You are on page 1of 277

8.1.

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

BÀI TẬP
MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

Học phần: NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

Mã học phần: 010038

THÁNG 08 NĂM 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

BÀI TẬP
MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

Học phần: NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

Mã học phần: 010038

THÁNG 08 NĂM 2017


LỜI MỞ ĐẦU

Nguyên lý kế toán là một trong những học phần thuộc khối kiến
thức cơ sở của sinh viên thuộc khối ngành kinh tế. Cùng với quyển
Giáo trình Nguyên lý kế toán, tập thể giảng viên Khoa Kế toán –
Kiểm toán đã biên soạn Bài tập Nguyên lý kế toán để hỗ trợ cho người
học nắm vững hơn về lý thuyết và tăng cường kỹ năng thực hành.
Kết cấu quyển Bài tập được sắp xếp theo trình tự thống nhất với
Giáo trình Nguyên lý Kế toán, bao gồm 07 chương:
- Chương 1: Tổng quan về kế toán
- Chương 2: Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán
- Chương 3: Tài khoản và ghi sổ kép
- Chương 4: Phương pháp tính giá
- Chương 5: Kế toán quá trình kinh doanh chủ yếu
- Chương 6: Chứng từ kế toán và kiểm kê
- Chương 7: Sổ kế toán, hình thức kế toán và báo cáo tài chính.
Mỗi chương đều bao gồm tóm tắt nội dung lý thuyết, câu hỏi
trắc nghiệm, nhận định đúng sai và bài tập tự luận, để người học có
thể dễ dàng tự học, tự nghiên cứu.
Việc hoàn thành quyển Bài tập này là sự cố gắng của tập thể
giảng viên Khoa Kế toán – Kiểm toán, tuy nhiên không thể tránh khỏi
các thiếu sót, rất mong sự đóng góp chân thành của các bạn đọc. Tập
thể tác giả xin chân thành cảm ơn mọi ý kiến đóng góp của các bạn, để
lần xuất bản tiếp theo được tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................... 1


MỤC LỤC ........................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN .................................... 6
1.1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT CHƯƠNG 1 ..................................... 6
1.1.1. Định nghĩa và phân loại kế toán ............................................. 6
1.1.2. Đối tượng của kế toán ............................................................ 6
1.1.3. Hệ thống các phương pháp kế toán ........................................ 8
1.1.4. Môi trường kế toán ................................................................. 8
1.1.5. Các khái niệm kế toán ............................................................ 8
1.1.6. Nguyên tắc kế toán ................................................................. 9
1.1.7. Yêu cầu đối với kế toán .......................................................... 9
1.1.8. Nhiệm vụ của kế toán ............................................................. 9
1.1.9. Đạo đức nghề nghiệp kế toán. ................................................ 9
1.2. BÀI TẬP CHƯƠNG 1 ............................................................... 10
1.2.1. Câu hỏi trắc nghiệm ............................................................. 10
1.2.2. Nhận định đúng sai ............................................................... 15
1.2.3. Bài tập ................................................................................... 17
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ CHƯƠNG 1: ................................................ 26
ĐÁP ÁP PHẦN TRẮC NGHIỆM ................................................. 26
ĐÁP ÁN PHẦN NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI ................................. 26
ĐÁP ÁN PHẦN BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI ..................................... 26
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP – CÂN ĐỐI
KẾ TOÁN .................................................................. 33
2.1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT ......................................................... 33
2.1.1. Khái niệm ............................................................................. 33
2.1.2. Báo cáo tài chính: ................................................................. 33
2.2. BÀI TẬP CHƯƠNG 2 .............................................................. 34
2.2.1. Câu hỏi trắc nghiệm ............................................................. 34
2.2.2. Nhận định đúng sai ............................................................... 39

2.2.3. Bài tập ................................................................................... 42
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ CHƯƠNG 2 .................................................. 54
ĐÁP ÁP PHẦN TRẮC NGHIỆM ................................................. 54
ĐÁP ÁN PHẦN NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI ................................. 54
ĐÁP ÁN PHẦN BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI ..................................... 54
CHƯƠNG 3: TÀI KHOẢN VÀ GHI SỔ KÉP .............................. 59
3.1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT ......................................................... 59
3.1.1. Tài khoản .............................................................................. 59
3.1.2. Ghi sổ kép ............................................................................. 60
3.1.3. Định khoản ........................................................................... 60
3.1.4. Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam ........... 61
3.1.5. Kế toán tổng hợp và Kế toán chi tiết……………………….62
3.2.BÀI TẬP CHƯƠNG 3............................................................. 62
3.2.1. Câu hỏi trắc nghiệm ............................................................. 62
3.2.2. Nhận định đúng sai ............................................................... 68
3.2.3. Bài tập ................................................................................... 70
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ CHƯƠNG 3: ................................................ 83
ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ........................................ 83
ĐÁP ÁN CÂU HỎI ĐÚNG/SAI: ................................................. 83
ĐÁP ÁN PHẦN BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI .................................. 83
CHƯƠNG 4: TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN ............ 97
4.1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT ......................................................... 97
4.1.1. Khái niệm về phương pháp tính giá ..................................... 97
4.1.2. Tính giá tài sản cố định ........................................................ 97
4.1.3. Tính giá hàng tồn kho ........................................................... 99
4.1.3.1. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho ........................... 99
4.1.3.2. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho ................................. 99
4.1.3.3. Tính giá thực tế NVL xuất kho ..................................... 101
4.2. BÀI TẬP CHƯƠNG 4 ............................................................ 101
4.2.1. Câu hỏi trắc nghiệm ........................................................... 101
4.2.2. Nhận định đúng sai ............................................................. 110
4.2.3. Bài tập ................................................................................. 111

LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ CHƯƠNG 4: .............................................. 119
ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM ............................................ 119
ĐÁP ÁN NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI .......................................... 119
ĐÁP ÁN PHẦN BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI ................................ 119
CHƯƠNG 5: KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH KINH DOANH
CHỦ YẾU ............................................................... 126
5.1 TÓM TẮT .................................................................................. 126
5.1.1. Khái niệm các yếu tố chủ yếu ............................................ 126
5.1.1.1. Nguyên liệu, vật liệu .................................................... 126
5.1.1.2. Kế toán tài sản cố định hữu hình ................................. 126
5.1.1.3. Kế toán công cụ, dụng cụ ............................................ 128
5.1.1.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ...... 129
5.1.2. Kế toán quá trình sản xuất .................................................. 130
5.1.3. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: .............. 131
5.2. BÀI TẬP CHƯƠNG 5 ............................................................ 133
5.2.1. Câu hỏi trắc nghiệm ........................................................... 133
5.2.2. Nhận định đúng sai ............................................................. 139
5.2.3. Bài tập ................................................................................. 141
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ CHƯƠNG 5 ................................................ 160
ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ...................................... 160
ĐÁP ÁN CÂU HỎI ĐÚNG/SAI ................................................ 160
ĐÁP ÁN BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI ............................................ 160
CHƯƠNG 6: CHỨNG TỪ KẾ TOÁN ......................................... 169
6.1. TÓM TẮT ................................................................................ 169
6.1.1. Mục đích ............................................................................. 169
6.1.2. Yêu cầu ............................................................................... 169
6.1.3. Giới thiệu về chứng từ của một số phần hành kế toán ....... 169
6.1.3.1. Kế toán tiền mặt ........................................................... 169
6.1.3.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng………………………………………… ..171
6.1.3.3. Kế toán vật tư hàng hóa ............................................... 173
6.1.3.4. Kế toán tiền lương ....................................................... 181
6.1.3.5. Kế toán tài sản cố định…………………………………………………185

6.1.4. Mẫu một số chứng từ minh họa .......................................... 188
6.2. BÀI TẬP CHƯƠNG 6 ............................................................ 192
6.2.1. Câu hỏi trắc nghiệm .......................................................... 192
6.2.2. Nhận định đúng sai ............................................................. 196
6.2.3. Bài tập ................................................................................. 197
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ CHƯƠNG 6: ............................................... 206
ĐÁP ÁP PHẦN TRẮC NGHIỆM ............................................... 206
ĐÁP ÁN PHẦN NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI ............................... 206
ĐÁP ÁN PHẦN BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI ................................... 206
CHƯƠNG 7: SỔ KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN ....... 224
7.1. TÓM TẮT ................................................................................ 224
7.1.1. Sổ kế toán ........................................................................... 224
7.1.2. Các hình thức sổ kế toán .................................................... 225
7.2. BÀI TẬP CHƯƠNG 7 ............................................................ 225
7.2.1. Câu hỏi trắc nghiệm ........................................................... 225
7.2.2. Nhận định đúng sai .............................................................. 231
7.2.3. Bài tập ................................................................................. 232
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ CHƯƠNG 7: .............................................. 251
ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: ..................................... 251
ĐÁP ÁN CÂU HỎI ĐÚNG/SAI: ............................................... 251
ĐÁP ÁN PHẦN BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI ................................ 251


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN

1.1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT CHƯƠNG 1


1.1.1. Định nghĩa và phân loại kế toán
Theo Luật kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015, “Kế toán là việc
thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài
chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”.
Kế toán có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu thức khác
nhau, ví dụ như:
 Căn cứ vào đối tượng sử dụng thông tin: Kế toán được
phân biệt thành kế toán thành kế toán tài chính và kế toán quản trị.
 Căn cứ theo mức độ phản ánh các đối tượng kế toán: Kế
toán được chia thành kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết:
 Căn cứ vào phương pháp xử lý thông tin: Kế toán được
chia thành kế toán ghi đơn và kế toán ghi kép
1.1.2. Đối tượng của kế toán
Căn cứ theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, các đối
tượng kế toán cụ thể của doanh nghiệp bao gồm:
 Tài sản và nguồn hình thành tài sản: là các đối tượng kế
toán có liên quan trực tiếp tới việc xác định và đánh giá tình hình tài
chính. Trong đó:
+ Tài sản: là các nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có
thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Căn cứ theo thời gian sử
dụng, luân chuyển, thu hồi vốn thì tài sản được chia thành tài sản ngắn
hạn và tài sản dài hạn:
 Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thời gian sử dụng, luân
chuyển, thu hồi vốn trong một kỳ kinh doanh, hoặc trong một năm.
 Tài sản dài hạn: là những tài sản có thời gian sử dụng, luân
chuyển, thu hồi vốn trên một năm, sau một kỳ hoạt động kinh doanh
bình thường của doanh nghiệp.
+ Nguồn hình thành tài sản: được gọi là nguồn vốn. Nguồn
hình thành tài sản bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.


 Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh
từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ
các nguồn lực của mình. Căn cứ theo thời gian thanh toán là trong
vòng một năm hay trên một năm mà nợ phải trả được chia thành nợ
ngắn hạn và nợ dài hạn.
 Vốn chủ sở hữu: Là số vốn của các chủ sở hữu mà doanh
nghiệp không phải cam kết thanh toán.
 Sự vận động của tài sản: Tài sản của đơn vị không ngừng
vận động và biến đổi về mặt hình thái lẫn giá trị. Giá trị tăng lên của
tài sản từ kết quả kinh doanh (lợi nhuận) là mục tiêu của các doanh
nghiệp. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận là
Doanh thu, thu nhập khác và Chi phí.
 Doanh thu và thu nhập khác: Là tổng giá trị các lợi ích
kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt
động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của
doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm
khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu.
 Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế
trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu
trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở
hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.
Phân biệt theo loại hoạt động làm phát sinh chi phí, người ta chia chi
phí thành hai loại: Chi phí sản xuất, kinh doanh và Chi phí khác.
Mối quan hệ giữa tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí được
thể hiện qua phương trình sau:
TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU

Vốn góp của + Lợi nhuận sau + Các quỹ (thuộc vốn chủ
chủ sở hữu thuế chưa phân sở hữu) trích ra từ lợi
phối nhuận sau thuế chưa
phân phối

Doanh thu, – Chi phí


thu nhập khác


1.1.3. Hệ thống các phương pháp kế toán
 Để thu thập thông tin: kế toán căn cứ vào chứng từ (phương
pháp chứng từ) và tiến hành kiểm kê (phương pháp kiểm kê).
 Để xử lý thông tin: kế toán áp dụng phương pháp tính giá,
phương pháp tài khoản, phương pháp ghi sổ kép.
 Để truyền đạt thông tin: kế toán áp dụng phương pháp tổng
hợp – cân đối, cung cấp thông tin dưới dạng các báo cáo.
1.1.4. Môi trường kế toán
Môi trường kế toán bao gồm môi trường kinh tế, môi trường
chính trị, môi trường xã hội, môi trường pháp lý. Trong đó, môi
trường pháp lý là hệ thống các quy định pháp luật mà kế toán phải
tuân thủ khi thực thi nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình.
Hiện nay, các quy định pháp luật ở Việt Nam chi phối công tác kế
toán bao gồm:
 Luật Kế toán và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật;
 Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam;
 Chế độ kế toán, thông tư hướng dẫn, và các văn bản pháp luật
về kế toán khác.
1.1.5. Các khái niệm kế toán
 Khái niệm tổ chức kinh doanh: Dưới góc độ kế toán một
doanh nghiệp được coi là một tổ chức kinh doanh độc lập với chủ sở
hữu và với các doanh nghiệp khác. Thông tin mà kế toán có trách
nhiệm thu thập, xử lý, cung cấp cho người sử dụng chỉ bao gồm
những dữ liệu liên quan đến tình hình tài chính, tình hình hoạt động
của doanh nghiệp, không bao gồm các dữ liệu của chủ sở hữu hay các
tổ chức khác.
 Khái niệm thước đo bằng tiền: Kế toán chọn thước đo chung
là thước đo tiền tệ và giả định rằng giá trị đồng tiền không đổi.
 Khái niệm kỳ kế toán: Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác
định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm
kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính.
Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng.


1.1.6. Nguyên tắc kế toán
Theo CMKT Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung”, các nguyên
tắc kế toán cơ bản bao gồm: Cơ sở dồn tích; Hoạt động liên tục; Giá
gốc; Phù hợp; Nhất quán; Thận trọng; Trọng yếu.
1.1.7. Yêu cầu đối với kế toán
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01, các yêu cầu cơ bản
đối với kế toán bao gồm: Trung thực; Khách quan; Đầy đủ; Kịp thời;
Dễ hiểu; Có thể so sánh. Các yêu cầu kế toán nói trên phải được thực
hiện đồng thời.
1.1.8. Nhiệm vụ của kế toán
Theo điều 4 Luật kế toán, kế toán có các nhiệm vụ sau:
(1) Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và
nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
(2) Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ
thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và
nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm
pháp luật về tài chính, kế toán.
(3) Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các
giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của
đơn vị kế toán.
(4) Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp
luật.Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội
dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
1.1.9. Đạo đức nghề nghiệp kế toán.
Theo Điều 51 Luật kế toán:
(1) Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây: Có phẩm
chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành
pháp luật; Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
(2) Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn,
nghiệp vụ kế toán.
(3) Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định
của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và
chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi
người làm kế toán, người làm kế toán cũ có trách nhiệm bàn giao công
việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm
kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian

mình làm kế toán.
1.2. BÀI TẬP CHƯƠNG 1
1.2.1. Câu hỏi trắc nghiệm
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
1. Phát biểu nào sau đây không đúng về các loại hạch toán?
a. Đối tượng nghiên cứu của hạch toán nghiệp vụ là các nghiệp
vụ kinh tế, kỹ thuật cụ thể.
b. Hạch toán thống kê là hạch toán không có hệ thống phương
pháp riêng.
c. Hạch toán kế toán nhằm cung cấp thông tin kinh tế, tài chính
của các tổ chức.
d. Hạch toán kế toán còn được gọi tắt là kế toán.
2. Các bước tuần tự cần thực hiện để có được thông tin cung
cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin thường bao gồm:
a. Quan sát – Đo lường – Tính toán – Ghi chép
b. Đo lường – Quan sát – Tính toán – Ghi chép
c. Ghi chép – Tính toán – Đo lường – Quan sát
d. Tất cả các câu đều sai
3. Ba loại thước đo chủ yếu được sử dụng để đo lường mức độ
hao phí của các đối tượng khi tham gia vào các quá trình kinh tế bao
gồm:
a. Hiện vật, Giá trị, Thời gian lao động
b. Trọng lượng, Thể tích, Diện tích
c. Giờ, Ngày, Tuần
d. Tất cả các câu đều sai
4. Phát biểu nào dưới đây không đúng về kế toán:
a. Kế toán tổng hợp cung cấp thông tin tổng quát về các đối
tượng kế toán
b. Kế toán chi tiết chỉ sử dụng cả 3 loại thước đo
c. Kế toán chi tiết cung cấp thông tin chi tiết về các đối tượng
kế toán
d. Kế toán tổng hợp chỉ sử dụng cả 3 loại thước đo
5. Các đặc điểm nào sau đây không được dùng để mô tả tài sản
a. Có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
b. Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát
c. Là nguồn lực do doanh nghiệp sở hữu
d. Được hình thành từ các giao dịch và các sự kiện đã qua.
6. Hai chức năng chủ yếu của kế toán là:
10 
a. Đánh giá và thanh tra
b. Thông tin và giám đốc
c. Kiểm soát và thanh tra
d. Phân tích và đánh giá
7. Các đặc điểm nào dưới đây không được dùng để mô tả nợ
phải trả
a. Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp
b. Phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua
c. Phải thanh toán từ các nguồn lực của mình
d. Việc thanh toán phải được thực hiện bằng cách cung cấp dịch
vụ
8. Phát biểu nào dưới đây không đúng về vốn chủ sở hữu
a. Là số vốn của chủ sở hữu mà doanh nghiệp không phải cam
kết thanh toán
b. Là số chênh lệch giữa giá trị tài sản của doanh nghiệp trừ đi
nợ phải trả
c. Là yếu tố để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
d. Là yếu tố để đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
9. Phát biểu nào dưới đây không đúng về doanh thu
a. Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được
trong tương lai
b. Phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường
của doanh nghiệp
c. Góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
d. Là yếu tố để đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
10. Phát biểu nào dưới đây không đúng về chi phí
a. Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế
toán
b. Làm giảm vốn chủ sở hữu
c. Không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.
d. Là yếu tố để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
11. Nếu công ty Hải My có tổng tài sản 500 triệu đồng, tổng vốn
chủ sở hữu 300 triệu đồng thì tổng nợ phải trả của công ty Hải My sẽ là:
a. 200 triệu đồng
b. 800 triệu đồng
c. 500 triệu đồng
d. Tất cả các câu đều sai
11 
12. Trong năm N, tại công ty Hồng Hà, nếu tổng tài sản tăng
lên 500 triệu đồng và tổng nợ phải trả tăng lên 300 triệu đồng thì tổng
vốn chủ sở hữu:
a. Tăng lên 200 triệu
b. Giảm đi 200 triệu
c. Tăng lên 800 triệu
d. Giảm đi 800 triệu
13. Phát biểu nào dưới đây mô tả không đúng về Luật kế toán?
a. Luật kế toán là văn bản pháp lý cao nhất về kế toán hiện nay.
b. Luật kế toán quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc và
làm cơ sở nền tảng để thực hiện công tác kế toán tài chính tại
các đơn vị.
c. Luật Kế toán quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc
và làm cơ sở nền tảng để xây dựng Chuẩn mực kế toán và
Chế độ hướng dẫn kế toán.
d. Luật kế toán do Quốc hội thông qua.
14. Phát biểu nào sau đây mô tả không đúng về Chuẩn mực kế
toán?
a. Chuẩn mực kế toán gồm các quy định cụ thể về chứng từ kế
toán, tài khoản kế toán và sổ kế toán.
b. Chuẩn mực kế toán gồm những nguyên tắc và phương pháp
kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
c. Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.
d. Chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng trên cơ sở
chuẩn mực quốc tế về kế toán và theo quy định của Luật kế
toán.
15. Phát biểu nào sau đây mô tả không đúng về chế độ kế toán?
a. Chế độ kế toán quy định và hướng dẫn các vấn đề cụ thể về
nghiệp vụ kế toán, phương pháp kế toán, chứng từ kế toán,
tài khoản kế toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán.
b. Tất cả các doanh nghiệp, hoạt động trong các ngành nghề
khác nhau đều phải áp dụng cùng một chế độ kế toán là chế
độ kế toán doanh nghiệp.
c. Thông thường, Chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành.
d. Chế độ kế toán được xây dựng trên cơ sở chuẩn mực kế toán
Việt Nam.
16. Nếu “Kế toán DNTN Tân Phong ghi nhận số tiền chi dùng
cá nhân của chủ doanh nghiệp vào chi phí của doanh nghiệp” thì khái
12 
niệm kế toán bị vi phạm là:
a. Khái niệm kỳ kế toán
b. Khái niệm thước đo tiền tệ
c. Khái niệm tổ chức kinh doanh.
d. Tất cả các câu đều sai
17. Mục tiêu chủ yếu của nguyên tắc phù hợp là:
a. Cung cấp thông tin kịp thời đến các đối tượng sử dụng thông
tin ở bên ngoài doanh nghiệp.
b. Ghi nhận chi phí cùng kỳ với doanh thu do nó tạo ra.
c. Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản.
d. Tất cả các câu đều đúng.
18. Nếu “Công ty Tuấn Minh phản ánh máy móc thiết bị theo
giá thị trường trên báo cáo tài chính” thì nguyên tắc kế toán bị vi
phạm là:
a. Nguyên tắc giá gốc.
b. Nguyên tắc cơ sở dồn tích
c. Nguyên tắc phù hợp
d. Nguyên tắc thận trọng.
19. Nếu “Tháng 1, Công ty Thịnh Khang chuyển khoản 60 triệu
đồng trả tiền thuê văn phòng 6 tháng đầu năm và ghi nhận toàn bộ số
tiền này vào chi phí tháng 1” thì nguyên tắc kế toán bị vi phạm là:
a. Nguyên tắc giá gốc
b. Nguyên tắc phù hợp
c. Nguyên tắc hoạt động liên tục
d. Nguyên tắc nhất quán
20. Nếu “Công ty Thùy Dương bị kiện đòi bồi thường 5 tỷ
đồng, do tòa chưa ra công bố chính thức, không thể xác định chắc
chắn số tiền phải bồi thường nên kế toán không khai báo thông tin này
trên báo cáo tài chính” thì nguyên tắc kế toán bị vi phạm là:
a. Nguyên tắc trọng yếu
b. Nguyên tắc giá gốc
c. Nguyên tắc hoạt động liên tục
d. Nguyên tắc nhất quán
21. Nếu “Công ty Nghĩa Phát ghi nhận doanh thu cho số tiền
khách hàng ứng trước (hàng sẽ giao vào tháng sau)” thì nguyên tắc kế
toán bị vi phạm là:
a. Nguyên tắc hoạt động liên tục
13 
b. Nguyên tắc cơ sở dồn tích
c. Nguyên tắc thận trọng
d. Nguyên tắc nhất quán.
22. Nếu “Trong quý 1 năm N, Công ty Sen Việt tính giá xuất kho
hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước – xuất trước. Sang quý 2
năm N, công ty chuyển sang tính giá xuất kho theo phương pháp bình
quân gia quyền liên hoàn” thì nguyên tắc kế toán bị vi phạm là:
a. Nguyên tắc giá gốc
b. Nguyên tắc phù hợp
c. Nguyên tắc nhất quán
d. Nguyên tắc phù hợp.
23. Nếu Công ty TNHH Thuận Thành đang làm thủ tục phá sản,
dự kiến sang đầu năm sau sẽ ngừng hoạt động thì nguyên tắc kế toán
bị vi phạm là:
a. Nguyên tắc giá gốc
b. Nguyên tắc phù hợp
c. Nguyên tắc hoạt động liên tục.
d. Nguyên tắc phù hợp.
24. Theo nguyên tắc cơ sở dồn tích, tài sản được ghi nhận vào
sổ kế toán tại thời điểm doanh nghiệp:
a. Ký hợp đồng mua tài sản.
b. Ứng trước tiền mua tài sản
c. Thanh toán hết nợ cho người bán.
d. Có quyền kiểm soát tài sản.
25. Theo nguyên tắc hoạt động liên tục, báo cáo tài chính được
lập trên cơ sở:
a. Đang hoạt động liên tục trong hiện tại.
b. Giả định hoạt động liên tục trong hiện tại và trong tương lai
gần.
c. Chắc chắn hoạt động liên tục trong tương lai gần.
d. Đã hoạt động liên tục trong quá khứ.
26. Nguyên tắc thận trọng yêu cầu:
a. Phải lập dự phòng khi vốn chủ sở hữu bị giảm giá trị.
b. Phải lập dự phòng khi nợ phải trả bị giảm giá trị.
c. Phải lập dự phòng khi tài sản bị giảm giá trị.
d. Tất cả các câu đều sai.
27. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào mô tả về yêu cầu đầy
14 
đủ được quy định trong VAS số 01 – Chuẩn mực chung:
a. Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài
chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng.
b. Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo
cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.
c. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ
kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bỏ sót.
d. Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo
cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được
chậm trễ.
28. Phát biểu nào sau đây mô tả đúng về môi trường kế toán?
a. Môi trường kế toán bao gồm môi trường kinh tế, môi trường
chính trị, môi trường xã hội và môi trường pháp lý.
b. Môi trường kế toán là môi trường pháp lý của hoạt động kế
toán
c. a và b đúng
d. a và b sai
29. Nếu “một nhà xưởng được mua với giá là 3 tỷ đồng, giá bán
ước tính sẽ thu được là 5 tỷ đồng, trừ chi phí liên quan số tiền thuần
thu được là 4,5 tỷ đồng” thì kế toán sẽ phản ánh nhà xưởng này trên
báo cáo tài chính với giá trị là:
a. 3 tỷ đồng
b. 5 tỷ đồng
c. 4,5 tỷ đồng
d. 4 tỷ đồng
30. Ngày 1/6, công ty bán chưa thu tiền một lô hàng. Ngày
10/6, sau khi khách hàng thanh toán toàn bộ, công ty mới tiến hành
hạch toán doanh thu vào sổ kế toán. Nguyên tắc kế toán bị vi phạm là:
a. Thận trọng
b. Nhất quán
c. Phù hợp
d. Cơ sở dồn tích
1.2.2. Nhận định đúng sai
Nhận định đúng/sai cho các phát biểu dưới đây:
1. Hạch toán là việc quan sát, đo lường, và cung cấp thông tin.
2. Kế toán chỉ sử dụng thước đo giá trị.
3. Cơ quan quản lý nhà nước là đối tượng sử dụng thông tin ở
15 
bên trong đơn vị.
4. Nguồn hình thành tài sản bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
5. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (không quá 3 tháng)
được kế toán gọi là tương đương tiền
6. Kế toán không phải thu thập, xử lý nghiệp vụ kinh tế “nhận
phiếu chào hàng của nhà cung cấp”.
7. Phương pháp chứng từ là phương pháp kế toán để thu thập
thông tin.
8. Phương pháp tính giá là phương pháp kế toán để cung cấp
thông tin
9. Kỳ kế toán năm luôn bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào
ngày 31/12 năm dương lịch
10. Việc phân kỳ kế toán là để đảm bảo cung cấp thông tin kịp
thời các các đối tượng cần sử dụng thông tin.
11. Theo Luật kế toán, người kế toán phải tuân thủ tất cả các
yêu cầu do ban giám đốc đưa ra.
12. Việc kế toán ghi chép và truyền đạt những thông tin đo
lường được bằng tiền được gọi là khái niệm tổ chức kinh doanh.
13. Nếu “ngày 20/3 nhận trước 30% tiền hàng khi ký kết hợp
đồng, ngày 15/4 hoàn tất việc giao hàng, ngày 5/5 nhận hết 70% giá trị
tiền hàng còn lại” thì giá trị lô hàng sẽ được kế toán ghi nhận vào
doanh thu 30% vào tháng 3 và 70% vào tháng 4.
14. Mục tiêu chủ yếu của nguyên tắc thận trọng là không đánh
giá cao hơn giá trị của các tài sản.
15. Tài sản = Nợ phải trả + Vốn góp của chủ sở hữu.
16. Khi phát sinh một khoản chi tiêu liên quan đến nhiều kỳ kế
toán, việc kế toán ghi nhận hết khoản chi này vào chi phí của một kỳ
kế toán là vi phạm nguyên tắc giá gốc.
17. Ngày 02/01/N công ty nhận được toàn bộ tiền cho thuê nhà
năm N. Nếu công ty lập báo cáo tài chính theo kỳ là năm, khoản tiền cho
thuê này sẽ được kế toán phân bổ dần vào doanh thu từng quý năm N.
18. Trong tháng 1 năm N, doanh nghiệp chi 80 triệu đồng bằng
tiền mặt, trong đó chi trả nợ người bán là 20 triệu đồng. Vậy chi phí
tháng 1 năm N được ghi nhận là 60 triệu đồng.
19. Nếu “Ngày 1/4, công ty ký hợp đồng mua TSCĐ HH. Ngày

