You are on page 1of 41

BÀI 5: DỰ TOÁN VỐN

VÀ XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN DỰ ÁN

Tăng Thị Thanh Thủy


Giảng viên Trường Đại học Ngoại thương

V1.0019111225 1
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI

• Dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, dài khoảng 13 km, dự kiến thực hiện từ năm 2008 và
hoàn thành vào tháng 11/2013. Nhưng sau đó, dự án được lùi lại đến năm 2010 mới khởi công và dự kiến
hoàn thành vào tháng 6/2014. Tuy vậy đến nay, sau 10 lần chậm tiến độ thực hiện, dự án này vẫn chưa thể
đi vào vận hành.
• Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án là 419 triệu USD, sau khi điều
chỉnh phải tăng thêm 250 triệu USD. Nhưng vào năm 2011, đã đội vốn thành 552 triệu USD. Và đến năm
2019 đã thành 886 triệu USD.

V1.0019111225 2
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI (tiếp)

Câu hỏi
• Nguyên nhân đội vốn của dự án đường sắt trên cao?
• Dự toán vốn và xác định dòng tiền dự án như thế nào cho phù hợp?
V1.0019111225 3
MỤC TIÊU BÀI HỌC

• Giải thích được khái niệm đầu tư dài hạn và phân loại đầu tư.
• Trình bày được quy trình ra quyết định đầu tư dài hạn.
• Áp dụng xác định dòng tiền của dự án.

V1.0019111225 4
CẤU TRÚC NỘI DUNG

5.1 Tổng quan về đầu tư dài hạn

5.2 Quy trình ra quyết định đầu tư dài hạn

5.3 Xác định dòng tiền của dự án đầu tư

V1.0019111225 5
5.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN

5.1.1 Khái niệm

5.1.2 Phân loại

V1.0019111225 6
5.1.1. KHÁI NIỆM

Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp là quá trình họat động sử dụng vốn để hình
thành nên các tài sản cần thiết nhằm mục đích tối đa hóa giá trị doanh nghiệp
trong khoảng thời gian dài trong tương lai.

V1.0019111225 7
5.1.2. PHÂN LOẠI

Theo cơ cấu vốn đầu tư


• Đầu tư xây dựng cơ bản
▪ Đầu tư cho xây lắp;
▪ Đầu tư cho thiết bị;
▪ Đầu tư xây dựng cơ bản khác.
• Đầu tư về tài sản lưu động.
• Đầu tư liên doanh và đầu tư về tài sản tài chính.

V1.0019111225 8
5.1.2. PHÂN LOẠI (tiếp theo)

Theo mục tiêu đầu tư


• Đầu tư hình thành doanh nghiệp.
• Đầu tư cho việc tăng năng lực sản xuất.
• Đầu tư thay đổi thiết bị.
• Đầu tư ra bên ngoài.

V1.0019111225 9
5.1.2. PHÂN LOẠI (tiếp theo)

Theo mối quan hệ giữa các dự án đầu tư


• Dự án độc lập: Hai dự án được gọi là độc lập về mặt kinh tế nếu như việc chấp nhận hay từ bỏ một dự án
này không ảnh hưởng đến lưu lượng tiền tệ của dự án kia.
• Dự án phụ thuộc: Là các dự án mà quyết định chấp nhận hay từ bỏ một dự án này phụ thuộc vào việc chấp
nhận hay từ bỏ dự án khác.
• Dự án loại trừ: Hai dự án A và B loại trừ nhau khi việc chấp nhận thực hiện dự án A đồng nghĩa với việc từ
bỏ dự án B và ngược lại.

V1.0019111225 10
5.2. QUY TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ DÀI HẠN

• Đưa ra đề xuất về dự án đầu tư


B1

• Xác định dòng tiền của dự án đầu tư


B2

• Xác định tỷ lệ chiết khấu


B3

• Thẩm định dự án đầu tư


B4

• Đánh giá dự án sau khi kết thúc


B5

V1.0019111225 11
5.3. XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

5.3.1 Khái niệm dòng tiền

5.3.2 Các nguyên tắc xác định dòng tiền

5.3.3 Các bước xác định dòng tiền

V1.0019111225 12
5.3.1. KHÁI NIỆM DÒNG TIỀN

• Dòng tiền của dự án được hiểu là các khoản chi và thu kỳ vọng xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau
trong suốt chu kỳ của dự án.

