You are on page 1of 25

CHƯƠNG 6: THẨM ĐỊNH

VÀ QUYẾT ĐỊNH CHO VAY


TRUNG VÀ DÀI HẠN
6.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG
THẨM ĐỊNH
Về lý thuyết, tín dụng trung và dài hạn nhằm tài trợ
đầu tư TSCĐ, dự án đầu tư hoặc có thể tài trợ TSLĐ.
Tuy vậy thực tế, loại tín dụng này chủ yếu tập trung tài
trợ đầu tư dự án.
 Đối tượng thẩm định là tính khả thi của dự án về mặt
tài chính.
 Mục tiêu thẩm định là đánh giá một cách chính xác
và trung thực khả năng sinh lợi của dự án, qua đó
xác định khả năng thu hồi vốn nợ khi ngân hàng cho
vay để đầu tư vào dự án đầu tư đó. Nếu đáp ứng và
cân đối đủ nguồn vốn thì ngân hàng sẽ quyết định
cho vay.
6.2. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH, PHÂN
TÍCH DỰ ÁN
 Để thẩm định trước hết phải kiểm tra các thông số
của dự án để phát hiện các sai sót, nghi ngờ, chưa rõ
ràng từ đó yêu cầu khách hàng tiến hành điều chỉnh.
 Thẩm định ước lượng dòng ngân lưu và lãi suất chiết
khấu dòng ngân lưu. Để thẩm định độ chính xác của
ước lượng ngân lưu phải thẩm định các thông số dự
báo thị trường và doanh thu.
 Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dự án.
 Phân tích kiểm soát rủi ro của dự án.
6.2.1. THẨM ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ DỰ
BÁO THỊ TRƯỜNG VÀ DOANH THU
 Dự báo tăng trưởng của nền kinh tế
 Dự báo tỷ lệ lạm phát
 Dự báo tỷ giá hối đoái
 Dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu
 Dự báo tốc độ tăng giá
 Dự báo nhu cầu thị trường và sản phẩm của dự án
 Ước lượng thị phần của doanh nghiệp
 Dự báo công suất vận hành của dự án
6.2.2. THẨM ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ XÁC
ĐỊNH CHI PHÍ

 Công suất máy móc thiết bị


 Định mức tiêu hao năng lượng, nguyên liệu và
chi phí đầu vào
 Đơn giá chi phí nhân công, nguyên vật liệu, năng
lượng
 Phương pháp tổ chức khấu hao, tỷ lệ khấu hao
 Một số thông số khác tùy vào từng dự án cụ thể
6.2.3. THẨM ĐỊNH DÒNG NGÂN LƯU CỦA
DỰ ÁN
 Quy ước ghi nhận dòng tiền xuất hiện vào cuối mỗi năm (cuối kỳ).
Đây là dòng tiền trong tương lai nên gọi là dòng tiền kỳ vọng.
 Xem xét khách hàng có đánh giá hiệu quả tài chính trên cơ sở
dòng ngân lưu không?
 Thẩm định cách thức xử lý các loại chi phí khi ước lượng ngân lưu
• Chi phí cơ hội phải giảm ngân lưu
• Chi phí chìm không đưa vào ngân lưu (chi phí thuê lập dự án)
• Nhu cầu vốn lưu động biến động (tăng thì tăng chi ngân lưu, giảm thì
tăng thu ngân lưu)
• Thay đối VLĐ = Nhu cầu VLĐ năm sau – Nhu cầu VLĐ năm trước
6.2.3. THẨM ĐỊNH DÒNG NGÂN LƯU CỦA
DỰ ÁN
 Thẩm định cách thức xử lý các chi phí ước lượng
ngân lưu
• Thuế thu nhập doanh nghiệp (ngân lưu ra của dự án)
• Các chi phí gián tiếp như tiền lương, chi phí văn phòng sẽ
tăng khi thực hiện dự án nên phải tính vào ngân lưu
• Dòng tiền tăng thêm do dự án được thực hiện so với không
có dự án (ví dụ: Dự án A đưa vào để tiết kiệm cho dự án B
đang hoạt động) nếu tính được phải đưa vào dòng ngân
lưu.
 Thẩm định cách xử lý lạm phát
• Lạm phát làm tăng giá bán (tăng ngân lưu)
• Lạm phát làm tăng chi phí (giảm ngân lưu)
6.2.3. THẨM ĐỊNH DÒNG NGÂN LƯU CỦA
DỰ ÁN
 Loại bỏ tác động đòn bẩy tài chính từ nguồn tài trợ
(ngân lưu vào - tiền vay, ngân lưu ra - trả nợ gốc và
lãi)
 Phương pháp ước lượng ngân lưu
• Trực tiếp: Ngân lưu ròng = Tổng dòng tiền vào tạo
ra từ các hoạt động – Tổng dòng tiền ra chi cho
các hoạt động của dự án.
• Gián tiếp: Ngân lưu ròng = Lợi nhuận sau thuế +
Khấu hao của dự án – Chi phí tiếp tục đầu tư (nếu
có) ± chênh lệch vốn lưu động.
 Sai số khi xác định ngân lưu do thông số ước lượng
và do kỹ thuật tính toán.
6.2.4. THẨM ĐỊNH CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
CỦA DỰ ÁN
 Chi phí sử dụng vốn của dự án chính là tỷ suất sinh
lời yêu cầu tối thiểu. Nếu rủi ro của dự án bằng rủi ro
công ty thì suất sinh lời yêu cầu tối thiểu bằng tỷ
suất sinh lời của công ty. Nếu rủi ro của dự án cao
hơn rủi ro công ty thì tỷ suất sinh lời yêu cầu phải
lớn hơn tỷ suất sinh lời của công ty.
 Khi thẩm định chi phí sử dụng vốn phải xác định tỷ
trọng từng loại nguồn vốn tài trợ cho dự án.
 Xác định chi phí sử dụng vốn cho từng bộ phận vốn
(vốn chủ sở hữu, vốn vay)
6.2.5. THẨM ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU
1. Thẩm định cách tính chỉ tiêu hiện giá ròng (NPV)
 NPV là tổng hiện giá ngân lưu ròng của dự án với tỷ
suất chiết khấu thích hợp (tỷ suất sinh lời yêu cầu)
𝐧
𝐍𝐂𝐅𝐭
𝐍𝐏𝐕 = 𝐭
𝟏+𝐫
𝐭=𝟎
Trong đó:
• NCFt là ngân lưu ròng năm t
• r là tỷ suất chiết khấu của dự án
• n là tuổi thọ của dự án
6.2.5. THẨM ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU
1. Thẩm định cách tính chỉ tiêu hiện giá ròng (NPV)
 NPV > 0: Dự án có tỷ suất sinh lời cao hơn tỷ suất
sinh lời yêu cầu
 NPV = 0: Dự án có tỷ suất sinh lời bằng tỷ suất sinh
lời yêu cầu.
 NPV < 0: Dự án có tỷ suất sinh lời nhỏ hơn tỷ suất
sinh lời yêu cầu.
 Nếu chọn giữa các dự án loại trừ nhau thì dự án nào
có NPV cao hơn sẽ được lựa chọn
 Việc quyết định tỷ suất chiết khấu hết sức quan
trọng
6.2.5. THẨM ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU
1. Thẩm định cách tính chỉ tiêu hiện giá ròng (NPV)
VD: Một dự án đầu tư được trình để vay vốn ngân hàng có
số liệu như sau Đơn vị: Triệu đồng