16 
10/4, chuyển khoản ứng trước 50% hợp đồng. Ngày 15/4, nhận TSCĐ
HH. Ngày 20/4, chuyển khoản thanh toán phần còn lại” thì kế toán sẽ
ghi nhận tăng TSCĐ HH vào ngày 15/4.
20. Vốn chủ sở hữu tăng khi doanh nghiệp nhập kho sản phẩm
hoàn thành.
1.2.3. Bài tập
Bài 1.1. Hãy chỉ ra các nội dung có mối liên hệ ở 2 cột dưới đây:
TT Khái niệm/Nguyên tắc cơ bản STT Nội dung
1 Nguyên tắc giá gốc A Các chính sách và phương
pháp kế toán doanh nghiệp đã
chọn phải được áp dụng thống
nhất ít nhất trong một kỳ kế
toán năm
2 Nguyên tắc phù hợp B Tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở
hữu, doanh thu, chi phí được
ghi nhận tại thời điểm phát
sinh.
3 Khái niệm tổ chức kinh doanh C Doanh thu và thu nhập chỉ
được ghi nhận khi có bằng
chứng chắc chắn về khả năng
thu được lợi ích kinh tế, còn
chi phí phải được ghi nhận khi
có bằng chứng về khả năng
phát sinh chi phí
4 Nguyên tắc hoạt động liên tục D Khi ghi nhận một khoản doanh
thu thì phải ghi nhận một
khoản chi phí tương ứng liên
quan đến việc tạo ra doanh thu
đó
5 Nguyên tắc cơ sở dồn tích E Mọi doanh nghiệp được xem là
độc lập với chủ sở hữu và với
các doanh nghiệp khác
6 Nguyên tắc nhất quán F Tài sản được phản ánh theo giá
trị doanh nghiệp đã trả hoặc
phải trả tính đến thời điểm tài
sản được ghi nhận ban đầu
7 Nguyên tắc thận trọng G Báo cáo tài chính được lập trên
17 
cơ sở giả định là doanh nghiệp
đang hoạt động liên tục và sẽ
tiếp tục hoạt động kinh doanh
bình thường trong tương lai
gần.
Bài 1.2: Sử dụng phương trình kế toán cơ bản trả lời các câu hỏi
dưới đây
1. Ngày 31/12/201x, công ty Minh Tâm có tổng tài sản là 1.230
triệu đồng, tổng nợ phải trả là 530 triệu đồng. Hỏi tổng vốn chủ sở
hữu của công ty Minh Tâm tại ngày 31/12/201x là bao nhiêu?
2. Vào ngày 1/1/201x, tổng tài sản của công ty Kim Ngân là
2.000 triệu đồng và tổng vốn chủ sở hữu là 1.500 triệu đồng. Trong
năm 201x, tổng tài sản tăng lên 700 triệu đồng và tổng nợ phải trả
tăng lên 300 triệu đồng. Hỏi tổng vốn chủ sở hữu của công ty Kim
Ngân tại ngày 31/12/201x là bao nhiêu?
3. Vào ngày 1/1/201x, tổng nợ phải trả của công ty Nam An là
600 triệu đồng. Trong năm 201x, tổng tài sản tăng lên 800 triệu đồng.
Tại ngày 31/12/201x, tổng tài sản của công ty đạt 1.800 triệu đồng.
Nếu trong năm 201x, tổng nợ phải trả công ty giảm 100 triệu thì vốn
chủ sở hữu của công ty Nam An tại thời điểm 1/1 và 31/12 năm 201x
là bao nhiêu?
4. Ngày 1/1/201x, công ty Đông Đô có tổng tài sản là 1.000
triệu đồng. Cuối năm 201x, tổng tài sản là 1.500 triệu đồng, tổng nợ
phải trả là 520 triệu đồng. Nếu trong năm 201x, vốn góp của chủ sở
hữu tăng lên 400 triệu, lợi nhuận chưa phân phối tăng lên 120 triệu thì
tổng nợ phải trả của công ty Đông Đô vào thời điểm ngày 1/1/201x là
bao nhiêu?
5. Trong kỳ kế toán năm 201x, công ty Nguyên Dũng có các
thông tin được công bố như sau (Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu Số tiền
Tổng nợ phải trả (1/1) 6.000
Tổng vốn chủ sở hữu (1/1) 6.204
Lợi nhuận thuần năm 201x 2.457
Tổng doanh thu năm 201x 14.953
Nếu trong năm 201x, chủ sở hữu không góp thêm vốn cũng như
không rút vốn khỏi công ty và nợ phải trả tăng lên 200 triệu đồng thì
tổng tài sản cuối năm 201x và tổng chi phí phát sinh trong năm 201x
18 
tại công ty Nguyên Dũng là bao nhiêu?
6. Trong năm 201x, công ty Thái Hòa có tài liệu được thu thập
như sau (ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu Số tiền
Tổng nợ phải trả (1/1) 8.000
Tổng vốn chủ sở hữu (1/1) 10.200
Tổng chi phí năm 201x 10.500
Tổng doanh thu năm 201x 12.000
Nếu trong năm 201x không có biến động về vốn góp của chủ sở
hữu, chỉ có nợ phải trả tăng lên 300 thì tổng tài sản cuối năm 201x là
bao nhiêu?
Bài 1.3:
Phân loại các đối tượng kế toán dưới đây thành tài sản (TS); nợ
phải trả (NPT); vốn chủ sở hữu (VCSH); doanh thu, thu nhập (DT) và
chi phí (CP)
Đối tượng kế toán TS NPT VCSH DT CP
1. Tiền mặt
2. Lương phải trả cho người lao động
3. Doanh thu chưa thực hiện
4. Phải thu khách hàng
5. Vốn góp của chủ sở hữu
6. Nhà xưởng
7. Phải trả cho người bán
8. Vật liệu tồn kho
9. Chi phí trả trước
10. Chi phí bán hàng
11. Chi phí SX kinh doanh dở dang
12. Ký quỹ, ký cược
13. Lãi tiền gửi ngân hàng
14. Doanh thu từ bán hàng
15. Thu nhập từ bán TSCĐ HH
16. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
17. Chi phí lương ban giám đốc
18. Chi phí thuê xe cho BP bán hàng
19. Trái phiếu phát hành
20. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

19 
Bài 1.4. Dựa trên đặc điểm của doanh thu, chi phí, hãy trả lời
các câu hỏi dưới đây (ĐVT: triệu đồng)
1. Trong tháng 1/N, doanh nghiệp thu tiền mặt 100, trong đó:
- Thu từ bán hàng: 60
- Người mua trả nợ: 20
- Nhận vốn góp của chủ sở hữu: 20
Vậy doanh thu bán hàng tháng 1/N là bao nhiêu?
2. Trong tháng 2/N, doanh nghiệp chi tiền mặt 120, trong đó:
- Chi mua hàng hóa nhập kho: 80
- Chi trả lương cho công nhân viên: 20
- Chi nộp thuế cho nhà nước: 10
- Trả nợ người bán: 10
Vậy chi phí tháng 2/N là bao nhiêu?
3. Trong tháng 3/ N, doanh nghiệp có tài liệu như sau:
- Bán hàng: thu bằng tiền mặt 15, và tiền gửi ngân hàng 35,
- Cung cấp dịch vụ chưa thu tiền 15
- Khách hàng trả nợ 10
- Khách hàng ứng trước tiền hàng là 30.
Vậy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tháng 3/N là bao
nhiêu?
4. Trong tháng 4/N, doanh nghiệp có tài liệu như sau
- Bán thành phẩm chưa thu tiền: 150
- Cung cấp dịch vụ thu bằng tiền mặt 25
- Giá vốn thành phẩm, dịch vụ: 80
- Chiết khấu thương mại: 3
- Khách hàng trả nợ 20.
- Thu từ bồi thường vi phạm hợp đồng: 5
- Thu lãi tiền gửi ngân hàng 5
- Thu từ bán TSCĐ HH: 15
- Chi phí bán TSCĐ HH: 10
- Chi phí thuế TNDN: 2
Hãy tính:
a) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tháng 4/N?
b) Doanh thu tài chính tháng 4/N?
c) Thu nhập khác tháng 4/N?
d) Lợi nhuận sau thuế tháng 4/N?
Bài 1.5:
Kỳ kế toán năm 201x, Công ty Kiến Phát có các dữ liệu được
tập hợp lại như sau:
20 
Đơn vị tính: triệu đồng
Đối tượng kế toán Số tiền
Phải trả cho người bán 19.400
Phải thu của khách hàng 24.600
Doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ 159.200
Vốn góp của ông Phát (thành viên góp vốn của c.ty) X
Tiền mặt 1.800
Chi phí thuê thiết bị dùng tại bộ phận bán hàng 37.200
Chi phí quảng cáo 4.500
Chi phí thuê văn phòng công ty 10.800
Chi phí lương (giám đốc, kế toán, phòng kinh doanh) 86.000
Lương phải trả cho công nhân viên 1.300
Vật liệu tồn kho 900
Chi phí công cụ dùng tại bộ phận kinh doanh 19.100
Lợi nhuận chưa phân phối Y
Yêu cầu:
a. Phân loại các đối tượng kế toán trên thành tài sản, nguồn
vốn, doanh thu, chi phí.
b. Tính Y.
c. Tính X, biết rằng đầu năm 201x giá trị lợi nhuận chưa phân
phối bằng 0.
Bài 1.6.
Công ty Sông Đà có các số liệu được tổng hợp lại như sau
Đơn vị tính: triệu đồng
Đối tượng kế toán Số tiền
Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 12.600
Chi phí phải trả 7.300
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 190.800
Chi phí trả trước dài hạn 4.800
Công cụ, dụng cụ 1.180
Đầu tư cổ phiếu ngắn hạn 13.800
Lợi nhuận chưa phân phối X
Máy móc, thiết bị 98.800
Máy tính các loại (< 30 triệu/cái) 500
Nguyên liệu, vật liệu 23.500
Nhà cửa, vật kiến trúc 30.650
Phải thu ngắn hạn khác 380

21 
Quỹ đầu tư phát triển 7.290
Quỹ khen thưởng phúc lợi 1.020
Quyền sử dụng đất 10.104
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 728
Tiền gửi ngân hàng 49.600
Tiền mặt 1.600
Vay dài hạn 225.160
Vay ngắn hạn 85.200
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 60.940
Yêu cầu:
a. Phân loại các đối tượng kế toán trên thành tài sản (chi tiết tài
sản ngắn hạn và tài sản dài hạn) và nguồn vốn (chi tiết nợ phải trả và
vốn chủ sở hữu)
b. Tính X
Bài 1.7: Bổ sung các thông tin còn thiếu cho 5 công ty độc lập
sau: Đơn vị tính: triệu đồng
Công ty A B C D E
Chỉ tiêu
Ngày 31/12/N
Tổng tài sản 450 700 1.215 825 1.240
Tổng nợ phải trả 300 500 585 615 a
Ngày 31/12/N+1
Tổng tài sản 490 900 1.365 b 1.600
Tổng nợ phải trả 260 c 555 720 520
Trong năm N+1
Chủ sở hữu bổ sung vốn góp 60 100 d 381 400
Lợi nhuận thuần (lỗ thuần) e 300 165 240 320
Chủ sở hữu rút vốn khỏi c.ty 45 20 0 180 60
Bài 1.8
Bổ sung thông tin còn thiếu cho 3 công ty độc lập dưới đây
Đơn vị tính: triệu đồng
Công ty X Y Z
Chỉ tiêu
Ngày 31/12/N
Tổng tài sản a 31.000 380
Tổng nợ phải trả 1.600 5.000 O
Tổng vốn chủ sở hữu 2.900 h 340
22 
Công ty X Y Z
Chỉ tiêu
 Vốn góp của chủ sở hữu b i p
 Lợi nhuận chưa phân phối 100 150 10
Ngày 31/12/N+1
Tổng tài sản 5.000 40.000 600
Tổng nợ phải trả c 6.000 q
Tổng vốn chủ sở hữu d j r
 Vốn góp của chủ sở hữu e k s
 Lợi nhuận chưa phân phối f l t
Trong năm N+1
Doanh thu 1.100 m 240
Chi phí g 5.200 160
Lợi nhuận thuần 500 1.600 u
Chủ sở hữu bổ sung vốn góp 100 n 0
Chủ sở hữu rút vốn khỏi công ty 300 0 50
Bài 1.9
Công ty Hoàng Hà, được thành lập ngày 01/01 năm N với số
vốn góp ban đầu là 1.000.000.000đ, có các thông tin về tài sản và nợ
phải trả qua các năm như sau:
Đơn vị tính: ngàn đồng
Ngày 31/12 Tổng tài sản Tổng nợ phải trả
2010 4.000.000 2.500.000
2011 4.600.000 3.000.000
2012 5.900.000 4.000.000
Yêu cầu:
Dựa trên sự thay đổi của vốn chủ sở hữu qua mỗi năm, tính lời
(lỗ) thuần từng năm, biết rằng:
a. Năm N, chủ sở hữu rút 150.000.000đ vốn góp.
b. Năm N+1, chủ sở hữu góp thêm 200.000.000đ.
c. Năm N+2, chủ sở hữu góp thêm 150.000.000đ, đồng thời rút
ra 300.000.000đ
Bài 1.10: Phân biệt các đối tượng kế toán sau thành tài sản
(TS), nợ phải trả (NPT) và vốn chủ sở hữu (VCSH).
Đối tượng kế toán TS NPT VCSH
1. Tiền gửi không kỳ hạn
2. Người mua ứng trước
3. Ứng trước cho người bán
23 
4. Vốn đầu tư chủ sở hữu
5. Nhà xưởng
6. Phương tiện vận tải
7. Vật liệu tồn kho
8. Quỹ đầu tư phát triển
9. Lợi nhuận chưa phân phối
10. Công cụ lao động
11. Phải trả người bán
12. Tạm ứng
13. Chứng khoán kinh doanh
14. Phải thu khách hàng
15. Trái phiếu phát hành
16. Ký quỹ, ký cược ngắn hạn
17. Vay dài hạn
18. Nhận ký quỹ, ký cược
19. Thuế phải nộp nhà nước
20. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
21. Cho vay ngắn hạn
22. Vốn góp liên doanh
23. Tài sản thiếu chờ xử lý
24. Tài sản thừa chờ xử lý
Bài 1.11:
Trong kỳ kế toán năm 201x, công ty Khang Lộc có các số liệu
được tổng hợp lại như sau
Đơn vị tính: triệu đồng
Đối tượng kế toán Số tiền
Phải trả cho người bán 70
Phải thu của khách hàng (< 12 tháng) 20
Tiền người mua ứng trước 30
Ứng trước tiền cho người bán 40
Tiền mặt 210
Máy móc, thiết bị 430
Chi phí bảo hiểm hàng bán 50
Phải thu của khách hàng (> 12 tháng) 150
Chi phí thuê cửa hàng giới thiệu sản phẩm 40
Vốn góp của chủ sở hữu Y
Doanh thu bán hàng 350

24 
Đối tượng kế toán Số tiền
Giá vốn hàng bán 120
Vật liệu tồn kho 80
Chi phí công cụ, dụng cụ (bộ phận kế toán) 7
Chi phí lương nhân viên kế toán, giám đốc… 30
Lương phải trả cho người lao động 10
Lợi nhuận chưa phân phối X
Yêu cầu:
a. Phân biệt các đối tượng kế toán trên thành tài sản (chi tiết tài
sản ngắn hạn, tài sản dài hạn), nguồn vốn (chi tiết nợ phải trả và vốn
chủ sở hữu)
b. Tính Y.
c. Tính X, biết rằng giá trị lợi nhuận chưa phân phối đầu năm
201x là 97.

25 
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ CHƯƠNG 1:

ĐÁP ÁP PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp B A A D C B D D A D A A B A B
án
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp C B A B A B C C D B C C A A D
án

ĐÁP ÁN PHẦN NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án S S S S Đ Đ Đ S S Đ
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án S S S Đ S S S S Đ S

ĐÁP ÁN PHẦN BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI


Bài 1.1
Khái niệm/Nguyên tắc cơ bản Nội dung
1 F
2 D
3 E
4 G
5 B
6 A
7 C
Bài 1.2 (Đơn vị tính: triệu đồng)
1. Tổng vốn chủ sở hữu (VCSH) = Tổng tài sản (TS) – Tổng nợ
phải trả (NPT)
VCSH = 1.230 – 530 = 700

26 
2. Ngày 1/1/201x
NPT = TS – VCSH = 2.000 – 1.500 = 500
Ngày 31/12/201x
TS = 2.000 + 700 = 2.700
NPT = 500 + 300 = 800
VCSH = TS – NPT = 2.700 – 800 = 1.900
3. Ngày 1/1/201x
TS = 1.800 – 800 = 1.000
VCSH = TS – NPT = 1.000 – 600 = 400
Ngày 31/12/201x
NPT = 600 – 100 = 500
VCSH = TS – NPT = 1.800 – 500 = 1.300
4. Ngày 31/12/201x
VCSH = TS – NPT = 1.500 – 520 = 980
Ngày 1/1/201x
VCSH = 980 – (400 + 120) = 460
NPT = TS – VCSH = 1.000 – 460 = 540
5. Ngày 1/1/201x
TS = 6.000 + 6.204 = 12.204
Ngày 31/12/201x
VCSH = 6.204 + 2.457 = 8.661
NPT = 6.000 + 200 = 6.200
TS = 8.661 + 6.200 = 8.861.
Tổng chi phí = Tổng doanh thu – lợi nhuận thuần
= 14.953 -2.457 = 12.496
6. Ngày 31/12/201x
VCSH = 10.200 + (12.000 – 10.500) = 11.700
NPT = 8.000 + 300 = 8.300
TS = 8.300 + 11.700 = 20.000

27 
Bài 1.3
Đối tượng kế toán TS NPT VCSH DT CP
1. Tiền mặt X
2. Lương phải trả cho người lao động X
3. Doanh thu chưa thực hiện X
4. Phải thu khách hàng X
5. Vốn góp của chủ sở hữu X
6. Nhà xưởng X
7. Phải trả cho người bán X
8. Vật liệu tồn kho X
9. Chi phí trả trước X
10. Chi phí bán hàng X
11. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang X
12. Ký quỹ, ký cược X
13. Lãi tiền gửi ngân hàng X
14. Doanh thu từ bán hàng X
15. Thu nhập từ bán TSCĐ HH X
16. Quỹ khen thưởng, phúc lợi X
17. Chi phí lương ban giám đốc X
18. Chi phí thuê xe dùng cho bộ phận bán X
hàng
19. Trái phiếu phát hành X
20. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối X
Bài 1.4.
1. Không đủ dữ liệu để tính
2. Không đủ dữ liệu để tính
3. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 15 + 35 + 15 = 65
4.
a. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 150 + 25 – 3 = 172
b. Doanh thu tài chính: 5
c. Thu nhập khác: 5 + 15 = 20

28 
d. Lợi nhuận sau thuế:
150 + 25 – 80 – 3 + 5 + 5 + 15 – 10 – 2 = 105
Bài 1.5:
a. Phân loại đối tượng kế toán
Đối tượng kế toán TS NV DT CP
Phải trả cho người bán 19.400
Phải thu của khách hàng 24.600
Doanh thu từ việc cung cấp
159.200
dịch vụ
Vốn góp của ông Phát X
Tiền mặt 1.800
Chi phí thuê thiết bị dùng tại
37.200
bộ phận bán hàng
Chi phí quảng cáo 4.500
Chi phí thuê văn phòng công
10.800
ty
Chi phí lương (bộ phận giám
đốc, kế toán, phòng kinh 86.000
doanh)
Lương phải trả cho công
1.300
nhân viên
Vật liệu tồn kho 900
Chi phí công cụ dùng tại bộ
19.100
phận kinh doanh
Lợi nhuận chưa phân phối Y
Tổng 27.300 20.700 + X + Y 159.200 157.600
b. Tính Y
Lợi nhuận thuần = Tổng doanh thu – Tổng chi phí = 159.200 –
157.600 = 1.600
Y = 0 + Lợi nhuận thuần = 0 + 1.600 = 1.600
c. Tính X
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
→ 27.300 = 20.700 + X +Y → X = 27.300 – 20.700 – 1.600
= 5.000

29 
Bài 1.6.
a. Phân loại

Tài sản Nguồn vốn


Đối tượng kế toán
TSNH TSDH NPT VCSH
Các khoản phải
trả, phải nộp ngắn
hạn khác 12.600
Chi phí phải trả 7.300
Chi phí sản xuất
kinh doanh dở
dang 190.800
Chi phí trả trước
dài hạn 4.800
Công cụ, dụng cụ 1.180
Đầu tư cổ phiếu
ngắn hạn 13.800
Lợi nhuận chưa
phân phối X
Máy móc, thiết bị 98.800
Máy tính các loại
(< 30 triệu/cái) 500
Nguyên liệu, vật
liệu 23.500
Nhà cửa, vật kiến
trúc 30.650
Phải thu ngắn hạn
khác 380
Quỹ đầu tư phát
triển 7.290
Quỹ khen thưởng
phúc lợi 1.020
Quyền sử dụng
đất 10.104
Thuế thu nhập
doanh nghiệp phải
nộp 728

30 
Tài sản Nguồn vốn
Đối tượng kế toán
TSNH TSDH NPT VCSH
Tiền gửi ngân
hàng 49.600
Tiền mặt 1.600
Vay dài hạn 225.160
Vay ngắn hạn 85.200
Vốn đầu tư của
chủ sở hữu 60.940
Tổng 281.360 144.354 330.988 69.250 + X

b. Tính X
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
→ 281.360 + 144.354 = 330.988 + 69.250 + X
→ X = 425.714 - 400.238 = 25.476
Bài 1.7
1. Công ty A
- 31/12/N: Vốn chủ sở hữu (VCSH) = 450 – 300 = 150
- 31/12/N+1: VCSH = 490 – 260 = 230
- VSCH tăng trong năm N+1 = 230 – 150 = 80
→ 80 = 60 + e – 45
e = 80 – 60 + 45 = 65
2. Công ty B
- 31/12/N: VCSH = 700 – 500 = 200
- 31/12/N+1:
VCSH = 200 + 100 + 300 + 20 = 620
Nợ phải trả (NPT) = 900 – 620 = 280
3. Công ty C
- 31/12/N: VCSH = 1.215 – 585 = 630
- 31/12/N+1: VCSH = 1.365 – 555 = 810
- VSCH tăng trong năm N+1 = 810 – 630 = 180
→ 180 = d + 165 - 0
d = 180 – 165 = 15

31 
4. Công ty D
- 31/12/N: VCSH = 825 – 615 = 210
- 31/12/N+1: VCSH = 210 + (381 + 240 – 180) = 651
→ b = 720 + 651 = 1.371
5. Công ty E
- 31/12/N+1: VCSH = 1.600 – 520 = 1.080
- VCSH tăng năm N+1 = 400 + 320 – 60 = 660
- 31/12/N: VCSH = 1.080 – 660 = 420
→ a = 1.240 – 420 = 820

