You are on page 1of 8

Câu 1:

Tồn kho: là tài sản của Công ty, doanh nghiệp, tập thể,...được sử dụng hoặc để bán trong tương
lai
Quản trị tồn kho: là những công việc hoạch định, điều phối và kiểm soát việc mua hàng, dự trữ,
di chuyển, xử lý, phân phối và bán các dạng hàng hóa như nguyên vật liệu, nhiên liệu, bán thành
phẩm, phụ tùng, linh kiện, vật tư (bao gồm cả vật tư, linh kiện thay thế) công cụ,...và các tài sản
dạng khác để phục vụ đáp ứng nhu cầu mong muốn của khách hàng.
Tại sao quản trị hàng tồn kho là cần thiết với doanh nghiệp: Bất kỳ một hoạt động doanh
nghiệp nào cũng cần phải có quản trị tồn kho, kể cả hoạt động đó là cung cấp dịch vụ hay hàng
hóa, đó đơn giản là một hình thức dự trữ chiến lược. Hàng tồn kho tạo sự liền mạch trong vòng
xoay chuyển động của hàng hóa và tiền. Vì vậy nó tạo ra các thách thức như vấn đề làm sao để
hàng luôn sẵn có khi có đơn đặt hàng, chi phí xử lý các đơn đặt hàng đó (từ khâu sản xuất hoặc
đặt gia công đến việc lưu trữ, xuất hàng) là bao nhiêu để thu được lợi nhuận tối đa và dịch vụ tốt
nhất đến tay khách hàng. Việc tồn trữ hàng hóa đi kèm nhiều rủi ro như suy giảm giá trị hàng
hóa; mất nhiều chi phí quản lý, bảo quản; khó khăn trong kiểm soát số lượng và tính nguyên vẹn
của hàng hóa; thời gian chờ đợi của hàng hóa được lưu chuyển...Điều đó khiến các doanh
nghiệp luôn phải có chiến lược quản trị hàng tồn kho một cách tốt nhất để cân bằng các thách
thức và giảm thiểu tối đa các rủi ro xảy ra.
Câu 2: Phân biệt 4 loại chi phí tồn kho:

Chi phí đơn vị của các


Chi phí đặt hàng hoặc Chi phí giữ hàng tồn
Chi phí thiếu hụt đơn vị phân loại hàng
thiết lập kho
tồn kho SKUs
Bao gồm các chi phí
kho bãi, máy móc
thiết bị, vật tư, tiêu
Chi phí trong việc đặt Chi phí phải chịu khi
hao nhiên liệu, lao
lệnh mua với nhà không đáp ứng được Chi phí giá vốn hàng
động, khấu hao nhà
cung cấp hay thiết lập hàng có sẵn để cung bán hoặc chi phí để
xưởng. Chi phí sử
cấu hình cho công cụ, cấp hoặc duy trì hoạt sản xuất ra các hàng
dụng vốn (tồn đọng
thiết bị để sản xuất ra động cho việc cung hóa đó
hàng hóa theo thời
một mặt hàng cấp hàng hóa
gian khiến cho giá trị
hàng hóa bị giảm). Và
các chi phí rủi ro khác

Câu 3:
SKU (stock-keeping unit): là hoạt động phân loại hàng tồn kho bằng cách phân loại hàng hóa
giống nhau về hình dạng, chức năng,... dựa trên một chuỗi các ký tự gồm số và/hoặc chữ - hay
gọi đơn giản là Mã hàng hóa. SKU được sử dụng tùy vào mỗi doanh nghiệp và không được tiêu
chuẩn hóa, vì vậy nó gần như không có tính giới hạn.
Ví dụ: Đặt mã SKU cho sản phẩm Nước tăng lực ED vàng tại Công ty sản xuất nước giải khát:
EDY - PLA - 330 - A3.1- 83
Tên nước Loại chai sử Dung tích Cụm thiết bị Mã chi nhánh
tăng lực (ED dùng (plastic (330 ml) sản xuất (chi nhánh nhà
màu vàng) - nhựa) (Line A3). Số máy Bình
1 là số thứ tự Dương)
ca sản xuất
Câu 4: Phân biệt Backorder và Backlog

