You are on page 1of 118

Bài 5:

Phân tích tài chính dự án

Lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng


2021-2022
Giảng viên: Nguyễn Văn Minh
Khung phân tích DADT
Khung phân tích có tính trình tự
❑Phân tích thị trường
❑Phân tích kỹ thuật
❑Phân tích nguồn lực
❑Phân tích tài chính
❑Phân tích rủi ro
❑Phân tích kinh tế
❑Phân tích xã hội
Nội dung bài 5
• Mục đích phân tích tài chính
• Nội dung phân tích tài chính
• Ngân lưu tài chính dự án

(Phần chính bài giảng này được biên soạn bởi Thầy
Nguyễn Tấn Bình và Thầy Phùng Thanh Bình)
Phân tích thực tiễn
• https://www.youtube.com/watch?v=JFpdLLqOWfY&ab_
channel=YEAH1TV
Mô hình kinh doanh Talks Café
Năm 0 1 … … n

1. Ngân lưu vào


Doanh thu
Thay đổi khoản phải trả (∆AP)
Giá trị thanh lý
2. Ngân lưu ra
Chi đầu tư
Chi phí hoạt động
Thay đổi khoản phải thu (∆AR)
Thay đổi cân đối tiền mặt (∆CB)
Chi phí thanh lý
Thuế thu nhập doanh nghiệp

3. Ngân lưu ròng TIPV = (1) – (2)


Năm 0 1 … … n
1. Ngân lưu vào
Doanh thu
Thay đổi khoản phải trả (∆AP)
Giá trị thanh lý
Tiền vay
2. Ngân lưu ra
Chi đầu tư
Chi phí hoạt động
Thay đổi khoản phải thu (∆AR)
Thay đổi cân đối tiền mặt (∆CB)
Chi phí thanh lý
Trả gốc và lãi
Thuế thu nhập doanh nghiệp
3. Ngân lưu ròng EPV = (1) – (2)
Phân tích tài chính
• Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo nguồn lực tài chính
cho việc thực hiện hiệu quả dự án đầu tư, cũng như
xác định quy mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn và các
nguồn tài trợ cho dự án
• Xem xét tình hình kết quả và hiệu quả hoạt động của
dự án.
✓những chi phí sẽ phải thực hiện kể từ khi soạn thảo cho
đến khi kết thúc dự án,
✓những lợi ích và hiệu quả hoạt động mà dự án sẽ mang
lại khi thực hiện
Phân tích tài chính
• Phân tích tài chính ước tính lợi ích tài chính ròng mà
dự án mang lại cho chủ đầu tư và những người đóng
góp nguồn lực tài chính khác cho dự án bằng cách xem
xét tất cả các khoản thu và chi về tài chính trong vòng
đời dự kiến của dự án
• Mục tiêu: Đánh giá tính vững mạnh về tài chính của dự
án
• Cơ sở tính toán:
✓Ngân lưu vào
✓Ngân lưu ra
Ngân lưu ròng tài chính
• Ngân lưu ròng (ngân lưu tự do) là dòng tiền cuối cùng
chỉ thuộc về những người có quyền lợi trong dự án là
chủ sở hữu và chủ nợ
• Ngân lưu ròng của dự án bằng ngân lưu của chủ sở
hữu cộng với ngân lưu của chủ nợ
Báo cáo ngân lưu
• Thường bắt đầu bằng việc xây dựng báo cáo ngân lưu
quan điểm tổng đầu tư (TIPV), rồi suy ra báo cáo ngân
lưu theo quan điểm chủ sở hữu (EPV):

Ngân lưu Ngân lưu Ngân lưu


TỔNG ĐẦU TƯ + TÀI TRỢ = CHỦ SỞ HỮU
(TIPV) (D) (EPV)
Báo cáo ngân lưu (TIPV)

Năm 0 1 … … n
1. Ngân lưu vào (CIF)

Tổng ngân lưu vào
2. Ngân lưu ra (COF)

Tổng ngân lưu ra
3. Ngân lưu ròng = (1) – (2)
Báo cáo ngân lưu (TIPV)

Năm 0 1 … … n

1. Ngân lưu vào

1.1 Doanh thu thuần

1.2 Thay đổi khoản phải trả

1.3 Giá trị thanh lý

1.4 Trợ cấp (nếu có)

TỔNG NGÂN LƯU VÀO = (1.1) + (1.2) + (1.3) + (1.4)


Báo cáo ngân lưu (TIPV)
Năm 0 1 … … n
2. Ngân lưu ra
2.1 Chi đầu tư
- Tài sản mới
- Tài sản hiện hữu
2.2 Chi phí hoạt động
2.3 Vốn lưu động
- Thay đổi khoản phải thu
- Thay đổi cân đối tiền mặt
2.4. Chi phí thanh lý
2.5. Thuế thu nhập doanh
nghiệp
TỔNG NGÂN LƯU RA = (2.1) + (2.2) + (2.3) + (2.4) +
(2.5)
Báo cáo ngân lưu (EPV)

Năm 0 1 … … n

1. Ngân lưu ròng (TIPV)

2. Ngân lưu tài trợ

2.1 Vốn vay (loan disbursement)

2.2 Trả nợ (repayment)

3. Ngân lưu ròng (EPV) = (1) + (2.1) – (2.2)


Ngân lưu tài chính vs kế toán
• Ngân lưu tài chính khác với các khoản thu và chi về
mặt kế toán
• Cần phải xác định các hạng mục ngân lưu nào thuộc
về:
✓Ngân lưu tài chính
✓Kế toán
Biên dạng ngân lưu
• Biên dạng ngân lưu là biên dạng của dòng NCF sau
thuế
Thực thu trừ thực chi

Giai đoạn thực thu

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Giai đoạn đầu
tư ban đầu
Biên dạng ngân lưu
• Biên dạng ngân lưu là biên dạng của dòng NCF sau
thuế

Giai đoạn hoạt động


Thực thu trừ thực chi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Giai đoạn đầu
tư ban đầu
Biên dạng ngân lưu
• Biên dạng ngân lưu là biên dạng của dòng NCF sau
thuế

Giai đoạn hoạt động


Thực thu trừ thực chi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Giai đoạn đầu
tư ban đầu
Biên dạng ngân lưu
• Biên dạng ngân lưu là biên dạng của dòng NCF sau
thuế
Thực thu trừ thực chi