32 
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP – CÂN ĐỐI
KẾ TOÁN

2.1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT


2.1.1. Khái niệm
 Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán là phương pháp khái
quát tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh, lưu lượng các
luồng tiền (thu – chi) từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt
động tài chính theo mối quan hệ cân đối vốn có của các đối tượng kế
toán.
 Hình thức biểu hiện của phương pháp này là hệ thống Báo
cáo kế toán nhằm cung cấp thông tin cho người sử dụng gồm:
- Báo cáo quản trị: Phục vụ cho yêu cầu quản lý của đơn vị.
- Báo cáo tài chính: Chủ yếu phục vụ cho các đối tượng bên
ngoài đơn vị.
2.1.2. Báo cáo tài chính: gồm các biểu báo cáo
 Bảng cân đối kế toán: phản ánh tình hình tài sản và nguồn
hình thành tài sản của đơn vị tại một thời điểm nhất định (cuối tháng,
cuối quý, cuối năm).
Bảng cân đối kế toán giúp cho người sử dụng thông tin đánh giá
khái quát tình hình tài chính, khả năng thanh toán, sự biến động tăng
giảm của nguồn vốn chủ sở hữu và quy mô vốn kinh doanh… sau một
thời gian nhất định. Có phương trình cân đối:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn = Nợ phải trả + Vốn đầu tư của
chủ sở hữu
 Báo cáo kết quả kinh doanh: phản ánh tổng quát các khoản
thu nhập, chi phí các hoạt động và tình hình phân phối lợi nhuận trước
thuế của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh.
Báo cáo kết quả kinh doanh giúp cho người sử dụng thông tin
đánh giá về hiệu quả kinh doanh trong kỳ. Có phương trình cân đối:
Lợi nhuận = Thu nhập (các hoạt động) – Chi phí
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: phản ánh tổng quát thông tin về
các khoản thu và chi tiền trong kỳ liên quan đến các hoạt động trong
33 
đơn vị.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm giúp người sử dụng đánh giá
các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển tài
sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng tạo ra các luồng tiền
từ các hoạt động của đơn vị.
 Bản thuyết minh báo cáo tài chính: được lập để giải thích và
bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh, tình
hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ
báo cáo mà các bảng báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi
tiết.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính giúp cho người sử dụng
thông tin hiểu rõ và chi tiết hơn về tình hình hoạt động thực tế của đơn
vị. Có phương trình cân đối:
Tiền tồn đầu kỳ + Tiền thu trong kỳ = Tiền chi trong kỳ + Tiền
tồn cuối kỳ
 Số liệu trên các biểu báo cáo tài chính có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Nguồn gốc số liệu trên biểu Lưu chuyển tiền tệ theo
phương pháp gián tiếp là từ Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả
kinh doanh và Thuyết minh báo cáo tài chính.
2.2. BÀI TẬP
2.2.1. Câu hỏi trắc nghiệm
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
1. Kết quả của phương pháp Tổng hợp và cân đối kế toán biểu
hiện dưới hình thức:
a. Báo cáo tài chính
b. Báo cáo quản trị
c. Hệ thống các báo cáo kế toán
d. Tất cả đều sai
2. Bản chất của phương pháp Tổng hợp và cân đối kế toán là
a. Phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn
b. Phản ánh tổng quát kết quả kinh doanh trong kỳ
c. Phản ánh tổng quát lưu lượng thu – chi và tồn của các luồng
tiền hoạt động.
d. Tất cả đều đúng
3. Biểu báo cáo nào sau đây không thuộc báo cáo tài chính
a. Bảng cân đối số phát sinh và Tổng hợp chi tiết
b. Thuyết minh báo cáo tài chính và Lưu chuyển tiền tệ
34 
c. Bảng cân đối kế toán
d. Báo cáo kết quả kinh doanh
4. Báo cáo tài chính cung cấp thông tin kế toán cho các đối
tượng
a.Bên trong doanh nghiệp
b.Bên ngoài doanh nghiệp
c.Bên trong doanh nghiệp và Bên ngoài doanh nghiệp
d.Chỉ báo cáo cho Thủ trưởng đơn vị, Thủ trưởng cấp trên và
cơ quan Thuế
5. Cơ sở số liệu khi lập báo cáo tài chính chủ yếu từ:
a. Bảng cân đối số phát sinh và Sổ Cái
b. Bảng cân đối số phát sinh và Bảng tổng hợp chi tiết
c. Bảng tổng hợp chi tiết và Sổ Cái
d. Bảng tổng hợp chi tiết và Bảng cân đối số phát sinh
6. Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình:
a. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong một thời kỳ
b. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận hai năm liên tục
c. Tài sản và nguồn vốn tại một thời điểm nhất định
d. Tài sản và nguồn vốn trong một thời kỳ
7. Phương trình cân đối nào sau đây không thuộc Bảng cân đối
kế toán
a. Tài sản ngắn hạn + tài sản dài hạn = Tổng nguồn vốn
b. Lợi nhuận = doanh thu – chi phí
c. Tổng tài sản = Nợ phải trả + vốn đầu tư chủ sở hữu
d. Tài sản ngắn hạn + tài sản dài hạn = Nợ phải trả + vốn đầu tư
chủ sở hữu
8. Nghiệp vụ kinh tế nào sau đây không làm thay đổi tổng giá trị
tài sản
a. Mua tài sản cố định hữu hình bằng tiền gởi ngân hàng
b. Kiểm kê phát hiện thiếu một số vật liệu chưa rõ nguyên nhân
c. Thanh toán cho người bán bằng tiền vay ngắn hạn
d. Tất cả các câu đều đúng
9. Nghiệp vụ kinh tế nào sau đây sẽ làm thay đổi tổng giá trị tài
sản
a. Chủ sở hữu góp vốn bằng tài sản cố định hữu hình
b. Thu nợ người mua bằng tiền gởi ngân hàng
c. Bổ sung quỹ đầu tư phát triễn bằng lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối
d. Chia cổ tức từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
35 
10. Nghiệp vụ kinh tế nào sau đây thuộc mối quan hệ Tài sản
tăng – Nguồn vốn tăng
a. Kiểm kê phát hiện thiếu tài sản cố định hữu hình chưa rõ
nguyên nhân
b. Kiểm kê phát hiện thừa tài sản cố định hữu hình chưa rõ
nguyên nhân
c. Ứng trước tiền hàng cho người bán bằng tiền mặt
d. Thu lại tiền ứng trước cho người bán (do người bán không có
hàng) tiền mặt
11. Nghiệp vụ kinh tế nào sau đây thuộc mối quan hệ Tài sản
giảm – Nguồn vốn giảm
a. Kiểm kê phát hiện thiếu tài sản cố định hữu hình chưa rõ
nguyên nhân
b. Kiểm kê phát hiện thừa tài sản cố định hữu hình chưa rõ
nguyên nhân
c. Trả lại tài sản thừa cho chủ hàng sau khi xác định được
nguyên nhân
d. Thu lại tiền bồi thường tài sản thiếu sau khi xác định được
nguyên nhân
12. Nghiệp vụ kinh tế nào sau đây làm thay đổi tỷ trọng tất cả
các khoản mục của Bảng cân đối kế toán:
a. Thu nợ người mua (khách hàng trả nợ) bằng tiền mặt và tiền
gởi ngân hàng
b. Bổ sung quỹ đầu tư phát triển và vốn đầu tư chủ sở hữu từ lợi
nhuận sau thuế
c. Mua hàng hóa bằng tiền mặt và tiền gởi ngân hàng
d. Mua công cụ, dụng cụ chưa thanh toán tiền.
13. Nghiệp vụ kinh tế nào sau đây chỉ làm thay đổi tỷ trọng các
khoản mục (hoặc bên Tài sản, hoặc bên Nguồn vốn) của Bảng cân đối
kế toán:
a. Tài sản tăng – tài sản giảm và tài sản tăng – nguồn vốn tăng
b. Tài sản giảm – nguồn vốn giảm và Tài sản tăng – tài sản giảm
c. Tài sản tăng – tài sản giảm và nguồn vốn tăng – nguồn vốn
giảm
d. Tài sản giảm – nguồn vốn giảm và nguồn vốn tăng – nguồn
vốn giảm
14. Số tiền lỗ từ hoạt động kinh doanh được phản ánh trên Bảng
cân đối kế toán:
a. Ghi số dương mục Phải thu khác
36 
b. Ghi số dương mục Phải trả khác
c. Ghi số âm mục Quỹ khác của chủ sở hữu
d. Tất cả đều sai
15. Biểu báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh tình hình:
a. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong một thời kỳ
b. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận tại một thời điểm cuối năm
c. Tài sản, nguồn vốn và lợi nhuận tại một thời điểm cuối năm
d. Tài sản, nguồn vốn và lợi nhuận trong một thời kỳ
16. Phương trình cân đối nào sau đây thuộc Báo cáo kết quả
kinh doanh
a. Tài sản ngắn hạn + tài sản dài hạn = Tổng nguồn vốn
b. Lợi nhuận = doanh thu – chi phí
c. Tiền tồn đầu kỳ + thu trong kỳ = Tiền tồn cuối kỳ + chi trong
kỳ
d. Tài sản ngắn hạn + tài sản dài hạn = Nợ phải trả + vốn đầu tư
chủ sở hữu
17. Doanh thu thuần trên Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh
a. Thu nhượng bán tài sản cố định
b. Thu nợ khách hàng (người mua thanh toán nợ)
c. Tổng giá bán hàng bán ra – các khoản làm giảm doanh thu
d. Tổng giá bán hàng bán ra – Tổng giá vốn hàng bán
18. Lợi nhuận gộp (lãi gộp) trên Báo cáo kết quả kinh doanh
phản ánh:
a. Doanh thu thuần – giá vốn hàng bán
b. Doanh thu – chi phí kinh doanh
c. Tổng giá bán hàng bán ra – Tổng giá vốn hàng bán
d. Tất cả đều sai
19. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là kết quả của đẳng thức:
a. Lợi nhuận gộp – chi phí tài chính
b. Doanh thu tài chính – chi phí tài chính
c. Lãi tiền gởi ngân hàng – lãi tiền vay ngân hàng
d. Doanh thu cho thuê tài sản tài chính – chi phí cho thuê tài sản
tài chính
20. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên Báo cáo kết
quả kinh doanh gồm:
a. (Lợi nhuận gộp + lợi nhuận khác) – (chi phí bán hàng + chi
phí quản lý doanh nghiệp)
b. (Lợi nhuận gộp + lợi nhuận khác) – (chi phí bán hàng + chi
phí quản lý doanh nghiệp + chi phí khác)
37 
c. (Lợi nhuận gộp + lợi nhuận tài chính) – (chi phí bán hàng +
chi phí quản lý doanh nghiệp + chi phí khác)
d. (Lợi nhuận gộp + lợi nhuận tài chính) – (chi phí bán hàng +
chi phí quản lý doanh nghiệp)
21. Đẳng thức lợi nhuận khác trên Báo cáo kết quả kinh doanh
a. Lợi nhuận gộp – chi phí tài chính
b. Lợi nhuận gộp + lợi nhuận tài chính
c. Thu nhập khác – chi phí khác
d. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh – chi phí khác
22. Đẳng thức Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế trên Báo cáo
kết quả kinh doanh
a. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + lợi nhuận khác
b. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - lợi nhuận khác
c. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + lợi nhuận gộp
d. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - lợi nhuận gộp
23. Đẳng thức đúng nhất của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là
a. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế + chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp
b. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế - chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp
c. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế - thuế giá trị gia tăng phải
nộp
d. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế - thuế thu nhập doanh
nghiệp bổ sung
24. Cơ sở xác định chi phí thuế thu nhập hiện hành dựa trên:
a. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp hiện hành
b. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và thuế suất thuế
giá trị gia tăng
c. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành
d. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và thuế suất thuế giá trị
gia tăng
25. Biểu Lưu chuyển tiền tệ phản ánh tình hình:
a. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong một thời kỳ
b. Tài sản và nguồn vốn tại một thời điểm nhất định
c. Lưu lượng tiền thu vào và chi ra của các hoạt động kinh
doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính tại một thời
điểm nhất định
38 
d. Lưu lượng tiền thu vào và chi ra của các hoạt động kinh
doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính trong một
thời kỳ
26. Phương trình cân đối nào sau đây thuộc Biểu Lưu chuyển
tiền tệ
a. Tài sản ngắn hạn + tài sản dài hạn = Tổng nguồn vốn
b. Lợi nhuận = doanh thu – chi phí
c. Tiền tồn đầu kỳ + thu trong kỳ = Tiền tồn cuối kỳ + chi trong kỳ
d. Tài sản ngắn hạn + tài sản dài hạn = Nợ phải trả + vốn đầu tư
chủ sở hữu
27. Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ kinh doanh trong
kỳ nằm trong khoản mục nào của Biểu Lưu chuyển tiền tệ
a. Luồng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh
b. Luồng tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh
c. Luồng tiền chi ra từ hoạt động đầu tư
d. Luồng tiền chi ra từ hoạt động tài chính
28. Số tiền chia cổ tức từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối nằm
trong khoản mục nào của Biểu Lưu chuyển tiền tệ
a. Luồng tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh
b. Luồng tiền chi ra từ hoạt động đầu tư
c. Luồng tiền chi ra từ hoạt động tài chính
d. Tất cả đều sai
29. Số tiền lãi được chia từ công ty liên doanh nằm trong khoản
mục nào của Biểu Lưu chuyển tiền tệ
a. Luồng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh
b. Luồng tiền thu vào từ hoạt động đầu tư
c. Luồng tiền thu vào từ hoạt động tài chính
d. Tất cả đều sai
30. Số tiền vay vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh
trong năm nằm trong khoản mục nào của Biểu Lưu chuyển tiền tệ
a. Luồng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh
b. Luồng tiền thu vào từ hoạt động đầu tư
c. Luồng tiền thu vào từ hoạt động tài chính
d. Tất cả đều sai
2.2.2. Nhận định đúng sai
Nhận định đúng/sai cho các phát biểu dưới đây:
1. Báo cáo tài chính được xây dựng dựa trên cơ sở đặc thù sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo các chỉ tiêu
39 
trên các Biểu phải đúng theo hướng dẫn của Nhà nước.
2. Báo cáo tài chính là số liệu mật nên chỉ báo cáo cho Giám
đốc điều hành, cơ quan Thuế nhà nước và phải bảo quản theo đúng
Luật pháp vể bảo mật dữ liệu mật.
3. Trong hệ thống báo cáo kế toán thì báo cáo tài chính là bắt
buộc thực hiện còn Báo cáo quản trị thì không bắt buộc.
4. Trên Bảng cân đối kế toán có thể hiện hai cột số đầu năm và
số cuối kỳ của các khoản mục (tài sản và nguồn vốn), nhằm phản ánh
tình hình biến động tăng, giảm thường xuyên, liên tục một cách động
thái của các khoản mục đó.
5. Không được bù trừ số tiền “Phải thu người mua” với “Người
mua ứng trước tiền hàng” trên Bảng cân đối kế toán.
6. Được phép bù trừ số tiền “Phải trả người bán” với “Ứng
trước tiền hàng cho người bán” bằng cách lấy số liệu trên Bảng cân
đối số phát sinh (mục “Phải trả người bán”) để ghi vào Bảng cân đối
kế toán.
7. Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho khoản mục tài sản
này tăng lên và làm cho khoản mục tài sản khác giảm xuống cùng một
giá trị, kết quả nghiệp vụ này sẽ không làm thay đổi giá trị Tổng tài
sản nhưng làm thay đổi tỷ trọng các khoản mục của bên Tài sản trên
Bảng cân đối kế toán.
8. Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho khoản mục tài sản
tăng lên và làm cho khoản mục nguồn vốn giảm xuống cùng một giá
trị, kết quả nghiệp vụ này sẽ làm thay đổi giá trị Tổng tài sản (tăng) và
làm thay đổi tỷ trọng tất cả các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán.
9. Tương tự như Bảng cân đối kế toán phản ánh tài sản và
nguồn vốn tại một thời điểm nhất định, nên Báo cáo kết quả kinh
doanh cũng phản ánh lợi nhuận tại một thời điểm nhất định.
10. Tương tự như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh
doanh không được vận dụng phép tính bù trừ giữa các khoản thu và
các khoản chi phí của các hoạt động khi xác định lợi nhuận.
11. Khác với Bảng cân đối kế toán sử dụng các khoản mục
thuộc tài sản và nguồn vốn, Báo cáo kết quả kinh doanh chỉ sử dụng
các chỉ tiêu nghiệp vụ thuộc quá trình kinh doanh. Vì vậy, số liệu hai
bảng hoàn toàn không có mối liên hệ nào với nhau.
12. Vì doanh thu thuần không bao gồm “Các khoản làm giảm

40 
doanh thu” và các khoản thuế không hoàn lại tính theo doanh thu, nên
đẳng thức xác định doanh thu thuần trên báo cáo kết quả kinh doanh là:
Doanh thu – (các khoản làm giảm doanh thu + thuế không hoàn
lại phải nộp).
13. Vì đẳng thức cân đối của Báo cáo kết quả kinh doanh (Lợi
nhuận = doanh thu –chi phí) nên hình thức biểu hiện của các chỉ tiêu
trên Báo cáo kết quả kinh doanh dựa trên phương pháp cân đối dọc.
14. Cơ sở tính chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là
lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành.
15. Vì lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh dựa trên cân đối:
Lợi nhuận các hoạt động thường xuyên = doanh thu các hoạt
động thường xuyên – chi phí các hoạt động thường xuyên.
Vì vậy, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh không bao gồm
thu nhập khác của hoạt động khác (hoạt động bất thường, không quan
hệ đến hoạt động sản xuất kinh doanh).
16. Tương tự như Bảng cân đối kế toán phản ánh tài sản và
nguồn vốn tại một thời điểm nhất định, nên Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ
cũng phản ánh các luồng thu vào, chi ra của các hoạt động kinh doanh,
hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính tại một thời điểm nhất định.
17. Vì giá trị khấu hao tài sản cố định kinh doanh trong kỳ là
khoản thu hồi từ việc đầu tư mua sắm tài sản cố định trong quá khứ,
thông qua việc phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
(chi phí kinh doanh ngắn hạn) và được thu hồi từ tiền bán hàng và
cung cấp dịch vụ, nên số tiền khấu hao này được thể hiện trên biểu
Lưu chuyển tiền tệ là luồng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh.
18. Vì tài sản mà doanh nghiệp đưa đi góp vốn liên doanh được
ghi nhận vào tài sản đầu tư dài hạn, nên số tiền lãi được chia từ công
ty liên doanh này được thể hiện trên biểu Lưu chuyển tiền tệ là luồng
tiền thu vào từ hoạt động đầu tư.
19. Vì số tiền vay vốn trong kỳ để phục vụ sản xuất kinh doanh
tạo thành nguồn tài chính thường xuyên trong doanh nghiệp, nên số
tiền vay này được thể hiện trên biểu Lưu chuyển tiền tệ là luồng tiền
thu vào từ hoạt động tài chính.
20. Vì giá trị tài sản góp vốn của chủ sở hữu trong kỳ để phục
vụ sản xuất kinh doanh tạo thành nguồn tài chính thường xuyên trong

41 
doanh nghiệp, nên số tiền góp vốn này được thể hiện trên biểu Lưu
chuyển tiền tệ là luồng tiền thu vào từ hoạt động tài chính.
2.2.3. Bài tập
Bài 2.1: Công ty Trách nhiệm hữu hạn ABC có tài liệu đầu ngày
01/01/20XX
- Tài liệu 1: Số dư đầu tháng như sau:
Đơn vị tính: 1.000.000đ
STT Khoản mục Số tiền
01 Tiền mặt 500
02 Vốn góp của chủ sở hữu X
03 Phải thu người mua 150
04 Tiền gởi ngân hàng 1.500
05 Vay ngắn hạn 400
06 Tài sản cố định hữu hình 3.000
07 Hao mòn tài sản cố định 500
08 Thành phẩm 500
09 Nguyên liệu, vật liệu 1.100
10 Vay dài hạn 1.500
11 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 600
12 Hàng mua đang đi trên đường 250
- Tài liệu 2: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ
NV1. Hàng mua đang đi trên đường đầu tháng, tháng này về
nhập kho nguyên liệu, vật liệu 200 triệu.
NV2. Ứng trước tiền hàng cho người bán 300 triệu bằng tiền gởi
ngân hàng.
NV3. Nhận ứng trước tiền hàng của người mua 100 triệu bằng
tiền mặt
NV4. Bổ sung quỹ đầu tư phát triễn bằng lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối 100 triệu.
NV5. Trả nợ vay dài hạn 500 triệu bằng tiền gởi ngân hàng.
Yêu cầu:
1. Tìm X và lập bảng cân đối kế toán đầu kỳ
2. Phân tích sự ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
đối với bảng cân đối kế toán.
3. Lập bảng cân đối kế toán cuối kỳ
42 
Bài 2.2: Số liệu tổng hợp về kết quả kinh doanh cuối kỳ của
công ty CBC như sau
Đơn vị tính: 1.000.000đ
STT Chỉ tiêu Số tiền
01 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch 6.300
vụ
02 Các khoản làm giảm doanh thu 300
03 Giá vốn hàng bán ra 3.000
04 Doanh thu hoạt động tài chính 10
05 Chi phí tài chính 50
06 Chi phí bán hàng 1.100
07 Chi phí quản lý doanh nghiệp 800
08 Thu nhập khác 90
09 Chi phí khác 150
Yêu cầu:
Hãy lập bảng Báo cáo kết quả kinh doanh cuối kỳ biết thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%
Bài 2.3:
Bảng Cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh năm 20xx
của Công ty BBB như sau:

43 
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm: 20xx
Số cuối
TÀI SẢN Số đầu kỳ
kỳ
1 4 5
A – TÀI SẢN NGẮN HẠN 1,900 1,400
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 250 300
III. Các khoản phải thu 350 200
IV. Hàng tồn kho 1,300 900
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 2,600 2,400
I- Các khoản phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định 2,600 2,400
1. Tài sản cố định hữu hình 2,600 2,400
- Nguyên giá 3,500 3,000
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (900) (600)
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 4,500 3,800

NGUỒN VỐN
A – NỢ PHẢI TRẢ 2,200 1,800
I. Nợ ngắn hạn 1200 1100
1. Vay và nợ ngắn hạn 600 400
2. Phải trả người bán 300 500
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà 100 50
nước
5. Phải trả người lao động 200 150
II. Nợ dài hạn 1,000 700
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 2,300 2,000
I. Vốn đầu tư chủ sở hữu 2,300 2,000
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1,950 1450
6. Quỹ đầu tư phát triển 50 350
9. Lợi nhuận chưa phân phối 300 200
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 4,500 3,800

44 
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Ngày 31 tháng 12 năm: 20xx

CHỈ TIÊU Năm nay
số
1 2 4
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 6.250
2. Các khoản giảm trừ 3 300
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
10 5.950
dịch vụ (10 = 01 - 03)
4. Giá vốn hàng bán 11 3.250
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
20 2.700
dịch vụ (20 = 10 - 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 10
7. Chi phí tài chính 22 85
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 85
8. Chi phí bán hàng 24 1.200
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 800
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
30 625
{30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}
11. Thu nhập khác 31
12. Chi phí khác 32
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 50 625
30 + 40)
15. Chi phí Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện 51 125
hành
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 500
Chi trả cổ tức 200
LN để lại (chưa phân phối) 300
Yêu cầu:
Hãy lập bảng Báo cáo LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ năm nay theo
dòng ngân lưu ròng, biết Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm
trước (số đầu kỳ) 200 triệu được bổ sung vào vốn đầu tư chủ sở hữu
trong năm nay.
45 
Bài 2.4:
Công ty Trách nhiệm hữu hạn ABC có tài liệu đầu ngày
01/01/20XX
- Tài liệu 1: Số dư đầu tháng như sau:
Đơn vị tính: 1.000 đồng
TÀI KHOẢN SỐ TIỀN
Tiền mặt 500.000
Tiền gởi ngân hàng 1.200.000
Phải thu người mua 220.000
Người mua ứng trước 60.000
Nguyên liệu, vật liệu 1.500.000
Công cụ, dụng cụ 25.000
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 275.000
Thành phẩm 500.000
Tài sản cố định hữu hình 12.000.000
Hao mòn TSCĐ hữu hình 3.500.000
Vay ngắn hạn 400.000
Phải trả người bán 200.000
Ứng trước cho người bán 30.000
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 40.000
Nợ dài hạn 5.000.000
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 450.000
Vốn góp của chủ sở hữu X
- Tài liệu 2: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ
NV1. Mua tài sản cố định hữu hình 500 triệu, đã thanh toán
bằng tiền mặt 100 triệu, tiền gởi ngân hàng 300 triệu, nợ người bán số
còn lại.
NV2. Trả nợ vay dài hạn 400 triệu và nộp thuế cho Nhà nước 30
triệu bằng tiền gởi ngân hàng.
NV3. Mua nguyên vật liệu trị giá 50 triệu, trừ vào tiền ứng trước
cho người bán 30 triệu và nợ người bán số còn lại.
NV4. Bổ sung quỹ đầu tư phát triễn 50 triệu và vốn khác của
chủ sở hữu 200 triệu bằng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
NV5. Bán hàng thu bằng tiền gởi ngân hàng theo giá bán 1.500
triệu, giá vốn sản phẩm xuất kho 800 triệu.
Yêu cầu:
46 
1. Tìm X và lập bảng cân đối kế toán đầu kỳ
2. Phân tích sự ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
đối với bảng cân đối kế toán.
3. Lập bảng cân đối kế toán cuối kỳ
Bài 2.5:
Tài liệu tổng hợp về các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh
của công ty trách nhiệm hữu hạn BBB bị khiếm khuyết một số các chỉ
tiêu như sau:
1. DT bán hàng & cung cấp dịch vụ 12.000.000.000
2. Các khoản giảm trừ doanh thu ?
3. Doanh thu thuần ?
4. Giá vốn hàng bán 6.000.000.000
5. Lợi nhuận gộp 5.500.000.000
6. Doanh thu hoạt động tài chính 50.000.000
7. Chi phí hoạt động tài chính 150.000.000
8. Chi phí bán hàng ?
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.300.000.000
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ?
11. Thu nhập khác ?
12. Chi phí khác 200.000.000
13. Lợi nhuận khác (100.000.000)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ?
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện 560.000.000
hành
16. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2.240.000.000
Yêu cầu:
Dựa vào đẳng thức cân đối của báo cáo kết quả kinh doanh, hãy
điền số liệu vào các chỉ tiêu còn khuyết trên.
Bài 2.6:
Tài liệu tổng hợp về các chỉ tiêu trên báo cáo Lưu chuyển tiền tệ
của công ty trách nhiệm hữu hạn DBD như sau:
Đơn vị tính: 1.000.000đ
I. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Lợi nhuận trước thuế 360
Mua sắm tài sản Đầu tư ngắn hạn 65

47 
Thu được nợ người mua 92
Mua sắm Hàng tồn kho 133
Tạm ứng công nhân viên 2
Khấu hao: 110
Trả nợ vay ngắn hạn: 38
Mua hàng chưa thanh toán người bán: 58
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: 8
Phải trả người lao động: 6
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐ kinh doanh ?
II. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
(Tăng) Giảm tài sản cố định 280
(Tăng) Giảm tài sản cố định từ nhượng bán 94
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư ?
III. HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Vay dài hạn 56
Chi trả cổ tức 173
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐ tài chính ?
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (I + II + III) (19)

Yêu cầu:
Dựa vào đẳng thức cân đối của báo cáo Lưu chuyển tiền tệ, hãy
điền số liệu vào các chỉ tiêu còn khuyết trên sau khi ghi âm hoặc
dương số tiền của từng chỉ tiêu. Biết rằng:
- Tiền tồn đầu kỳ: 245 triệu
- Tiền tồn cuối kỳ: 226 triệu
Bài 2.7:
Tài liệu tổng hợp về các chỉ tiêu trên báo cáo Bảng Cân đối kế
toán và báo cáo kết quả kinh doanh năm 20xx của Công ty CDC như
sau:

48 
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm: 20xx
Số cuối
TÀI SẢN năm Số đầu kỳ
1 4 5
A – TÀI SẢN NGẮN HẠN 2,850 2,400
I. Tiền và các khoản tương đương 450 400
tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn 100 200
hạn
III. Các khoản phải thu 500 300
IV. Hàng tồn kho 1,800 1500
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 3,800 3,400
I- Các khoản phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định 3,400 3,100
1. Tài sản cố định hữu hình 3,400 3,100
- Nguyên giá 5,700 5,000
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (2,300) (1,900)
III- Chứng khoán dài hạn 400 300
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 6,650 5,800
NGUỒN VỐN
A – NỢ PHẢI TRẢ 2,950 2,500
I. Nợ ngắn hạn 1450 1400
1. Vay và nợ ngắn hạn 800 550
2. Phải trả người bán 400 500
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà 50 100
nước
5. Phải trả người lao động 200 250
II. Nợ dài hạn 1,500 1,100
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 3,700 3,300
I. Vốn đầu tư chủ sở hữu 3,700 3,300
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 3,150 2,100
6. Quỹ đầu tư phát triển 150 850
9. Lợi nhuận chưa phân phối 400 350
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 6,650 5,800

49 
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Ngày 31 tháng 12 năm: 20xx
Mã Năm
CHỈ TIÊU
số nay
1 2 4
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 8,880
2. Các khoản giảm trừ 3 370
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
10 8,510
vụ (10 = 01 - 03)
4. Giá vốn hàng bán 11 4,500
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
20 4,010
vụ (20 = 10 - 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 40
7. Chi phí tài chính 22 150
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 150
8. Chi phí bán hàng 24 1,800
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 1,100
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
30 1,000
{30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}
11. Thu nhập khác 31
12. Chi phí khác 32
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 +
50 1,000
40)
15. Chi phí Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
51 200
hành
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 800
Chi trả cổ tức 400
LN để lại 400
Yêu cầu:
Hãy lập bảng Báo cáo LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ năm nay theo
dòng ngân lưu ròng, biết Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm
trước (số đầu kỳ) 350 triệu được bổ sung vào vốn đầu tư chủ sở hữu
trong năm nay.

50 
Bài 2.8:
Tài liệu tổng hợp về các chỉ tiêu trên BÁO CÁO TÀI CHÍNH
năm 20xx của Công ty CCR như sau:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm: 20xx
TÀI SẢN Số cuối Số đầu kỳ
năm
1 4 5
A – TÀI SẢN NGẮN HẠN ? 2,100
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 120 100
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn ? 50
hạn
III. Các khoản phải thu ? 650
IV. Hàng tồn kho ? 1,300
B - TÀI SẢN DÀI HẠN ? 5,100
I- Các khoản phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định ? 4,500
1. Tài sản cố định hữu hình ? 4,500
- Nguyên giá ? 6,000
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) ? (1,500)
III- Chứng khoán dài hạn ? 600
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 7,100 7,200
NGUỒN VỐN
A – NỢ PHẢI TRẢ 2,300 2,600
I. Nợ ngắn hạn ? 800
1. Vay và nợ ngắn hạn ? 390
2. Phải trả người bán ? 220
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà ? 30
nước
5. Phải trả người lao động ? 160
II. Nợ dài hạn ?
1,800
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU ? 4,600
I. Vốn đầu tư chủ sở hữu ? 4,600
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4,000 2,950
6. Quỹ đầu tư phát triển 600 1,200
9. Lợi nhuận chưa phân phối 200 450
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 7,100 7,200
51 
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Ngày 31 tháng 12 năm: 20xx
CHỈ TIÊU Mã Năm
số nay
1 2 4
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 8,600
2. Các khoản giảm trừ 3 400
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 10 8,200
dịch vụ (10 = 01 - 03)
4. Giá vốn hàng bán 11 5,100
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch 20 3,100
vụ (20 = 10 - 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 10
7. Chi phí tài chính 22 110
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 110
8. Chi phí bán hàng 24 1,600
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 900
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 500
{30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}
11. Thu nhập khác 31
12. Chi phí khác 32
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 50 500
+ 40)
15. Chi phí Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện 51 100
hành
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 400
(60 = 50 - 51)
Chi trả cổ tức 200
LN để lại 200

52 
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Ngày 31 tháng 12 năm: 20xx
I. LƯU CHUYỂN TIỀN TƯ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
Lợi nhuận trước thuế 400
Điều chỉnh:
Đầu tư tài chính ngắn hạn 20
Các khoản phải thu ngắn hạn: 50
Hàng tồn kho: 250
Khấu hao: 300
Vay và nợ ngắn hạn: (40)
Phải trả người bán: (20)
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: 20
Phải trả người lao động: 40
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 1,020
II. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ
(Tăng) tài sản cố định (600)
Giảm tài sản cố định
Chứng khoán dài hạn 100
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (500)
III. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG
TÀI CHÍNH
Chi trả nợ Vay dài hạn (300)
Chi trả cổ tức (200)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (500)
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (I + II + III) 20
Tiền và tương đương tiền đầu kì 100
Tiền và tương đương tiền cuối kì 120
Yêu cầu:
Căn cứ vào báo cáo KẾT QUẢ KINH DOANH và Báo cáo
LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ năm nay. Hãy điền vào những chỉ tiêu còn
trống (có dấu chấm hỏi) cột Số cuối kỳ của BẢNG CÂN ĐỐI KẾ
TOÁN.

53 
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ CHƯƠNG 2
ĐÁP ÁP PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp C D A C C C B D A B C D C D A
án
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp B C A B D C A B C D C A C B C
án

ĐÁP ÁN PHẦN NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án S S Đ S Đ S Đ S S S
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án S S Đ S Đ S Đ Đ Đ Đ

ĐÁP ÁN PHẦN BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI


Bài 2.1.
1. Tính Vốn góp chủ sở hữu:
X = TS – NV chưa có Vố góp chủ sở hữu
= 6.500 – (400 + 2.000 + 600) = 3.500.000
Lập bảng cân đối kế toán đầu kỳ.
Số Số Số Số
TÀI SẢN cuối đầu NGUỒN VỐN cuối đầu
kỳ kỳ kỳ kỳ
Tiền mặt 500 Vay ngắn hạn 400
Tiền gởi ngân 1,500 Vay dài hạn 2,000
hàng
Phải thu người 150 Vốn góp của chủ sở 3,500
mua hữu
Nguyên liệu, vật 1,100 Lợi nhuận sau thuế 600
liệu chưa phân phối
Hàng mua đang đi 250
trên đường

54 
Thành phẩm 500
Tài sản cố định 3,000
hữu hình
Hao mòn tài sản (500)
cố định
CỘNG TÀI SẢN 6,500 CỘNG NG.VỐN 6,500
2. Bảng phân tích ảnh hưởng
Phát sinh
Cộng Số Số
CHỈ TIÊU phát đầu cuối
NV1 NV2 NV3 NV4 NV5 sinh kỳ kỳ
TÀI SẢN 0 0 100 0 (500) (400) 6,500 6,100
Tiền mặt 100 100 500 600
Tiền gởi ngân hàng (300) (500) (800) 1,500 700
Phải thu người mua 0 150 150
Nguyên liệu, vật liệu 200 200 1,100 1,300
Hàng mua đang đi trên
đường (200) (200) 250 50
Thành phẩm 0 500 500
Tài sản cố định hữu hình 0 3,000 3,000
Hao mòn tài sản cố định 0 (500) (500)
Ứng trước tiền hàng cho
người bán 300 300 0 300
NGUỒN VỐN 0 0 100 0 (500) 400 6,500 6,100
Vay ngắn hạn 0 400 400
Vay dài hạn (500) (500) 2,000 1,500
Người mua ứng trước
tiền hàng 100 100 0 100
Vốn góp của chủ sở hữu 0 3,500 3,500
Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối (100) (100) 600 500
Quỹ đầu tư phát triễn 100 100 0 100
Bảng trên cho thấy:
- Các nghiệp vụ 1,2 và 4 Không lam thay đổi tổng giá trị tài sản,
thể hiện mối quan hệ bên trong hoặc bên tài sản hoặc bên nguồn vốn.

