You are on page 1of 46

HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN

QUỐC TẾ
NỘI DUNG CHÍNH

1. Những vấn đề cơ bản về hoạch định ngân sách


vốn quốc tế
2. Giá trị hiện tại ròng NPV
3. Điều chỉnh đánh giá rủi ro dự án
4. Các chỉ tiêu đánh giá dự án khác
5. Hoạch định vốn cho việc mua lại và thoái vốn
quốc tế
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HĐNSVQT

1.1 Khái niệm hoạch định ngân sách vốn

1.2 Nguyên tắc hoạch định ngân sách vốn

1.3 Hoạch định ngân sách vốn quốc tế

1.4 Góc độ tiếp cận


1.1 KHÁI NIỆM HĐNSV

là một quá trình điều tra và phân tích


để đưa tới các quyết định tài chính
quan trọng cho các doanh nghiệp.

 Tìm kiếm cơ hội đầu tư


 Thu thập và xử lý thông tin để đưa ra các dự báo về dòng tiền
 Thẩm định dự án và so sánh với các dự án thay thế
 Xem xét thành quả của dự án sau khi dự án đã được thực hiện
Là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành
các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong
khoảng thời gian xác định.


Kế hoạch M&A
Thay thế TSCĐ hiện có
Nghiên cứu và phát triển
Mua sắm thiết bị mới
Đầu tư mới hoàn toàn
Luân chuyển vốn
Các dự án độc lập
Việc chấp nhận hoặc loại bỏ dự án này
sẽ không ảnh hưởng đến quyết định
chấp nhận hay loại bỏ dự án kia.

Các dự án phụ thuộc


Dòng tiền của dự án này bị tác động bởi quyết
định chấp nhận hoặc lọai bỏ dự án kia.

Các dự án loại trừ


Việc chấp nhận dự án này sẽ lọai trừ hòan toàn khả
năng chấp nhận dự án kia.
1.2 NGUYÊN TẮC HĐNSV

 Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp (tài sản của cổ đông)
 Xem xét giá trị tiền tệ theo thời gian
 Đánh đổi giữa rủi ro – tỷ suất sinh lợi
 Các nguyên tắc trên có mối liên quan chặt chẽ với
nhau trong quyết định đầu tư ! ! !
1.3 HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN QUỐC TẾ

Quy mô lớn hơn

Đòi hỏi đánh giá rủi ro ở mức độ cao hơn

Cân nhắc tới nhiều yếu tố hơn như tỷ giá, các yếu tố xuất
phát từ quốc gia nhận đầu tư (lạm phát, lãi suất, thuế…)

Phức tạp hơn


1.4 GÓC ĐỘ TIẾP CẬN
Việc đánh giá dự án từ góc độ MNC hay công ty con có thể khác
nhau do sự chênh lệch giữa dòng tiền sau thuế nhận được bởi 2
chủ thể này.

Khác biệt trong các dòng tiền sau thuế có thể do:
 Mức thuế suất
 Các quy định hạn chế trong việc chuyển tiền quốc tế
 Chuyển tiền khối lượng lớn
Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái
 Mức lãi suất chiết khấu
1.4 GÓC ĐỘ TIẾP CẬN

•Là chủ thể huy động vốn cho • Trực tiếp chịu trách nhiệm
dự án quản lý dự án
• Phản ánh lợi ích của chủ sở • Là một phần của MNC
hữu cuối cùng
2. GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG NPV

2.1 Khái niệm


2.2 Công thức
2.3 Ưu điểm
2.4 Một số yếu tố cần xem xét trong NPV
2.5 Giá trị hiện tại được điều chỉnh APV
2.1 KHÁI NIỆM GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG

là một chỉ tiêu đánh giá dự án dựa trên các dòng


tiền, có tính tới giá trị thời gian của tiền theo
phương pháp chiết khấu các dòng tiền tương lại
tại mức lãi suất chiết khấu phù hợp.

