: Vay dài hạn, trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường,
thuê tài chính
* Phát hành cổ phiếu dành quyền ưu tiên mua cho cổ đông hiện hành
Ưu nhược điểm, khi nào nên sử dụng
3. Chi phí sử dụng vốn của từng nguồn: Định nghĩa, công thức tính, nguồn
nào có chi phí sử dụng vốn cao hơn
4. Điểm gãy, CPSD vốn cận biện: Khái niệm
5. Đòn bẩy tài chính: Ý nghĩa, công thức tính
6. Cơ cấu nguồn vốn: Định nghĩa CCNV tối ưu, Các nhân tố ảnh hưởng
đến hoạch định cơ cấu nguồn vốn
7. Chính sách thặng dư, chính sách ổn định: Khái niệm , ưu nhược điểm,
khi nào dùng

You might also like