55 
- Các nghiệp vụ 3 và 5 làm thay đổi tổng giá trị tài sản, thể hiện
mối quan hệ hai bên.
- Cộng phát sinh trong kỳ là (400), Tổng tài sản đầu kỳ 6.500 
Tổng tài sản cuối kỳ còn lại 6.100
3. Bảng cân đối kế toán cuối kỳ
Số Số Số Số
TÀI SẢN cuối đầu NGUỒN VỐN cuối đầu
kỳ kỳ kỳ kỳ
Tiền mặt 600 500 Vay ngắn hạn 400 400
Tiền gởi ngân hàng 700 1,500 Vay dài hạn 1500 2,000
Phải thu người mua 150 150 Vốn góp của chủ sở 3500 3,500
hữu
Nguyên liệu, vật liệu 1,300 1,100 Lợi nhuận sau thuế 500 600
chưa phân phối
Hàng mua đang đi 50 250 Người mua ứng 100
trên đường trước tiền hàng
Thành phẩm 500 500 Quỹ đầu tư phát 100
triễn
Tài sản cố định hữu 3,000 3,000
hình
Hao mòn tài sản cố (500) (500)
định
Ứng trước tiền hàng 300
cho người bán
CỘNG TÀI SẢN 6,100 6,500 CỘNG NGUỒN 6,100 6,500
VỐN

Bài 2.2
1. DT bán hàng & cung cấp dịch vụ 6.300.000.000
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 300.000.000
3. Doanh thu thuần (1 – 2) 6.000.000.000
4. Giá vốn hàng bán 3.000.000.000
5. Lợi nhuận gộp (3 – 4) 3.000.000.000
6. Doanh thu hoạt động tài chính 10.000.000
7. Chi phí hoạt động tài chính 50.000.000
8. Chi phí bán hàng 1.100.000.000
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 800.000.000
56 
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [5 + (6 - 1.060.000.000
7) – 8 - 9]
11. Thu nhập khác 90.000.000
12. Chi phí khác 160.000.000
13. Lợi nhuận khác (11 – 12) (60.000.000)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (10 + 13) 1.000.000.000
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 200.000.000
16. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (14 – 15) 800.000.000
Bài 2.3
Bảng thu – chi các luồng tiền trong kỳ:
Cuối Đầu Dòng
CHỈ TIÊU Thu Chi Ghi chú
kỳ kỳ tiền
Các khoản 350 200 150 Kinh Chi cấp tín
phải thu doanh dụng cho
người mua
Hàng tồn kho 1.300 900 400 Kinh Chi dự trữ
doanh HTK
Tăng tài sản 3.500 3.000 500 Đầu tư Chi mua
cố định TSCĐ
Khấu hao (900) (600) 300 Kinh Thu hồi vốn
TSCĐ doanh qua bán hàng
Vay và nợ 600 400 200 Kinh Chiếm dụng
ngắn hạn doanh vốn
Phải trả người 300 500 200 Kinh Chi thanh
bán doanh toán nợ
Thuế và các 100 50 50 Kinh Thu chiếm
khoản phải doanh dụng
nộp Nhà nước
Phải trả người 200 150 50 Kinh Thu chiếm
lao động doanh dụng
Nợ dài hạn 1.000 700 300 Tài Thu tiền vay
chính dài hạn
Cổ tức năm 200 Tài Chi cổ tức
nay chính năm nay
Từ số liệu trên, ta lập bảng lưu chuyển tiền tệ sau:

57 
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Ngày 31 tháng 12 năm: 20xx
I. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Lợi nhuận trước thuế 500
Điều chỉnh:
Các khoản phải thu ngắn hạn: (150)
Hàng tồn kho: (400)
Khấu hao: 300
Vay và nợ ngắn hạn: 200
Phải trả người bán: (200)
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: 50
Phải trả người lao động: 50
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 350
II. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
Tăng tài sản cố định (500)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (500)
III. HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Vay dài hạn 300
Chi trả cổ tức (200)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 100
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (I + II + III) (50)
Tiền và tương đương tiền đầu kì 300
Tiền và tương đương tiền cuối kì 250

58 
CHƯƠNG 3
TÀI KHOẢN VÀ GHI SỔ KÉP
3.1 TÓM TẮT LÝ THUYẾT

3.1.1 Tài khoản


- Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán phân loại các
đối tượng kế toán để phản ánh và kiểm tra thường xuyên,
liên tục, có hệ thống tình hình hiện có và sự vận động của
từng đối tượng kế toán.
- Tài khoản (TK) được mở theo từng đối tượng kế toán có
nội dung kinh tế riêng biệt.
- Nội dung được trình bày trên tài khoản bao gồm: số dư đầu
kỳ (SDĐK), số phát sinh trong kỳ (SPS) và số dư cuối kỳ
(SDCK), trong đó:
Số dư = Số dư + Số phát ‐ Số phát
cuối kỳ đầu kỳ sinh tăng sinh giảm

- Các nguyên tắc phản ánh vào tài khoản:


TK Tài sản TK Chi phí
SDĐK
PS tăng PS giảm PS tăng PS giảm

Cộng SPS Cộng SPS Cộng SPS Cộng SPS


SDCK

TK Nguồn vốn TK Doanh thu, thu nhập


SDĐK

PS giảm PS tăng PS giảm PS tăng


Cộng SPS Cộng SPS Cộng SPS Cộng SPS
SDCK
59 
TK xác định kết quả kinh doanh
- Kết chuyển chi phí - Kết chuyển doanh thu, thu nhập thuần
- Kết chuyển lãi - Kết chuyển lỗ
(Doanh thu > Chi phí) (Doanh thu < Chi phí)

3.1.2 Ghi sổ kép


- Ghi sổ kép là phương pháp kế toán phản ảnh các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh vào tài khoản kế toán theo đúng nội dung
kinh tế của nghiệp vụ và mối quan hệ khách quan giữa
các đối tượng kế toán.
- Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải được ghi ít nhất vào 2
tài khoản kế toán.
- Ghi “Nợ” tài khoản này thì phải ghi “Có” tài khoản liên
quan hoặc ngược lại, tổng số tiền ghi “Nợ” phải bằng tổng
số tiền ghi “Có”.
∑ PS bên Nợ TK = ∑ PS
bên Có TK
3.1.3 Định khoản
- Định khoản là việc xác định tài khoản nào ghi Nợ, tài
khoản nào ghi Có v ớ i số tiền là bao nhiêu khi nghiệp vụ
kinh tế phát sinh.
- Để định khoản kế toán đúng, cần phải:

 Xác định đúng đối tượng kế toán;


 Phân tích đúng trạng thái vận động của từng đối
tượng kế toán;

60 
 Nắm vững các nguyên tắc phản ánh của các loại tài
khoản (TK);
 Xác định đúng giá trị của từng đối tượng kế toán.

- Có 2 loại định khoản kế toán: định khoản giản đơn và định


khoản phức tạp.
3.1.4 Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam
- Các đơn vị, tổ chức tùy thuộc theo lĩnh vực hoặc quy mô
hoạt động mà phải tuân thủ theo một hệ thống tài khoản
kế toán thống nhất khác nhau.
- Hệ thống tài khoản kế toán Việt nam được ban hành theo
thông tư 200/2014/BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Trưởng
Bộ Tài chính áp dụng cho các thành phần kinh tế, được
phân loại:
+ Theo nội dung kinh tế gồm: TK tài sản (loại 1,2), TK
nguồn vốn (loại 3,4), TK doanh thu, thu nhập (loại 5,7),
TK chi phí (loại 6,8) và TK xác định kết quả kinh doanh
(loại 9).
+ Theo mối quan hệ với các báo cáo tài chính gồm: các TK
thuộc bảng cân đối kế toán (từ loại 1 đến loại 4), các TK
thuộc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (từ loại 5 đến
loại 9),
+ Theo công dụng và kết cấu gồm:
 Loại TK chủ yếu: Nhóm các TK tài sản (loại 1,2), nhóm
các TK nguồn vốn (loại 3,4), nhóm các TK lưỡng tính (TK
131, 331,…)
 Loại TK điều chỉnh: Nhóm các TK điều chỉnh giảm tài sản
(TK 214, 229), nhóm TK điều chỉnh giảm nguồn vốn (TK
419), nhóm TK điều chỉnh tăng, giảm nguồn vốn (TK 412,
413, 421), nhóm TK điều chỉnh giảm doanh thu (TK 521).

61 
 TK nghiệp vụ: TK tập hợp và phân phối (TK 621, 622,
627,…), TK phân bổ và dự toán (TK 242, 335)
 TK tính giá thành (TK 154, 631, 241).
3.1.5 Kế toán tổng hợp và Kế toán chi tiết
- Kế toán tổng hợp là việc ghi chép, phản ánh tình hình
biến động của tài sản, nguồn vốn và các hoạt động của
đơn vị một cách tổng quát trên các tài khoản cấp 1 nhằm
phục vụ cho việc báo cáo tài chính định kỳ.
- Kế toán chi tiết là cụ thể hóa, chi tiết hóa các thông tin đã
phản ánh ở kế toán tổng hợp.
- Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết có mối quan hệ chặt
chẽ, bổ sung lẫn nhau trong quá trình hạch toán kế toán.
3.2 BÀI TẬP

3.2.1 Câu hỏi trắc nghiệm


Chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Tài khoản kế toán là những trang sổ được dùng để:
a. Phản ánh tình hình hiện có và biến động của tài sản
b. Phản ánh tình hình hiện có và biến động của nguồn vốn
c. Phản ánh tình hình hiện có và biến động của doanh thu,
chi phí
d. Bao gồm các nội dung trên.
2. Tài khoản Tài sản có nguyên tắc ghi chép thông thường là:
a. Dư bên Nợ, phát sinh tăng bên Nợ, phát sinh giảm bên

b. Dư bên Nợ, phát sinh tăng bên Có, phát sinh giảm bên
Nợ
c. Dư bên Có, phát sinh tăng bên Có, phát sinh giảm bên
Nợ

62 
d. Dư bên Có, phát sinh tăng bên Nợ, phát sinh giảm bên

3. Tài khoản Nợ phải trả có nguyên tắc ghi chép thông thường là:
a. Dư bên Nợ, phát sinh tăng bên Nợ, phát sinh giảm bên

b. Dư bên Nợ, phát sinh tăng bên Có, phát sinh giảm bên
Nợ
c. Dư bên Có, phát sinh tăng bên Có, phát sinh giảm bên
Nợ
d. Dư bên Có, phát sinh tăng bên Nợ, phát sinh giảm bên

4. Tài khoản Vốn chủ sở hữu có nguyên tắc ghi chép thông thường
là:
a. Dư bên Nợ, phát sinh tăng bên Nợ, phát sinh giảm bên

b. Dư bên Có, phát sinh tăng bên Có, phát sinh giảm bên
Nợ
c. Không có số dư, phát sinh tăng bên Có, phát sinh giảm
bên Nợ
d. Không có số dư, phát sinh tăng bên Nợ, phát sinh giảm
bên Có
5. Đối tượng kế toán nào sau đây chỉ có số dư ghi bên Nợ
a. Người mua trả trước tiền
b. Doanh thu nhận trước
c. Ứng trước tiền cho người bán
d. Nhận ký quỹ, ký cược.
6. Đối tượng kế toán nào sau đây chỉ có số dư ghi bên Có
a. Người mua trả trước tiền
b. Lợi nhuận chưa phân phối
c. Phải thu của khách hàng
63 
d. Giá vốn hàng bán
7. Tài khoản 214 “ Hao mòn TSCĐ” là tài khoản:
a. Điều chỉnh giảm tài sản
b. Có số dư bên Có
c. Để bên phần tài sản và ghi số âm khi lên bảng cân đối
tài khoản
d. a, b, c đều đúng
8. Tài khoản nào sau đây là tài khoản doanh thu
a. TK Doanh thu nhận trước
b. TK Doanh thu bán hàng
c. TK Giá vốn hàng bán
d. Cả a và b
9. Tài khoản 421 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” thuộc loại
tài khoản:
a. Tài sản
b. Nguồn vốn
c. Điều chỉnh tăng, giảm tài sản
d. Cả a, b đều đúng
10. Trong các tài khoản sau tài khoản nào chỉ có số dư bên Có:
a. Tài sản cố định hữu hình
b. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
c. Dự phòng tổn thất tài sản
d. Nguyên vật liệu.
11. Nếu một tài khoản phản ánh tài sản cần có tài khoản điều chỉnh
giảm, thì tài khoản điều chỉnh của nó phải có kết cấu:
a. Ngược lại với tài khoản nó cần điều chỉnh.
b. Ghi tăng bên Có, ghi giảm bên Nợ, không cố số dư.
c. Ghi tăng bên Có, ghi giảm bên Nợ, dư Có.
d. Cả a và c.
12. Thuế GTGT phải nộp thuộc:
64 
a. Nợ phải trả của doanh nghiệp.
b. Tài sản của doanh nghiệp.
c. Nguồn vốn của doanh nghiệp.
d. Cả a và c.
13. Tổng phát sinh Nợ = Tổng phát sinh Có là do
a. Quan hệ giữa tài khoản và nguồn vốn
b. Quan hệ giữa doanh thu và chi phí
c. Do tính chất của ghi sổ kép
d. Cả a và b
14. Tài khoản “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” thuộc
a. Tài khoản tập hợp - phân phối
b. Tài khoản thuộc Bảng cân đối kế toán
c. Tài khoản so sánh
d. Tài khoản tính giá thành
15. Số dư bên Có của TK 131 “Phải thu của khách hàng”
a. Phản ánh khoản phải thu của khách hàng
b. Phản ánh khoản nhận ứng trước của khách hàng
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai
16. Số dư bên Nợ của TK 331 “Phải trả cho người bán”
a. Phản ánh khoản phải trả cho người bán
b. Phản ánh khoản ứng trước cho người bán
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai
17. Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” có số dư Có, khi lập
bảng cân đối kế toán sẽ được ghi nhận:
a. Bên Tài sản ghi Dương
b. Bên Tài sản ghi Âm
c. Bên Nguồn vốn thuộc phần Nợ phải trả ghi Dương
d. Bên Nguồn vốn thuộc phần Nợ phải trả ghi Âm
65 
18. Tài khoản 331 “Phải trả người bán” có số dư Nợ, khi lập bảng
cân đối kế toán sẽ được ghi nhận:
a. Bên Tài sản ghi Dương
b. Bên Tài sản ghi Âm
c. Bên Nguồn vốn thuộc phần Nợ phải trả ghi Dương
d. Bên Nguồn vốn thuộc phần Nợ phải trả ghi Âm
19. Để định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán cần căn
cứ vào:
a. Bảng cân đối kế toán
b. Sổ kế toán
c. Chứng từ kế toán
d. Tất cả các câu trên đều đúng
20. Định khoản giản đơn là loại định khoản có liên quan đến
a. Một tài khoản
b. Hai tài khoản
c. Nhiều tài khoản
d. Cả a, b, c đều sai
21. Định khoản phức tạp là loại định khoản có liên quan đến
a. Hai tài khoản trở lên
b. Từ Ba tài khoản trở lên.
c. Ba tài khoản
d. Cả a, b, c đều đúng
22. Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản
a. Dùng để tổng hợp số liệu các chứng từ gốc
b. Dùng để ghi chép chi tiết về sự biến động của tài sản
c. Dùng để ghi chép chi tiết về sự tăng giảm nguồn vốn
d. Dùng để kiểm tra, đối chiếu số liệu ghi chép của kế
toán tổng hợp và kế toán chi tiết vào cuối kỳ
23. Tài khoản 229 “Dự phòng tổn thất tài sản” là:
a. Tài khoản tài sản
66 
b. Tài khoản nguồn vốn
c. Tài khoản điều chỉnh giảm tài sản
d. Tài khoản điều chỉnh giảm nguồn vốn
24. Số đầu tiên của số hiệu tài khoản thể hiện:
a. Số thứ tự của tài khoản trong nhóm.
b. Loại tài khoản.
c. Nhóm tài khoản.
d. a và b đúng.
25. Các tài khoản thuộc tài khoản trung gian là:
a. Doanh thu, chi phí, tài sản, nợ phải trả.
b. Doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh.
c. Tài sản, nợ phải trả, xác định kết quả kinh doanh.
d. Doanh thu, nguồn vốn, chi phí, tài sản.
26. Các tài khoản được phân loại theo công dụng và kết cấu gồm
a. Tài sản và nguồn vốn.
b. Tài sản, nguồn vốn, trung gian.
c. Tài sản, nguồn vốn, doanh thu và chi phí.
d. Chủ yếu, điều chỉnh và nghiệp vụ.
27. Các tài khoản được phân loại theo nội dung kinh tế gồm :
a. Tài sản và nguồn vốn.
b. Tài sản, nguồn vốn, trung gian.
c. Tài sản, nguồn vốn, doanh thu và chi phí.
d. Chủ yếu, điều chỉnh và nghiệp vụ.
28. Tài khoản nào sau đây không phải là tài khoản trung gian:
a. Chi phí quản lý doanh nghiệp.
b. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
c. Doanh thu chưa thực hiện
d. Xác định kết quả kinh doanh
29. Vị trí thứ hai của số hiệu tài khoản thể hiện:
a. Loại tài khoản.
67 
b. Nhóm tài khoản.
c. Tài khoản cấp 1.
d. Tài khoản cấp 2.
30. Tài khoản nào sau đây không thuộc loại tài khoản điều chỉnh
giảm:
a. TK 511.
b. TK 214.
c. TK 229.
d. TK 521.
3.2.2 Nhận định đúng/Sai
Nhận định đúng hay sai cho từng phát biểu sau:
1. Tất cả các tài khoản thuộc loại 1 và loại 2 đều có số dư ghi bên
Nợ.
2. Tài khoản cấp 1 chỉ sử dụng thước đo giá trị.
3. Số dư cuối kì của một tài khoản được xác định bằng công thức:
Số dư cuối kì = số dư đầu kì + Số phát sinh tăng - Số phát
sinh giảm.
4. Quan hệ đối ứng tài khoản luôn được sử dụng để ghi sổ kế toán.
5. TK 521 “ Các khoản giảm trừ doanh thu” thuộc loại tài khoản
điều chỉnh giảm doanh thu.
6. TK 131 "Phải thu của khách hàng" là tài khoản lưỡng tính.
7. Hạch toán kế toán chỉ sử dụng thước đo giá trị.
8. Phương pháp ghi sổ kép được thực hiện cho tất cả các tài khoản
thuộc hệ thống tài khoản kế toán.
9. Nguyên tắc ghi chép của tài khoản doanh thu giống với nguyên
tắc ghi chép của tài khoản nguồn vốn nhưng không có số dư.

68 
10. Thuật ngữ Nợ và Có trong kế toán dùng để chỉ khoản trả nợ và
khoản nợ phải trả.
11. Tài khoản loại 5 và loại 7 thuộc nhóm tài khoản so sánh.
12. TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang", TK 241 "Xây
dựng cơ bản dở dang", TK 631 "Giá thành sản xuất" là các tài
khoản tính giá thành.
13. Tài khoản 229 “Dự phòng tổn thất tài sản” luôn có số dư bên Có
14. Bảng cân đối tài khoản là một báo cáo tài chính.
15. Căn cứ để lập Bảng Cân đối kế toán cuối kỳ là số dư cuối kỳ
trên các tài khoản.
16. Tài khoản dùng để phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng,
giảm của từng đối tượng kế toán.
17. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều liên quan đến 2 đối tượng
kế toán.
18. Kế toán tổng hợp được phản ánh trên các TK cấp 1 nhằm phục
vụ cho việc lập báo cáo tài chính định kỳ.
19. Kế toán chi tiết được phản ánh trên các TK cấp 2 và các sổ chi
tiết nhằm phục vụ cho việc quản lý đơn vị.
20. Kế toán chi tiết là một bộ phận của kế toán tài chính.
21. Bảng tổng hợp chi tiết được sử dụng để kiểm tra, đối chiếu số
liệu ghi chép của kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết
22. Căn cứ để lập Bảng Cân đối tài khoản là số dư cuối kỳ, phát sinh
bên Nợ, bên Có của tất cả các tài khoản
23. Tài khoản kế toán và bảng cân đối kế toán có mối quan hệ với
nhau.

69 
24. TK 421 "Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối" là TK điều chỉnh
tăng, giảm nguồn vốn .
25. TK điều chỉnh tăng, giảm nguồn vốn chỉ có số dư bên Có.
26. TK 419 "Cổ phiếu quỹ" là TK điều chỉnh giảm Vốn chủ sở hữu.
27. Số dư của các TK phản ánh tình hình biến động của các đối
tượng kế toán trong kỳ.
28. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản tài sản và tài khoản điều
chỉnh giảm nguồn vốn hoàn toàn giống nhau.
29. Trong một TK sự cân đối được thể hiện thông qua phương trình:
Số dư đầu kì + Tổng số phát sinh tăng trong kỳ = Số dư cuối
kỳ + Tổng số phát sinh giảm trong kỳ
30. Việc chi tiền gửi ngân hàng để ứng trước cho người bán thuộc
mối quan hệ Tài sản giảm - Nguồn vốn giảm.
31. Những TK chỉ có số phát sinh và không có số dư sẽ không được
phản ánh trên bảng cân đối kế toán.
3.2.3 Bài tập
Bài 3.1. Tại một doanh nghiệp, vào ngày 01/3/N tiền mặt hiện có tại
quỹ là 20.000.000đ, tiền gửi ngân hàng là 50.000.000đ, tình hình biến
động tiền mặt và tiền gửi ngân hàng trong tháng 3/N như sau:
1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 10.000.000đ.
2. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên đi công tác 5.000.000đ.
3. Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm 8.000.000đ.
4. Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt 15.000.000đ, bằng tiền gửi
ngân hàng 20.000.000đ.
5. Chi tiền mặt tiếp khách 3.000.000đ.
6. Chi lương cho nhân viên bằng tiền mặt 20.000.000đ.
7. Thu bán hàng bằng tiền mặt 18.000.000đ, bằng tiền gửi ngân
hàng 25.000.000đ.
70 
8. Chi tiền mặt gởi vào ngân hàng 10.000.000đ.
9. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ người bán 15.000.000đ.
10. Nộp thuế cho Nhà nước bằng tiền gửi ngân hàng 5.000.000đ.
Yêu cầu: Hãy phản ánh tình hình trên vào tài khoản “Tiền mặt” và tài
khoản “Tiền gửi ngân hàng”.

Bài 3.2.
Hãy phân tích, định khoản các nghiệp vụ kinh tế sau và phản ánh vào
sơ đồ chữ T
1. Mua nguyên vật liệu chưa thanh toán tiền cho người bán
2.000.000đ.
2. Nhà nước bổ sung vốn cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân
hàng 10.000.000đ.
3. Dùng tiền mặt trả nợ cho người bán 1.000.000đ, trả nợ khoản
vay ngân hàng 5.000.000đ.
4. Nhận vốn góp liên doanh bằng tiền gửi ngân hàng
50.000.000đ, bằng nguyên vật liệu nhập kho trị giá
30.000.000đ.
5. Thu bán hàng bằng tiền mặt 10.000.000đ, bằng tiền gửi ngân
hàng 20.000.000đ.

Bài 3.3.
Tại một Doanh nghiệp TMSX Hoàng Minh có số liệu về tài sản và
nguồn vốn vào ngày 31/12/N như sau:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm N
ĐVT: 1.000 Đ
TÀI SẢN SỐ TIỀN NGUỒN VỐN SỐ TIỀN
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 170.000 A. NỢ PHẢI TRẢ 160.000

71 
Tiền mặt 50.000 Vay ngắn hạn 120.000
Tiền gửi ngân hàng 100.000 Phải trả cho người bán 30.000
Phải thu của khách hàng 20.000 Thuế và các khoản phải nộp 10.000
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 690.000 B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 700.000
Tài sản cố định hữu hình 690.000 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 600.000
Lợi nhuận chưa phân phối 100.000
Tổng cộng tài sản 860.000 Tổng cộng nguồn vốn 860.000
Số liệu Sổ chi tiết cho biết: (ĐVT: Đồng)

- Phải thu của khách hàng A: 20.000.000

- Phải trả cho người bán X: 10.000.000

- Phải trả cho người bán Y: 20.000.000


Trong tháng 1/N+1 có phát sinh các nghiệp vụ như sau: (ĐVT:
1.000Đ)
1. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng 10.000.
2. Chi tiền mặt trả nợ người bán X 5.000 và nộp thuế cho Nhà
nước 10.000.
3. Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa thanh toán tiền cho người
bán Y 5.000.
4. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên 2.000.
5. Khách hàng A trả nợ bằng tiền mặt 4.000, số còn lại trả bằng
tiền gửi ngân hàng.
6. Dùng tiền gửi ngân hàng mua một tài sản cố định hữu hình trị
giá 50.000.
7. Trả nợ người bán Y bằng tiền mặt 5.000, số còn lại trả bằng
tiền gửi ngân hàng.
8. Cấp trên bổ sung vốn bằng một lô hàng hóa nhập kho trị giá
15.000.

72 
9. Dùng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bổ sung quỹ đầu tư
phát triển 50.000, bổ sung quỹ khen thưởng phúc lợi 30.000.
10. Xuất kho hàng hóa gửi đi bán trị giá 10.000.
Yêu cầu:

a. Mở và ghi số dư đầu kỳ các tài khoản.

b. Lập định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản chữ T.

c. Phản ánh tài liệu trên vào TK phải trả cho người bán và các sổ
chi tiết phải trả cho người bán.

d. Lập Bảng tổng hợp chi tiết TK phải trả cho người bán.

e. Lập Bảng Cân đối tài khoản tháng 01/N+1 và Bảng Cân đối kế
toán ngày 31/01/N+1.
Bài 3.4:
Phân tích, lập định khỏan và phản ánh vào sơ đồ tài khỏan từng
nghiệp vụ sau:
(ĐVT: Đồng)
1. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt: 20.000.000
2. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên để mua nguyên vật liệu: 1.000.000
3. Dùng lợi nhuận bổ sung vốn chủ sở hữu: 5.000.000
4. Vay dài hạn trả nợ người bán: 30.000.000
5. Nhập kho công cụ chưa trả tiền người bán trị giá: 1.500.000
6. Chi tiền mặt nộp thuế cho nhà nước: 1.000.000
7. Dùng tiền gởi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn: 12.000.000
8. Nhận vốn góp của bên liên doanh bằng tiền gửi ngân hàng: 200.000.000
9. Đem tiền mặt đi ký quỹ ngắn hạn 5.000.000
73 
10. Trả lương cho nhân viên bằng tiền gửi ngân hàng 20.000.000
Bài 3.5:
Phân tích, lập định khoản và ghi vào sơ đồ chữ T từng nghiệp vụ kinh
tế sau: (ĐVT: Đồng)
1) Nhập kho nguyên vật liệu 3.000.000 và công cụ dụng cụ
1.000.000 chưa trả tiền người bán.
2) Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt 2.000.000 và bằng tiền gởi
ngân hàng: 4.000.000.
3) Dùng tiền gởi ngân hàng trả nợ người bán (nghiệp vụ 1) và
thanh toán cho nhà nước: 1.000.000.
4) Nhà nước cấp bổ sung vốn bao gồm tài sản cố định hữu hình
50.000.000, nguyên vật liệu 20.000.000.
5) Dùng lợi nhuận bổ sung quỹ đầu tư phát triển 5.000.000 và
quỹ khen thưởng phúc lợi: 1.000.000.
6) Chi tiền mặt trả lương cho công nhân 10.000.000 và tạm ứng
cho nhân viên đi công tác: 2.000.000.
7) Thu lãi cho vay bằng tiền mặt 3.000.000 và bằng tiền gởi ngân
hàng: 5.000.000.
8) Được biếu tặng một tài sản cố định hữu hình trị giá 30.000.000
và bằng tiền mặt 5.000.000.
9) Mua công cụ dụng cụ đã thanh toán bằng tiền tạm ứng trị giá
6.000.000.
10) Dùng quỹ khen thưởng để chi khen thưởng cho nhân viên bằng
tiền mặt 10.000.000.

74 
Bài 3.6.
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế tại một Doanh nghiệp sản xuất bàn,
ghế tủ:
1. Rút tiền gởi ngân hàng trả nợ người bán 15.000.000đ, thanh toán
tiền lương cho người lao động 20.000.000đ.
2. Mua 1.000 m3 gỗ nhập kho, trị giá 50.000.000đ, trong đó trả bằng
tiền mặt 20%, số còn lại chưa thanh toán cho nhà cung cấp.
3. Dùng quỹ đầu tư phát triển bổ sung nguồn vốn đầu tư XDCB
100.000.000đ.
4. Vay ngắn hạn 100.000.000đ trong đó: tiền mặt 35.000.000, số còn
lại bằng tiền gởi ngân hàng.
5. Mua một ngôi nhà dùng làm văn phòng với giá 1.200.000.000đ trả
bằng tiền gởi ngân hàng.
6. Xuất kho 1.000 m3 gỗ (mua ở nghiệp vụ 2) để sản xuất bàn, ghế,
tủ.
7. Chi tiền mặt ứng lương cho công nhân viên 20.000.000 đ.
8. Người mua trả trước 5.000.000đ, trong đó tiền mặt 2.000.000đ,
tiền gởi ngân hàng 3.000.000đ.
9. Mua dầu bóng, vec-ni, sơn, ốc-vít, keo dán nhập kho trị giá
10.000.000 đ, trong đó 8.000.000đ trả bằng chuyển khoản, số còn
lại trả bằng tiền mặt.
10. Nhà nước cấp bổ sung một máy phát điện trị giá 100.000.000 đ.
11. Dùng tiền mặt mua văn phòng phẩm dùng cho bộ phận văn phòng
10.000.000đ.

