You are on page 1of 22

Khoa Tài chính – Kế toán

Chương 5
CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN

GV : TS. NGUYỄN THỊ TRÚC PHƯƠNG


THS. PHẠM THỊ KIM ÁNH
THS. TRIỆU THỊ THU HẰNG
Nội dung nghiên cứu

5.1. Giới thiệu chi phí sử dụng vốn

5.2. Chi phí sử dụng vốn thành phần

5.3. Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)

5.4. Chi phí sử dụng vốn biên tế (MCC)


và ứng dụng trong quyết định đầu tư
5.1. Giới thiệu chi phí sử dụng vốn

Chi phí sử dụng vốn là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng


của nhà đầu tư (NĐT)
Dự án được xem là đáng giá về mặt tài chính:
• Hiện giá thu nhập thuần NPV > 0
• Suất thu hồi nội bộ IRR > SCK r
 Do đó:
• Nếu doanh nghiệp đầu tư vào dự án có chi
phí sử dụng vốn r < IRR thì giá trị doanh
nghiệp sẽ gia tăng. Và ngược lại.
• Là cơ sở để lựa chọn các dự án

Ths. Nguyễn Thị Trúc Phương


5.2. Chi phí sử dụng vốn thành phần

Vốn thành phần là một loại vốn được công ty sử


dụng nhằm tăng nguồn vốn hoạt động
Các nguồn vốn thành phần:
• Vốn vay dài hạn
• Vốn cổ phần ưu đãi
• Vốn cổ phần thường
 Chi phí sử dụng vốn của mỗi nguồn tài trợ là chi
phí sử dụng vốn sau thuế được tính trên nền
tảng các chi phí tài trợ ở hiện tại, chứ không
phải dựa trên chi phí trong quá khứ
5.2.1. Chi phí sử dụng vốn vay dài hạn

• Công thức tính: r* = r.(1 – T)

• Trong đó:
r* : là chi phí sử dụng vốn vay sau thuế
r : Chi phí sử dụng vốn vay
T : Tỷ suất thuế doanh nghiệp hiện hành

• Nếu doanh nghiệp


• Vay dài hạn thì r là lãi suất
• Tài trợ bằng cách phát hành trái phiếu thì r là tỷ suất
lợi nhuận của trái chủ.
5.2.2. Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi

Công thức tính:

Trong đó:
• Kp: Chi phí sử dụng vốn CPƯĐ
• Dp: Cổ tức CPƯĐ
• Pp: Giá phát hành CPƯĐ
• F (%): Tỷ lệ chi phí phát hành được tính trên giá bán
5.2.3. Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường
5.2.3.1. Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường (Ks)
Có 2 mô hình xác định: Mô hình Gordon, mô hình CAPM
a. Mô hình Gordon: Là mô hình tăng trưởng đều
D1 D1
P0   KS  g
KS  g P0
Trong đó
P0: Giá cổ phiếu
D1: Cổ tức kỳ vọng mà NĐT kỳ vọng nhận được sau 1
năm sở hữu cổ phiếu; D1 = D0*(1+g)
g: Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức đều hàng năm
Ks: Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của nhà đầu tư khi đầu tư
vào cổ phiếu này.
b. Mô hình CAPM

βi
Công thức tính: Ks = KRF + (KM – KRF)*

Trong đó:

•KRF: Lãi suất phi rủi ro (Trái phiếu Chính phủ)

•KM: Lãi suất của thị trường


βi
• : Hệ số beta của thị trường chứng khoán.
5.2.3.2. Chi phí sử dụng VCPT mới phát
hành (Ke)
D1
Ke  g
P0 (1  F)

 Trong đó:

P0: Giá cổ phiếu

D1: Cổ tức kỳ vọng mà nhà đầu tư kỳ vọng nhận được sau 1


năm sở hữu cổ phiếu này.
g: Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức đều hàng năm
5.3. Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC
– Weight Average Cost of Capital

