You are on page 1of 20

CHƯƠNG 3:PHÂN TỔ THỐNG KÊ

Bài số 1: Có tài liệu về số đợt khách đến mua hàng tại một siêu thị trong 40 ngày
như sau:

25 21 13 35 42 23 32 45 36 44 63 36 24 10 49 39 52 54 38
34 51 42 54 47 18 30 27 46 26 47 38 43 14 46 53 67 49 41
48 15
1. Hãy sắp xếp số liệu theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

2. Phân tổ theo số đợt khách đến mua hàng với các tổ sau: dưới 20, 20-30, 30-40,
40-50, từ 50 trở lên.

3. Dựa vào bảng phân tổ tính tần suất và tần số tích lũy.

Bài số 2: Có tài liệu về số ngày lao động của 50 công nhân tại một xí nghiệp như
sau:

19 20 24 23 26 25 23 21 22 24
26 23 22 20 25 24 21 19 24 19
20 22 19 24 26 24 23 19 23 26
22 25 24 22 23 21 26 24 22 20
23 19 22 24 20 24 22 23 21 25
Yêu cầu:

1. Sắp xếp số liệu theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

2. Phân tổ công nhân của xí nghiệp theo số ngày lao động (phân thành 4 tổ, có
khoảng cách các tổ đều nhau).

3. Dựa vào bảng phân tổ tính tần suất và tần số tích lũy.

Bài số 3: Có tài liệu sau đây của 50 công nhân đúc bê tông của một xí nghiệp bê
tông.
STT Bậc Tuổi Mức độ Năng STT Bậc Tuổi Mức Năng suất
thợ nghề cơ giới suất lao thợ nghề độ cơ lao động
(năm) hóa lao động (năm) giới ngày (m3)
động ngày (m3) hóa lao
(%) động
(%)
1 2 2 35 3,0 26 3 4 69 5,0
2 3 3 59 6,5 27 2 3 48 2,5
3 3 2 44 5,8 28 4 7 82 6,8
4 3 4 55 5,7 29 4 6 100 6,6
5 2 2 39 2,8 30 3 5 63 6,3
6 3 3 56 5,1 31 4 10 79 7,9
7 2 3 78 4,2 32 3 5 41 4,6
8 4 3 44 5,3 33 3 4 45 4,2
9 3 2 43 3,0 34 2 5 75 4,8
10 3 5 76 6,5 35 3 4 45 5,8
11 3 4 58 5,1 36 4 3 51 5,9
12 4 2 41 5,5 37 3 4 55 4,3
13 2 2 49 3,0 38 4 8 95 6,4
14 2 3 58 3,6 39 4 8 95 6,1
15 4 6 58 5,5 40 4 9 70 7,1
16 4 7 61 6,7 41 3 6 56 5,4
17 3 5 62 5,6 42 3 5 57 5,1
18 3 3 46 5,2 43 2 3 48 5,0
19 2 2 35 3,2 44 3 8 72 6,1
20 4 4 55 5,4 45 3 6 52 5,9
21 3 2 38 4,5 46 2 4 33 3,8
22 3 3 35 5,5 47 3 2 35 4,6
23 3 2 25 2,5 48 2 2 30 3,4
24 4 8 90 6,2 49 2 4 67 5,5
25 2 4 47 4,1 50 3 3 57 5,9
Yêu cầu: Phân tổ công nhân để nghiên cứu mối liên hệ:

1- Giữa năng suất lao động và bậc thợ (3 tổ).

2- Giữa năng suất lao động và tuổi nghề (3 tổ), có khoảng cách tổ bằng nhau.

3- Giữa năng suất lao động và mức độ cơ giới hóa lao động (3 tổ).

Rút ra nhận xét qua mỗi bảng phân tổ.

Bài số 4: Phân tổ công nhân theo tài liệu bài số 3 để nghiên cứu mối liên hệ:

1- Giữa năng suất lao động với tuổi nghề, mức độ cơ giới hóa lao động (3 tổ), có
khoảng cách tổ bằng nhau.

2- Giữa năng suất lao động với tuổi nghề, bậc thợ (3 tổ), có khoảng cách tổ bằng
nhau.

3- Giữa năng suất lao động với mức độ cơ giới hóa lao động, bậc thợ (3 tổ), có
khoảng cách tổ bằng nhau.

Rút ra nhận xét qua mỗi bảng phân tổ.