75 
12. Người mua trả nợ bằng tiền gởi ngân hàng sau khi trừ khoản tiền
đã trả trước (ở nghiệp vụ 8). Biết đầu kỳ người mua nợ
15.000.000đ.
13. Trích lập quỹ đầu tư phát triển 20.000.000đ, quỹ khen thưởng là
10.000.000đ từ khoản lãi trong quá trình hoạt động kinh doanh.
14. Ứng trước tiền cho người bán bằng tiền mặt 3.000.000đ, bằng tiền
gởi ngân hàng 7.000.000đ.
15. Chi tiền mặt ký quỹ đấu thầu để mua gỗ dùng cho sản xuất
5.000.000đ.
16. Trả nợ vay ngắn hạn bằng tiền gởi ngân hàng là 50.000.000đ.
17. Báo cáo thanh toán tạm ứng do nhân viên lập, trong đó đã mua
phụ tùng nhập kho 5.000.000đ, số còn lại 1.000.000đ chưa sử
dụng nộp lại bằng tiền mặt.
18. Nhận lại tiền ký quỹ (ở nghiệp vụ 15) bằng tiền gởi ngân hàng.
19. Chi tiền mặt khen thưởng cho nhân viên 5.000.000đ.
20. Mua máy móc thiết bị dùng cho sản xuất trị giá 70.000.000đ trả
bằng tiền gởi ngân hàng 50%, số còn lại còn nợ người bán.
Bài 3.7.
Căn cứ các định khoản sau hãy nêu các nội dung kinh tế của nghiệp vụ
kinh tế phát sinh: (ĐVT: Đồng)
1. Nợ TK 152: 3.000.000
Có TK 111: 2.000.000
Có TK 331: 1.000.000
2. Nợ TK 331: 50.000.000
Nợ TK 111: 10.000.000
Có TK 341: 60.000.000
76 
3. Nợ TK 627: 8.000.000
Có TK 152: 8.000.000
4. Nợ TK 334: 40.000.000
Có TK 111: 40.000.000
5. Nợ TK 112: 20.000.000
Có TK 411: 20.000.000
6. Nợ TK 211: 100.000.000
Có TK 112: 100.000.000
7. Nợ TK 112: 5.000.000
Có TK 515: 5.000.000
8. Nợ TK 421: 2.000.000
Có TK 411: 1.500.000
Có TK 414: 500.000
9. Nợ TK 111: 3.000.000
Có TK 511: 3.000.000
10. Nợ TK 811: 3.000.000
Có TK 112: 3.000.000
Bài 3.8:
Tại một Doanh nghiệp có các tài liệu sau: (ĐVT: Đồng)
Tài liệu 1: Số dư đầu tháng của các TK:
- TK 152: 5.000.000, trong đó:
+ Vật liệu chính: 4.000.000, trong đó:
Vật liệu A: 400 kg x 6.000 đ/kg
Vật liệu B: 800 kg x 2.000 đ/kg
+ Vật liệu phụ: 1.000.000 (1.000 kg x 1.000 đ/kg)
77 
- TK 331: 5.000.000, trong đó:
+ Công ty X: 3.500.000
+ Công ty Y: 1.500.000
- Các TK khác có số dư hợp lý.
Tài liệu 2: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng:
1. Nhập kho vật liệu chưa trả tiền cho Công ty X, gồm:
Vật liệu A: 1.000 kg x 6.000 đ/kg
Vật liệu phụ: 500 kg x 1.000 đ/kg
2. Nhập kho vật liệu B chưa trả tiền cho Công ty Y gồm 2.000 kg x
2.000 đ/kg
3. Chi tiền mặt trả nợ hết nợ Công ty X.
4. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ cho Công ty Y: 4.000.000.
5. Xuất vật liệu để sản xuất sản phẩm:
Vật liệu A: 1.400 kg x 6.000 đ/kg
Vật liệu B: 1.500 kg x 2.000 đ/kg
Vật liệu phụ: 600 kg x 1.000 đ/kg
Yêu cầu:
1. Lập định khỏan các nghiệp vụ kinh tế trên.
2. Phản ánh tài liệu trên vào Sổ cái Tài khoản nguyên vật liệu, Sổ
cái tài khoản phải trả cho người bán và các sổ chi tiết nguyên vật
liệu, phải trả cho người bán.
3. Lập Bảng tổng hợp chi tiết TK nguyên vật liệu, phải trả cho
người bán.

78 
Bài 3.9:
Tại một doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có
các tài liệu sau:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm N
ĐVT: 1.000 đ
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
1. Tiền mặt 50.000 1. Vay ngắn hạn 20.000
2. Tiền gởi ngân hàng 20.000 2. Phải trả cho người 3.000
3. Phải thu của khách hàng 4.000 bán 2.000
4. Nguyên vật liệu 4.000 3. Phải trả người lao 90.000
động
5. Công cụ dụng cụ 2.000 10.000
4. Vốn đầu tư của chủ
6. TSCĐ hữu hình 60.000
sở hữu
7. Hao mòn TSCĐ HH (10.000)
5. Lợi nhuận chưa
phân phối
Tổng cộng tài sản 125.000 Tổng cộng nguồn vốn 125.000

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tháng 01/N+1: (ĐVT: Đồng)


1. Dùng tiền gởi ngân hàng trả hết nợ cho người bán.
2. Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt 1.000.000, bằng tiền gởi ngân
hàng 2.000.000.
3. Mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho, giá mua chưa
thuế GTGT 10% lần lượt là 5.000.000 và 3.000.000 , đã trả một
nửa bằng tiền mặt, số còn lại chưa trả tiền cho người bán.
4. Chi tiền mặt thanh toán lương cho người lao động.
5. Dùng lợi nhuận bổ sung vốn chủ sở hữu 4.000.000, bổ sung quỹ
đầu tư phát triển 3.000.000.
79 
6. Nhà nước cấp bổ sung vốn bằng tiền gởi ngân hàng 20.000.000.
7. Mua nguyên vật liệu nhập kho giá mua đã bao gồm cả thuế GTGT
10% là 1.100.000 tiền mua đã thanh toán bằng tiền gởi ngân hàng.
8. Dùng tiền gởi ngân hàng trả hết nợ vay ngắn hạn và nợ người bán.
9. Mua TSCĐ hữu hình trị giá 500.000.000 trả bằng tiền vay dài hạn.
10. Nhận ký quỹ ngắn hạn bằng tiền gởi ngân hàng 2.000.000.
Yêu cầu:
1. Mở TK vào đầu tháng 01/N+1 và ghi số dư đầu tháng vào các
tài khoản.
2. Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh
vào sơ đồ các TK có liên quan.
3. Lập bảng cân đối tài khoản tháng 01/ N+1
4. Lập bảng cân đối kế toán ngày 31/01/N+1.
Bài 3.10:
Tại một doanh nghiệp có các tài liệu sau:
I.Tình hình tài sản của một doanh nghiệp tính đến ngày 31/12/N
(ĐVT: Đồng)

1. Tài sản cố định hữu hình 100.000.000


2. Hao mòn TSCĐ hữu hình 10.000.000
3. Nguyên vật liệu 5.000.000
4. Công cụ, dụng cụ 3.000.000
5. Chi phí SXKD dở dang 2.000.000
6. Thành phẩm 3.000.000
7. Tiền mặt 5.000.000
8. Tiền gửi ngân hàng 20.000.000

80 
9. Nợ người bán 6.000.000
10. Khách hàng A nợ 4.000.000
11. Phải nộp cho nhà nước 5.000.000
12. Lợi nhuận chưa phân phối X
13. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 50.000.000
14. Quỹ đầu tư phát triển 2.000.000
15. Nguồn vốn đầu tư XDCB 5.000.000
16. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1.000.000
17. Vay ngắn hạn ngân hàng 2.000.000
II/ Trong tháng 01/N+1 phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:
1. Nhận vốn góp liên doanh một TSCĐ hữu hình trị giá
100.000.000đ.
2. Nhập kho nguyên vật liệu chưa trả tiền người bán 5.500.000 đ
(trong đó thuế GTGT 500.000đ).
3. Rút tiền gởi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 5.000.000 đ.
4. Dùng tiền mặt mua một số công cụ trị giá mua chưa thuế GTGT là
1.000.000 đ, thuế GTGT 10%.
5. Khách hàng A trả nợ bằng tiền mặt 2.000.000 đ, bằng tiền gởi ngân
hàng 1.000.000đ.
6. Khách hàng B ứng trước tiền bằng tiền mặt 1.500.000 đ.
7. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên để mua văn phòng phẩm
1.000.000đ
8. Kiểm kê phát hiện thừa một TSCĐ trị giá 40.000.000đ.
9. Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán 2.000.000đ.
10. Dùng lợi nhuận bổ sung quỹ khen thưởng phúc lợi 1.000.000 đ.

81 
11. Dùng tiền gởi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 5.000.000 đ.
12. Chi quỹ phúc lợi bằng tiền gởi ngân hàng 500.000 đ.
13. Dùng tiền gởi ngân hàng nộp thuế cho nhà nước.
Yêu cầu:
1. Tìm X và Lập Bảng Cân đối kế toán vào cuối năm N.
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
3. Lập Bảng cân đối tài khoản cuối tháng 01/N+1.
4. Lập Bảng Cân đối kế toán tháng 01/N+1.

82 
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ CHƯƠNG 3:
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án D A C B C A D B B C D D C A B
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án B C A C B B D C B B D B C B A

Đáp án câu hỏi đúng/sai:


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Đáp án S Đ Đ Đ Đ Đ S Đ Đ S Đ Đ Đ S Đ Đ
Câu 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
Đáp án S Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ S Đ S Đ Đ Đ Đ

Đáp án phần bài tập có lời giải


Giải bài 3.1
TK 111 “Tiền mặt” TK 111 “Tiền gửi ngân hàng”
Nợ Có Nợ Có
20.000.000 50.000.000
(1) 10.000.000 5.000.000 (2) (4) 20.000.000 10.000.000 (1)
(4) 15.000.000 8.000.000 (3) (7) 25.000.000 15.000.000 (9)
(7) 18.000.000 3.000.000 (5) (8) 10.000.000 5.000.000 (10)
20.000.000 (6)
10.000.000 (8)
43.000.000 46.000.000 55.000.000 30.000.000
17.000.000 75.000.000
Giải bài 3.2
1. Mua nguyên vật liệu chưa thanh toán tiền cho người bán
2.000.000đ.
Nghiệp vụ kinh tế này liên quan đến 2 đối tượng kế toán là
nguyên vật liệu (TK 152) và phải trả cho người bán (TK 331).

83 
- Mua nguyên vật liệu làm nguyên vật liệu tăng  Tài sản
tăng  Ghi vào bên Nợ TK 152 số tiền 2.000.000.
- Chưa trả tiền cho người bán làm nợ phải trả người bán tăng
 Nguồn vốn tăng  Ghi vào bên Có TK 331 số tiền
2.000.000.
Từ đó ta có định khoản kế toán:
Nợ TK 152: 2.000.000
Có TK 331: 2.000.000
Và phản ánh vào sơ đồ chữ T:

331 "Phải trả cho người bán 152 “Nguyên vật liệu”

xxx xxx
(1)
2.000.000 2.000.000
2. Nhà nước bổ sung vốn cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân
hàng 10.000.000đ.
Nghiệp vụ kinh tế này liên quan đến 2 đối tượng kế toán là vốn
đầu tư của chủ sở hữu (TK 411) và tiền gửi ngân hàng (TK
112).
- Bổ sung vốn làm vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng  Nguồn
vốn tăng  Ghi vào bên Có TK 411 số tiền 10.000.000.
- Bổ sung bằng tiền gửi ngân hàng làm tiền gửi ngân hàng
tăng  Tài sản tăng  Ghi vào bên Nợ TK 112 số tiền
10.000.000.
Từ đó ta có định khoản kế toán:
Nợ TK 112: 10.000.000
Có TK 411: 10.000.000
Và phản ánh vào sơ đồ chữ T:

84 
411 "Vốn đầu tư của chủ sở hữu” 112 " Tiền gửi ngân hàng "
(2)
xxx xxx
10.000.000 10.000.000

3. Dùng tiền mặt trả nợ cho người bán 1.000.000đ, trả nợ


khoản vay ngân hàng 5.000.000đ.
Nghiệp vụ kinh tế này liên quan đến 3 đối tượng kế toán là tiền
mặt (TK 111), phải trả cho người bán (TK 331) và khoản vay
(TK 341).
- Dùng tiền mặt làm tiền mặt giảm  Tài sản giảm  Ghi
vào bên Có TK 111 số tiền 6.000.000.
- Trả tiền cho người bán làm nợ phải trả người bán giảm 
Nguồn vốn giảm  Ghi vào bên Nợ TK 331 số tiền
1.000.000.
- Trả nợ khoản vay ngân hàng làm nợ vay giảm  Nguồn
vốn giảm  Ghi vào bên Nợ TK 341 số tiền 5.000.000.
Từ đó ta có định khoản kế toán:
Nợ TK 331: 1.000.000
Nợ TK 341: 5.000.000
Có TK 111: 6.000.000
Và phản ánh vào sơ đồ chữ T:

331 "Phải trả cho người bán" 111 "Tiền mặt"


xxx xxx
1.000.000
(3) 6.000.000
341 "Vay và nợ thuê tài chính"
xxx
5.000.000

85 
4. Nhận vốn góp liên doanh bằng tiền gửi ngân hàng
50.000.000đ, bằng nguyên vật liệu nhập kho trị giá
30.000.000đ.
Nghiệp vụ kinh tế này liên quan đến 3 đối tượng kế toán là vốn
đầu tư của chủ sở hữu (TK 411), tiền gửi ngân hàng (TK 112)
và nguyên vật liệu (TK 152)
- Nhận vốn góp liên doanh làm vốn đầu tư của chủ sở hữu
tăng  Nguồn vốn tăng  Ghi vào bên Có TK 411 số tiền
80.000.000.
- Nhận bằng tiền gửi ngân hàng làm tiền gửi ngân hàng tăng
 Tài sản tăng  Ghi vào bên Nợ TK 112 số tiền
50.000.000.
- Nhận bằng nguyên vật liệu làm nguyên vật liệu tăng  Tài
sản tăng  Ghi vào bên Nợ TK 152 số tiền 30.000.000.
Từ đó ta có định khoản kế toán:
Nợ TK 112: 50.000.000
Nợ TK 152: 30.000.000
Có TK 411: 80.000.000
Và phản ánh vào sơ đồ chữ T:

411 "Vốn đầu tư của chủ sở 112 "Tiền gửi ngân


hữu" hàng"
xxx xxx
80.000.000
(4)
50.000.000
152 "Nguyên vật liệu"
xxx
30.000.000

86 
5. Thu bán hàng bằng tiền mặt 10.000.000đ, bằng tiền gửi
ngân hàng 20.000.000đ.
Nghiệp vụ kinh tế này liên quan đến 3 đối tượng kế toán là
Doanh thu bán hàng, CCDV (TK 511), tiền mặt (TK 111) và
tiền gửi ngân hàng (TK 112).
- Thu bán hàng làm Doanh thu bán hàng, CCDV  Doanh
thu tăng  Ghi vào bên Có TK 511 số tiền 30.000.000.
- Thu bằng tiền mặt làm tiền mặt tăng  Tài sản tăng 
Ghi vào bên Nợ TK 111 số tiền 10.000.000.
- Thu bằng tiền gửi ngân hàng làm tiền gửi ngân hàng tăng
 Tài sản tăng  Ghi vào bên Nợ TK 112 số tiền
20.000.000.
Từ đó ta có định khoản kế toán:
Nợ TK 111: 10.000.000
Nợ TK 112: 20.000.000
Có TK 511: 30.000.000
Và phản ánh vào sơ đồ chữ T:

511 "Doanh thu


BH,CCDV" 111 "Tiền mặt"
xxx
30.000.000
(5) 10.000.000
112 "Tiền gửi ngân
hàng"
xxx

20.000.000

87 
Giải bài 3.3
Đầu tháng 01/N+1, kế toán căn cứ vào Bảng Cân đối kế toán ngày
31/12/N để mở tài khoản và phản ánh số dư đầu kỳ vào các tài khoản
(trong thực tế là Sổ Cái): các TK tài sản có số dư đầu kỳ ghi bên Nợ
(bên trái sơ đồ chữ T), các TK nguồn vốn có số dư đầu kỳ ghi bên Có
(bên phải sơ đồ chữ T).
Sau đó trong tháng tháng 01/N+1 phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh qua các định khoản:
1. Nợ TK 112 10.000
Có TK 111 10.000
2. Nợ TK 331 (X) 5.000
Nợ TK 333 10.000
Có TK 111 15.000
3. Nợ TK 152 5.000
Có TK 331 (Y) 5.000
4. Nợ TK 141 2.000
Có TK 111 2.000
5. Nợ TK 111 4.000
Nợ TK 112 16.000
Có TK 131 (A) 20.000
6. Nợ TK 211 50.000
Có TK 112 50.000
7. Nợ TK 331 (Y) 25.000
Có TK 111 5.000
Có TK 112 20.000
8. Nợ TK 156 15.000
Có TK 411 15.000
9. Nợ TK 421 80.000
Có TK 414 50.000
Có TK 353 30.000
88 
10. Nợ TK 157 10.000
Có TK 156 10.000
Tình hình trên được phản ánh vào tài khoản chữ T như sau:

111 341
50.000 120.000
(5) 4.000 10.000 (1)
15.000 (2) - -
2.000 (4) 120.000
5.000 (7)
4.000 32.000
22.000

112 331
100.000 30.000
(1) 10.000 50.000 (6) (2) 5.000 5.000 (3)
(5) 16.000 20.000 (7) (7) 25.000
26.000 70.000 30.000 5.000
56.000 5.000

131 333
20.000 10.000
20.000 (5) (2) 10.000
20.000 10.000 -
- -





89 
211 421
690.000 100.000
(6) 50.000 (9) 80.000
50.000 - 80.000
740.000 20.000

152 414
0 0
(3) 5.000 50.000 (9)
5.000 - - 50.000
5.000 50.000

141 353
0 0
(4) 2.000 30.000 (9)
2.000 - - 30.000
2.000 30.000
156 157
0 0
(8) 15.000 10.000 (10) 10.000
15.000 10.000 10.000 -
5.000 10.000
411
600.000
15.000 (8)
15000
615.000
Căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tổng hợp ghi vào
Sổ cái TK “Phải trả của người bán” như sau:

90 
Đơn vị: DNTMSX Hoàng Minh Mẫu số S03b-DN
Địa chỉ:… (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức Nhật ký chung)
Năm N+1
Tên tài khoản: Phải trả cho người bán
Số hiệu: 331 ĐVT: Ngàn đồng
Chứng từ Nhật ký chung Số tiền
Ngày, tháng Số Ngày Diễn giải Trang STT Số hiệu TK đối
Nợ Có
ghi sổ hiệu tháng sổ dòng ứng
A B C D E G H 1 2
- Số dư đầu tháng 1/N+1 30.000
- Số phát sinh trong tháng
2 Chi tiền mặt trả nợ người bán X 111 5.000
3 Mua NVL chưa trả tiền người bán Y 152 5.000
7 Trả nợ người bán Y bằng tiền mặt 111 5.000
và tiền gửi ngân hàng 112 20.000
- Cộng số phát sinh tháng 30.000 5.000
- Số dư cuối tháng 5.000
- Cộng luỹ kế từ đầu quý 30.000 5.000

91 
Căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán chi tiết ghi vào sổ chi tiết Phải trả cho người bán X và Y:

SỔ CHI TIẾT PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN


Năm N+1
Tên người bán: Công ty X
ĐVT: Ngàn đồng
Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong Số dư cuối kỳ
Chứng từ
Ngày, kỳ
tháng Diễn giải Ứng Phải trả Đã trả Phải trả Ứng trước Phải trả
Số Ngày
ghi sổ trước
hiệu tháng
Nợ Có Nợ Có Nợ Có
A B C D 1 2 3 4 5 6
Số dư đầu tháng 1/N+1 10.000
2 Chi tiền mặt trả nợ 5.000
- Cộng số phát sinh tháng 5.000
- Số dư cuối tháng 5.000
- Cộng luỹ kế từ đầu quý 5.000 -

92 
SỔ CHI TIẾT PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN
Năm N+1
Tên người bán: Công ty Y
ĐVT: Ngàn đồng
Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong Số dư cuối kỳ
Chứng từ
Ngày, kỳ
tháng Diễn giải Ứng Phải trả Đã trả Phải trả Ứng Phải trả
Số Ngày
ghi sổ trước trước
hiệu tháng
Nợ Có Nợ Có Nợ Có
A B C D 1 2 3 4 5 6
Số dư đầu tháng 1/N+1 20.000
3 Mua NVL chưa trả tiền người 5.000
bán Y
7 Dùng tiền mặt và tiền gửi ngân 25.000
hàng trả nợ người bán
- Cộng số phát sinh tháng 25.000 5.000
- Số dư cuối tháng -
- Cộng luỹ kế từ đầu quý 25.000 5.000

93 
Căn cứ vào Sổ chi tiết phải trả cho người bán, cuối tháng kế toán chi
tiết lập Bảng tổng hợp chi tiết TK “Phải trả cho người bán” để đối
chiếu số liệu với kế toán tổng hợp trên Sổ cái TK “Phải trả cho người
bán” như sau:

BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT TK PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN


ĐVT: Ngàn đồng
Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ
Tên đối Ứng trước Phải trả Đã trả Phải trả Ứng Phải trả
tượng trước
Nợ Có Nợ Có Nợ Có
(A) (1) (2) (3) (4) (5) (6)
X - 10.000 5.000 - - 5.000
Y - 20.000 25.000 5.000 - -
Cộng - 30.000 30.000 5.000 - 5.000

Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu giữa kế toán tổng hợp và kế toán
chi tiết, kế toán tổng hợp căn cứ vào từng sơ đồ chữ T (Sổ cái từng tài
khoản) lập Bảng Cân đối tài khoản tháng 01/N+1 để kiểm tra tính
chính xác của số liệu:

94 
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN
Tháng 01 năm N+1
ĐVT: Ngàn đồng
Số Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ
Tên Tài khoản
hiệu Nợ Có Nợ Có Nợ Có
111 Tiền mặt 50.000 4.000 32.000 22.000
112 Tiền gửi ngân hàng 100.000 26.000 70.000 56.000
131 Phải thu của khách hàng 20.000 - 20.000 -
141 Tạm ứng - 2.000 - 2.000
152 Nguyên liệu, vật liệu - 5.000 - 5.000
156 Hàng hóa - 15.000 10.000 5.000
157 Hàng gửi đi bán - 10.000 - 10.000
211 Tài sản cố định hữu hình 690.000 50.000 - 740.000
341 Vay và nợ thuê tài chính 120.000 - - 120.000
331 Phải trả người bán 30.000 30.000 5.000 5.000
333 Thuế & các khoản PNNN 10.000 10.000 - -
353 Quỹ khen thưởng phúc lợi - - 30.000 30.000
411 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 600.000 - 15.000 615.000
414 Quỹ đầu tư phát triển - - 50.000 50.000
421 Lợi nhuận chưa phân phối 100.000 80.000 20.000
Cộng 860.000 860.000 232.000 232.000 840.000 840.000

95 
Căn cứ vào số dư cuối kỳ của các tài khoản tài sản và nguồn vốn, kế toán lập Bảng Cân đối kế toán ngày
31/01/N+1:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 01 năm N+1
ĐVT: 1.000 Đ
TÀI SẢN SỐ TIỀN NGUỒN VỐN SỐ TIỀN
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 100.000 A. NỢ PHẢI TRẢ 155.000
Tiền mặt 22.000 Vay ngắn hạn 120.000
Tiền gửi ngân hàng 56.000 Phải trả cho người bán 5.000
Tạm ứng 2.000 Quỹ dự phòng tài chính 30.000
Nguyên liệu, vật liệu 5.000
Hàng hóa 5.000 B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 685.000
Hàng gửi đi bán 10.000 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 615.000
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 740.000 Quỹ đầu tư phát triển 50.000
Tài sản cố định hữu hình 740.000 Lợi nhuận chưa phân phối 20.000
Tổng cộng tài sản 840.000 Tổng cộng nguồn vốn 840.000

96 
CHƯƠNG 4
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

4.1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT


4.1.1. Khái niệm về phương pháp tính giá
Tính giá là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để xác
định trị giá của các đối tượng kế toán trong đơn vị theo những nguyên
tắc và yêu cầu nhất định.
4.1.2. Tính giá tài sản cố định
 Trường hợp TSCĐ mua sắm trong nước
Các chi phí Các khoản
Nguyên Giá mua
phát sinh trước giảm trừ
giá = ghi trên + –
khi đưa tài sản
TSCĐ hoá đơn (nếu có)
vào sử dụng
 Giá mua ghi trên hoá đơn:
+ Là giá chưa thuế GTGT nếu doanh nghiệp kê khai tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ, và tài sản cố định mua về dùng
cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế theo phương pháp khấu
trừ
+ Là giá bao gồm thuế GTGT nếu doanh nghiệp kê khai tính
thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hoặc doanh nghiệp kê khai
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nhưng tài sản cố định
mua về dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh không chịu thuế
GTGT
 Các chi phí phát sinh trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng, bao
gồm: chi phí vận chuyển; Chi phí lắp đặt, chạy thử; Chi phí chuyên
gia; Lệ phí trước bạ...
 Các khoản giảm trừ, gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng mua.
+ Chiết khấu thương mại: là số tiền người bán giảm cho người
mua do người mua mua hàng với số lượng lớn. Trên giác độ người
mua, chiết khấu thương mại làm giảm nguyên giá tài sản cố định.
+ Giảm giá hàng mua: là số tiền người bán giảm cho người
mua do hàng hóa kém phẩm chất hoặc không đúng theo quy cách, quy
97 
định trong hợp đồng. Trên giác độ người mua, khoản giảm giá hàng
mua làm giảm giảm nguyên giá tài sản cố định.
 Trường hợp TSCĐ mua sắm do nhập khẩu:
Các khoản
Chi phí Các
Nguyên Giá thuế
trước khoản
giá = nhập + + không –
khi sử giảm trừ
TSCĐ khẩu được hoàn
dụng (nếu có)
lại
 Giá nhập khẩu: Số tiền thực tế mà doanh nghiệp thanh toán
cho nhà xuất khẩu để nhận được TSCĐ.
 Các khoản thuế không được hoàn lại, gồm: thuế nhập khẩu,
thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT hàng nhập khẩu theo phương pháp
trực tiếp
Thuế nhập Giá nhập Thuế suất thuế
= ×
khẩu khẩu nhập khẩu

Thuế tiêu = Giá Thuế ×


Thuế suất thuế
thụ đặc nhập + nhập
tiêu thụ đặc biệt
biệt khẩu khẩu

Thuế Thuế
Giá Thuế Thuế suất
GTGT của = + tiêu thụ
nhập + nhập × thuế
hàng nhập đặc biệt
khẩu khẩu GTGT
khẩu
 Nguyên giá TSCĐ xây dựng mới:
Giá thành thực tế Các chi phí phát sinh
Nguyên
= của TSCĐ tự xây + trước khi đưa tài sản
giá TSCĐ
dựng vào sử dụng
 Nguyên giá TSCĐ được cấp:
Nguyên Giá ghi trong sổ Các chi phí phát sinh
giá = của đơn vị cấp tài + trước khi đưa tài sản vào
TSCĐ sản sử dụng
98 
 Nguyên giá TSCĐ được biếu, tặng; nhận góp vốn liên
doanh:
Nguyên Giá trị theo đánh giá Các chi phí phát sinh
giá = thực tế của Hội đồng + trước khi đưa tài sản vào
TSCĐ giao nhận sử dụng
4.1.3. Tính giá hàng tồn kho
4.1.3.1. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho
- Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi
và phản ảnh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất,
tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán. Giá trị hàng tồn kho được xác
định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán theo công thức:
Giá thực tế Giá thực tế
Giá thực tế Giá thực tế
hàng tồn hàng tồ kho
hàng tồn = + – hàng tồn kho
kho tồn đầu nhập kho
kho cuối kỳ xuất trong kỳ
kỳ trong kỳ
Với phương pháp kê khai thường xuyên, việc đầu tiên là phải
tính được trị giá hàng xuất kho trong kỳ rồi sau đó mới tính trị giá
hàng tồn kho cuối kỳ.
- Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán
căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ảnh giá trị tồn kho cuối kỳ
của hàng tồn kho trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của
hàng tồn kho đã xuất trong kỳ theo công thức:
Giá thực tế Giá thực tế
Giá thực tế Giá thực tế
hàng tồn hàng tồn kho
hàng tồn kho = + – hàng tồn
kho tồn đầu nhập kho
xuất trong kỳ kho cuối kỳ
kỳ trong kỳ
4.1.3.2. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho
 Trường hợp NVL nhập kho do mua ngoài (mua trong
nước)
Giá thực tế Giá mua Chi phí
Các khoản giảm
NVL nhập = ghi trên + thu –
trừ (nếu có)
kho hóa đơn mua
 Giá mua ghi trên hoá đơn:
+ Là giá chưa thuế GTGT nếu doanh nghiệp kê khai tính thuế
99 
GTGT theo phương pháp khấu trừ, và NVL mua về dùng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh chịu thuế theo phương pháp khấu trừ
+ Là giá bao gồm thuế GTGT nếu doanh nghiệp kê khai tính
thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
 Chi phí thu mua, bao gồm: chi phí vận chuyển; Chi phí bốc
dỡ vật liệu; Hao hụt định mức ở khâu thu mua,...
 Các khoản giảm trừ, gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng mua.
+ Chiết khấu thương mại: là số tiền người bán giảm cho người
mua do người mua mua hàng với số lượng lớn. Trên giác độ người
mua, chiết khấu thương mại làm giảm giá thực tế NVL nhập kho.
+ Giảm giá hàng mua: là số tiền người bán giảm cho người
mua do NVL kém phẩm chất hoặc không đúng theo quy cách, quy định
trong hợp đồng. Trên giác độ người mua, khoản giảm giá hàng mua
làm giảm giá thực tế NVL nhập kho
 Trường hợp NVL nhập kho do nhập khẩu
Giá Chi Các khoản Các
Giá
thực tế phí + thuế không khoản
= nhập + –
nhập thu được hoàn giảm trừ
khẩu
kho mua lại (nếu có)
Các khoản thuế không được hoàn lại gồm thuế nhập khẩu,
thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT hàng nhập khẩu theo phương pháp
trực tiếp, thuế bảo vệ môi trường
Thuế nhập Giá nhập Thuế suất thuế
= ×
khẩu khẩu nhập khẩu

Thuế tiêu Giá Thuế


Thuế suất thuế
thụ đặc = nhập + nhập ×
tiêu thụ đặc biệt
biệt khẩu khẩu

Thuế bảo vệ Mức thuế tuyệt đối


Số lượng đơn vị NVL
môi trường = × trên một đơn vị
tính thuế
phải nộp NVL
100 
Thuế Thuế Thuế
Thuế
GTGT = Giá Thuế tiêu bảo vệ
suất
hàng nhập + nhập thụ + môi ×
thuế
nhập khẩu khẩu + đặc trường
GTGT
khẩu biệt
- Trường hợp nhập kho do tự chế biến
Giá thực tế NVL Giá thực tế của NVL Chi phí chế
= +
nhập kho xuất chế biến biến

