You are on page 1of 140

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................1


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP...........................3
Chương 2:GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA TIỀN...........................................5
Chương 3:CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 11
Chương 4: VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.................................20
Chương 5:QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP...................29
Chương 6: RỦI RO VÀ TỶ SUẤT SINH LỜI.....................................................35
Chương 7: ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU VÀ CỔ PHIẾU..........................................41
Chương 8: ĐẦU TƯ DÀI HẠN VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ LỰA
CHỌN ĐẦU TƯ.................................................................................47
Chương 9: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ, LỰA CHỌN
DỰ ÁN ĐẦU TƯ.................................................................................59
Chương 10: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN................................................................69
Chương 11: ĐÁNH GIÁ, LỰA CHỌN DỰ ÁN CÓ SỬ DỤNG VỐN VAY.......80
Chương 12: ÐÒN BẨY VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN DOANH NGHIỆP.........91
Chương 13: CỔ TỨC VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC............................................97
Chương 14: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CÁC HỆ SỐ TÀI CHÍNH..................104
Chương 15:KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH..................................................................115
Chương16: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP......118
Chương 17: TÀI TRỢ BẰNG CỔ PHIẾU THƯỜNG VÀ CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI 123
Chương 18: TÀI TRỢ BẰNG VAY DÀI HẠN VÀ THUÊ TÀI CHÍNH............130
Chương 19: SÁP NHẬP, HỢP NHẤT VÀ MUA LẠI DOANH NGHIỆP..........136
Chương 20: TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH
TRONG PHÁ SẢN, TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP ...............139
LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.
Điều đó càng đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao trình độ quản trị tài
chính, có chiến lược tài chính phù hợp để tăng năng lực cạnh tranh và nâng cao hiệu
quả kinh doanh. Trong bối cảnh đó, cùng với việc trang bị những kiến thức mới về
tài chính doanh nghiệp thì việc giúp sinh viên các chuyên ngành đào tạo của Trường
Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội củng cố và nâng cao năng lực tư duy, rèn
luyện kỹ năng lựa chọn, đưa ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định tài
chính trong tương lai là điều hết sức cần thiết.
Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và sinh viên, Bộ môn
Tài chính doanh nghiệp tổ chức biên soạn cuốn “Hệ thống câu hỏi và Bài tập Tài
chính doanh nghiệp”. Cuốn sách được biên soạn phù hợp với nội dung giáo trình
“Tài chính doanh nghiệp” của Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội đã
được xuất bản.
Nội dung cuốn sách được trình bầy theo các chương. Phần lớn trong mỗi
chương, nội dung về cơ bản bao gồm 3 phần:
I. Câu hỏi tự luận
II. Câu hỏi trắc nghiệm
III. Bài tập
Cuốn sách này là công trình tập thể do các giảng viên của Bộ mônTài chính
thuộc Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà nội và các giảng viên khác bên
ngoài Trường tham gia biên soạn, bao gồm:
- TS. Bạch Đức Hiển - Trưởng khoa Tài chính – Ngân hàng, Trưởng Bộ môn
Tài chính, Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà nội, đồng chủ biên.
- PGS.TS. Đoàn Hương Quỳnh - Phó Trưởng Khoa, Phó Trưởng Bộ môn
TCDN, Học viện Tài chính, đồng chủ biên.
- TS. Phạm Thị Vân Anh - Phó Trưởng Bộ môn TCDN, Học viện Tài chính,
đồng biên soạn.
- PGS.TS. Nguyễn Thị Hà - Phó Trưởng Bộ môn TCDN, Học viện Tài
chính, đồng biên soạn.

1
- TS. Bạch Thị Thanh Hà – Giảng viên Bộ môn TCDN, Học viện Tài chính,
đồng biên soạn
- ThS. Vũ Thị Hoa – Giảng viên Bộ môn TCDN, Học viện Tài chính, đồng
biên soạn .
- ThS. Nguyễn Thu Phương– Giảng viên Bộ môn Tài chính, Trường Đại học
Tài chính – Ngân hàng Hà nội, đồng biên soạn.
Mặc dù tập thể tác giả đã hết sức cố gắng, tuy vậy, cuốn sách khó tránh khỏi
có những hạn chế và khiếm khuyết nhất định về nội dung và hình thức. Do vậy, tập
thể tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân thành của các nhà khoa học
và các bạn đọc để lần biên soạn sau được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, tháng 11 năm 2016


Bộ môn Tài chính
Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội

2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

I. Câu hỏi tự luận


1. Hãy trình bầy khái niệm về tài chính doanh nghiệp?
2. Tài chính doanh nghiệp bao hàm những nội dung chủ yếu gí?
3. Tại sao có thể nói tài chính doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng đối với
hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp?
4. Theo hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam, loại hình
doanh nghiệp nào mà chủ sở hữu doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn đối với các
khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp?
5. Ở Việt Nam hiện nay, theo hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp, loại hình
doanh nghiệp nào được phép phát hành chứng khoán để huy động vốn?
6. Tại sao có thể nói đặc điểm kinh tế kỷ thuật của ngành kinh tế mà doanh nghiệp
hoạt động trong đó in đậm dấu vết vào tài chính của doanh nghiệp?
7. Khi lạm phát trong nền kinh tế tế ở mức cao sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình
hình tài chính của doanh nghiệp?
8. Hãy phân tích mối quan hệ giữa thị trường tài chính và tài chính của doanh
nghiệp?
II. Câu hỏi trắc nghiệm
(Trong mỗi câu, chọn 1 đáp án đúng hay đúng nhất)
Câu 01: Tài chính doanh nghiệp có vai trò:
a. Đảm bảo đầy đủ nguồn nhân lực cần thiết cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp?
b. Huy động đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của DN?
c. Tổ chức sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm và hiệu quả?
d. Giám sát, kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm?
Câu 02: Trong các nội dung sau, nội dung nào không thuộc nội dung của tài chính
doanh nghiệp:
a. Tham gia đánh giá lựa chọn các dự án đầu tư?
b. Tổ chức huy động vốn đáp ứng họat động kinh doanh của DN?

3
c. Tổ chức sử dụng tốt số vốn hiện có?
d. Nghiên cứu và xúc tiến thương mại?
Câu 03: Nếu các yếu tố khác không thay đổi, lạm phát trong nền kinh tế tăng cao sẽ
dẫn đến:
a. Doanh nghiệp phải bỏ ra đầu tư lượng vốn lưu động nhiều hơn?.
b. Doanh nghiệp phải bỏ ra đầu tư lượng vốn lưu động ít hơn?
c. Doanh nghiệp phải bỏ ra đầu tư lượng vốn lưu động nhiều hơn nhưng
tăng được vòng quay vốn?
d. Không ảnh hưởng đến lượng vốn lưu động đầu tư?
Câu 04: Nếu các yếu tố khác không thay đổi, chu kỳ sản xuất sản phẩm càng dài sẽ
dẫn đến:
a. Doanh nghiệp phải ứng ra vốn lưu động nhiều hơn nhưng vòng quay
vốn nhanh hơn?
b. Doanh nghiệp phải ứng ra vốn lưu động ít hơn và vòng quay vốn nhanh
hơn?
c. Doanh nghiệp phải ứng ra vốn lưu động nhiều hơn và vòng quay vốn
chậm hơn?
d. Không ảnh hưởng đến lượng vốn lưu động mà doanh nghiệp phải ứng
ra?
Câu 05: Khi lãi suất thị trường tăng lên ở mức cao, điều đó sẽ đưa đến cho doanh
nghiệp:
a. Có nhiều cơ hội đầu tư và chi phí sử dụng vốn tăng lên?
b. Có ít cơ hội đầu tư và chi phí sử dụng vốn giảm xuống?
c. Có nhiều cơ hội đầu tư hơn và chi phí sử dụng vốn giảm xuống?
d. Có ít cơ hội đầu tư hơn và chi phí sử dụng vốn tăng lên?

4
CHƯƠNG 2
GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA TIỀN

I. Câu hỏi tự luận


1. Lãi đơn và lãi kép giống nhau và khác nhau ở những điểm nào? Ý niệm “
Lãi mẹ đẻ lãi con ” được hiểu như thế nào trong kinh doanh?
2. Vì sao có thể nói 1 đồng tiền ngày hôm nay có giá trị lớn hơn giá trị của 1
đồng tiền nhận được ở một thời điểm trong tương lai?
3. Giá trị hiện tại của 1 đồng tiền nhận được tại 1 thời điểm trong tương lai phụ
thuộc vào những yếu tố nào và trong đó yếu tố rủi ro đã được tính đến chưa?
4. Hãy phân biệt lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực hưởng?
5. Nghiên cứu lý thuyết giá trị theo thời gian của tiền có ý nghĩa gì đối với các
nhà kinh tế cũng như đối với nhà quản trị tài chính doanh nghiệp?
6. Hãy trình bầy một số ứng dụng lý thuyết giá trị theo thời gian của tiền?
II. Câu hỏi trắc nghiệm
(Trong mỗi câu, chọn 1 đáp án đúng hay đúng nhất)
Câu 01: Giá trị tương lai của một đồng tiền bỏ ra đầu tư ở thời điểm hiện tại (tính
theo phương pháp lãi kép):
a. Tỷ lệ thuận với lãi suất, tỷ lệ nghịch với độ dài thời gian (tính theo năm)
nhận được?
b. Tỷ lệ nghịch với lãi suất, tỷ lệ thuận với độ dài thời gian nhận được?
c. Tỷ lệ thuận với lãi suất, tỷ lệ thuận với độ dài thời gian nhận được?
d. Tỷ lệ nghịch với lãi suất, tỷ lệ nghịch độ dài thời gian nhận được?
Câu 02: Giá trị hiện tại của một khoản tiền ở một thời điểm trong tương lai:
a. Là giá trị có thể nhận được trong tương lai?
b. Là giá trị có thể nhận được trong tương lai tính theo phương pháp lãi đơn?
c. Là giá trị có thể nhận được trong tương lai tính theo phương pháp lãi kép?
d. Là giá trị tính chuyển về thời điểm hiện tại của khoản tiền đó dựa vào một
lãi suất chiết khấu nhất định?
Câu 03 : Nếu các yếu tố khác không có gì thay đổi, giá trị hiện tại của 1 khoản tiền
nhận được tại 1 thời điểm trong tương lai:

5
a. Sẽ càng lớn nếu tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế càng cao?
b. Sẽ càng nhỏ nếu tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế càng thấp?
c. Sẽ càng lớn nếu nếu tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế càng thấp?
d. Không bị ảnh hưởng bởi yếu tố lạm phát?
Câu 04: Nếu các yếu tố khác không có gì thay đổi, giá trị hiện tại của 1 khoản tiền
nhận được tai 1 thời điểm trong tương lai:
a. Sẽ càng lớn nếu thời điểm nhận được khoản tiền càng xa thời điểm
hiện tại?
b. Sẽ càng nhỏ nếu thời điểm nhận được khoản tiền càng gần thời
điểm hiện tại?
c. Sẽ càng lớn nếu thời điểm nhận được khoản tiền càng gần thời
điểm hiện tại?
d. Sẽ càng nhỏ nếu thời điểm nhận được khoản tiền càng gần thời
điểm hiện tại?
Câu 05: Nếu các yếu tố khác không đổi, giá trị tương lai của một khoản tiền tính
theo lãi kép:
a. Sẽ càng lớn nếu thời gian nhận được khoản tiền càng gần thời điểm
hiện tại?
b. Sẽ càng nhỏ nếu thời gian nhận được khoản tiền càng xa thời điểm
hiện tại?
c. Sẽ càng lớn nếu thời gian nhận được khoản tiền càng xa thời điểm
hiện tại?
d. Không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian?
III. Bài tập
Bài số 01
Một người đưa thông tin quảng cáo cần mua một khung kho Tiệp loại 120 m.
Có 3 nhà cung cấp đến chào hàng và đưa ra các mức giá khác nhau:
- Nhà cung cấp thứ nhất đòi giá 150 triệu đồng, chi phí vận chuyển bốc xếp tận
nơi là 10 triệu đồng và phải thanh toán ngay.

6
- Nhà cung cấp thứ 2 đòi giá 170 triệu đồng và chịu trách nhiệm vận chuyển
tận nơi theo yêu cầu của người mua, nhưng chỉ yêu cầu thanh toán ngay 50%, số
còn lại cho chịu một năm sau.
- Nhà cung cấp thứ 3 đưa giá chào hàng là 160 triệu đồng và người mua phải
tự vận chuyển. Họ yêu cầu thanh toán ngay 20%, sau năm thứ nhất thanh toán thêm
30%, sau năm thứ hai thanh toán phần còn lại. Người mua dự tính nếu họ tự vận
chuyển thì chi phí là 15 triệu đồng.
Hãy xác định xem người mua nên chấp nhận lời chào hàng của nhà cung cấp
nào thì có lợi nhất?
Biết rằng: Lãi suất ngân hàng ổn định ở mức 9%/năm.
Bài số 02
Vào ngày 1/1, công ty TNHH Minh Phương mua một ngôi nhà làm văn phòng
giao dịch với giá 2.000 triệu đồng với sự thoả thuận thanh toán như sau:
- Trả ngay 10% số tiền.
- Số còn lại trả dần hàng năm bằng nhau trong 5 năm, song phải chịu lãi 6%
một năm của số nợ còn laị (theo phương thức tính lãi kép). Thời điểm tính trả lãi
hàng năm là vào cuối năm (31/12)
Hãy xác định số tiền phải trả hàng năm là bao nhiêu để lần thanh toán cuối
cùng cũng là vừa hết số nợ?
Bài số 03
Ông Nam dự định mua một chiếc xe tải sau đó cho thuê. Dự tính số tiền thu
được từ cho thuê chiếc xe tải đó hàng năm (tính đến cuối năm) là 200 triệu đồng.
Sau 3 năm hoạt động sẽ thanh lý chiếc xe này với giá bán thanh lý (sau thuế) dự
kiến là 5 triệu đồng.
Hãy xác định xem Ông Nam chỉ có thể mua chiếc xe tải đó với giá tối đa bao
nhiêu?
Biết rằng:Lãi suất ngân hàng ổn định ở mức 5% /năm.
Bài số 04
Công ty Hoàng Hương mua một thiết bị sản xuất và phải trả tiền một lần vào
cuối năm thứ 5 kể từ ngày mua với số tiền thanh toán là 520 triệu đồng. Nếu bên
bán cho phép công ty trả đều số tiền vào đầu mỗi năm (cả gốc và lãi) mỗi lần bằng

7
nhau trong vòng 10 năm (lần trả đầu tiên ngay sau khi nhận thiết bị), thì số tiền phải
thanh toán mỗi lần là bao nhiêu?
Biết rằng: Lãi suất chiết khấu ổn định là 10%/năm.
Bài số 05
Công ty cổ phần Hoàng Lan cần mua một dây chuyền sản xuất. Có 2 phương
thức thanh toán được đặt ra như sau:
- Nếu thanh toán ngay toàn bộ tiền hàng thì phải trả 1.890 triệu đồng.
- Nếu thanh toán theo phương thức trả góp thì phải trả ngay 700 triệu đồng, số
còn lại được thanh toán đều trong 24 tháng, với số tiền 62 triệu đồng/tháng.
Nếu công ty Hoàng Lan đồng ý thanh toán theo phương thức trả góp thì phải
chịu lãi suất là bao nhiêu một năm?
Bài số 06
Ông Tuấn muốn để dành tiền cho con đi học đại học. Ngay từ lúc mới sinh
con, ông dự định sẽ mua bảo hiểm nhân thọ của công ty bảo hiểm PRUDENTIAL
với mức đóng phí đều đặn hàng năm là 7 triệu đồng, lãi suất ổn định ở mức 6%/
năm. Hỏi khi con ông tròn 18 tuổi, hợp đồng bảo hiểm kết thúc thì số tiền ông Tuấn
sẽ được thanh toán là bao nhiêu?
Bài số 07
Ông Văn Thắng vay thế chấp ngân hàng một khoản tiền 500 triệu đồng với
mức lãi suất là 12%/năm. Nếu hợp đồng vay thỏa thuận trả dần đều mỗi năm một
lần trong thời hạn 5 năm (bắt đầu sau 1 năm kể từ ngày vay vốn) thì số tiền phải
thanh toán hàng năm đều đặn là bao nhiêu? trong đó tiền gốc mỗi năm phải trả là
bao nhiêu?
Bài số 08
Ngân hàng A trả lãi suất 8,5%/năm, gộp lãi hàng năm cho các khoản tiền gửi.
Ngân hàng B trả lãi suất 8%/năm, gộp lãi hàng quí. Nếu bạn có tiền, bạn sẽ gửi tiền
vào ngân hàng nào?
Bài số 09
Ngân hàng A trả lãi suất 8%/năm, gộp lãi hàng quí cho các khoản tiền gửi.
Ngân hàng B gộp lãi theo kỳ hạn 6 tháng. Hãy cho biết ngân hàng B phải qui định

8
lãi suất danh nghĩa của mình là bao nhiêu để lãi suất thực tế của mình bằng lãi suất
thực tế của ngân hàng A?
Bài số 10
Công ty cổ phần Đại Lợi kinh doanh bất động sản đang chào bán các căn hộ
với giá niêm yết là 1.200 triệu đồng/căn hộ và đưa ra 2 đề phương thức thanh toán
sau:
- Thanh toán ngay 200 triệu đồng, số còn lại thanh toán dần đều trong 25 tháng
kế tiếp, mỗi tháng là 40 triệu đồng; hoặc:
- Giảm giá 100 triệu đồng nếu khách hàng trả tiền ngay toàn bộ tiền nhà.
Nếu là người đang có ý định mua căn hộ của công ty Đại Lợi, bạn sẽ chọn
phương thức thanh toán nào? Vì sao?
Biết rằng: Lãi suất vay ngân hàng 1%/tháng.
Bài số 11
Một công ty đang xem xét đầu tư 2 loại chứng khoán sau:
- Chứng khoán A: chi phí đầu tư 50 triệu đồng, dự kiến sẽ nhận được khoản thu
118,37 triệu đồng sau 10 năm.
- Chứng khoán B: chi phí đầu tư 100 triệu đồng, sẽ được nhận khoản thu 10 triệu
đồng vào cuối mỗi năm trong 9 năm, và cuối năm thứ 10 sẽ được thanh toán 110
triệu đồng.
Yêu cầu:
a. Xác định tỷ lệ chiết khấu cho các dòng tiền thanh toán của mỗi chứng
khoán?
b. Nếu tỷ suất sinh lời yêu cầu là 8%/năm thì công ty nên đầu tư vào chứng
khoán nào thì có lợi nhất?
Bài số 12
Một doanh nghiệp vay ngân hàng khoản tiền 1.000 triệu đồng có thời hạn 8
năm với lãi suất 10%/năm. Ngân hàng yêu cầu kế hoach trả nợ như sau: 2 năm đầu
chỉ trả lãi, 4 năm kế tiếp trả các khoản tiền bằng nhau là 200 triệu đồng mỗi năm, số
tiền còn lại thanh toán đều trong 2 năm cuối. Bạn hãy giúp doanh nghiệp lập kế
hoạch trả nợ theo yêu cầu của ngân hàng?

9
Bài số 13
Công ty trách nhiệm Kim Thành vừa ký kết thành công 1 hợp đồng tín dụng
với Ngân hàng cổ phần Tây Á. Theo bản hợp đồng này, Công ty được vay một
khoản tiền là 1.000 triệu đồng với thời hạn 5 năm theo phương thức trả dần đều:
Mỗi năm số tiền phải trả cả gốc và lãi là bằng nhau và trả ở cuối mỗi năm), lãi suất
là 8% trên số dư nợ.
Yêu cầu:
Hãy lập lịch trả nợ của Công ty cho Ngân hàng cổ phần Tây Á(xác định rõ số nợ
gốc và tiền lãi vay phải trả mỗi năm)?

10
CHƯƠNG 3
CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

I. Câu hỏi tự luận


1. Phân biệt chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm?
2. Trình bầy các cách phân loại chi phí SXKD và cho biết tác dụng của
mỗi cách phân loại chi phí?
3. Tại sao có thể nói hạ giá thành sản phẩm là công cụ quan trọng của
doanh nghiệp để nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng lợi nhuận của
doanh nghiệp?
4. Hãy phân biệt doanh thu và tiền thu bán hàng?
5. Việc đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh thu bán hàng sẽ đem lại những lợi
ích gì cho doanh nghiệp?
6. Hãy phân tích ý nghĩa tăng lợi nhuận của doanh nghiệp?
7. Tại sao có thể nói phân tích điểm hòa vốn kinh tế là một công cụ hữu
ích của nhà quản trị tài chính doanh nghiệp? Mặc dù ðýợc coi là công
cụ hữu ích nhýng nó vẫn có những ðiểm hạn chế gì?
8. Bạn hãy cho biết hiện nay ở Việt Nam, các doanh nghiệp nhà nước
phân phối lợi nhuận như thế nào?
9. Hiện nay, thông thường trong các doanh nghiệp ở Việt Nam có các
loại quỹ chủ yếu nào và việc tạo lập các quỹ đó nhằm mục đích gì?
II. Câu hỏi trắc nghiệm
(Trong mỗi câu, chọn 1 đáp án đúng hay đúng nhất)
Câu 01: Giá thành toàn bộ sản phẩm được xác định trên cơ sở:
a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí
sản xuất chung.
b. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí
sản xuất chung + Chi phí bán hàng
c. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí
sản xuất chung + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý DN

11
d. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí
sản xuất chung + Chi phí bán hàng + Lãi vay trong kỳ
Câu 02: Việc phân loại chi phí sản xuất kinh doanh thành các khoản mục chi phí
(chi phí vật tư trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí
bán hàng, chi phí quản lý DN) là:
a. Dựa vào tính chất kinh tế của chi phí
b. Dựa vào công dụng và địa điểm phát sinh chi phí.
c. Dựa vào mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm sản xuất và chi phí.
d. Dựa vào vai trò của chi phí trong quá trình sản xuất.
Câu 03: Thời điểm xác định doanh thu là khi:
a. Sản phẩm được xuất kho đem đi tiêu thụ
b. Sản phẩm được xuất giao cho người mua và được người mua chấp nhận
thanh toán
c. Khi sản phẩm được xuất giao và phải thu được tiền về DN.
d. Khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng.
Câu số 04: Tại điểm hoà vốn tài chính thì:
a. EBITDA bằng 0.
b. Chi phí cố định kinh doanh = Tổng chi phí biến đổi.
c. Sản lượng tiêu thụ là nhiều nhất.
d. Lợi nhuận trước thuế = 0.
Câu 05: Trong các khoản sau khoản nào được giảm trừ khỏi doanh thu bán hàng
khi xác định doanh thu thuần:
a. Chiết khấu thanh toán
b. Chiết khấu thương mại
c. Thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ
d. Thuế nhập khẩu
III. Bài tập
Bài 01
Năm N, công ty cổ phần Vân Anh có tài liệu năm N như sau:
1. Doanh thu thuần bán hàng là 500.000 triệu đồng.

12
2. Chi phí sản xuất kinh doanh là 320.000 triệu đồng ( trong đó chi phí khấu hao là
30.000 triệu đồng). Lãi vay vốn phải trả trong năm là 20.000 triệu đồng. Công ty
phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 20%.
Yêu cầu: Hãy xác định EBITDA, EBIT và lợi nhuận sau thuế của công ty trong
năm?
Bài số 02
Công ty trách nhiệm hữu hạn Kim Tiến đang xem xét kế hoạch sản xuất một
loại sản phẩm mới. Dự kiến chi phí cố định kinh doanh cho việc sản xuất sản phẩm
này là 3.000 triệu đồng/năm. Chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm là 175.000
đồng. Giá bán sản phẩm chưa có thuế giá trị gia tăng là 200.000 đồng/sp. Sản lượng
sản phẩm tiêu thụ hàng năm dự kiến đạt 160.000 sản phẩm.
Yêu cầu:
a. Hãy xác định sản lượng hòa vốn kinh tế và doanh thu hòa vốn kinh tế?
b. Nếu chi phí biến đổi giảm xuống còn 168.000 đ/sp thì sản lượng hòa vốn
kinh tế thay đổi như thế nào?
c. Nếu chi phí cố định tăng thêm 3.750 triệu đồng/ năm thì sản lượng hòa vốn
thay đổi ra sao?
d. Nếu sản lượng tiêu thụ tăng thêm 15% thì lợi nhuận trước lãi vay và thuế
(EBIT)sẽ thay đổi như thế nào?
Bài số 03
Công ty cổ phần Tân Xuân dự định đầu tư 1.000 triệu đồng vào một phân
xưởng sản xuất mới; trong đó, đầu tư về TSCĐ là 800 triệu đồng và đầu tư về vốn
lưu động thường xuyên là 200 triệu đồng. Công suất thiết kế của phân xưởng là
5.500 sản phẩm/năm. Chi phí cố định kinh doanh chưa kể chi phí khấu hao là 100
triệu đồng/năm. Chi phí biến đổi cho một sản phẩm là 50.000 đồng, giá bán một sản
phẩm (chưa có thuế giá trị gia tăng) là 100.000 đồng.
1. Hãy xác định sản lượng hòa kinh tế của Công ty?
2. Hãy xác định sản lượng hòa vốn tài chính nếu Công ty đầu tư 50% bằng vốn
chủ sở hữu và 50% bằng vốn vay với lãi suất 10%/năm?

13
Biết rằng: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng; tỷ lệ khấu
hao TSCĐ bình quân là 8%/năm và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu
trừ.
Bài số 04
Công ty X chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm A có tài liệu sau:
1. Công suất thiết kế: 20.000 sản phẩm /năm
2. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ: 18.000 sản phẩm/năm
3. Chi phí sản xuất kinh doanh:
a. Tổng chi phí cố định: 600 triệu đồng/năm
b. Chi phí biến đổi: 100.000 đồng/ sản phẩm
4. Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng: 150.000 đồng / sản phẩm
5. Tổng số vốn kinh doanh bình quân là: 2.000 triệu đồng, trong đó vốn vay là 800
triệu đồng với lãi suất vay vốn bình quân là 10%/năm.
Yêu cầu:
a. Doanh nghiệp cần huy động bao nhiêu % năng lực sản xuất theo công suất
thiết kế để đạt mức hoà vốn(hòa vốn kinh tế và hòa vốn tài chính)?
b. Thời gian cần thiết để hoà vốn là bao lâu?
c. Nếu trong năm, sản phẩm A chỉ bán được với giá 120.000 đ/SP. Hãy cho
biết, công ty có đạt được hoà vốn hay không?
Bài số 05
Công ty cổ phần Tân Mai chuyên sản xuất một loại sản phẩm, đồng thời thực
hiện tài trợ toàn bộ nhu cầu vốn kinh doanh bằng vốn chủ sở hữu, có số liệu về tình
hình sản xuất kinh doanh năm N như sau:
1. Chi phí sản xuất và tiêu thụ:
- Khấu hao thiết bị: 240 triệu đồng/năm.
- Chi phí vật tư: 0,6 triệu đồng/ SP.
- Tiền thuê nhà xưởng: 170 triệu đồng/năm
- Chi phí nhân công trực tiếp: 0,15 triệu đồng/SP
- Chi phí bằng tiền khác: 0,05 triệu đồng/ SP
- Chi phí cố định khác: 90 triệu đồng/năm
2. Giá bán chưa có thuế GTGT: 1 triệu đồng/SP

14
3. Công suất thiết kế: 3.000 SP/năm
4. Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 20%
Yêu cầu:
a. Xác định sản lượng hoà vốn kinh tế, doanh thu hoà vốn kinh tế, công suất
hoà vốn kinh tế, thời gian hoà vốn kinh tế? Vẽ đồ thị điểm hoà vốn kinh tế?
b. Xác định giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá sản xuất và tiêu thụ tại các
mức sản lượng: 1.500 SP; 2.000 SP; 2.500 SP; 3.000 SP.
c. Trong năm, nếu Công ty dự kiến phải đạt được lợi nhuận sau thuế là 40 triệu
đồng thì phải sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm?
d. Giả sử khi bắt đầu sản xuất giá trên thị trường chỉ còn 0,9 triệu đồng/SP,
vậy Công ty có nên tiếp tục sản xuất hay ngừng sản xuất? Biết rằng Công ty không
thể chuyển ngay sang sản xuất loại sản phẩm khác trong năm.
e. Khi biết thông tin trên, một đơn vị khác có ý định thuê lại cơ sở của Công ty
với giá thuê 320 triệu đồng/ năm. Theo bạn Công ty có nên đồng ý cho thuê không?
Bài số 06
Công ty TNHH Kim Thành chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm A với
công suất thiết kế 7.000 sản phẩm /năm, năm N-1 có tài liệu sau:
1.Sản lượng sản xuất và tiêu thụ trong năm : 5.000 sản phẩm.
2. Chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm:
- Tổng chi phí cố định(chi phí cố định kinh doanh): 270 triệu đồng
- Chi phí biến đổi: 60.000 đồng/ sản phẩm
3. Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng: 150.000 đồng/sản phẩm.
4. Lãi vay vốn kinh doanh phải trả trong năm: 45 triệu đồng
Yêu cầu:
a. Với mức sản xuất và tiêu thụ như trên, theo bạn, năm công ty lãi hay lỗ?
b. Năm N, dự kiến tình hình sản lượng tiêu thụ, chi phí, giá bán sản phẩm và số vốn
vay của công ty giống như năm trước. Nhưng đầu tháng vừa qua, công ty nhận được
thêm đơn đặt hàng của công ty Huy Hoàng với nội dung chủ yếu: đặt mua 1.500 sản
phẩm với giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng là 130.000 đồng/sản phẩm. Vậy theo
bạn, công ty có nên nhận đơn đặt hàng này hay không? vì sao?

15
c. Theo tính toán của một thành viên ban lãnh đạo công ty: Trong năm nay, nếu tiến
hành quảng cáo sản phẩm trên truyền hình thì công ty sẽ tiêu thụ được 6.000 sản
phẩm, nhưng phải chịu chi phí quảng cáo là 20 triệu đồng/năm. Theo anh chị, công
ty có nên thực hiện quảng cáo không?
d. Có một phương án kinh doanh đưa ra như sau: Nếu Công ty không thực hiện
quảng cáo mà thực hiện giảm giá bán xuống còn 135.000 đồng/sản phẩm, công ty sẽ
tiêu thụ được 7.000 sản phẩm. Khi đó công ty thu được bao nhiêu lợi nhuận sau
thuế?
Biết rằng: Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là 20%
Bài số 07
Công ty TNHH Vạn Lợi chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm A có tài
liệu sau:
1. Công suất thiết kế: 8.000 sản phẩm /năm.
2. Năm vừa qua(năm N) có tình hình như sau:
a. Mức sản xuất và tiêu thụ ở năm trước: 6.000 sản phẩm/năm
b. Chi phí sản xuất kinh doanh cho số sản phẩm trên:
- Tổng chi phí cố định kinh doanh: 380 triệu đồng/năm
- Chi phí biến đổi: 40.000 đồng/ sản phẩm
c. Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng: 120.000 đồng/ sản phẩm
d. Tổng số vốn kinh doanh bình quân là: 600 triệu đồng; trong đó, vốn vay là 300
triệu đồng với lãi suất vay vốn bình quân là 10%/năm.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định tỷ suất lợi nhuận sau thuế tręn doanh thu vŕ tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên vốn kinh doanh năm N?
2. Theo tính toán của các nhà quản trị công ty, năm nay chi phí biến đổi cho 1 đơn
vị sản phẩm vẫn như năm vừa qua. Để huy động hết công suất sản xuất theo thiết kế
thì công ty cần giảm giá bán xuống mức 110.000 đồng/sản phẩm; Tuy nhiên, tổng
số vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong năm dự tính sẽ là 720 triệu đồng; trong
đó, số vốn vay là 350 triệu đồng và vẫn có thể vay với lãi suất 10%/năm. Nếu thực
hiện phương án này thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và tỷ suất lợi
nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh so với năm trước sẽ tăng lên hay giảm đi?

16
Biết rằng: Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là 20%
Bài số 08
Công ty TNHH Đức Phúc chuyên sản xuất linh kiện điện tử có tài liệu sau:
I. Tài liệu năm báo cáo:
1. Sản lượng sản xuất tiêu thụ trong năm là 50.000 linh kiện với giá bán chưa có
thuế giá trị gia tăng là 120.000 đồng/ linh kiện.
2. Chi phí sản xuất kinh doanh cho số linh kiện trên :
- Tổng chi phí cố định kinh doanh: 200 triệu đồng
- Chi phí biến đổi: 115.000 đồng/linh kiện.
II. Tài liệu năm kế hoạch
1. Đầu năm, công ty dự kiến đổi mới dây chuyền công nghệ nâng cấp tài sản cố
định và do vậy phải đầu tư tăng thêm 350 triệu đồng (Giả định thời gian thực hiện
công việc này là không đáng kể).
2. Việc thực hiện việc đổi mới này có thể giảm bớt được chi phí biến đổi là 1.000
đồng/ linh kiện, đồng thời có thể tăng thêm sản lượng sản xuất và tiêu thụ lên mức
60.000 linh kiện với giá bán như năm trước.
Yêu cầu:
a. Hãy xem xét sản lượng hoà vốn kinh tế năm kế hoạch có sự thay đổi
nào không so với năm báo cáo?
b. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế(EBIT)năm kế hoạch thay đổi như thế
nào so với năm báo cáo?
c. Theo tính toán của một nhà quản trị công ty, với việc đổi mới công
nghệ như đã nêu, đồng thời nếu công ty thực hiện giảm giá bán đi 1.000 đồng/
linh kiện thì có thể tăng thêm được sản lượng tiêu thụ là 10.000 linh kiện. Hãy
cho biết công ty có nên thực hiện giảm giá bán sản phẩm như vậy không?
Biết rằng: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, tỷ lệ khấu
hao tài sản cố định bình quân là 10%/năm.
Bài số 09
Công ty cổ phần Sao Mai chuyên sản xuất kinh doanh 1 loại sản phẩm có tình
hình như sau:

17
Tài liệu năm báo cáo
1. Số lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ trong năm: 143.425 sản phẩm
2. Giá bán sản phẩm chưa có thuế giá trị gia tăng: 100.000đồng/ sản phẩm
3. Chi phí sản xuất kinh doanh cho số sản phẩm trên :
- Tổng chi phí cố định kinh doanh: 4.800 triệu đồng
- Chi phí biến đổi: 60.000 đồng/sản phẩm
4. Lãi vay vốn kinh doanh phải trả trong năm là: 270 triệu đồng
5. Trích bảng Cân đối kế toán ngày 31/12
Đơn vị: triệu đồng
Số
Số cuối Số đầu Số đầu
Tài sản Nguồn vốn cuối
năm năm năm
năm
I. Tài sản ngắn hạn 2.000 1.600 I. Nợ phải trả 3.420 3.016
1. Vốn bằng tiền 338 200 1. Nợ ngắn hạn 620 440
2. Hàng tồn kho 1.132 1050 2. Nợ dài hạn 2.800 2.576
3. Các khoản phải thu 530 350 3.
II. Tài sản dài hạn 4.400 4.000 II. Vốn chủ sở hữu 2.980 2.584
-Nguyên giá TSCĐ 5.400 4.600
-Giá trị hao mòn luỹ kế (1.000) (600)
Cộng tài sản 6.400 5.600 Cộng nguồn vốn 6.400 5.600
B. Tài liệu năm kế hoạch
1. Trong năm công ty sẽ mở rộng quy mô kinh doanh, dự kiến số vốn sản xuất kinh
doanh bình quân sử dụng trong năm là 7.500 triệu đồng.
2. Tổng chi phí cố định kinh doanh trong năm là : 5.000 triệu đồng
3. Chi phí biến đổi và giá bán một đơn vị sản phẩm vẫn như năm báo cáo.
4. Lãi vay vốn kinh doanh phải trả trong năm là : 350 triệu đồng
Yêu cầu:
a) Hãy xác định sản lượng hoà vốn kinh tế và sản lượng hoà vốn
tài chính năm báo cáo và năm kế hoạch?