Giai đoạn hoạt động

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Giai đoạn đầu


tư ban đầu
Nguyên tắc và quy ước
• Quy ước
✓Năm bắt đầu dự án: NĂM 0
✓Năm kết thúc dự án: NĂM n
✓Năm thanh lý: NĂM n + 1 (tùy vào dự án)
✓Thời điểm phát sinh lợi ích và chi phí: CUỐI MỖI GIAI
ĐOẠN (CUỐI NĂM)
✓Đơn vị tiền tệ: NỘI TỆ (VND)
✓Khấu hao: phương pháp ĐƯỜNG THẲNG
✓Thanh toán các khoản mua bán chịu: MỘT NĂM
Nguyên tắc và quy ước
• Nguyên tắc cơ bản
✓Thực thu, thực chi
• Ngoại lệ
✓Chi phí cơ hội của các tài sản hiện hữu
✓Chi phí chìm của các khoản chi tiêu trong quá khứ
• Lưu ý
✓Tránh tính trùng
Chi phí cơ hội
• Khái niệm chi phí cơ hội (opportunity cost) dùng để chỉ
lợi ích bị mất đi do quyết định lựa chọn dự án này và từ
bỏ dự án khác
• Lợi ích cao nhất của một trong các dự án bị loại bỏ sẽ
trở thành chi phí cơ hội của dự án được chọn
• Chi phí cơ hội chưa và sẽ không bao giờ là một khoản
chi phí thực của kế toán, kể cả dự án đi vào hoạt động
• Nhưng trong thẩm định dự án, chi phí cơ hội cần phải
đưa vào như là một ngân lưu ra để đánh giá chính xác
hiệu quả dự án
Chi phí cơ hội của tài sản
• Chi phí cơ hội của tài sản có sẵn là giá tài chính cao
nhất nếu tài sản đó được bán.
• Giá tài chính cao nhất là giá trị so sánh giữa
✓Giá trị còn sử dụng (in-use)
✓Giá trị thanh lý (liquidation)
Chi phí chìm
• Khái niệm chi phí chìm (sunk cost) dùng chỉ những chi phí đã xảy
ra/chi ra trong quá khứ, còn gọi là chi phí lịch sử
• Dự án có quyết định theo hướng nào đi nữa thì các chi phí đó cũng
đã xảy ra, do vậy không phải là cơ sở thích hợp để xem xét ra quyết
định cho tương lai
• Chi phí chìm cần phải xử lý/ loại bỏ trong khi tính toán ngân lưu dự án
nhằm tránh bóp méo kết quả thẩm định
• Hầu hết các chi phí xảy ra trước thời điểm thẩm định dự án, mặc dù
có liên quan trực tiếp đến dự án, đều được xem là chi phí chìm

✓Dự án mới dự kiến sẽ tận dụng một thiết bị cũ có giá trị sổ sách (BV) là
800 triệu đồng, nhưng giá thiết bị cùng loại này trên thị trường hiện tại chỉ
là 200 triệu đồng. Vậy giá trị thiết bị dùng tính toán trong thẩm định hiệu
quả dự án sẽ chỉ là 200 triệu mà thôi
✓Trong ví dụ đơn giản này, phần 600 triệu đồng (=800 - 200 triệu đồng) đã
là chi phí chìm
Chi phí cơ hội vs chi phí chìm
• Chi phí cơ hội của việc sử dụng 1 tài sản cho 1 dự án
cụ thể là lợi ích mất đi do tài sản đó sẽ không được
sử dụng cho 1 mục đích tốt nhất khác
• Giá trị của 1 tài sản được xem là chi phí chìm nếu tài
sản đó không có một mục đích sử dụng nào khác. Loại
tài sản như vậy có chi phí cơ hội = 0
Báo cáo ngân lưu
• Thông tin đầu vào để xây dựng báo cáo ngân lưu được
tổ chức theo trình tự thời gian của ba giai đoạn:
✓Giai đoạn đầu tư
✓Giai đoạn hoạt động
✓Giai đoạn kết thúc
• Các thông số yêu cầu đã được phân tích từ các mô-
đun kỹ thuật, thị trường, nhân lực và tài trợ.
Phương pháp xây dựng báo cáo
• Có hai phương pháp
✓Trực tiếp
✓Gián tiếp
• Kết quả thẩm định theo hai phương pháp phải như
nhau
• Xây dựng báo cáo ngân lưu theo phương pháp trực
tiếp tương đối đơn giản vì không đòi hỏi nhiều kiến
thức về kế toán và tài chính doanh nghiệp
• Môn học sẽ tuân theo phương pháp trực tiếp
Báo cáo ngân lưu
• Bước 1: Bảng thông số của dự án
• Bước 2: Giai đoạn đầu tư
• Bước 3: Giai đoạn hoạt động
• Bước 4: Giai đoạn kết thúc dự án
• Bước 5: Báo cáo ngân lưu TIPV
• Bước 6: Báo cáo ngân lưu EPV
Báo cáo ngân lưu
• Báo cáo ngân lưu gồm các bảng:
✓Thông số
✓Chi phí đầu tư (Capital expenditure)
✓Chi phí hoạt động (Operating costs)
✓Lịch nợ vay (Debt schedule)
✓Khấu hao (Depreciation)
✓Doanh thu (Revenue)
✓Kết quả hoạt động kinh doanh (Báo cáo thu nhập/lãi-lỗ –
income statement)
✓Vốn lưu động (Working capital)
✓Ngân lưu dự án (Net cash flow – NCF)
THÔNG SỐ DỰ ÁN
Bảng thông số dự án