 đo lường con số tuyệt đối các lợi ích tài chính đến từ một dự án
2.2 CÔNG THỨC GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG

k – tỷ lệ chiết khấu
n – vòng đời dự án
X0 - giá trị đầu tư ban đầu
Xt - các dòng tiền trong tương lai
Vn - giá trị thanh lý dự án

NPV > 0  CHẤP NHẬN dự án


BÀI TẬP

1. Công ty IBS đang thẩm định một dự án đầu tư ra nước ngoài với các
dòng tiền ròng dự tính như sau:
Năm Dòng tiền (Cash flows)
0 Đầu tư 700.000 USD
1 Thu về 100.000 USD
2 Thu về 400.000 USD
3 Chi thêm 200.000 USD
4 Thu về 600.000 USD
Xác định giá trị hiện tại ròng (Net present value) của dự án, biết tỷ suất
lợi nhuận yêu cầu (required return) là 12%? Công ty có nên chấp nhận
dự án này hay không?
BÀI TẬP

2. Công ty LOL đang cân nhắc 2 dự án đầu tư ra nước ngoài với các
dòng tiền ròng dự tính như sau:
Năm Dự án A Dự án B
0 Đầu tư 500.000 USD Đầu tư 1 triệu USD
1 Thu về 100.000 USD Thu về 400.000 USD
2 Chi thêm 150.000 USD Thu về 400.000 USD
3 Thu về 300.000 USD Thu về 400.000 USD
4 Thu về 700.000 USD Thu về 400.000 USD
Xác định giá trị hiện tại ròng của 2 dự án, biết tỷ suất lợi nhuận yêu cầu
là 10%? Công ty nên chấp nhận dự án nào nếu biết rằng 2 dự án loại
trừ lẫn nhau?
2.3 ƯU ĐIỂM CỦA NPV
- Đánh giá tất cả các dòng tiền

- Cân nhắc tới yếu tố giá trị thời gian của tiền

- Điều chỉnh theo các yếu tố rủi ro

- Có thể xếp hạng “các dự án loại trừ lẫn nhau”

- Đo lường giá trị gia tăng tuyệt đối của công ty

 Luôn luôn là phương pháp được ưu tiên và phổ biến nhất

Nhược điểm ???


2.2 CÔNG THỨC GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG
Xác định các dòng tiền ròng trong tương lai

Xt = (Rt – Ct – Dt – It)(1 – τ) + Dt + It(1 – τ)


Xt = (Rt – Ct – Dt)(1 – τ) + Dt
Xt = (Rt – Ct )(1 – τ) + τDt
Xt = Ot (1 – τ) + τDt

Rt – doanh thu
Ct – chi phí
Dt – khấu hao
It – chi phí lãi vay
Ot = Rt – Ct dòng tiền từ HĐKD
τ – thuế suất
2.4 MỘT SỐ YẾU TỐ CẦN XEM XÉT TRONG NPV

1 Đầu tư ban đầu 7 Giá trị thanh lý

2 Nhu cầu tiêu dùng 8 Khấu hao

3 Giá cả 9 Tỷ lệ chiết khấu

4 Chi phí biến đổi 10 Hạn chế trong chu chuyển vốn

5 Chi phí cố định 11 Luật thuế

6 Vòng đời dự án 12 Tỷ giá


2.4 MỘT SỐ YẾU TỐ CẦN XEM XÉT TRONG NPV

1 Đầu tư ban đầu


không chỉ bao gồm phần vốn yêu cầu để có thể bắt đầu dự án mà
còn bao gồm vốn lưu động trong cả quá trình khởi động dự án

2 Nhu cầu tiêu dùng


Dự đoán nhu cầu tiêu dùng là bước cần thiết để có thể dự đoán
chính xác sản lượng tiêu thụ của sản phẩm được tạo ra từ dự án

3 Giá cả
Là yếu tố quan trọng để dự đoán chính xác được các dòng tiền
tương lai. Cách đơn giản nhất là chọn giá của các sản phẩm cạnh
tranh tương đồng và phải khả thi đối với doanh nghiệp.
2.4 MỘT SỐ YẾU TỐ CẦN XEM XÉT TRONG NPV

4 Chi phí biến đổi


phụ thuộc vào số đơn vị của các yếu tố sử dụng trong sản xuất và
chi phí trên từng đơn vị sản phẩm. Chi phí trên từng đơn vị sản
phẩm có thể thay đổi theo tỷ lệ lạm phát. Số lượng sản phẩm phụ
thuộc vào nhu cầu tiêu dùng.

5 Chi phí cố định


chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát, không phụ thuôc vào nhu cầu
tiêu dùng

6 Vòng đời dự án
được xác định từ trước hoặc dự án được duy trì đến khi nào còn
sinh ra lợi nhuận
2.4 MỘT SỐ YẾU TỐ CẦN XEM XÉT TRONG NPV

7 Giá trị thanh lý


Nếu dự án còn tiếp tục sau giai đoạn đánh giá, giá trị thanh lý sẽ
phản ánh giá trị của các dòng tiền tiếp sau tại thời điểm đánh giá.
Giá trị thanh lý hòa vốn là giá trị thanh lý khiến NPV của dự án
bằng không 0

8 Khấu hao
Dòng tiền sẽ chịu ảnh hưởng trong một khoảng thời gian cho đến
khi tài sản được khấu hao hoàn toàn. Khấu hao thường được xác
định dựa trên các chuẩn mực kế toán tại quốc gia nhận đầu tư.