18
b) Để đạt tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh( ROA)
như năm báo cáo, năm kế hoạch doanh nghiệp cần sản xuất và tiêu thụ bao
nhiêu sản phẩm?
Biết rằng: Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là 20%

19
CHƯƠNG 4
VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

I. Câu hỏi tự luận


1. Hãy nêu những đặc điểm của vốn cố định ? Những đặc điểm đó ảnh hưởng
như thế nào đến tài chính của doanh nghiệp ?
2. Hãy phân tích những ưu điểm và hạn chế của các phương pháp khấu hao tài
sản cố định của doanh nghiệp ?
3. Khi tính thuế thu nhập DN, Ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước khác Chính
phủ cho phép doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp khấu hao nhanh,
chẳng hạn như phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
(loại TSCĐ đủ điều kiện theo quy định). Điều đó đem lại lợi ích gì cho
doanh nghiệp?
4. Hãy phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của doanh
nghiệp?
5. Nếu quy mô kinh doanh không thay đổi, doanh nghiệp đổi mới thiết bị và
công nghệ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu vốn lưu động của doanh
nghiệp
6. Việc đẩy mạnh bán hàng và thu nhanh tiền bán hàng ảnh hưởng như thế nào
đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp?
7. Nếu quy mô kinh doanh không thay đổi việc tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu
động có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp?
8. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh người ta thường sử dụng các
chỉ tiêu chủ yếu nào?
9. Hãy trình bầy những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của doanh nghiệp?
II. Câu hỏi trắc nghiệm
(Trong mỗi câu, chọn 1 đáp án đúng hay đúng nhất)
Câu 01: Nguyên giá tài sản cố định không bao gồm:
a. Lãi của khoản tiền vay để hình thành nên tài sản cố định tính từ khi bắt
đầu đi vay đến khi tài sản cố định đó sẵn sàng đi vào hoạt động ?

20
b. Lãi của khoản tiền vay để hình thành nên tài sản cố định tính từ khi tài
sản cố định đi vào hoạt động ?
c. Chi phí bốc dỡ, vận chuyển ?
d. Chi phí lắp đặt, chạy thử ?
Câu 02: Hao mòn vô hình của tài sản cố định là:
a. Sự giảm sút về giá trị sử dụng của tài sản cố định?
b. Sự giảm sút thuần tuý về giá trị của tài sản cố định?
c. Sự giảm sút về giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định?
d. Sự giảm giá của của sản phẩm do tài sản cố định đó sản xuất ra?
C©u 03: ViÖc trÝch khÊu hao tµi s¶n cè ®Þnh (TSC§) qu¸ thÊp so
víi hao mßn thùc tÕ cña TSC§ sÏ dÉn ®Õn t×nh tr¹ng lµm:
1.Gi¶m gi¸ thµnh vµ t¨ng doanh thu b¸n hµng cña DN mét
c¸ch gi¶ t¹o?
2.T¨ng gi¸ thµnh vµ gi¶m doanh thu b¸n hµng cña DN mét
c¸ch gi¶ t¹o?
3. Gi¶m gi¸ thµnh vµ t¨ng lîi nhuËn cña DN mét c¸ch gi¶ t¹o?
4. T¨ng gi¸ thµnh vµ gi¶m lîi nhuËn cña DN mét c¸ch gi¶ t¹o?
Câu 04: Phương pháp khấu hao theo sản lượng thích hợp với:
a. Loại TSCĐ có mức độ sử dụng tương đối đồng đều giữa các thời gian ở
trong năm cũng như giữa các năm trong trong đời của của TSCĐ .
b. Loại TSCĐ có mức độ sử dụng rất không đồng đều giữa các thời gian
trong năm cũng như giữa các năm trong trong đời của của TSCĐ
c. Loại TSCĐ chịu ảnh hưởng nhiều của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công
nghệ.
d. Loại TSCĐ đi thuê tài chính
Câu 05: Nếu các yếu tố khác không thay đổi, kỳ thu tiền bán hàng của DN tăng lên
sẽ làm cho:
a. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ tăng lên?
b. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ giảm đi ?
c. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp không thay đổi ?
d. Không ảnh hưởng gì đến nhu cầu vốn lưu động?

21
III. Bài tập
Bài số 01
Công ty TNHH Hưng Thịnh mua một thiết bị chuyên dùng và đưa vào sử
dụng, có các tài liệu sau:
- Giá mua (chưa có thuế giá trị gia tăng): 528 triệu đồng
- Chi phí vận chuyển, bốc dỡ: 7 triệu đồng
- Chi phí lắp đặt, chạy thử: 5 triệu đồng
- Thời gian sử dụng xác định là: 8 năm
Yêu cầu:
1/ Xác định mức trích khấu hao hàng năm nếu doanh nghiệp áp dụng:
- Phương pháp khấu hao đường thẳng ?
- Phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh (dự kiến 3 năm cuối
chuyển sang thực hiện khấu hao theo phương pháp đường thẳng)?
- Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng?
2/ Hãy so sánh mức trích khấu hao hàng năm và có nhận xét gì về tốc độ thu hồi
vốn đầu tư theo 3 phương pháp nói trên?
Biết rằng: - Theo quy định hiện hành, các TSCĐ có thời gian sử dụng trên 6
năm thực hiện khấu hao theo phương pháp “số dư giảm dần có điều chỉnh” áp dụng
hệ số điều chỉnh tỷ lệ khấu hao là 2,5.
- Doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Bài số 02
Công ty TNHH Phú Cường sản xuất kinh doanh đồ gỗ mua một thiết bị sấy gỗ
của Nhật Bản theo giá FOB tại cảng Osaka là 150.000 USD bằng vốn vay của
VietcomBank với lãi suất 5%/năm. Trọng lượng của thiết bị (kể cả bao bì) là 62 tấn.
Chi phí vận chuyển thiết bị từ cảng Osaka về cảng Hải Phòng là 10 USD/tấn. Phí
bảo hiểm thiết bị trên đường vận chuyển là 0,1%. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ thiết
bị về tới công ty là 25 triệu đồng. Chi phí lắp đặt, chạy thử và các chi phí khác là 21
triệu đồng. Thời gian kể từ khi mở L/C cho tới khi đưa thiết bị vào làm việc là 6
tháng (thời hạn vay vốn theo hợp đồng tín dụng là 6 tháng và trả lãi 1 lần cùng vốn
gốc). Thiết bị này khi nhập khẩu về phải chịu thuế nhập khẩu với thuế suất 20% và
chịu thuế giá trị gia tăng với thuế suất 5%.

22
Yêu cầu:
a. Xác định nguyên giá của thiết bị sấy gỗ nhập khẩu?
b. Dựa theo hồ sơ thiết kế và đặc điểm kỹ thuật của thiết bị, công ty xác định
thời gian sử dụng hữu ích của thiết bị là 5 năm và đăng ký áp dụng phương pháp
khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh (2 năm cuối thực hiện khấu hao theo
phương pháp đường thẳng). Hãy xác định số tiền khấu hao phải trích hàng năm của
thiết bị sấy gỗ.
Biết rằng:- Công ty nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Theo quy định hiện hành, các TSCĐ có thời gian sử dụng từ trên 4 năm đến
6 năm thực hiện khấu hao theo phương pháp “số dư giảm dần có điều chỉnh” áp
dụng hệ số điều chỉnh tỷ lệ khấu hao là 2,0.
- Tỷ giá ngoại tệ là 15.000 VNĐ/USD tại thời điểm vay, tỷ giá này có sự biến
động không đáng kể.
Bài số 03
Công ty cổ phần Thịnh Phát có tài liệu về TSCĐ ở năm N như sau:
1. Tổng nguyên giá TSCĐ có tính chất sản xuất ở đầu năm là 10.500 triệu đồng. Số
khấu hao luỹ kế là 1.810 triệu đồng.
2. Trong năm dự kiến có sự biến động về TSCĐ như sau:
- Tổng nguyên giá TSCĐ tăng: 1.530 triệu đồng
- Tổng nguyên giá TSCĐ giảm: 880 triệu đồng, số tài sản này đã trích khấu
hao được 590 triệu đồng.
3. Mức khấu hao dự kiến trong năm là: 1.038 trđ
4. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm là: 39.468 triệu đồng.
Yêu cầu:
a. Tính hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp năm N?
b. Tính hệ số hao mòn TSCĐ của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm N
(31/12)?
Bài số 04
Công ty cổ phần Phú Cường có tài liệu sau:

23
I. Tài liệu năm báo cáo:
1. Tổng doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm hay doanh thu thuần bán hàng 3 quý đầu
năm là 9.600 triệu đồng.
2. Số VLĐ 3 quý đầu năm:
Đơn vị tính: Triệu đồng

Đầu quý I Cuối quý I Cuối quý II Cuối quý III


4.200 3.800 3.820 3.600
3. Dự kiến tình hình sản xuất kinh doanh trong quý IV như sau:
- VLĐ cuối năm: 4.000 triệu đồng
- Doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm: 4.188 triệu đồng
- Nguyên giá TSCĐ có tính chất sản xuất ở cuối năm (31/12) là 8.600 triệu
đồng, số khấu hao luỹ kế: 1.300 triệu đồng.
II. Tài liệu năm kế hoạch:
1. Doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm trong năm dự tính tăng 30% so với năm báo
cáo.
2. Kỳ luân chuyển VLĐ dự tính rút ngắn 10 ngày so với năm báo cáo
3. Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm hay lợi nhuận bán hàng trong năm (lợi nhuận sau
thuế): 1.189,132 triệu đồng
4. Tình hình TSCĐ sản xuất dự kiến thay đổi như sau:
- Số TSCĐ tăng (theo nguyên giá) là 1.290 triệu đồng
- Số TSCĐ giảm (theo nguyên giá) là 780 triệu đồng, số TSCĐ này đã khấu
hao ước tính 70% nguyên giá
- Số trích khấu hao TSCĐ trong năm: 350 triệu đồng
Yêu cầu:
Tính tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh năm kế hoạch?
Biết rằng: Doanh nghiệp chỉ có hoạt động sản xuất kinh doanh, không có các
hoạt động khác và phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 20%.
Bài số 05
Công ty TNHH Thịnh Vượng chuyên sản xuất sản phẩm A có tài liệu sau:

24
A. Tài liệu năm báo cáo:
1. Tổng nguyên giá tài sản cố định có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
ở đầu năm: 1.500 triệu đồng, trong đó nguyên giá TSCĐ phải khấu hao: 1.400 triệu
đồng. Giá trị hao mòn luỹ kế ở đầu năm: 400 triệu đồng
2. Sản lượng tiêu thụ trong năm là 50.000 sản phẩm với giá bán chưa có thuế giá trị
gia tăng là 150.000 đồng/sản phẩm.
3. Chi phí sản xuất kinh doanh trong năm:
a.Tổng chi phí cố định (chưa kể chi phí khấu hao TSCĐ): 80 triệu đồng
b. Chi phí khấu hao TSCĐ: 140 triệu đồng
c. Chi phí biến đổi: 140.000 đồng /sản phẩm
4. Trong năm không có sự biến động tăng giảm nào về tài sản cố định.
5. Vốn lưu động bình quân trong năm là: 500 triệu đồng.
Tài liệu năm kế hoạch
1. Tháng 1 doanh nghiệp dự kiến đầu tư nâng cấp dây chuyền công nghệ và phải
đầu tư thêm 600 triệu đồng (thời gian nâng cấp không đáng kể).
2. Việc thực hiện đổi mới này có thể giảm bớt được chi phí biến đổi là 2.000
đồng/sản phẩm, đồng thời có thể tăng thêm sản lượng sản xuất và tiêu thụ lên
mức 60.000 sản phẩm.
3. Tổng chi phí cố định kinh doanh chưa kể chi phí khấu hao TSCĐ và giá bán vẫn
như năm trước.
4. Vốn lưu động dự kiến chu chuyển tăng thêm được 1 vòng so với năm báo cáo.
Yêu cầu:
a. Hãy xem xét sản lượng hoà vốn kinh tế năm kế hoạch có sự thay đổi như thế
nào so với năm báo cáo?
b. Hãy xác định tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh
doanh(BEP) của năm báo cáo và năm kế hoạch?
Biết rằng: Tỷ lệ khấu hao bình quân các loại TSCĐ của doanh nghiệp là
10%/năm.
Bài số 06
Công ty TNHH Thành Đạt dự định đầu tư vào một phân xưởng sản xuất sản
phẩm với tổng số vốn đầu tư là 1.500 triệu đồng; trong đó, đầu tư vào TSCĐ là

25
1.000 triệu đồng, đầu tư vào vốn lưu động là 500 triệu đồng. Công suất thiết kế của
phân xưởng là 8.000 sản phẩm/năm. Chi phí cố định kinh doanh là 400 triệu
đồng/năm. Chi phí biến đổi cho một sản phẩm là 100.000 đồng, giá bán một sản
phẩm (chưa có thuế giá trị gia tăng) là 200.000 đồng. Công ty dự tính sẽ sử dụng
vốn chủ sở hữu 60% và vay 40% với lãi suất vay vốn là 10%/năm. Công ty nộp thuế
thu nhập với thuế suất là 20%. Theo bạn:
1. Nếu sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của công ty đạt 6.000 sản
phẩm/năm, hãy xác định tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu(ROS), tỷ suất lợi
nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của
công ty(ROE) ?
2. Để đạt được tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh đạt được là 12,8%/
năm thì công ty cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm?
Bài số 07
Công ty TNHH Đức Hạnh có tình hình kinh doanh như sau:
I. Năm báo cáo
1. Số vốn lưu động sử dụng trong năm:
Đơn vị tính: Triệu đồng

Đầu năm Cuối quý 1 Cuối quý II Cuối quý 1II Cuối quý 1V
120 140 150 120 140
2. Doanh thu thuần tiêu thụ các loại sản phẩm:1.620 triệu đồng
3. Nguyên giá TSCĐ có tính chất sản xuất phải tính khấu hao đến ngày 31/12 là
1.200 triệu đồng. Số khấu hao luỹ kế tính đến ngày 31/12 là 200 triệu đồng.
4. Số sản phẩm A tồn kho cuối năm là 3.000 sản phẩm. Giá thành sản phẩm A sản
xuất trong năm là 60.000 đồng/sản phẩm..
II. Năm kế hoạch
1. Các thông tin về sản phẩm A:
- Số sản phẩm A dự kiến sản xuất trong năm: 20.000 sản phẩm.
- Số tồn kho cuối năm dự kiến bằng 10% số sản phẩm sản xuất trong năm.
- Giá thành sản xuất sản phẩm A dự kiến hạ 5% so với năm báo cáo. Chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm A dự kiến bằng 10%
giá thành sản xuất của sản phẩm A tiêu thụ trong năm.

26
- Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm A là 100.000 đồng/sản phẩm
2. Thông tin về các sản phẩm khác:
- Doanh thu thuần tiêu thụ các sản phẩm khác trong năm là 600 triệu đồng
- Giá thành toàn bộ của số sản phẩm khác là 475 triệu đồng
3. Kỳ luân chuyển VLĐ rút ngắn được 10 ngày so với năm báo cáo.
4. Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao ở cuối năm là1800 triệu đồng. Số khấu hao luỹ
kế đến cuối năm là 400 triệu đồng.
5. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.
6. Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là 20%.
Yêu cầu:
1. Xác định tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)năm kế
hoạch của Công ty?
2. Xác định hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm kế hoạch qua chỉ tiêu: Số
vòng quay, kỳ luân chuyển và số vốn lưu động có thể tiết kiệm do tăng tốc độ chu
chuyển VLĐ so với năm báo cáo?
Bài số 08
Công ty cổ phần Toàn Phát chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm A có
các tài liệu sau:
A. Năm báo cáo:
1- Tổng VKD: 2000 triệu đồng và toàn bộ được hình thành bằng vốn chủ sở hữu
2- Số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hàng năm là 50.000 sản phẩm. Giá bán
(chưa có thuế giá trị gia tăng) là 80.000 đồng/sản phẩm
3- Chi phí cố định kinh doanh là 250 triệu đồng
4- Chi phí biến đổi: 60.000 đồng/sản phẩm
B. Năm kế hoạch:
1. Công ty dự kiến thực hiện một dự án đầu tư bổ sung dây chuyền sản xuất sản
phẩm A với giá tri 500 triệu đồng. Với sự đầu tư này thì chi phí cố định kinh doanh
sẽ tăng thêm 50 triệu đồng/năm; tuy nhiên, chi phí biến đổi/đơn vị sản phẩm lại
giảm được 10.000 đồng/sản phẩm, sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ tăng
thêm 20.000 sản phẩm.
2. Giá bán sản phẩm dự kiến không đổi so với năm báo cáo

27
Yêu cầu:
Nếu Công ty thực hiện đầu tư bằng vốn chủ sở hữu, thông qua chỉ tiêu tỷ suất
lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh(ROA), hãy cho biết Công ty có nên thực
hiện đầu tư không?
Biết rằng: Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 20%.
Bài số 09
Năm N, Công ty cổ phần Thiên Lộc chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm
A có tài liệu sau:
1. Công suất thiết kế: 45.000 sản phẩm.
2. Sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong năm là: 35.000 sản phẩm.
3. Chi phí sản xuất kinh doanh:
- Tổng chi phí cố định kinh doanh là 1.000 triệu đồng.
- Chi phí biến đổi: 0.15 triệu đồng/ sản phẩm.
4. Giá bán sản phẩm A chưa có thuế GTGT là 200.000 đ/sp.
5. Tổng số vốn sản xuất kinh doanh bình quân của công ty là 3.000 triệu đồng; trong
đó, vốn vay chiếm 50%. Lãi suất vay vốn bình quân là 10%/năm.
6. Doanh nghiệp nộp thuế TNDN với thuế suất 20%.
Yêu cầu:
a. Với mức sản xuất và tiêu thụ như trên, theo bạn, năm N sản lượng hòa vốn
tài chính là bao nhiêu? Xác định lợi nhuận sau thuế trong năm N?
b. Giả sử trong năm N+1 tình hình sử dụng vốn kinh doanh, chi phí, sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm không có biến động so với năm N, để huy động hết công suất
thiết kế, công ty dự kiến giảm giá bán xuống 190.000 đ/sp. Nếu thực hiện phương
án này công ty thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế?
c. Đầu năm N+1, Công ty dự huy động vốn vay với lãi suất 12%/ năm để đầu tư
nâng cấp thiết bị với số vốn đầu tư theo dự toán là 1.000 triệu đồng. Theo tính toán,
việc đầu tư này sẽ làm tăng tổng chi phí cố định kinh doanh là 1.400 triệu đồng; tuy
nhiên, chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống còn 140.000 đồng/sản
phẩm, do vậy, khối lượng sản phẩm tiêu thụ có thể đạt mức 50.000 sản phẩm với
giá bán ở mức 190.000 đồng/sp. Theo bạn, lợi nhuận sau thuế sau khi thực hiện đầu
tư thay đổi như thế nào so với năm N?

28
CHƯƠNG 5
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

I. Câu hỏi tự luận


1. Việc thiếu hụt vốn bằng tiền ảnh hưởng như thế nào đến tình hình kinh
doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp?
2. Phân biệt chu kỳ kinh doanh và chu kỳ vốn bằng tiền? Việc rút ngắn chu kỳ
vốn bằng tiền ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của doanh
nghiệp?
3. Hãy phân biệt dòng tiền tự do của chủ sở hữu và dòng tiền tự do của doanh
nghiệp? Ý nghĩa nghiên cứu dòng tiền tự do của chủ sở hữu?
4. Tại sao doanh nghiệp cần phải thiết lập chính sách bán chịu đối với khách
háng? Một chính sách bán chịu bao gồm những nội dung chủ yếu nào?
5. Doanh nghiệp thực hiện bán chịu quá nhiều sản phẩm cho khách hàng ảnh
hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của doanh nghiệp?
6. Trong cơ cấu vốn lưu động, nếu một doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải thu từ
khách hàng khá cao so với mức trung bình của các doanh nghiệp trong ngành
sẽ đưa lại cho doanh nghiệp những điểm lợi và bất lợi gì về mặt tài chính?
7. Tổ chức tốt việc quản trị về hàng tồn kho ảnh hưởng như thế nào đến hoạt
động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp?
II. Câu hỏi trắc nghiệm
(Trong mỗi câu, chọn 1 đáp án đúng hay đúng nhất)
Câu 01: Trên góc độ của Nhà quản trị tài chính doanh nghiệp, trong số các tài sản
sau thì thông thường tài sản nào dễ dàng chuyển đổi thành tiền nhất:
a. Thành phẩm tồn kho?
b. Nợ phải thu từ khách hàng?
c. Vật tư dự trữ?
d. Sản phẩm dở dang?
Câu 02: Các yếu tố khác không thay đổi, nếu doanh nghiệp tăng số lượng vật tư
hàng hoá mua vào mỗ lần điều đó sẽ dẫn đến:
a. Làm tăng chi phí đặt hàng trong năm?

29
b. Làm giảm chi phí đặt hàng trong năm?
c. Làm giảm chi phí tồn trữ vật tư hàng hoá trong kho?
d. Làm giảm lượng hao hụt vật tư hàng hoá dự trữ?
Câu 03: Nếu các yếu tố khác không thay đổi, doanh nghiệp mở rộng tăng thêm việc
bán chịu hàng hóa cho khách hàng sẽ dẫn đến :
a. Làm giảm bớt nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết?
b. Làm tăng thêm nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết?
c. Không ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết?
Câu 04: Khi xem tình hình kinh doanh hàng năm so với năm trước của một doanh
nghiệp, tình huống nào sau đây được xem là tốt nhất:
a. Nợ phải thu từ khách hàng tăng, doanh thu bán hàng giảm?
b. Nợ phải thu từ khách hàng tăng, doanh thu bán hàng tăng?
c. Nợ phải thu từ khách hàng giảm, doanh thu bán hàng tăng?
d. Nợ phải thu từ khách hàng giảm, doanh thu bán hàng giảm
III. Bài tập
Bài số 01
Công ty TNHH Thiên Lộc chuyên sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A có tình hình như
sau:
I. Tài liệu năm báo cáo:
1. Số lượng sản phẩm A tiêu thụ trong năm là 50.000 sản phẩm.
2. Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm A là 24.000 đ/sản phẩm.
3. Sản phẩm A bán ra phải chịu thuế giá trị gia tăng là 5% /giá tính thuế (giá bán
chưa có thuế giá trị gia tăng).
4. Vốn lưu động ở các quý trong năm:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối Q I Cuối Q II Cuối Q III Cuối Q IV
- Vốn lưu động 450 465 470 500 520
Trong đó: Nợ phải
thu từ khách hàng 180 200 210 220 240

30
II. Tài liệu năm kế hoạch:
1. Dự kiến tăng số lượng tiêu thụ sản phẩm A lên thêm 20% so với năm báo cáo.
2. Giá bán sản phẩm A không đổi so với năm báo cáo và sản phẩm A bán ra vẫn
phải chịu thuế giá trị gia tăng với thuế suất là 5%.
3. Để đáp ứng nhu cầu vốn bằng tiền cho đầu tư, Công ty dự kiến tăng tỷ suất chiết
khấu thanh toán cho khách hàng và rút ngắn kỳ thu bình tiền bình quân, phấn đấu
giảm bớt 5 ngày so với năm báo cáo.
Yêu cầu: Xác định kỳ thu tiền bình quân và nợ phải thu bình quân của Công
ty năm kế hoạch?
Biết rằng: Công ty nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Bài số 02
Công ty cổ phần dệt may Toàn Thắng có nhu cầu sử dụng sợi dệt kim liên tục,
đều đặn trong năm (360 ngày/năm). Loại nguyên liệu này do Công TNHH Hữu
Hưng cung cấp là chủ yếu. Chi phí cho mỗi lần thực hiện hợp đồng là 12 triệu đồng.
Trong năm N, tổng nhu cầu mua sợi dệt kim của công ty là 900 tấn. Công ty dự tính
chi phí về bảo hiểm, trả lãi tiền vay để mua sợi dự trữ, chi phí bảo quản…là 1,8
triệu đồng/tấn hàng lưu kho. Hãy cho biết:
1. Khối lượng sợi dệt kim tối ưu mỗi lần mua là bao nhiêu?
2. Trong năm bình quân có mấy lần thực hiện mua loại nguyên liệu này?
3. Mức tồn kho trung bình là bao nhiêu?
4. Biết thời gian thực hiện hợp đồng (kể từ khi ký hợp đồng cho tới khi nhận được
hàng) là 5 ngày. Hãy xác định điểm đặt hàng?
5. Nếu để đảm bảo an toàn cho sản xuất, công ty cần thực hiện dự trữ bảo hiểm.
Lượng sợi dự trữ bảo hiểm được xác định bằng lượng sợi bình quân sử dụng cho 2
ngày sản xuất. Hãy xác định điểm đặt hàng trong trường hợp có dự trữ bảo hiểm?
Bài số 03
Công ty cổ phần Kim Long có tài liệu sau:
1. Trong năm kế hoạch phòng kỹ thuật dự kiến cần sử dụng 10.000 tấm thép theo
tiêu chuẩn kỹ thuật cho việc sản xuất sản phẩm.
2. Công ty đã chọn Công ty Đa Hội là người cung cấp, giá mua một tấm thép là
600.000 đồng.

31
3. Chi phí cho mỗi lần thực hiện hợp đồng hay đơn đặt hàng là 1.500.000 đồng.
4. Theo tính toán và từ thực tế của Công ty rút ra: Chi phí lưu kho trong một năm
tính cho một tấm thép bằng 20% giá mua.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định tổng chi phí dự trữ tồn kho trong năm của doanh nghiệp với
các trường hợp sau:
- Nếu mỗi lần đặt mua là 400 tấm thép?
- Nếu mỗi lần đặt mua là 1.000 tấm thép?
2. Xác định số lượng thép tối ưu mỗi lần đặt mua? So sánh tổng chi phí dự trữ
tồn kho?
3. Công ty TNHH Kim Khí vừa đưa ra lời chào bán mới tới Công ty: Nếu mỗi
lần đặt mua ít nhất là 2.500 tấn thép thì công ty sẽ giảm giá bán xuống mức 595.000
đ/tấn. Vậy có nên chấp thuận lời chào hàng đó không?
Bài số 04
Công ty cổ phần Thanh Long chuyên sản xuất và kinh doanh một loại sản
phẩm. Hiện công ty đang áp dụng chính sách bán chịu theo phương thức “3/10 net
60”; do chỉ có một số khách hàng của công ty trả tiền sớm để được hưởng chiết
khấu thanh toán, nên kỳ thu tiền trung bình của công ty là 36 ngày.
1. Giả sử tình hình khách hàng và chính sách bán chịu của công ty trong năm tới
chưa có gì thay đổi, nếu doanh thu trong năm là 6.480 triệu đồng, thì khoản phải thu
bình quân của công ty trong năm sẽ là bao nhiêu?
2. Theo tính toán, nếu công ty thay đổi chính sách tín dụng cho khách hàng từ “3/10
net 60” sang “2/10 net 60” thì kỳ thu tiền trung bình sẽ tăng lên 45 ngày. Với doanh
thu dự kiến là 7.920 triệu đồng, hãy tính khoản phải thu của công ty trên cơ sở
chính sách tín dụng mới?
Bài số 05
Công ty thương mại Hoàng Hương chuyên kinh doanh hàng tiêu dùng với
mạng lưới bán lẻ rộng khắp. Thông tin từ phòng kinh doanh cho biết: Doanh thu
bán hàng bình quân hàng năm của công ty là vào khoảng 12.000 triệu đồng. Kỳ thu
tiền trung bình là 60 ngày. Chi phí cơ hội vốn đầu tư vào khoản phải thu là 13%.
Hiện tại, công ty đang áp dụng chính sách bán chịu là “Net 30”. Nếu thay đổi chính

32
sách bán chịu thành “3/10 Net 30” thì ước tính có khoảng 30% khách hàng sẽ trả
tiền hàng sớm để được hưởng chiết khấu thanh toán, do đó, kỳ thu tiền trung bình sẽ
giảm chỉ còn 1 tháng.
Theo bạn, công ty Hoàng Hương có nên áp dụng chính sách bán hàng có chiết
khấu thanh toán không? Tại sao?
Biết rằng: Doanh thu bán hàng bằng với doanh thu bán chịu.
Bài số 06
Công ty thương mại Thiên Hương chuyên kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ.
Theo thông tin thu thập được từ phòng kinh doanh, doanh thu bán hàng cả năm là
1.800 triệu đồng với kỳ thu tiền trung bình là 60 ngày (không có chiết khấu). Công
ty dự tính đưa ra điều khoản chiết khấu “3/10, net 60”. Nếu áp dụng chính sách
chiết khấu mới này, dự tính sẽ có khoảng 50% khách hàng (tương đương 50%
doanh thu) sẽ trả tiền nhanh để hưởng chiết khấu, do đó kỳ thu tiền trung bình sẽ
giảm xuống còn 30 ngày. Mặt khác, nhờ giảm kỳ thu tiền trung bình, nên giảm tổn
thất không đòi được nợ là 5% so với khoản phải thu giảm. Nếu chi phí cơ hội của
vốn là 12%, hãy tính xem công ty có nên thực hiện chính sách chiết khấu này
không?
Biết rằng: Doanh thu bán hàng bằng với doanh thu bán chịu.
Bài số 08
Công ty hợp danh Tam Hà chuyên sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A có tình hình như
sau:
I. Tài liệu năm báo cáo:
1. Số lượng sản phẩm A tiêu thụ trong năm là 45.600 sản phẩm. Giá bán chưa có
thuế giá trị gia tăng của sản phẩm A là 30.000 đ/sản phẩm. Sản phẩm A bán ra phải
chịu thuế giá trị gia tăng là 10% /giá tính thuế (giá bán chưa có thuế giá trị gia
tăng).
2. Tình hình vốn lưu động và nợ phải thu ở các quý trong năm như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Đầu Cuối Cuối Cuối Cuối
Chỉ tiêu
năm Qúy I Qúy II Qúy III Qúy IV
- Vốn lưu động 600 650 700 500 750
Trong đó: Nợ phải thu từ khách hàng 280 300 380 320 250

33
II. Tài liệu năm kế hoạch:
1. Dự kiến số lượng sản phẩm A tiêu thụ tăng 15% so với năm báo cáo.
2. Giá bán sản phẩm A không đổi so với năm báo cáo và sản phẩm A bán ra vẫn
phải chịu thuế giá trị gia tăng với thuế suất là 10%.
3. Để đáp ứng nhu cầu vốn bằng tiền cho đầu tư, Công ty dự kiến tăng tỷ suất chiết
khấu thanh toán cho khách hàng và rút ngắn kỳ thu bình tiền bình quân, phấn đấu
giảm bớt 5 ngày so với năm báo cáo.
Yêu cầu: Xác định kỳ thu tiền bình quân và nợ phải thu bình quân của Công ty
năm kế hoạch?
Biết rằng: Công ty nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

34
CHƯƠNG 6
RỦI RO VÀ TỶ SUẤT SINH LỜI

I. Câu hỏi tự luận


1. Nêu khái niệm rủi ro và phân loại rủi ro? Loại rủi ro nào có thể được loại trừ
và loại rủi ro nào không thể được loại trừ? Cho ví dụ minh họa
2. Phân biệt và cho ví dụ minh họa thế nào là rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ
thống?
3. Nêu cách xác định hệ số beta của một doanh nghiệp? Ý nghĩa của hệ số beta?
Giải thích tại sao hệ số beta chỉ phản ánh rủi ro hệ thống mà không phản ánh
rủi ro phi hệ thống?
4. Nêu công thức xác định tỷ suất sinh lời đòi hỏi theo mô hình định giá tài sản
vốn (CAPM)? Hãy nêu ưu điểm và hạn chế của mô hình này?
5. Có ý kiến cho rằng “Rủi ro càng lớn thì tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu
tư càng cao”. Hãy bình luận ý kiến trên?
6. Hãy trình bầy công thức xác định tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư đối
với khoản đầu tư theo mô hình định giá tài sản (CAMP)? Phân tích những ưu
điểm và hạn chế của mô hình này?
II. Câu hỏi trắc nghiệm
(Trong mỗi câu, chọn 1 đáp án đúng hay đúng nhất)
Câu 01: Hệ số beta phản ánh:
a/ Rủi ro phi hệ thống
b/ Rủi ro có thể đa dang hóa
c/ Rủi ro hệ thống
d/ Tất cả các loại rủi ro trên
Câu 02: Loại rủi ro khi xảy ra sẽ ảnh hưởng rộng rãi đến cả thị trường và tất cả mọi
loại chứng khoán và tác động chung đến tất cả các doanh nghiệp là:
a/ Rủi ro phi hệ thống
b/ Rủi ro hệ thống
c/ Rủi ro riêng biệt
d/ Rủi ro có thể đa dạng hóa

35
Câu 03: Khi hệ số beta của chứng khoán >1, điều đó có nghĩa:
a/ Chứng khoán đó nhạy hơn, rủi ro hơn thị trường
b/ Chứng khoán đó thay đổi theo thị trường
c/ Chứng khoán đó kém nhạy hơn, ít rủi ro hơn thị trường
d/ Đó là hệ số beta của danh mục đầu tư thị trường
III. Bài tập
Bài số 01
Ông An đang dự định đầu tư vào một trong 2 cổ phiếu X và Y. Ông ta có thông tin về 2 cổ
phiếu này như sau:

Cổ phiếu thường X Cổ phiếu thường Y


Xác xuất Tỷ suất sinh lời Xác xuất Tỷ suất sinh lời
0.2 -2% 0.1 4%
0.5 18% 0.3 6%
0.3 27% 0.4 10%
0.2 15%
Hãy cho biết ông An nên lựa chọn cổ phiếu nào để đầu tư? Tại sao?
Bài số 02
Giả sử có các thông tin về xác suất và tỷ suất sinh lời khi đầu tư vào cổ phiếu X và tín phiếu
kho bạc tương ứng với ba tình trạng của nền kinh tế như sau:

Tình trạng nền kinh tế Xác suất TSSL của cổ phiếu X TSSL của tín phiếu
Suy thoái 0,25 - 8,2% 3,5%
Bình thường 0,50 12,3% 3,5%
Tăng trưởng 0,25 25,8% 3,5%

Yêu cầu:
a. Tính tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu X và tín phiếu.
b. Tính độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lời của cổ phiếu X và tín phiếu.
c. Tính tỷ suất sinh lời kỳ vọng và độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư
gồm 40% cổ phiếu X và 60% tín phiếu

36
Bài số 03
Sau 15 năm đi làm, Hà tích cóp được một số tiền. Cô quyết định sẽ đầu tư vào thị trường
chứng khoán với hy vọng sẽ làm gia tăng đáng kể số tiền này. Hà đầu tư 60% số tiền đó vào cổ
phần A và 40% còn lại vào cổ phần B và dự kiến các kết quả như sau:

Chỉ tiêu Cổ phần A Cổ phần B


- Tỷ suất sinh lời mong đợi (%) 20 25
- Độ lệch chuẩn (%) 22 30
- Hệ số tương quan 0,5

Yêu cầu :
a. Xác định tỷ suất sinh lời kỳ vọng, độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lời
kỳ vọng đối với danh mục đầu tư của Hà ?
b. Nếu hệ số tương quan giảm xuống bằng 0 thì rủi ro của danh mục đầu
tư thay đổi như thế nào ?
c. Nếu Hà quyết định đầu tư toàn bộ vào cổ phần A thì quyết định này
có đem lại hiệu quả hơn đầu tư theo danh mục trên ?
Bài số 04
Ông A đang xem xét đầu tư vào hai loại cổ phiếu: X và Y. Sau khi liên hệ với
công ty chứng khoán Kim Long, ông có được thông tin về tỷ suất sinh lời kỳ vọng
và độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lời kỳ vọng của hai cổ phiếu trên như sau:

Chỉ tiêu Cổ phiếu X Cổ phiếu Y


Tỷ suất sinh lời kỳ vọng (%) 13,8 21,2
Độ lệch chuẩn (%) 3,6 9,5

Để hạn chế rủi ro, ông A quyết định đầu tư vào một danh mục trị giá 120 triệu
đồng gồm 58% cổ phiếu X và 42% cổ phiếu Y. Với tư cách là nhà tư vấn tài chính,
bạn hãy giúp ông A xác định :
a. Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của danh mục đầu tư trên?