 Đầu tư  Doanh thu hoạt động


◼ Tài sản mới ◼ Công suất, sản lượng
◼ Tài sản hiện hữu ◼ Giá, chỉ số tăng/giảm giá
 Tài trợ  Chi phí hoạt động
◼ Vốn chủ sở hữu ◼ Trực tiếp
◼ Vốn vay, lãi vay, v.v. ◼ Gián tiếp
◼ Chi phí vốn  Thông tin khác (thuế,
thuế quan, trợ cấp, tỷ giá, lạm
phát, thanh lý, v.v.)
Lưu ý
• Các biến số của dự án được tổng hợp theo phân nhóm
cụ thể
• Hầu hết các con số trong bảng thông số phải được
nhập tay
• Nếu dự án có nhiều phương án khác nhau thì phải lập
bảng thông số riêng cho từng phương án
• Đơn vị tính phải nhất quán
• Dữ liệu được tổng hợp theo năm (như tiền lương, điện,
nước, v.v.)
Xác định Tổng mức đầu tư
Phương pháp 1: Theo thiết kế cơ sở
TMĐT = 𝑮𝑮𝑷𝑴𝑩 + 𝑮𝑿𝑫 + 𝑮𝑻𝑩 + 𝑮𝑻𝑽 + 𝑮𝑸𝑳𝑫𝑨 + 𝑮𝑲 + 𝑮𝑫𝑷

Tổng Phương pháp 2: Theo chỉ tiêu suất vốn đầu tư


mức
đầu tư Phương pháp 3: Giá các công trình tương tự đã thực
hiện
TMĐT = 𝑮𝑻𝑻 𝒙 𝒌𝟏 𝒙 𝒌𝟐 𝒙 … 𝒙 𝒌𝒏 + 𝑮𝑫𝑷

Phương pháp 4: Kết hợp các phương pháp trên

(Chi tiết tại NĐ 10/NĐ-CP năm 2021 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng và TT 02/TT-
BXD năm 2020 hướng dẫn quản lý chi phí đầu tư xây dựng)
Khối lượng vốn đầu tư xây dựng
Khối lượng vốn đầu tư xây dựng
Lãi vay trong thời gian xây dựng
• Trong tổng mức đầu tư, chi phí lãi vay trong thời gian xây
dựng đã được tính gộp vào, tức xem như là một khoản vốn,
đã được “vốn hóa”
• Do vậy, chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng không bao
gồm trong chi phí đầu tư
• Theo quan điểm tổng đầu tư, ngân lưu cả dự án, chưa đề
cập đến nguồn tài trợ, do vậy chi phí lãi vay nói chung là
khoản chuyển giao giữa các nhà tham gia tài trợ vốn nên
không tính vào ngân lưu dự án
• Quan điểm chủ đầu tư, xem xét dòng tiền chủ đầu tư thực
bỏ ra và thu về cho riêng mình nên phải đề cập đến ngân
lưu nợ vay, do vậy chi phí lãi vay là khoản ngân lưu ra
Cơ cấu nguồn vốn
• Vốn đầu tư cho dự án từ các nguồn
✓Vốn chủ sở hữu
✓Các nguồn tài trợ
➢Các quỹ (grants)
➢Vay (ngắn hạn, dài hạn) trong nước (domestic loans)
➢Vay nước ngoài (foreign loans)
➢Vay ưu đãi (concessional loans)

• Các nguồn này được được vào tính toán dòng ngân
lưu hay không phụ thuộc vào quan điểm thẩm định dự
án.
Cơ cấu và chi phí sử dụng vốn
• Phân bổ vốn đầu tư
TT Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

I Nhu cầu vốn


II Nguồn vốn
1 Vốn CSH
2 Vốn vay
- Dự kiến nguồn vốn huy động
- Tính toán chi phí sử dụng vốn của từng nguồn vốn
- Cân đối nhu cầu sử dụng vốn
- Xác định cơ cấu nguồn vốn

Nguồn vốn Giá trị Tỷ trọng Chi phí SDV


Cơ cấu và chi phí sử dụng vốn
Các nguồn vốn dự kiến huy động:
* Vốn góp
Bên huy động Giá trị Tỷ Chi phí Phương thức góp
vốn vốn góp trọng SDV

* Vốn vay
Loại vốn Giá Tỷ trọng Lãi suất Đơn vị Phương thức
vay trị cho vay vay

* Vốn huy động khách hàng

Đối tượng Giá Tỷ trọng Lãi suất Phương thức


Khách hàng trị huy động
Cơ cấu và chi phí sử dụng vốn
GIAI ĐOẠN ĐẦU TƯ
Kết quả kỳ vọng
• Xử lý các tài sản
• Xử lý đất đai
• Tài trợ đầu tư
Đất đai
• Đất đai là tài sản cố định không tính khấu hao, trừ những
phần xây dựng trên đất (hạ tầng bến bãi, cảng,…)
• Chi phí đất đai bao gồm giá chuyển nhượng hay đền bù, giải
tỏa xuất hiện ở những năm đầu, thường là năm 0 trong
ngân lưu tài chính dự án
• Ngân lưu dự án được lập theo thời gian. Giá trị dòng tiền ở
thời điểm khác nhau sẽ mang giá trị khác nhau. Do vậy chi
phí đất đai dự kiến xảy ra năm nào thì ghi năm đó, không áp
dụng khái niệm “phân bổ chi phí” của kế toán ở trường hợp
này
✓Ta chỉ quan tâm dòng tiền xảy ra vào năm nào để ghi nhận trên
báo cáo ngân lưu, cho dù có nhiều phương thức sử dụng đất
khác nhau: thuê trả hằng năm, thuê lâu dài trả hằng năm, trả
một lần, hai lần,…
Đất đai
1. Đất sẵn có (xem như tài sản sẵn có)
✓Giá trị thanh lý thực = giá trị đất năm 0
✓Cách tính 1: chi phí cơ hội của đất, tức giá thị trường tại
thời điểm đầu tư
➢Không tính tăng giá đất do tác động của dự án vào giá trị
thanh lý
✓Cách tính 2: Chi phí cơ hội của đất bằng tiền thuê đất
hàng năm (tính vào mỗi năm trong suốt vòng đời của dự
án), không dựa vào ngân lưu chi phí ban đầu và giá trị
thanh lý của đất
Đất đai
2. Đất mua mới (dự án tạo doanh thu)
✓Xem như tài sản mới, theo nguyên tắc thực chi
✓Chi phí vốn đầu tư ban đầu (năm 0)
✓Giá trị thanh lý bằng giá trị đầu tư ban đầu có điều chỉnh
lạm phát
✓Không tính tăng giá đất do tác động của dự án vào giá trị
thanh lý
Đất đai
3. Đất đi thuê
✓Trả tiền thuê đất một lần:
➢Xem như là chi phí vốn đầu tư (thực chi tại năm thanh toán
tiền thuê mặt bằng)
➢Không có giá trị thanh lý
✓Trả tiền thuê đất hàng năm:
➢Xem như là chi phí hoạt động hàng năm trong báo cáo ngân
lưu
Xử lý tài sản
• Gồm hai hạng mục
✓Tính chi tiêu mua sắm tài sản mới (nguyên tắc thực chi)
và chi phí cơ hội của các tài sản có sẵn mà dự án dự
tính sử dụng.
✓Chỉ lập kế hoạch tài trợ cho tài sản mới
• Khấu hao không phải là một hạng mục trong ngân lưu
ra
• Không tính các chi phí chìm
Khấu hao tài sản
• Chi phí khấu hao là một khoản chia nhỏ/ phân bổ chi phí
đầu tư tài sản cố định trong quá khứ vào các kỳ hoạt động
mà tài sản tiếp tục tham gia trong tương lai nhằm mục tiêu
tính thuế thu nhập
✓Điều này dựa theo nguyên tắc phù hợp của lý thuyết kế toán
(matching), và cũng là nguyên tắc của cơ quan thuế