CHƯƠNG 4: CÁC MỨC ĐỘ CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ- XÃ HỘI

Bài số 5: Tài liệu thống kê về giá trị sản xuất của các phân xưởng thuộc doanh
nghiệp X như sau:

Giá trị sản xuất ( triệu đồng)


Phân xưởng M M+1
Thực tế Kế hoạch Thực tế
A 6000 6300 6540
B 16000 17500 18000
C 10000 12000 12400
Yêu cầu: Hãy tính

1. Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch của mỗi phân xưởng và toàn DN X.

2. Số tương đối hoàn thành kế hoạch của mỗi phân xưởng và toàn DN.

3.Số tương đối động thái của mỗi phân xưởng và toàn DN X.

4. Số tương đối kết cấu về giá trị sản xuất thực tế của mỗi phân xưởng mỗi năm.
Bài số 6: Năm N doanh thu tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp Y đạt 20.000 triệu
đồng. Năm N+1 kế hoạch doanh thu tiêu thụ tăng 25% so với thực tế năm N. Thực
tế năm N+1 doanh thu tiêu thụ hàng hóa đạt 32.000 triệu đồng.

Yêu cầu: Tính số tương đối hoàn thành kế hoạch và số tương đối động thái của
chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ.

Bài số 7:

1. Kế hoạch của một doanh nghiệp dự kiến hạ giá thành đơn vị sản phẩm 5% so
với năm trước. Do giá nguyên vật liệu tăng nên giá thành đơn vị sản phẩm thực tế
chỉ giảm 3% so với năm trước. Tính số tương đối về hoàn thành kế hoạch về chỉ
tiêu này.

2. Kế hoạch năng suất lao động của doanh nghiệp X tăng 10% so với năm trước.
Do chế độ thực hiện chế độ lương mới nên thực tế năng suất lao động bình quân đã
vượt 3% so với kế hoạch đặt ra. Hãy tính xem năng suất lao động bình quân năm
nay đã tăng bao nhiêu % so với năm trước.

Bài số 8: Tỷ trọng nhân khẩu nam trong tổng số nhân khẩu của tỉnh A vào các thời
điểm điều tra 1/4/M và 1/10/M+9 là 48% và 49,1%. Hãy tính số tương đối động
thái về số lượng nam và nữ của tỉnh. Biết rằng: giữa hai thời điểm điều tra tổng số
nhân khẩu đã tăng 15%.

Bài số 9: Hao phí lao động trong 1 nông trường như sau:

- Năm M thực hiên 34500 ngày công, trong đó 29500 ngày công trồng trọt và 5000
ngày công chăn nuôi.

- Năm (M+1) đã thực hiện 37.500 ngày công, trong đó có 32.000 ngày công trồng
trọt và 5.500 ngày công chăn nuôi.

Hãy tính:

1. Các số tương đối kết cấu ngày công mỗi năm.

2. Các số tương đối so sánh giữa hao phí lao động trồng trọt với hao phí lao động
chăn nuôi mỗi năm.
3. Các số tương đối động thái về hao phí lao động nói chung và cho từng công việc
nói riêng.

Bài số 10: Số liệu bài 2- chương 3.

Hãy tính:

1. Số ngày làm việc bình quân dựa trên các số liệu ban đầu.

2. Số ngày làm việc bình quân dựa trên bảng phân tổ.

3. So sánh kết quả của câu 1 và câu 2 và đưa ra nhận xét.

Bài số 11: Tài liệu thống kê của doanh nghiệp X sản xuất một loại sản phẩm trong
tháng 7 năm N như sau:

Phân Số công Mức lương bình Năng suất lao Giá thành đơn vị
xưởng nhân quân một công động (sản sản phẩm (1000đ)
(người) nhân (triệu đồng) phẩm/người)
1 15 2 50 200
2 20 2,1 70 300
3 25 2,2 80 250
Hãy tính: 1. Mức lương bình quân một công nhân toàn doanh nghiệp X.

2. Giá thành bình quân của một đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp X.

3. Năng suất lao động bình quân một công nhân toàn doanh nghiệp X.

Bài số 12:

1. Một daonh nghệp trong 3 năm bỏ ra một số tiền như nhau để mua ,ột loại
nguyên liệu với giá hàng năm lần lượt là: 18, 19, 20 (nghìn đồng/lít). Yêu cầu:
Tính giá mua bình quân một lít nguyên liệu trong 3 năm nói trên.