37
b. Rủi ro của danh mục đầu tư tăng hay giảm so với đầu tư vào một
trong hai cổ phiếu cá biệt? Biết hệ số tương quan tỷ suất sinh lời giữa hai cổ
phiếu X và Y là 0,3.
Bài số 05
Một nhà đầu tư sở hữu một danh mục chứng khoán gồm 5 loại cổ phiếu khác nhau có giá
trị 600 triệu đồng. Các số liệu về giá trị vốn đầu tư, hệ số beta của từng chứng khoán trong danh
mục đầu tư như sau:

Danh mục CK Vốn đầu tư (Trđ) Hệ số beta (δ)


A 150 0,5
B 120 2,5
C 90 3,5
D 180 1,2
E 60 3,0
Yêu cầu:
Tính hệ số beta (β) của danh mục đầu tư trên?
Giả sử tỷ suất sinh lời của trái phiếu chính phủ (K RF) là 8%; Tỷ suất sinh lời trung
bình của thị trường có phân phối xác suất như sau:

Xác suất KM
0,15 9%
0,2 12%
0,3 14%
0,2 15%
0,15 17%
Tính tỷ suất sinh lời trung bình của thị trường?
Nhà đầu tư trên được mời mua một loại cổ phiếu mới với giá 80 triệu đồng. Cổ
phiếu này có tỷ suất sinh lời kỳ vọng là 19% và hệ số beta là 2,5. Bạn hăy tư vấn
giúp nhà đầu tư có nên mua cổ phiếu mới không?

38
Bái số 06
Tỷ suất sinh lời của một cổ phiếu có phân phối như sau:
Cầu đối với sản phẩm Xác suất Tỷ suất sinh lời
của công ty
Yếu 0,1 - 50%
Dưới trung binh 0,2 - 5%
Trung bình 0,4 16%
Trên trung bình 0,2 25%
Cao 0,1 60%
Yêu cầu:
Hãy tính tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của cổ phiếu
Bài số 07
Một cổ phiếu có tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi bằng 11%, lãi suất phi rủi ro bằng 7%
và phần bù rủi ro thị trường 4%.
Yêu cầu:
a. Xác định hệ số beta của cổ phiếu này bằng bao nhiêu?
b. Nếu phần bù rủi ro của thị trường tăng lên thành 6% hoặc giảm xuống thành
4% thì tỷ suất đòi hỏi của cổ phiếu này sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Bái số 08
Giả sử bạn đang nắm giữ một danh mục đa dạng hóa gồm 20 cổ phiếu
phổ thông, trong đó vốn đầu tư vào mỗi cổ phiếu là bằng nhau và bằng 7.500 nghìn
đồng. Bê-ta của danh mục là 1,2. Bây giờ giả sử bạn quyết định bán một trong các
cổ phiếu có beta = 1 với số tiền 7.500 nghìn đồng và sử dụng khoản tiền đó để mua
một cổ phiếu khác có beta = 1,75. Hệ số bê ta của danh mục sẽ thay đổi như thế
nào?
Bài số 09
Theo một tài liệu cho thấy: Tỷ suất sinh lời thị trường không rủi ro là 7% và
tỷ suất sinh lời thị trường là 12%. Hệ số  cổ phiếu của 5 Công ty như sau.
Loại cổ phiếu
A B C D E
Hệ số  1,6 1,8 1,0 0,6 2,0

39
Yêu cầu:
a. Hãy sử dụng mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) xác định tỷ suất sinh lời
đòi hỏi đối với mỗi loại cổ phiếu ; Vẽ đồ thị đường thị trường chứng khoán (SML)
và nêu ý nghĩa ?
b. Nếu dự kiến mức lạm phát tăng thêm 3% thì đường thị trường chứng khoán
thay đổi như thế nào (Vẽ đồ thị) ?

40
CHƯƠNG 7
ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU VÀ CỔ PHIẾU

I. Câu hỏi tự luận


1. Hãy phân biệt giá trị sổ sách và giá trị thị trường, giá trị nội tại và giá trị thị
trường của chứng khoán?
2. Hãy nêu các yếu tố cần xác định khi định giá một chứng khoán?
3. Giải thích mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư. Sau
đó giải thích mối quan hệ giữa rủi ro và giá trị của chứng khoán?
4.Phân biệt giữa mệnh giá và giá trị nội tại trái phiếu, lãi suất trái phiếu và tỷ suất
sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư?
5. Hãy cho biết giá thị trường của trái phiếu khác nhau với mệnh giá như thế nào
khi lãi suất trái phiếu không bằng tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư?
6. Hãy nêu cách xác định giá trị nội tại của trái phiếu, lãi suất đáo hạn trái phiếu, lãi
suất hoàn vốn, lãi suất hiện hành của trái phiếu?
7. Phân biệt giữa cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi? Tại sao cổ phiếu ưu đãi được
gọi là chứng khoán lai ghép?
8. Tại sao trong định giá cổ phiếu, người ta lại giả định thời hạn của dòng tiền là vô
hạn, giá trị thanh lý được giả định bằng không?
9. Hãy nêu cách xác định giá trị của cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi?
10. Hãy nêu cách thức xác định tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư khi đầu tư
vào cổ phiếu thường?
II. Bài tập
Bài số 01
Một trái phiếu Công ty có mệnh giá 100.000đ , thời hạn 5 năm, lãi suất danh
nghĩa là 12%/năm. Trái phiếu này đã lưu hành được 2 năm và đã được trả lợi tức 2
lần.
Trái phiếu này đang được mua bán trên thị trường với giá là 100.000đ.
Yêu cầu:
a. Ước định giá trái phiếu tại thời điểm hiện hành?
b. Xác định lãi suất đáo hạn của trái phiếu?

41
Biết rằng: Tỷ suất sinh lời nhà đầu tư đòi hỏi là 12%/năm
Bài số 02
Công ty cổ phần Đồng Tiến đã phát hành một loại trái phiếu có mệnh giá
100.000đ, lãi suất là 10%/năm, mỗi năm trả lãi 1 lần vào cuối năm với thời hạn 7
năm. Loại trái phiếu này đã lưu hành được 3 năm, đã được trả tiền lãi 3 lần, trái
phiếu đang được giao bán trên thị trường với giá 105.500đ.
a. Một người đầu tư dự tính nếu đầu tư vào loại trái phiếu này thì tỷ suất sinh
lời cần thiết phải đạt được là 9%/năm. Vậy, với giá trái phiếu như trên người đó có
nên mua không?
b. Một người đầu tư khác phân tích, dự đoán lãi suất thị trường trong 4 - 5
năm tới sẽ giảm xuống và ở mức 7%/năm. Theo cách tính của nhà đầu tư này có
nên mua loại trái phiếu này không?
Bài số 03
Công ty cổ phần Ngọc Thạch phát hành một loại trái phiếu vào ngày 1 tháng
1 năm N0, mệnh giá trái phiếu 100.000đ; lãi suất trái phiếu là 10%/năm, trả lãi 1 lần
vào cuối năm; Thời hạn của trái phiếu là 5 năm; giá phát hành bằng mệnh giá.
Yêu cầu:
a. Xác định lãi suất đáo hạn của trái phiếu ở thời điểm ngày 1 tháng 1 năm
N?
b. Giả sử 3 năm cuối trước khi trái phiếu đáo hạn (năm N 3, N4, N5) lãi suất thị
trường hạ xuống ở mức 10%/năm. Vậy, giá trái phiếu ở đầu năm thứ N 3 sẽ là bao
nhiêu?
c. Nếu một người đầu tư mua trái phiếu này ở đầu năm thứ N 3 với giá như đã
xác định ở phần b và nắm giữ trái phiếu này đến đầu năm thứ N 4 thì bán trái phiếu
này. Vậy có thể bán trái phiếu với giá bao nhiêu?(lãi suất thị trường vẫn ở mức
10%/năm)?
Bài số 04
Một trái phiếu Công ty có thời hạn 7 năm, mệnh giá 100.000 đồng, lãi suất
danh nghĩa là 12%/năm, tiền lãi trái phiếu được trả hàng năm và trả vào thời điểm
cuối năm. Trái phiếu này đã lưu hành được 4 năm và đã được trả lợi tức 4 lần.
Trái phiếu này đang được mua bán trên thị trường với giá 101.000đ

42
Yêu cầu:
Một người đầu tư dự tính nếu đầu tư vào loại trái phiếu này thì tỷ suất sinh
lời cần thiết phải đạt được là 9%/năm. Vậy, với giá trái phiếu như trên người đầu tư
có nên mua không?
Bài số 05
Một loại trái phiếu Công ty có mệnh giá 100.000 đồng; thời hạn 5 năm, đã
lưu hành 2 năm; lãi suất danh nghĩa 8%/năm, kỳ hạn tính lãi một năm một lần và đã
trả lãi 2 lần. Hiện tại, trái phiếu này đang được mua bán trên thị trường với giá
92.500đ/trái phiếu.
Có hai nhà đầu tư A và B, nhà đầu tư A trù tính mức lãi suất là 10%/năm;
nhà đầu tư B trù tính mức lãi suất 12%/năm.
Yêu cầu:
a. Trong hai nhà đầu tư A và B, ai là người quyết định mua trái phiếu nói
trên? Tại sao?
b. Nếu có nhà đầu tư quyết định mua, vậy, lãi suất đáo hạn của trái
phiếu(YTM) là bao nhiêu?
Bài số 06
Một loại trái phiếu Công ty có mệnh giá 100.000 đồng, thời hạn 5 năm, lãi
suất danh nghĩa 10%/năm, mỗi năm tính lãi một lần vào ngày 31 tháng 12. Trái
phiếu này đã lưu hành được 3 năm và đã được trả lãi 3 lần.
Yêu cầu:
a. Hãy ước định giá của trái phiếu tại thời điểm hiện hành trong các trường
hợp có sự thay đổi của lãi suất thị trường là:
- 10%.
-12%.
- 8%.
b. Trên cơ sở kết quả tính toán của câu trên, hãy nêu nhận xét mối quan hệ
giữa lãi suất thị trường và giá của trài phiếu?
Bài số 07
Công ty cổ phần Đại Lộc năm trước phân chia lợi tức cổ phần cho cổ đông
thường với mức 1.500đ/cổ phần và dự kiến trong 3 năm tới thực hiện trả lợi cổ phần

43
với mức tăng đều đặn hàng năm là 6%. Một người đầu tư trù tính mua cổ phiếu của
Công ty này tại thời điểm hiện hành và nắm giữ 1 năm hưởng cổ tưc, sau đó bán đi
và tối thiểu cũng có thể bán được với giá là 28.090đ/cổ phiếu. Tỷ suất sinh lợi cần
thiết mà người đầu tư dự tính phải là 12%/năm.
Với số liệu và tình hình như trên, vậy, theo bạn ước tính giá cổ phiếu của
Công ty ở thời điểm hiện tại vào khoảng bao nhiêu?
Bài số 08
1. Công ty cổ phần Đại Phát vừa công bố trả cổ tức cho cổ đông phổ thông là
1.000đ/cổ phần.
2. Đại hội cổ đông vừa thông qua định hướng phân chia cổ tức trong thời
gian tới như sau:
a. Trong 3 năm tới mức tăng cổ tức mỗi năm là 12%.
b. Những năm tiếp theo mức tăng cổ tức hàng năm ổn định là 6%.
Yêu cầu:
Hãy ước định giá cổ phiếu của Công ty tại thời điểm hiện hành? Biết rằng tỷ
suất sinh lời kỳ vọng của cổ đông là 15%/năm.
Bài số 09
Giá cổ phiếu hiện hành của Công ty cố phần Đại Đồng là là 36.000đ/cổ
phiếu, Công ty trả lợi tức cổ phần ở năm trước là 2.400đ/cổ phần. Tình hình tài
chính của Công ty khá vững chắc, tỷ suất lợi nhuận vốn người đầu tư trông đợi (tỷ
suất sinh lời kỳ vọng của người đầu tư) là 12%/năm. Công ty thực hiện việc duy trì
mức tăng đều đặn lợi tức cổ phần hàng năm là g.
Vậy, xét về lý thuyết đến cuối năm thứ 5 sắp tới giá cổ phiếu của Công ty sẽ
là bao nhiêu?.
Bài số 10
Một Công ty cổ phần có tình hình như sau:
1. Tình hình về cổ phiếu
a. Cổ phiếu thường:
- Số cổ phiếu đã phát hành (tính đến ngày 31/12/N): 100.000 cổ phiếu
b. Cổ phiếu ưu đãi cổ tức với cổ tức 12%/năm:
- Số cổ phiếu đã phát hành: 20.000 cổ phiếu với mệnh giá 10.000đ/CP

44
2. Năm N Công ty đạt được số lợi nhuận trước thuế là 750 triệu đồng
3. Công ty nộp thuế thu nhập với thuế suất 20%
4. Theo nghị quyết của Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị Công ty công bố
hệ số chi trả cổ tức năm N cho cổ đông thường là 0,4.
5. Theo định hướng phân chia lợi tức cổ phần cho cổ đông;
- Trong hai năm tới (năm N+1 và N+2) tốc độ tăng lợi tức cổ phần mỗi năm sẽ
là 10%.
- Những năm tiếp theo sẽ phấn đấu duy trì mức ổn định lợi tức cổ phần hàng
năm là 8%.
Yêu cầu:
a. Tính cổ tức cho mỗi cổ phần thường của Công ty?
b. Ước định giá cổ phiếu thường của Công ty đầu năm N+1?
Biết rằng: - Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ đông là 14%/năm
- Những năm trước Công ty đã thanh toán đầy đủ cổ tức cho cổ đông ưu đãi.
Bài số 11
Công ty cổ phần Đồng Tiến có tình hình như sau:
1. Năm vừa qua(Năm N0)Công ty trả cổ tức cổ phần thường là 1.500 đ/cổ phần
2. Theo Định hướng chiến lược phân chia cổ tức của Công ty như sau:
Trong 3 năm tới (N1, N2, N3) mức tăng cổ tức là 12%/năm và những năm tiếp đó về
sau duy trì mức tăng đều đặn hàng năm là 8%.
3. Hiện tại, giá 1 cổ phần của Công ty là 30.500 đồng..
Yêu cầu:
a. Một nhà đầu tư đang có ý định đầu tư vào cổ phiếu của Công ty cổ phần Đồng
Tiến với tỷ suất sinh lời sinh lời đòi hỏi 15%/ năm. Vậy, nhà đầu tư có nên đầu
tư vào cổ phiếu của công ty này hay không?
b. Nếu giả sử từ năm N1 công ty thực hiện duy trì mức tăng cổ tức đều đặn hàng
năm là 10% thì giá cổ phiếu của công ty ước định có thể là bao nhiêu?
Bài số 12
Công ty cổ phần Tín nghĩa có tình hình như sau:
1. Năm vừa qua(Năm N0)Công ty trả cổ tức cổ phần thường là 1.200 đ/cổ phần
2. Theo Định hướng chiến lược phân chia cổ tức của Công ty như sau:

45
Trong 3 năm tới (N1, N2, N3) mức tăng cổ tức là 25%/năm và những năm tiếp đó về
sau duy trì mức tăng đều đặn hàng năm là 7%.
Yêu cầu:
a. Hãy ước định giá cổ phiếu ở đầu năm N1?
b. Nhà đầu tư A quyết định mua 5.000 cổ phiếu của Công ty cổ phần Tín nghĩa
ngay từ đầu năm N1 với mức giá ước định tính ra ở phần trên và dự định nắm gữi 2
năm đến đầu năm N3 sẽ bán đi. Vậy, nhà đầu tư có thể thu được bao nhiêu lãi
vốn(lãi về chênh lệch giá)?
Biết rằng: Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư là 14%/năm.
Bài số 13
Đầu năm N1, một nhà đầu tư có ý định đầu tư vào Công ty cổ phần Đức Tín và
có tài liệu về Công ty này như sau:
1. Năm vừa qua(Năm N0)Công ty trả cổ tức cổ phần thường là 1.800 đ/cổ phần
2. Theo Chính sách cổ tức, định hướng chiến lược phân chia cổ tức của Công ty
như sau:
- Trong 3 năm tới (N1, N2, N3) tỷ lệ tăng trưởng cổ tức hàng năm lần lượt là 5%,
10%, 12%.
- Những năm tiếp đó, duy trì tỷ lệ tăng trưởng đều đặn hàng năm là 8%.
Yêu cầu:
a. Hãy ước định giá cổ phiếu ở đầu năm N1?
b. Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu của Công ty cổ phần Đức Tín từ đầu năm N1 với
mức giá ước định tính ra ở phần trên và dự tính nắm gữi 3 năm, sau đó sẽ bán đi.
Vậy, nhà đầu tư có thể bán với giá là bao nhiêu?
Biết rằng: Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư là 16%/năm.

46
CHƯƠNG 8
ĐẦU TƯ DÀI HẠN VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ, LỰA CHỌN ĐẦU TƯ

I. Câu hỏi tự luận


1. Phân tích tầm quan trọng của quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp?
2. Phân biệt các dự án đầu tư độc lập, dự án đầu tư loại trừ nhau?
3. Để đưa ra quyết định đầu tư dài hạn, các doanh nghiệp cần chú trọng phân tích
ảnh hưởng của các yếu tố nào? Vì sao?
4. Trình bày nội dung và cách ước định dòng tiền vào, dòng tiền ra và dòng tiền
thuần của dự án đầu tư
5. Trình bày các nguyên tắc chủ yếu trong việc ước lượng dòng tiền của dự án đầu
tư?
6. Vì sao trong phân tích tài chính dự án, người ta sử dụng dòng tiền chứ không sử
dụng lợi nhuận như là cơ sở để đánh giá dự án?
7. Phân tích ảnh hưởng của phương pháp khấu hao đến dòng tiền của dự án đầu tư?
8. Phân tích nội dung, ưu điểm, hạn chế của các phương pháp đánh giá và lựa chọn
dự án đầu tư?
II. Câu hỏi trắc nghiệm
(Trong mỗi câu, chọn 1 đáp án đúng hay đúng nhất)
Câu 01: Tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn đầu tư chấp nhận tất cả các dự án độc lập có
thời gian hoàn vốn:
a. Lớn hơn thời gian hoàn vốn mà doanh nghiệp đề ra?
b. Nhỏ hơn thời gian hoàn vốn mà doanh nghiệp đề ra?
c. Lớn hơn 1 năm?
d. Là một số nguyên?
Câu 02: Dòng tiền thuần hoạt động hàng năm của dự án đầu tư được xác định bằng:
a. Lợi nhuận trước thuế - lãi vay + khấu hao?
b. Lợi nhuận trước thuế + lãi vay + khấu hao - thuế thu nhập DN?
c. Lợi nhuận trước thuế + khấu hao - thuế thu nhập DN?
d. Lợi nhuận trước thuế + khấu hao?

47
Câu 03: Phương pháp lựa chọn dự án đầu tư nào sau đây giả định tỷ lệ tái đầu tư
bằng chi phí sử dụng vốn:
a. Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân VĐT?
b. Phương pháp giá trị hiện tại thuần?
c. Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ?
d. Phương pháp chỉ số sinh lời ?
Câu 04: Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (NPV) và tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) của
dự án đầu tư có mối quan hệ sau đây:
a. NPV càng lớn thì IRR cũng càng lớn?
b. NPV càng lớn thì IRR càng nhỏ?
c. NPV càng nhỏ thì IRR càng lớn?
d. Các quan hệ này chưa chắc chắn?
Câu 05: Khi đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư dài hạn, nếu với mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận thì chọn dự án có:
a. Giá trị hiện tại thuần (NPV) lớn nhất?
b. Giá trị hiện tại thuần (NPV) nhỏ nhất?
c. Tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) lớn nhất?
d. Thời gian hoàn vốn ngắn nhất?
I. Bài tập
Bài số 01
Doanh nghiệp A có một dự án đầu tư xây dựng thêm 1 phân xưởng sản xuất và
có tài liệu như sau:
1. Dự toán vốn đầu tư: Đầu tư vào TSCĐ là 10.000 triệu đồng, đầu tư vốn lưu
động thường xuyên là 2.000 triệu đồng, toàn bộ vốn đầu tư bỏ ngay 1 lần.
2. Thời gian hoạt động của dự án là 5 năm.
3. Doanh thu thuần do phân xưởng đưa lại dự kiến trong ba năm đầu (từ năm
thứ nhất đến năm thứ ba) là 18.000 triệu đồng/năm và ở hai năm cuối (năm thứ tư
và thứ năm) là 20.000 triệu đồng/năm.
4. Chi phí hoạt động kinh doanh hàng năm của phân xưởng
- Chi phí biến đổi bằng 60% doanh thu thuần
- Chi phí cố định (chưa kể khấu hao TSCĐ) là 1.500 triệu đồng/năm.

48
5. Dự kiến các TSCĐ sử dụng với thời gian trung bình là 5 năm và được khấu
hao theo phương pháp đường thẳng. Giá trị thanh lý là không đáng kể.
6. Số VLĐ ứng ra dự tính thu hồi toàn bộ vào cuối năm thứ 5
7. Doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 20%.
Yêu cầu
a). Xác định dòng tiền thuần hoạt động hàng năm của dự án đầu tư?
b). Xác định dòng tiền thuần hàng của dự án?
Biết rằng: chi phí sử dụng vốn của dự án là 12%/năm
Bài số 02
Công ty A đang tiến hành phân tích dự án đầu tư một dây chuyền sản xuất
nước ngọt bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Dự kiến thời gian hoạt động của dự án là 5
năm và có tài liệu về dự án như sau:
1. Dự kiến tổng số tiền mua đầu tư cho việc mua sắm, lắp đặt dây chuyền là
1.500 triệu đồng. (bỏ vốn ngay một lần).
2. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên hàng năm bằng 20% doanh thu thuần
3. Dự kiến khi dự án đi vào hoạt động, doanh thu thuần hàng năm đạt được từ
năm thứ nhất đến năm thứ năm lần lượt là 2.000; 2.400; 3.000; 3.500 và 3.200 triệu
đồng.
4. Dự kiến chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm như sau:
- Tổng chi phí cố định kinh doanh (chưa kể khấu hao) là 200 triệu đồng
- Chi phí biến đổi bằng 50% doanh thu thuần.
5. TSCĐ kiến khấu hao trong 5 năm theo phương pháp đường thẳng, giá trị
thanh lý thu hồi là không đáng kể. Số vốn lưu động dự kiến thu hồi dần khi qui mô
dự án thu hẹp, phần còn lại sẽ thu hồi nốt khi kết thúc dự án.
6. Công ty nộp thuế TNDN với thuế suất 20% và Chi phí sử dụng vốn để thực
hiện dự án là 12%/năm.
Yêu cầu:
1. Xác định dòng tiền đầu tư và thu hồi vốn lưu động của dự án?
2. Xác định dòng tiền thuần hoạt động hàng năm của dự án?
3. Xác định dòng tiền tiền thuần của dự án đầu tư?

49
Bài số 03
Doanh nghiệp A có một dự án đầu tư xây dựng thêm 1 phân xưởng sản xuất và
có tài liệu như sau:
1. Dự toán vốn đầu tư đầu: Đầu tư vào TSCĐ là 15.000 triệu đồng, đầu tư vốn
lưu động thường xuyên là 2.600 triệu đồng, toàn bộ vốn đầu tư bỏ ngay 1 lần.
2. Năm thứ hai sẽ đầu tư thêm một số thiết bị mới (thời gian đầu tư không
đáng kể), chi phí đầu tư là 1.200 triệu đồng, theo đó cần bổ sung thêm vốn lưu đồng
thường xuyên là 300 triệu đồng.
3. Thời gian hoạt động của dự án là 5 năm.
4. Doanh thu thuần do phân xưởng đưa lại dự kiến trong hai năm đầu (năm thứ
nhất và năm thứ hai) là 20.000 triệu đồng/năm và ở ba năm cuối (từ năm thứ ba đến
năm thứ năm) là 25.000 triệu đồng/năm.
5. Chi phí hoạt động kinh doanh hàng năm của phân xưởng
- Chi phí biến đổi bằng 60% doanh thu thuần
- Chi phí cố định (chưa kể khấu hao TSCĐ) là 2.000 triệu đồng/năm.
6. Dự kiến các TSCĐ được khấu hao theo phương pháp đường thẳng. TSCĐ
đầu tư ban đầu có thời gian sử dụng hữu ích là 6 năm, TSCĐ bổ sung thêm có thời
gian sử dụng 3 năm. Giá trị thanh lý TSCĐ khi kết thức dự án là 2.700 Triệu đồng,
chi phí tháo dỡ TSCĐ khi thanh lý là 30 triệu đồng.
7. Số VLĐ ứng ra dự tính thu hồi toàn bộ vào cuối năm thứ 5
8. Doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 20%.
Yêu cầu
a). Xác định khoản thu thuần thanh lý TSCĐ khi kết thúc dự án?
b). Xác định lợi nhuận sau thuế hàng năm của dự án đầu tư?
c) Xác định dòng tiền thuần hoạt hàng năm của dự án đầu tư?
d). Xác định giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự án đầu tư, dựa vào tiêu chuẩn
này cho biết có chấp thuận đầu tư dự án không?
Biết rằng: chi phí sử dụng vốn của dự án là 12%/năm
Bài số 04
Doanh nghiệp X hiện đang có thông tin về dòng tiền thuần hàng năm của 2 dự
án đầu tư thuộc loại xung khắc như sau:

50
Đơn vị tính: triệu đồng

Dự án Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5


A (500) 150 200 300 320 360
B (500) 250 250 250 250 250
Yêu cầu:
1. Lựa chọn dự án theo tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn đơn giản?
1. Nếu tỷ suất chiết khấu là 10%/năm, hãy lựa chọn dự án theo tiêu
chuẩn thời gian hoàn vốn có chiết khấu?
2. Nếu chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án là 10%/năm, theo tiêu
chuẩn NPV thì dự án nào có thể được chấp nhận?
Bài số 05
1. Công ty cổ phần HPI dự định thực hiện một dự án đầu tư mở rộng sản xuất
sản phẩm A bằng nguồn vốn chủ sở hữu, tài liệu liên quan đến dự án như sau:
2. Dự toán vốn đầu tư ban đầu là 10.000Trđ, trong đó, đầu tư vào TSCĐ là
8.500Trđ, đầu tư vốn lưu động thường xuyên là 1.500Trđ.
3. Thời gian hoạt động của dự án là 5 năm.
4. Dự tính cuối năm thứ hai sẽ đầu tư thêm một số thiết bị với số tiền là 600
Trđ, theo đó vốn lưu động cần bổ sung thêm là 100 triệu đồng.
5. Khi dự án đi vào hoạt động, Lợi nhuận sau thuế ở các năm do dự án mang
lại theo dự tính lần lượt là: 1.700Trđ, 1.800Trđ, 2.300Trđ, 2.300Trđ và 1.800Trđ.
6. TSCĐ dự tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, TSCĐ đầu tư ban
đầu có thời gian sử dụng 5 năm, số thiết bị đầu tư thêm có thời gian sử dụng trong
3 năm. Gía trị thu hồi khi thanh lý TSCĐ không đáng kể.
7. Số vốn lưu động ứng ra dự kiến sẽ thu hồi một lần toàn bộ vào năm cuối của
dự án.
Yêu cầu:
1, Xác định dòng tiền thuần hoạt động hàng năm của dự án?
2, Tính giá trị hiện tại thuần (NPV) và tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án và
cho biết công ty có nên thực hiện dự án không?
Biết rằng: Chi phí sử dụng vốn để thực hiện dự án là 12%/năm.

51
Bài số 06
Công ty cổ phần ANC đang có hai cơ hội đầu tư, chi phí đầu tư và thu nhập
dự kiến như sau:
Dự án Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
A (2.000) 600 600 600 600 600
B (500) 200 200 200 200 200
Yêu cầu:
1.Xác định giá trị hiện tại thuần (NPV) và tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) của
hai dự án
2. Dựa vào tiêu chuẩn NPV và IRR của hai dự án, cho biết nên chọn dự án nào
nếu:
a. Hai dự án là độc lập ?
b. Hai dự án là xung khắc ?
Biết rằng: chi phí sử dụng vốn thực hiện dự án là 12%/năm.
Bài số 07
Doanh nghiệp K dự kiến sử dụng vốn chủ sở hữu để đầu tư thực hiện một dự
án xây dựng mới một phân xưởng sản xuất sản phẩm A, thời gian hoạt động của dự
án là 5 năm. Có các tài liệu về dự án này như sau:
1- Dự toán vốn đầu tư ban đầu là: 6.500 triệu đồng (bỏ vốn ngay một lần)
Trong đó: + Đầu tư tài sản cố định(TSCĐ) : 6.000 triệu đồng
+ Đầu tư vốn lưu động(VLĐ) thường xuyên 500 triệu đồng
2- Cuối năm thứ 2 sẽ đầu tư lắp đặt thêm một số thiết bị mới (Thời gian lắp đặt
không đáng kể) với số tiền 600 triệu đồng , theo đó VLĐ bổ sung thêm dự kiến 100
triệu đồng.
3- Dự kiến khi dự án đi vào hoạt động, doanh thu thuần của dự án như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 1 2 3 4 5
Doanh thu thuần 9.000 9.000 11.000 13.000 13.000
4 - Dự kiến chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm:
+ Tổng chi phí cố định kinh doanh ( chưa kể khấu hao TSCĐ) : 900 triệu
đồng.

52
+ Chi phí biến đổi bằng 60% doanh thu thuần
5 –TSCĐ đầu tư ban đầu dự kiến sử dụng trong thời gian 6 năm, TSCĐ đầu tư
thêm sử dụng trong thời gian 3 năm và đều thực hiện khấu hao theo phương pháp
đường thẳng . Giá trị thanh lý TSCĐ khi kết thúc dự án là 800 triệu đồng, chi phí
thanh lý là 20 triệu đồng.
6- Số VLĐ dự kiến sẽ thu hồi thu hồi toàn bộ vào năm cuối khi kết thúc dự án.
7- Công ty nộp thuế thu nhập với thuế suất là 20%.
Yêu cầu:
1). Xác định khoản thu thuần thanh lý TSCĐ?
2). Xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án (Thời gian hoàn vốn đơn
giản và thời gian hoàn vốn có chiết khấu)?
3). Hãy tính giá trị hiện tại thuần (NPV) và tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) của
dự án? Dựa vào tiêu chuẩn này cho biết có nên lựa chọn dự án không?
Biết rằng: - Chi phí sử dụng vốn của dự án là 12%.
Bài số 08
Công ty thực phẩm AMT đang tiến hành phân tích dự án đầu tư một dây
chuyền sản xuất bột dinh dưỡng bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Dự kiến thời gian hoạt
động của dự án là 5 năm và có tài liệu về dự án như sau:
1. Dự kiến tổng số tiền chi đầu tư cho việc mua sắm, lắp đặt dây chuyền là
2.400 triệu đồng. (bỏ vốn ngay một lần).
2. Số vòng quay vốn lưu động hàng năm dự tính bằng 5 vòng.
3. Dự kiến khi dây chuyền đi vào hoạt động, doanh thu thuần hàng năm đạt
được từ năm thứ nhất đến năm thứ năm lần lượt là 3.000; 3.400; 4.000; 4.800 và
4.500 triệu đồng.
4. Dự kiến chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm như sau:
- Tổng chi phí cố định kinh doanh (chưa kể khấu hao) là 300 triệu đồng
- Chi phí biến đổi bằng 50% doanh thu thuần.
5. TSCĐ kiến khấu hao trong 6 năm theo phương pháp đường thẳng, giá trị
thanh lý thu hồi khi kết thúc dự án 500 triệu đồng, chi phí thanh lý không đáng kể.
Số vốn lưu động dự kiến thu hồi dần khi qui mô dự án thu hẹp, phần còn lại sẽ thu
hồi nốt khi kết thúc dự án.