Backorder Backlog
Có nhiều khách hàng muốn mua
Khách hàng đặt hàng và sẵn
hàng của doanh nghiệp, và họ
sàng chờ mặt hàng đó nhưng vì
đặt hàng nhưng chưa đến thời
lý do chậm trễ nên các đơn đặt
điểm giao hàng hoặc đơn hàng
hàng vẫn chưa được giao
đó chưa thể xử lý

Thuật ngữ Backlog mang ý nghĩa tích cực hơn vì nó cho thấy danh sách đơn hàng mà khách
hàng đã đặt nhưng chưa được giao vì chưa đến thời điểm giao hàng hoặc chưa được xử lý, chưa
được hoàn thiện, thuật ngữ này không có yếu tố chắc chắn trong việc tương tác mua bán giữa
người mua và người bán (như thời điểm giao hàng). Tuy nhiên, số lượng đơn hàng Backlog lớn
không đồng nghĩa với việc tất cả các đơn đặt hàng đó được xử lý suôn sẻ, vì nếu xảy ra tắc
nghẽn ở khâu nào đó, có thể gây nên tình trạng quá tải kiểu "domino".
Câu 5: Cho ví dụ về phân tích tồn kho ABC:
Tỉ lệ số
Loại sản Nhu cầu hàng Tỉ lệ giá
lượng Đơn giá Tổng giá trị Loại
phẩm năm trị (%)
(%)
4 3,400 2.59 2000 6,800,000 24.29 A
6 2,100 1.60 1800 3,780,000 13.51 A
11 11,000 8.39 300 3,300,000 11.79 A
10 2,000 1.53 1500 3,000,000 10.72 A
7 1,600 1.22 1000 1,600,000 5.72 B
3 37,500 28.61 32 1,200,000 4.29 B
2 2,000 1.53 545 1,090,000 3.89 B
15 665 0.51 1600 1,064,000 3.80 B
19 5,500 4.20 189 1,039,500 3.71 B
5 900 0.69 980 882,000 3.15 B
12 540 0.41 1351 729,540 2.61 C
18 1,760 1.34 400 704,000 2.52 C
14 470 0.36 1300 611,000 2.18 C
9 25,000 19.07 20 500,000 1.79 C
16 21,150 16.13 23 486,450 1.74 C
1 700 0.53 477 333,900 1.19 C
13 2,700 2.06 123 332,100 1.19 C
17 3,500 2.67 92 322,000 1.15 C
8 8,600 6.56 25 215,000 0.77 C
Tổng 131,085 27,989,490

Từ bảng xếp loai trên, ta lập được biểu đồ

Câu 6:
a. Mô hình quản lý tồn kho Số lượng cố định FQS:
Trong mô hình này, số lượng đơn hàng (hoặc kích thước lô hàng) là cố định, cùng với một
lượng Q được đặt hàng tại mọi thời điểm.
Kích thước đơn hàng (hoặc lô hàng) - Q có thể là: 1 thùng (hộp), 1 pallet, 1 container, hoặc
trọng tải của một xe tải.
- Quy trình kích hoạt một đơn hàng được dựa trên tình trạng tồn kho:
IP = OH + SR - BO
Trong đó:
IP (Inventory Position) : Tình trạng tồn kho
OH (on-hand quantity) : số lượng hàng thực tế có sẵn
SR (Scheduled Reciepts) : đơn hàng đã được đặt nhưng chưa đến (đã có kế hoạch nhận hàng của
các đơn hàng đã mua trước đó).
BO (Backorder) : đơn hàng chưa được giao
Nguyên tắc quyết định đặt hàng: Sẽ tồn tại một điểm đặt hàng lại r (reorder point) khi IP giảm
tới giá trị r hoặc thấp hơn r. Lúc này một đơn đặt hàng mới được kích hoạt. Kích thước của mỗi
đơn đặt hàng sẽ được tính bằng đơn vị Q.
Đặc tính quan trọng:
- Q (số lượng đặt hàng) luôn cố định
- Thời gian giữa 2 lần đặt hàng (TBO - The time between orders) là không đổi khi tỉ lệ nhu cầu
đạt mức ổn định
- Thời gian giữa 2 lần đặt hàng (TBO - The time between orders) sẽ biến động khi mức nhu cầu
đa dạng.