 Trường hợp nhập kho do thuê ngoài gia công chế biến
Giá thực tế của Chi phí Chi phí vận
Giá thực
NVL xuất thuê thuê chuyển NVL
tế NVL = + +
ngoài gia công ngoài đến nơi chế
nhập kho
chế biến gia công biến, rồi trở về
 Trường hợp nhập kho do nhận góp vốn liên doanh, cổ
phần
Giá trị được các bên tham gia góp vốn
Giá thực tế nhập
= liên doanh thống nhất đánh giá chấp
kho của NVL
thuận
4.1.3.3. Tính giá thực tế NVL xuất kho
Việc tính giá xuất kho được thực hiện theo một trong các
phương pháp:
 Phương pháp tính theo giá đích danh;
 Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc
cuối kỳ;
 Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO);
Doanh nghiệp có thể chọn một trong các phương pháp trên để
tính giá thực tế vật liệu xuất kho, khi đã lựa chọn một phương pháp
nào thì phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán.
4.2. BÀI TẬP CHƯƠNG 4
4.2.1. Câu hỏi trắc nghiệm
Chọn câu trả lời đúng nhất:
101 
1. Doanh nghiệp kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT)
theo phương pháp khấu trừ, khi mua nguyên vật liệu nhập kho thì giá
trị ghi sổ của số nguyên vật liệu này là:
a. Giá mua chưa thuế GTGT
b. Giá mua bao gồm thuế GTGT
c. Giá thanh toán
d. Giá vốn của bên bán
2. Nguyên giá TSCĐ chỉ thay đổi khi:
a. Đánh giá lại theo qui định của cơ quan có thẩm quyền.
b. Trang bị thêm một số chi tiết bộ phận TSCĐ.
c. Đầu tư nâng cấp TSCĐ.
d. Các câu trên đều đúng.
3. Chiết khấu thương mại doanh nghiệp được hưởng khi mua
hàng được ghi nhận:
a. Giảm giá trị tài sản mua
b. Tăng doanh thu hoạt động tài chính
c. Không ảnh hưởng tới giá trị tài sản mua
d. Câu b và c đúng
4. Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là:
a. Giá bán hàng tồn kho trừ (-) Giá mua của chúng.
b. Giá mua hàng tồn kho và các chi phí liên quan trực tiếp khác
phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái
hiện tại.
c. Giảm giá hàng tồn kho
d. Giá bán ước tính của hàng tồn kho - Chi phí ước tính để tiêu
thụ chúng.
5. Chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua hàng được ghi:
a. Tăng giá trị tài sản mua
b. Tăng doanh thu hoạt động tài chính
c. Không ảnh hưởng giá trị tài sản mua.
d. Câu b và c đúng.
6. Doanh nghiệp kê khai và tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ, mua 50 máy tính để bán, giá mua 5.000.000 đồng/cái, thuế
GTGT 10%, giá bán ước tính 6.500.000 đồng/cái, thuế GTGT 10%.
Chiết khấu thương mại được hưởng 2%. Giá thực tế của lô máy tính
này là:
a. 250.000.000 đồng
b. 325.000.000 đồng

102 
c. 245.000.000 đồng
d. 318.500.000 đồng
7. Doanh nghiệp kê khai và tính thuế GTGT theo phương pháp
trực tiếp, nhập khẩu một lô vật liệu với giá nhập khẩu là 200.000.000
đồng, thuế suất thuế nhập khẩu 10%, thuế suất thuế GTGT 10%, Chi
phí bốc xếp, vận chuyển lô vật liệu trên về kho (đã bao gồm thuế
GTGT 10%) là 4.950.000. Giá thực tế nhập kho của lô vật liệu trên là:
a. 224.500.000 đồng
b. 246.500.000 đồng
c. 244.500.000 đồng
d. Các câu trên đều sai
8. Doanh nghiệp kê khai và tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ, nhập khẩu một lô vật liệu với giá nhập khẩu 500.000.000
đồng, thuế suất thuế nhập khẩu 10%, thuế suất thuế GTGT 10%,. Chi
phí bốc xếp, vận chuyển lô vật liệu trên về kho (đã bao gồm thuế
GTGT 10%) là 5.720.000. Trị giá nhập kho của lô vật liệu trên là:
a. 500.000.000 đồng
b. 610.200.000 đồng
c. 555.500.000 đồng
d. Các câu trên đều sai
9. Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp,
nhập khẩu một lô nguyên vật liệu, số lượng 2.000 kg VL, đơn giá
nhập khẩu 100.000 đ/kg. thuế nhập khẩu 10%, thuế GTGT 10%. Chi
phí vận chuyển gồm thuế GTGT 10% là 9.900.000 đ. Giá thực tế vật
liệu nhập kho, và đơn giá nhập kho lần lượt là:
a. 231.900.000 đồng và 115.950 đồng/kg.
b. 229.900.000 đồng và 114.950 đồng/kg.
c. 251.900.000 đồng và 125.950 đồng/kg.
d. Tất cả các câu đều sai.
10. Doanh nghiệp kê khai và tính thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp, mua 5.000m vải dùng để cho sản xuất áo sơ mi, giá
mua chưa thuế 30.000đ/m, thuế GTGT 10%. Do hàng giao bị lỗi nên
doanh nghiệp quyết định trả lại cho người bán 500m vải. Chi phí vận
chuyển vật liệu (bao gồm 10% thuế GTGT): 1.650.000đ. Giá thực tế
nhập kho và đơn giá nhập kho của vật liệu lần lượt là:
a. 150.000.000 đồng và 33.333 đồng/m
b. 150.150.000 đồng và 33.367 đồng/m
c. 136.500.000 và 30.333 đồng/m

103 
d. Các câu trên đều sai
11. Trong thời gian giá cả hàng hóa ngoài thị trường đang biến
động giảm, phương pháp tính giá hàng tồn kho nào cho giá trị hàng
tồn kho cuối kỳ thấp nhất.
a. Nhập trước, xuất trước
b. Bình quân gia quyền cuối kỳ
c. Bình quân gia quyền di động
d. Các câu trên đều sai
12. Trong giai đoạn lạm phát, giá cả hàng hóa ngoài thị trường
biến động tăng, phương pháp nào cho ra kết quả lợi nhuận cao nhất:
a. Thực tế đích danh
b. Nhập trước, xuất trước
c. Bình quân gia quyền
d. Các câu trên đều sai
13. Thuế bảo vệ môi trường phải nộp được ghi:
a. Tăng chi phí quản lý doanh nghiệp
b. Tăng giá trị tài sản mua vào
c. Giảm giá trị tài sản mua vào
d. Các câu trên đều sai
14. Doanh nghiệp kê khai và tính thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, mua 5.000kg vật liệu, giá mua chưa thuế 25.000đ/kg,
thuế GTGT 10%, do thanh toán trước hạn nên được hưởng chiết khấu
thanh toán: 3.000.000đ. Chi phí vận chuyển vật liệu về kho (bao gồm
thuế GTGT 10%): 2.310.000đ. Giá thực tế nhập kho vật liệu là:
a. 124.100.000 đồng
b. 127.100.000 đồng
c. 124.310.000 đồng
d. Các câu trên đều sai
15. Doanh nghiệp kê khai thường xuyên, có tài liệu liên quan
đến vật liệu:
+ Tồn đầu tháng: 2.000kg x 25.000 đ/kg
+ Nhập lần 1: 3.000kg x 25.400đ/kg, chi phí vận chuyển 200
đ/kg.
+ Xuất lần 1: 4.000kg.
+ Nhập lần 2: 5.000kg x 25.200đ/kg, chi phí vận chuyển 400
đ/kg, được giảm giá 100đ/kg.
+ Xuất lần 2: 2.000kg.
Trị giá vật liệu xuất kho trong tháng theo phương pháp bình

104 
quân gia quyền cuối kỳ:
a. 152.580.000 đồng
b. 151.020.000 đồng
c. 151.900.000 đồng
d. Tất cả các câu đều sai.
16. Doanh nghiệp kê khai thường xuyên, có tài liệu liên quan
đến vật liệu:
+ Tồn đầu tháng: 2.000kg x 20.000 đ/kg
+ Nhập lần 1: 3.000kg x 22.000đ/kg, chi phí vận chuyển 500
đ/kg.
+ Xuất lần 1: 4.000kg.
+ Nhập lần 2: 5.000kg x 22.500đ/kg, chi phí vận chuyển 400
đ/kg, được giảm giá 100đ/kg.
+ Xuất lần 2: 2.000kg.
Trị giá vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập trước - xuất
trước lần lượt là:
a. 85.000.000 đồng và 45.300.000 đồng
b. 84.000.000 đồng và 44.400.000 đồng
c. 80.000.000 đồng và 44.000.000 đồng
d. Các câu trên đều sai
17. Doanh nghiệp kê khai thường xuyên, có tài liệu liên quan
đến vật liệu:
+ Tồn đầu tháng: 2.000kg x 20.000 đ/kg
+ Nhập lần 1: 3.000kg x 22.000đ/kg, chi phí vận chuyển 500
đ/kg.
+ Xuất lần 1: 4.000kg.
+ Nhập lần 2: 5.000kg x 22.500đ/kg, chi phí vận chuyển 400
đ/kg, được giảm giá 100đ/kg.
+ Xuất lần 2: 2.000kg.
Trị giá vật liệu xuất kho theo phương pháp thực tế đích danh,
cho biết:
+ Xuất lần 1: 1.500 kg thuộc tồn đầu kỳ, số còn lại thuộc nhập
lần 1
+ Xuất lần 2: 500 kg thuộc tồn đầu kỳ, 500 kg thuộc nhập lần 1,
số còn lại thuộc lô nhập lần 2
a. 85.000.000 đồng và 43.400.000 đồng
b. 84.000.000 đồng và 44.400.000 đồng
c. 86.250.000 đồng và 44.050.000 đồng

105 
d. Các câu trên đều sai
18. Công ty Bình Minh kê khai thường xuyên, có tài liệu về vật
liệu A:
+ Tồn đầu kỳ: 2.000 kg, đơn giá 50.000 đ/kg.
+ Nhập lần 1: 4.000 kg, đơn giá 52.000 đ/kg, chi phí vận
chuyển 2.000.000đ
+ Nhập lần 2: nhập kho 4.000 kg VLA, đơn giá 54.000 đ/kg,
+ Xuất 6.000 kg sử dụng cho sản xuất sản phẩm
Vậy giá thực tế VLA xuất kho sử dụng là:
a. 310.000.000 đồng nếu tính theo phương pháp nhập trước
xuất trước
b. 315.600.000 đồng nếu tính theo phương pháp bình quân gia
quyền
c. Chọn câu a và câu b
d. Tất cả các câu đều sai.
19. Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp,
nhập kho 3.000 kg vật liệu chính (VLC) và 7.000 kg vật liệu phụ
(VLP), giá mua lần lượt chưa thuế 40.000 đ/kg VLC và 20.000 đ/kg
VLP, thuế GTGT đều là 10%. Chi phí vận chuyển về đến kho chưa
thuế 4.000.000 đồng, thuế GTGT 10%. Khoản chiết khấu thanh toán
được hưởng 5% trên giá chưa thuế. Chi phí vận chuyển được phân bổ
theo khối lượng vật liệu. Giá thực tế VLC, VLP nhập kho lần lượt là:
a. 121.200.000 đồng và 142.800.000 đồng
b. 133.320.000 đồng và 157.080.000 đồng
c. 133.200.000 đồng và 156.800.000 đồng
d. Tất cả các câu đều sai
20. Công ty XYZ cấp một TSCĐ cho công ty con A. Tài sản cố
định này có nguyên giá được ghi trên sổ kế toán của XYZ là
570.000.000đ, giá trị hao mòn lũy kế: 120.000.000đ. Hiện nay, giá
trên thị trường của TSCĐ này 600.000.000đ. Công ty A sẽ ghi nhận
nguyên giá của TSCĐ này là:
a. 620.000.000
b. 570.000.000
c. 500.000.000
d. 450.000.000
21. Doanh nghiệp kiểm kê định kỳ, nộp thuế GTGT PP khấu
trừ, có trị giá vật liệu:
+ Tồn đầu tháng: 5.000kg, giá 100.000.000

106 
+ Nhập lần 1: 5.000kg với giá chưa thuế GTGT 10% là
110.000.000.
+ Nhập lần 2: 6.000kg với giá chưa thuế GTGT 10% là
150.000.000.
+ Cuối kỳ tồn kho 4.000 kg.
Trị giá vật liệu xuất kho trong tháng theo phương pháp nhập
trước xuất trước:
a. 260.000.000.
b. 100.000.000.
c. 80.000.000
d. Tất cả các câu đều sai
22. Doanh nghiệp kiểm kê định kỳ, nộp thuế GTGT PP khấu
trừ, có trị giá vật liệu:
+ Tồn đầu tháng: 5.000kg, giá 100.000.000
+ Nhập lần 1: 5.000kg với giá chưa thuế GTGT 10% là
110.000.000.
+ Nhập lần 2: 6.000kg với giá chưa thuế GTGT 10% là
150.000.000.
+ Cuối kỳ tồn kho 4.000 kg.
Trị giá vật liệu xuất kho trong tháng theo phương pháp bình
quân gia quyền:
a. 90.000.000.
b. 100.000.000.
c. 270.000.000
d. Tất cả các câu đều sai
23. Doanh nghiệp kiểm kê định kỳ, nộp thuế GTGT PP trực
tiếp, có trị giá vật liệu:
+ Tồn đầu tháng: 4.000kg, giá 100.000.000
+ Nhập lần 1: 2.000kg với giá chưa thuế GTGT 10% là
52.000.000.
+ Nhập lần 2: 4.000kg với giá chưa thuế GTGT 10% là
108.000.000.
+ Cuối kỳ tồn kho 3.000 kg.
Trị giá vật liệu xuất kho trong tháng theo phương pháp nhập
trước xuất trước:
a. 81.000.000.
b. 186.900.000.
c. 89.100.000

107 
d. Tất cả các câu đều sai
24. Doanh nghiệp kiểm kê định kỳ, nộp thuế GTGT PP khấu
trừ, có trị giá vật liệu:
+ Tồn đầu tháng: 4.000kg, giá 100.000.000
+ Nhập lần 1: 2.000kg, giá mua chưa thuế 25.500 đ/kg, thuế
GTGT 10%, chi phí vận chuyển 1.000.000đ
+ Nhập lần 2: 4.000kg, giá mua chưa thuế 26.000 đ/kg, thuế
GTGT 10%, chi phí vận chuyển 1.600.000đ.
+ Cuối kỳ tồn kho 4.500 kg.
Trị giá vật liệu tồn kho cuối tháng theo phương pháp nhập trước
xuất trước:
a. 131.000.000.
b. 119.700.000.
c. 118.600.000
d. Tất cả các câu đều sai
25. Doanh nghiệp kiểm kê định kỳ, nộp thuế GTGT PP khấu
trừ, có trị giá vật liệu:
+ Tồn đầu tháng: 4.000kg, giá 100.000.000
+ Nhập lần 1: 3.000kg, giá mua chưa thuế 25.500 đ/kg, thuế
GTGT 10%, chi phí vận chuyển 1.500.000đ
+ Nhập lần 2: 3.000kg, giá mua chưa thuế 26.000 đ/kg, thuế
GTGT 10%, chi phí vận chuyển 1.200.000đ, chiết khấu thanh toán
được hưởng 1.500.000đ.
+ Cuối kỳ tồn kho 4.500 kg.
Trị giá vật liệu tồn kho trong tháng theo phương pháp nhập
trước xuất trước:
a. 113.000.000.
b. 118.200.000.
c. 117.300.000
d. Tất cả các câu đều sai
26. Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ,
mua 1.500 kg vật liệu chính (VLC) và 3.500 kg vật liệu phụ (VLP),
giá mua lần lượt chưa thuế 35.000 đ/kg VLC và 24.000 đ/kg VLP,
thuế GTGT đều là 10%. Chi phí vận chuyển chưa thuế GTGT 10% là
5.000.000 đồng, phân bổ chi phí vận chuyển theo khối lượng vật liệu.
Đơn giá thực tế VLC, VLP nhập kho lần lượt là:
a. 35.000 và 24.000
b. 36.000 và 25.000.

108 
c. 39.600 và 27.500.
d. Tất cả các câu đều sai.
27. Doanh nghiệp mua 10.000kg vật liệu với giá mua chưa thuế
15.000đ/kg, thuế GTGT 10%, được giảm giá 500 đ/kg (chưa thuế
GTGT). Chi phí vận chuyển chi hộ người bán gồm thuế GTGT 10%:
1.100.000đ. Trị giá nhập kho lô vật liệu theo phương pháp khấu trừ là:
a. 145.000.000
b. 146.000.000
c. 146.100.000
d. Tất cả các câu đều sai.
28. Doanh nghiệp kê khai thường xuyên, tính giá theo phương
pháp bình quân gia quyền cuối kỳ, có tình hình vật liệu:
+ Tồn đầu tháng: 125.000.000đ, số lượng: 5.000kg.
+ Nhập lần 1: 2.000kg, đơn giá 25.800đ/kg, chi phí vận chuyển
1.000.000đ.
+ Xuất kho lần 1: 4.000kg.
+ Nhập lần 2: 3.000kg, đơn giá: 25.800đ/kg, được giảm giá
100đ/kg, chi phí vận chuyển 1.200.000đ
+ Xuất kho lần 2: 5.000kg.
+ Trị giá vật liệu xuất kho lần 1, lần 2 và trị giá vật liệu tồn kho
cuối kỳ lần lượt là:
a. 81.480.000đ; 101.850.000đ; và 20.370.000đ
b. 82.360.000đ; 102.150.000đ; và 20.590.000đ
c. 82.360.000đ; 102.950.000đ; và 20.590.000đ
d. Tất cả các câu đều sai.
29. Doanh nghiệp kiểm kê định kỳ, tính giá theo phương pháp
nhập trước xuất trước, có tình hình vật liệu:
+ Tồn đầu tháng: 125.000.000đ, số lượng: 5.000kg.
+ Nhập kho lần 1: 2.000kg, đơn giá 25.800đ/kg, chi phí vận
chuyển 1.000.000đ.
+ Nhập kho lần 2: 3.000kg, đơn giá: 25.700đ/kg; được giảm
giá 100đ/kg.
+ Nhập kho lần 3: 5.000kg vật liệu với đơn giá mua
25.700đ/kg, chi phí vận chuyển 1.500.000đ.
+ Kiểm kê vật liệu tồn cuối kỳ: 6000 kg
Trị giá vật liệu tồn kho cuối kỳ và trị giá vật liệu xuất kho trong
kỳ lần lượt là:
a. 155.600.000đ và 228.800.000đ

109 
b. 151.300.000đ và 233.100.000đ
c. 156.000.000đ và 228.400.000đ
d. Tất cả các câu đều sai.
30. Công ty kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, có tình hình vật liệu:
+ Tồn đầu tháng: 3.000 kg, đơn giá 50.000 đ/kg.
+ Nhập lần 1: 5.000 kg, giá mua chưa thuế GTGT 10% là
49.000 đ/kg, chi phí vận chuyển chưa thuế GTGT 10%. 2.500.000đ
+ Xuất lần 1: 3.500 kg
+ Nhập lần 2: 12.000 kg VLA, giá mua chưa thuế GTGT 10%
là 50.000 đ/kg, được hưởng chiết khấu thương mại 4%, chi phí vận
chuyển chưa thuế GTGT 10% là 2.800.000đ
+ Xuất lần 2: 7.500 kg
Tổng giá thực tế VLA nhập kho và xuất kho lần lượt là:
a. 821.000.000 đồng và 542.700.000 nếu tính theo phương
pháp nhập trước xuất trước
b. 821.000.000 đồng và 538.065.000 nếu tính theo phương
pháp bình quân gia quyền cuối kỳ
c. 828.300.000 đồng và 542.700.000 nếu tính theo phương
pháp nhập trước xuất trước
d. Tất cả các câu đều sai
4.2.2. Nhận định đúng sai
Nhận định đúng hay sai cho từng phát biểu sau:
1. Nguyên giá TSCĐ hữu hình là giá trị thị trường của TSCĐ
hữu hình tại thời điểm đánh giá
2. Nguyên tắc giá gốc chi phối việc tính giá các đối tượng kế
toán.
3. Giá trị còn lại của TSCĐ cuối kỳ được xác định dựa vào số
chênh lệch giữa nguyên giá TSCĐ và giá trị hao mòn lũy kế.
4. Chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ không làm tăng giá
gốc TSCĐ
5. Lệ phí trước bạ phải nộp khi đăng kí quyền sở hữu đối với
tài sản được tính vào giá gốc của tài sản.
6. Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm tất cả các chi phí
mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh.
7. Nguyên giá TSCĐ hữu hình là toàn bộ chi phí bỏ ra để có

110 
được tài sản cố định trước khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử
dụng
8. Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là số
chênh lệch giữa giá bán hàng tồn kho và giá mua của chúng.
9. Giá trị ghi sổ của tài sản mua vào luôn luôn lớn hơn tổng giá
thanh toán ghi trên hóa đơn mua tài sản.
10. Nguyên giá của TSCĐ không thay đổi trong suốt quá trình
sử dụng TSCĐ.
11. Chi phí vận chuyển hàng đem đi bán không được tính vào
giá gốc hàng hóa
12. Kế toán chỉ được ghi tăng tài sản khi doanh nghiệp đã thanh
toán tiền cho người bán.
13. Chiết khấu thương mại là khoản tiền người bán chấp thuận
giảm trừ cho người mua khi người mua trả tiền sớm.
14. Chi phí lưu kho, lưu bãi khi mua hàng không được tính vào
giá gốc hàng hóa
15. Theo phương pháp nhập trước xuất trước, trị giá hàng tồn
kho cuối được tính theo giá của lô vật liệu nhập vào đầu tiên
16. Theo phương pháp nhập trước xuất trước, trị giá hàng tồn
kho cuối được tính theo giá của lô vật liệu nhập vào sau cùng
17. Hao hụt trong định mức trong quá trình thu mua vật liệu
không làm ảnh hưởng tới tổng giá trị vật liệu nhập kho.
18. Kế toán được thay đổi các phương pháp tính giá vào bất kỳ
thời điểm nào.
19. Đầu kỳ kế toán doanh nghiệp đang áp dụng tính giá xuất
kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. Trong kỳ, doanh nghiệp
chuyển sang phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Việc làm này
của kế toán đã vi phạm nguyên tắc nhất quán trong tính giá đối tượng
kế toán.
20. Tính giá là việc sử dụng thước đo tiền tệ để xác định giá trị
của các đối tượng kế toán trong doanh nghiệp theo những nguyên tắc
và yêu cầu nhất định
4.2.3. BÀI TẬP
Bài 4.1
Tính giá trong từng trường hợp độc lập sau theo phương pháp
111 
khấu trừ, phương pháp trực tiếp:
1. Mua một thiết bị sản xuất dùng cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, giá mua chưa thuế GTGT 500.000.000 đ, thuế GTGT 10%,
chưa trả tiền cho người bán. Các chi phí trước khi sử dụng bao gồm:
+ Chi phí vận chuyển chưa thuế 2.000.000đ, thuế GTGT 10%,
chưa trả tiền
+ Chi phí lắp đặt trả hộ người bán bằng tiền mặt gồm thuế
GTGT 10% 1.650.000đ
2. Nhận một máy móc thiết bị dùng ở phân xưởng sản xuất
chính do cấp trên cấp trị giá 400.000.000đ, chi phí trước khi sử dụng
chi bằng tiền mặt là 7.150.000đ bao gồm thuế GTGT 10%.
3. Doanh nghiệp tiến hành xây dựng một công trình XDCB với
chi phí phát sinh gồm:
+ Mua vật liệu xây dựng trả bằng tiền gửi ngân hàng
137.500.000đ bao gồm thuế GTGT 10%.
+ Chi phí nhân công thuê ngoài phải trả 32.000.000đ
+ Mua vật tư trang trí nội thất bằng tiền gửi ngân hàng
57.200.000đ bao gồm thuế GTGT 10%.
+ Chi phí thuê tư vấn giám sát chưa thanh toán 13.200.000đ
bao gồm thuế GTGT 10%
+ Công trình XDCB đã hoàn thành bàn giao và đưa vào sử
dụng. Phế liệu thu hồi nhập kho trị giá 1.000.000đ.
4. Vay dài hạn ngân hàng để mua văn phòng làm việc theo giá
thoả thuận 500.000.000đ, thuế GTGT 10% và chi phí phải trả trước
khi sử dụng 20.000.000đ, thuế GTGT 10%. Lệ phí trước bạ 5% trên
trị giá mua chưa thuế chi bằng tiền mặt.
5. Nhận vốn góp liên doanh là một TSCĐ hữu hình có nguyên
giá 500.000.000đ, đã hao mòn 10%. Giá do Hội đồng xác định là
500.000.000đ. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt là 1.210.000 đ đã
gồm thuế GTGT 10%.
6. Nhập khẩu 10 xe ô tô với đơn giá 400.000.000đ/xe, thuế
nhập khẩu 20%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế GTGT hàng nhập
khẩu 10%, trả bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận chuyển là
5.500.000đ đã gồm thuế GTGT 10% chi bằng tiền mặt.
7. Mua 10 bộ máy vi tính, trị giá 150.000.000đ, thuế GTGT