9 Tỷ lệ chiết khấu
là tỷ lệ lợi nhuận yêu cầu của dự án, có thể bằng hoặc khác với chi
phí vốn của MNC, của công ty con hoặc của dự án đầu tư.
2.4 MỘT SỐ YẾU TỐ CẦN XEM XÉT TRONG NPV

10 Hạn chế trong chu chuyển vốn tại nước nhận đầu tư
ảnh hưởng trực tiếp tới dòng tiền mà MNC nhận được. Hoạt động
chu chuyển vốn chịu tác động từ rủi ro chính trị và rủi ro quốc gia.

11 Luật thuế

12 Tỷ giá
ảnh hưởng tới dòng tiền khi quy đổi sang tiền tệ khác. Rủi ro tỷ
giá có thể được loại bỏ thông qua các hợp đồng phái sinh nhưng
gặp một số trở ngại như khó dự đoán chính xác dòng tiền cần bảo
hiểm và kỳ hạn bảo hiểm quá dài.
2.5 GIÁ TRỊ HIỆN TẠI ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH APV

Là phương pháp xác định giá trị hiện tại ròng được điều chỉnh thông
qua việc tách riêng các dòng tiền và chiết khấu tại mức tỷ lệ chiết khấu
phản ánh các rủi ro gắn liền với từng dòng tiền.

ku – chi phí vốn của MNC trong trường hợp không đòn bẩy
τ – thuế suất
i – lãi suất vay
APV > 0  CHẤP NHẬN dự án
Dt – khấu hao
lt – chi phí lãi vay
3. ĐÁNH GIÁ LẠI RỦI RO CỦA DỰ ÁN

Khi sử dụng NPV hay APV để đánh giá dự án có thể xảy ra rủi ro là các
dòng tiền thực sự nhận được khác với dòng tiền kỳ vọng đã được sử
dụng để tính toán.

Điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu theo rủi ro

Điều chỉnh dòng tiền theo rủi ro

Phân tích độ nhạy

Giả lập

Phân tích điểm hòa vốn


4. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN KHÁC

4.1 Tỷ suất lợi nhuận kế toán

4.2 Thời gian hoàn vốn

4.3 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ

4.1 Chỉ số lợi nhuận


4.1 TỶ SUẤT LỢI NHUẬN KẾ TOÁN ARR

Là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị trung bình của lợi nhuận hàng năm so
với vốn đầu tư trung bình của dự án.

ARR > tỷ suất lợi nhuận yêu cầu  CHẤP NHẬN dự án


BÀI TẬP

1. Công ty B&T đang thẩm định một dự án đầu tư ra nước ngoài với lợi
nhuận dự tính cho các năm như sau:
Năm Lợi nhuận ròng (Net income)
1 200.000 USD
2 400.000 USD
3 300.000 USD
4 500.000 USD
Giá trị sổ sách trung bình (Average book value) của dự án là 2 triệu USD.
Xác định tỷ suất lợi nhuận kế toán (Accounting rate of return) của dự án,
biết tỷ suất lợi nhuận yêu cầu (required return) là 20%? Công ty có nên
chấp nhận dự án này hay không?
4.1 TỶ SUẤT LỢI NHUẬN KẾ TOÁN ARR

• Dễ tính toán • Không sử dụng dòng tiền (là yếu tố quyết


• Các dữ liệu thường sẵn có định trong phân bổ vốn)
• Không tính đến giá trị thời gian của tiền
• Chịu ảnh hưởng của các quy ước kế toán
Không có một phương pháp thống nhất
• Sử dụng tỷ lệ hoàn vốn yêu cầu không
khách quan
• Không quan tâm tới quy mô hay vòng đời
của dự án
4.2 THỜI GIAN HOÀN VỐN (PAYBACK PERIOD)

đo lường khoảng thời gian có thể thu hồi lại được chi phí ban đầu từ các
dòng tiền sau thuế tạo ra từ dự án. Chỉ những dự án nào có thể thu hồi
vốn trong một khoảng thời gian cho phép thì mới được chấp nhận.