2. Một doanh nghiệp có 3 máy tự động kiểu khác nhau cùng sản xuất ra một loại
chi tiết sản phẩm với thời gian sản xuất bằng nhau. Thời gian cần thiết cho mỗi
máy để sản xuất ra một chi tiết sản phẩm như sau: Máy A hết 20 phút; Máy B hết
18 phút; Máy C hết 25 phút. Tính thời gian hao phí bình quân chung cho cả 3 máy
để sản xuất ra một loại chi tiết sản phẩm.
Bài số 13: Tài liệu thống kê thu mua một loại nông sản xuất khẩu của một DN

Thị trường thu Năm gốc Năm báo cáo


mua Giá mua Giá trị sản phẩm Giá mua (triệu Tỷ trọng giá trị
(triệu mua vào (triệu đồng/ tấn) sản phẩm mua
đồng/ tấn) đồng/tấn) vào (%)
Tỉnh X 11,2 1120 11,5 30
Tỉnh Y 11,4 1368 11,6 25
Tỉnh Z 11,5 1725 11,8 45
Yêu cầu: Sử dụng công thức thích hợp tính giá mua bình quân một tấn nông sản
nói trên của DN X ở năm gốc và năm báo cáo.

Bài số 14: Tài liệu thống kê của DNTM Z về doanh thu tiêu thụ hàng hóa quý I và
quý II năm 2010 như sau:

Cửa hàng Quý I Quý II


Kế hoạch về % hoàn thành Doanh thu % hoàn thành
doanh thu kế hoạch (%) thực tế (triệu kế hoạch (%)
(triệu đồng) đồng)
Số 1 2,50 35 2,52 37,5
Số 2 2,52 25 2,60 39
Số 3 2,62 40 2,58 23,5
Yêu cầu: So sánh giá thành bình quân một đơn vị sản phẩm của 2 đơn vị trực thuộc
doanh nghiệp Y.

Bài số 16: Kết quả điều tra về thu nhập hàng tuần của các công nhân thuộc công ty
X như sau:

Thu nhập hàng tuần (nghìn đồng) Số công nhân


<520 8
520-540 14
540-560 20
560-580 60
580-600 18
600-620 15
>620 15
Yêu cầu:

1. Tính thu nhập bình quân hàng tuần của một công nhân.
2. Xác định Mốt về thu nhập hàng tuần.

3. Xác định trung vị về thu nhập hàng tuần.

Bài số 17: Doanh nghiệp sản xuất Long Thành có 100 công nhân. Kết quả năng
suất lao động của số công nhân này trong năm M như sau:

Bậc thợ Năng suất lao động (sản phẩm)


40-50 50-60 60-70 70-80 80-90 90-100 100-110
1 5 6 10 7 1 - -
2 - 4 5 8 12 - -
3 - - 2 5 5 6 2
4 - - 3 5 2 9 3
Hãy tính:

1. Bậc thợ bình quân của tất cả các công nhân trong DN.

2. Năng suất lao động bình quân một công nhân của từng bậc thợ.

3. Năng suất lao động bình quân một công nhân trong toàn DN.

Yêu cầu: Khi tính năng suất bình quân của công nhân trong toàn doanh nghiệp hãy
sử dụng tài liệu:

- Trực tiếp từ bài tập.

- Từ năng suất lao động bình quân một công nhân của từng bậc thợ.

4. Bậc thợ bình quân của tất cả các công nhân trong DN.

Bài số 18: Số liệu thu thập được của doanh nghiệp sản xuất Long Nam trong tháng
12 năm M như sau:

Bậc thợ 1 2 3 4 5 6 7
Năng suất lao động bình quân 50 52 55 56 60 62 68
(sản phẩm/người)
Sản lượng sản phẩm sản xuất 1000 624 990 560 1320 620 554
(sản phẩm )
Yêu cầu tính:

1. Năng suất lao động bình quân một công nhân toàn doanh nghiệp.
2. Các chỉ tiêu đánh giá độ biến thiên của tiêu thức bậc thợ.

Bài số 19: Kết quả kiểm tra môn nguyên lý thống kê của lớp tín chỉ 20 Trường
HVNH như sau:

Điểm kiểm tra 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10


Số học sinh 3 7 9 7 15 21 15 11 5 2
Yêu cầu: Hãy tính các chỉ tiêu đo độ biến thiên của tiêu thức điểm.

1. Khoảng cách biến thiên.

2. Độ lệch tuyệt dối bình quân.

3. Phương sai

4. Độ lệch tiêu chuẩn.