WACC = WD.r* + Wp.Kp + Ws.Ks


Trong đó:
• W(%): Tỷ trọng vốn thành phần trong cơ cấu vốn là WD
(nợ vay); WP (CPƯĐ); WS (Cổ phần thường).
• K: Chi phí sử dụng vốn của từng nguồn vốn thành phần
Nếu công ty phát hành thêm cổ phiếu mới thì chi
phí sử dụng vốn WACC được tính:
WACC = WD.r* + Wp.Kp + We.Ke
Ví dụ 1
Công ty cổ phần Đại Phong có cơ cấu vốn mục tiêu như sau:
40% nợ dài hạn, 10% vốn CPƯĐ, 50% vốn cổ phần thường.
Thuế suất thuế TNDN là 40% và các thông số về chi phí sử
dụng vốn thành phần như sau:
Công ty phát hành trái phiếu với mức lãi suất huy động là
9,4%/năm. Hiện nay, trái phiếu của công ty được bán bằng
mệnh giá.
Công ty dự định phát hành CPƯĐ với mức cổ tức là 8,5%
/năm và mệnh giá là 87 ngàn VND/CP. Chi phí phát hành
CPƯĐ mới là 5 ngàn VND/CP.
Hiện nay thị giá cổ phiếu của công ty là 50 ngàn VND/CP.
Công ty chia cổ tức D1 = 4 ngàn VND/CP và mức tăng trưởng
của công ty là 5%.
Hãy tính chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty Đại
Phong?
Giải
Chi phí sử dụng vốn vay: r* = 9,4% (1 – 40%) = 5,64%
Lưu ý trong trường hợp này: Vb = M thì r = Kd
Chi phí sử dụng vốn CPƯĐ: Kp = (8,5% x 87)/ (87 – 5) = 9%
Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường: Ks = (4/50) + 5% = 13%
Chi phí sử dụng vốn bình quân:
WACC = 5,64%x40% + 9%x10% + 13%x50% = 9,656%
Nếu công ty dự tính là có thể phát hành thêm cổ phiếu mới với
giá 50 ngàn VND/CP và chi phí phát hành là 5 ngàn VND/CP thì
chi phí sử dụng vốn cổ phần thường phát hành mới là:
Ke = 4/(50 – 5) +5% = 14%
Khi đó: WACC = 5,64% x 40% + 9% x 10% + 14% x50% =
10,156%
5.4 Chi phí sử dụng vốn biên tế (MCC) và
ứng dụng trong quyết định đầu tư
• MCC là chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh
nghiệp khi một đồng vốn tài trợ mới được tăng thêm
• MCC là hàm đồng biến theo quy mô nguồn vốn tài trợ.
• Điểm gãy đồ thị MCC: điểm gẫy BP (Breaking Points) là
điểm mà tại đó khi tổng quy mô các nguồn tài trợ vượt
quá làm chi phí của một trong những nguồn tài trợ
thành phần sẽ gia tăng.
Công thức :
BP = Tổng trị giá nguồn vốn thành phần được tài
trợ / Tỷ trọng của nguồn vốn thành phần đó trong cơ
cấu vốn
Ví dụ 2. Tiếp theo ví dụ 1.

CTCP Đại Phong có lợi nhuận giữ lại là 300 triệu VND
(với chi phí sử dụng vốn tương ứng là 13%). Công ty
phải sử dụng thêm nguồn tài trợ bằng vốn cổ phần thường
bằng cách phát hành thêm cổ phiếu mới để có thể giữ
nguyên cơ cấu vốn của mình. Ngoài ra, công ty có khả
năng vay thêm nợ tối đa là 400 triệu VND với mức chi
phí sử dụng vốn vay sau thuế là 5.64%, nêu vượt mức này
thì chi phí sử dụng vốn vay sau thuế là 8,4%. Hãy xác
định các điểm gẫy?
Giải