PP < thời gian hoàn vốn cho phép CHẤP NHẬN dự án


BÀI TẬP

3. Công ty ITC đang thẩm định một dự án đầu tư ra nước ngoài với các
dòng tiền ròng dự tính như sau:
Năm Dòng tiền (Cash flows)
0 Đầu tư 700.000 USD
1 Thu về 100.000 USD
2 Thu về 350.000 USD
3 Thu về 250.000 USD
4 Thu về 40.000 USD
Xác định thời gian hoàn vốn của dự án. Công ty có nên chấp nhận dự
án này hay không biết công ty chỉ chấp nhận các dự án có thời gian
hoàn vốn không quá 3 năm?
BÀI TẬP

4. Công ty LHT đang thẩm định một dự án đầu tư ra nước ngoài với các
dòng tiền ròng dự tính như sau:
Năm Dòng tiền (Cash flows)
0 Đầu tư 800.000 USD
1 Thu về 250.000 USD
2 Thu về 350.000 USD
3 Chi thêm 100.000 USD
4 Thu về 900.000 USD
Xác định thời gian hoàn vốn của dự án biết:
a/ Dòng tiền phát sinh trải đều trong năm?
b/ Dòng tiền phát sinh theo các quý?
c/ Dòng tiền phát sinh vào giữa và cuối năm?
d/ Dòng tiền chỉ phát sinh vào thời điểm cuối năm?
4.2 THỜI GIAN HOÀN VỐN (PAYBACK PERIOD)

• Dễ thiểu • Không tính đến giá trị thời gian của tiền
• Không chịu sự bất ổn của • Yêu cầu một thời điểm hoàn vốn mang
các dòng tiền sau thời gian tính chủ quan
hoàn vốn • Không tính đến dòng tiền sau thời gian
• Đề cao tính thanh khoản hoàn vốn
• Không phù hợp với các dự án dài hơi. VD:
(R&D)
BÀI TẬP THỜI GIAN HOÀN VỐN CHIẾT KHẤU
(DISCOUNTED PAYBACK PERIOD)

5. Công ty CHERY đang thẩm định một dự án đầu tư ra nước ngoài với
các dòng tiền ròng dự tính như sau:
Năm Dòng tiền (Cash flows)
0 Đầu tư 700.000 USD
1 Thu về 200.000 USD
2 Thu về 300.000 USD
3 Thu về 400.000 USD
4 Thu về 500.000 USD
Xác định thời gian hoàn vốn và thời gian hoàn vốn chiết khấu của dự án
biết tỷ lệ chiết khấu là 10%. Nếu công ty chỉ chấp nhận các dự án có
thời gian hoàn vốn không quá 3 năm thì dự án có được chấp nhận hay
không?
4.3 TỶ SUẤT HOÀN VỐN NỘI BỘ IRR

 Là tỷ lệ chiết khấu sao cho NPV của dự án sẽ bằng 0.


 Là phương pháp thẩm định dự án phổ biến chỉ sau NPV.

IRR

IRR > tỷ suất lợi nhuận yêu cầu  CHẤP NHẬN dự án


4.3 TỶ SUẤT HOÀN VỐN NỘI BỘ IRR

70,000
60,000
50,000
40,000
30,000
NPV

IRR
20,000
10,000
0
-10,000 0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.12 0.14 0.16 0.18 0.2 0.22

-20,000
Tỷ lệ chiết khấu
BÀI TẬP

6. Công ty KONG đang thẩm định một dự án đầu tư ra nước ngoài với
các dòng tiền ròng dự tính như sau:
Năm Dòng tiền (Cash flows)
0 Đầu tư 1.000.000 USD
1 Thu về 100.000 USD
2 Thu về 400.000 USD
3 Thu về 200.000 USD
4 Thu về 600.000 USD
Xác định tỷ suất hoàn vốn nội bộ của dự án? Công ty có chấp nhận dự
án này hay không nếu tỷ suất lợi nhuận yêu cầu là 10%?
4.3 TỶ SUẤT HOÀN VỐN NỘI BỘ IRR

• Nhìn thấy được tỷ suất lợi nhuận • Có thể ra nhiều kết quả
một cách trực quan • Không thể giúp chọn lựa trong
• Là phương pháp dễ hiểu và trực các dự án loại trừ lẫn nhau?
quan cho người thường • Giả sử về tỷ lệ tái đầu tư là không
• Nếu IRR đủ cao, chúng ta không thực tế??
cần tính toán đến tỷ suất lợi nhuận
yêu cầu
IRR và các dòng tiền “khác thường”