53
6. Công ty nộp thuế TNDN với thuế suất 20% và Chi phí sử dụng vốn để thực
hiện dự án là 14%/năm.
Yêu cầu:
1. Xác định dòng tiền đầu tư và thu hồi vốn lưu động của dự án?
2. Xác định dòng tiền thuần hoạt động hàng năm của dự án?
3. Xác định khoản thu thuần thanh lý TSCĐ khi kết thúc dự án?
4. Tính giá trị hiện tại thuần và chỉ số sinh lời của dự án trên và cho biết công
ty có nên thực hiện dự án không?
5. Xác định thời gian hoàn vốn đơn giản và thời gian hoàn vốn có chiết khấu
của dự án?
Bài số 09
Công ty cổ phần Hưng Phú, hiện có các tài liệu dự kiến 1 năm N như sau:
Sản lượng tiêu thụ:   500.000 sản phẩm
Giá bán: 50.000 đồng/ sp
Chi phí biến đổi cho một sản phẩm dự tính  bằng 60% giá bán
Tổng chi phí cố định (chưa có khấu hao) là 1.400 triệu đồng
Chi phí khấu hao TSCĐ: 1.500 triệu đồng
- Công ty đang xem xét dự án lắp đặt thêm một dây chuyền sản xuất mới bằng
nguồn vốn chủ sở hữu, thời gian hoạt động của dự án là 5 năm. Chi phí đầu tư cho
dây chuyền sản xuất này là 2.500 triệu đồng . Để dự án vận hành được phải đầu tư
300 triệu đồng vốn lưu động thường xuyên (toàn bộ vốn đầu tư bỏ một lần).
- Dự kiến thời gian sử dụng hữu ích của dây chuyền sản xuất này là 5 năm,
thực hiện khấu hao theo phương pháp đường thẳng, giá trị thanh lý khi kết thúc dự
án là không đáng kể. Số vốn lưu động thu hồi một lần khi kết thúc dự án.
- Theo tính toán, do đầu tư thêm dây chuyển sản xuất mới nên sản lượng sẽ
tăng lên và đạt mức 560.000 sản phẩm với giá bán giữ nguyên như trước , chi phí
biến đổi tính trên một đơn vị sản phẩm sẽ hạ được 5%  so với trước đây nhờ vốn
đầu tư .
- Chi phí sử dụng vốn của dự án là 12%/năm. Thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp là 20%.
Yêu cầu:

54
1. Xác định lợi nhuận sau thuế hàng năm của dự án đầu tư?
2. Hãy xác định NPV của dự án đầu tư và cho biết có nên chấp nhận đầu tư
không?
Bài số 10
Công ty cổ phần PYK chuyên sản xuất nước khoáng đóng chai đang cân nhắc
dự án đầu tư sản xuất nước ngọt có ga bằng nguồn vốn chủ sở hữu. các tài liệu quan
đến dự án như sau:
1. Tổng vốn đầu tư 17.000 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư vào TSCĐ là
15.000 triệu đồng, đầu tư vốn lưu động thường xuyên là 2.000 triệu đồng. Thời gian
đầu tư không đáng kể.
2. Thời gian hoạt động của dự án là 5 năm. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ
mang lại doanh thu thuần mỗi năm là 30.000 triệu đồng. Chi phí biến đổi dự tính
bằng 65% doanh thu thuần. Chi phí cố định (chưa bao gồm khấu hao) mỗi năm là
1.500 triệu đồng.
3. TSCĐ của dự án được khấu hao theo phương pháp đường thẳng với thời
gian sử dụng hữu ích là 6 năm. Thu nhập từ thanh lý TSCĐ (sau khi đã trừ chi phí
thanh lý) là 2.200 triệu đồng.
4. Số vốn lưu động ứng ra dự tính thu hồi một lần toàn bộ vào cuối năm thứ
năm.
5. Theo dự kiến việc đầu tư thêm dự án sản xuất nước ngọt có ga sẽ khiến cho
sản phẩm nước khoáng đóng chai bị giảm cầu, làm giảm doanh thu tiêu thụ dẫn đến
giảm lợi nhuận sau thuế là 500 triệu đồng/năm.
6. Công ty nộp thuế thu nhập với thuế suất 20% và chi phí sử dụng vốn thực
hiện dự án là 12%/năm.
Yêu cầu:
1. Xác định khoản thu thuần từ thanh lý TSCĐ?
2. Xác định dòng tiền thuần của dự án đầu tư
3. Xác định giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự án và cho biết có nên thực hiện
dự án không?

55
Bài số 11
Công ty cổ phần A đang xem xét dự án đầu tư mở rộng sản xuất sản phẩm
nước đòng chai bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Tài liệu liên quan đến dự án như sau:
1. Thời gian thi công để thực hiện dự án là 1 năm. Theo đó, vốn đầu tư ban
đầu (để xây nhà xưởng và mua sắm máy móc thiết bị) 3.000 triệu đồng. Cuối năm
sẽ bỏ thêm 300 triệu đồng để đầu tư vốn lưu động thường xuyên.
2. Dự kiến thời gian hoạt động của dự án là 5 năm. Khi dự án đi vào hoạt động
doanh thu thuần và chi phí hoạt động hàng năm như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 1 2 3 4 5
Doanh thu thuần 5.000 6.000 8.000 9.000 9.000
- Tổng chi phí biến đổi hàng năm bằng 70% doanh thu thuần
- Tổng chi phí cố định (chưa có khấu hao TSCĐ) hàng năm là 400 triệu đồng
3. TSCĐ của dự án thực hiện khấu hao theo phương pháp đường thẳng với
thời gian sử dụng hữu ích là 5 năm. Giá trị thanh lý khi kết thúc dự án là không
đáng kể. Toàn bộ vốn lưu động được thu hồi vào cuối năm thứ năm
4. Công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 20%.
Yêu cầu:
1. Xác định lợi nhuận sau thuế hàng năm của dự án đầu tư?
2. Xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của dự án?
3. Xác định thời gian hoàn vốn và giá trị hiện tại thuần của dự án?
Biết rằng: Chi phí sử dụng vốn thực hiện dự án là 12%/năm.
Bài số 12
Công ty cổ phần BMI đang xem xét dự án đầu tư dây chuyền sản xuất gạch
men bằng nguồn vốn chủ sở hữu, thời gian hoạt động của dự án là 5 năm. Các tài
liệu liên quan đến dự án như sau:
1. Dự kiến toàn bộ vốn đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất là 30.000 triệu đồng
(bỏ vốn một lần). Dây chuyền sản xuất này dự kiến lắp đặt trong một nhà xưởng đã
khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng được và hiện có thể cho đơn vị khác thuê với
giá 2.500 triệu đồng/năm.

56
2. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết dự tính bằng 20% doanh thu
thuần.
3. Khi dự án đi vào hoạt động dự tính mang lại doanh thu thuần trong các
năm như sau: Đơn vị tính: Triệu
đồng
Năm 1 2 3 4 5
Doanh thu thuần 40.000 45.000 52.000 60.000 57.000
4. Dự kiến chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm:
- Tổng chi phí cố định(chưa kể khấu hao TSCĐ): 4.000 triệu
- Chi phí biến đổi bằng 70% doanh thu thuần.
5. Thời gian sử dụng hữu ích của các TSCĐ là 6 năm, toàn bộ tài sản cố định
thực hiện khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Giá bán thanh lý TSCĐ khi kết
thúc dự án là 5.300 triệu đồng, chi phí tháo dỡ thiết bị khi thanh lý là 40 triệu đồng.
6. Số vốn lưu động ứng ra sẽ thu hồi từng phần khi quy mô dự án thu hẹp,
phần còn lại thu hồi nốt vào năm cuối cùng khi kết thúc dự án.
7. Công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 20% và chi phí sử
dụng vốn cho dự án là 12%/năm.
Yêu cầu:
1. Xác định dòng tiền đầu tư và thu hồi vốn lưu động của dự án
2. Xác định khoản thu thuần thanh lý TSCĐ?
3. Xác định dòng tiền thuần hoạt động hàng năm của dự án?
4. Xác định giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự án, dựa vào tiêu chuẩn này cho
biết có chấp thuận dự án không?
5. Nếu giá bán thanh lý TSCĐ ở cuối năm thứ 5 chỉ là 4.700 triệu đồng, hãy
xác định lại khoản thu thuần thanh lý TSCĐ và NPV của dự án đầu tư?
Bài số 13
Công ty cổ phần NKB đang xem xét dự án đầu tư một phân xưởng sản xuất
nước uống đóng chai bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Công ty dự kiến sẽ đầu tư xây
nhà xưởng và lắp đặt máy móc thiết bị trên một mảnh đất mà công ty đang sở hữu.
Mảnh đất này đã khấu hao hết từ dự án trước và hiện đang bỏ trống. Nếu bán mảnh
đất này công ty có thể thu ngay một khoản tiền 12.000 triệu đồng (sau khi đã trừ chi

57
phí và thuế thu nhập). Dự kiến thời gian hoạt động của dự án là 5 năm. Các tài liệu
khác liên quan đến dự án như sau:
1. Dự toán vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng và lắp đặt máy móc thiết bị là
10.800 triệu đồng (bỏ vốn một lần). Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết
dự tính bằng 20% doanh thu thuần.
2. Dự kiến doanh thu thuần trong các năm như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 1 2 3 4 5
Doanh thu thuần 10.000 12.000 15.000 18.000 17.000
3. Dự kiến chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm:
- Tổng chi phí cố định(chưa kể khấu hao TSCĐ): 1.000 triệu
- Chi phí biến đổi bằng 60% doanh thu thuần.
4. Thời gian sử dụng của các TSCĐ là 6 năm, toàn bộ tài sản cố định thực
hiện khấu hao theo phương pháp đường thẳng, giá trị thanh lý TSCĐ thu được khi
kết thúc dự án là 1.600 triệu đồng, chi phí thanh lý không đáng kể.
5. Số vốn lưu động ứng ra sẽ thu hồi từng phần khi quy mô dự án thu hẹp,
phần còn lại thu hồi nốt vào năm cuối cùng khi kết thúc dự án.
6. Công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 20%
Yêu cầu:
1. Xác định dòng tiền đầu tư và thu hồi vốn lưu động của dự án
2. Xác định lợi nhuận sau thuế hàng năm của dự án đầu tư?
3. Xác định khoản thu thuần thanh lý TSCĐ?
4. Xác định giá trị hiện tại thuần và chỉ số sinh lời của dự án đầu tư? Dựa vào
tiêu chuẩn này cho biết có nên chấp thuận đầu tư dự án hay không?
Biết rằng: Chi phí sử dụng vốn của dự án là 12%/năm

58
CHƯƠNG 9
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ, LỰA CHỌN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

I. Câu hỏi tự luận


1. Vì sao có sự mâu thuẫn giữa phương pháp NPV và phương pháp IRR trong việc
đánh giá lựa chọn một số dự án xung khắc nhau?
2. Trường hợp các dự án có tuổi thọ không bằng nhau nếu sử dụng phương pháp
thay thế hoặc phương chuỗi tiền tệ đều thay thế hàng năm đều dẫn đến kết luận như
nhau trong việc chấp thuận hay loại bỏ dự án. Hãy giải thích?
3. Nêu nguyên tắc, cách xác định dòng tiền dự án đầu tư trong trường hợp thay thế
thiết bị cũ bằng thiết bị mới?
4. Phân tích ảnh hưởng của lạm phát đến lãi suất danh nghĩa và ảnh hưởng đến
dòng tiền thu nhập của dự án đầu tư?
5. Trong trường hợp có lạm phát, khi đánh giá lựa chọn dự án đầu tư cần đảm bảo
nguyên tắc nhất quán như thế nào? Vì sao?
6. Khi đánh giá các dự án đầu tư có mức độ rủi ro khác nhau, người ta thường xử lý
như thế nào?
7. Trình bày nội phương pháp phân tích độ nhạy của dự án đầu tư?
8. Trình bày nội dung phương pháp phân tích tình huống trong đánh giá, lựa chọn
dự án đầu tư?
II. Câu hỏi trắc nghiệm
(Trong mỗi câu, chọn 1 đáp án đúng hay đúng nhất)
Câu 01: Cách xử lý lạm phát trong khi tính toán giá trị hiện tại thuần (NPV) của dự
án là:
a. Chiết khấu dòng tiền danh nghĩa sử dụng lãi suất chiết khấu danh nghĩa?
b. Chiết khấu dòng tiền danh nghĩa sử dụng lãi suất chiết khấu thực?
c. Chiết khấu dòng tiền thực sử dụng lãi suất chiết khấu danh nghĩa?
d. Chiết khấu dòng tiền thực sử dụng lãi suất chiết khấu đã điều chỉnh theo
lạm phát?
Câu 02: Khoản tiền đầu tư thuần của dự án khi thay thế thiết bị cũ bằng thiết bị mới
xác định bằng:

59
a. Số tiền đầu tư mua thiết bị mới + Số VLĐ thường xuyên tăng thêm do đầu
tư thiết bị mới(nếu có) - Thu nhập do nhượng bán thiết bị cũ + Thuế TNDN phải
nộp do nhượng bán thiết bị cũ?
b. Số tiền đầu tư mua thiết bị mới - Số VLĐ thường xuyên tăng thêm do đầu tư
thiết bị mới(nếu có) - Thu nhập do nhượng bán thiết bị cũ + Thuế TNDN phảI nộp
do nhượng bán thiết bị cũ?
c. Số tiền đầu tư mua thiết bị mới + Số VLĐ thường xuyên tăng thêm do đầu tư
thiết bị mới(nếu có) + Thu nhập do nhượng bán thiết bị cũ + Thuế TNDN phải nộp
do nhượng bán thiết bị cũ?
d. Số tiền đầu tư mua thiết bị mới - Số VLĐ thường xuyên tăng thêm do đầu tư
thiết bị mới(nếu có) + Thu nhập do nhượng bán thiết bị cũ + Thuế TNDN phảI nộp
do nhượng bán thiết bị cũ?
Câu 03: Đối với các dự án đầu tư xung khắc, nếu xảy ra mâu thuẫn giữa hai
phương pháp NPV và IRR trong việc chọn dự án thì chọn dự án như sau:
a. Chọn dự án có NPV cao nhất?
b. Chọn dự án có IRR cao nhất?
c. Chọn dự án có chỉ số sinh lời cao nhất?
d. Tìm tỷ suất chiết khấu cân bằng, căn cứ vào chi phí sử dụng vốn của dự án
và tỷ suất chiết khấu cân bằng để chọn dự án có NPV cao nhất?
Câu 04: Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa hai phương pháp NPV và IRR trong
việc đánh giá lựa chọn một trong các dự án đầu tư xung khắc có thể do:
a. Sự khác nhau về kiểu mẫu dòng tiền của dự án?
b. Sự khác nhau về qui mô vốn đầu tư của các dự án?
c. Sự khác nhau về giả định tỷ lệ tái đầu tư?
d. Một trong ba lý do ở trên?
Câu 05: Đánh giá lựa chọn dự án đầu tư trong trường hợp có rủi ro, phương pháp
phân tích độ nhạy có ưu điểm:
a. Xem xét được từng biến số thay đổi tác động đến NPV và IRR của dự
án?
b. Xem xét được nhiều biến số cùng một lúc thay đổi tác động của đến NPV
và IRR của dự án?

60
c. Đưa ra kết luận rõ ràng có thể lựa chọn hay loại bỏ dự án ?
d. Đánh giá được mức độ rủi ro của dự án một cách tốt nhất?
III. Bài tập
Bài số 01
Công ty TNHH Hoàng Long đang xem xét thay thế một thiết bị cũ bằng một
thiết bị mới hơn và có hiệu quả hơn. Thiết bị cũ có giá trị còn lại là 500 triệu đồng
và vẫn còn thời gian sử dụng hữu ích là 5 năm nữa. Hiện tại, Công ty có thể bán
ngay thiết bị đó cho một doanh nghiệp khác trong cùng ngành với số tiền 520 triệu
đồng. Thiết bị cũ đang được khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Thiết bị mới có giá mua là 1.000 triệu đồng và ước tính thời gian sử dụng hữu
ích là 5 năm. Giá trị thanh lý sau 5 năm dự tính không đáng kể. Vốn lưu động
không cần tăng thêm cho dự án. Việc sử dụng thiết bị mới này dự tính sẽ tiết kiệm
chi phí 150 triệu đồng/năm. Hơn nữa, thiết bị này dự tính sẽ hạn chế được sản phẩm
hỏng, nên sẽ tiết kiệm thêm được 50 triệu đồng/năm. Thuế suất thuế thu nhập là
25% và chi phí sử dụng vốn của dự án là 12%.
Hãy xác định giá trị hiện tại thuần của dự án và cho biết công ty có nên thay
thế thiết bị mới không?
Biết rằng: Công ty lựa chọn phương pháp khấu hao đường thẳng cho thiết bị
mới.
Bài số 02
Một công ty đang xem xét khả năng đầu tư một trong hai dự án sau:
- Dự án A có vốn đầu tư ban đầu là 6.000 triệu đồng, thời gian hoạt động là 10
năm và tạo ra dòng tiền thuần mỗi năm là 1.250 triệu đồng.
- Dự án B có vốn đầu tư ban đầu là 4.000 triệu đồng và tạo ra dòng tiền thuần
mỗi năm là 850 triệu đồng trong 10 năm.
Yêu cầu:
1. Công ty nên lựa chọn dự án nào nếu xét theo tiêu chuẩn NPV? theo tiêu
chuẩn IRR?
2. Hãy xác định tỷ suất chiết khấu làm cân bằng NPV của hai dự án trên, xác
định giá trị NPV tại điểm cân bằng và cho biết nên chọn dự án nào?

61
Biết rằng: Chi phí sử dụng vốn của công ty là 12%. Cả 2 dự án đều thực hiện
bỏ vốn đầu tư toàn bộ một lần.
Bài số 03
Công ty X đang xem xét thay thế một thiết bị cũ bằng một thiết bị mới hơn và
có hiệu quả hơn. Thông tin liên quan đến dự án như sau:
1. Công ty hiện đang sử dụng một thiết bị cũ có giá trị còn lại là 900 triệu đồng
và vẫn còn thời gian sử dụng hữu ích là 5 năm nữa. Hiện tại, Công ty có thể bán
ngay thiết bị đó cho một doanh nghiệp khác trong cùng ngành với số tiền 1.000 triệu
đồng.
2. Nếu thay thế thiết bị mới thì chi phí đầu tư mua thiết bị mới là 2.000 triệu
đồng, ước tính thời gian sử dụng hữu ích của thiết bị mới là 5 năm. Giá trị thanh lý
sau 5 năm dự tính không đáng kể. Vốn lưu động không cần tăng thêm cho dự án.
3. Việc sử dụng thiết bị mới này dự tính sẽ làm cho doanh thu mỗi năm tăng
thêm được 1.500 triệu đồng, và chi phí tiết kiệm được 250 triệu đồng/năm. Hơn nữa,
thiết bị này dự tính sẽ hạn chế được sản phẩm hỏng, nên sẽ tiết kiệm thêm được 70
triệu đồng/năm.
4. Công ty thực hiện khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
5. Công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất là 20% và chi phí sử
dụng vốn của dự án thay thế là 12%.
Yêu cầu: Hãy xác định giá trị hiện tại thuần của dự án và cho biết có nên thay
thế thiết bị mới không?
Bài số 04
Công ty cổ phần AFC hiện đang sử dụng một thiết bị đã mua và đưa vào sử
dụng cách đây 3 năm với nguyên giá là 560 triệu đồng, thời gian sử dụng hữu ích
được xác định là 8 năm.
Công ty đang dự định thay thế thiết bị trên bằng một thiết bị mới với tổng chi
phí là 1.000 triệu đồng (bao gồm giá mua, chi phí vận chuyển và lắp đặt, chạy thử),
thời gian sử dụng thiết bị này là 5 năm, giá trị thanh lý sau 5 năm sử dụng là không
đáng kể.
Việc thay thế thiết bị sẽ cho phép tăng được sản lượng sản xuất tiêu thụ và từ
đó có thể tăng thêm doanh thu thuần tiêu thụ hàng năm là 200 triệu đồng, đồng thời

62
cũng có thể tiết kiệm được chi phí tiêu hao vật tư, chi phí nhân công hàng năm là
350 triệu đồng. Tuy nhiên, việc thay thế cũng đòi hỏi công ty phải bổ sung thêm
vốn lưu động thường xuyên là 100 triệu đồng, số vốn lưu động này được thu hồi
toàn bộ vào cuối năm thứ năm khi kết thúc dự án.
Nếu thực hiện việc thay thế, dự tính có thể bán thiết bị cũ với giá bán chưa có
thuế giá trị gia tăng là 450 triệu đồng (chi phí nhượng bán không đáng kể).
Công ty phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 20% và nộp thuế
giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Tài sản cố định được khấu hao theo
phương pháp đường thẳng và chi phí sử dụng vốn cho dự án thay thế thiết bị này là
15%/năm.
Yêu cầu: Xác định giá trị hiện tại thuần NPV của dự án, dựa theo tiêu chuẩn
này hãy cho biết có nên thay thế thiết bị cũ hay không?
Bài số 05
Công ty cổ phần A đang dự định đầu tư một dây chuyền sản xuất sản phẩm
mới bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Dự kiến thời gian hoạt động của dự án là 5 năm,
các tài liệu khác liên quan đến dự án như sau:
1. Tổng vốn đầu tư ban đầu cho cho TSCĐ là 18.000 triệu đồng, thời gian sử
dụng hữu ích của TSCĐ là 6 năm, thực hiện khấu hao theo phương pháp đường
thẳng. Gía bán thanh lý khi kết thúc dự án là 3.200 triệu đồng, chi phí tháo dỡ là 50
triệu đồng.
2. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên hàng năm dự tính bằng 10% doanh
thu thuần.
3. Dự kiến khi đi vào hoạt động, sản lượng sản xuất và tiêu thụ hàng năm (từ
năm thứ nhất đến năm thứ năm) lần lượt là : 6.000; 8.000; 9.000; 10.000 và 8.000
sản phẩm.
4. Giá bán đơn vị sản phẩm dự tính năm thứ nhất là 5 triệu đồng (giá chưa có
thuế GTGT). Chi phí vật tư, nhân công và chi phí bằng tiền khác cho một sản phẩm
dự tính ở năm thứ nhất là 4 triệu đồng. Mức lạm phát trung bình dự tính là 5%/năm,
công ty dự tính sẽ điều chỉnh giá bán và chi phí đầu vào hàng năm theo tỷ lệ lạm
phát.

63
5. Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 20% và chi phí sử dụng vốn
của dự án là 14%/năm.
Yêu cầu:
1. Xác định khoản thu thuần thanh lý TSCĐ?
2. Xác định NPV của dự án? Căn cứ vào tiêu chuẩn này cho biết công ty có
nên chấp thuận dự án không?
Bài số 06
Công ty cổ phần AMB đang cân nhắc lựa chọn một trong hai dự án đầu tư
thêm thiết bị mới bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Dự tính dự án A có thời gian hoạt
động 3 năm , dự án B có thời gian hoạt động 5 năm. Vốn đầu tư và dòng tiền thu
nhập của hai dự án như sau :
Đơn vị tính: Triệu đồng
Dự án Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
A (1.500) 1.000 1.000 1.000
B (1.500) 700 700 700 700 700

Chi phí sử dụng vốn để thực hiện dự án là 12%/năm.


Yêu cầu : Hãy tư vấn cho công ty nên chọn dự án nào sẽ tốt hơn ?
Bài số 07
Một chủ xe hơi đang cân nhắc, xem xét hai phương án kinh doanh bằng nguồn
vốn chủ sở hữu. Tài liệu liên quan đến hai phương án như sau:
- Phương án A: Mua 5 xe mới với giá 600 triệu đồng/xe. Chi phí thường xuyên
hàng năm là 120 triệu đồng/xe/năm. Xe mới có thời gian sử dụng hữu ích là 10 năm
mang lại doanh thu mỗi năm là 500 triệu đồng/xe. Sau 10 năm bán thanh lý sẽ thu
được 40 triệu đồng/xe.
- Phương án B: Sửa chữa lại 5 xe cũ, giá trị mỗi xe là 160 triệu đồng, chi phí
thường xuyên mỗi xe là 180 triệu đồng/xe/năm. Doanh thu hàng năm do xe này
mang lại là 400 triệu đồng/xe. Thời gian sử dụng còn lại của xe cũ là 5 năm, giá trị
thanh lý không đáng kể.
Yêu cầu: Bạn hãy tư vấn cho chủ xe hơi nên chọn phương án kinh doanh nào
có lợi hơn?

64
Biết rằng: cả hai loại xe đều thực hiện khấu hao theo phương pháp đường
thẳng. Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư là 12%/năm.
Bài số 08
Công ty cổ phần HMK đang cân nhắc xem xét đầu tư sản xuất sản phẩm mới
bằng nguồn vốn chủ sở hữu. tài liệu liên quan đến dự án như sau :
1. Tổng vốn đầu tư cho dự án là 6.000 triệu đồng, trong đó đầu tư vào TSCĐ
là 5.000 triệu đồng, đầu tư VLĐ thường xuyên là 1.000 triệu đồng (toàn bộ vốn đầu
tư bỏ một lần)
2. Thời gian hoạt động của dự án dự tính là 5 năm. Khi dự án đi vào hoạt động
thì mức sản lượng sản xuất, giá bán và chi phí hoạt động các năm như sau :
- Sản lượng sản xuất, tiêu thụ mỗi năm : 100.000 sản phẩm
- Giá bán (chưa bao gồm thuế GTGT) là 100.000 đồng/sản phẩm và không
thay đổi trong suốt thời gian hoạt động của dự án.
- Chi phí biến đổi 65.000 đồng/sản phẩm
- Tổng chi phí cố định (chưa bao gồm khấu hao) là 500 triệu đồng
3. Dự kiến thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ là 5 năm, thực hiện khấu hao
theo phương pháp đường thẳng, gía bán thanh lý khi kết thúc dự án là không đáng
kể. Số vốn lưu động sẽ thu hồi một lần khi kết thúc dự án.
4. Công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất là 20% và chi phí sử
dụng vốn của dự án là 12%/năm.
Yêu cầu:
1. Xác định NPV của dự án đầu tư
2. Xác định NPV của dự án nếu sản lượng, giá bán tăng thêm 10%?
3. Xác định NPV của dự án nếu chi phí biến đổi giảm 10%?
4. Nhận xét về độ nhạy của dự án với các yếu tố trên?
Bài số 09
Công ty cổ phần bánh kẹo BSA đang xem xét đầu tư dây chuyền sản xuất
bánh kẹo mới. Ứng với các tình trạng của nền kinh tế, dự tính NPV của dự án sẽ đạt
được như sau:

65
Tình trạng nền kinh tế Xác suất NPV (triệu đồng)
Tăng trưởng 0,2 1.500
Bình thường 0,5 1.000
Suy thoái 0,3 400

Yêu cầu: Xác định NPV kỳ vọng, phương sai và độ lệch chuẩn của dự án đầu
tư trên?
Bài số 10  
Công ty cổ phần bánh khẹo HMQ đang cân nhắc đầu tư vào một trong hai dự án sản xuất
nước ngọt (dự án A) và sản xuất kẹo trái cây (dự án B). Cả hai dự án đều có số vốn đầu tư ban đầu
là 8.000 triệu đồng. Dòng thu thuần hàng năm của hai dự án dự kiến như sau:

Dự án Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5


A (SX nước ngọt) (8.000) 2.000 4.000 4.500 3.000 3.000
B (SX kẹo trái cây) (8.000) 2.000 3.000 3.500 4.000 3.000
Dự án đầu tư sản xuất kẹo trái cây có đặc điểm nghành nghề cùng với hoạt
động hiện hành của công ty nên tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư là 14%/năm.
Dự án sản xuất nước ngọt đầu tư vào ngành nghề mới có rủi ro lớn hơn so với đầu
tư sản xuất kẹo trái cây nên nhà đầu tư yêu cầu mức bù rủi ro cao hơn, do đó tỷ suất
sinh lời đòi hỏi là 18%/năm.
Yêu cầu: Xác định NPV của hai dự án đầu tư và cho biết công ty nên chọn dự
án nào?
Bài số 11  
Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh thực phẩm PBC đang xem xét đầu tư
dự án sản xuất mỳ ăn liền bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Tài liệu liên quan đến dự án
như sau :
1. Tổng vốn đầu tư ban đầu là 10.000 triệu đồng, trong đó đầu tư vào TSCĐ
là 8.000 triệu đồng, đầu tư VLĐ thường xuyên là 2.000 triệu đồng (toàn bộ vốn đầu
tư bỏ một lần)
2. Thời gian hoạt động của dự án dự tính là 8 năm. Khi dự án đi vào hoạt động
thì mức sản lượng sản xuất và chi phí hoạt động các năm như sau :
- Sản lượng sản xuất, tiêu thụ mỗi năm : 80 tấn

66
- Chi phí nguyên vật liệu, nhân công và các chi phí biến đổi khác: 7.200.000
đồng/tấn
- Tổng chi phí cố định (chưa bao gồm khấu hao) là 200 triệu đồng/năm
3. Dự kiến thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ là 8 năm, thực hiện khấu hao
theo phương pháp đường thẳng, gía bán thanh lý khi kết thúc dự án là không đáng
kể. Số vốn lưu động sẽ thu hồi một lần khi kết thúc dự án.
4. Theo dự tính, nếu diễn biến thị trường thuận lợi (với xác xuất là 70%) thì
giá bán sản phẩm (giá chưa có thuế GTGT) là 12 triệu đồng/tấn. Nếu điều kiện thị
trường không thuận lợi (ứng với xác suất là 30%) thì giá bán chưa có thuế GTGT
chỉ là 11 triệu đồng/tấn
5. Công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất là 20% và tỷ suất
sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư là 15%/năm.
Yêu cầu:
1. Xác định NPV của dự án trong các tình huống và NPV kỳ vọng của dự án?
2. Đánh giá mức độ rủi ro của dự án thông qua phương sai và độ lệch chuẩn
của dự án?
Bài số 12
Công ty cổ phần bánh kẹo QMT đang xem xét đầu tư vào một trong hai dự
án đầu tư sản xuất sản phẩm kẹo dừa và bánh qui kem. Dự tính NPV của các dự
án đạt được ứng với các tình trạng của nền kinh tế như sau:
NPVA (Triệu NPVB (triệu
Tình trạng nền kinh tế Xác suất
đồng đồng)
Tăng trưởng 0,35 3.000 3.500
Bình thường 0,5 2.200 2.000
Suy thoái 0,15 1.200 800
Yêu cầu: Xác định NPV kỳ vọng, phương sai và độ lệch chuẩn của dự án đầu
tư? Cho biết nên chọn dự án đầu tư nào?
Bài số 13
Công ty thực phẩm MFA đang xem xét dự án thay thế một thiết bị đóng gói
sản phẩm bằng nguồn vốn chủ sở hữu, thông tin về dự án như sau:

67
1. Thiết bị cũ (đang sử dụng) có nguyên giá 700 triệu đồng, thời gian sử dụng
được xác định là 7 năm, đã sử dụng được 2 năm và hiện có thể bán ra trên thị
trường với giá chưa có thuế giá trị gia tăng là 600 triệu đồng (chi phí nhượng bán là
không đáng kể).
2. Thiết bị mới có gía mua chưa có thuế giá trị gia tăng là 1.180 triệu đồng, chi
phí vận chuyển, lắp đặt là 20 triệu đồng, thời gian sử dụng hữu ích dự tính là 5 năm.
Thiết bị này khi mua phải chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất 10%.
3. Nếu thiết bị mới được được sử dụng, dự tính hàng năm có thể tăng thêm sản
lượng sản xuất tiêu thụ là 1.400 sản phẩm, đồng thời có thể tiết kiệm chi phí vật tư
là 80 triệu đồng, tiết kiệm chi phí nhân công là 30 triệu đồng. Giá bán sản phẩm
chưa có thuế giá trị gia tăng là 250.000 đồng/sản phẩm.
4. Nếu thực hiện việc thay thế thì phải bổ sung thêm VLĐ thường xuyên là
100 triệu đồng, số vốn lưu động bổ sung sẽ được thu hồi một lần toàn bộ khi kết
thúc dự án.
5. TSCĐ của doanh nghiệp được khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Dự
tính giá trị thanh lý thiết bị mới khi kết thúc dự án là 50 triệu đồng, chi phí thanh lý
10 triệu đồng.
Yêu cầu:
1. Xác định khoản tiền đầu tư thuần nếu thay thế thiết bị cũ?
2. Xác định khoản thu thuần thanh lý thiết bị mới?
3. Xác định dòng tiền thuần hoạt động tăng thêm hàng năm nếu thay thế thiết
cũ?
4. Sử dụng phương pháp giá trị hiện tại thuần, hãy tư vấn cho doanh nghiệp có
nên thay thế thiết bị cũ hay không?
Biết rằng: Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập với thuế suất 20% và nộp thuế giá
trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Chi phí sử dụng vốn cho dự án thay thế thiết
bị là 14%/năm.

68
CHƯƠNG 10
CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN

I. Câu hỏi tự luận


1. Xem xét trên góc độ tài chính, bạn hiểu thế nào là chi phí sử dụng vốn của
doanh nghiệp? Nêu ví dụ minh họa?
2. Việc nghiên cứu chi phí sử dụng vốn có ý nghĩa như thế nào đối với nhà
quản trị tài chính doanh nghiệp? Nêu ví dụ minh họa?
3. Trình bầy cách thức xác định chi phí sử vốn của từng nguồn vốn riêng biệt
của công ty cổ phần?
4. Xem xét trên góc độ tài chính có người cho rằng đối với công ty cổ phần
chi phí sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư thấp hơn hay rẻ hơn so với sử
dụng trái phiếu. Bạn có tán đồng với ý kiến này hay không và giải thích vì
sao?
5. Để so sánh chi phí sử dụng vốn của từng nguồn tài trợ với nhau theo bạn
cần chú ý điều gì và giải thích vì sao?
6. Những nhân tố chủ yếu nào ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn của doanh
nghiệp?
7. Việc sử dụng vốn vay ảnh hưởng như thế nào đến chi phí bình quân sử
dụng vốn của doanh nghiệp?
8. Tại sao cần Kết hợp đường chi phí cận biên và đường cơ hội đầu tư trong
việc dự toán vốn của doanh nghiệp?
II. Câu hỏi trắc nghiệm
(Trong mỗi câu, chọn 1 đáp án đúng hay đúng nhất)
Câu 01: Xem xét mối quan hệ giữa việc huy động vốn và chi phí sử dụng vốn cận
biên của một doanh nghiệp cho thấy:
1. Quy mô vốn huy động càng tăng thì chi phí sử dụng vốn cận biên có xu
hướng càng tăng lên?
2. Quy mô vốn huy động càng nhỏ thì chi phí sử dụng vốn cận biên có xu
hướng càng tăng lên?