• Chi phí khấu hao không phải là khoản chi tiền, càng không
phải là khoản thu tiền (non-cash), không xuất hiện trong
ngân lưu dự án
✓Lưu ý, trong khi lập ngân lưu theo phương pháp gián tiếp
(indirect), lợi nhuận ròng trên báo cáo thu nhập được điều
chỉnh để tính ngân lưu ròng, chi phí khấu hao không phải là
khoản chi tiền nên được điều chỉnh bằng cách cộng trở vào
Khấu hao tài sản
Mục đích:
• Tính chi phí khấu hao hàng năm để đưa vào bảng “Báo
cáo thu nhập”, từ đó có ảnh hưởng đến ngân lưu ròng
của dự án thông qua “lá chắn thuế của khấu hao”
• Tính giá trị thanh lý (là một hạng mục của ngân lưu
vào)
Khấu hao tài sản
• Khấu hao không phải là một hạng mục của báo cáo ngân
lưu, nhưng có ảnh hưởng đến ngân lưu ròng của dự án
thông qua lá chắn thuế
Khoản mục 0 1 … n
1. Doanh thu
2. Chi phí hoạt động
3. Chi phí khấu hao
4. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
(EBIT)
5. Lãi vay phải trả
6. Lợi nhuận trước thuế (EBT)
7. Thuế thu nhập doanh nghiệp
8. Lợi nhuận ròng
Khấu hao tài sản
• Bắt đầu tính khấu hao trong giai đoạn hoạt động
• Quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC
Lịch khấu hao

Năm 0 1 … n

Giá trị tài sản đầu kỳ

Khấu hao trong kỳ

Khấu hao tích lũy

Giá trị tài sản cuối kỳ


Lịch khấu hao

Năm 0 1 … n Năm n+1

Giá trị tài sản đầu kỳ Ngân lưu vào



Khấu hao trong kỳ
Giá trị thanh lý
Khấu hao tích lũy
Điều chỉnh
Giá trị tài sản cuối kỳ lạm phát
Lịch khấu hao

Năm 0 1 … n
Báo cáo thu nhập
Giá trị tài sản đầu kỳ

Khấu hao trong kỳ Năm …..


Ngân lưu vào
Khấu hao tích lũy
Ngân lưu ra
Giá trị tài sản cuối kỳ
Thuế TNDN

Ngân lưu ròng


Ví dụ
Công ty A mua một tài sản cố định (mới 100%) với giá ghi
trên hoá đơn là 119 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 5 triệu
đồng, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy
thử là 3 triệu đồng.
Biết rằng tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời
gian trích khấu hao của tài sản cố định doanh nghiệp dự kiến
là 10 năm.
✓Nguyên giá tài sản cố định = 119 triệu - 5 triệu + 3 triệu + 3
triệu = 120 triệu đồng
✓Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 120 triệu : 10 năm
=12 triệu đồng/năm.
✓Hàng năm, doanh nghiệp trích 12 triệu đồng chi phí trích khấu
hao tài sản cố định đó vào chi phí kinh doanh.
Ví dụ
Sau 5 năm sử dụng, doanh nghiệp nâng cấp tài sản cố định
với tổng chi phí là 30 triệu đồng, thời gian sử dụng được đánh
giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thời gian sử dụng đã đăng
ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 1/1/2018.
✓Nguyên giá tài sản cố định = 120 triệu đồng + 30 triệu đồng =
150 triệu đồng
✓Số khấu hao luỹ kế đã trích = 12 triệu đồng (x) 5 năm = 60 triệu
đồng
✓Giá trị còn lại trên sổ kế toán = 150 triệu đồng - 60 triệu đồng =
90 triệu đồng
✓Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 90 triệu đồng : 6
năm = 15 triệu đồng/ năm
✓Từ năm 2018 trở đi, doanh nghiệp trích khấu hao vào chi phí
kinh doanh mỗi năm 15 triệu đồng đối với tài sản cố định vừa
được nâng cấp.
Ví dụ
DA đầu tư một thiết bị giá 15.000 USD tại năm 0, dự
kiến vận hành 8 năm, với giá trị tài sản còn lại cuối kỳ là
3.000 USD. Hãy lập bảng kế hoạch khấu hao theo PP
đường thẳng.

Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Giá trị tài sản đầu
kỳ
Khấu hao trong kỳ

Khấu hao tích lũy


Giá trị tài sản cuối
kỳ
Lãi vay và trả nợ
Mục đích
• Tính lãi phát sinh (là một hạng mục trong “Báo cáo thu
nhập”), từ đó xác định “lá chắn thuế của lãi vay”
• Tính “NGÂN LƯU TÀI TRỢ”, từ đó suy ra NCF của dự
án theo quan điểm chủ sở hữu (EPV)

Ngân lưu Ngân lưu Ngân lưu


TỔNG ĐẦU TƯ + TÀI TRỢ = CHỦ SỞ HỮU
(TIPV) (D) (EPV)
Lãi vay và trả nợ
• Có các phương thức sau:
✓Trả vốn gốc đều, không ân hạn
✓Trả vốn gốc và lãi đều, không ân hạn
✓Trả vốn gốc đều, có ân hạn
✓Trả vốn gốc và lãi đều, có ân hạn
✓Chỉ ân hạn vốn gốc
➢Thời gian ân hạn là khoảng thời gian tính từ khi khách hàng
nhận khoản tiền giải ngân lần đầu cho đến thời điểm khách
hàng phải trả khoản nợ gốc đầu tiên