Phân tích trên đồ thị hệ thống FQS với nhu cầu ổn định:
Ta thấy IP giảm xuống bằng giá trị r, một đơn hàng mới sẽ được đặt, trong khoảng thời gian L
(kể từ lúc đơn hàng mới được kích hoạt), đến trước khi IP đạt bằng 0 thì đơn hàng đó phải được
hoàn thành để duy trì hàng tồn kho ở một mức Q cố định. Khi nhu cầu ổn định, thì lượng Q bán
ra (và nhập về) luôn ở mức không đổi trong khoảng TBO ổn định. Hết rồi lại thêm vào.
Phân tích trên đồ thị hệ thống FQS với nhu cầu có tính biến động:
Thời gian TBO giữa các lần đặt hàng là khác nhau bởi vì nó phụ thuộc vào việc xuất - nhập
hàng tồn kho nhanh hay chậm. Từ đồ thị trên, trong lần đặt hàng 2 (màu vàng), ta thấy từ mức Q
xuống tới mức r mất khoảng thời gian dài hơn so với lần đặt hàng 1 (màu xanh) và lần đặt hàng
2 này thậm chí còn chưa đạt đến mức stockout (hết hàng) trước khi đơn hàng mới được nhận.
Nhưng đến lần đặt hàng 3 (màu đỏ), ta thấy nhu cầu quá cấp bách khiến cho Công ty không thể
đáp ứng được đơn hàng (IP đạt điểm stockout quá sớm trước khi đơn hàng mới được giao).
b. Mô hình số lượng đặt hàng kinh tế (EOQ - Economic Order Quantity):
Là số lượng đặt hàng lí tưởng mà một công ty nên mua cho hàng tồn kho của mình với một chi
phí sản xuất, một tỉ lệ nhu cầu nhất định và các biến khác.
Giả định:
- Chỉ một mặt hàng duy nhất được xem xét
- Toàn bộ số lượng đặt hàng (Q) được chuyển đến tồn kho cùng lúc
- Chỉ có 2 loại chi phí : chi phí đặt hàng/ thiếp lập và Chi phí giữ hàng tồn kho
- Không xảy ra các dạng stockouts
- Nhu cầu về mặt hàng này là gần như cố định (được xác định trước) và liên tục theo thời gian
Tính điểm lượng hàng đặt Q* sao cho tổng chi phí tối thiểu:
 Chi phí đặt hàng (chi phí mua hàng):
Chi phí đặt hàng hằng năm = (D/Q) . C0
Trong đó:
D: Nhu cầu lượng hàng hằng năm
Q: Lượng hàng cho một lần đặt
C0 : Chi phí đặt một đơn hàng
 Chi phí giữ hàng tồn kho:
Chi phí giữ hàng tồn kho hằng năm = (Q/2) . Ch (với Ch = I . C)
Trong đó:
Q/2 : là mức tồn kho trung bình, được thể hiện qua mức tồn kho lớn nhất + mức tồn kho tối
thiểu chia cho 2.
I : là chi phí giữ hàng tồn kho hằng năm (được biểu thị bằng % chi phí đơn vị)
C : là chi phí đơn vị của mặt hàng tồn kho đó hoặc SKU (Ch: chi phí giữ 1 đv HTK trong năm)
 Lượng đặt hàng kinh tế
Tổng chi phí hằng năm = (D/Q) . C0 + (Q/2) . Ch
Vậy để xác định điểm Q sao cho Tổng chi phí nhỏ nhất thì Chi phí đặt hàng = Chi phí giữ
hàng tồn kho, tức là TC ≥ (D/Q) . C0 + (Q/2) . Ch
(D/Q).C0 = (Q/2) . Ch
Biến đổi phương trình trên ta có được Q =