5. Hệ số biến thiên.

Bài số 20: Có tài liệu vâè hai tổ sản xuất như sau:

Tổ 1 Tổ 2
Tên công % hoàn Thời gian Tên công % hoàn Thời gian
nhân thành định lao động nhân thành định lao động
mức sản (giờ) mức sản (giờ)
xuất (%) xuất (%)
A 100 25 T 160 1280
B 135 10 W 90 1800
C 130 15 V 120 720
D 140 20 X 120 1200
E 80 5 Y 100 1600
Cho biết thêm định mức sản xuất cho công nhân tổ 1 là 20 kg/ giờ; cho tổ 2 là 10
kg/giờ.

Hãy tính:

1. Năng suất lao động bình quân của công nhân ở mỗi tổ?

2. Tỷ lệ hoàn thành định mức BQ của công nhân mỗi tổ?

3. Nếu công nhân ở hai tổ đều có thời gian lao động bằng nhau thì tỷ lệ
hoàn thành định mức sản xuất bình quân của mỗi tổ là bao nhiêu?
CHƯƠNG 5: DÃY SỐ THỜI GIAN

Bài số 21: Giá trị tài sản cố định của một xí nghiệp được xác định vào đầu quý
năm M như sau:

Ngày Quý I Quý II Qúy III Quý IV


Giá trị tài sản cố định (tỷ đ) 120 124 130 132
Biết thêm rằng: Giá trị tài sản cố định ngày 1/1/M+1 là 134 (tỷ đ).

Hãy tính: Giá trị tài sản cố định bình quân:

1. Từng quý.

2. 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm.

3. cả năm M

Bài số 22: Có tài liệu về tình hình trang bị máy móc thiếtn bị (MMTB) cho lao
động tại một doanh nghiệp các năm như sau:

Năm 2006 2007 2008 2009 2010


Chỉ tiêu
Tổng giá trị MMTB đầu năm 2520 2810 3100 3150 3350
(tỷ đ)
Tỷ lệ MMTB dùng cho sản 90,1 91,5 92,0 91,7 90,0
xuất đầu năm (%)
Số lao động đầu năm (người) 656 680 700 720 734
Hãy tính;

1. Giá trị máy móc thiết bị dùng cho sản xuất bình quân mỗi năm?

2. Giá trị máy móc thiết bị sản xuất trang bị cho một lao động BQ mỗi năm?

3. Tỷ lệ % máy móc thiết bị dùng cho sản xuất bình quân các năm?

Bài số 23: Có tài liệu về tình hình sản xuất quý I năm M cảu một xí nghiệp như
sau:

Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3


giá trị sản xuất thực tế (triệu đồng) 31.620 33.600 33.800
Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch về giá trị sản xuất 102 105 104
Số công nhân ngày đầu tháng (người) 300 304 304
Biết thêm rằng: Số công nhân ngày đầu tháng 4 là 308 người.

Hãy tính:

1. Giá trị sản xuất thực tế bình quân một tháng trong quý I.

2. Số công nhân bình quân mỗi tháng và cả quý I.

3. Năng suất lao động bình quân của công nhân mối tháng và cả quý I.

4. Năng suất lao động bình quân một tháng trong quý I của một công nhân.

5. Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch bình quân về giá trị sản xuất trong quý I.

Bài số 24: Tốc độ phát triển đàn gia súc của một địa phương năm 2005 so với năm
2000 bằng 2,5 lần. Nhiệm vụ kế hoạch năm 2010 so với năm 2000 phải phát triển
đàn gia súc lên 4,5 lần. Tính tốc độ phát triển bình quân hàng năm từ năm 2005
đến năm 2010 để hoàn thành kế hoạch đó.

Bài số 25: Có tài liệu về giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ qua các năm như sau:

Năm Giá trị sản xuất Lượng tăng Tốc độ phát Tốc độ tăng Giá trị tuyệt
nông nghiệp (giảm) tuyệt triển liên (giảm) liên đối của 1%
(tỷ đồng) đối liên hoàn hoàn (%) hoàn (%) tăng (giảm)
(tỷ đ) (tỷ đ)
2003 6150
2004 400
2005 4,0
2006
2007 105 72,0
2008 440
2009 6,0
Yêu cầu:

1. Điền các số liệu còn thiếu trong bảng ?

2. Tính giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân hàng năm của vùng trong giai đoạn
trên?
3. Tính lượng tăng tuyệt đối bình quân hàng năm về giá trị sản xuất nông nghiệp
trong giai đoạn trên?