• Số “nợ vay” dùng để tính “số tiền phải trả nợ hàng


năm” là số “nợ đầu kỳ” của kỳ bắt đầu trả nợ
Lãi vay và trả nợ
Giả sử gọi:
✓ A = số tiền phải trả hàng năm theo phương thức “vốn gốc và
lãi đều”
✓PV = Số nợ đầu kỳ bắt đầu thời điểm trả nợ
✓AFrn = Thừa số chiết khấu của dòng tiền đều hữu hạn với n
năm trả nợ và lãi suất r
Ta có:
PV (1 + r ) n
−1
A= AFr =
n

AFrn r (1 + r ) n
(Excel: khoản nợ phải trả hàng năm (gốc + lãi) tính theo
công thức PMT)
Lãi vay và trả nợ

Năm 0 1 … n
(1) Nợ đầu kỳ
(2) Lãi phát sinh trong
kỳ
(3) Trả nợ
 Trả vốn gốc
 Trả lãi
(4) Nợ cuối kỳ = (1) + (2) – (3)
Lãi vay và trả nợ
Lưu ý:
• Lãi vay danh nghĩa
• Lựa chọn đúng số nợ đầu kỳ của thời điểm bắt đầu trả
nợ
• Nợ cuối kỳ tại thời điểm kết thúc hợp đồng vay vốn
phải bằng 0
• Nếu có vay ngoại tệ phải lập bảng riêng bằng ngoại tệ,
rồi đổi sang VND theo tỷ giá danh nghĩa hiện hành
Lãi vay và trả nợ

Năm Báo cáo thu nhập


(1) Nợ đầu kỳ
(2) Lãi phát sinh trong kỳ
(3) Trả nợ Năm …..
Ngân lưu vào
 Trả vốn gốc
 Trả lãi Ngân lưu ra

(4) Nợ cuối kỳ Thuế TNDN

Ngân lưu ròng


Lãi vay và trả nợ

Năm
Lá chắn thuế
(1) Nợ đầu kỳ
(2) Lãi phát sinh trong kỳ
(3) Trả nợ
PV(Lá chắn thuế)
 Trả vốn gốc
 Trả lãi
(4) Nợ cuối kỳ
TIPV vs AEPV
Lãi vay và trả nợ

Năm 0 … Ngân lưu tài trợ


(1) Nợ đầu kỳ
(2) Lãi phát sinh trong kỳ
(3) Trả nợ
 Trả vốn gốc Năm …..

 Trả lãi NCFTIPV

(4) Nợ cuối kỳ Ngân lưu tài trợ

NCFEPV
Lãi vay và trả nợ

Năm Báo cáo thu nhập


Năm …..
(1) Nợ đầu kỳ
EBIT
(2) Lãi phát sinh trong kỳ
Lãi vay
(3) Trả nợ
EBT
 Trả vốn gốc
Thuế
 Trả lãi
(4) Nợ cuối kỳ
Báo cáo ngân lưu
Ngân lưu tài trợ

Năm 0 1 2 3 4

(1) Tiền vay

(2) Trả nợ

(3) Ngân lưu tài trợ (3) = (1) – (2)


Ví dụ
Một doanh nghiệp vay vốn đầu tư xây dựng trong 2 năm.
Vốn vay ở đầu năm 0 là 8.658 triệu đồng. Lãi suất vay:
8%/năm. Nợ gốc này sẽ được trả đều trong 5 năm từ
năm 1 tới năm 5. Hãy lập bảng kế hoạch trả nợ vay theo
các phương thức:
1)Trả nợ gốc đều hàng năm; trả lãi cuối mỗi năm
2)Trả nợ gốc và lãi đều hàng năm; trả lãi cuối mỗi năm
3)Trảlãi vay trong thời gian xây dựng; 3 năm sau đó trả
nợ đều bao gồm gốc lẫn lãi cuối mỗi năm
4)Đượcân hạn không trả nợ trong thời gian xây dựng; 3
năm sau đó trả nợ gốc đều hàng năm; trả lãi cuối mỗi
năm
Ngân lưu nợ vay
• Với quan điểm chủ đầu tư (chủ sở hữu), ngân lưu dự án
bao gồm ngân lưu nợ vay
• Dòng thu đi vay và chi trả nợ vay được lấy từ lịch trả nợ đã
được lập trước đó
• Lưu ý, trong báo cáo ngân lưu, dòng chi trả nợ gồm cả nợ
gốc và lãi; Nhưng trong báo cáo thu nhập chỉ đưa vào chi
phí lãi vay (mục tiêu tính thuế)
• Nếu dự án vay từ nhiều nguồn khác nhau với lãi suất và
phương thức thanh toán khác nhau, lịch trả nợ được lập cho
từng khoản vay, sau đó lập một lịch tổng hợp nợ vay
• Nếu dự án có vay nợ bằng ngoại tệ, lập lịch trả nợ bằng
ngoại tệ, sau đó lập một lịch trả nợ ngoại tệ tính bằng nội tệ
thông qua tỉ giá hối đoái kỳ vọng.
Ngân lưu thuế và trợ cấp
• Theo quan điểm ngân sách, thuế và trợ cấp lần lượt là
khoản thu và khoản chi ngân sách
• Theo quan điểm kinh tế, thuế và trợ cấp là những khoản
chuyển giao nội bộ, không tác động đến lợi ích và chi phí
đứng trên góc độ của cả nền kinh tế nên không phải là ngân
lưu kinh tế
• Theo quan điểm tài chính tức quan điểm của các nhà đầu
tư, gồm chủ đầu tư và nhà cho vay, thuế hay trợ cấp là
những khoản thực chi trả hay thực thu nhận
✓Trợ cấp là ngân lưu vào
✓Thuế là ngân lưu ra
Lưu ý: Thuế thu nhập được tính dựa vào lợi nhuận trước thuế
trên báo cáo thu nhập
GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG
Kết quả phân tích
• Doanh thu hoạt động
• Chi phí hoạt động
• Báo cáo thu nhập
• Vốn lưu động
Doanh thu hoạt động
• Công suất hoạt động
• Sản lượng sản xuất
• Sản lượng tồn kho (nếu có)
• Sản lượng tiêu thụ
• Giá bán đơn vị
• Chỉ số tăng/giảm giá và chỉ số lạm phát
Doanh thu hoạt động
• Mục đích:
✓Doanh thu trong ngân lưu vào
✓Doanh thu trong báo cáo thu nhập
✓Cơ sở xác định các khoản phải thu (%)
✓Cơ sở tính một số chi phí hoạt động (%)
• Lưu ý:
✓Cần phân biệt doanh thu với thực thu
Chi phí hoạt động
• Chi phí hoạt động trực tiếp
✓Nhân công trực tiếp
✓Nguyên vật liệu trực tiếp
✓Máy thi công
✓Chi phí sản xuất chung
• Chi phí hoạt động gián tiếp
✓Chi phí quản lý
✓Chi phí bán hàng
Chi phí hoạt động
• Mục đích:
✓Là một hạng mục trong ngân lưu ra
✓Là cơ sở tính giá vốn hàng bán (nếu dự án có tồn
kho)/hoặc chi phí trực tiếp trong báo cáo thu nhập
✓Cơ sở xác định các khoản phải trả (%)
• Lưu ý:
✓Cần phân biệt khoản chi và thực chi
Báo cáo thu nhập