Dòng tiền ròng = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra

• Dòng tiền vào được coi là dòng tiền dương.


• Dòng tiền ra được coi là dòng tiền âm.

V1.0019111225 13
5.3.2. CÁC NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN

Nguyên tắc xác định dòng tiền trên cơ sở dòng tiền thuần.

Nguyên tắc xác định dòng tiền trên cơ sở dòng tiền sau thuế.

Nguyên tắc sử dụng dòng tiền chưa trả lãi vay.

Nguyên tắc xác định dòng tiền trên cơ sở dòng tiền tăng thêm.

V1.0019111225 14
5.3.2. CÁC NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN (tiếp theo)

Nguyên tắc xác định dòng tiền dựa trên cơ sở dòng tiền thuần (Net Cash Flow)

Dòng tiền thuần = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra

V1.0019111225 15
5.3.2. CÁC NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN (tiếp theo)

Nguyên tắc xác định dòng tiền trên cơ sở sau thuế (After tax cash flow)
Vì đầu tư ban đầu của một dự án đòi hỏi chi phí bằng tiền mặt sau thuế nên thu nhập từ dự án cũng phải được
xác định cùng đơn vị, tức là dòng tiền sau thuế.

V1.0019111225 16
5.3.2. CÁC NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN (tiếp theo)

Nguyên tắc sử dụng dòng tiền chưa trả lãi vay


Không đưa lãi vay vào dòng tiền của dự án vì:
• Lãi vay đã được tính đến trong tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng (WACC) sử dụng làm lãi suất chiết khấu khi xem
xét dự án;
• Chỉ xem xét đến tính chất khả thi về tài chính của bản thân dự án mà không quan tâm đến tác động của
dòng tiền từ nguồn tài trợ bên ngoài.

V1.0019111225 17
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi doanh nghiệp tiến hành tài trợ cho dự án hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu thì:
A. Dự án sẽ không có chi phí chìm.
B. Khấu hao không được khấu trừ vào doanh thu.
C. Chi phí lãi vay không được tính vào dòng tiền của dự án.
D. Doanh nghiệp sẽ không phải đầu tư vào vốn lưu động ròng.

V1.0019111225 18
5.3.2. CÁC NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN (tiếp theo)

Nguyên tắc xác định dòng tiền trên cơ sở dòng tiền tăng thêm (incremental cash flow- relevant cash
flow)
Dòng tiền dự án mang lại = Dòng tiền có dự án – Dòng tiền không có dự án

Ví dụ: Doanh nghiệp X đang vận hành một chiếc máy có tuổi thọ kỳ vọng là 4 năm. Thu nhập thuần ước tính
của máy là 12.000 USD/năm, giá trị của máy ở thời điểm hiện tại là 6.000 USD và giá trị còn lại của máy ở thời
điểm kết thúc năm thứ 4 bằng 0. Hiện doanh nghiệp đang xem xét mua một máy mới, thay thế cho máy trên.
Tuổi thọ của máy mới là 4 năm. Thu nhập thuần của máy mới là 15.000 USD/năm. Giá bán hiện tại của máy
mới là 30.000 USD và giá trị còn lại ở cuối năm thứ 4 là 0.

V1.0019111225 19
5.3.2. CÁC NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN (tiếp theo)

Dòng tiền được tính toán trên cơ sở dòng tiền phù hợp/dòng tiền tăng thêm (incremental cash flow-
relevant cash flow)

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Máy mới -30000 15000 15000 15000 15000

Máy cũ 6000 12000 12000 12000 12000

Dòng tiền tăng thêm -24000 3000 3000 3000 3000

V1.0019111225 20
5.3.2. CÁC NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN (tiếp theo)

Xem xét một số chi phí khi tính dòng tiền tăng thêm
• Chi phí chung;
• Chi phí chìm;
• Chi phí cơ hội.