4. Tính tốc độ phát triển bình quân hàng năm về giá trị sản xuất nông nghiệp trong
giai đoạn trên?

Bài số 26: Có tài liệu về tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã được thực
hiện ở Việt Nam qua các năm như sau:

Năm 2005 2006 2007 2008 2009


Tổng số vốn thực hiện (Triệu USD) 3308 4120 8030 11650 13742
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009, trang 103)

Yêu cầu:

1. Tính các chỉ tiêu phân tích biến động tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài
được thực hiện qua các năm?

2. Dự đoán tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài được thực hiện vào năm tiếp
theo?

Bài số 27: Có số liệu sau về giá trị sản xuất của một liên hiệp xí nghiệp:

XN Kế hoạch TT 2007/ TT 2008/ TT 2009/ KH 2010/ TT 2010/


2007 (tỷ KH 2007 TT 2007 TT 2008 TT 2009 KH 2010
đ) (%) (%) (%) (%) (%)
A 500 98 105 107 104 106
B 700 102 97 105 102 104
C 800 103 101 98 104 106
Hãy tính:

1/ Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân về giá trị sản xuất thực tế của mỗi
xí nghiệp và chung cho cả liên hiệp XN từ năm 2007 tới 2010?

2/ Tốc độ phát triển bình quân về giá trị sản xuất của mỗi xí nghiệp và chung cho
cả liên hiệp XN từ năm 2007 tới 2010?

3/ Tỷ lệ (%) hoàn thành kế hoạch năm 2010 tính chung cho cả liên hiệp xí nghiệp ?

Bài số 28: Tốc độ phát triển bình quân hàng năm về năng suất lao động của một xí
nghiệp trong thời gian 2001 - 2004 là 106,4%; còn thời gian 2005 - 2009 là
108,2%. Hãy tính tốc độ phát triển bình quân hàng năm của chỉ tiêu này từ năm
2000 - 2009.

Bài số 29: Tốc độ phát triển bình quân hàng năm về giá trị sản xuất nghành trồng
trọt và nghành chăn nuôi của địa phương trong thời gian 2001 - 2009 là 101% và
104%. Hãy tính tốc độ phát triển bình quân hàng năm của toàn nghành nông
nghiệp trong thời gian đó, biết thêm rằng giá trị sản xuất năm 2009 của nghành
trồng trọt là 45.000 triệu đồng và nghành chăn nuôi là 47.000 triệu đồng.

Bài số 30: kế hoạch 5 năm của một doanh nghiệp xuất khẩu cà phê dự kiến tăng
sản lượng thu hoạch lên 20,3%; kế hoạch này đã hoàn thành 101,5%. Yêu cầu:

1. Tính tốc độ phát triển bình quân hàng năm về sản lượng thu hoạch.

2. Tính lượng tăng tuyệt đối bình quân hàng năm về sản lượng thu hoạch, biết thêm
rằng sản lượng thu hoạch năm gốc (năm trước của kế hoạch 5 năm) là 1550 tấn.

CHƯƠNG 6: CHỈ SỐ

Bài số 31: Có tài liệu thu thập được từ việc kinh doanh nông trại A như sau:

Sản lượng bán (tấn) Giá bán (triệu đ/tấn)


Mặt hàng M M+3 M M+3
X 13 15 2,5 2,6
Y 48 54 1,6 1,75
Z 22 24 6,15 6,5
T 88 97 2 2,5
Yêu cầu:

1. Tính chỉ số chung về giá bán của các mặt hàng trên của nông trại A?

2. Tính chỉ số chung về sản lượng của các mặt hàng trên của nông trại A?

3. Phân tích biến động về tổng mức tiêu thụ hàng hóa qua hai kỳ nghiên cứu bằng
phương pháp chỉ số?

Bài số 32: Có tài liệu về tình hình thu hoạch nông sản của nông trường X như sau:
Nông trường Năm thứ nhất Năm thứ ba
Năng suất Diện tích (ha ) Năng suất Diện tích (ha )
(tạ/ha) (tạ/ha)
X1 37 200 38 8360
X2 33 120 34 4420
X3 35 150 36 5760
Yêu cầu:

1. Tính chỉ số chung về năng suất lao động chung của nông trường trên?

2. Tính chỉ số chung về diện tích chung của nông trường trên?

3. Phân tích sự biến động của sản lượng nông sản của nông trường qua hai năm
nghiên cứu?

Bài số 33: Có số liệu về giá cước bình quân và sản lượng bưu phẩm tại bưu điện A
như sau:

Tên sản phẩm giá cước bình quân (1000đ/kg) Sản lượng (kg)
Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo
Bưu kiện trong nước 64 66 2250 2500
Bưu kiện nước ngoài 920 900 500 600
Bưu phẩm CPN trong nước 20 25 60300 60500
Bưu phẩm CPN nước ngoài 220 225 2500 3000
Yêu cầu: 1. Hãy tính chỉ số cá thể và chỉ số chung về giá cước bình quân?