+ Điểm gẫy thứ nhất xuất hiện khi công ty sử dụng


hết LNGL là 300 triệu VND với chi phí sử dụng vốn
13%.
B P(LNGL) = 300/50% = 600 triệu VND.
+ Điểm gẫy thứ hai xuất hiện khi công ty vay trên mức
400 triệu VND với chi phí sử dụng vốn vay sau thuế là
8,4%.
B P (vốn vay) = 400/40% = 1.000 triệu VND
Bảng tính WACC ứng với quy mô vốn
Quy mô nguồn Chi phí sử
Cơ cấu vốn Tỷ trọng Wi.Ki
vốn tài trợ dụng vốn
Nợ vay 40% 5,64% 2,256%
Cổ phần ưu đãi 10% 9% 0,90%
Từ 0 VNĐ đến
600 tr.VNĐ Cổ phần thường 50% 13% 6,50%
Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC1 =
40%x5,64% + 10%x9% + 50%x13% 9,656%
Nợ vay 40% 5,64% 2,256%
Từ 600 tr.VNĐ Cổ phần ưu đãi 10% 9% 0,90%
đến
1.000 tr.VNĐ Cổ phần thường 50% 14% 7,00%
Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC2 =
40%x5,64% + 10%x9% + 50%x14% 10,156%
Nợ vay 40% 8,4% 3,36%
Cổ phần ưu đãi 10% 9% 0,90%
Từ 1.000 tr.VNĐ
trở lên
Cổ phần thường 50% 14% 7,00%
Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC3 =
40%x8,4% + 10%x9% + 50%x14% 11,26%
Đường cơ hội đầu tư - IOS (Investment
Opportunities Schedule)
• Thông số về các cơ hội đầu tư
Bảng sau thể hiện các cơ hội đầu tư của công ty

Cơ hội Suất thu hồi Vốn đầu tư


đầu tư nội bộ IRR (ĐVT: tr.VNĐ)
A 15% 100
B 14.5% 200
C 14% 400
D 13% 100
E 12% 300
F 11% 200
G 10% 100
Đường cơ hội đầu tư IOS

• Đường cơ hội đầu tư – IOS:


• Tập hợp các cơ hội đầu tư của doanh nghiệp
• Tại bất kỳ một thời điểm nào đó thì doanh nghiệp luôn
có sẳn các cơ hội đầu tư mới.
• Những cơ hội này đều khác nhau về quy mô hay suất
sinh lợi. Tất nhiên, doanh nghiệp sẽ ưu tiên những cơ
hội đầu tư nào có tỷ suất sinh lợi cao
• Do đó, để có thể biểu diễn đường IOS lên cùng hệ trục toạ
độ với đường MCC thì việc sắp xếp các cơ hội đầu tư theo
tính giảm dần tỷ suất sinh lợi IRR là cần thiết
Ứng dụng đồ thị MCC và IOS trong hoạch
định ngân quỹ vốn
Hoạch định NQV tối ưu

Như vậy, dựa vào đồ thị ta có thể đưa ra quyết định


đầu tư:
• Chấp nhận dự án nào có IRR > WACC (nằm trên
đường MCC)
Dự án A,B,C,D,E
Bác bỏ dự án F và G vì IRR < WACC
• Khi đó: NQV tối ưu = 1.100 tr.VNĐ
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Chương 5 nêu một số vấn đề của tính toán


chi phí sử dụng của doanh nghiệp. Các vấn đề
được lý giải trong chương gồm:
+ Sự cần thiết phải tính chi phí sử dụng vốn
+ Cách tính chi phí sử dụng vốn thành phần
+ Cách tính chi phí sử dụng vốn bình quân
+ Hoạch định ngân quỹ vốn trên cơ sở xây
dựng đường MCC và IOS
Khoa Tài chính – Kế toán

Ths.Nguyễn Thị Trúc Phương

You might also like