Năm 0 1 … n
Doanh thu
(-) Chi phí hoạt động
(-) Khấu hao
Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT)
(-) Chi phí lãi vay
Thu nhập trước thuế (EBT)
(-) Thuế TNDN
Lợi nhuận ròng
Báo cáo thu nhập

Báo cáo ngân lưu


Năm 1 …n Năm …..
Tổng doanh thu
Ngân lưu vào
(-) Chi phí hoạt động
(-) Khấu hao Ngân lưu ra
EBIT Thuế TNDN
(-) Trã lãi vay
Ngân lưu ròng
EBT
Thuế TNDN
Lợi nhuận ròng
Ví dụ
DN xây dựng có doanh thu và chi phí theo bảng sau.
Biết thuế suất thuế TNDN 20%/ năm. Hãy lập bảng Báo
cáo thu nhập của DA
Năm 0 1 2 3 4 5
Doanh thu 7,000 8,000 9,000
Chi phí hoạt động 4,500 6,200 3,000
Khấu hao 800 800 800
Thu nhập trước thuế và lãi
vay (EBIT)
Chi phí lãi vay - 693 554 416 277 139
Thu nhập trước thuế (EBT)
Thuế TNDN
Lợi nhuận ròng
Ví dụ
Một dự án đầu tư, đầu tư 550 tr để mua một thiết bị dự
kiến thực hiện trong 5 năm, giá trị còn lại ở cuối năm thứ
5 là 50tr. Thuế suất thuế TN là 20%/năm. TSCĐ được
khấu hao đều trong 5 năm. Xác định lợi nhuận ròng dự
kiến của dự án. Dự kiến doanh thu hàng năm và chi phí
vận hành hàng năm (chưa kể khấu hao) như sau :

Năm 0 1 2 3 4 5

Doanh thu
270 260 250 240 230

Chi phí
100 105 110 115 120
Vốn lưu động
• Dự án cũng như hoạt động công ty, ngoài đầu tư dài
hạn/ tài sản cố định cần phải đầu tư vốn để duy trì hoạt
động liên tục/ vốn lưu động (working capital)
• Ngân lưu ròng dự án, cơ sở để tính toán các tiêu chí
đánh giá dự án, chịu tác động của khoản đầu tư vốn
lưu động do vậy cần phải xử lý chúng trong thẩm định
dự án
Vốn lưu động
• Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn,
thường bao gồm:
✓Tài sản ngắn hạn, tài sản có thể chuyển thành tiền trong
vòng một năm,gồm:
➢Tồn quỹ (cân đối) tiền mặt (CB: cash balance)
➢Khoản phải thu (AR: accounts receivable)
➢Hàng tồn kho (inventory)
✓Nợ ngắn hạn:
➢Các khoản phải trả (AP: accounts payable)
➢Các khoản nợ đến hạn
Vốn lưu động
• Các khoản phải thu (AR) thường là % của doanh thu
• Các khoản phải trả (AP) thường là % của tổng chi phí
hoặc chi phí của các nhập lượng chính
• Cân đối tiền mặt (CB) thường là % của chi phí, doanh
thu, hoặc chi phí của các nhập lượng chính
Dự kiến vốn lưu động
Vốn lưu động được dự kiến dựa vào:
• Đặc điểm dự án
✓Yếu tố đầu vào (hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho dự án)
✓Yếu tố đầu ra (thị trường, sản phẩm, cạnh tranh)
✓Đặc điểm ngành
• Kinh nghiệm, các thoả ước
• Các mô hình dự báo
✓Baumol; Miller-Orr
Tác động của thay đổi vốn lưu động
• Khi “chôn vốn” vào tài sản ngắn hạn:
✓Tiền mặt tồn quỹ
✓Khoản phải thu
✓Hàng tồn kho
sẽ ảnh hưởng đến ngân lưu dự án (bị “chiếm dụng”)
• Trong khi, khoản phải trả sẽ ảnh hưởng đến ngân lưu
dự án theo chiều ngược lại (được “chiếm dụng”)
Tác động của thay đổi vốn lưu động
Tồn quỹ (cân đối) tiền mặt
• Tiền mặt được nắm giữ (dự trữ) thường xuyên để thực
hiện các giao dịch trong quá trình thực hiện dự án
✓Tăng tiền mặt tồn quỹ (tăng dự trữ) làm giảm ngân lưu
ròng của dự án
✓Giảm tiền mặt tồn quỹ (giảm dự trữ) làm tăng ngân lưu
ròng của dự án
Tác động của thay đổi vốn lưu động
Khoản phải thu
• Trong hoạt động kinh doanh, chính sách bán chịu cũng
là một trong các giải pháp cạnh tranh
✓Tăng trong khoản phải thu làm giảm ngân lưu ròng của
dự án
✓Giảm trong khoản phải thu làm tăng ngân lưu ròng của
dự án
Tác động của thay đổi vốn lưu động
Hàng tồn kho
• Hàng tồn kho (nguyên, nhiên vật liệu, bán thành thẩm,
thành phẩm, hàng hóa) cần dự trữ để duy trì hoạt động
thường xuyên, liên tục của dự án
• Hàng tồn kho phát sinh do sản lượng sản xuất hoặc
hàng hóa mua vào trong cùng kỳ và lượng xuất ra
thường không trùng khớp
• Trong tính toán ngân lưu dự án, thay đổi trong hàng tồn
kho đã được bao hàm trong điều chỉnh các khoản phải
thu, phải trả
Tác động của thay đổi vốn lưu động
Khoản phải trả
• Về mặt dòng tiền, khoản phải trả ngược lại với khoản
phải thu
✓Tăng trong khoản phải trả làm tăng ngân lưu ròng của
dự án
✓Giảm trong khoản phải trả làm giảm ngân lưu ròng của
dự án
Thay đổi trong khoản phải thu
Do bán chịu, doanh thu không đồng nhất với thu tiền,
cần điều chỉnh để có số tiền thực thu cho từng năm
Cách tính:
Doanh thu trong kỳ
(-) Chênh lệch (Ck-Đk) trong khoản phải thu
(=) Số tiền thực thu
Hoặc là:
Doanh thu trong kỳ
(+) Chênh lệch (Đk-Ck) trong khoản phải thu
(=) Số tiền thực thu
Thay đổi trong khoản phải trả
Do mua chịu, chi phí nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ, gọi
chung là chi phí hoạt động không đồng nhất với dòng chi tiền.
Cần phải điều chỉnh để có số tiền thực chi cho từng năm
Cách tính:
Hàng hóa, dịch vụ mua trong kỳ
(-) Chênh lệch (Ck-Đk) trong khoản phải trả
(=) Số tiền thực chi
Hoặc là:
Hàng hóa, dịch vụ mua trong kỳ
(+) Chênh lệch (Đk-Ck) trong khoản phải trả
(=) Số tiền thực chi
Vốn lưu động
• Quy ước (theo phương pháp trực tiếp)
✓ARt = ARt – ARt-1
• APt = APt – APt-1
• CBt = CBt – CBt-1
✓ARt xem như một hạng mục ngân lưu ra
✓APt xem như một hạng mục ngân lưu vào
✓CBt xem như một hạng mục ngân lưu ra
Vốn lưu động
Năm 0 1 … n
Khoản phải thu
Khoản phải trả
Cân đối tiền mặt
Thay đổi vốn lưu động