Năm 0 1 2 3 4
NCFt -100 30 50 40 30
Tỷ suất chiết khấu được lựa chọn: r = 10%
30 50 40 30
NVP = −100 + + 2
+ 3
+ 4
1 + 10% 1 + 10% 1 + 10% 1 + 10%

= 19,14 triệu đồng


6.2.5. THẨM ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU
2. Thẩm định chỉ tiêu tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR)
 IRR là tỷ suất chiết khấu để NPV của dự án bằng
0
𝐧
𝐍𝐂𝐅𝐭
𝐍𝐏𝐕 = 𝐭
=𝟎
𝟏 + 𝐈𝐑𝐑
𝐭=𝟎

 Để xác định IRR cần giải phương trình trên


 IRR là tỷ suất sinh lời thực tế của dự án vì vậy IRR
≥ r thì dự án được lựa chọn
6.2.5. THẨM ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU
2. Thẩm định chỉ tiêu tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR)
 Khi thẩm định lưu ý việc sử dụng r là tỷ suất nào?
Thực tế phù hợp khi chọn r = WACC (chi phí vốn
bình quân)
𝐄 𝐃
r = WACC = 𝐫𝐞 + 𝐫𝐝 (1 - T)
𝐃+𝐄 𝐃+𝐄

Trong đó: re là chi phí sử dụng vốn cổ phần, rd là chi


phí sử dụng vốn vay, E và D là vốn cổ phần và vốn vay
tương ứng, T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
6.2.5. THẨM ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU

2. Thẩm định chỉ tiêu tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR)


Phương pháp tính toán: Có thể giải phương trình
để tìm IRR (phức tạp). Vì vậy có thể dùng phương
pháp nội suy:
B1: Lựa chọn 2 tỷ suất chiết khấu r1 và r2 thỏa mãn
các điều kiện sau:
 r1 bảo đảm cho NPV1 > 0 và gần 0 nhất
 r2 bảo đảm cho NPV2 < 0 và gần 0 nhất
 r1 − r2 ≤ 5%
6.2.5. THẨM ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU
2. Thẩm định chỉ tiêu tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR)
B2: Tính IRR theo công thức sau:

𝐍𝐏𝐕𝟏
𝐈𝐑𝐑 = 𝐫𝟏 + 𝐫𝟐 − 𝐫𝟏 ∗
𝐍𝐏𝐕𝟏 + 𝐍𝐏𝐕𝟐
VD: Một dự án đầu tư trình vay vốn ngân hàng có các số
liệu như sau (giống ví dụ tính NPV nói trên)
Yêu cầu: xác định IRR của dự án
6.2.5. THẨM ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU

3. Thẩm định chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (PP hay
DPP)
 PP là thời gian để ngân lưu tạo ra từ dự án đủ bù
đắp chi phí đầu tư ban đầu
 PP có thể tính một trong 2 cách là không chiết
khấu và có chiết khấu ngân lưu
6.2.5. THẨM ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU

3. Thẩm định chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (PP)


 Trường hợp không chiết khấu
𝐧
𝐭=𝟎 𝐍𝐂𝐅𝐭
𝐏𝐏 = 𝐧 + (1)
𝐍𝐂𝐅𝐧+𝟏
Trong đó:
n là số năm để ngân lưu tích lũy của dự án < 0
nhưng ngân lưu sẽ > 0 khi đến năm n+1, tức là:
𝑛
𝑡=0 𝑁𝐶𝐹𝑡 < 0 và 𝑡=0 𝑁𝐶𝐹𝑡 >0
𝑛+1
6.2.5. THẨM ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU
3. Thẩm định chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (PP)
VD1: Dòng ngân lưu của một dự án như sau
Năm 0 1 2 3 4
NCF -500 200 200 200 250

Thời gian hoàn vốn


−500+200+200
PP = 2 + = 2,5 năm
200
Nếu PP yêu cầu của dự án là 3 năm thì dự án được
chấp nhận
6.2.5. THẨM ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU
 Trường hợp có chiết khấu
• Chiết khấu dòng ngân lưu theo tỷ suất sinh lời phù hợp
• Sử dụng công thức (1) nói trên để xác định thời gian hoàn vốn
• Ví dụ tỷ suất chiết khấu là 12% với VD1 nói trên

Năm 0 1 2 3 4
NCF -500 200 200 200 250
NCF sau chiết khấu -500 178,57 159,44 142,36 158,88
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu
−500+178,57+159,44+142,36
DPP = 3 + = 3,12 năm
158,88
6.2.5. THẨM ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU
4. Thẩm định chỉ tiêu suất sinh lời bình quân trên giá sổ sách
• Suất sinh lời bình quân sổ sách
= Lợi nhuận bình quân năm / Giá trị sổ sách ròng bình
quân năm
• Giá trị sổ sách bình quân năm = Giá trị TSCĐ còn lại /
Thời gian sử dụng
VD2: Một dự án đầu tư có vốn đầu tư ban đầu là
$1.200.000, được khấu hao trong 4 năm, doanh thu & chi
phí được xác định trong bảng sau
6.2.5. THẨM ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU
4. Thẩm định chỉ tiêu suất sinh lời bình quân trên giá sổ sách

1 2 3 4
Doanh thu 1.000.000 1.300.000 1.400.000 1.400.000
Chi phí bằng tiền 600.000 850.000 900.000 900.000
Khấu hao 300.000 300.000 300.000 300.000
Lợi nhuận trước thuế 100.000 150.000 200.000 200.000
Thuế TNDN 20.000 30.000 40.000 40.000
Lợi nhuận sau thuế 80.000 120.000 160.000 160.000
Giá trị đầu tư ban đầu 1.200.000 1.200.000 1.200.000 1.200.000
Khấu hao lũy kế 300.000 600.000 900.000 1.200.000
Giá trị sổ sách ròng 900.000 600.000 300.000 0
6.2.5. THẨM ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU
4. Thẩm định chỉ tiêu suất sinh lời bình quân trên giá sổ sách
• Lợi nhuận bình quân năm
80.000 + 120.000 + 160.000 + 160.000
= = 130.000
4
• Giá trị sổ sách bình quân năm
900.000 + 600.000 + 300.000 + 0
= = 450.000
4
• Tỷ suất sinh lời bình quân sổ sách
130.000
= = 28,8%
450.000
Giả định tỷ suất sinh lời bình quân thực tế 4 năm quá khứ của
công ty là 25% thì dự án được lựa chọn.
BÀI TẬP
Số liệu của một dự án đầu tư như sau (triệu đồng)
2010 2011 2012 2013 2014
Chi phí -200.000
Chi phí nghiên cứu phát triển -20.000
Doanh thu 80.000 160.000 400.000 400.000
Chi phí sản xuất trực tiếp -40.000 -80.000 -200.000 -200.000
Chi phí quản lý bán hàng -8.000 -16.000 -40.000 -40.000
Khấu hao TSCĐ -31.000 -31.000 -31.000 -31.000
Chi phí trả lãi vay -6.200 -4.650 -3.100 -1.650
Lợi nhuận trước thuế -5.200 28.350 125.900 127.350
Thuế thu nhập (32%) 0 -9.072 -40.288 -40.752
Ngân lưu ròng -220.000 -5.200 19.278 85.612 86.778
NPV 6.697
BÀI TẬP
Yêu cầu: Hãy chỉ ra những điểm bất hợp lý của
bảng số liệu tính ngân lưu trên, lập lại bảng ngân
lưu mới và xác định NPV theo quan điểm ngân
hàng. Biết lãi suất cho vay 12%/năm, chi phí cơ hội
của lợi nhuận tích lũy của công ty là 20,96%, lợi
nhuận tích lũy chiếm 30% nhu cầu vốn của dự án.

You might also like