V1.0019111225 21
5.3.2. CÁC NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN (tiếp theo)

Chi phí chung

Là những chi phí họat động không liên


quan trực tiếp đến bất cứ dịch vụ hay
Chỉ nên hạch toán vào một dự án đầu
sản phẩm cụ thể nào của doanh
tư nếu chúng xảy ra do hệ quả trực
nghiệp, bao gồm: chi phí quản lý
tiếp của dự án đó.
chung, chi phí hành chính, tiền thuê
mặt bằng, điện, nước…

V1.0019111225 22
5.3.2. CÁC NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN (tiếp theo)

Chi phí chìm

Là các chi phí đã phát sinh và sẽ


Không được phép đưa vào khi tính
không thay đổi dù chúng ta đầu tư hay
toán dòng tiền.
không đầu tư vào dự án.

Ví dụ: Một công ty bỏ ra 100 triệu để nghiên cứu tính khả thi của một dự án. Chi phí nghiên cứu tính khả thi
được coi là chi phí chìm vì nó phải được thanh toán cho dù dự án có được chấp thuận hay không và chi phí
này cũng không ảnh hưởng đến việc chấp thuận hay từ chối dự án hoặc phân tích dòng tiền.

V1.0019111225 23
5.3.2. CÁC NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN (tiếp theo)

Chi phí cơ hội giá trị lớn nhất mà tài sản mang lại nếu không đầu tư vào dự án

Các chi phí cơ hội của tài sản là dòng


tiền mà các tài sản đó có thể tạo ra
Được tính như chi phí đầu tư
nếu chúng không được sử dụng trong
dự án đang xem xét.

Ví dụ: Doanh nghiệp sở hữu một bãi đỗ xe và dự định biến nó thành một nhà máy lắp ráp ô tô. Dự án xây
dựng nhà máy đòi hỏi khoản đầu tư ban đầu là 50 tỷ VNĐ và kỳ vọng tạo ra dòng tiền mới với thu nhập mỗi
năm 14 tỷ trong thời gian 6 năm. Doanh nghiệp phải tính đến chi phí cơ hội của lô đất. Nếu dự án đầu tư xây
dựng nhà máy không triển khai thì doanh nghiệp có thể sử dụng lô đất để cho thuê với khoản thu nhập dự tính
là 200 triệu VNĐ mỗi năm. Do đó, chi phí cơ hội của lô đất là giá trị hiện tại của việc cho thuê lô đất trong thời
gian 6 năm.

V1.0019111225 24
5.3.2. CÁC NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN (tiếp theo)

Chi phí cơ hội


Đơn vị: triệu đồng

Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6

Dòng tiền hoạt động (50000) 14000 14000 14000 14000 14000 14000

Chi phí cơ hội 200 200 200 200 200 200

Dòng tiền ròng (50000) 138000 13800 13800 13800 13800 13800

V1.0019111225 25
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 2: Câu phát biểu nào sau đây đúng?


A. Chi phí chìm là chi phí sẽ xuất hiện mà không thể bù đắp cho dù dự án có được chấp thuận hay không.
B. Chi phí chìm là chi phí đã xuất hiện từ trước mà không thể bù đắp cho dù dự án có được chấp thuận hay
không.
C. Chi phí chìm là chi phí đã xuất hiện từ trước và có thể bù đắp khi dự án được chấp thuận.
D. Có tính đến chi phí chìm khi xác định dòng tiền của dự án.

V1.0019111225 26
5.3.3. CÁC BƯỚC XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN

• Đầu tư ban đầu.


• Dòng tiền hoạt động.
• Dòng tiền khi kết thúc dự án.

0 1 2 3 4 n

Đầu tư Kết thúc


Dòng tiền hoạt động
ban đầu dự án

V1.0019111225 27
5.3.3. CÁC BƯỚC XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN

Dòng tiền đầu tư ban đầu (năm 0)

– Mua thiết bị, tài sản dài hạn

= + Dòng tiền thanh lý tài sản (nếu có)

–/+ Vốn lưu động ròng (nếu có)

V1.0019111225 28
5.3.3. CÁC BƯỚC XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN (tiếp theo)

Lưu ý: Xác định vốn lưu động ròng


Vốn lưu động ròng là mức chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Đặc tính của vốn lưu
động ròng là nó không được khấu hao và thường được thu hồi khi dự án kết thúc. Bởi vậy những dự án mở
rộng thường đòi hỏi phải đầu tư bằng vốn lưu động trong những năm đầu và thu hồi những khoản đầu tư này
khi dự án hoàn thành.