2. Hãy tính chỉ số cá thể và chỉ số chung về sản lượng bưu phẩm?

3. Dùng phương pháp chỉ số phân tích biến động giá trị dịch vụ tại bưu điện A qua
2 kỳ?

Bài số 34: Có số liệu về năng suất lúa và diện tích gieo trồng của 3 tỉnh đồng bằng
Bắc bộ trong hai năm 2010 và 2009 như sau:

Tỉnh Năm 2009 Năm 2010


Năng suất Diện tích (ha) Năng suất Diện tích (ha)
(tạ/ha (tạ/ha
I 42 10.000 45 10.000
II 45 6000 44 8000
III 38 8000 40 9000
Hãy tính;
1. Chỉ số cá thể về năng suất lúa và diện tích gieo trồng của từng tỉnh?

2. Chỉ số chung về năng suất thu hoạch và diện tích gieo trồng cho 3 tỉnh?

3. Phân tích biến động tổng sản lượng lúa thu hoạch chung cho 3 tỉnh trên do ảnh
hưởng của 2 nhân tố: năng suất thu hoạch và diện tích gieo trồng?

Bài số 35: Có số liệu về doanh mục đầu tư chứng khoán của một nhà đầu tư như
sau:

Cổ phiếu Đơn giá cổ phiếu ( nghìn đồng) Khối lượng giao dịch (1000CP)
2009 2010 2009 2010
SD3 24 27 10.000 8000
MCV 9 12 6000 9000
VND 16 22 5000 7000
1. Hãy xác định chỉ số giá và khối lượng giao dịch của từng loại cổ phiếu qua 2
năm?

2. Xác định chỉ số chung về giá và khối lượng giao dịch của nhóm cổ phiếu trên?

3. Phân tích nguyên nhân biến động chung về giá trị giao dịch của nhóm cổ phiếu
trên?

Bài số 36: Tại một thị trường có tình hình giá bán lẻ của một số mặt hàng qua hai
thời kỳ như sau: Mặt hàng A tăng 3%, mặt hàng B giảm 4%, mặt hàng C không
đổi, mặt hàng D tăng 5%. Tỷ trọng mức tiêu thụ hàng hóa kỳ báo cáo của 4 mặt
hàng trên trong bảng sau

Mặt hàng A B C D
Tỷ trọng mức tiêu thụ hàng hóa (%) 30 20 25 25
Yêu cầu: 1. Xác định chỉ số chung về giá cả?

2. Phân tích biến động tổng mức tiêu thụ hàng hóa qua hai kỳ, biết thêm rằng tổng
mức tiêu thụ hàng hóa kỳ nghiên cứu đạt 2700 tỷ đồng, tăng 12,5% so với kỳ gốc?

Bài số 37: Có số liệu về mứ tiêu thụ của một nhomd mặt hàng của công ty bánh
kẹo Hải Hà tại Hà Nội như sau:
Mặt hàng Mức tiêu thụ (triệu đồng) Tốc độ tăng giảm giá bán
Qúy I Qúy II quý II so với quý I (%)
Bánh kem xốp 285 320
Bánh Gato 165 198
Bánh quy 297 347
1. Hãy tính chỉ số tổng hợp giá bán theo các công thức có thể?

2. Tính chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ theo các công thức có thể?

Bài số 38: Nhà sản xuất ô tô Huydai tổng hợp dữ liệu về tình hình tiêu thụ qua hai
năm như sau:

Loại xe Năm 2009 Năm 2010


Tỷ trọng doanh số tiêu thụ (%) Lượng bán (cái) Lượng bán (cái)
110 22 1000 1100
120 33 2000 2250
130 45 3200 3100
1. Hãy xác định chỉ số lượng tiêu thụ của từng loại xe năm 2010 so với năm 2009.

2. xác định chỉ số lượng tiêu thụ chung của các loại xe.

3. Phân tích biến động doanh số tiêu thụ qua 2 kỳ, biết thêm rằng doanh số tiêu thụ
kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc 2500 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 12,5%?