Năm 0 1 … n
Thay đổi khoản phải thu
(AR)
Thay đổi khoản phải trả
(AP)
Thay đổi cân đối tiền mặt
(CB)
Vốn lưu động

Năm …..
Năm 0 1 … n+1 Ngân lưu vào
AR AR0 AR1 AP
AP AP0 AP1

CB CB0 CB1
AP = AP1 – AP0 Ngân lưu ra
AR = AR1 – AR0 …
CB = CB1 – CB0
AR
CB
Ví dụ minh họa
Dữ liệu trong 2 năm hoạt động:
• Doanh thu năm 1 là: 1000; tăng trưởng 10% trong năm 2;
• Khoản phải thu bình quân: 40% trên doanh thu;
• Chi phí chiếm 80% trên doanh thu;
• Khoản phải trả bình quân: 20% trên chi phí.
Yêu cầu:
✓Căn cứ dữ liệu đã cho, lập báo cáo thu nhập và báo cáo ngân
lưu của năm 1 để thấy lợi nhuận ròng khác với ngân lưu ròng
✓Lập báo cáo ngân lưu qua 2 năm, trong đó điều chỉnh các
khoản phải thu và khoản phải trả để tính ngân lưu ròng
Ví dụ minh họa
• Lập báo cáo thu nhập và báo cáo ngân lưu năm 1
Báo cáo thu nhập Năm 1 Báo cáo ngân lưu Năm 1
Doanh thu 1,000 Thu tiền 600
Chi phí 800 Chi tiền 640
Lợi nhuận ròng 200 Ngân lưu ròng (40)

• Phân biệt doanh thu và thu tiền


• Phân biệt chi phí và chi tiền
• Mặc dù có lợi nhuận 200 nhưng tiền mặt bị giảm đi (40)
• Thẩm định dự án dựa trên ngân lưu chứ không dựa trên
lợi nhuận
• Báo cáo thu nhập trong thẩm định dự án chỉ nhằm mục
đích tính dòng tiền chi trả thuế thu nhập
Ví dụ minh họa
Báo cáo thu nhập Năm 1 Năm 2
Doanh thu 1,000 1,100
Chi phí 800 880
Lợi nhuận ròng 200 220

Vốn lưu động Năm 1 Năm 2


Khoản phải thu (40% doanh thu) 400 440
Khoản phải trả (20% chi phí) 160 176

Thay đổi vốn lưu động (Ck-Đk) Năm 1 Năm 2


Khoản phải thu 400 40
Khoản phải trả 160 16
Ví dụ minh họa

Báo cáo ngân lưu Năm 1 Năm 2


Ngân lưu vào:
Doanh thu 1,000 1,100
Thay đổi trong khoản phải trả 160 16
Tổng ngân lưu vào 1,160 1,116
Ngân lưu ra:
Chi phí 800 880
Thay đổi trong khoản phải thu 400 40
Tổng ngân lưu ra 1,200 920
Ngân lưu ròng (40) 196