Việc tăng vốn lưu động ròng được coi là một khoản đầu tư, do
đó được coi là một dòng tiền âm; Việc giảm vốn lưu động ròng
được coi là dòng tiền dương.

V1.0019111225 29
5.3.3. CÁC BƯỚC XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN (tiếp theo)

Xác định vốn lưu động ròng


Giả sử một dự án đầu tư đòi hỏi một khoản đầu tư ban đầu là 120 triệu VNĐ cho nhà xưởng, thiết bị và kỳ
vọng tạo ra khoản thu nhập hàng năm là 40 triệu VNĐ trong thời gian 5 năm. Nhu cầu vốn lưu động của dự án
như sau:

V1.0019111225 30
5.3.3. CÁC BƯỚC XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN (tiếp theo)

Xác định vốn lưu động ròng

Tình huống Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

1. TSNH
60 60 60 60 60 60
Không có dự án 2. Nợ NH
32 32 32 32 32 32
3. VLĐR 28 28 28 28 28 28
4. TSNH
70 74 74 74 74 60
Có dự án 5. Nợ NH
39 41 41 41 41 32
6. VLĐR 31 33 33 33 33 28

Riêng dự án 7. NC VLĐR 3 5 5 5 5 0

8. Tăng VLĐR 3 2 0 0 0 5

V1.0019111225 31
5.3.3. CÁC BƯỚC XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN (tiếp theo)

Xác định vốn lưu động ròng

Tình huống Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

1. TSNH 60 60 60 60 60 60
Không có dự án 2. Nợ NH 32 32 32 32 32 32
3. VLĐR 28 28 28 28 28 28
4. TSNH 70 74 74 74 74 60
Có dự án 5. Nợ NH 39 41 41 41 41 32
6. VLĐR 31 33 33 33 33 28

Riêng dự án 7. NC VLĐR

8. Tăng VLĐR

V1.0019111225 32
5.3.3. CÁC BƯỚC XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN (tiếp theo)

Xác định vốn lưu động ròng

Tiêu thức Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Dòng tiền hoạt động (120) 40 40 40 40 40

VLĐR (3 ) (2 ) 0 0 0 (5)

Dòng tiền ròng (123) 38 40 40 40 45

V1.0019111225 33
5.3.3. CÁC BƯỚC XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN (tiếp theo)

Dòng tiền hoạt động (năm 1 – năm n – 1)

Lợi nhuận hoạt động sau thuế


= + Khấu hao

–/+ Thay đổi vốn lưu động ròng

V1.0019111225 34
5.3.3 CÁC BƯỚC XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN (tiếp theo)

Dòng tiền kết thúc dự án (năm n)

Dòng tiền hoạt động ròng (nếu có)


= + Dòng tiền từ thanh lý tài sản

+ Thu hồi vốn lưu động ròng (nếu có)

V1.0019111225 35
5.3.3 CÁC BƯỚC XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN (tiếp theo)

Lưu ý:
• TH1: Bán 1 tài sản bằng với giá trị sổ sách: Không ảnh hưởng gì đến thuế. (Giá trị sổ sách bằng nguyên
giá ban đầu trừ khi khấu hao tích lũy)
Dòng tiền từ thanh lý tài sản = Thu nhập từ việc thanh lý tài sản
• TH2: Bán 1 tài sản với giá thấp hơn giá trị sổ sách: Giả dụ tài sản thanh lý này được dùng trong sản
xuất thì khoản lỗ này có thể được xem như một khoản lỗ từ họat động hay bù trừ cho thu nhập từ họat
động. Khoản lỗ này thực tế làm giảm mức thuế mà công ty phải nộp bằng với số tiền lỗ nhân với thuế suất
TNDN.
Dòng tiền từ thanh lý tài sản = Thu nhập từ việc thanh lý tài sản + Khoản giảm trừ thuế từ việc bán lỗ
• TH3: Bán 1 tài sản với giá cao hơn giá trị sổ sách: Phần chênh lệch sẽ được coi như một khoản thu
nhập từ họat động và phải tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
Dòng tiền từ thanh lý tài sản = Thu nhập từ việc thanh lý tài sản – Thuế TNDN phải nộp
Thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế × Thuế suất
Thu nhập chịu thuế = Giá nhập từ việc thanh lý tài sản – Giá trị sổ sách
V1.0019111225 36
5.3.3 CÁC BƯỚC XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN (tiếp theo)