Ta đặt điểm Q này là Q*, đây là điểm EOQ - số lượng đặt hàng giảm tối thiểu tổng chi phí hằng
năm.
 Điểm đặt hàng lại r:
r = d.L
Trong đó:
d : tốc độ nhu cầu (giá trị cố định), d = D/(số ngày làm việc trong năm- tuần hoặc ngày hoặc
tháng, cùng đơn vị với L)
L : lead time - là thời gian từ lúc khách hàng đặt hàng (hoặc từ lúc doanh nghiệp triển khai đơn
hàng) đến lúc khách hàng nhận được hàng (giá trị cố định), nôm na là thời gian chờ nhận hàng.
 Hạn chế của EOQ:
Các thông số đầu vào của EOQ là lý tưởng khi mà nhu cầu tiêu dùng là không đổi, chi phí đặt
hàng và tồn giữ cũng không đổi. Trong khi đó, trên thực tế việc thay đổi nhu cầu của người tiêu
dùng, thiếu hàng tồn kho do chuỗi cung ứng không đáp ứng kịp thời, thay đổi chi phí tồn kho
theo các mùa, điều kiện môi trường là rất đa dạng.
c. Mô hình tồn kho Thời gian cố định:
Hệ thống thời gian cố định (FPS - Fixed period system): là tình trạng tồn kho chỉ được kiểm tra
tại các khoảng thời gian cố định, là T, thay vì trên cơ sở liên tục. Trên thực tế, ta thường hay nói
là Kiểm kê định kỳ.
Hai quyết định chính trong FPS: Khoảng thời gian giữa các lần đánh giá (T) và Mức bổ sung
(M)
Khoảng thời gian kinh tế (T): T = Q*/D
Mức bổ sung tối ưu mà không có tồn trữ an toàn (M) : M = d (T+L)
Với
- d: nhu cầu trung bình trong thời gian của chu kỳ đánh giá
- L : lead time - thời gian chờ nhận hàng
- M: nhu cầu trong toàn thời gian T và L
Khi nhu cầu là không chắc chắn thì:
M = µT+L + z.σT+L
µT+L = µt (T+L) : là trung bình của nhu cầu trong khoảng thời gian T+L
µt : là trung bình của nhu cầu trong khoảng thời gian t (t là một khoảng thời gian mà ta biết
được chính xác nhu cầu, 1 tháng hoặc 1 năm)
z.σT+L = z. σt √(T+L)
: là lượng tồn trữ an toàn trong thời gian T+L
σt : là độ lệch chuẩn của nhu cầu trong khoảng thời gian t
d. Mô hình tồn kho Một thời kỳ:
Áp dụng cho các tình huống tồn kho trong đó một đơn đặt hàng được đặt cho một hàng hóa với
dự đoán về một mùa bán hàng trong tương lai, là lúc nhu cầu không chắc chắn. Vào cuối giai
đoạn, sản phẩm đã bán hết hoặc còn dư các mặt hàng chưa bán sẽ được bán với giá trị thu hồi.
Cách tính:
P ≤ Cu / (Cu + Cs)
Trong đó:
 D: nhu cầu cần thiết.
 P = P (D ≤ Q*) là xác suất mà nhu cầu thấp hơn số lượng đặt hàng tối ưu, hay nói các khác
đây là xác suất mỗi đơn vị mặt hàng sẽ được bán
 P (D > Q*) = 1 - P : xác suất các mặt hàng không bán được kể từ mặt hàng thứ Q*
Mất mát từ mặt hàng thứ Q* trở đi = P . Cs
Lợi nhuận từ mặt hàng thứ Q* trở đi = (1-P) . Cu
Mặt hàng thứ Q* được được đặt hàng khi: P . Cs ≤ (1-P) . Cu <=> P ≤ Cu / (Cu + Cs)

 Cs : chi phí cho mỗi mặt hàng có nhu cầu được đánh giá cao hơn mức dự kiến (chi phí thu
hồi), chi phí này thể hiện sự mất mát của việc đặt thêm một mặt hàng và thấy rằng nó không
thể bán được. Cs = Giá mua - Giá thu hồi (salvage value)
 Cu : chi phí cho mỗi mặt hàng có nhu cầu thấp hơn mức dự kiến (chi phí thiếu hụt), chi phí
này đại diện cho việc đánh mất cơ hội không đặt thêm một mặt hàng và thấy rằng nó có thể
đã được bán. Chi phí cho mỗi một đơn vị nhu cầu thấp hơn mức dự tính. Cu = Giá bán - Giá
mua

You might also like