Các dòng tiền “khác thường” là các dòng tiền đổi chiều hơn 1 lần.
Ra nhiều kết quả IRR

BÀI TẬP
7. Công ty DKOT đang thẩm định một dự án đầu tư ra nước ngoài với
các dòng tiền ròng dự tính như sau:
Năm Dòng tiền (Cash flows)
0 Đầu tư 90.000 USD
1 Thu về 132.000 USD
2 Thu về 100.000 USD
3 Chi ra 150.000 USD
Xác định NPV và tỷ suất hoàn vốn nội bộ của dự án? Công ty có chấp
nhận dự án này hay không nếu tỷ suất lợi nhuận yêu cầu là 15%?
IRR và các dòng tiền “khác thường”

$4,000.00

$2,000.00

$0.00
0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50% 55%
($2,000.00)
NPV

($4,000.00)
IRR = 10,11% and 42,66%
($6,000.00)

($8,000.00)

($10,000.00)
Discount Rate
• NPV và IRR đều tính đến dòng tiền, giá trị thời gian của tiền, rủi ro
của dòng tiền và cho thấy sự gia tăng giá trị của công ty.
• NPV cho thấy giá trị gia tăng tuyệt đối còn IRR cho thấy tỷ lệ gia
tăng tương đối.
• Khi đưa ra quyết định chấp nhận dự án, NPV và IRR thường cho kết
quả giống nhau trừ các trường hợp:
– Các dòng tiền khác thường
– Các dự án loại trừ lẫn nhau

Bất cứ khi nào có mâu thuẫn giữa NPV và IRR  chọn NPV
BÀI TẬP 8. Tập đoàn SUNRISE đang cân nhắc 2 dự án bổ sung thiết
bị cho công ty con ở nước ngoài với các dòng tiền ròng dự
tính như sau:

Năm Dự án A Dự án B
0 -500USD -400USD
1 +325USD +325 USD
2 +325 USD +200 USD

Cho tỷ suất lợi nhuận yêu cầu là 10%? Công ty nên chấp
nhận dự án nào nếu biết rằng 2 dự án loại trừ lẫn nhau?
Dự án A Dự án B
NPV (10%) 64,05 USD 60,74 USD
IRR 19,43% 22,17%
$160.00
$140.00
$120.00
$100.00
11,8%
$80.00
A
NPV

$60.00
B
$40.00
$20.00
$0.00
($20.00) 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3
($40.00)
Discount Rate
4.4 CHỈ SỐ LỢI NHUẬN PI

 Là tỷ lệ giữa giá trị hiện tại ròng của các dòng tiền từ dự án
trên tổng các khoản đầu tư ban đầu.
 Là phương pháp tương tự NPV.
 PI và NPV có thể xung đột với nhau trong trường hợp lựa
chọn giữa các dự án loại từ lẫn nhau có sự khác biệt về độ lơn
của dự án.

PI> 1  CHẤP NHẬN dự án


BÀI TẬP

9. Công ty ISIS đang thẩm định một dự án đầu tư ra nước ngoài với các
dòng tiền ròng dự tính như sau:
Năm Dòng tiền (Cash flows)
0 Đầu tư 750.000 USD
1 Thu về 100.000 USD
2 Thu về 350.000 USD
3 Thu về 250.000 USD
4 Thu về 140.000 USD
Xác định chỉ số lợi nhuận (Profitability Index) của dự án biết tỷ lệ lợi
nhuận yêu cầu là 10%. Công ty có nên chấp nhận dự án này hay không?
NPV
1. NPV có đánh giá yếu tố giá trị thời gian của tiền.
2. NPV là một chỉ tiêu khách quan, phụ thuộc chủ yếu vào các dòng
tiền trong tương lai và tỷ lệ chiết khấu. Trong khi đó các chỉ tiêu
khác phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan (ví dụ như khẩu vị của
nhà quản lý hay các phương pháp và tiêu chuẩn kế toán) sẽ dẫn
đến các quyết định sai lệch.
3. NPV được đo lường ở đơn vị tiền tệ hiện tại nên có thể cộng lại
được với nhau. Tính chất có thể cộng lại với nhau rất quan trọng vì
nó có thể giúp phòng ngừa được việc ban lãnh đạo có thể chấp
nhận một dự án không tốt chỉ bởi vì nó đi cùng với một dự án tốt.
5. HOẠCH ĐỊNH VỐN CHO VIỆC MUA LẠI
VÀ THOÁI VỐN QUỐC TẾ

You might also like