Kết quả ngân lưu ròng không thay đổi


[Cần hiểu rõ bản chất của dòng tiền để có thể sử dụng các
điều chỉnh (+/-) một cách chủ động]
KẾ HOẠCH KẾT THÚC DỰ ÁN
Thanh lý tài sản cố định
• Khác với đời sống công ty được giả định là vô hạn, dự
án có vòng đời hữu hạn, có thời điểm bắt đầu và thời
điểm kết thúc
• Tại thời điểm kết thúc, dự án phải thời gian dành cho
việc thanh lý, thường dự kiến là 1 năm
• Nội dung thanh lý gồm:
✓Bán thanh lý tài sản cố định
✓Thanh lý vốn lưu động (công nợ, hàng tồn kho)
✓Những vấn đề khác (môi trường, nhân lực, xã hội)
• Các nội dung thanh lý có liên quan đến tiền trở thành
khoản mục trong ngân lưu dự án
Thanh lý tài sản cố định
Tài sản là nhà xưởng, máy móc, thiết bị
• Xảy ra vào năm thanh lý tài sản, thường là cuối vòng
đời dự án
• Nếu không có một ước tính đáng tin cậy nào khác, thì
giá trị thanh lý nên dựa trên giá trị sổ sách còn lại (BV:
Book value) có tính đến yếu tố lạm phát
• Giá bán thanh lý tài sản là dòng thu dự án
• Chi phí thanh lý, thuế thu nhập do chênh lệch giữa giá
bán và giá trị sổ sách, nếu có là dòng chi dự án
Thanh lý tài sản cố định
Minh họa về xử lý lạm phát:
Tài sản mua ở năm 0, giá gốc 500, khấu hao tích lũy 400,
giá trị còn lại BV 100.
Tài sản được thanh lý vào năm thứ 5, tốc độ lạm phát
hằng năm: 10%.
Giá trị thanh lý dự kiến sẽ là:
100 (1+10%)^5 = 100 (1,61) = 161
Thanh lý tài sản cố định
Minh họa về xử lý lạm phát:
Tài sản mua năm 2, giá gốc 300, khấu hao tích lũy 200, giá
trị còn lại (sổ sách) 100.
Tài sản được thanh lý vào năm thứ 5, tốc độ lạm phát
hằng năm: 10%.
Tính toán như sau:
Khử lạm phát năm 2:
100/[(1+10%)^2] = 100/1,21 = 82,64
Tính lạm phát năm 5:
82,64 (1+10%)^5 = 82,64 (1,61) = 133
Thanh lý tài sản cố định
Tài sản thanh lý là đất đai
• Đất đai là tài sản không tính khấu hao
• Nhằm tránh bóp méo kết quả dự án, dự kiến giá thanh
lý đất không được gồm yếu tố tăng giá trên thị trường;
• Nếu tính đến yếu tố tăng giá đất thì đó thuộc về một dự
án khác, có thể là dự án đầu cơ bất động sản
• Giá thanh lý đất đai được tính bằng với giá trị đầu tư
ban đầu có tính đến yếu tố lạm phát tại năm thanh lý
Thảo luận
• Hầu hết các dự án đều có sự khác biệt giữa thời gian
hoạt động của dự án và vòng đời hữu dụng của tài sản
cố định.
• Xác định vòng đời dự án (khi nào dự án kết thúc) như
thế nào?
BÁO CÁO NGÂN LƯU
Năm 0 1 … … n

1. Ngân lưu vào


Doanh thu
Thay đổi khoản phải trả (∆AP)
Giá trị thanh lý
2. Ngân lưu ra
Chi đầu tư
Chi phí hoạt động
Thay đổi khoản phải thu (∆AR)
Thay đổi cân đối tiền mặt (∆CB)
Chi phí thanh lý
Thuế thu nhập doanh nghiệp

3. Ngân lưu ròng TIPV = (1) – (2)


Năm 0 1 … … n

1. Ngân lưu ròng TIPV

2. Tiền vay

3. Trả nợ

4. Ngân lưu ròng EPV = (1) + (2) – (3)

n
Năm 0 1 … …

1. Ngân lưu ròng TIPV

2. Ngân lưu tài trợ

3. Ngân lưu ròng EPV = (1) + (2)


Năm 0 1 … … n
1. Ngân lưu vào
Doanh thu
Thay đổi khoản phải trả (∆AP)
Giá trị thanh lý
Tiền vay
2. Ngân lưu ra
Chi đầu tư
Chi phí hoạt động
Thay đổi khoản phải thu (∆AR)
Thay đổi cân đối tiền mặt (∆CB)
Chi phí thanh lý
Trả gốc và lãi
Thuế thu nhập doanh nghiệp
3. Ngân lưu ròng EPV = (1) – (2)
Báo cáo ngân lưu
• Tính toán các tiêu chí đánh giá dự án dự trên ngân lưu
chưa chiết khấu
• Với suất chiết khấu phù hợp, ta sẽ tính được các tiêu
chí đánh giá dự án dựa vào ngân lưu chiết khấu (DCF)
• Phân tích rủi ro
Ví dụ
• Trang 127, Giáo trình Lập và TĐ DADT- Đỗ Phú Trần Tình
Ví dụ
Ví dụ
• Bảng thông số
• Kế hoạch khấu hao máy móc thiết bị
• Kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay
• Lịch lãi vay và trả nợ
• Bảng dự tính doanh thu, chi phí
• Bảng dự tính thu nhập
• Bảng ngân lưu
Case study
• Dự án Grab Taxi
• Mô hình tài chính dự án xe buýt Chợ Lớn – Gò Vấp
Tự học
• Ôn tập về suất chiết khấu (Môn Kinh tế xây dựng)
• Tìm hiểu
✓Quy định về Thuế TNDN
✓Những ngành có ưu đãi về thuế?
• Đọc bài tính Bài 6. Dự án xi-măng Khổ Sơn Tính tương
đồng của các phương pháp chiết khấu ngân lưu khác
nhau
Phụ lục- Cấu trúc báo cáo ngân lưu tài
chính theo phương pháp gián tiếp

Năm 0 …n
Lợi nhuận ròng sau thuế
(+) Lãi vay
(+) Khấu hao/Các phân bổ khác
(+) Thay đổi các khoản phải trả
(+) Giá trị thanh lý
(-) Đầu tư vốn cố định
(-) Thay đổi các khoản phải thu
(-) Thay đổi khoản cân đối tiền mặt
(-) Thay đổi các khoản tồn kho
Ngân lưu ròng sau thuế (TIPV)
Phụ lục - Cấu trúc báo cáo ngân lưu
tài chính theo phương pháp gián tiếp
Năm 0 …n
Lợi nhuận ròng sau thuế
(+) Lãi vay
(+) Khấu hao/Các phân bổ khác
(+) Thay đổi các khoản phải trả
(+) Giá trị thanh lý
(-) Đầu tư vốn cố định
(-) Thay đổi các khoản phải thu
(-) Thay đổi khoản cân đối tiền mặt
(-) Thay đổi các khoản tồn kho
(+) Vốn vay
(-) Trả gốc và lãi
Ngân lưu ròng sau thuế (EPV)

You might also like