69
3. Quy mô vốn huy động càng tăng thì chi phí sử dụng vốn cận biên có xu
hướng càng giảm đi?
4. Quy mô vốn huy động không làm thay đổi chi phí sử dụng vốn cận biên?
Câu 02: Một doanh nghiệp có sử dụng vốn vay, nếu như các điều kiện khác không
có gì thay đổi, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giảm đi sẽ làm cho:
a. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp giảm đi; chi phí sử dụng vốn bình
quân của doanh nghiệp giảm đi?
b. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp giảm đi; chi phí sử dụng vốn bình
quân của doanh nghiệp tăng lên?
c. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tăng lên; chi phí sử dụng vốn bình
quân của doanh nghiệp tăng lên?
d. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tăng lên; chi phí sử dụng vốn bình
quân của doanh nghiệp giảm đi?
Câu 03: Nếu như các điều kiện khác không có gì thay đổi, công ty cổ phần gia tăng
phần lợi nhuận sau thuế để lại tái đầu tư sẽ dẫn đến:
a. Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu tăng lên?
b. Không ảnh hưởng đến chi phí bình quân sử dụng vốn của công ty?
c. Chi phí bình quân sử dụng vốn của công ty tăng lên?
d. Chi phí bình quân sử dụng vốn của công ty giảm đi?
Câu 04: Một doanh nghiệp gia tăng hệ số nợ vay (vẫn trong giới hạn an toàn về tài
chính), nếu các yếu tố khác không có gì thay đổi, điều đó sẽ dẫn tới:
a. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tăng lên; chi phí sử dụng vốn bình
quân của doanh nghiệp tăng lên?
b. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp không thay đổi; chi phí sử dụng
vốn bình quân của doanh nghiệp giảm đi?
c. Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế của doanh nghiệp giảm đi; chi phí sử
dụng vốn bình quân của doanh nghiệp giảm đi?
d. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp giảm đi; chi phí sử dụng vốn bình
quân của doanh nghiệp giảm đi?
Câu 05: Nếu như các điều kiện khác không có gì thay đổi, công ty cổ phần gia tăng
phần lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức sẽ dẫn đến:

70
a. Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu giảm đi; chi phí sử dụng bình quân của
công ty tăng lên?
b. Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu tăng lên; chi phí sử dụng bình quân của
công ty tăng lên?
c. Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu giảm đi; chi phí sử dụng bình quân của
công ty giảm đi?
d. Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu giảm đi; chi phí sử dụng bình quân của
công ty tăng lên?
III. Bài tập
Bài số 01
Công ty A đã thu thập các số liệu sau đây về cơ cấu vốn, EPS dự kiến, tỷ suất
sinh lời đòi hỏi cho công ty của mình. Giả định toàn bộ thu nhập cổ phần được chia
hết dưới dạng cổ tức, do đó tỷ lệ tăng trưởng g = 0
Tỷ lệ nợ trong EPS Tỷ suất sinh lời
tổng nguồn vốn (%) dự kiến (đ) đòi hỏi (%)
0 3.120 13
10 3.900 15
20 4.800 16
30 5.440 17
40 5.510 19
50 5.000 20
60 4.400 22
Yêu cầu:
a. Tính giá trị cổ phần thường tương ứng với từng cơ cấu vốn
b. Xác định cơ cấu vốn tối ưu dựa trên mục tiêu: (1) Tối đa hóa
thu nhập mỗi cổ phần và (2) Tối đa hóa giá trị mỗi cổ phần
c. Tư vấn cho công ty nên chọn cơ cấu vốn nào? Vì sao?
Bài số 02
Công ty cổ phần Hữu Hạnh chuyên sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm, có
tài liệu năm N dự kiến như sau:

71
1 - Doanh thu bán hàng: 30.000 triệu đồng. Tổng chi phí cố định kinh doanh là
10.000 triệu đồng. Tỷ lệ chi phí biến đổi trên doanh thu là 40%.
2 - Tổng vốn vay là 12.000 triệu đồng; trong đó, nợ vay ngân hàng là 2.000 triệu
đồng với lãi suất 10%/ năm; vay bằng phát hành trái phiếu với lãi suất 12%/năm
3 - Cổ phần ưu đãi đang lưu hành là 480.000 cổ phần với mức cổ tức là 2.000
đồng/cổ phần
4 - Cổ phần thường đang lưu hành là 10.000.000 cổ phần. Thuế suất thuế TNDN là
20%
Yêu cầu: Tính EPS của công ty nếu doanh thu bán hàng giảm 10% so với dự
kiến?
Bài số 03
Công ty cổ phần Xuân Mai có tỷ suất sinh lời kinh tế trên tổng tài sản (BEP) là
18%. Hiện tại công ty đang tài trợ 100% bằng vốn cổ phần. Công ty dự định sẽ thay
đổi cơ cấu vốn thành 50% nợ vay và 50% vốn cổ phần, lãi suất vay là 14%/năm.
Nếu thuế suất thuế TNDN là 25% thì tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần thay đổi như
thế nào?
Bài số 04
Công ty cổ phần Minh Nguyệt có tài liệu ngày 31/12/N như sau: Vốn vay:
4000 triệu đồng ; Vốn chủ sở hữu: 6000 triệu đồng.
Công ty hiện đang có 400.000 trái phiếu với lãi suất là 10%, giá thị trường
hiện hành của trái phiếu là: 12.500 đồng/trái phiếu và có 500.000 cổ phần thường
với giá thị trường hiện hành là: 30.000 đồng/cổ phần thường. Chi phí sử dụng vốn
cổ phần thường là 15%. Thuế suất thuế TNDN là 20%.
Yêu cầu:
Hãy xác định chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty ?
Bài số 05
Công ty TNHH Minh Trí có 100.000 cổ phần thường đang lưu hành. Giá thị
trường hiện hành của cổ phần thường là 20.000 đồng. Năm trước, công ty trả cổ tức
là 2000 đồng/cổ phần. Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức hàng năm dự kiến duy trì ổn định là
5%. Nếu công ty có nhu cầu vốn đầu tư phải phát hành cổ phần thường mới để huy
động vốn thì chi phí phát hành là 10% so với giá cổ phần.

72
Yêu cầu:
Hãy xác định tỷ suất sinh lời đòi hỏi của thị trường đối với cổ phần thường của
công ty và xác định chi phí sử dụng vốn cổ phần thường mới?
Bài số 06
Công ty cổ phần Hoa Mai có 1 triệu cổ phần ưu đãi với mệnh giá 10.000 đồng.
Tỷ lệ cổ tức là 12%. Giá thị trường hiện hành của cổ phần ưu đãi là 12.000 đồng.
Công ty dự định phát hành thêm cổ phần ưu đãi để huy động vốn cho một dự án đầu
tư với giá phát hành là 12.000/cổ phần. Tỷ lệ chi phí phát hành dự tính bằng 10%
giá phát hành.
Hãy xác định tỷ suất sinh lời đòi hỏi của thị trường đối với cổ phần ưu đãi và
chi phí sử dụng vốn khi công ty huy động vốn từ cổ phần ưu đãi?
Bài số 07
Công ty cổ phần Đại Lợi đã phát hành 1 triệu cổ phiếu thường, 50.000 cổ
phiếu ưu đãi và 460.000 trái phiếu có lãi suất 12%/năm (trả lãi vào cuối năm). Cổ
phiếu thường của công ty hiện được bán trên thị trường với giá là 50.000 đ/cổ phiếu
và hệ số β bằng 1,2. Cổ phiếu ưu đãi được bán với giá 80.000 đ/cổ phiếu và được
trả cổ tức cố định 12.000 đ/cổ phần/năm. Trái phiếu công ty hiện có thị giá 100.000
đ/trái phiếu; phần bù rủi ro thị trường là 10%.
Yêu cầu:
a/ Xác định cơ cấu nguồn vốn công ty theo giá thị trường?
b/ Nếu công ty đang nghiên cứu một dự án đầu tư có rủi ro tương đương với
hoạt động hiện nay, tính chi phí sử dụng vốn bình quân cho dự án?
Biết rằng: Lãi suất trái phiếu chính phủ là 9%/năm và thuế suất thuế TNDN là
20%. Chi phí phát hành cổ phiếu và trái phiếu là không đáng kể.
Bài số 08
Công ty cổ phần Ánh Kim có chi phí sử dụng vốn bình quân 12,25% khi
nguồn vốn huy động tới 1.200 triệu đồng; 12,85% khi nguồn vốn từ trên 1.200 triệu
đồng đến 2.000 triệu đồng, và 14,03% khi nguồn vốn huy động trên mức 2.000 triệu
đồng. Công ty đang xem xét các dự án đầu tư độc lập có mức độ rủi ro tương đương
nhau, vốn đầu tư và tỷ suất doanh lợi nội bộ của các dự án như sau :

73
Dự án IRR (%) Vốn đầu tư ban đầu (triệu đồng)
A 16% 600
B 15,5% 800
C 13% 600
D 14% 200
E 12% 400

Theo bạn, công ty có thể chấp nhận những dự án nào ?


Bài số 09
Công ty TNHH Hải Phúc hiện có 100.000 cổ phần thường đang lưu hành với
giá thị trường là 50.000 đồng/cổ phiếu. Công ty đang sử dụng 2.000 triệu đồng nợ
trái phiếu với lãi suất 10%/năm. Công ty đang cân nhắc dự án đầu tư mở rộng nhà
xưởng sản xuất trị giá 3.000 triệu đồng. Theo tính toán, nếu thực hiện thêm dự án
này thì EBIT của công ty sẽ đạt mức 1.000 triệu đồng/năm. Các phương án tài trợ
cho dự án được đưa ra như sau:
Phương án 1: Toàn bộ giá trị đầu tư mở rộng được tài trợ bằng phát hành cổ
phiếu thường mới với mức giá ròng phát hành là 40.000 đồng/cổ phiếu.
Phương án 2: Tài trợ toàn bộ bằng nợ vay với lãi suất 11%/nãm
Phương án 3: Tài trợ 100% bằng phát hành cổ phiếu ưu đãi với tỷ lệ cổ tức là
12%
Phương án 4: Tài trợ 50% bằng cổ phiếu thường với giá ròng phát hành 40.000
đồng/cổ phiếu; 50% bằng nợ vay với lăi suất 11%
Biết rằng: Thuế suất thuế TNDN phải nộp là 20%
Hãy xác định:
1. Phương án tài trợ nào có thu nhập cổ phần thường (EPS) cao
nhất ?
2. Nếu giá phát hành ròng cổ phiếu thường tăng lên ở mức 50.000
đồng/cổ phiếu, lãi vay vốn thực hiện dự án và tỷ lệ cổ tức ưu đãi vẫn như
trước thì phương án nào sẽ mang lại EPS cao nhất?

74
Bài số 10
Công ty cổ phần Hải Vân có 100% vốn chủ sở hữu đang cân nhắc các cơ hội đầu tư sau:

Dự án Β TSSL kỳ vọng %
A 0,9 14,5
B 0,6 12,5
C 1,3 15
D 1,8 17

Biết rằng: Lãi suất trái phiếu chính phủ là 10%/năm và tỷ suất sinh lời kỳ
vọng thị trường là 14%. Các dự án trên là các dự án độc lập.
Yêu cầu:
1. Nếu chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) của công ty là 13%, dự án
nào sẽ được chọn ?
2. Dự án nào bị loại trừ, hoặc được lựa chọn một cách sai lầm khi lấy WACC
của công ty làm căn cứ lựa chọn?
Bài số 11
Công ty Nam Hải có hai nguồn vốn cho dự án đầu tư mới:
Một là, phát hành cổ phiếu thường mới với chi phí phát hành khoảng 2% giá
phát hành. Tỷ suất cổ tức cuối năm vừa qua là 12%, và công ty dự kiến tỷ lệ tăng
trưởng cổ tức đều đặn hàng năm là 3%.
Hai là, vay 250 triệu đồng (chiếm 25% tổng vốn đầu tư). Số vốn vay này phải
trả trong thời gian là 3 năm, mỗi năm trả 2 lần (6 tháng/lần), mỗi lần có số tiền cả
gốc và lãi bằng nhau và bằng 49,254 triệu đồng.
Yêu cầu:
1. Hãy tính chi phí sử dụng vốn của từng nguồn tài trợ?
2. Hãy tính chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) của dự án?
3. Nếu tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) của dự án là 13,5%/năm, thì công ty có
chấp thuận dự án đầu tư không?
Biết rằng: Công ty phải nộp thuế TNDN với thuế suất 20%.

75
Bài số 12
Công ty cổ phần Thanh Bình có cơ cấu nguồn vốn được coi là tối ưu như sau:
- Vốn vay: 25%
- Cổ phiếu ưu đãi 20%
- Vốn chủ sở hữu 55% (không kể cổ phiếu ưu đãi)
Trong năm tới, dự kiến tổng thu nhập cổ phần thường là 2750 triệu đồng. Hệ
số chi trả cổ tức là 0,4. Năm trước công ty đã trả cổ tức 3.500 đồng/cổ phần. Giá thị
trường hiện hành một cổ phần là 70.000 đồng, tỷ lệ tăng trưởng cổ tức ổn định hàng
năm là 8%.
Trong năm tới, công ty dự kiến có các cơ hội đầu tư có cùng mức độ rủi ro như sau:

Dự án Vốn đầu tư (Tr.đ) IRR (%)


A 1500 15%
B 2000 12%
C 2500 14%
D 1000 10%
Ngoài số lợi nhuận giữ lại tái đầu tư, công ty có thể huy động vốn mới bằng
các cách sau:
- Cổ phiếu thường: phát hành cổ phiếu thường mới với chi phí phát hành
10% giá bán cho số cổ phiếu mới có giá trị huy động đến 1.100 triệu đồng, và chi
phí phát hành bằng 20% giá bán cho toàn bộ số cổ phiếu thường mới có tổng giá trị
huy động trên 1.100 triệu đồng
- Cổ phiếu ưu đãi: phát hành cổ phiếu ưu đãi với giá 95000 đồng/cổ phiếu và
cổ tức là 10.350 đồng, chi phí phát hành là 5000 đồng/cổ phần cho số cổ phiếu ưu
đãi mới có tổng giá trị huy động đến 400 triệu đồng, và chi phí phát hành là 7000
đồng/cổ phiếu cho số cổ phiếu ưu đãi mới có tổng giá trị huy động trên 400 triệu
đồng.
- Vay nợ: Công ty vay nợ trong 250 triệu đồng phải trả lãi suất 10%/năm. Số
vốn vay từ 251-750 triệu đồng phải trả lãi suất 12%. Trên 750 triệu đồng phải trả lãi
suất 15%/năm (mỗi năm trả lãi một lần vào cuối năm).

76
Yêu cầu:
1. Tính chi phí sử dụng vốn của các nguồn tài trợ riêng biệt?
2. Tìm các điểm gãy của đường chi phí cận biên về sử dụng vốn?
3. Xác định chi phí sử dụng vốn cận biên và cho biết công ty có thể chấp
nhận những dự án nào? Quy mô vốn tối ưu là bao nhiêu?
Biết rằng: Thuế suất thuế TNDN là 25%.
Bài số 13
Công ty cổ phần An Lợi có tổng vốn kinh doanh là 5.000 triệu đ trong đó: Vốn
chủ sở hữu là 3.000 triệu đồng (không có cổ phần ưu đãi ); Vốn vay là 2.000 triệu
đồng với lãi suất 10%/năm.
Cơ cấu vốn như trên được coi là cơ cấu vốn tối ưu
1. Tình hình hoạt động kinh doanh trong năm như sau:
- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: 25.000 sản phẩm.
- Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có thuế gián thu): 200.000 đ/sp
- Tổng chi phí cố định kinh doanh: 466,6 triệu đồng
- Chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm: 120.000 đ/sp
2. Giá hiện hành một cổ phiếu thường của công ty là 60.000 đ/cp. Năm
trước công ty trả cổ tức 6.000 đ/cp. Mức tăng trưởng lợi nhuận và cổ tức mà nhà
đầu tư mong đợi trong tương lai ổn định là 9%. Hệ số chi trả cổ tức là 0.4
Công ty hiện có các dự án đầu tư có mức độ rủi ro tương đương như sau:

Dự án Vốn (triệu đ) IRR (%)


A 2.000 18%
B 1.000 16%
C 1.000 17%
Công ty dự kiến huy động vốn để thực hiện các dự án như sau:
- Sử dụng lợi nhuận để lại.
- Vay không hạn chế với mức lãi suất 10%/năm.
- Phát hành cổ phiếu thường mới với chi phí phát hành là 10% giá bán cho số
cổ phiếu mới có tổng giá trị huy động đến 1.200 triệu, và 20% cho toàn bộ cổ phiếu
thường có tổng giá trị trên 1.200 triệu.

77
Yêu cầu:
1. Xác định điểm gẫy và chi phí sử dụng vốn cận biên?
2. Cho biết công ty có thể lựa chọn các dự án nào?
Biết rằng: Thuế suất thuế TNDN là 20%
Bài số 14
Công ty cổ phần Quảng Đức có cơ cấu vốn sau đây được coi là tối ưu: Vốn vay
25%, Vốn cổ phần ưu đãi:15%; Vốn cổ phần thường là 60%.
Năm nay, Công ty dự kiến lợi nhuận sau thuế đạt 48.000 triệu đồng. Hệ số
chi trả cổ tức là 50%. Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức trong tương lai dự kiến ổn định ở
mức 9%/năm.
Công ty hiện đang xem xét các dự án đầu tư độc lập có cùng mức độ rủi ro như sau:

Dự án Vốn đầu tư (Triệu đồng) IRR


A 10.000 12,3%
B 10.000 17,0%
C 10.000 14,5%
D 20.000 13,6%
E 20.000 16,4%
Để thực hiện các dự án trên, công ty vẫn duy trì kết cấu nguồn vốn tối ưu và có thể
huy động vốn bằng các cách sau:
- Vay nợ: Nếu Công ty vay nợ trong khoảng 5.000 triệu đồng thì phải trả lãi suất
là 10%. Số vốn vay từ trên 5.000 triệu đến 10.000 triệu thì phải chịu lãi suất là
12 %; nếu số vốn vay trên 10.000 triệu thì phải chịu lãi suất 14 % (mỗi năm trả
lãi một lần vào cuối năm).
- Phát hành cổ phiếu ưu đãi mới với giá phát hành là 100.000 đồng/1 cổ phiếu và
cổ tức là 11.000 đồng/cổ phần. Chi phí phát hành là 5.000 đồng/1 cổ phiếu cho
số cổ phiếu mới có tổng giá trị huy động đến 7.500 triệu và chi phí này sẽ tăng
lên ở mức 10.000 đồng/1 cổ phiếu cho số cổ phiếu ưu đãi mới khi tổng giá trị
huy động trên 7.500 triệu đồng.
- Phát hành cổ phiếu thường mới với giá phát hành bằng giá thị trường; chi phí
phát hành là 10%/giá phát hành nếu có tổng giá trị huy động đến 12.000 triệu đồng,
và là 20% nếu tổng giá trị huy động trên 12.000 triệu đồng.

78
Yêu cầu :
1. Xác định các điểm gãy của đường chi phí cận biên về sử dụng vốn?
2. Xác định chi phí sử dụng vốn cận biên cho từng khoảng vốn huy động, từ
đó cho biết quy mô vốn đầu tư tối ưu của công ty là bao nhiêu?
Biết rằng: Công ty phải nộp thuế TNDN với thuế suất là 20%. Năm trước,
công ty trả cổ tức cổ phần thường là 3.600 đồng/cổ phần. Giá thị trường hiện hành
một cổ phiếu thường của công ty là 60.000 đồng.

CHƯƠNG 11
ĐÒN BẨY VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

79
I. Câu hỏi tự luận
1. Trình bày khái niệm rủi ro kinh doanh, đòn bẩy kinh doanh, rủi ro tài chính,
đòn bẩy tài chính, rủi ro tổng thể, đòn bẩy tổng hợp?
2. Việc nghiên cứu đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính mang lại ý nghĩa gì
trong công tác quản lý doanh nghiệp?
3. Phân tích tác động của đòn bẩy tài chính đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở
hữu (ROE), thu nhập một cổ phần thường (EPS)?
4. Tại sao hai doanh nghiệp trong một ngành cùng sản xuất kinh doanh một loại
sản phẩm, điều kiện và tình hình kinh doanh tương tự giống nhau có tỷ suất
sinh lời kinh tế của tài sản (BEP), lãi suất vay vốn giống nhau nhưng tỷ suất
lợi nhuận vốn chủ sở hữu(ROE)hay EPS lại có thể rất khác nhau? Hãy đưa ra
một thí dụ?
5. Thế nào là điểm cân bằng EBIT? Điểm cân bằng EBIT có ý nghĩa gì?
6. Tại sao nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cần phải phối hợp sử dụng cả
đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính?
II. Câu hỏi trắc nghiệm
(Trong mỗi câu, chọn 1 đáp án đúng hay đúng nhất)
Câu 01: Việc gia tăng sử dụng đòn bẩy kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến:
a. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế?
b. Lợi nhuận trước thuế?
c. Lợi nhuận sau thuế?
d. Lợi nhuận gữi lại tái đầu tư?
Câu 02: Mục tiêu chủ yếu sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty cổ phần là gia
tăng:
a. Lợi nhuận trước thuế?
b. Lợi nhuận sau thuế?
c. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế?
d. Thu nhập trên 1 cổ phần(EPS)?
Câu 03: Thông thường việc gia tăng sử dụng đòn bẩy kinh doanh sẽ dẫn đến:
a. Sản lượng hòa vốn kinh tế tăng lên?
b. Sản lượng hòa vốn kinh tế giảm đi ?

80
c. Không ảnh hưởng đến sản lượng hòa vốn kinh tế?
d. Sản lượng hòa vốn kinh tế tiến tới không (0)?
Câu 04: Rủi ro tài chính của doanh nghiệp nảy sinh từ việc:
a. Sử dụng thiết bị và công nghệ?
b. Tổ chức lao động không hợp lý?
c. Sử dụng đòn bẩy kinh doanh?
d. Sử dụng đòn bẩy tài chính?
Câu 05: Cơ cấu nguồn vốn của một doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến:
a. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)?
b. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)?
c. Cơ cấu tài sản?
d. Cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh?
III. Bài tập
Bài số 01
Năm N, công ty TNHH Bình Minh có doanh thu bán hàng (chưa có thuế gián
thu) là 2.000 triệu đồng. Tỷ lệ chi phí biến đổi bằng của công ty bằng 70% doanh
thu, chi phí cố định kinh doanh là 200 triệu đồng, lãi vay vốn kinh doanh hàng năm
là: 100 triệu đồng.
Yêu cầu:
a. Xác định mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh (DOL) của công ty tại
mức doanh thu bán hàng nói trên?
b. Nếu lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) của công ty tăng 10% thì thu
nhập của cổ đông sẽ thay đổi thế nào?
c. Nếu doanh thu tăng 10%, lợi nhuận trước lãi vay và thuế của công ty sẽ tăng
bao nhiêu và thu nhập của cổ đông sẽ tăng bao nhiêu?
Bài số 02
Công ty cổ phần A và B chỉ sản xuất một loại sản phẩm có tình hình sau:
1. Công ty A có tổng vốn kinh doanh là 600 triệu đồng trong đó vốn vay 200 triệu
đồng. Công ty B có tổng vốn kinh doanh 600 triệu đồng trong đó vốn vay 300 triệu
đồng. Lãi suất vay vốn của hai công ty đều là 10%/năm.
2. Tình hình kinh doanh của hai công ty như sau:

81
Chỉ tiêu Đơn vị Công ty A Công ty B
Chi phí cố định kinh doanh
Triệu đồng 60 100
(không bao gồm lãi tiền vay)
Chi phí biến đổi /đơn vị SP đồng 10.000 6.000
Giá bán đơn vị sản phẩm (Chưa
đồng 25.000 25.000
gồm thuế giá trị gia tăng)
3. Cả 2 công ty đều phải nộp thuế TNDN với thuế suất là 25%.
Yêu cầu:
1. Tại mức sản lượng nào thì cả hai công ty có EBIT bằng nhau? Tính tỷ
suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế tại mức sản lượng đó và cho biết công ty
nào có tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu cao hơn. Vì sao?
2. Giả sử rằng hàng năm công ty A sản xuất và tiêu thụ được 30.000 sản
phẩm, hệ số nợ trung bình của ngành là 0,6 thì công ty A có nên điều chỉnh kết
cấu nguồn vốn theo hướng tăng hệ số nợ lên không? vì sao?
Bài số 03
Công ty cổ phần Phú Cường chuyên sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm có
tình hình như sau:
- Tổng số vốn kinh doanh là 1.000 triệu đồng, trong đó vốn vay 280 triệu đồng với
lãi suất 10%/năm.
- Tổng chi phí cố định kinh doanh (không bao gồm lãi tiền vay) 100 triệu đồng
- Chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm bằng 60% giá bán.
- Giá bán sản phẩm (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng): 10.000 đồng/sản phẩm
- Công ty phải nộp thuế TNDN với thuế suất 20%
Yêu cầu:
1. Giả sử rằng hàng năm công ty sản xuất và tiêu thụ được 60.000 sản
phẩm, vậy công ty có nên điều chỉnh kết cấu nguồn vốn theo hướng tăng hệ số
nợ để khuyếch đại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu không? Vì sao? Biết rằng hệ
số nợ trung bình của ngành là 0,5
2. Tại mức doanh thu 600 triệu đồng, hãy xác định mức độ ảnh hưởng
của đòn bẩy tài chính, đòn bẩy tổng hợp. Trên cơ sở đó hãy cho biết: nếu doanh

82
thu thực tế của công ty chỉ đạt được 480 triệu đồng thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ
sở hữu của công ty thay đổi như thế nào? Khi đó ROE là bao nhiêu?
Bài số 04
Công ty cổ phần Phúc Thịnh chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm X, có tình
hình năm N như sau:
1. Tổng số vốn kinh doanh là 15 tỷ đồng, số vốn này được tài trợ 100% bằng
vốn cổ phần.
2. Doanh thu trong năm đạt 30 tỷ đồng.
3. Chi phí sản xuất kinh doanh cho việc thực hiện số doanh thu trong năm: Chi
phí cố định kinh doanh là 12 tỷ đồng; chi phí biến đổi bằng 40% doanh thu.
Yêu cầu:
1. Công ty hiện đang muốn thay đổi cơ cấu nguồn vốn: 60% là vốn cổ phần; 40% là
vốn vay, với lãi suất vay nợ bình quân là 10%/năm. Nếu các điều kiện khác không
thay đổi và doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN với thuế suất là 25% thì tỷ suất lợi
nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu thay đổi như thế nào?
2. Sau khi thay đổi cơ cấu nguồn vốn, nếu doanh thu của công ty năm tới tăng 1%
thì EBIT và ROE của công ty thay đổi như thế nào?
Biết rằng: Công ty không phát hành cổ phiếu ưu đãi.
Bài số 05
Công ty cổ phần Hùng Cường đang duy trì một cơ cấu nguồn vốn: 30% vốn
vay, 20% vốn cổ phần ưu đãi và 50% vốn cổ phần thường.
Hiện tại, công ty đang vay nợ ngân hàng 5 tỷ đồng với lãi suất 8%/năm, công
ty phát hành trái phiếu giá trị là 18,4 tỷ đồng với lãi suất trái phiếu là 10%/năm.
Công ty có 730.000 cổ phần ưu đãi đang lưu hành với mức cổ tức là 2.000 đ/CPƯĐ,
giá thị trường hiện hành của cổ phiếu ưu đãi là 20.000 đồng/cổ phần và 2.000.000
cổ phần thường đang lưu hành, giá hiện hành một cổ phần thường là 19.500 đ, năm
trước công ty trả cổ tức là 1.500 đ/CP, tỷ lệ tăng trưởng cổ tức hàng năm ổn định là
4%.
Công ty dự kiến năm tới doanh thu đạt 200 tỷ đồng; Chi phí sản xuất kinh
doanh để đạt mức doanh thu trên: Chi phí cố định kinh doanh là 40 tỷ đồng, tỷ lệ
chi phí biến đổi trên doanh thu là 72,18%. Thuế suất thuế TNDN là 20%.

83
Yêu cầu:
a. Hãy xác định mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài
chính và đòn bẩy tổng hợp của công ty?
b. Dựa vào kết quả vừa tính được ở câu a, hãy xác định ROE khi doanh
thu tăng (hoặc giảm) 2%?
c. Công ty đang dự định sẽ huy động vốn thực hiện các dự án đầu tư dài
hạn với cơ cấu nguồn vốn không thay đổi bằng các cách sau:
- Vay nợ dưới 3.000 triệu đồng với mức lãi suất 8%/năm, số vốn vay trên mức
3.000 triệu đồng sẽ chịu mức lãi suất 10%/năm.
- Công ty có thể phát hành cổ phiếu thường mới với giá phát hành ròng là
15.800 đ/cp.
- Công ty có thể phát hành cổ phiếu ưu đãi với giá bán ròng 16.000 đ/CPƯĐ.
Hãy xác định chi phí cận biên sử dụng vốn của công ty?
Bài số 06
Công ty cổ phần Duy Tiên năm vừa qua đã dành ra 24% lợi nhuận sau thuế để
tái đầu tư. Công ty cũng đạt tốc độ tăng trưởng cổ tức đều đặn hàng năm là 4,5% và
hy vọng sẽ giữ vững tốc độ tăng trưởng này trong tương lai. Biết tỷ suất sinh lời đòi
hỏi của nhà đầu tư (r) là 16%/năm.
1. Nếu thu nhập của cổ phần thường ( EPS) năm tới dao động từ 2.760 đồng
tới 2.920 đồng thì giá một cổ phiếu sẽ dao động như thế nào?
2. Nếu nhà đầu tư yêu cầu tỷ suất sinh lời (r) là 19,2%/năm, hãy xác định lại
giá cổ phiếu?
Bài số 07
Cổ phiếu của Công ty cổ phần Phúc Lộc có giá thị trường hiện hành là 76.100
đồng/cổ phần. Thu nhập của công ty được dự đoán sẽ tăng trưởng ổn định hàng năm
là 8,5%/năm. Năm trước, công ty trả cổ tức 1.400 đồng/cổ phần
1- Giả định tỷ lệ tăng trưởng cổ tức cũng được duy trì đều đặn và ổn định như
mức tăng trưởng thu nhập của công ty. Hãy tính tỷ suất sinh lời đòi hỏi của các nhà
đầu tư?
2- Sử dụng kết quả câu 1 hãy cho biết: Để giá cổ phiếu đạt được 163.000 đồng
thì công ty phải duy trì tốc độ tăng trưởng là bao nhiêu?

84
Bài số 08
Công ty TNHH An Khang mới được thành lập có tổng vốn đầu tư ban đầu là
5.000 triệu đồng, đang lựa chọn một cơ cấu nguồn vốn hợp lý. Hiện tại, Công ty có thể
vay dài hạn không hạn chế với lãi suất 15%/năm; hoặc có thể huy động bằng phát hành cổ phiếu
ưu đãi với chi phí là 16%; nếu phát hành cổ phiếu thường, Công ty có thể được phát hành với mức
giá ròng 20.000 đồng/cổ phiếu. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) theo tính toán có thể đạt
1.000 triệu đồng/năm. Thuế suất thuế TNDN là 25%. Các phương án cơ cấu vốn khả thi đang được
xem xét là:

Phương án Vay dài hạn CP ưu đãi CP Thường


1 0% 0% 100%
2 30% 0% 70%
3 40% 0% 60%
4 50% 10% 40%
Yêu cầu :
1. Hãy xác định EPS cho cả 4 phương án trên ?
2. Xác định điểm cân bằng EBIT (điểm bàng quan) giữa các phương án ?
3. Hãy xác định mức độ tác động của đòn bẩy tài chính của các phương án ?
Bài số 09
Công ty cổ phần Đọi Sơn có tình hình sau:
1. Hiện tại, công ty có số cổ phiếu thường đang lưu hành là 160.000 cổ phiếu
(không có cổ phiếu ưu đãi). Đồng thời đang sử dụng vốn vay 150 triệu, với lãi suất
7,5%/ năm, số vốn này vẫn được tiếp tục sử dụng trong năm tới.
2. Năm tới công ty dự kiến sản xuất và tiêu thụ 20.000sản phẩm, với chi phí sản
xuất kinh doanh trong năm cho số sản phẩm này như sau:
- Tổng chi phí cố định kinh doanh (không bao gồm lãi vay) là 540 triệu đồng
- Chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm 50.000đ
- Giá bán sản phẩm trong năm (chưa có thuế giá trị gia tăng) là 100.000đ/ sản phẩm
3. Công ty hiện đang xem xét dự án đầu tư nâng cấp một dây chuyền thiết bị sản
xuất với số vốn đầu tư vào TSCĐ là 240 triệu động (không cần bổ sung thêm vốn
lưu động) và dự kiến khấu hao TSCĐ với thời hạn là 4 năm và theo phương pháp
đường thẳng. Số thu về thanh lý TSCĐ là không đáng kể.