112 
10%. Do mua hàng với số lượng nhiều nên được hưởng chiết khấu
10%. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt 1.320.000đ gồm thuế
GTGT 10%.
8. Mua 4.000 kg vật liệu chính, 6.000 kg vật liệu phụ nhập kho,
giá chưa thuế lần lượt là 15.000 đ/kg VLC, 25.000 đ/kg VLP, thuế
GTGT đều 10%, chưa thanh toán tiền cho người bán. Chi phí vận
chuyển hai vật liệu này về kho chưa thuế 5.000.000 đ, thuế GTGT
10%, được trả bằng tiền mặt (chi phí vận chuyển được phân bổ theo
khối lượng vật liệu mua vào). Tính giá thực tế VLC, VLP nhập kho?
Đơn giá nhập kho của VLC, VLP?
9. Mua 10.000kg vật liệu với giá mua chưa thuế 15.000đ/kg,
thuế GTGT 10%, được giảm giá 500 đ/kg (chưa thuế GTGT). Chi phí
vận chuyển chi hộ người bán gồm thuế GTGT 10%: 1.100.000đ
10. Mua 5.000kg vật liệu, giá mua chưa thuế 20.000đ/kg, thuế
GTGT 10%, do thanh toán trước hạn nên được hưởng chiết khấu
thanh toán: 3.000.000đ. Chi phí vận chuyển vật liệu về kho (bao gồm
thuế GTGT 10%): 2.310.000đ.
Bài 4.2.
Công ty Bình Tâm hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên, có tài liệu về vật liệu A như sau:
 Tồn kho đầu tháng 3/N: 2.000 kg, đơn giá 38.000 đ/kg
 Ngày 5/3 nhập kho: 3.000 kg, giá mua 39.000 đ/kg, thuế
GTGT 10%, chi phí vận chuyển chưa thuế: 1.500.000 đ, thuế GTGT
10%
 Ngày 10/3 nhập kho: 5.000 kg, giá mua 40.000 đ/kg, thuế
GTGT 10%, chiết khấu thương mại 2%. Chi phí vận chuyển chưa thuế
2.000.000đ, thuế GTGT 10%.
 Ngày 15/3 xuất kho 6.000 kg để sản xuất sản phẩm.
 Ngày 20/3 nhập kho 2.000 kg, giá mua 40.000 đ/kg, thuế
GTGT 10%, chi phí vận chuyển 1.000.000đ, khoản giảm giá được
hưởng 200 đ/kg.
 Ngày 25/3 xuất kho 4.500 kg để sản xuất sản phẩm.
Yêu cầu:
1) Trường hợp doanh nghiệp kê khai và tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, hãy xác định tổng trị giá vật liệu xuất kho
113 
trong tháng 3/N và trị giá tồn kho cuối tháng theo các phương pháp:
a) Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO)
b) Phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ
c) Phương pháp bình quân gia quyền di động (BQGQ liên hoàn)
2) Trường hợp doanh nghiệp kê khai và tính thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp, hãy xác định tổng trị giá vật liệu xuất kho
trong tháng 3/N và trị giá tồn kho cuối tháng theo các phương pháp:
a) Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO)
b) Phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ
c) Phương pháp bình quân gia quyền di động (BQGQ liên hoàn)
Bài 4.3
Công ty Bình Minh hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kiểm kê định kỳ, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có tài
liệu về vật liệu A như sau:
 Tồn kho đầu tháng 3/N: 2.000 kg, đơn giá 38.000 đ/kg
 Ngày 5/3 nhập kho: 3.000 kg, giá mua 39.000 đ/kg, thuế GTGT
10%, chi phí vận chuyển chưa thuế: 1.500.000 đ, thuế GTGT 10%
 Ngày 10/3 nhập kho: 5.000 kg, giá mua 40.000 đ/kg, thuế
GTGT 10%, chiết khấu thương mại 2%. Chi phí vận chuyển chưa thuế
2.000.000đ, thuế GTGT 10%.
 Ngày 20/3 nhập kho 2.000 kg, giá mua 40.000 đ/kg, thuế
GTGT 10%, chi phí vận chuyển 1.000.000đ, khoản giảm giá được
hưởng 200 đ/kg.
 Cuối kỳ kiểm kê tồn kho 2.500 kg vật liệu
Yêu cầu: Xác định trị giá tồn kho cuối tháng và tổng trị giá vật
liệu xuất kho trong tháng 3/N theo các phương pháp:
a) Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO)
b) Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền
Bài 4.4
Tính giá trong từng trường hợp độc lập sau theo phương pháp
khấu trừ, phương pháp trực tiếp:
1. Mua 1.000kg vật liệu nhập kho, giá mua chưa thuế
50.000.000đ, thuế GTGT 10%, doanh nghiệp được hưởng chiết khấu
thanh toán 1.000.000đ do thanh toán sớm. Chi phí vận chuyển chưa
114 
thuế 2.000.000đ, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán. Giá nhập kho của
lô vật liệu? Đơn giá nhập kho?
2. Mua 10 bộ máy vi tính, trị giá 150.000.000đ, thuế GTGT
15.000.000đ. Do mua hàng với số lượng nhiều nên được hưởng chiết
khấu 10%. Chi phí vận chuyển trả hộ người bán bằng tiền mặt
1.540.000đ gồm thuế GTGT 10%.
3. Nhập khẩu một lô nguyên vật liệu giá nhập khẩu tính theo giá
CIF 500.000.000đ, thuế nhập khẩu phải nộp 20%, thuế GTGT hàng
nhập khẩu phải nộp là 10%. Chi phí vận chuyển lô nguyên vật liệu
gồm thuế GTGT 10% 11.000.000 đ.
4. Mua 2.500 kg nguyên vật liệu chưa thanh toán cho người
bán, giá chưa thuế 65.000 đ/kg, thuế GTGT 10%. Hàng không đạt yêu
cầu nên doanh nghiệp được giảm giá 2.000đ/kg. Chi phí vận chuyển
1.650.000đ, gồm thuế GTGT 150.000đ, doanh nghiệp đã thanh toán
hết bằng tiền mặt.
5. Mua 4.000 kg vật liệu chính, 1.000 kg vật liệu phụ nhập kho,
giá chưa thuế lần lượt là 25.000 đ/kg VLC, 45.000 đ/kg VLP, thuế
GTGT đều 10%, chưa thanh toán tiền cho người bán. Chi phí vận
chuyển hai vật liệu này về kho chưa thuế 2.000.000 đ, thuế GTGT
10%, được trả bằng tiền mặt (chi phí vận chuyển được phân bổ theo
khối lượng vật liệu mua vào). Tính giá thực tế VLC, VLP nhập kho?
Đơn giá nhập kho của VLC, VLP?
Bài 4.5
Công ty Hoàng Anh hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên, có tài liệu về 2 loại vật liệu như sau:
Tồn kho đầu tháng 3/N:
- Vật liệu chính: 1.000 kg x 10.000 đ/kg
- Vật liệu phụ: 100 kg x 5.000 đ/kg
Các nghiệp vụ nhập, xuất trong tháng:
1. Ngày 5/3 nhập kho 500 kg vật liệu chính và 400 kg vật liệu
phụ, giá mua 12.500 đ/kg vật liệu chính, 5.200 đ/kg vật liệu phụ. Chi
phí vận chuyển, bốc dỡ 900.000đ, phân bổ cho vật liệu chính
500.000đ, vật liệu phụ 400.000đ.
2. Ngày 10/3 nhập kho 1.500 kg vật liệu chính và 500 kg vật
liệu phụ, giá mua 13.000 đ/kg VLC, 5.500 đ/kg VLP. Chi phí vận
chuyển, bốc dỡ 1.000.000đ (được phân bổ cho vật liệu chính, vật liệu
115 
phụ theo khối lượng mua vào)
3. Ngày 15/3 xuất kho vật liệu để sản xuất sản phẩm:
- Vật liệu chính: 1.500 kg
- Vật liệu phụ: 400 kg.
4. Ngày 25/3 nhập kho 1.500 kg vật liệu chính, giá mua 13.000
đ/kg, chiết khấu thương mai 2%. chi phí vận chuyển bốc dỡ 600.000đ.
Yêu cầu: Tính trị giá vật liệu xuất dùng trong tháng 3/N theo các
phương pháp:
a) Phương pháp nhập trước xuất trước
b) Phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ
c) Phương pháp bình quân gia quyền di động (liên hoàn)
d) Phương pháp thực tế đích danh, biết rằng:
+ Ngày 15/3 vật liệu chính xuất 500 kg thuộc tồn đầu kỳ, 500 kg
thuộc lần nhập ngày 5/3, số còn lại thuộc lần nhập ngày 10/3
+ Ngày 15/3 vật liệu phụ xuất toàn bộ thuộc lần nhập ngày 5/3
Bài 4.6:
Công ty Hoàng Châu hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kiểm kê định kỳ, có tình hình vật liệu:
Tồn đầu tháng: 125.000.000đ, số lượng: 5.000kg.
Tình hình vật liệu nhập kho trong kỳ
1. Nhập kho lần 1: 2.000kg, đơn giá 26.000đ/kg, chi phí vận
chuyển 1.000.000đ.
2. Nhập kho lần 2: 3.000kg, đơn giá: 26.000đ/kg; được hưởng
chiết khấu thương mại 2%, chi phí vận chuyển 1.200.000đ
3. Nhập kho lần 3: 5.000kg vật liệu, đơn giá 25.800đ/kg, chi phí
vận chuyển 1.500.000đ.
4. Kiểm kê vật liệu tồn cuối kỳ: 6000 kg
Yêu cầu: Tính trị giá vật liệu tồn kho cuối kỳ và trị giá vật liệu
xuất kho trong kỳ theo các phương pháp:
a) Nhập trước xuất trước
b) Bình quân gia quyền

116 
Bài 4.7
Công ty Minh Khánh kê khai thường xuyên, có tình hình như
sau:
Tồn kho đầu kỳ: 3.000 kg vật liệu A, đơn giá 34.000 đ/kg
Trong kỳ có tình hình như sau:
1. Ngày 5/12/N, nhập kho 7.000 kg vật liệu A, đơn giá 34.500
đ/kg, thuế GTGT 10%, trả bằng tiền gởi ngân hàng, và được hưởng
chiết khấu thanh toán 700.000đ. Chi phí vật chuyển chưa thuế
1.400.000 đ, thuế GTGT 10%, được trả bằng tiền mặt
2. Ngày 10/12/N, xuất kho 4.000 kg vật liệu A để sản xuất sản
phẩm
3. Ngày 15/12/N nhập kho 10.000 kg vật liệu A, đơn giá 35.000
đ/kg, thuế GTGT 10%, được hưởng chiết khấu thương mại 4%, chưa
thanh toán tiền. Chi phí vận chuyển được trả bằng tiền mặt chưa thuế
2.000.000 đ, thuế GTGT 10%
4. Ngày 25/12 xuất kho 6.500 kg vật liệu A để sản xuất sản
phẩm.
Yêu cầu:
1) Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ hãy tính giá vật liệu nhập kho, xuất kho, tồn kho cuối kỳ theo
các phương pháp:
a) Nhập trước – xuất trước
b) Bình quân gia quyền (cuối kỳ, liên hoàn)
2) Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp
trực tiếp hãy tính giá vật liệu nhập kho, xuất kho, tồn kho cuối kỳ theo
các phương pháp:
a) Nhập trước – xuất trước
b) Bình quân gia quyền
Bài 4.8.
Công ty Minh Ngọc kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp, có tài liệu về hàng tồn kho như sau:
Tồn kho đầu tháng 4/N:
- Vật liệu chính (VLC): 2.000 kg, tổng trị giá thực tế
30.000.000đ

117 
- Vật liệu phụ (VLP): 1.500 kg, tổng trị giá thực tế 15.000.000đ
Tình hình biến động nguyên vật liệu trong tháng 4/N:
1. Ngày 05/4 nhập kho 3.000 kg vật liệu chính và 2.500 kg vật
liệu phụ, giá mua chưa thuế 16.000 đ/kg VLC và 10.500đ/kg vật liệu
phụ; thuế GTGT đều 10%, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Chi
phí vận chuyển chưa thuế 2.200.000đ, thuế GTGT 10%, trả bằng tiền
mặt (chi phí vận chuyển được phân bổ theo khối lượng vật liệu mua
vào).
2. Ngày 15/4 xuất kho dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm:
- Vật liệu chính: 3.500kg
- Vật liệu phụ: 2.000kg
3. Ngày 20/4 nhập kho 3.500kg vật liệu chính và 1.000kg vật
liệu phụ, giá mua chưa thuế GTGT: 16.500đ/kg VLC và 10.800đ/kg
VLP; thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp chưa trả tiền cho ngừời bán.
Chi phí chi hộ cho người bán bằng tiền mặt 1.980.000đ (gồm thuế
GTGT 10%)
4. Ngày 25/4 xuất kho gồm:
- Vật liệu chính: 2.000 kg dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm.
- Vật liệu phụ: 1.500kg, trong đó dùng để sản xuất sản phẩm
1.000 kg, phục vụ và quản lý phân xưởng 300kg.
Yêu cầu: Tính giá trị vật tư xuất dùng trong tháng và giá thực tế
vật liệu tồn kho cuối tháng theo các phương pháp:
a) Nhập trước - Xuất trước.
b) Bình quân gia quyền liên hoàn
c) Bình quân gia quyền cố định

118 
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ CHƯƠNG 4:

ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp A D A D D C D D C B A B B B A
án
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp A C C B D A C B C B B A C A C
án

ĐÁP ÁN NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án S Đ Đ Đ Đ S Đ S S S
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án Đ S S S S Đ Đ S Đ Đ

ĐÁP ÁN PHẦN BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI


Bài 4.1
ĐVT: triệu đồng
Phương pháp khấu
Câu Chỉ tiêu Phương pháp trực tiếp
trừ
1 Giá mua 500 500 x (1 + 10%) = 550
Chi phí vận chuyển 2 2 x (1 + 10%) = 2,2
Nguyên giá TSCĐ 500 + 2 = 502 550 + 2,2 = 552,2
2 Giá tài sản được cấp 400 400
Chi phí phát sinh 7,15
 6,5 7,15
1  10%
Nguyên giá TSCĐ 400 + 6,5 = 406,5 400 + 7,15 = 407,15
3 Vật liệu xây dựng 137,5
 125 137,5
1  10%
Chi phí nhân công 32 32
Vật tư trang trí 57, 2
 52 57,2
1  10%

119 
Phương pháp khấu
Câu Chỉ tiêu Phương pháp trực tiếp
trừ
Chi phí thuê tư vấn 13, 2
 12 13,2
1  10%
Phế liệu thu hồi 1 1
Nguyên giá TSCĐ 125 + 32 +52 + 12 – 1= 137,5 + 32 +57,2 + 13,2 –
220 1= 238,9
4 Giá mua 500 500 x (1+ 10%) = 550
CP trước khi sử 20 20 x (1 + 10%) = 22
dụng
Lệ phí trước bạ 500 x 5% = 25 500 x 5% = 25
Nguyên giá TSCĐ 500 + 20 + 25 = 545 550 + 22 + 25 = 597
5 Giá do Hội đồng xác 500 500
định
CP vận chuyển 1, 21
 1,1 1,21
1  10%
Nguyên giá TSCĐ 500 + 1,1 = 501,1 500 + 1,21 = 501,21
6 Giá nhập khẩu 400 x 10 = 4.000 400×10 = 4.000
Thuế nhập khẩu 4.000 x 20% = 800 4.000×20% = 800
Thuế tiêu thụ ĐB
(4.000 + 800) x 10% = (4.000 + 800)×10% = 480
480
Thuế GTGT hàng (4.000+800+480)×10% =
nhập khẩu 528
CP vận chuyển 5,5
5 5,5
1  10%
Nguyên giá TSCĐ 4000 + 800 + 480 + 5 4000 + 800 +480 + 528
= 5.285 + 5,5 = 5813,5
7 Giá mua 150 150 x (1 + 10%) = 165
Chiết khấu thương 150 x 4% = 6 165 x 4% = 6,6
mại
Chi phí vận chuyển 1 1 x (1 + 10%) = 1,1
Giá trị lô máy tính 150 – 6 + 1 = 145 165 - 6,6 + 1,1 = 159,5
Đơn giá nhập kho 145/10 = 14,5 159,5/10 = 15,95
8 Giá mua VLC 4000 x 0,015 = 60 4000 x (0,015 x 1,1) = 66
CP vận chuyển phân 5  4.000 5  1,1  4.000
2  2, 2
bổ cho VLC 4.000  6.000 4.000  6.000
Giá thực tế VLC 60 + 2 = 62 66 + 2,2 = 68,2
nhập kho
120 
Phương pháp khấu
Câu Chỉ tiêu Phương pháp trực tiếp
trừ
Đơn giá nhập kho 62/4000 = 0,0155 68,2/4000 = 0,01705
VLC
Giá mua VLP 6000 x 0,025 = 150 6000 x (0,025 x 1,1) = 165
CP vận chuyển phân 5  6.000 5  1,1  6.000
3  3,3
bổ cho VLP 4.000  6.000 4.000  6.000
Giá thực tế VLP 150 + 3 = 153 165 + 3,3 = 168,3
nhập kho
Đơn giá nhập kho 153/6000 = 0,0255 168,3/6000 = 0,02805
VLP
9 Giá mua 10.000 x 0,015 = 150 10.000 x (0,015 x 1,1) =
165
Giảm giá 10.000 x 0,0005 = 5 10.000 x (0,0005 x 1,1) =
5,5
Giá thực tế VL 150 – 5 = 145 165 – 5,5 = 159,5
nhập kho
Đơn giá nhập kho 145/10000 = 0,0145 159,5/10000 = 0,01595
10 Giá mua 5.000 x 0,02 = 100 5.000 x (0,02 x 1,1) = 110
Chi phí vận chuyển 2,31
 2,1 2,31
1  10%
Giá thực tế VL 100 + 2,1 = 102,1 110 + 2,31 = 112,31
nhập kho
Đơn giá nhập kho 102,1/5.000 = 0,02042 112,31/5.000 = 0,022462
Bài 4.2
1. Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ
Tính giá nhập kho:
Ngày 05/3:
Giá thực tế VL nhập kho
3.000 x 39.000 + 1.500.000 = 118.500.000
 Đơn giá nhập kho: 118.500.000/3.000 = 39.500 (đ/kg)
Ngày 10/3:
Giá thực tế VL nhập kho
5.000×40.000 – 2%×5.000×40.000 + 2.000.000 = 198.000.000
 Đơn giá nhập kho: 198.000.000/5.000 = 39.600 (đ/kg
121 
Ngày 20/3:
Giá thực tế VL nhập kho
2.000 x 40.000 – 2.000 x 200 + 1.000.000 = 80.600.000
 Đơn giá nhập kho: 80.600.000/2.000 = 40.300 (đ/kg)
Đề bài trên được tóm tắt như sau:
+ Tồn đầu tháng 3/N: 2.000 kg x 38.000 đ/kg = 76.000.000đ
+ Ngày 05/3 nhập kho: 3.000 kg x 39.500 đ/kg = 18.500.000đ
+ Ngày 10/3 nhập kho: 5.000 kg x 39.600 đ/kg = 198.000.000đ
+ Ngày 15/3 xuất kho: 6.000 kg
+ Ngày 20/3 nhập kho: 2.000 kg x 40.300 đ/kg = 80.600.000đ
+ Ngày 25/3 xuất kho: 4.500 kg
Tính giá xuất kho và giá tồn kho cuối kỳ theo các phương pháp
như sau:
ĐVT: Đồng
Phương pháp kê khai thường xuyên
a) FIFO
Trị giá xuất ngày 2.000×38.000 + 3.000×39.500 + 1.000×39.600 =
15/3 234.100.000
Trị giá xuất ngày 4.000×39.600 + 500×40.300 = 178.550.000
25/3
Tổng trị giá xuất 234.100.000+ 178.550.000= 412.650.000
kho
Trị giá tồn kho cuối 76.000.000 + (118.500.000 + 198.000.000 +
kỳ 80.600.000) – 412.650.000 = 60.450.000
b) Đơn giá bình 76.000.000+(118.500.000+198.000.000+80.600.000)
 39.425
quân gia quyền 2.000 + 3.000 + 5.000 + 2.000
cuối kỳ (đ/kg)
Trị giá xuất ngày 6.000×39.425 = 236.550.000
15/3
Trị giá xuất ngày 4.500×39.425 = 177.412.500
25/3
Tổng trị giá xuất 236.550.000 + 177.412.500 = 413.962.500
kho

122 
Trị giá tồn kho cuối 76.000.000 + (118.500.000 + 198.000.000 +
kỳ 80.600.000) –413.962.500 = 59.137.500
c) Đơn giá bình quân gia quyền liên hoàn
Đơn giá BQGQ 76.000.000 + (118.500.000 + 198.000.000)
 39.250
ngày 15/3: 2.000 + 3.000 + 5.000

Trị giá xuất ngày 6.000 x 39.250 = 235.500.000


15/3
Đơn giá BQGQ 4.000  39.250 + 80.600.000
 39.600
ngày 25/3 4.000 + 2.000

Trị giá xuất ngày 4.500×39.600 = 178.200.000


25/3
Tổng trị giá xuất 235.500.000 + 178.200.000 = 413.700.000
kho
Trị giá tồn kho cuối 76.000.000 + (118.500.000 + 198.000.000 +
kỳ 80.600.000) –413.700.000 = 59.400.000

2. Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương


pháp trực tiếp
Tính giá nhập kho:
Ngày 05/3:
Giá thực tế VL nhập kho
3.000×(39.000×1,1) + 1.500.000×1,1 = 130.350.000
 Đơn giá nhập kho: 130.350.000/3.000 = 43.450 (đ/kg)
Ngày 10/3:
Giá thực tế VL nhập kho
5.000×(40.000×1,1) – 2%×(5.000×40.000×1,1) + 2.000.000×
1,1 = 217.800.000
 Đơn giá nhập kho: 217.800.000/5.000 = 43.560 (đ/kg
Ngày 20/3:
Giá thực tế VL nhập kho
2.000×(40.000×1,1) – 2.000×200×1,1 + 1.000.000×1,1 =
88.660.000
 Đơn giá nhập kho: 88.660.000/2.000 = 44.330 (đ/kg)
Đề bài trên được tóm tắt như sau:
123 
+ Tồn đầu tháng 3/N: 2.000 kg × 38.000 đ/kg = 76.000.000đ
+ Ngày 05/3 nhập kho: 3.000 kg × 43.450 đ/kg = 130.350.000đ
+ Ngày 10/3 nhập kho: 5.000 kg × 43.560 đ/kg = 217.800.000đ
+ Ngày 15/3 xuất kho: 6.000 kg
+ Ngày 20/3 nhập kho: 2.000 kg × 44.330 đ/kg = 88.660.000đ
+ Ngày 25/3 xuất kho: 4.500 kg
Tính giá xuất kho và giá tồn kho cuối kỳ theo các phương pháp
như sau:
ĐVT: Đồng
Phương pháp kê khai thường xuyên
a) FIFO
Trị giá xuất ngày 15/3 2.000×38.000 + 3.000×43.450 + 1.000×43.560 =
249.910.000
Trị giá xuất ngày 25/3 4.000 x 43.560 + 500 x 44.330 = 196.405.000
Tổng trị giá xuất kho 249.910.000+ 196.405.000 = 446.315.000
Trị giá tồn kho cuối 76.000.000 + (130.350.000 + 217.800.000 +
kỳ 88.660.000) –446.315.000 = 66.495.000
b) Đơn giá bình quân 76.000.000 + (130.350.000 + 217.800.000 + 88.660.000)
 42.734
gia quyền cuối kỳ 2.000 + 3.000 + 5.000 + 2.000
(đ/kg)
Trị giá xuất ngày 15/3 6.000 × 42.734 = 256.404.000
Trị giá xuất ngày 25/3 4.500 × 42.734 = 192.303.000
Tổng trị giá xuất kho 256.404.000 + 192.303.000 = 448.707.000
Trị giá tồn kho cuối 76.000.000 + (130.350.000 + 217.800.000 +
kỳ 88.660.000) –448.707.000 = 64.103.000
c) Đơn giá bình quân gia quyền liên hoàn
Đơn giá BQGQ ngày 76.000.000 + (130.350.000 + 217.800.000)
 42.415
15/3: 2.000 + 3.000 + 5.000
Trị giá xuất ngày 15/3 6.000 × 42.415 = 254.490.000
Đơn giá BQGQ ngày 4.000 x 42.415 + 88.660.000
 43.053
25/3 4.000 + 2.000
Trị giá xuất ngày 25/3 4.500 × 43.053 = 193.738.500
Tổng trị giá xuất kho 254.490.000 + 193.738.500 = 448.228.500
Trị giá tồn kho cuối 76.000.000 + (130.350.000 + 217.800.000 +
kỳ 88.660.000) –448.228.500 = 64.581.500

124 
Bài 4.3
Tính giá nhập kho:
Ngày 05/3:
Giá thực tế VL nhập kho
3.000×39.000 + 1.500.000 = 118.500.000
 Đơn giá nhập kho: 118.500.000/3.000 = 39.500 (đ/kg)
Ngày 10/3:
Giá thực tế VL nhập kho
5.000×40.000 – 2%×5.000×40.000 + 2.000.000 = 198.000.000
 Đơn giá nhập kho: 198.000.000/5.000 = 39.600 (đ/kg)
Ngày 20/3:
Giá thực tế VL nhập kho
2.000×40.000 – 2.000×200 + 1.000.000 = 80.600.000
 Đơn giá nhập kho: 80.600.000/2.000 = 40.300 (đ/kg)
Đề bài trên được tóm tắt như sau:
+ Tồn đầu tháng 3/N: 2.000 kg × 38.000 đ/kg = 76.000.000đ
+ Ngày 05/3 nhập kho: 3.000 kg × 39.500 đ/kg = 118.500.000đ
+ Ngày 10/3 nhập kho: 5.000 kg × 39.600 đ/kg = 198.000.000đ
+ Ngày 20/3 nhập kho: 2.000 kg × 40.300 đ/kg = 80.600.000đ
+ Cuối kỳ kiểm kê tồn kho 2.500 kg vật liệu
Tính trị giá vật liệu tồn kho cuối kỳ và trị giá vật liệu xuất trong kỳ
theo các phương pháp như sau:
a) FIFO
Trị giá VL tồn kho cuối 2.000×40.300 + 500×39.600 = 100.400.000
tháng
Trị giá xuất kho trong 76.000.000 + (118.500.000 + 198.000.000 +
tháng 80.600.000) – 100.400.000 = 372.700.000
b) Đơn giá bình quân 76.000.000 + (118.500.000 + 198.000.000 + 80.600.000)
 39.425
gia quyền cuối kỳ 2.000 + 3.000 + 5.000 + 2.000
(đ/kg)
Trị giá VL tồn kho cuối 2.500 × 39.425 = 98.562.500
tháng
Trị giá xuất kho trong 76.000.000 + (118.500.000 + 198.000.000 +
tháng 80.600.000) – 98.562.500 = 374.537.500
125 
CHƯƠNG 5
KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU

5.1. TÓM TẮT


5.1.1. Khái niệm các yếu tố chủ yếu
5.1.1.1. Nguyên liệu, vật liệu
 Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao
động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp. Nguyên liệu, vật liệu gồm: nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu và thiết bị
xây dựng cơ bản.
 Tài khoản sử dụng: TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”
 Trình tự hạch toán:
111, 112, 331 152 621, 627, 641, 642,…

Giá thực tế NVL xuất


Giá thực tế NVL nhập sử dụng cho hoạt động
kho từ mua sắm,… SXKD

133

Thuế GTGT
được khấu trừ

5.1.1.2. Kế toán tài sản cố định hữu hình


Tài sản cố định hữu hình (TSCĐ HH) là những tài sản có hình
thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu
hình.
Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ HH: phải thỏa mãn đồng thời tất cả
126 
bốn tiêu chuẩn ghi nhận sau:
 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử
dụng tài sản đó;
 Nguyên giá tài sản cố định được xác định một cách tin cậy;
 Có thời gian sử dụng ước tính trên một năm;
 Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (Theo thông
tư 45/2013/TT-BTC, Tài sản cố định phải có giá trị từ 30.000.000đ trở
lên)
Tài khoản sử dụng: TK 211 “TSCĐ hữu hình”, TK 213 “TSCĐ
vô hình”, TK 214 “Hao mòn TSCĐ”.
 Hạch toán tăng tài sản cố định

 Hạch toán giảm tài sản cố định:

127 
 Hạch toán khấu hao tài sản cố định:

5.1.1.3. Kế toán công cụ, dụng cụ


Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu
chuẩn về giá trị, thời gian sử dụng quy định như tài sản cố định. Và có
đặc điểm: Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh; Vẫn giữ
nguyên hình thái vật chất ban đầu; Có thể chuyển hết một lần hay
phân bổ nhiều lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Tài khoản sử dụng: TK 153 “Công cụ dụng cụ”, TK 242 “Chi
phí trả trước”.
Trình tự hạch toán:
 Trường hợp nhập kho CCDC: hạch toán tương tự nguyên
liệu, vật liệu.
 Trường hợp xuất kho CCDC: Tính giá tương tự nguyên
liệu, vật liệu. Khi hạch toán phân biệt thành các trường hợp:
 Loại phân bổ 1 lần: Đưa toàn bộ giá trị xuất kho vào chi phí
ngay khi xuất kho
 Loại phân bổ nhiều lần: Ghi nhận giá trị xuất kho vào TK 242
“Chi phí trả trước”, định kỳ phân bổ dần vào chi phí.

128 
5.1.1.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Tiền lương là khoản tiền doanh nghiệp trả cho người lao động
để bù đắp sức lao động đã hao phí khi tham gia vào hoạt động sản
xuất kinh doanh. Tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản
phẩm do lao động tạo ra
Các khoản trích theo lương bao gồm: BHXH, BHYT, BHTN,
KPCĐ, với tỷ lệ trích lập tùy thuộc vào từng giai đoạn, hiện nay tỷ lệ
trích lập được quy định như sau: (được áp dụng từ ngày 01/06/2017)
Các khoản Doanh nghiệp Người lao Tổng cộng
trích động
BHXH 17.5% 8% 25.5%
BHYT 3% 1,5% 4,5%
BHTN 1% 1% 2%
KPCĐ 2% - 2%
Tổng cộng 23.5% 10,5% 34%
Tỷ lệ trích 23.5% được doanh nghiệp tính vào chi phí sản xuất,
kinh doanh trong kỳ; còn 10,5% doanh nghiệp khấu trừ vào lương của
người lao động.
Tài khoản được sử dụng: TK 334 “Phải trả người lao động”, TK
338 “Phải trả, phải nộp khác”.

129 
Trình tự hạch toán

5.1.2. Kế toán quá trình sản xuất


Kế toán quá trình sản xuất là tập hợp các chi phí đã phát sinh
trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp theo tính chất kinh tế, theo
công dụng và theo nơi sử dụng chi phí rồi tập hợp một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp vào các đối tượng chịu chi phí và tính giá thành để tính
ra giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Giá thành sản phẩm chính là chi phí sản xuất tính cho số lượng
sản phẩm hoàn thành. Các khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành
sản phẩm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp, và chi phí sản xuất chung
Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản
Giá thành sản
xuất dở xuất phát xuất dở
phẩm hoàn = + –
dang đầu sinh trong dang cuối
thành trong kỳ
kỳ kỳ kỳ

130 
Giá thành đơn vị Giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ
=
sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
- Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí
gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, và
chi phí sản xuất chung.
- Bước 2: Tổng hợp và phân bổ các chi phí đã tập hợp ở bước 1.
Công việc này thường được tiến hành vào cuối tháng để tổng hợp chi
phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành ở
bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
- Bước 3: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Bước 4: Tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
Tài khoản sử dụng: TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, TK
622 “Chi phí nhân công trực tiếp”, TK 627 “Chi phí sản xuất chung”,
TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
Trình tự hạch toán:
621 154
152 155

Xuất NVL sản Kết chuyển CP Giá thành sản


xuất sản phẩm NVL trực tiếp phẩm hoàn thành
nhập kho
334, 338 622

Tiền lương, các


khoản trích theo Kết chuyển CP
lương của CNSX nhân công trực
tiếp

152, 334, 338,


153, 214, 331, 111 627

Tập hợp chi phí Kết chuyển CP


sản xuất chung sản xuất chung
phát sinh

5.1.3. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh:
Quá trình tiêu thụ sản phẩm là quá trình doanh nghiệp đem sản
131 
phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra hoặc do doanh nghiệp mua về để
bán. Quá trình tiêu thụ sẽ tạo ra các khoản doanh thu và chi phí giá
vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh là kết quả lãi hoặc lỗ của doanh nghiệp qua
một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, được tính theo công thức sau:
Giá vốn Chi phí quản
Doanh Chi phí
Lãi (Lỗ) = – hàng – – lý doanh
thu thuần bán hàng
bán nghiệp
Trong đó:
Thuế xuất
Doanh thu khẩu, thuế
Chiết Giảm
Doanh bán hàng Hàng tiêu thụ đặc
khấu giá
thu = và cung _ _ _ bán bị _ biệt, thuế
thương hàng
thuần cấp dịch trả lại GTGT phải
mại bán
vụ nộp theo pp
trực tiếp
Tài khoản sử dụng: Trong kỳ, kế toán ghi nhận doanh thu vào
các tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, 515
“Doanh thu hoạt động tài chính”, 711 “Thu nhập khác” và ghi nhận
chi phí vào các tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”, 635 “Chi phí tài
chính”, 641 “Chi phí bán hàng”, 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”,
811 “Chi phí khác”. Cuối kỳ, để xác định kết quả kinh doanh, kế toán
kết chuyển các tài khoản doanh thu, chi phí sang TK 911 “Xác định
kết quả kinh doanh”, xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
cho nhà nước (nếu có) ghi nhận vào TK 821 “Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp”, xác định lợi nhuận sau thuế và kết chuyển sang TK
421 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”.