Bài số 39: Có số liệu tổng hợp về tình hình sản xuất của một doanh nghiệp như
sau:

Sản phẩm Chi phí sản xuất (triệu đồng) Tốc độ tăng sản lượng tháng 2 so vơi
Tháng 1 Tháng 2 tháng 1 (%)
1 139 165 10
2 256 315 15
1/ Xác định chỉ số chung về sản lượng của doanh nghệp?

2/ Phân tích sự biến động tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp qua hai kỳ bằng
hệ thống chỉ số?

Bài số 40: Có tài liệu về năng suất lao động của doanh nghiệp qua hai kỳ nghiên
cứu như sau:
Phân xưởng Năng suất lao động (kg/người)
Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
A 550 610
B 600 660
Biết rằng trong kỳ báo cáo, số công nhân toàn doanh nghiệp là 63 người, giảm
10% so với kỳ gốc, trong đó số công nhân phân A giảm 50%, phân xưởng B tăng
50% so với kỳ gốc. Trong kỳ gốc số công nhân xưởng A chiếm 60% tổng số công
nhân toàn doanh nghiệp. Yêu cầu:

1. Tính chỉ số chung về năng suất lao động của toàn doanh nghiệp?

2. Phân tích biến động năng suất lao động BQ một công nhân toàn DN?

3. Phân tích biến động chung về tổng sản lượng của doanh nghiệp trên?

Bài số 41: Có tài liệu của một doanh nghiệp gồm 4 phân xưởng sản xuất trong
tháng 12/M như sau:

Phân xưởng Kế hoạch giá trị % hoàn thành kế Tổng quỹ lương
sản xuất (triệu hoạch giá trị sản (triệu đồng)
đồng) xuất (%)
A 2000 90 815
B 2500 95 825
C 3000 110 875
D 3500 115 950
Biết rằng:

- Tiền lương bình quân 1 công nhân chung của DN (của 4 phân xưởng) tháng 12/M
là 3,5 triệu đồng.

- Năng suất lao động thực tế bình quân 1 công nhân chung cả doanh nghiệp tháng
10/M là 12 triệu đồng.

- Tổng số công nhân của DN tháng 12/M so với tháng 10/M tăng 10%.

- Do sự biến động của kết cấu số công nhân từng phân xưởng làm cho năng suất
lao động bình quân 1 công nhân DN tháng 12/M so với tháng 10/M giảm 2 triệu
đồng.
Yêu cầu: 1/ Phân tích biến động năng suất lao động thực tế bình quân 1 công nhân
của DN tháng 12/M so với tháng 10/M?

2/ Phân tích biến động giá trị sản xuất thực tế chung của DN tháng 12/M so với
tháng 10/M do ảnh hưởng của năng suất lao động thực tế bình quân 1 công nhân và
số công nhân của DN?

Bài số 42: Có tài liệu về tình hình sản xuất của 3 phân xưởng (của doanh nghiệp)
năm M như sau:

- GTSX của DN tháng 3 là 900 tỷ đồng.

- Tổng số lao động của DN tháng 5 nhiều hơn tháng 3 là 30 người, tăng 30%.

- Do sự biến động năng suất lao động bình quân chung của 3 phân xưởng làm cho
GTSX tháng 5 so với tháng 3 giảm 195 tỷ đồng.

- Do sự biến động tổng số lao động chung của DN tháng 5 so với tháng 3 làm cho
GTSX tăng 270 tỷ đồng.

Yêu cầu: 1/ Tính năng suất lao động BQ của một công nhân của DN mỗi tháng?

2/ Phân tích sự biến động GTSX tháng 5 so với tháng 3 của doanh nghiệp?

Bài số 43: Có tài liệu về một thị trường như sau:

Sản phẩm Chi phí sản xuất kỳ Tốc độ tăng giảm giá thành đơn vị sản
nghiên cứu (tỷ đồng) phẩm so với kỳ gốc (%)
A 370 -6,5
B 400 -4,0
C 300 3,5
Yêu cầu: 1. Tính chỉ số chung về giá thành của 3 mặt hàng trên?

2. Tính chỉ số chung về sản lượng của cả 3 mặt hàng trên biết tổng chi phí sản xuất
kỳ gốc là 950 tỷ đồng?

3. Phân tích biến động tổng chi phí sản xuất do ảnh hưởng của giá thành đơn vị sản
phẩm và sản lượng?

Bài số 44: Có tình hình sản xuất của một doanh nghiệp như sau:
Sản Doanh thu thực Giá cả năm M+1
phẩm tế năm M+1 (tỷ Kế hoạch so với thực tế năm M Tỷ lệ hoàn thành
đồng) (%) kế hoạch (%)
A 200 +30 105
B 250 +35 110
C 150 -10 90
Biết rằng tốc độ phát triển bình quân hàng năm trong thời kỳ này về doanh thu thực
tế là 1,5 lần.