85
4. Nếu thực hiện việc đầu tư trên thì số sản phẩm tiêu thụ và giá bán sản phẩm trong
năm tới vẫn như dự kiến nhưng chi phí biến đổi cho mỗi đơn vị sản phẩm sẽ giảm
đi 10% so với trước khi đầu tư.
5. Để thực hiện đầu tư, Công ty đang xem xét lựa chọn một trong 3 cách huy động
vốn sau:
- Cách 1: 50% số vốn đầu tư huy động bằng cách phát hành thêm 4.000 cổ phần
thường, với giá ròng 30.000 đ/cổ phiếu, số còn lại sẽ vay vốn với lãi suất 8%/ năm.
- Cách 2: Toàn bộ số vốn đầu tư huy động bằng phát hành thêm 8.000 cổ phần
thường với giá ròng 30.000 đồng /cổ phiếu.
- Cách 3: Toàn bộ số vốn đầu tư sẽ được vay với lãi suất 8,5%/ năm
5. Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là 20%.
6. Hệ số chi trả cổ tức trong năm là 60%.
Yêu cầu :
a) Nếu công ty thực hiện đầu tư : Xác định sản lượng hoà vốn kinh tế và vẽ đồ thị
điểm hoà vốn kinh tế? Xác định mức độ tác động của đòn bảy kinh doanh tại mức
sản lượng dự kiến?
b) Hãy xác định thu nhập 1cổ phần(EPS), cổ tức 1 cổ phần (DPS)của công ty trong
trường hợp không thực hiện dự án đầu tư và thực hiện dự án đầu tư ứng với từng
hình thức huy động vốn ? Dựa trên cơ sở này cho biết công ty nên chọn cách huy
động nào để thực hiện dự án đầu tư ? Tại sao ?
Bài số 10
Công ty cổ phần Sông Châu đang cân nhắc 2 phương án A và B để đầu tư sản
xuất sản phẩm mới. Có các tài liệu về 2 phương án như sau:
1. Vốn kinh doanh của 2 phương án đều là 500 triệu đồng. Phương án A sử
dụng 300 triệu đồng vốn vay; phương án B sử dụng 200 triệu đồng vốn vay. Lãi
suất vay vốn bình quân của cả hai phương án đều là 10%/năm.
2. Dự tính chi phí SXKD và giá bán sản phẩm của 2 phương án như sau:

Chỉ tiêu Phương án A Phương án B


1. Tổng chi phí cố định kinh doanh 160 triệu đồng 200 triệu đồng
2. Chí phí biến đổi đơn vị sản phẩm 10.000 đồng 8.000 đồng
3. Giá bán sản phẩm (chưa bao gồm 20.000 đồng/sp 20.000 đồng/sp

86
thuế GTGT)
3. Công ty phải nộp thuế TNDN với thuế suất là 20%.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu(ROS), tỷ suất lợi
nhuận vốn chủ sở hữu(ROE) tại mức sản lượng 25.000 sản phẩm cho từng phương
án ?
2. Hãy xác định mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL) tại mức sản
lượng 25.000 sản phẩm cho từng phương án đầu tư? Dựa vào kết quả tính toán
được, có nhận xét gì về mức độ rủi ro tài chính của các phương án đầu tư ?
3. Nếu trong năm tới, lợi nhuận trước lãi vay và thuế tăng thêm 10% thì tỷ suất
lợi nhuận vốn chủ sở hữu của mỗi phương án có thể đạt được là bao nhiêu?
4. Giả sử phương án B chỉ có thể sản xuất và tiêu thụ được 20.000 sản phẩm,
hệ số nợ trung bình của ngành là 60%; theo anh (chị), công ty có nên điều chỉnh kết
cấu nguồn vốn của phương án B theo hướng tăng hệ số nợ lên không? Vì sao?
Bài số 10
Công ty Cổ phần Hòa Mạc hiện có 500.000 cổ phần thường, đồng thời công ty còn
có tổng số nợ 8.000 triệu đồng với lãi suất 10%/năm. Công ty dự định mở rộng sản
xuất với vốn đầu tư 6.000 triệu đồng và có thể huy động từ các nguồn sau:
- Phát hành mới 300.000 cổ phần thường, giá ròng 20.000 đồng/cổ phần.
- Phát hành mới 150.000 cổ phần thường, giá ròng 20.000 đồng/cổ phần và 3.000
triệu đồng trái phiếu với lãi suất 12%/năm.
- Phát hành 6.000 triệu đồng trái phiếu với lãi suất 12,5%/năm.
Yêu cầu:
a) Hãy đánh giá 3 phương án tài trợ trên thông qua chỉ tiêu thu nhập một cổ phần
thường (EPS)? Biết rằng doanh thu thuần từ 3 phương án trên lần lượt là 39.000
triệu đồng, 35.000 triệu đồng, 40.000 triệu đồng và lợi nhuận trước lãi vay và thuế
bằng 9% của doanh thu thuần.
b) Giả sử công ty muốn EPS đạt được là 3.000 đồng. Vậy lợi nhuận trước lãi vay và
thuế tối thiểu là bao nhiêu của mỗi phương án để có được điều trên?
Biết rằng công ty phải nộp thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%.
Bài số 11

87
Công ty TNHH Hương Quỳnh chuyên sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm, dự
kiến năm tới có tình hình như sau:
1. Tổng số vốn kinh doanh là 2.000 triệu đồng, trong đó vốn vay là 800 triệu
đông với lãi suất 10%/năm.
2. Tổng chi phí cố định kinh doanh (không bao gồm lãi tiền vay): 200 triệu đ
3. Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa bao gồm thuế GTGT): 100.000 đ/SP
4. Chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm bằng 70% giá bán
5. Công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 25%
6. Sản lượng tiêu thụ trong năm là 20.000 sản phẩm
7. Công ty đang dự định huy động vốn thực hiện các dự án đầu tư dài hạn với cơ
cấu vốn không thay đổi bằng cách sau:
- Vay nợ đến 400 triệu đồng chịu mức lãi suất 10%/năm, với số vốn vay
trên 400 triệu đồng sẽ chịu mức lãi suất là 12%/năm.
- Lợi nhuận để lại tái đầu tư. Biết rằng hệ số chi trả cổ tức là 0,4.
- Phát hành cổ phiếu thường mới với quy mô phát hành đến 600 triệu đồng
chịu chi phí phát hành là 1.000 đ/CP, với quy mô phát hành trên 600 triệu
đồng chịu chi phí phát hành là 3.000 đ/CP
8. Giá cổ phiếu trên thị trường hiện hành là 30.000 đ/CP, năm trước Công ty trả
cổ tức 3.000 đ/CP. Tốc độ tăng trưởng cổ tức ổn định hàng năm là 7%/năm.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định mức độ tác động của đòn bẩy tài chính, đòn bẩy tổng hợp
tại mức sản lượng tiêu thụ 20.000 SP. Trên cơ sở đó cho biết, nếu sản
lượng tiêu thụ giảm 10% so với mức sản lượng trên thì khi đó ROE đạt
được là bao nhiêu?
2. Giả sử Công ty hiện đang muốn thay đổi cơ cấu nguồn vốn thành 60% nợ
và 40% vốn cổ phần với lãi suất đi vay giả định ổn định ở mức 10%/năm.
Hỏi tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu thay đổi như thế nào?
3. Hãy xác định chi phí cận biên sử dụng vốn?
Bài số 12 :
Hai công ty X và Y chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm A, một số chỉ tiêu phản ánh tình
hình kinh doanh hiện tại như sau:

88
Chỉ tiêu Đơn vị tính Công ty X Công ty Y
-Tổng vốn kinh doanh bình quân Triệu đồng 1.000 1.000
-Nợ vay Triệu đồng 300 600
-Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 700 400
-Chi phí cố định kinh doanh Triệu đồng 100 240
- Giá bán đơn vị sản phẩm (giá Đồng 30.000 30.000
chưa có thuế gián thu)
-Thuế suất thuế TNDN % 20 20
Hai công ty đều vay vốn với lãi suất vay ổn định ở mức 10%/năm. Tổng chi
phí biến đổi hàng năm của công ty X bằng 60% doanh thu thuần, của công ty Y
bằng 40% doanh thu thuần.
Yêu cầu:
1. Tại mức doanh thu thuần 700 triệu đồng, hãy xác định mức độ ảnh hưởng
của đòn bẩy tài chính, đòn bẩy tổng hợp của hai công ty? Nêu ý nghĩa con số
tính ra?
2. Dựa vào kết quả trên, hãy xác định tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
của hai công ty khi doanh thu của hai công ty cùng giảm đi 20%?
3. Xác định điểm cân bằng EBIT? Xác định tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và
thuế trên vốn kinh doanh (BEP) tại điểm cân bằng đó và cho biết công ty nào
sẽ có ROE cao hơn? Vì sao?
Bài số 13
Công ty cổ phần Thành Đạt hiện có 100.000 cổ phần thường đang lưu hành
với giá hiện hành là 50.000 đồng/cổ phần. Năm trước, công ty trả cổ tức là 4.000
đồng/cổ phần, tỷ lệ tăng trưởng cổ tức hàng năm ổn định là 4%. Công ty hiện đang
sử dụng 2.400 triệu đồng nợ vay dài hạn ngân hàng với lãi suất 10%/năm. Công ty
đang cân nhắc dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh với tổng mức vốn đầu tư
dự kiến là 4.000 triệu đồng. Có hai phương án tài trợ vốn cho dự án đầu tư này như
sau:
Phương án 1: Phát hành cổ phần thường với giá phát hành bằng với giá thị trường
hiện hành, tỷ lệ chi phí phát hành là 10%.

89
Phương án 2: Tài trợ 40% bằng phát hành cổ phần thường với giá phát hành 50.000
đồng/cổ phần, tỷ lệ chi phí phát hành 10% và 60% bằng vay dài hạn ngân hàng với
lãi suất 12%/năm.
Doanh thu thuần dự kiến đạt được hàng năm là 12.000 triệu đồng. Chi phí cố định
sản xuất là 6.000 triệu đồng/năm; chi phí biến đổi bằng 25% doanh thu thuần.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính
và đòn bẩy tổng hợp tại mức doanh thu 12.000 triệu đồng và nêu ý nghĩa của
con số tính ra? Dựa vào kết quả đó, hãy xác định thu nhập trên một cổ phần
thường (EPS) khi doanh thu tăng 10%.
2. Hãy chỉ ra phương án tài trợ mang lại EPS cao nhất? Xác định điểm cân
bằng EPS giữa các phương án tài trợ?
3. Giả sử tại phương án tài trợ mang lại EPS cao nhất, công ty xác định được
một cơ cấu nguồn vốn tối ưu, như vậy khi có nhu cầu huy động vốn thực
hiện các dự án đầu tư mới với cơ cấu nguồn vốn không thay đổi, công ty có
thể huy động từ các nguồn vốn sau:
- Dùng lợi nhuận để lại để tái đầu tư.
- Vay nợ dưới 4.000 triệu đồng chịu mức lãi suất 12%/năm, số vốn vay
trên mức 4.000 triệu đồng sẽ chịu lãi suất 13%/năm.
- Công ty có thể phát hành cổ phần thường mới với giá phát hành và tỷ lệ
chi phí phát hành như trên.
Vậy với những qui mô vốn đầu tư nhất định, công ty chỉ có thể chấp nhận
những dự án đầu tư có tỷ suất sinh lời tối thiểu là bao nhiêu?
Biết rằng: Công ty phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 20%.

CHƯƠNG 12
ĐÁNH GIÁ, LỰA CHỌN DỰ ÁN CÓ SỬ DỤNG VỐN VAY

I. Câu hỏi tự luận

90
1. Có ý kiến cho rằng việc đưa ra quyết lựa chọn nguồn tài trợ để thực hiện dự
án nên được thực hiện độc lập với quyết định chấp nhận hay từ chối một hay
nhiều dự án, bạn có đồng ý với ý kiến này hay không? Giải thích vì sao?
2. Hãy trình bầy trình tự các bước khi sử dụng phương pháp chi phí sử dụng
vốn bình quân gia quyền (Phương pháp WACC) để đánh giá dự án đầu tư có
sử dụng vốn vay?
3. Hãy trình bầy trình tự các bước khi sử dụng phương pháp dòng tiền thuộc
vốn chủ sở hữu hay còn gọi là phương pháp dòng tiền thuộc chủ sở hữu
(Phương pháp FTE)để đánh giá dự án đầu tư có sử dụng vốn vay?
4. Hãy trình bầy trình tự các bước khi sử dụng phương pháp giá trị hiện tại
thuần có điều chỉnh (Phương pháp APV) để đánh giá dự án đầu tư có sử
dụng vốn vay?
5. Tại sao 2 phương pháp đánh giá dự án: Phương pháp chi phí sử dụng vốn
bình quân gia quyền (Phương pháp WACC) và phương pháp dòng tiền thuộc
vốn chủ sở hữu hay còn gọi là phương pháp dòng tiền thuộc chủ sở hữu
(Phương pháp FTE) lại sử dụng tỷ suất chiết khấu khác nhau?
III. Bài tập
Bài số 01
Công ty cổ phần Trường Phúc đang tiến hành phân tích đánh giá dự án đầu
tư một dây chuyền sản xuất sản phẩm A bằng vốn chủ sở hữu. Dự kiến thời gian
hoạt động của dự án là 5 năm và có tài liệu về dự án như sau:
- Dự kiến tổng số vốn đầu tư là 1200 triệu đồng. (bỏ vốn ngay một lần).
Trong đó đầu tư vào TSCĐ là 900 triệu đồng, VLĐ thường xuyên là 300 triệu đồng.
Toàn bộ số vốn đầu tư được tài trợ từ các nguồn sau:
- Sử dụng lợi nhuận tái đầu tư: 50% tổng số vốn đầu tư
- Vay Ngân hàng thương mại: 50% tổng số vốn đầu tư, công ty được nhận
ngay toàn bộ số tiền vay tại thời điểm hiện tại (N 0), thời hạn vay 5 năm số vốn gốc
được trả 1 lần ở cuối năm thứ 5; lãi suất tiền vay là 10%/năm, mỗi năm trả lãi 1 lần
vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
2. Cuối năm thứ 2, sẽ đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất (thời gian nâng
cấp không đáng kể) là 180 triệu đồng, theo đó vốn lưu động phải bổ sung tăng thêm

91
là 80 triệu đồng. Số vốn đầu tư bổ sung này được tài trợ bằng số lợi nhuận để lại tái
đầu tư.
3. Dự kiến năm thứ nhất và năm thứ hai dự án mang lại doanh thuần là 800
triệu đồng/năm; năm thứ ba, năm thứ tư và năm thứ năm doanh thu thuần là 1.000
triệu đồng/năm.
4. Dự kiến chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm như sau:
- Tổng chi phí cố định kinh doanh (chưa kể khấu hao) là 100 triệu đồng
- Chi phí biến đổi bằng 50% doanh thu thuần
5. TSCĐ đầu tư ban đầu dự kiến khấu hao trong 5 năm, số vốn đầu tư bổ
sung để nâng cấp dây chuyền sản xuất dự kiến thu hồi (khấu hao bổ sung) trong 3
năm và đều thực hiện khấu hao theo phương pháp đường thẳng, giá trị thu hồi khi
thanh lý TSCĐ là không đáng kể.
6. Số vốn lưu động dự kiến thu hồi một lần vào cuối năm của năm cuối cùng
thực hiện dự án.
7. Công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 20%.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định dòng tiền tự do của doanh nghiệp từ dự án (FCFF)?
2. Hãy xác định dòng tiền tự do của chủ sở hữu từ dự án (FCFF)?
Bài số 02
Công ty Cổ phần Ánh Kim có một dự án đầu tư với tài liệu như sau:
1. Dự kiến số vốn đầu tư vào dự án như sau;
a. Tổng vốn đầu tư là 1.000 triệu đồng, trong đó số vốn đầu tư vào TSCĐ là
800 triệu, vốn lưu động thường xuyên là 200 triệu đồng. Toàn bộ vốn đầu tư được
bỏ vốn ngay trong một lần và được tài trợ từ những nguồn sau:
- Sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư: 40% vốn đầu tư
- Vay Ngân hàng thương mại: 60% vốn đầu tư, công ty được nhận ngay toàn
bộ số tiền vay tại thời điểm hiện tại (N 0), thời hạn vay 5 năm nhưng theo hợp đồng
số vốn gốc được trả ở cuối mỗi năm là 120 triệu đồng; lãi suất tiền vay là 10%/năm,
mỗi năm trả lãi 1 lần vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

92
3. Năm trước Công ty trả cổ tức là: 1.500 đồng/ cổ phần. Công ty vẫn duy trì
mức tăng đều đặn cổ tức hàng năm là 10%, giá một cổ phiếu hiện hành của Công ty
là 16.500 đồng.
4. Thời gian hoạt động của dự án là 5 năm. Thời gian sử dụng TSCĐ dự kiến
là 5 năm, Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, giá trị thanh lý của
TSCĐ là không đáng kể. Số vốn lưu động được thu hồi toàn bộ một lần khi kết thúc
dự án.
5. Theo số liệu tính toán của Ban quản lý dự án khi đánh giá dự án theo
phương pháp chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền (phương pháp WACC), dòng
tiền tự do của doanh nghiệp từ dự án như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng

Năm I Năm II Năm III Năm IV Năm V


200 250 300 300 150
6. Công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 20%.
Yêu cầu:
1. Trên quan điểm chủ sở hữu hãy xác định dòng tiền chủ sở hữu từ dự án
đầu tư?
2. Hãy sử dụng phương pháp dòng tiền tự do của chủ sở hữu (phương pháp
FTE) đánh giá dự án?
Bài số 03
Công ty Lâm Kim dự định xây dựng mở rộng thêm một dây chuyền sản xuất
sản phẩm A, có tài liệu như sau:
1. Dự kiến số vốn đầu tư vào dự án như sau;
a. Tổng vốn đầu tư ban đầu là 2.000 triệu đồng, trong đó số vốn đầu tư vào
TSCĐ là 1.500 triệu, vốn lưu động thường xuyên là 500 triệu đồng. Toàn bộ vốn
đầu tư được tài trợ từ những nguồn sau:
- Sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư: 1.000 triệu đồng
- Vay Ngân hàng thương mại cổ phần: 1.000 triệu đồng, công ty được nhận
ngay toàn bộ số tiền vay tại thời điểm hiện tại (N 0), thời hạn vay 5 năm nhưng theo
hợp đồng số vốn gốc được trả ở cuối mỗi năm là 200 triệu đồng; lãi suất tiền vay là
10%/năm, mỗi năm trả lãi 1 lần vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

93
b. Theo quy mô sản xuất, dự kiến bổ sung vốn lưu động thường ở cuối năm
thứ 1 là 200 triệu đồng, cuối năm thứ 2 là 100 triệu đồng. Số vốn lưu động bổ sung
được lấy từ số lợi nhuận để lại tái đầu tư.
3. Năm trước Công ty trả cổ tức là: 2.000 đồng/ cổ phần. Công ty vẫn duy trì
mức tăng đều đặn cổ tức hàng năm là 10%, giá một cổ phiếu hiện hành của Công ty
là 22.000 đồng.
4. Thời gian hoạt động của dự án là 5 năm. Thời gian sử dụng TSCĐ dự kiến
là 5 năm, Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, giá trị thanh lý của
TSCĐ là không đáng kể. Số vốn lưu động được thu hồi toàn bộ một lần khi kết thúc
dự án.
5. Dự kiến doanh thu thuần hàng năm khi đưa phân xưởng sản xuất đi vào
hoạt động như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng

Năm I Năm II Năm III Năm IV Năm V


5.000 7.000 8.000 8.000 4.000
6. Dự kiến chi phí sản xuất hàng năm chưa kể khấu hao TSCĐ:
a. Chi phí cố định kinh doanh: 200 triệu đồng
b. Chi phí biến đổi bằng 80% doanh thu thuần
7. Công ty phải nộp thuế TNDN với thuế suất 20%.
Yêu cầu:
1. Hãy xác ðịnh chi phí sử dụng vốn vay, chi phí sử dụng lợi nhuận để lại tái
đầu tư của Công ty?
2. Trên quan điểm tổng đầu tư hãy xác định dòng tiền tự do của doanh
nghiệp(FCFF) từ dự án đầu tư?
3. Trên quan điểm chủ sở hữu hãy xác định dòng tiền tự do của chủ sở hữu
(FCFF) từ dự án đầu tư?
4. Hãy sử dụng phương pháp giá trị hiện tại điều chỉnh (phương pháp APV)
đánh giá dự án?

Bài số 04
Công ty cổ phần Long Hải có tài liệu năm N như sau:

94
1. Lợi nhuận trước thuế đạt được trong năm: 1.000 triệu đồng
2. Dự tính 75% lợi nhuận sau thuế dành trả cổ tức, số còn lại để tái đầu tư.
3. Cuối năm N Công ty có một dự án xây dựng mới một phân xưởng sản xuất
sản phẩm A:
a. Dự toán vốn đầu tư ban đầu là 1.000 triệu đồng (bỏ vốn ngay một lần ban
đầu). Trong đó, đầu tư vào tài sản cố định (TSCĐ) 800 triệu đồng, đầu tư vốn lưu
động thường xuyên 200 triệu đồng.
b. Dự kiến vòng đời của dự án là 4 năm, sản lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ sau khi dự
án đi vào hoạt động:

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4


Sản lượng sản phẩm 6.000 8.000 8.000 8.000
c. Dự kiến chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm:
- Tổng chi phí cố định kinh doanh (chưa kể khấu hao TSCĐ): 40 triệu đồng.
- Tổng chi phí biến đổi bằng 70% doanh thu bán hàng
d. Giá bán đơn vị sản phẩm (chưa có thuế gián thu) là 200.000đ/sản phẩm
e. Thời gian sử dụng TSCĐ dự kiến là 4 năm, khấu hao theo phương pháp
đường thẳng. Giá trị thu hồi thanh lý TSCĐ là không đáng kể. Toàn bộ vốn lưu
động ứng ra được thu hồi ở cuối năm thứ 4.
g. Dự tính huy động vốn thực hiện dự án:
- Sử dụng số lợi nhuận để lại tái đầu tư của năm N với chi phí sử dụng vốn là
20%.
- Số vốn còn lại sử dụng vốn vay với lãi suất 10%/năm, trả lãi ở cuối mỗi
năm và toàn bộ vốn gốc hoàn trả ở cuối năm thứ 4 khi kết thúc dự án.
4. Doanh nghiệp phải nộp thuế với thuế suất là 20%.
Yêu cầu:
a. Trên quan điểm tổng thể các nhà đầu tư, hãy đánh giá có thể lựa chọn dự
án hay không?
b. Trên quan điểm nhà đầu tư là chủ sở hữu hãy xác định giá trị hiện tại
thuần dòng tiền của vốn chủ động sở hữu (NPVE) của dự án?
Bài số 05

95
Công ty TNHH Thái Dương dự kiến sử dụng vốn chủ sở hữu để đầu tư thực hiện
một dự án SX sản phẩm A, thời gian hoạt động của DA là 5 năm. Có tài liệu sau:
1. Tổng số vốn đầu tư ban đầu: 500 triệu đồng (bỏ vốn ngay một lần), trong đó:
- Đầu tư vào TSCĐ: 400 triệu đồng.
- Đầu tư vốn lưu động thường xuyên: 100 triệu đồng.
2. Cuối năm thứ 2 sẽ đầu tư bổ sung để nâng cấp dây chuyền sản xuất (thời gian
nâng cấp không đáng kể) với số tiền 60 triệu đồng, theo đó số vốn lưu động thường
xuyên dự kiến bổ sung thêm 15 triệu đồng.
3. Dự kiến số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hàng năm như sau:
Đơn vị tính: sản phẩm

Năm I Năm II Năm III Năm IV Năm V


5.000 5.500 7.000 6.500 5000
4. Giá bán sản phẩm chưa có thuế giá trị gia tăng là: 56.000 đồng/sản phẩm.
5. Dự kiến chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm của dự án như sau:
- Tổng chi phí cố định (chưa kể khấu hao TSCĐ): 40 triệu đồng.
- Chi phí biến đổi: 20.000 đồng/sản phẩm, do có đầu tư nâng cấp nên chi phí
biến đổi từ năm thứ 3 trở đi dự kiến hạ 5%.
6. TSCĐ đầu tư ban đầu dự kiến khấu hao 5 năm, số vốn đầu tư bổ sung để
nâng cấp dây chuyền sản xuất dự kiến thu hồi trong 3 năm và đều thực hiện phương
pháp khấu hao đường thẳng.
7. Sau 5 năm sử dụng giá trị thanh lý TSCĐ là không đáng kể. Số vốn lưu động
dự kiến sẽ thu hồi toàn bộ một lần vào cuối năm thứ năm.
Yêu cầu: 1/ Anh (chị) hãy sử dụng phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV) để
đành giá và lựa chọn dự án đầu tư?
2/ Xem xét năm thứ nhất cho thấy
a.Để hòa vốn thì cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm
b. Để đạt được tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (vốn đầu tư 500 triệu đồng) là
9% thì cần sản xuất bao nhiêu sản phẩm?
BiÕt r»ng: - Chi phí sử dụng vốn cho dự án là 10%.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
CHƯƠNG 13

96
CỔ TỨC VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

I. Câu hỏi tự luận


1. Tại sao có thể nói rằng chính sách cổ tức là một trong những chính sách tài
chính chiến lược của công ty cổ phần?
2. Chính sách cổ tức liên quan như thế nào đến chính sách tài trợ của công ty cổ
phần?
3. Tại sao một số công ty cổ phần thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu?
4. Nội dung chủ yếu, ưu điểm và hạn chế của chính sách ổn định cổ tức, chính
sách thặng dư cổ tức?
5. Hãy so sánh sau khi trả với trước khi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho biết sự tác
động của việc trả cổ tức bằng cổ phiếu đến: Vốn bằng tiền, tài sản, vốn chủ sở
hữu và vốn đầu tư của chủ sở hữu, lợi nhuận chưa phân phối của công ty?
6. Một công ty đang tăng trưởng nhanh, vậy công ty nên áp dụng chính sách ổn
định cổ tức hay chính sách thặng dư cổ tức? Hãy giải thích vì sao?
7. Việc mua lại cổ phiếu được coi như thay vì trả cổ tức đưa lại những điểm lợi
và bất lợi gì cho công ty?
II. Câu hỏi trắc nghiệm
(Trong mỗi câu, chọn 1 đáp án đúng hay đúng nhất)
Câu 01: Ý kiến nào sau đây là đúng hơn:
a. Cổ tức trả cho cổ đông thường nhất thiết phải trả bằng tiền?
b. Cổ tức trả cho cổ đông thường nhất thiết phải trả bằng cổ phiếu?
c. Cổ tức có thể trả bằng tiền, bằng cổ phiếu?
d. Cổ tức có thể trả bằng tiền, bằng cổ phiếu, bằng tài sản?
Câu 02: Có những ý kiến cho rằng, cổ tức trả cho cổ đông thường:
a. Được lầy trực tiếp từ lợi nhuận trước lãi vay và thuế?
b. Được lầy trực tiếp từ lợi nhuận trước lãi vay và thuế và được tính trừ
vào thu nhập chịu thuế của công ty?
c. Được lấy từ lợi nhuận sau thuế của công ty?
d. Được lấy từ lợi nhuận sau thuế của công ty và được tính trừ vào thu
nhập chịu thuế?

97
Câu 03: Chính sách thặng dư cổ tức được coi là thích hợp:
a. Đối với các công ty cổ phần có quy mô lớn?
b. Đối với các công ty cổ phần đang có triển vọng tăng trưởng nhanh?
c. Đối vói các công ty cổ phần đang trong giai đoạn suy thoái?
d. Đối với các công ty cổ phần có rất ít có cơ hội tăng trưởng?
Câu 04: So sánh sau khi trả cổ tức bằng cổ phiếu với trước khi trả cổ tức, ý kiến
nào sau đây là đúng:
a. Tài sản của công ty giảm đi và nguồn vốn cũng giảm đi?
b. Tài sản của công ty không thay đổi nhưng nguồn vốn giảm đi?
c. Số cổ phiếu đang lưu hành tăng lên, giá cổ phiếu bị sụt giảm do loãng
giá?
d. Số cổ phiếu đang lưu hành tăng lên, tỷ lệ quyền sở hữu công ty của từng
cổ đông hiện hữu tăng lên?
Câu 05: So sánh sau khi trả cổ tức bằng tiền với trước khi trả cổ tức, ý kiến nào sau
đây là đúng:
a. Vốn bằng tiền của công ty giảm đi, số cổ phiếu đang lưu hành cũng
giảm?
b. Tài sản của công ty giảm đi và nguồn vốn cũng giảm đi?
c. Tài sản của công ty không thay đổi nhưng nguồn vốn giảm đi?
d. Tài sản của công ty giam đi nhưng nguồn vốn tăng lên?
III. Bài tập
Bài số 01
Công ty cổ phần Phong Châu có lợi nhuận trước thuế là 500 triệu đồng, thuế
suất thuế thu nhập là 20%, số lượng cổ phần thường đang lưu hành là: 100.000. Hãy
xác định thu nhập một cổ phần thường? Giả sử công ty duy trì mức cổ tức như năm
trước là 2.000 đồng /cổ phần. Hãy xác định hệ số chi trả cổ tức?
Bài số 02
Công ty cổ phần Kim Lâm có doanh thu thuần trong năm 2008 là 5.450 triệu
đồng. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh là 5.050 triệu đồng. Lãi vay vốn là 100
triệu. Thuế suất thuế TNDN là 20%. Công ty đang có 100.000 cổ phần thường đang

98
lưu hành. Hãy xác định EPS và mức cổ tức một cổ phần? Biết rằng công ty xác định
tỷ lệ chi trả cổ tức tối ưu là 40%.
Bài số 03
Công ty cổ phần Sơn Hà hiện đang có 1 triệu cổ phiếu đang lưu hành, công ty
dự tính đạt được lợi nhuận sau thuế năm tới là 1.500 triệu đồng. Hệ số nợ tối ưu là
40%. Công ty có các cơ hội đầu tư hiệu quả với tổng nhu cầu vốn đầu tư là 1.200
triệu đồng. Nếu công ty theo đuổi chính sách cổ tức thặng dư thì cổ tức một cổ phần
và hệ số chi trả cổ tức là bao nhiêu?
Bài số 04
Công ty cổ phần Hải Hà có cơ cấu nguồn vốn hiện nay là: Vay nợ: 5 tỷ đồng;
Vốn chủ sở hữu: 5 tỷ đồng.
Các cổ đông đang đòi hỏi tỷ suất sinh lời (trong điều kiện không có vay nợ) là
17%/năm, người cho vay đòi hỏi phải nhận được lãi suất 8%/năm. Giả sử thay đổi
trong cơ cấu nguồn vốn không tác động đến rủi ro của nợ và thuế suất thuế TNDN
là 25%. Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của cổ đông sẽ thay đổi như thế nào nếu:
a. Công ty phát hành thêm cổ phần thường thu được 2 tỷ đồng và dùng số tiền này
để thu hồi nợ.
b. Công ty vay thêm 500 triệu đồng để có tiền mặt trả cổ tức cho cổ đông.
Bài số 05
Một công ty cổ phần chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm A có tình hình
sau:
1. Công ty hiện đang có số cổ phần thường đang lưu hành là 110.000 cổ phiếu và
không có cổ phiếu ưu đãi; đồng thời, đang sử dụng số vốn vay là 900 triệu đồng với
lãi suất vay vốn bình quân là 10%/năm, số vốn này vẫn được tiếp tục sử dụng trong
năm tới.
2. Công ty dự kiến trong năm tới sản xuất tiêu thụ 20.000 sản phẩm với giá bán
chưa có thuế GTGT là 250.000 đồng/sản phẩm, và chi phí sản xuất kinh doanh
trong năm như sau:
- Chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm là 200.000 đồng/sản phẩm.
- Tổng chi phí cố định kinh doanh (không bao gồm lãi vay vốn kinh doanh phải trả)
là 180 triệu đồng.

99
3. Công ty hiện đang xem xét dự án đầu tư nâng cấp dây truyền thiết bị sản xuất với
số vốn đầu tư vào TSCĐ là 400 triệu đồng (không cần bổ sung VLĐ) và dự kiến
khấu hao tài sản cố định với thời hạn sử dụng là 4 năm theo phương pháp đường
thẳng.
4. Nếu thực hiện việc đầu tư trên, số sản phẩm tiêu thụ và giá bán trong năm tới vẫn
như dự kiến nhưng chi phí biến đổi cho mỗi đơn vị sản phẩm giảm 5% so với trước
khi đầu tư.
5. Để thực hiện đầu tư công ty có hai cách lựa chọn huy động vốn:
- Cách 1: Toàn bộ số vốn đầu tư được huy động bằng cách phát hành thêm 10.000
cổ phiếu thường bán ra với giá 40.000 đồng/cổ phiếu.
- Cách 2: Toàn bộ huy động bằng vay ngân hàng với lãi suất 10%/năm
6. Thuế suất thuế TNDN là 20%.
7. Hệ số chi trả cổ tức là: 0.6
Yêu cầu:
1. Xác định cổ tức một cổ phần của công ty trong trường hợp không thực hiện dự
án đầu tư và thực hiện dự án đầu tư đối với từng cách huy động vốn?
2. Nếu là cổ đông của công ty thì bạn nên chọn cách huy động vốn nào để thực
hiện dự án đầu tư? Tại sao?
Bài số 06
Tổng giá trị thị trường của công ty cổ phần Đại Kim vào ngày 1/1/N là 5.000
triệu đồng. Kết cấu nguồn vốn hiện tại được coi là tối ưu, trong đó:
- Vốn vay : 2.000 triệu đồng
- Vốn chủ sở hữu (không có cổ phần ưu đãi): 3.000 triệu đồng
Năm trước, công ty trả lợi tức cổ phần cho cổ đông là 3.000 đồng/cổ phần, tỷ
lệ tăng trưởng lợi tức cổ phần dự kiến tăng đều đặn hàng năm là 5%. Giá thị trường
hiện hành của một cổ phần thường là: 30.000 đồng. Dự kiến trong năm, số lợi
nhuận sau thuế là: 600 triệu đồng. Giả sử công ty đang có một cơ hội đầu tư với số
vốn đầu tư cần thiết là 800 triệu đồng, tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án (IRR) là
15% .
Nếu công ty vay vốn từ 1 đồng đến 300 triệu đồng sẽ phải trả lãi suất
10%/năm. Nếu số vốn vay trên 300 triệu sẽ phải trả lãi suất 12%/năm.