Ví dụ: Một dự án đầu tư trong 6 năm, tổng vốn đầu tư ban đầu là 120 triệu VNĐ. Giá trị còn lại của TSCĐ
bằng 0. Giá trị đầu tư vào vốn lưu động ròng là 10 triệu VNĐ và được thu hồi vào năm thứ 6. Các số liệu trong
báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến của dự án như sau:
• Doanh thu bán hàng 140 triệu VNĐ

• Giá vốn hàng bán 75 triệu VNĐ


▪ Chi phí các loại 55 triệu VNĐ
▪ Chi phí khấu hao 20 triệu VNĐ
• Các chi phí khác 23 triệu VNĐ

• EBIT 42 triệu VNĐ


Yêu cầu: Hãy xác định dòng tiền của dự án biết thuế TNDN là 20%.

V1.0019111225 37
5.3.3 CÁC BƯỚC XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN (tiếp theo)

Lời giải đề nghị

Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6

Vốn đầu tư
EBIT
Thuế (20%)
Thu nhập sau thuế
Khấu hao
Vốn lưu động ròng
Gí trị còn lại TSCĐ
Dòng tiền dự án

V1.0019111225 38
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 3: Khi kết thúc dự án đầu tư, chủ đầu tư được phép tính các khoản thu nhập tăng thêm của dự án bao
gồm:
A. không được tính các khoản thu nhập tăng thêm trong bảng tính dong tiền của dự án.
B. giá trị thanh lý TSCĐ.
C. giá trị thu hồi tổng đầu tư mới vào vốn lưu động ròng.
D. giá trị thanh lý TSCĐ và thu hồi đầu tư vào vốn lưu động ròng.

V1.0019111225 39
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

• Nguyên nhân đội vốn của dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông?
Do nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân có thể là do việc xác định dòng tiền của dự án
chưa thực sự chính xác, chưa phản ánh được tình hình thực tiễn.
• Dự toán vốn và xác định dòng tiền dự án như thế nào cho phù hợp?
Dự toán vốn cần dựa vào các nguyên tắc:
▪ Nguyên tắc xác định dòng tiền trên cơ sở dòng tiền thuần;
▪ Nguyên tắc xác định dòng tiền trên cơ sở dòng tiền sau thuế;
▪ Nguyên tắc sử dụng dòng tiền chưa trả lãi vay;
▪ Nguyên tắc xác định dòng tiền trên cơ sở dòng tiền tăng thêm.

V1.0019111225 40
TỔNG KẾT BÀI HỌC

• Đầu tư dài hạn là hoạt động sử dụng vốn để hình thành nên các tài sản cần thiết nhằm mục đích tối đa hóa
giá trị doanh nghiệp trong khoảng thời gian dài trong tương lai.
• Các bước ra quyết định đầu tư bao gồm: đưa ra đề xuất dự án đầu tư, xác định dòng tiền của dự án đầu tư,
xác định tỷ lệ chiết khấu, thẩm định dự án đầu tư và kiểm soát dự án và đánh giá dự án sau khi kết thúc.
• Dòng tiền của dự án được xác định dựa trên cơ sở dòng tiền thuần, dòng tiền sau thuế, dòng tiền tăng
thêm và dòng tiền chưa trả lãi vay.
• Chi phí chung là các chi phí không được tính vào dòng tiền của dự án, ngược lại chi phí chìm và chi phí cơ
hội được tính vào dòng tiền của dự án.
• Dòng tiền của dự án được chia thành: dòng tiền đầu tư ban đầu, dòng tiền hoạt động và dòng tiền khi kết
thúc dự án.

V1.0019111225 41

You might also like