Yêu cầu: 1. Tính chỉ số chung về giá cả chung của 3 mặt hàng trên?

2. Tính chỉ số chung về sản lượng của 3 mặt hàng trên?

3. Phân tích sự biến động của doanh thu toàn xi nghiệp do ảnh hưởng của hai nhân
tố giá cả và sản lượng?

Bài số 45: Có tài liệu về tình hình sản xuất tại 1 XN như sau:

Sản phẩm Sản lượng (tấn)


Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế
X 200 220 250 9,5 10,0 10,5
Y 160 190 220 8,0 9,0 9,5
Z 170 200 190 12,0 13,0 13,5
1. Tính chỉ số chung về giá thành đơn vị sản phẩm cho 3 loại sản phẩm trên?

2. Tính chỉ số chung về sản lượng cho 3 loại sản phẩm trên?

3. Phân tích biến động chung về giá thành sản phẩm của XN qua hai kỳ nghiên cứu
dưới ảnh hưởng của 2 nhân tố: nhiệm vụ kế hoạch và tình hình hoàn thành kế
hoạch về giá thành?

4. Phân tích biến động chung về sản lượng của XN qua hai kỳ nghiên cứu dưới ảnh
hưởng của 2 nhân tố: nhiệm vụ kế hoạch và tình hình hoàn thành kế hoạch về sản
lượng?

Bài số 46: Có số liệu về giá cước điện thoại di động và thời lượng gọi đi của các
máy di động thuộc 2 công ty điện thoại di động X và Y trong tháng 1 năm M như
sau:
Tên dịch vụ Công ty X Công ty Y
Đơn giá 1 Thời lượng gọi Đơn giá 1 Thời lượng gọi
phút (đ) (1000 phút) phút (đ) (1000 phút)
Thuê bao trả sau 1400 2000 1600 1500
Thuê bao trả trước 1800 2500 1850 2100
1. So sánh giá dịch vụ chung của công ty X so với công ty Y và ngược lại?

2. So sánh thời lượng gọi chung của công ty X so với công ty Y và ngược lại.

Bài 47: Có tài liệu về tình hình sản xuất của 2 xí nghiệp như sau:

Tên Đơn vị Xí nghiệp A Xí nghiệp B


hàng tính Giá bán đơn vị Lượng tiêu Giá bán đơn vị Lượng tiêu
(nghìn đồng) thụ (nghìn đồng) thụ
X Tấn 15 2100 10 1600
Y Mét 23 2800 20 3000
Z Lít 20 3200 25 2800
Yêu cầu:

1. Tính chỉ số không gian về giá cả chung của 3 mặt hàng trên giữa hai thị trường
A và B?

2. Tính chỉ số không gian về sản lượng chung của 3 mặt hàng trên giữa hai thị
trường A và B?

Bài số 48: Có số liệu sau của một xí nghiệp:

Phân Giá thành đơn vị sản phẩm Tỷ trọng lượng sản phẩm sản xuất của
xưởng (triệu đồng) từng PX trong tổng số (%)
Kỳ gốc Kỳ nghiên Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
cứu
A 20,2 20 20 35
B 19,8 18 40 30
C 21,5 20,5 25 10
D 18,9 19,5 15 25
Yêu cầu:

1/ Tính chỉ số chung về giá thành đơn vị sản phẩm của 4 mặt hàng trên?

2/ Phân tích biến động tổng chi phí SX của XN qua 2 kỳ, biết rằng tổng sản lượng
SP kỳ nghiên cứu giảm 20% so với kỳ gốc, tương ứng với mức giảm 1800 cái?
Bài số 49: Có số liệu về tình hình sản xuất của các phân xưởng cùng sản xuất một
loại sản phẩm trong doanh nghiệp chế biến gỗ như sau:

Phân xưởng NSLĐ một công nhân (Kg) Số công nhân


Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
PX tiện 87 82 100 120
PX cưa 76 84 90 84
PX đục 65 57 87 76
Hãy vận dụng phương pháp chỉ số để:

1/ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động năng suất lao động bình quân
chung của cả doanh nghiệp?

2/ Phân tích biến động tổng sản lượng chung của doanh nghiệp do ảnh hưởng của
năng suất lao động bình quân và tổng số lao động của các phân xưởng?

You might also like