100
Nếu công ty phát hành cổ phần thường mới thì dự tính tỷ lệ chi phí phát hành
so với giá cổ phần là 10%.
Yêu cầu:
1. Nếu công ty theo đuổi chính sách cổ tức ổn định, mỗi năm tăng trưởng 5%, thì
cổ tức một cổ phần là bao nhiêu? Khi đó chi phí sử dụng vốn cận biên cho số
vốn mới là bao nhiêu và dự án có được chấp thận không?
2. Nếu công ty theo đuổi chính sách thặng dư lợi tức cổ phần thì cổ tức một cổ
phần là bao nhiêu?
Biết rằng: Công ty phải nộp thuế TNDN với suất thuế TNDN là 20%.
Bài số 7
Công ty cổ phần Phú Thịnh có tình hình năm vừa qua(năm N0) như sau:
1. Số cổ phần thường đang lưu hành ở đầu năm 280.000 cổ phần.
2. Công ty đạt được lợi nhuận trước thuế ở trong năm là 1.562,5 triệu đồng.
3. Cuối tháng 10, Công ty đã hoàn tất việc mua lại 30.000 cổ phần.
4. Ngày 31 tháng 12, Công ty đã khóa sổ, chốt danh sách cổ động hiện hữu nhận cổ
tức(năm N0). Hệ số trả cổ tức là 0,6.
Yêu cầu:
1. Xác định cổ tức 1 cổ phần(DPS)năm vừa qua của công ty?
2. Trong những năm tới Công ty vẫn duy trì tỷ lệ tăng trưởng cổ tức đều đặn hàng
năm(g). Với tỷ lệ tăng trưởng cổ tức đều đặn, các nhà đầu tư dự tính giá 1 cổ phần
của Công ty đầu năm tới(năm N1) sẽ là 55.000 đồng. Vậy, tỷ lệ tăng trưởng cổ tức
đều đặn hàng năm(g) là bao nhiêu?
Biết rằng: - Công ty không phát hành cổ phiếu ưu đãi.
- Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là 20%.
- Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của cổ đông là 16%/năm.
Bài tập số 8
Công ty cổ phần Thanh Giang có tài liệu năm N như sau:
1. Lợi nhuận trước thuế trong năm đạt được là 1.125 triệu đồng,
2. Các nhà quản trị của Công ty xác định cơ cấu nguồn vốn mục tiêu: Vốn chủ sở
hữu 50%(không có có phần ưu đãi), vốn vay 50%.
3. Công ty có thể vay vốn với lãi suất ổn định là 10%/năm, chi phí sử dụng lợi

101
nhuận để lại tái đầu tư là 14%, chi phí sử dụng vốn cổ phần thường mới là 16%.
4. Công ty đang có các cơ hội đầu tư sau:
- Dự án A: Vốn đầu tư là 500 triệu với IRR là 20%
- Dự án B: Vốn đầu tư là 500 triệu với IRR là 14%
- Dự án C: Vốn đầu tư là 500 triệu với IRR là 8%
5. Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là 20%.
Yêu cầu:
Nếu Công ty lựa chọn chính sách thặng dư cổ tức thì hệ số trả cổ tức năm N là bao
nhiêu?
Bài số 9
Công ty cổ phần Cường Thịnh có tình hình năm vừa qua (năm N) như sau:
1. Tổng số cổ phiếu lưu hành ở đầu năm:
a. 350.000 cổ phiếu thường, mệnh giá là 10.000đồng/cổ phiếu.
b. 80.000 cổ ưu đãi, mệnh giá 10.000đ/cổ phiếu, cổ tức 1 cổ phần là
12%/năm.
2. Tháng 10 năm N, Công ty đã hoàn tất việc mua lại 50.000 cổ phiếu thường.
3. Công ty đạt được lợi nhuận trước thuế trong năm N là 682,5 triệu đồng. Công ty
phải nộp Thuế thu nhâ ̣p với thuế suất 20%.
4. Công ty tuyên bố trả cổ tức năm N với hệ số trả cổ tức là 0,8 lợi nhuận sau thuế
thuộc cổ đông thườn; ngày khóa sổ để trả cổ tức là ngày 31 tháng 12 năm N:
5. Theo định hướng chiến lược trả cổ tức của Công ty như sau: Trong 3 năm tới
(N+!, N+2, N+3) mức tăng cổ tức là 10%/năm và những năm tiếp đó về sau duy trì
mức tăng đều đặn hàng năm là 8%. Tỷ suất sinh lời mà cổ đông đòi hỏi là
15%/năm.
Yêu cầu::
a- Xác định cổ tức 1 cổ phần thường(EPS) của công ty năm N?
b- Với tình hình, số liệu như trên, hãy ước định giá cổ phiếu của công ty ở đầu
năm N+1? Nếu giả sử từ năm N+1 trở đi, Công ty thực hiện duy trì mức tăng cổ tức
đều đặn hàng năm là 9% thì giá cổ phiếu của công ty ước định có thể là bao nhiêu?
Bài số 10

102
Công ty cổ phần Phương Nam chuyên sản xuất kinh doanh loại sản
phẩm A có tình hình sau:
1. Số lượng cổ phần thường đang lưu hành là 1.500.000 cổ phần (không có cổ
phần ưu đãi). Công ty đang vay nợ 20.000 triệu đồng với lãi suất 10%/năm.
Công ty đang áp dụng chính sách cổ tức ổn định với tỷ lệ tăng trưởng cổ tức
hàng năm là 5%.
2. Theo kế hoạch năm tới: dự kiến số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ đạt
60.000 sản phẩm với giá bán chưa có thuế GTGT là 1 triệu đồng/sản phẩm.
Chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm là 0,7 triệu đồng. Chi phí cố định là 6.000
triệu đồng.
3. Công ty hiện đang xem xét đầu tư thêm một thiết bị mới với số vốn đầu tư là
1.500 triệu đồng (không cần bổ sung thêm vốn lưu động). Thiết bị này dự
kiến sử dụng trong 5 năm và được khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Theo dự tính, nếu đầu tư thêm thiết bị mới thì sản lượng sản xuất và tiêu thụ,
chi phí cố định chưa kể khấu hao thiết bị mới và giá bán sản phẩm sẽ không
tăng nhưng chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống chỉ còn 0,69
triệu đồng.
4. Để thực hiện đầu tư công ty có thể đi vay với lãi suất 10%/năm hoặc sử dụng
lợi nhuận để lại với chi phí 14% hay phát hành cổ phiếu thường mới với chi
phí sử dụng vốn 16%.
5. Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 20%.
Yêu cầu:
Hãy cho biết nếu công ty vẫn theo đuổi chính sách cổ tức ổn định và
muốn duy trì mức độ tác động của đòn bẩy tài chính như cũ thì công ty phải huy
động vốn chủ sở hữu là bao nhiêu để thực hiện dự án?

103
CHƯƠNG 14
BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CÁC HỆ SỐ TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP

I. Câu hỏi tự luận


1. Nội dung chủ yếu của các báo cáo tài chính doanh nghiệp?
2. Có ý kiến cho rằng khi một doanh nghiệp có hệ số thanh toán hiện thời ở mức
cao thì sẽ luôn đảm bảo việc thanh toán đúng hạn các khoản nợ đến hạn, theo
bạn điều đó có đúng không? Giải thích vì sao?
3. Có người cho rằng khi một doanh nghiệp có kỳ thu tiền bình quân ở năm nay
tăng lên so với năm trước, điều này chứng tỏ công tác quản lý và thu hồi nợ
phải thu của doanh nghiệp năm nay kém hơn so với năm trước, theo bạn điều
đó có đúng không? Giải thích vì sao?
4. Một doanh nghiệp đang tăng trưởng rất nhanh, thị phần mở rộng, doanh thu
và lợi nhuận tăng lên so với năm trước, nhưng nếu không quản lý chặt chẽ sẽ
vẫn có thể dễ dàng rời vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ
đến hạn và có thể bị phá sản. Bạn hãy giải thích vì sao?
5. Tác dụng của phương pháp phân tích Dupont trong phân tích tài chính doanh
nghiệp?
6. Hãy trình bầy cách thức và ý nghĩa của việc phân tich sử dụng vốn và diễn
biến nguồn vốn?
II. Câu hỏi trắc nghiệm
(Trong mỗi câu, chọn 1 đáp án đúng hay đúng nhất)
Câu 01: Trong những tài sản sau đây tài sản nào có tính thanh khoản cao nhất:
a. Đất đai và thiết bị?
b. Hàng tồn kho?
c. Bất động sản?
d. Các khoản phải thu?
Câu 02: Hệ số nào sau đây cho thấy mức độ sử dụng tài sản của công ty:
a. Hệ số khả năng thanh toán?
b. Hệ số sinh lời?

104
c. Hệ số hoạt động?
d. Hệ số cơ cấu nguồn vốn?
Câu 03: Nếu các yếu tố khác không thay đổi, doanh nghiệp thu hồi được khoản
phải thu từ khách hàng sẽ dẫn đến:
a. Tăng hệ số khả năng thanh toán hiện thời?
b. Giảm hệ số khả năng thanh toán hiện thời?
c. Tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh?
d. Không ảnh hưởng đến hệ số khả năng thanh toán hiện thời?
Câu 04: Doanh nghiệp mua nguyên vật liệu bằng tiền mặt, sẽ làm:
a. Tăng hệ số khả năng thanh toán hiện thời?
b. Giảm hệ số khả năng thanh toán hiện thời?
c. Tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh?
d. Giảm hệ số khả năng thanh toán nhanh?
Câu 05: Nếu các yếu tố khác không thay đổi, doanh nghiệp tăng việc mua chịu
nguyên liệu của nhà cung cấp sẽ dẫn đến:
a. Nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp tăng lên?
b. Nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp giảm đi ?
c. Hệ số nợ của doanh nghiệp giảm đi?
d. Không ảnh hưởng đến nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp?
III. Bài tập
Bài số 01
Năm N, Công ty cổ phần Hoàng Đông có các chỉ tiêu sau:
1. Hệ số nợ: 0,6 (không có nợ dài hạn).
2. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: 0,8.
3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: 1,25%.
4. Doanh thu thuần: 5.400 triệu đồng.
5. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh là 2,5%.
6. Số dư các khoản phải thu:
- Đầu năm: 500 triệu đồng.
- Cuối năm: 688 triệu đồng.
7. Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với thuế suất đầu ra 10%.

105
8. Công ty vay vốn với kỳ hạn vay bình quân là 6 tháng.
Các kết luận sau đây là đúng hay sai? Giải thích?
a. Công ty không sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn?
b. Công ty có khả năng trả nợ đúng hạn?
c. Công ty đã vượt chỉ tiêu đề ra: Bình quân cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra kinh
doanh tạo ra 0,05 đồng lợi nhuận sau thuế?
d. Trung bình trong năm công ty có 15 lần thu được các khoản nợ phải thu?
Bài số 02
Đầu năm N, công ty cổ phần Thắng Lợi có TSLĐ là 800 triệu đồng và nợ ngắn
hạn là 500 triệu đồng. Các hoạt động sau đây có ảnh hưởng như thế nào đến hệ số
khả năng thanh toán hiện thời (hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn) của công ty:
a. Mua thêm 2 xe tải trị giá 100 triệu đồng bằng tiền mặt.
b. Vay ngân hàng 80 triệu đồng để tăng khoản phải thu với giá trị tương đương.
c. Huy động thêm 200 triệu đồng bằng phát hành cổ phiếu thường mới để phát triển
thêm một số chi nhánh.
d. Tăng khoản phải trả nhà cung cấp để giảm vốn bằng tiền 40 triệu đồng.
Bài số 03
Năm N, công ty cổ phần Huy Hoàng đạt tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
(ROE) là 5%. Công ty đang có kế hoạch cải thiện chỉ tiêu này trong năm tới (năm
N+1). Theo kế hoạch này, công ty sẽ duy trì tỷ lệ vốn vay ở mức 60% với chi phí
tiền lãi vay 40 triệu đồng/năm. Doanh thu dự kiến 10.000 triệu đồng/năm, lợi nhuận
trước lãi vay và thuế (EBIT) là 200 triệu đồng. Biết rằng, công ty nộp thuế TNDN
với thuế suất là 20% và vòng quay toàn bộ vốn mong đợi là 2,5. Nếu kế hoạch mới
được thực hiện thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty sẽ là bao
nhiêu?
Bài số 04
Công ty TNHH Hoàn Mỹ chuyên SXKD 1 loại sản phẩm, có tài liệu năm N
như sau:
1. Chi phí kinh doanh:
- Tổng chi phí cố định kinh doanh: 2.400 triệu đồng/năm.
- Chi phí biến đổi: 600.000 đồng/sản phẩm.

106
2. Tổng vốn kinh doanh: 3.000 triệu đồng, trong đó vốn vay chiếm 30% tổng nguồn
vốn kinh doanh và lãi suất tiền vay bình quân là 10%/năm.
3. Giá bán sản phẩm chưa có thuế giá trị gia tăng: 800.000 đồng/sản phẩm.
4. Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm là 15.000 sản phẩm.
5. Thuế suất thuế TNDN: 20%.
Yêu cầu:
a. Xác lập mối quan hệ tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản(BEP), lãi suất tiền vay với
tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, từ đó đưa ra nhận xét về việc sử dụng vốn vay của
công ty ?
b. Nếu sản lượng tiêu thụ tăng 8% so với mức tiêu thụ trong năm thì tỷ suất lợi
nhuận vốn chủ sở hữu là bao nhiêu? (Dùng đòn bẩy tổng hợp để tính).
c. Công ty dự kiến tăng hệ số nợ từ 30% lên 50%, điều này sẽ làm cho lãi suất bình
quân các khoản vay tăng lên ở mức 13%/năm. Khi đó tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở
hữu của công ty sẽ là bao nhiêu ?
Bài số 05
Công ty cổ phần Hải Ngân có tình hình như sau:
1. Cổ phiếu đã phát hành:
a. Cổ phiếu ưu đãi (loại tích lũy, không tham dự): 22.500 cổ phiếu với mệnh
giá 20.000đ/cổ phiếu và cổ tức là 10%.
b. Cổ phần thường: 55.000 cổ phiếu với mệnh giá là 10.000đ/cổ phiếu.
2. Trong tháng 2 vừa qua Công ty đã hoàn thành việc mua lại 5.000 cổ phiếu
thường.
3. Theo bảng báo cáo kết quả kinh doanh: Lợi nhuận trước thuế của Công ty
trong năm N là 250.000.000đ.
4. Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là 20%.
5. Ngày 31 tháng 12 năm N, Hội đồng quản trị Công ty đa công bố trả lời tức
cổ phần, trong đó, quyết định hệ số chi trả cổ tức là 0,6.
6. Giá đóng cửa cổ phiếu của Công ty cuối ngày 31 tháng 12 năm N là
27.000đ/cổ phiếu.
Yêu cầu: Hãy xác định:
a. Thu nhập 1 cổ phiếu thường (EPS) của Công ty năm N

107
b. Cổ tức 1 cổ phần của Công ty
c. Tỷ suất lợi tức cổ phần của Công ty
d. Hệ số giá trên thu nhập (PER)
Biết rằng: - Chi phí kinh doanh của Công ty trong năm đều hợp lý, hợp lệ.
- Các năm trước Công ty đã trả đầy đủ cổ tức cho các cổ đông ưu đãi
Bài số 06
Công ty cổ phần Long Thành có tình hình sau đây:
1. Công ty phát hành 2 loại cổ phiếu: Cổ phiếu ưu đãi tích lũy và không tam
dự với cổ tức là 13%/năm: Cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông).
a. Cổ phiếu ưu đãi:
- Số được phép phát hành: 20.00 cổ phiếu
- Số đã phát hành (đã phát hành cách đay 4 năm): 10.000 cổ phiếu, với mệnh
giá 20.000đ/ cổ phiếu.
b. Cổ phiếu thường:
- Số đươc phép phát hành: 100.000 cổ phiếu
- Số đã phát hành: 80.000 cổ phiếu với mệnh giá 10.000đ/ cổ phiếu
2. Do tình hình kinh doanh gặp khó khăn nên hai năm vừa qua Công ty chưa
trả còn khất lại cổ tức của cổ đông ưu đãi.
3. Theo số liệu bảng cân đối kế toán ngày 31 tháng 12 năm N:
a. Tổng giá trị tài sản của Công ty: 2.000.000.000đ
Trong đó:
- Tài sản ngắn hạn: 850.000.000đ
- Tài sản dài hạn: 1.150.000.000đ
b. Tổng số nợ: 600.000.000đ
4. Giá đóng cửa giao dịch cuối ngày 31 tháng 12 năm N của cổ phiếu Công
ty là 35.000 đồng/cổ phiếu.
Yêu cầu:
Xác định hệ số giá thị trường trên giá trị sổ sách(hệ số M/B) một cổ phiếu
thường của Công ty ngày 30 tháng 12 năm N.
Bài số 07
Một Công ty cổ phần có tình hình năm N như sau:

108
1. Tình hình về số cổ phiếu đang lưu hành tính đến ngày 31/12:
a. Cổ phiếu ưu đãi cổ tức( mệnh giá 10.000 đồng, cổ tức 15%/năm): 200.000
cổ phiếu
b. Cổ phiếu thường(mệnh giá 10.000 đồng): 550.000 cổ phiếu
2. Tổng số vốn kinh doanh bình quân trong năm là 3.750 triệu đồng; trong đó, vốn
vay chiếm tỷ trọng là 60% với lãi suất vay vốn bình quân là 10%/năm.
3. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế đạt được trong năm là 1.950 triệu đồng.
4. Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 20%.
5. Giá đóng cửa cổ phiếu của Công ty phiên giao dịch ngày 31/12/N là 30.000đ/CP
6. Ngày 31/12/N, Hội đồng quản trị Công ty công bố trả cổ tức cho cổ đông thường;
trong đó, hệ số trả cổ tức là 0,6
Yêu cầu:
1. Xác định thu nhập một cổ phiếu thường(EPS) của Công ty năm N?
2. Xác định tỷ suất cổ tức cổ phần của Công ty?
3. Xác định hệ số giá trên thu nhập(hệ sô P/E) của Công ty?
Bài số 08
Công ty trách nhiêm hữu hạn Thanh Long chuyên sản xuất kinh doanh một loại
sản phẩm có tài liệu sau:
A. Tài liệu năm N:
1. Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm: 10.500 sản phẩm, với giá bán chưa có
thuế GTGT là 1.000.000đồng/sản phẩm.
2. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu(ROS) là 5%.
3. Trích bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N Đơn vị tính: Triệu đồng
Cuối Đầu Cuối Đầu
Tài sản Nguồn vốn
năm năm năm năm
A. TSNH 1.500 880 A. Nợ phải trả 1.800 1.200
I. Tiền 120 100 I. Nợ ngắn hạn 760 700
II. Các khoản phải 335 400 - Vay ngắn hạn 120 100
thu ngắn hạn
III. Hàng tồn kho 365 300 - Phải trả ngời bán 300 250
IV. TSLĐ khác 680 80 - Phải trả CNV 200 150

109
- Thuế phải nộp NN 140 200
II. Vay dài hạn 1.040 500
B. TSDH 2.500 2.120 B. Vốn CSH 2.200 1.800
I. Các khoản phải thu - - I. Vốn chủ SH 2.200 1.800
dài hạn
II. TSCĐ 2.500 2.120 - Vốn góp của chủ 1.400 1.200
sở hữu
- Nguyên giá 3.100 2.500 - Quỹ đầu tư PT 500 400
- Giá trị hao mòn luỹ kế (600) (380) - LN sau thuế chưa 300 200
phân phối
III. Bất động sản đầu II. Nguồn kinh phí
tư - - và quỹ khác - -
Tổng cộng 4.000 3.000 Tổng cộng 4.000 3.000

B. Tài liệu năm N+1:


1. DN tăng quy mô kinh doanh, dự kiến vốn SXKD bình quân sử dụng trong
năm là 5.100 triệu đồng, hệ số nợ bình quân 50% với lãi suất vay bình quân
10%/năm.
2. Dự kiến số lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ tăng 20% so với năm N và giá
bán sản phẩm (chưa có thuế GTGT) hạ 4% so với năm N.
3. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh trong năm cho số sản phẩm nêu trên :
a. Tổng chi phí cố định kinh doanh: 3.062,5 triệu đồng.
b. Chi phí biến đổi cho 1 sản phẩm là 595.000 đồng.
Yêu cầu:
1. Hãy tính toán các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của Công ty ở năm N (Hệ số
khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, vòng quay vốn kinh doanh, kỳ thu tiền bình quân,
tỷ suất lợi nhuận ròng vốn kinh doanh)? Để đạt được mức tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên vốn kinh doanh(ROA) như năm N, vậy trong năm N+1 cần sản xuất và tiêu thụ
bao nhiêu sản phẩm?
2. Giả sử năm tiếp theo năm N+1 (Năm N+2) doanh nghiệp vẫn đạt được tỷ suất
lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh như năm N+1 (các điều kiện khác không có

110
gì thay đổi) và có khả năng vay vốn với lãi suất là 10%/năm. Vậy theo anh (chị),
doanh nghiệp có nên tiếp tục mở rộng việc vay vốn không?
3. Giả sử đầu năm N+1 doanh nghiệp muốn tăng thêm vốn nợ ngắn hạn và sử
dụng để tăng mức hàng tồn kho. Mức nợ ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tăng lên
tối đa bao nhiêu để không làm giảm hệ số khả năng thanh toán hiện thời xuống dưới
1,5 như các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.
Biết rằng: - Hệ số nợ trung bình ngành là 60%.
- Công ty nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ với thuế suất đầu ra 5%.
- Công ty phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 25%.
Bài số 09
Trích bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N của công ty CP Thiên Hà như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng

Khoản mục Cuối năm Đầu năm

TÀI SẢN

A - Tài sản ngắn hạn 1.720 1.900

I. Tiền và tương đương tiền 120 100

II. Các khoản phải thu ngắn hạn 550 500

III. Hàng tồn kho 1.000 1.200

IV. Tài sản lưu động khác 50 100

B - Tài sản dài hạn 7.700 6.700

I. Tài sản cố định 7.500 6.500

- Nguyên giá 11.500 10.000

- Số khấu hao lũy kế (4.000) (3.500)

II. Đầu tư tài chính dài hạn 200 200

111
Tổng cộng tài sản 9.420 8.600

NGUỒN VỐN

A - Nợ phải trả 3.450 3.100

I. Nợ ngắn hạn

1. Phải trả người bán ngắn hạn 750 700

2. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 300 200

3. Phải trả người lao động 100 200

4. Vay ngắn hạn 2.300 2.000

II. Nợ dài hạn - -

B. Vốn chủ sở hữu 5.970 5.500

I - Vốn chủ sở hữu 5.970 5.500

1. Vốn góp của chủ sở hữu 5.000 4.500

2. Thặng dư vốn cổ phần 520 500

4. Quỹ đầu tư phát triển 200 150

6.Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 100 50

5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 150 300

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác - -

Tổng cộng nguồn vốn 9.420 8.600


Yêu cầu: Lập bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm N của
công ty?

112
Bài số 10
1. Trích bảng cân đối kế toán ngày 31/12/ N của công ty TNHH Toàn Cầu như
sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Phần tài sản Cuối năm Đầu năm
A. Tài sản ngắn hạn 1.000 800
I. Vốn bằng tiền 50 80
II. Nợ phải thu ngắn hạn 350 70
III. Hàng tồn kho 320 550
IV. Tài sản ngắn hạn khác 280 100
B. Tài sản dài hạn 2.000 1.200
I. Các khoản phải thu dài hạn - -
II. Tài sản cố định
1. Nguyên giá 2.400 1.500
2. Khấu hao luỹ kế (400) (300)
Tổng cộng tài sản 3.000 2.000
Phần nguồn vốn Cuối kỳ Đầu năm
A Nợ phải trả 2.200 1.300
I. Nợ ngắn hạn 1.000 500
1. Phải trả người bán ngắn hạn 760 300
2. Phải trả người lao động 190 120
3. Phải trả ngắn hạn khác 50 80
II. Nợ dài hạn 1.200 800
1. Vay dài hạn 1.200 800
B. Vốn chủ sở hữu 800 700
I. Vốn chủ sở hữu 800 700
1. Vốn góp của chủ sở hữu 400 400
2. Quỹ đầu tư phát triển 330 250
3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 70 50
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác - -
Tổng cộng nguồn vốn 3.000 2.000

113
2. Trong năm, công ty đạt doanh thu thuần 4.000 triệu đồng và đạt tỷ suất lợi
nhuận sau thuế trên doanh thu là 2%/năm.
Yêu cầu:
a. Hãy xác định: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận
vốn chủ sở hữu, hệ số thanh toán tổng quát, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, cơ cấu
vốn và vòng quay tổng vốn của công ty năm N. Nêu ý nghĩa từng chỉ tiêu?
b. Hãy lập bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn cho năm N?
c. Xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên đầu năm và cuối năm N. Kết hợp với
kết quả câu b, hãy nhận xét việc sử dụng vốn của công ty ?
d. Hãy xác định mức độ tác động của vòng quay tổng vốn, hệ số nợ, tỷ suất lợi
nhuận sau thuế trên doanh thu tới tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của năm N?
f. Sang năm N+1, công ty muốn có tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng 18% so với
năm N, trong khi vòng quay vốn kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
doanh thu không đổi so với năm N, thì cơ cấu vốn phải bố trí như thế nào?

114
CHƯƠNG 15
KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

Câu hỏi tự luận


1. Tại sao có thể nói rằng kế hoạch tài chính là một trong những công cụ cho sự
hoạt động thành công của một doanh nghiệp?
2. Trình bầy những căn cứ chủ yếu để lập kế hoạch tài chính?
3. Nội dung chủ yếu của các giai đoạn lập kế hoạch tài chính?
4. Hãy phân tích tầm quan trọng và nội dung chủ yếu lập kế hoạch lưu chuyển
tiền tệ?
5. Nội dung cơ bản lập Bảng cân đối tài sản dự kiến theo các chỉ tiêu tài chính
đặc trưng?
II. Bài tập
Bài số 01
Công ty TNHH Sông Thao có số liệu dự kiến quý 1 năm N+1 như sau:
- Doanh thu bán hàng 3 tháng đầu năm lần lượt là: 200 triệu đồng, 220 triệu đồng và
200 triệu đồng.
- Phương thức thanh toán của khách hàng: 50% trả ngay trong tháng; số còn lại
thanh toán sau 1 tháng
- Nợ phải thu đầu năm: 100 triệu đồng.
- Giá trị vật tư, nguyên liệu mua, nhập kho của công ty 3 tháng đầu năm lần lượt là:
150, 140 và 140 triệu đồng. Phương thức trả tiền mua vật tư, nguyên liệu theo thỏa
thuận như sau: 50% trả ngay trong tháng; số còn lại trả nốt vào tháng sau
- Năm N công ty còn nợ nhà cung cấp vật tư 50 triệu đồng, khoản nợ này sẽ được
trả vào đầu năm N+1.
- Các khoản chi phí khác phát sinh trong 3 tháng như sau:
Đơn vị: Triệu đồng

Nội dung Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3


Chi trả lương 12 12 12
Khấu hao TSCĐ 10 10 10
Chi khác bằng tiền (chưa kể thuế) 8 8 8

115
- Giá trị hàng tồn kho: Đầu tháng 1: 10 triệu đồng, đầu tháng 2: 20 triệu đồng, đầu
tháng 3: 30 triệu đồng, cuối tháng 3 là: 40 triệu đồng.
- Công ty phải nộp thuế GTGT với thuế suất 10% theo phương pháp trực tiếp; thuế
suất thuế TNDN là 25%.
- Số dư tiền mặt đầu tháng 1: 20 triệu đồng; số dư tiền mặt cần thiết hàng tháng là
50 triệu đồng.
Yêu cầu: Lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ của công ty Bách Thuận 3 tháng
đầu năm?
Biết rằng: Thuế GTGT nộp ngay trong tháng và thuế TNDN nộp vào tháng
Bài số 02
Có các tài liệu về kế hoạch kinh doanh 6 tháng đầu năm N +1 của công ty Thiên
Thai như sau:
1. Dự kiến doanh số bán ra: Đơn vị tính: Triệu đồng
Tháng 12/N Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6
500 400 400 500 600 500 700
Việc thanh toán tiền hàng theo thoả thuận của người mua như sau: 50% tiền
hàng được trả ngay trong tháng, số còn lại được trả nốt sau 1 tháng kể từ lúc giao
hàng.
2. Dự kiến giá trị vật tư mua vào trong các tháng như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
Tháng 12/N 1/N+1 2/N+1 3/N+1 4/N+1 5/N+1 6/N+1
200 200 250 300 280 350 300
Số tiền mua vật tư được thanh toán như sau: trả ngay trong tháng 50% và trả
nốt 50% vào tháng sau.
3. Chi phí tiền lương, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi khác phải thanh
toán ngay trong tháng Đơn vị tính: triệu đồng

Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng


Nội dung
12/N 1/N+1 2/N+1 3/N+1 4/N+1 5/N+1 6/N+1
Tiền lương 100 80 90 100 110 100 130
Dịch vụ mua ngoài 20 20 20 20 20 20 20
Chi phí khác bằng tiền 10 10 10 10 10 10 10

116
4. Trong tháng 3 dự kiến phải trả 500 triệu đồng cho việc mua sắm trang thiết bị.
5. Số dư vốn bằng tiền ngày 31/12/N là 300 triệu đồng.
6. Số dư vốn bằng tiền cần thiết hàng tháng là 250 triệu đồng.
Yêu cầu: Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ 6 tháng đầu năm của công ty ?
Bài số 03
Công ty cổ phần Sông Lam mới được thành lập, dự kiến trong năm kế hoạch
doanh thu thuần sẽ đạt được là 1.500 triệu đồng; trong đó, giá vốn hàng bán: 840
triệu đồng.
Biết các chỉ tiêu tài chính trung bình của các DN trong cùng ngành như sau:
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: 2.5
- Số vòng quay hàng tồn kho: 7 vòng
- Số vòng quay vốn cố định: 5 vòng
- Kỳ thu tiền trung bình: 12 ngày
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: 5 %
- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: 20%
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh: 15 %
Yêu cầu: Căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính trung bình của ngành, hãy lập bảng
cân đối kế toán mẫu của công ty năm kế hoạch?
Bài 04
Công ty cổ phần Đại Cương mới dự kiến trong năm kế hoạch N+1:
1. Doanh thu thuần sẽ đạt được là 4.500 triệu đồng; trong đó, giá vốn hàng bán:
3.600 triệu đồng.
2. Sau khi nghiên cứu tham khảo hệ số tài chính trung bình của ngành, doanh
nghiệp dự kiến đạt tới các hệ số tài chính sau:
- Hệ số nợ: 80%
- Vòng quay toàn bộ vốn KD: 1,5 lần
- Kỳ thu tiền bình quân: 72 ngày
- Hệ số thanh toán nhanh: 0,8
- Vòng quay tồn kho: 4 vòng
- Cơ cấu nợ: Nợ dài hạn là 20%; nợ ngắn hạn là 80%
Yêu cầu: Căn cứ vào các tài liệu trên, hãy lập bảng cân đối kế toán mẫu của
công ty năm kế hoạch?

117
CHƯƠNG 16
TỔNG QUAN VỀ NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP

I. Câu hỏi tự luận


1. Hãy nêu các cách chủ yếu phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp?
2. Bạn có nhận xét gì khi xem xét nguồn vốn của một doanh nghiệp cho
thấy nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp là một số
âm(-)?
3. Việc sử dụng nguồn vốn bên trong có những ưu điểm và hạn chế gì?
4. Doanh nghiệp có thể sử dụng những nguồn vốn ngắn hạn chủ yếu nào
cho hoạt động kinh doanh? Việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn có những
ưu điểm và hạn chế gì?
5. Trình bầy nội dung chủ yếu và những ưu điểm, hạn chế của các mô hình
tài trợ vốn cho doanh nghiệp?
II. Câu hỏi trắc nghiệm
(Trong mỗi câu, chọn 1 đáp án đúng hay đúng nhất)
Câu 01: Nguồn vốn thường xuyên có tính chất dài hạn của doanh nghiệp được xác
định:
a. Nguồn vốn thường xuyên của DN = Vốn chủ sở hữu + Khầu hao
TSCĐ?
b. Nguồn vốn thường xuyên của DN = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn?
c. Nguồn vốn thường xuyên của DN = Vốn chủ sở hữu + Lợi nhuận sau
thuế?
d. Nguồn vốn thường xuyên của DN = Vốn chủ sở hữu + Lợi nhuận gữi
lại tái đầu tư?
Câu 02: Khi tính ra nguồn vốn lưu động thường xuyên của một doanh nghiệp là
một số âm(-), điều đó cho thấy:
a. Nợ phải trả lớn hơn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp?
b. Doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn
hạn?
c. Nợ phải trả lớn nhỏ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp?

118
d. Doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài
hạn?
Câu 03: Mô hình tài trợ thứ 2: toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm
bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng
nguồn vốn tạm thời, so với mô hình tài trợ thư 3: toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ
thường xuyên được bảo đảm bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ
thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được bảo đảm bằng nguồn vốn tạm thời
cho thấy mô hình thứ 2 có ưu điểm hơn:
a. Sử dụng nguồn vốn thường xuyên ít hơn?
b. Chi phí sử dụng vốn thấp hơn?
c. Hạn chế được nhiều hơn rủi ro thanh toán ?
d. Tạo ra sự linh hoạt hơn trong tổ chức nguồn vốn?
Câu 04: Điều nào nêu dưới đây phù hợp với việc sử dụng tín dụng thương mại của
nhà cung cấp:
a. Phải có tài sản thế chấp?
b. Thủ tục phức tạp?
c. Thường phải chịu chi phí sử dụng vốn khá cao so với lãi suất tín dụng
thông thường?
d. Phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của người cung cấp vốn?
Câu 05: Một trong những điểm được coi là bất lợi của việc sử dụng nguồn tài trợ
ngắn hạn so với sử dụng nguồn tài trợ dài hạn:
a. Thực hiện khó khăn, phức tạp hơn?
b. Chi phí sử dụng vốn thường cao hơn?
c. Phải chịu rủi ro lãi suất cao hơn?
d. Doanh nghiệp gặp khó khăn hơn trong việc điều chinh cơ cấu nguồn vốn?
III. Bài tập
Bài số 01
Công ty cổ phần Sông Hồng có tình hình sau:
Trích bảng cân đối kế toán của Công ty ngày 31 tháng 12 năm N:

119
Đơn vị tính: triệu đồng

Số Số
Số cuối Số cuối
Tài sản đầu Nguồn vốn đầu
năm năm
năm năm

A. Tài sản ngắn hạn 4.920 C. Nợ phải trả 5.166


I. Tiền và các khoản I. Nợ ngắn hạn 2.800
tương đương tiền 820
II. Các khoản phải thu 1.400
III. Hàng tồn kho 2.700 I. Nợ dài hạn 1.200
B. Tài sản dài hạn 3.280 B. Vốn chủ sở hữu 3.034
I. Các khoản phải thu dài I. Vốn chủ sở hữu 3.034
hạn - - Vốn góp của chủ sở hữu 2.200
II. Tài sản cố định - Các quỹ thuộc vốn CSH
- Nguyên giá TSCĐ 4.000 300
- Hao mòn lũy kế TSCĐ (720)
- Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối 534
II. Nguồn kinh phí và quỹ
khác -

Tổng cộng tài sản 8.200 Tổng cộng nguồn vốn 8.200

Yêu cầu:
a. Xác định cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của Công ty tại thời điểm ngày
31/12/năm N?
b. Xác định nguồn vốn thường xuyên của Công ty và nguồn vốn lưu động thường
xuyên tại thời điểm ngày 31/12/năm N?
c. Qua số liệu và các tính toán trên hãy nhận xét sơ bộ mô hình tài trợ của Công ty?
Bài số 02
Công ty cổ phần Cửu Long có tài liệu sau:
Trích bảng cân đối kế toán của công ty:
Đơn vị tính: Triệu đồng

120
TT Chỉ tiêu 31/12/N 31/12/N+1 31/12/N+2
Tài sản
A Tài sản ngắn hạn 3.000 3.300 3.600
I Tiền và các khoản tương đương 300 165 288
tiền
II Đầu tư tài chính ngắn hạn - 80 100
III Các khoản phải thu ngắn hạn 1.050 1.240 1.880
IV Hàng tồn kho 1.650 1.815 1.332
V Tài sản ngắn hạn khác - -
B Tài sản dài hạn 2.000 2.700 2.900
Tổng cộng tài sản 5.000 6.000 6.500
Nguồn vốn
A Nợ phải trả 3.800 4.600 5.000
I Nợ ngắn hạn 2.800 3.500 4.000
II Nợ dài hạn 1.000 1.100 1.000
B Vốn chủ sở hữu 1.200 1.400 1.500
Tổng cộng nguồn vốn 5.000 6.000 6.500
Yêu cầu:
a. Tính toán và đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty?
b. Xác định nguồn vốn thường xuyên của Công ty và nguồn vốn lưu động thường
xuyên tại thời điểm ngày 31 tháng 12 các năm?
c. Qua số liệu và các tính toán trên hãy nhận xét sơ bộ mô hình tài trợ của Công ty?
Bài số 03
Công ty cổ phần Sông Lô là khách hàng thường xuyên mua vật liệu của Công
ty Trách nhiệm Hữu hạn Trường Xuân. Theo hợp đồng tín dụng thương mại, Công
ty Trường xuân đưa ra điều kiện thanh toán: “2/10 net 60”.
Yêu cầu:
a. Nếu Công ty cổ phần Sông Lô chấp nhận mua chịu, vậy trong trường hợp
này chi phí sử dụng tín dụng thương mại là bao nhiêu?
b. Giả sử Ngân hàng cổ phần thương mại Quân đội sẵn sang cho Công ty vay
vốn với lãi suất 12%/năm, Vậy, Công ty có nên vay và thanh toán đúng hạn

121
để được hưởng khoản chiết khấu thanh toán từ nhà cung cấp là Công ty
Trách nhiệm Hữu hạn Trường Xuân hay không?

122
CHƯƠNG 17
TÀI TRỢ BẰNG CỔ PHIẾU THƯỜNG VÀ CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI

I. Câu hỏi tự luận


1. Hãy trình bầy và nêu ra thí dụ về những trường hợp phát hành thêm cổ phiếu
trong quá trình hoạt động của công ty cổ phần?
2. So sánh phương thức phát hành riêng lẻ và chào bán ra công chúng cổ phiếu
của công ty cổ phần rút ra những điểm giống nhau và khác nhau của hai
phương thức phát hành?
3. Hãy phân biệt chào bán lần đầu cổ phiếu ra công chúng và chào bán thêm cổ
phiếu ra công chúng?
4. Tại sao cần dành quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu? Việc huy động
vốn theo cách này có những điểm lợi và bất lợi gì?
5. Việc huy động vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng có
những điểm lợi và bất lợi gì?
6. Tại sao có thể nói rằng cổ phiếu ưu đãi là loại chứng khoán lai ghép?
7. Việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu ưu đãi có những điểm lợi và bất
lợi gì?
II. Câu hỏi trắc nghiệm
(Trong mỗi câu, chọn 1 đáp án đúng hay đúng nhất)
Câu 01: Khi một công ty cổ phần quyết định huy động vốn bằng phát hành thêm cổ
phiếu thường bán ra cho các nhà đầu tư, điều đó:
a. Không ảnh hưởng đến hệ số nợ của công ty?
b. Làm tăng hệ số nợ?
c. Làm giảm hệ số nợ?
d. Làm tăng hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu?
Câu 02: Thông thường khi phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn cho đầu tư
công ty cổ phần dành quyền ưu tiên mua cho cổ đông hiện hữu là nhằm:
a. Thu được nhiều tiền vốn hơn so với phát hành rộng rãi ra công chúng?
b. Tránh được tình trạng loãng giá cổ phiếu?
c. Bảo vệ lợi ích của các cổ đông hiện hữu?

123
d. Tăng thêm tính thanh khoản cho cổ phiếu của công ty?
Câu 03: Một trong những lợi thế đối với công ty cổ phần khi huy động vốn đầu tư
bằng phát hành thêm cổ phiếu thường mới bán rộng rãi ra công chúng:
a. Làm tăng thêm cổ đông mới?
b. Làm tăng thêm vốn chủ sở hữu và giảm hệ số nợ của công ty?
c. Chi phí phát hành cổ phiếu thường thấp hơn so với trái phiêu?
d. Sử dụng cổ phiếu thường khiến cho công ty được hưởng lợi từ khoản lợi về
thuế thu nhập hay khoản tiết kiệm thuế?
Câu 04: Trong những điều nêu dưới đây, điều nào là điểm bất lợi đối với công ty cổ
phần khi huy động vốn đầu tư bằng phát hành cổ phiếu thường bán ra công chúng?
a. Có nghĩa vụ phải trả cổ tức đúng hạn cho cổ đông, làm tăng rủi ro cho
công ty?
b. Làm hệ số nợ của công ty tăng lên?
c. Làm loãng giá cổ phiếu của công ty?
d. Chịu áp lực phải lo hoàn trả vốn gốc cho người cung cấp vốn?
Câu 05: Một trong những đặc điểm cổ phiếu ưu đãi được xem là giống với cổ phiếu
thường là:
a. Cổ tức được xác định trước và theo một mức cố định?
b. Cổ đông ưu đãi không có quyền biểu quyết?
c. Cổ tức không được tính trừ vào thu nhập chịu thuế khi xác định thuế
TNDN?
d. Cổ đông ưu đãi không được phân chia phần lợi nhuận cao mà công ty
thu được?
III. Bài tập
Bài số 01
Năm N, công ty cổ phần Ba Vì chuyên sản xuất sản phẩm A có các tài liệu
sau:
1. Tổng số vốn kinh doanh sử dụng bình quân là 10.000 triệu đồng; trong đó, tỷ lệ
vốn vay là 30%, lãi suất vay vốn bình quân 10%/năm.
2. Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành là 100.000, giá bán 1 cổ phiếu thường
hiện hành là 100.000 đ/cổ phần. Hệ số chi trả cổ tức là 0,6.

124
3. Số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong năm là 20.000 sản phẩm, giá bán
chưa có thuế GTGT là 1.400.000 đ/sản phẩm.
4. Chi phí sản xuất và tiêu thụ trong năm như sau:
- Chi phí cố định kinh doanh 4.800 triệu đồng.
- Chi phí biến đổi 1 triệu đồng/sản phẩm.
5. Công ty đang xem xét một dự án đầu tư với số vốn đầu tư là 3.000 triệu đồng,
nếu thực hiện dự án đầu tư này tuy không tăng thêm số lượng sản phẩm sản xuất và
bán ra, nhưng sẽ giảm được 10% chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm, còn chi
phí cố định kinh doanh sẽ tăng thêm 400 triệu đồng.
6. Công ty dự kiến sẽ huy động vốn đầu tư thực hiện dự án bằng cách phát hành
thêm cổ phiếu thường và dành quyền ưu tiên mua cho cổ đông hiện hữu với giá ghi
bán dự tính là 60.000 đ/cổ phần.
Yêu cầu:
1. Xác định lợi tức của một cổ phần thường trước và sau khi thực hiện dự án đầu tư.
Giả sử sau khi thực hiện dự án đầu tư, nếu doanh thu bán hàng tăng thêm 15% so
với doanh thu dự kiến thì thu nhập một cổ phần thường (EPS) sẽ đạt được bao nhiêu
(dùng đòn bẩy tổng hợp để tính)?
2. Ông A là hiện đang nắm giữ 1.500 cổ phần của công ty. Vì gặp khó khăn về tài
chính ông dự định sẽ bán 60% số quyền mua nhận được, số còn lại dùng mua thêm
cổ phần mới. Xét về mặt lý thuyết, ông A có thể thu được bao nhiêu tiền từ việc bán
quyền mua, và tỷ lệ sở hữu mà ông A sau khi công ty hoàn thành việc phát hành
thêm cổ phần mới?
Biết rằng: Sản phẩm của công ty chỉ phải chịu thuế GTGT và công ty nộp thuế
theo phương pháp khấu trừ thuế. Công ty nộp thuế TNDN với thuế suất 25% và
không có cổ phiếu ưu đãi.
Bài số 02
Công ty cổ phần Tam Đảo có tình hình như sau:
1. Số cổ phiếu thường đang lưu hành: 100.000 cổ phiếu.
2. Giá thị trường hiện hành của một cổ phiếu là: 50.000 đồng.
3. Công ty dự kiến huy động thêm một lượng vốn 880 triệu đồng bằng phát hành
thêm cổ phiếu và giành quyền mua cho các cổ đông hiện hữu.

125
4. Giá ghi bán một cổ phiếu mới dự kiến 44.000 đồng.
5. Công ty dự kiến sẽ dành 60% lợi nhuận sau thuế để chi trả lợi tức cổ phần .
6. Công ty phải nộp thuế TNDN với thuế suất 20%.
Yêu cầu:
1). Hãy xác định giá trị của một quyền mua cổ phiếu mới dành cho cổ đông? Là cổ
đông hiện đang nắm giữ 1.200 cổ phiếu của công ty, vậy ông A sẽ được quyền mua
bao nhiêu cổ phiếu mới?
2). Công ty dự kiến dùng lợi nhuận đạt được trong năm để trả lợi tức cổ phần với
mức 1.400 đồng/cổ phần. Vậy, để thực hiện điều đó, trong năm công ty cần phải
phấn đấu đạt được bao nhiêu lợi nhuận trước thuế?
Bài số 03
Công ty cổ phần Hồng Lĩnh có tình hình như sau:
1. Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành: 1.000.000 cổ phiếu.
2. Giá cổ phiếu hiện hành của Công ty là 60.000 đồng/cổ phiếu.
3. Công ty dự kiến sẽ huy động thêm một lượng vốn là 10.000 triệu đồng bằng phát
hành thêm cổ phiếu thường và dành quyền ưu tiên mua cho cổ đông hiện hữu.
4. Giá ghi bán một cổ phiếu thường mới cho cổ đông là 40.000 đồng.
5. Tổng số lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt được trong năm là 3.125 triệu đồng .
6. Công ty dự kiến dành 60% lợi nhuận sau thuế để chi trả cổ tức cho cổ đông.
7. Công ty phải nộp thuế TNDN với thuế suất 20%.
Yêu cầu:
1) Ông A là cổ đông hiện hành của công ty đang nắm giữ 20.000 cổ phiếu thường
và có dự kiến 60% số quyền mua nhận được sẽ đem bán, số còn lại sẽ dùng mua
thêm cổ phiếu mới. Vậy, xét về mặt lý thuyết, ông A có thể thu được bao nhiêu tiền
từ việc bán quyền mua cổ phiếu mới và nắm giữ bao nhiêu quyền sở hữu công ty
sau khi công ty hoàn thành đợt phát hành cổ phiếu mới?
2). Xác định mức cổ tức một cổ phần thường(DPS) trong năm của Công ty?
Bài số 04
Công ty cổ phần Thiên Cầm có tình hình như sau:
- Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành: 150.000 cổ phiếu
- Giá cổ phiếu hiện hành trên thị trường: 30.000 đồng/cổ phiếu

126
- Công ty dự kiến huy động thêm 900 triệu đồng vốn kinh doanh bằng cách phát
hành cổ phiếu mới và dành quyền ưu tiên mua cho cổ đông hiện hành.
- Giá ghi bán cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu: 18.000 đồng/cổ phiếu.
Yêu cầu:
a. Hãy ước định giá cổ phiếu(xét về lý thuyết) của công ty sau khi công ty phát hành
thêm cổ phiếu và dành quyền mua cho cổ đông hiện hữu?
b. Một cổ đông hiện hành của công ty đang nắm giữ 5.000 cổ phiếu thường. Ông ta
dự kiến bán ra 40% số chứng quyền nhận được, số còn lại dùng mua thêm cổ phiếu
mới. Hãy ước lượng giá trị của một quyền mua và tỷ lệ sở hữu mà cổ đông này có
được sau khi công ty hoàn thành việc phát hành thêm cổ phiếu mới ?
c. Trên thực tế, giá cổ phiếu của công ty trên thị trường sau khi phát hành là 25.000
đồng/cp. Giả định cổ đông trên đã bán toàn bộ quyền mua cổ phiếu mới với giá là
2.000 đồng/quyền mua. Hãy cho biết, khoản thu nhập mà nhà đầu tư này nhận được
có thể bù đắp được những thiệt hại do sụt giá cổ phiếu hay không?
Bài số 05
Cuối năm báo cáo, Đại hội cổ đông của công ty cổ phần Thái Bình đã thông
qua nghị quyết về việc: đầu năm kế hoạch sẽ phát hành thêm 100.0000 cổ phiếu
thường, với việc dành quyền ưu tiên mua cho các cổ đông hiện hành. Thời hạn đăng
ký mua cổ phiếu mới là 30 ngày tính từ khi công ty ra thông báo. Ông Hà đang nắm
gữi 2.000 cổ phần. Vì gặp khó khăn về tài chính nên ông Hà đang do dự trong việc
đăng ký mua cổ phiếu mới.
Yêu cầu:
1. Hãy cho biết Ông Hà có nên sử dụng quyền ưu tiên mua cổ phiếu mới
hay không? Nếu không sử dụng quyền ưu tiên mua ông có thể bị những thiệt hại
gì? Vì sao?
2. Nếu sử dụng quyền ưu tiên mua, ông Hà được quyền mua bao nhiêu
cổ phiếu mới?
3. Nếu bán quyền ưu tiên mua cho người khác, ông Hà có thể được được
khoản thu nhập là bao nhiêu?
Biết rằng: - Tính tới cuối năm báo cáo công ty đã phát hành 400.000 cổ
phiếu.

127
- Giá thị trường cổ phiếu ở thời điểm cuối năm báo cáo là 40.000 đ/cổ phiếu.
- Giá bán cổ phiếu mới dành cho các cổ đông hiện hữu là 30.000 đ/cổ phiếu.
Bài số 06
Một Công ty cổ phần có tình hình như sau:
1. Tình hình đăng ký, phát hành cổ phiếu thường:
- Số cổ phiếu được phép phát hành: 500.000 cổ phiếu
- Số cổ phiếu đã phát hành (tính đến ngày 1/1/N): 300.000 cổ phiếu
2. Ngày 30/1 cùng năm Công ty quyết định phát hành nốt số cổ phiếu còn
được phép phát hành sau khi đã hoàn thành thủ tục phát hành chứng khoán mới và
dành quyền ưu tiên mua cho các cổ đông hiện hành
3. Cổ đông A hiện đang nắm giữ 15.000 cổ phiếu thường của Công ty nhưng
cổ đông này quyết định không dùng quyền ưu tiên để mua cổ phiếu mới phát hành
mà bán quyền đó (chứng quyền) cho người khác.
4. Công ty quyết định dành 1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức cho cổ
đông ở trong năm.
5. Cổ phiếu của Công ty đang được mua bán trên thị trường với giá
27.700đ/CP
6. Theo chiến lược phân chia lợi tức cổ phần của Công ty: từ sau năm N
Công ty duy trì ổn định mức tăng cổ tức hàng năm là 8%.
Yêu cầu:
a. Ông A nắm giữ bao nhiêu % quyền sở hữu của Công ty trước và sau đợt
phát hành chứng khoán mới?
b. Tính chỉ tiêu tỷ suất lợi tức cổ phần của Công ty
c. Ước định giá cổ phiếu của Công ty đầu năm N + 1
Biết rằng: Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ đông là 16%/năm
Bài số 07
Công ty cổ phần Sơn Ngọc có tình hình sau:
1. Công ty chỉ phát hành 1 loại cổ phiếu phổ thông:
- Số đã phát hành: 500.000 cổ phiếu
2. Theo bảng cân đối kế toán ngày 30 tháng 6 năm N:
a. Giá trị tổng tài sản: 11.000 triệu đồng

128
- Tài sản lưu động: 5.000 triệu đồng
Trong đó:
+ Vốn bằng tiền: 1.225 triệu đồng
+ Các khoản phải thu: 975 triệu đồng
+ Hàng tồn kho: 3.800 triệu đồng
- Tài sản cố định (giá trị còn lại của TSCĐ): 6.000 triệu đồng
b. Tổng số nợ: 3.000 triệu đồng
Trong đó:
- Nợ ngắn hạn: 2.200 triệu đồng
- Nợ dài hạn: 800 triệu đồng
3. Trong tháng 7 năm N Công ty đã quyết định mua lại 25.000 cổ phiếu với
số tiền là 350 triệu đồng đã hoàn thành việc thanh toán.
Yêu cầu: Với số liệu và tình hình trên hãy xác định:
a. Số cổ phiếu đang lưu hành của Công ty sau ngày 31 tháng 7 năm N.
b. Ông A là cổ đông của Công ty, từ đầu năm đến ng ày 31 tháng 7 năm vẫn
đang sở hữu 4.750 cổ phiếu của Công ty. Vì vậy, ông A nắm giữ bao nhiêu phần
trăm (%) quyền sở hữu Công ty trước và sau khi Công ty mua lại cổ phiếu?
c. Xác định giá trị sổ sách một cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thong) của
Công ty trước và sau khi Công ty mua lại cổ phiếu.

129
CHƯƠNG 18
TÀI TRỢ BẰNG VAY DÀI HẠN VÀ THUÊ TÀI CHÍNH

I. Câu hỏi tự luận


1. Hãy trình bày khái niệm, đặc điểm cơ bản của trái phiếu doanh nghiệp?
2. Phân biệt hình thức huy động vốn từ trái phiếu và cổ phiếu?
3. So sánh hình thức huy động vốn từ trái phiếu, tín dụng ngân hàng và thuê tài
chính?
4. Hãy phân tích những mặt lợi và bất lợi của việc huy động tăng vốn kinh
doanh bằng phát hành trái phiếu, thuê tài chính và tín dụng ngân hàng?
5. Trong các công cụ huy động vốn, doanh nghiệp sử dụng công cụ nào huy
động vốn sẽ đưa lại khoản tiết kiệm thuế hay lá chắn thuế cho doanh nghiệp
và hãy giải thích vì sao?
6. Tại sao nói, thuê tài chính là một hình thức huy động vốn hữu hiệu đối với
doanh nghiệp?
7. So sánh hình thức thuê vận hành và thuê tài chính?
8. Thông thường lãi suất(danh nghĩa) của trái phiếu chuyển đổi được đặt cao
hơn hay thấp hơn lãi suất của loại trái phiếu có lãi suất cố định và có thời hạn
như nhau? Hãy giải thích vì sao?
9. Sử dụng công cụ trái phiếu chuyển đổi , trái phiếu kèm chứng quyền để huy
động vốn có những điểm lợi và bất lợi gì?
II. Câu hỏi trắc nghiệm
(Trong mỗi câu, chọn 1 đáp án đúng hay đúng nhất)
Câu 01: Công cụ tài trợ vốn nào sau đây mang lại khoản lợi về thuế thu nhập hay
tiết kiệm thuế cho doanh nghiệp:
a. Cổ phiếu thường?
b. Trái phiếu?
c. Cổ phiếu ưu đãi?
d. Tín dung thương mại của nhà cung cấp?
Câu 02: Điểm nào nêu dưới đây, được coi là lợi thế của việc huy động vốn bằng
hình thức thuê tài chính:

130
e. Không làm tăng hệ số nợ của DN?
f. DN chịu chi phí sử dụng vốn thấp hơn so vay vốn của ngân hàng thương
mại?
g. Thực hiện tương đối dẽ dàng hơn so với vay vốn của ngân hàng thương mại?
h. Làm giảm nguy cơ mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp?
Câu 03: Một trong những lợi thế chủ yếu của việc huy động tăng thêm vốn đầu tư
bằng phát hành trái phiếu của công ty cổ phần:
a. Làm giảm hệ số nợ và làm tăng thêm độ vững chắc về tài chính cho công
ty?
b. Lợi tức trái phiếu trả cho nhà đầu tư được tính trừ vào thu nhập chịu thuế
của DN?
c. Không phải chịu áp lực trả lợi tức trái phiếu đúng hạn?
d. Không phải lo hoàn trả vốn gốc?
Câu 04: Điểm bất lợi khi công ty cổ phần huy động vốn đầu tư bằng phát hành trái
phiếu (loai có lãi suất cố định):
a. Chi phí phát hành thường cao hơn phát hành cổ phiếu thường?
b. Cổ đông hiện hữu phải chia sẻ quyền lợi kinh tế cho người nắm trái
phiếu khi công ty đạt được lợi nhuận cao?
c. Làm tăng thêm rủi ro tài chính cho công ty?
d. Không đưa lại khoản lợi về thuế hay tiết kiệm thuế TN cho công ty?
Câu 05: Khi người nắm gữi trái phiếu chuyển đổi thực hiện chuyển đổi sang cổ
phiếu của công ty sẽ tác động:
a. Làm tăng tài sản của công ty?
b. Làm tăng vốn chủ sở hữu của công ty?
c. Làm tăng hệ số nợ của công ty?
d. Công ty có thêm tiền vốn để đầu tư?
III. Bài tập
Bài số 01
Năm ngoái, Công ty cổ phần Lộc Phát phát hành trái phiếu có mệnh giá
200.000 đồng, kỳ hạn trái phiếu là 15 năm, lãi suất danh nghĩa 8%/năm, tiền lãi
được trả mỗi năm một lần vào cuối mỗi năm kể từ ngày phát hành.

131
Hãy cho biết: Giá thị trường hiện tại của trái phiếu là bao nhiêu nếu lãi
suất thị trường của trái phiếu hiện là: 10%; 8%; 6%?
Bài số 02
Công ty cổ phần Hoàng Gia phát hành loại trái phiếu chuyến đổi:
- Mệnh giá 1.000.000 đồng
- Lãi suất: 10%/năm
- Tỷ lệ chuyển đổi: 25 cổ phần thường
- Thời hạn: 8 năm
Giá 1 cổ phiếu hiện hành của Công ty là 46.000 đồng.
Yêu cầu:
a. Xác định giá trị đầu tư của trái phiếu? Biết rằng lãi suất của loại trái phiếu tương
tự nhưng không chuyển đổi được là 12% /năm.
b. Xác định giá trị chuyển của trái phiếu tại thời điểm hiện hành?
Bài số 03
Cách đây 2 năm, Công ty cổ phần Tân Hưng đã phát hành trái phiếu chuyển
đổi có mệnh giá là 1 triệu đồng; lãi suất ghi trên trái phiếu là 12%/năm; thời gian
đáo hạn là 8 năm tính từ ngày phát hành; tỷ lệ chuyển đổi là 20 cổ phiếu thường.
Loại trái phiếu này của Công ty đang được lưu hành trên thị trường và hiện
đang được mua bán ở mức giá 992.000 đồng/trái phiếu. Giá thị trường hiện tại 1 cổ
phiếu của công ty là 48.000 đồng.
Yêu cầu: Hãy xác định:
a/ Giá trị đầu tư của trái phiếu tại thời điểm hiện tại?
b/ Giá trị chuyển đổi của trái phiếu tại thời điểm hiện tại?
c/ Hiện tại, giá trị của quyền chọn chuyển đổi là bao nhiêu?
Biết rằng: Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư đối với loại trái phiếu này là
15%/năm.
Bài số 04
Công ty cổ phần HDC của Hoa Kỳ cần huy động vốn cho đầu tư. Giá 1 cổ
phiếu của công ty hiện hành trên thị trường là 40 USD. Các nhà quản lý của công ty
nhận định hiện giá cổ phiếu của công ty bị thị trường đánh giá thấp hơn giá trị thực

132
của nó và tin rằng trong những năm sắp tới giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên.
Công ty lựa chọn phát hành loại trái phiếu chuyển đổi:
- Mệnh giá : 1.000 USD.
- Lãi suất : 9%/năm.
- Tỷ lệ chuyển đổi: 20 cổ phiếu thường của công ty.
- Thời hạn của trái phiếu: 20 năm.
Các nhà quản lý cho rằng nếu phát hành loại trái phiếu có lãi suất cố định
với mệnh giá và thời hạn tương tự thì mức lãi suất phải là 10%/năm.
Với những thông tin trên hãy xác định:
a- Giá chuyển đổi ?
b- Giá trị chuyển đổi của trái phiếu tại thời điểm phát hành?
c- Giá trị đầu tư(hay phần giá trị trái phiếu có lãi suất cố định của trái phiếu
chuyển đổi) và giá trị của quyền chọn chuyển đổi tại thời điểm phát hành?
Bài số 05
Cách đây 3 năm, Công ty cổ phần Huy Hoàng đã phát hành loại trái phiếu
chuyển đổi có kèm theo điều khoản mua lại. Loại trái phiếu này có một số đặc điểm
sau:
-Mệnh giá: 1.000.000 đồng
- Lãi suất: 9%/năm
- Giá chuyển đổi: 50.000đ/cổ phần
- Thời hạn của trái phiếu: 10 năm
- Điều khoản chuyển đổi: Hết năm thứ 3 trở đi, công ty có quyền mua lại trái phiếu,
giá mua lại được xác định là 1.140.000 đồng.
Giá hiện hành 1 cổ phiếu của công ty là 65.000
Một nhà đầu tư hiện đang nắm gữi 100 trái phiếu chuyển đổi của Công ty.
Yêu cầu:
Nều Công ty công bố mua lại trái phiếu thì nhà đầu tư nên chọn cách nào:
- Thực hiện chuyển đổi thành cổ phần thường.
- Bán lại trái phiếu cho công ty.
Và hãy giải thích tại sao lại chọn cách đó.

133
Bài số 06
Cách đây 2 năm, công ty United Carbon của Hoa Kỳ phát hành loại trái
phiếu kèm chứng quyền với thời hạn lưu hành là 8 năm. Mỗi chứng quyền cho
phép người nắm gữi được quyền mua 5 cổ phiếu của công ty với giá thực hiện là 30
USD. Sau khi loại trái phiếu này được phát hành, chứng quyền được tách ra và
được mua bán trên thị trường. Một nhà đầu tư đang nắm gữi 100 chứng quyền của
Công ty này.
a. Giá thị trường hiện hành 1 cổ phiếu United Carbon là 28 USD. Vậy, nhà đầu tư
có nên thực hiện chứng quyền không?
b. Gỉa sử giá thị trường hiện hành 1 cổ phiếu United Carbon là 35 USD. Nếu nhà
đầu tư thực hiện toàn bộ chứng quyền và sau đó bán toàn bộ cổ phiếu thì có khả
năng thu được bao nhiêu lợi nhuận?
Bài số 07
Cách đây 5 năm, công ty Dustin Electronics của Hoa Kỳ phát hành loại trái
phiếu kèm chứng quyền. Mỗi chứng quyền cho phép người nắm gữi được quyền
mua 3 cổ phiếu của công ty với giá thực hiện là 40 USD. Sau khi loại trái phiếu này
được phát hành, chứng quyền được tách ra và được mua bán trên thị trường. Giá thị
trường hiện hành của cổ phiếu Dustin Electronics là 48 USD.
Hãy xác định giá trị cơ bản của chứng quyền Dustin Electronics?
Bài số 08
Các nhà quản trị công ty cổ phần Martin Marine dự tính nếu huy động
vốn bằng phát hành trái phiếu có lãi suất cố định với mệnh giá 1.000 USD , thời
hạn 20 năm thì lãi suất phải là 12%/năm. Tuy nhiên, công ty đã lựa chọn phát
hành loại trái phiếu kèm chứng quyền: Mệnh giá và thời hạn tương tự loại có lãi
suất cố đinh, lãi suất là 10,5%( tiền lãi được trả ở cuối mỗi năm) và kèm 20
chứng quyền cho phép mua cổ phiếu của công ty, giá phát hành loại trái phiếu
này bằng mệnh giá. Vậy, khi mua trái phiếu lúc phát hành, thực chất nhà đầu tư
phải trả giá bao nhiêu cho mỗi chứng quyền?
Bái số 09
Giá thị trường hiện hành cổ phiếu của công ty Burton Tool là 50
USD. Công ty này cũng có loại chứng quyền đang lưu hành trên thị trường. Mỗi

134
chứng quyền cho phép người năm gữi mua 3 cô phiếu với giá 45 USD. Chứng
quyền của công ty hiện đang được giao dịch mua bán trên thị trường với giá 20
USD
Một nhà đầu tư có số tiền là 8.000 USD đang lựa chọn một trong hai cách đầu
tư: toàn bộ số tiền trên đầu tư mua cổ phiếu hoặc đầu tư mua chứng quyền, sau
đó đợi thị trường lên giá sẽ bán đi để thu lời.
Yêu cầu:
a. Nếu nhà đầu tư vào cổ phiếu thì có thể mua được bao nhiêu cổ phiếu; nếu đầu
tư vào chứng quyền thì mua được bao nhiêu chứng quyền?
b. Giả sử nhà đầu tư mua cổ phiếu và nắm gữi 1 năm và khi đó giá cổ phiếu tăng
lên đến mức 60 USD một cổ phiếu, vậy nhà đầu tư bán toàn bộ cổ phiếu có thể
thu được bao nhiêu lợi nhuận từ chênh lệch giá( không tính đến phí giao dịch và
thuế)?
c. Nếu nhà đầu tư mua chứng quyền và nắm gữi 1 năm, khi giá cổ phiều của
công phiếu ở mức 60 USD thì giá của 1 chứng quyền là 45 USD. Nhà đầu tư sẽ
bán toàn bộ chứng quyền, vậy có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận từ chênh lệch
giá( chưa tính đến phí giao dịch và thuế)?

135
CHƯƠNG 19
SÁP NHẬP, HỢP NHẤT VÀ MUA LẠI DOANH NGHIỆP

I. Câu hỏi tự luận


1. Sáp nhập(mergers) và hợp nhất(consolidation) công ty giống nhau và
khác nhau ở những điểm nào? Nêu thí dụ minh họa?
2. Hãy trình bầy và đưa ra thí dụ minh họa các dạng kết hợp trong sáp nhập
hay hợp nhất doanh nghiệp?
3. Những động cơ hay lý do thúc đẩy việc sáp nhập, hợp nhất hay mua lại
doanh nghiệp?
4. Hãy trình bầy cách thức xác định lợi ích và chi phí của sáp nhập với
phương thức thanh toán bằng tiền ?
5. Hãy trình bầy cách thức xác định lợi ích và chi phí của sáp nhập với
phương thức thanh toán bằng cổ phần ?
II. Bài tập
Bài số 01
Hai hãng Thịnh Vượng và An Khang cùng kinh doanh dịch vụ vận chuyển
hành khách bằng xe taxi. Hãng Thịnh Vượng dự kiến mua lại Hãng An Khang.
Theo tính toán của các nhà quản trị Hãng Thịnh Vượng việc mua lại này trước mắt
chưa đưa lại lợi ích kinh tế trực tiếp(G = 0), tuy nhiên nó làm gia tăng năng lực
cạnh tranh. Theo thỏa thuận việc mua lại được thanh toán bằng cổ phiếu: Hãng
Thịnh Vượng thanh toán trả Hãng An Khang bằng cổ phiếu. Có tài liệu về hai hãng
này như sau:
Đơn vị tính Thịnh Vượng An Khang
Chỉ tiêu
Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 1.200 500
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành Cổ phần 240.000 250.000
Giá bán một cổ phiếu hiện hành Nghìn đồng 50 16
Yêu cầu:
1. Hãy xem xét sự thay đổi EPS trước và sau khi có sự mua lại của hai
hãng trên. Giả định cả hai hãng đều không có cổ phiếu ưu đãi.

136
2. Nếu giá bán 1 cổ phiếu của Hãng An Khang có sự thay đổi từ 16.000
đ lên 20.000 đ, khi đó EPS trước và sau khi mua lại của Hãng Thịnh Vượng
thay đổi như thế nào? Cho nhận xét?
Bài số 02
Công ty cổ phần Toàn Mỹ và Công ty cổ phần Mỹ Lệ cùng sản xuất tiêu thụ 1
loại sản phẩm. Tình hình tài chính chủ yếu và hiệu quả kinh doanh của hai công ty
năm N như sau:
Đơn vị Công ty Công ty
tính Cổ phần Cổ phần
Toàn Mỹ Mỹ Lệ
- Doanh thu thuần Triệu đồng 10.000 2.500
-Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên %
5,0 4,5
doanh thu(ROS)
- Số cổ phần thường đang lưu Cổ phần
250.000 40.000
hành
- Giá thị trường 1 cổ phần Đồng 40.000 37.500
- Tốc độ tăng trưởng EPS hàng %
2,0 4,0
năm
Công ty Cổ phần Toàn Mỹ có đang có kế hoạch mua lại công ty Mỹ Lệ.
Công ty Toàn Mỹ thương lương mua lại Công ty Mỹ Lệ và thanh toán bằng cổ
phần với thỏa thuận mỗi cổ phần Công ty Mỹ Lệ của được trả bằng 1,4 cổ phần của
Công ty Cổ phần Toàn Mỹ.
Yêu cầu:
1. Hãy xem xét sự thay đổi thu nhập 1 cổ phần(EPS) của mỗi công ty
trước và sau khi có thương vụ mua bán trên?
2. Sau thời gian nhiêu lâu sau khi mua lại Công ty Mỹ Lệ thì thu nhập 1
cổ phận của Công ty Toàn Mỹ bằng và bắt đầu vượt lên so với trường hợp nếu
như không mua lại Công ty Mỹ Lệ?
Biết rằng: Cả 2 công ty đều không phát hành cổ phiếu ưu đãi, trước khi thực
hiện thương vụ nêu trên cả 2 công ty đều không có lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối.

137
Bài số 03
Công ty phần Tân Đạt đang xem xét dự án mua lại Công ty cổ phần Hưng Hà, cả hai Công ty
đều không có nợ. Tình hình tài chính của 2 công ty như sau:

ĐV tính Công ty Công ty


Tân Đạt Hưng Hà
Lợi nhuận sau thuế 1.000 đ 300.000 120.000
Số lượng cổ phần Cổ phần 1.000.000 600.000
Giá trị mỗi cổ phần 1.000 đ 200 300
Giả sử lợi ích hay thu nhập(G)từ giao dịch mua lại này là 600 triệu đồng.
a. Hãy xác định tổng số tiền tối đa và tối thiểu mà Công ty Tân Đạt sẵn sàng
trả cho Công ty Hưng Hà.
b. Trong trường hợp Công ty Tân Đạt trả cho Hưng Hà bằng cổ phần thì số
lượng cổ phần tối đa và tối thiểu mà Công ty này sẵn sàng trả là bao nhiêu?
Bài số 04
Công ty cổ phần Salte và Công ty cổ phần Walter có những số liệu như sau:
Công ty Salte Công ty Walter
EPS 6 USD 10 USD
Giá trị của mỗi cổ phần 60 USD 80 USD
Số lượng cổ phần 10.000 6.000
Tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng hàng năm của EPS 9% 4%
Hai Công ty đều không có khoản nợ nào. Công ty Salte đang xem xét để mua
lại Công ty Walter và trả bằng cổ phần. Giả sử giao dịch mua lại này không đem lại
lợi ích hay thu nhập nào(G)
Yêu cầu:
Hãy so sánh EPS của Công ty Salte trước và sau khi mua lại Công ty
Walter?

138
CHƯƠNG 20
TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH TRONG
PHÁ SẢN , TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP

Câu hỏi tự luận


1. Hãy nêu phương hướng của chính sách tài chính trong từng giai đoạn hoạt
động của doanh nghiệp?
2. Giải thích tại sao cần xây dựng chính sách tài chính trong từng giai đoạn
hoạt động của doanh nghiệp?
3. Tái cấu trúc tài chính là gì? Hãy giải thích sự cần thiết của tái cấu trúc tài
chính doanh nghiệp?
4. Tái cấu trúc tài chính được thực hiện như thế nào?
5. Hãy phân biệt giữa phá sản doanh nghiệp và doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản?
6. Theo luật phá sản ở Việt Nam, khi doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá
sản thì trình tự thực hiện các thủ tục pháp lý đối với doanh nghiệp là như thế nào?
7. Tại sao nên thực hiện tổ chức lại hoạt động của doanh nghiệp khi doanh
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản?
8. Hãy nêu cách thức xử lý đối với khoản nợ có bảo đảm khi doanh nghiệp
lâm vào tình trạng phá sản?
9. Trình tự phân chia tài sản thanh lý doanh nghiệp khi phá sản doanh
nghiệp?
10. Hãy đánh giá thực trạng phá sản của các doanh nghiệp ở Việt Nam trong
thời gian qua?

139

You might also like