132 
632 511
155 911
Xuất kho thành Kết chuyển CP Kết chuyển
phẩm bán giá vốn hàng bán doanh thu thuần
152, 334, 338, 641
153, 214, 331, 111

Tập hợp chi phí Kết chuyển chi


bán hàng phí bán hàng

642

Tập hợp chi phí


Kết chuyển chi
quản lý doanh
phí quản lý
nghiệp
doanh nghiệp
3334 821

Thuế Thu nhập Kết chuyển chi


doanh nghiệp phí thuế TNDN
phải nộp
421

Kết chuyển lãi Kết chuyển lỗ


sau thuế TNDN

5.2. BÀI TẬP CHƯƠNG 5


5.2.1. Câu hỏi trắc nghiệm
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
1. Nguyên vật liệu có đặc điểm là:
a. Đối tượng lao động.
b. Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
c. Chiếm tỷ trọng cao trong giá thành.
d. Tất cả các câu đều đúng.
2. Nguyên vật liệu xuất kho phục vụ quản lý phân xưởng sản
xuất phẩm được ghi nhận vào:
a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
b. Chi phí nhân công trực tiếp.
c. Chi phí sản xuất chung.
d. Chi phí bán hàng.
3. Nghiệp vụ: “Nhượng bán một TSCĐ hữu hình có nguyên giá
100tr, đã hao mòn 60%, thu bằng tiền gửi ngân hàng 44tr đã gồm thuế
GTGT 10%”, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, kế
133 
toán định khoản:
a. Nợ TK 811: 40tr
Nợ TK 214: 60tr
Có TK 211: 100tr
b. Nợ TK 112: 44tr
Có TK 511: 40tr
Có TK 333: 4tr
c. Nợ TK 112: 44tr
Có TK 711: 40tr
Có TK 333: 4tr
d. Cả a và c.
4. Nguyên vật liệu (xăng, dầu) xuất kho sử dụng cho máy sản
xuất sản phẩm được ghi nhận vào:
a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
b. Chi phí nhân công trực tiếp.
c. Chi phí sản xuất chung.
d. Chi phí bán hàng.
5. Chi phí vận chuyển vật liệu mua về nhập kho, được hạch
toán vào:
a. TK 152.
b. TK 641.
c. TK 642.
d. Tất cả các câu trên đều sai.
6. Khi xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm, giá trị
xuất kho của nguyên vật liệu được hạch toán:
a. Nợ TK 621/Có TK 152.
b. Nợ TK 627/Có TK 152.
c. Nợ TK 641/Có TK 152.
d. Nợ TK 642/Có TK 152.
7. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản
phẩm, được hạch toán:
a. Nợ TK 622/Có TK 334.
b. Nợ TK 627/Có TK 334.
c. Nợ TK 334/Có TK 622.
d. Nợ TK 334/Có TK 627.
8. Tiền lương phải trả cho nhân viên phục vụ phân xưởng sản
xuất, được hạch toán:
a. Nợ TK 622/Có TK 334.

134 
b. Nợ TK 627/Có TK 334.
c. Nợ TK 641/Có TK 334.
d. Nợ TK 642/Có TK 334.
9. Chi phí sản xuất là:
a. Toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp bỏ ra
để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
b. Toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp bỏ ra
để thực hiện quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
c. Toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp bỏ ra
để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
10. Giá thành sản phẩm là:
a. Chi phí sản xuất gắn liền với một kỳ kế toán.
b. Chi phí sản xuất chung gắn liền với một kết quả sản xuất
nhất định.
c. Chi phí sản xuất gắn liền với một kết quả sản xuất nhất định.
d. Chi phí sản xuất gắn liền với một phân xưởng sản xuất.
11. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là:
a. Các khoản chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ
được sử dụng cho quá trình sản xuất ở phân xưởng.
b. Các khoản chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ
được sử dụng cho quá trình quản lý doanh nghiệp.
c. Các khoản chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ
được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm.
d. Các khoản chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ
được sử dụng cho quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp.
12. Chi phí nhân công trực tiếp là:
a. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản
phẩm.
b. Các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được trích theo tỷ
lệ quy định của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
c. Các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được trích theo tỷ
lệ quy định được tính vào chi phí của công nhân trực tiếp sản
xuất sản phẩm.
d. Cả a và c.
13. Chi phí sản xuất chung là:
a. Chi phí quản lý, điều hành doanh nghiệp.

135 
b. Chi phí quản lý, điều hành sản xuất gắn liền với từng phân
xưởng sản xuất.
c. Chi phí sản xuất phát sinh tại phân xưởng sản xuất ngoại trừ
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực
tiếp.
d. Cả b và c.
14. Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ là 1.000.000đ; Chi phí phát
sinh trong kỳ gồm: Chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp 25.000.000đ, chi
phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất 10.000.000đ, các khoản
trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tính vào chi phí
2.400.000đ, Chi phí sản xuất chung 7.000.000đ, Chi phí bán hàng phát
sinh 12.000.000đ, chi phí quản lý doanh nghiệp 20.000.000đ; Chi phí
sản xuất dở dang cuối kỳ 5.500.000đ. Vậy giá thành sản xuất của sản
phẩm là:
a. 45.400.000đ.
b. 39.900.000đ.
c. 71.900.000đ.
d. Tất cả các câu trên đều sai.
15. Doanh thu bán hàng là:
a. Số tiền khách hàng trả cho doanh nghiệp.
b. Số tiền doanh nghiệp nhận được hoặc sẽ nhận được từ việc
bán hàng hóa, thành phẩm hay cung cấp dịch vụ.
c. Giá xuất kho của hàng bán.
d. Tất cả các câu trên đều sai.
16. Trường hợp doanh nghiệp kê khai và tính thuế giá trị gia tăng
theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng được ghi nhận là:
a. Giá trị xuất kho của hàng hóa.
b. Giá bán bao gồm cả thuế GTGT.
c. Giá thanh toán ghi trên hóa đơn.
d. Giá bán chưa thuế GTGT.
17. Giá vốn hàng bán là:
a. Chi phí sản xuất sản phẩm phát sinh trong kỳ.
b. Giá thực tế hàng hóa mua vào hoặc giá thành thực tế sản
phẩm nhập kho.
c. Giá thực tế xuất kho của số sản phẩm, hàng hóa bán ra.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
18. Mua nguyên vật liệu sử dụng ngay cho quản lý phân xưởng
được ghi nhận vào:

136 
a. TK 152.
b. TK 621.
c. TK 627.
d. TK 642.
19. Doanh nghiệp B có tình hình kinh doanh như sau: Tổng
doanh thu bán hàng 600 triệu, giảm giá hàng bán 50 triệu, chi phí bán
hàng 60 triệu, chi phí quản lý doanh nghiệp 40 triệu, thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp 22%, Lợi nhuận sau thuế 156 triệu. Vậy giá vốn
hàng bán của kỳ kinh doanh là:
a. 250 triệu.
b. 225 triệu.
c. 300 triệu.
d. Tất cả các câu trên đều sai.
20. Định kỳ phân bổ giá trị công cụ dụng cụ sử dụng trực tiếp
sản xuất sản phẩm ghi:
a. Nợ TK 621/ Có TK 153.
b. Nợ TK 627/ Có TK 153.
c. Nợ TK 621/ Có TK 242.
d. Nợ TK 627/ Có TK 242.
21. Nội dung không được tính vào giá thành sản phẩm:
a. Tiền lương của quản đốc phân xưởng.
b. Tiền lương của giám đốc doanh nghiệp.
c. Tiền lương của nhân viên kĩ thuật ở phân xưởng.
d. Tiền lương của công nhân sản xuất.
22. Nhập lại kho thành phẩm chưa bán được ghi:
a. Nợ TK 157/ Có TK 155.
b. Nợ TK 155/ Có TK 157.
c. Nợ TK 632/ Có TK 157.
d. Nợ TK 157/ Có TK 632.
23. Trích khấu hao máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất sản
phẩm ghi:
a. Nợ TK 621/ Có TK 214.
b. Nợ TK 627/ Có TK 214.
c. Nợ TK 214/ Có TK 627.
d. Nợ TK 214/ Có TK 621.
24. Nghiệp vụ: “Nhượng bán một TSCĐ hữu hình có nguyên
giá 100tr, đã hao mòn 60%, thu bằng tiền gửi ngân hàng 44tr đã gồm
thuế GTGT 10%, chi phí nhượng bán chi bằng tiền mặt 2tr”, doanh

137 
nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, định khoản nào sau đây
không đúng:
a. Nợ TK 811: 40tr
Nợ TK 214: 60tr
Có TK 211: 100tr
b. Nợ TK 112: 44tr
Có TK 511: 40tr
Có TK 333: 4tr
c. Nợ TK 811/ Có TK 111: 2tr.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
25. Doanh thu 1.200tr, giá trị hàng hoá đầu kỳ: 200tr, giá trị
hàng hóa mua trong kỳ: 600tr, giá trị hàng hoá cuối kỳ: 300tr. Dùng
tiền gửi ngân hàng để thanh toán cho người bán 700tr. Lợi nhuận gộp
là:
a. 650tr.
b. 700tr.
c. 800tr.
d. Tất cả các câu trên đều sai.
26. DN có số liệu về một số TK như sau: (ĐVT: 1.000đ)
TK 112 TK 156 TK 211 TK 222 TK 331 TK 411

SDĐK 200.000 500.000 100.000 60.000 250.000 1.000.000


SDCK 150.000 500.000 130.000 60.000 200.000 1.030.000
Nghiệp vụ nào trong kỳ không phát sinh:
a. Trả nợ người bán 50.000 bằng tiền gửi ngân hàng.
b. Nhà nước cấp bổ sung vốn bằng TSCĐ hữu hình trị giá 30.000.
c. Nhận góp vốn liên doanh bằng TSCĐ hữu hình trị giá
50.000.
d. Tất cả các câu đều sai.
27. Thu bán hàng hóa bằng tiền gửi ngân hàng 13,2tr trong đó
thuế GTGT 10%, trị giá hàng xuất kho 10tr, doanh nghiệp nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ định khoản:
a. Nợ TK 112: 13,2
Có TK 156: 12tr
Có TK 133: 1,2tr
b. Nợ TK 112: 13,2
Có TK 511: 12tr
Có TK 333: 1,2tr
138 
c. Nợ TK 632/ Có TK 156: 10tr
d. Cả b và c.
28. Năm N, tổng doanh thu bán hàng là 156tr. Tổng giá trị hàng
mua trong kỳ là 135tr. Tỷ số giữa lợi nhuận gộp và doanh thu là 30%,
giá trị hàng tồn kho đầu kỳ bằng 10tr, giá trị hàng tồn kho cuối kỳ là:
a. 30tr.
b. 35,8tr.
c. 40tr.
d. Tất cả các câu đều sai.
29. Đầu kì doanh nghiệp còn phải thu của khách hàng số tiền là
200tr. Trong kì doanh thu của doanh nghiệp là 700tr, trong đó thu
ngay bằng tiền 200tr, khách hàng từ trước đã trả 50tr. Giá vốn hàng
bán trong kì là 400tr. Vậy số tiền cần phải thu khách hàng là:
a. 550tr.
b. 650tr
c. 700tr.
d. Tất cả các câu đều sai.
30. Doanh thu: 10.700 tr, hàng hoá tồn kho đầu kì: 2.700 tr,
hàng hoá tồn kho cuối kì: 3.300 tr, mua hàng trong kì: 8.300 tr, chi phí
vận chuyển hàng hoá nhập kho: 500 tr, chi phí vận chuyển hàng hoá
xuất bán: 900 tr, lợi nhuận gộp là:
a. 2.500 tr.
b. 2.700 tr.
c. 4.000 tr.
d. Tất cả các câu đều sai.
5.2.2. Nhận định đúng sai
Nhận định đúng/sai cho các phát biểu dưới đây
1. Nguyên vật liệu có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ
sản xuất kinh doanh, và giá trị của nó được chuyển dịch vào giá trị của
sản phẩm hoàn thành.
2. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, hình dáng nguyên vật
liệu sẽ thay đổi để tạo ra hình dáng của sản phẩm hoàn thành.
3. Giá trị công cụ dụng cụ sử dụng trực tiếp để sản xuất sản
phẩm được ghi nhận vào TK 621.
4. Chi phí vận chuyển khi mua nguyên vật liệu luôn được ghi
nhận vào TK 152.
5. Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà
139 
doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm của
doanh nghiệp
6. Chi phí vận chuyển hàng bán được ghi nhận vào TK 641.
7. Khi thanh lý hay nhượng bán TSCĐ, kế toán phải ghi giảm
TSCĐ theo giá trị còn lại.
8. Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất gắn liền với một kết
quả sản xuất nhất định.
9. Tất cả TSCĐ đều được trích khấu hao tính vào chi phí.
10. Thời điểm phân bổ giá trị lần 2 của CCDC thuộc loại phân
bổ 2 lần là tháng sau.
11. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các khoản chi phí về
nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ được sử dụng cho hoạt động
của phân xưởng sản xuất.
12. Chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương phải trả cho công
nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và các khoản BHXH, BHYT,
BHTN, KPCĐ được trích theo tỷ lệ quy định của công nhân trực tiếp
sản xuất sản phẩm.
13. Khi bán TSCĐ, toàn bộ số tiền được ghi nhận vào TK 511.
14. Chi phí khấu hao tài sản cố định hữu hình dùng trực tiếp sản
xuất sản phẩm, được tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
15. Doanh thu bán hàng là số tiền doanh nghiệp nhận được hoặc
sẽ nhận được từ việc bán hàng hóa, thành phẩm hay cung cấp dịch vụ.
16. Trường hợp doanh nghiệp kê khai và tính thuế giá trị gia
tăng theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng được ghi nhận là
giá bán bao gồm cả thuế GTGT.
17. Trường hợp doanh nghiệp kê khai và tính thuế giá trị gia
tăng theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng được ghi nhận là
giá bán chưa thuế GTGT.
18. Doanh thu thuần là tổng doanh thu bán hàng trừ cho các
khoản giảm trừ doanh thu.
19. Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm,
hàng hóa bán ra.
20. Lợi nhuận gộp là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng,
cung cấp cấp dịch vụ và giá vốn hàng bán.

140 
5.2.3. Bài tập
Bài 5.1:
Tại một doanh nghiệp kê khai thường xuyên, tính thuế giá trị gia
tăng theo phương pháp khấu trừ, có tình hình về vật liệu chính trong
tháng 10/X:
- Tồn kho đầu tháng: 400 kg vật liệu chính, đơn giá 15.000 đ/kg
- Tình hình nhập, xuất vật liệu chính trong tháng như sau:
1. Ngày 5/10: nhập kho 600 kg, đơn giá chưa thuế 15.500 đ/kg,
thuế GTGT 10%, chưa trả tiền người bán.
2. Ngày 10/10: xuất dùng cho sản xuất sản phẩm 500kg dùng
để trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ trên, cho biết doanh nghiệp
tính giá xuất theo phương pháp FIFO.
Bài 5.2:
Tại một công ty kê khai thường xuyên, tính thuế giá trị gia tăng
theo phương pháp khấu trừ, có tài liệu về nguyên vật liệu trong tháng
6/X như sau:
- Số dư đầu tháng 6/X (ĐVT: đồng):
o Tài khoản 152: 2.880.000 (1.800 kg)
o Các tài khoản khác có số dư hợp lý
- Tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu trong tháng 6/X như sau:
1. Ngày1/6, nhập kho 2.000 kg vật liệu, giá mua chưa có thuế
GTGT là: 1.800 đ/kg, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền gởi ngân
hàng. Chi phí vận chuyển chưa có thuế GTGT 10% là 100.000đ đã trả
bằng tiền mặt.
2. Ngày 10/6, xuất 2.500 kg vật liệu để sản xuất sản phẩm, 100
kg vật liệu dùng để quản lý sản xuất.
3. Ngày 20/6, nhập kho 1.200kg vật liệu, giá mua chưa có thuế
1.700đ/kg, thuế GTGT 10%, chưa trả tiền cho người bán. Chi phí phí
bốc dỡ chi trả bằng tiền tạm ứng là 60.000đ.
4. Ngày 25/6, xuất vật liệu 700 kg dùng trực tiếp để sản xuất
sản phẩm.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ trên (Cho biết doanh nghiệp
tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ).
141 
Bài 5.3: Doanh nghiệp kê khai thường xuyên, kê khai và tính
thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1- Nhập kho CCDC có giá mua chưa thuế là 2.500.000, thuế
GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận
chuyển trả bằng tiền mặt là 200.000.
2- Xuất kho CCDC sử dụng tại bộ phận bán hàng, có giá trị xuất
kho là 500.000đ.
3- Xuất kho CCDC trị giá 5.000.000đ sử dụng tại phân xưởng
sản xuất, được phân bổ trong 5 tháng.
Yêu cầu: Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Bài 5.4: Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại một DN
như sau:
1- Tính lương và các khoản phải trả trong tháng cho các bộ
phận: công nhân trực tiếp sản xuất 20.000.000đ, nhân viên quản lý
phân xưởng: 5.000.000đ, bộ phận bán hàng 20.000.000đ, bộ phận
quản lý doanh nghiệp 40.000.000đ.
2- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định hiện
hành.
3- Tiền tạm ứng còn thừa được khấu trừ lương: 600.000đ
4- Chi tiền mặt thanh toán lương và các khoản khác còn lại cho
nhân viên.
Yêu cầu: Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Bài 5.5: Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên, tổ chức sản xuất một loại sản phẩm có các
tài liệu (ĐVT: đồng):
- Số dư đầu tháng của TK 154: 300.000
- Tình hình phát sinh trong tháng:
1. Xuất kho vật liệu trị giá 15.000.000 dùng để: sản xuất sản
phẩm 14.500.000, phục vụ ở phân xưởng sản xuất 500.000.
2. Tiền lương phải thanh toán cho công nhân sản xuất sản phẩm
3.000.000, nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất: 1.500.000.
3. Trích BHXH, BHYT, BHTN, và KPCĐ theo tỷ lệ quy định
hiện hành.
4. Khấu hao TSCĐ tính cho phân xưởng sản xuất là 400.000.
142 
5. Chi phí khác bằng tiền mặt phát sinh tại phân xưởng là
500.000
6. Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung sang tài khoản 154 “Chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
7. Nhập kho 500 sản phẩm hoàn thành, biết rằng chi phí sản
xuất dở dang cuối tháng là 355.000.
Yêu cầu: Định khoản và ghi vào tài khoản chữ T các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh trong tháng. Xác định giá thành đơn vị sản phẩm.
Bài 5.6: Doanh nghiệp T&D hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên, kê khai và nộp thuế giá trị gia
tăng theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh sau (ĐVT: đồng):
1. Xuất thành phẩm bán thu bằng tiền gởi ngân hàng với giá
bán chưa thuế GTGT là 52.000.000, thuế GTGT 10%, biết giá xuất
kho thành phẩm là 21.200.000.
2. Tiền lương phải trả cho bộ phận bán hàng 8.000.000, bộ
phận quản lý doanh nghiệp 12.500.000
3. Trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo tỷ lệ quy định
hiện hành.
4. Chi phí khấu hao TSCĐ tính cho bộ phận bán hàng 500.000,
bộ phận quản lý doanh nghiệp 400.000.
5. Chi phí khác bằng tiền mặt phát sinh tại bộ phận bán hàng
500.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp 1.000.000.
6. Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định kết quả
tiêu thụ trong tháng, biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phản ảnh
vào sơ đồ chữ T.
Bài 5.7:
Tại một DN sản xuất kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ, trong tháng 1/X có thông tin được tổng hợp trong bảng sau:
(ĐVT: 1.000đ)
TỔNG PHÁT SINH
TK SDĐK SDCK
NỢ CÓ

143 
TỔNG PHÁT SINH
TK SDĐK SDCK
NỢ CÓ
621 25.000 1.000
622 12.300
627 9.100
Yêu cầu: Thực hiện bút toán kết chuyển CPSX, tính giá thành
và giá thành đơn vị sản phẩm A nhập kho. Biết rằng:
- CPSX dở dang đầu kỳ: 200.000đ, CPSX dở dang cuối kỳ:
500.000 đ.
- Trong kỳ sản xuất được 500 sản phẩm A.
Bài 5.8: Doanh nghiệp kê khai thường xuyên, kê khai và tính
thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Có số liệu vật liệu tồn
kho đầu tháng: Vật liệu chính: 600 kg, giá thực tế 43.000đ/kg; Vật liệu
phụ: 100kg giá thực tế 32.000đ/kg
Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Mua vật liệu chính của người bán A với số lượng 200kg, đơn
giá 43.500đ/kg, thuế GTGT 10%, hàng đã nhập đủ về kho, chưa thanh
toán tiền. Chi phí vận chuyển và bốc vác số hàng này trả bằng tiền mặt
100.000đ.
2. Xuất 280 kg vật liệu chính cho phân xưởng sản xuất để chế
tạo sản phẩm.
3. Chi tiền mặt trả tiền cho người bán ở nghiệp vụ 1.
4. Xuất vật liệu phụ cho phân xưởng sản xuất: 30kg để chế tạo
sản phẩm và 15 kg để phục vụ quản lý phân xưởng.
5. Mua vật liệu của người bán B chưa thanh toán tiền: 200kg
vật liệu chính, đơn giá vật liệu chính chưa thuế 44.000đ/kg, thuế
GTGT 10%, và 50kg vật liệu phụ, đơn giá vật liệu phụ chưa thuế
32.400đ/kg, thuế GTGT 10%; hàng đã về nhập kho.
6. Xuất 35kg vật liệu phụ cho bộ phận bán hàng
7. Xuất 200kg vật liệu chính để chế tạo sản phẩm.
8. Xuất 40kg vật liệu phụ cho bộ phận quản lý DN.
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế trên, cho biết doanh
nghiệp tính giá theo phương pháp FIFO.
144 
Bài 5.9: Tại một DN sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, kê khai nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên, trong tháng 1/X tổng phát sinh
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí
sản xuất chung lần lượt như sau (đơn vị tính 1.000đ):
621 622 627

….. ……. …
100.000 25.000
20.000

Yêu cầu: Kết chuyển chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm. Biết rằng: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 1.000 ngàn đồng,
chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ 10.000 ngàn đồng. Cuối kỳ hoàn
thành nhập kho 900 sản phẩm, còn 100 sản phẩm dở dang.
Bài 5.10: Tại một doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,
kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 1/X
doanh thu, chi phí phát sinh trong kỳ được tập hợp lại như sau:
(ĐVT: 1.000đ)
TỔNG PHÁT SINH
TK SDĐK SDCK
NỢ CÓ
511 500.000
632 450.000
641 7.000
642 3.000
621 25.000
622 12.300
627 9.100
Yêu cầu:
- Tính giá thành sản phẩm nhập kho. Biết rằng chi phí sản xuất
dở dang đầu kỳ: 200 ngàn đồng, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ 500
ngàn đồng.
145 
- Thực hiện bút toán kết chuyển tổng hợp chi phí, nhập kho
thành phẩm.
- Thực hiện bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định
kết quả kinh doanh (thuế suất thuế TNDN 22%).
- Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Bài 5.11: Số liệu cuối kỳ của các tài khoản tại một công ty được
tổng hợp như sau
(ĐVT: triệu đồng)
Tài khoản Tổng số phát sinh
Nợ Có
511 5 500
521 10
531 5
632 400
641 20
642 30
Yêu cầu:
o Kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định kết quả kinh
doanh (thuế suất thuế TNDN 22%).
o Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Bài 5.12: Doanh nghiệp Thương mại ABC hạch toán hàng tồn
kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, thuộc đối tượng nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tính giá xuất kho theo phương
pháp bình quân gia quyền. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh:
1. Mua 60.000 sản phẩm A theo giá mua chưa thuế 21.000đ/sp,
thuế GTGT 10%, hàng đã nhập kho và đã trả cho người bán bằng tiền
gởi ngân hàng 960 triệu, số còn lại nợ người bán.
2. Mua 90.000 sản phẩm B theo giá mua chưa thuế 11.000đ/sp,
thuế GTGT 10%, trả bằng tiền gởi ngân hàng 789 triệu, số còn lại trả
bằng tiền mặt
3. Xuất bán 65.000 sản phẩm A theo giá bán chưa thuế
146 
30.000đ/sp, thuế GTGT 10%, đã thu bằng tiền gởi ngân hàng 1.500
triệu, tiền mặt 400 triệu, số còn lại người mua nợ.
4. Xuất bán 100.000 sản phẩm B theo giá bán chưa thuế
14.000đ/sp, thuế GTGT 10%, đã thu bằng tiền gởi ngân hàng 1.240
triệu, còn lại thu bằng tiền mặt.
5. Trả nợ người bán ở nghiệp vụ 1 bằng tiền gởi ngân hàng.
6. Tiền lương phải trả tháng này:
+ Nhân viên bộ phận bán hàng: 160 triệu
+ Nhân viên bộ phận QLDN: 60 triệu.
7. Các khoản trích theo tiền lương tính theo qui định hiện hành.
8. Nợ tạm ứng chi không hết trừ vào lương tháng này 10 triệu.
9. Phân bổ công cụ, dụng cụ kỳ này (phân bổ 10 kỳ):
+ Bộ phận bán hàng: 17 triệu
+ Bộ phận QLDN: 3 triệu.
10. Khấu hao tài sản cố định phân bổ:
+ Bộ phận bán hàng: 85 triệu
+ Bộ phận QLDN: 65 triệu.
11. Chi quảng cáo theo trị giá mua dịch vụ chưa thuế 40 triệu,
thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền tạm ứng.
12. Chi phí điện, nước... phải trả theo trị giá mua chưa thuế 70
triệu, thuế GTGT 10%, phân bổ:
+ Bộ phận bán hàng: 50 triệu
+ Bộ phận QLDN: 20 triệu
13. Chi phí bằng tiền khác (tiền mặt) phân bổ:
+ Bộ phận bán hàng: 13 triệu
+ Bộ phận QLDN: 30,7 triệu
14. Thanh toán lương tháng này cho công nhân viên bằng tiền
mặt
15. Cuối kỳ, kế toán xác định kết quả kinh doanh. Biết rằng,
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%
Tài liệu bổ sung: Số dư đầu kỳ hàng hóa tồn kho:
+ Sản phẩm A: 70.000 SP trị giá 1.483 triệu
+ Sản phẩm B: 80.000 SP trị giá 897 triệu.
147 
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên
Bài 5.13: Tại một DN sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, kê khai
nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho
theo phương pháp kê khai thường xuyên, trong tháng 1/X có các tài
liệu tập hợp được như sau:
1. Nhập kho vật liệu chưa trả tiền cho người bán, giá mua chưa
thuế 150.000.000đ, thuế GTGT là 15.000.000đ. Chi phí vận chuyển
bốc đỡ được trả bằng tiền mặt là 800.000đ.
2. Xuất 6.000 kg nguyên vật liệu, đơn giá xuất kho 8.000đ/kg
dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm A.
3. Tiền lương phải trả:
+ Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A: 10.000.000đ;
+ Phục vụ ở phân xưởng: 5.000.000đ
+ Hoạt động bán hàng: 15.000.000đ
+ Quản lý doanh nghiệp: 20.000.000đ
4. Doanh nghiệp trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ
qui định.
5. Khấu hao TSCĐ 19.850.000đ, phân bổ vào chi phí sản xuất
chung 9.850.000đ, chi phí bán hàng 2.500.000đ, chi phí quản lý doanh
nghiệp 7.500.000đ.
6. Nhập kho 1.000 sản phẩm A đã sản xuất hoàn thành trong
tháng. Biết rằng chi phí sản xuất dở dang đầu tháng là 400.000đ, chi
phí sản xuất dở dang cuối tháng là 700.000đ.
7. Xuất kho 800 Sp A tiêu thụ trực tiếp. Giá bán chưa thuế
GTGT 150.000đ/sp, thuế GTGT là 10%, khách hàng chưa thanh toán
tiền.
Yêu cầu:
1. Tính toán, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong
tháng.
2. Xác định kết quả kinh doanh cuối tháng. Biết rằng thuế suất
thuế TNDN là 22%.
Bài 5.14: Tại một doanh nghiệp sản xuất, kê khai nộp thuế giá
trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn
kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, trong kỳ có các nghiệp

148 
vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Chi tiền mặt thanh toán lương cho người lao động 10.000.000đ.
2. Trích khấu hao tài sản cố định tính vào chi phí sản xuất
chung 4.000.000đ, chi phí bán hàng 1.000.000đ, chi phí quản lý doanh
nghiệp 1.500.000đ.
3. Tính lương phải trả cho:
 Công nhân trực tiếp sản xuất 20.000.000đ
 Nhân viên phục vụ, quản lý phân xưởng 5.000.000đ
 Nhân viên bán hàng 10.000.000đ
 Nhân viên quản lý doanh nghiệp 25.000.000đ
4. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
5. Xuất kho 6.000 kg nguyên vật liệu, đơn giá xuất kho
12.000đ/kg, trong đó dùng cho:
 Sản xuất sản phẩm 5.000 kg
 Phân xưởng, không trực tiếp sản xuất 500 kg
 Bộ phận bán hàng 300 kg
 Bộ phận quản lý doanh nghiệp 200 kg
6. Nhập kho 1.000 sản phẩm hoàn thành. Biết rằng:
 Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ là 1.315.000đ.
 Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ là 965.000đ
7. Xuất kho 900 sản phẩm tiêu thụ trực tiếp, giá bán chưa thuế
150.000đ/sản phẩm, thuế GTGT 10%, người mua chưa thanh toán.
8. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển doanh thu, chi phí xác định kết
quả kinh doanh. Biết rằng thuế suất thuế TNDN 22%
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ
2. Phản ảnh lên tài khoản chữ T các tài khoản 621, 622, 627 và
154
Bài 5.15: Tại một doanh nghiệp thương mại, kê khai nộp thuế
giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng
tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, trong tháng 05/X, có
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Mua hàng hóa nhập kho chưa thanh toán cho người bán, giá

149 
mua chưa thuế là 500 triệu đồng, thuế GTGT 10%.
2. Xuất công cụ, dụng cụ dùng cho bộ phận bán hàng 1 triệu đồng.
3. Trích khấu hao tài sản cố định tính vào chi phí bán hàng 5,5
triệu đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp 2 triệu đồng.
4. Tính lương phải trả cho
 Nhân viên bán hàng 10 triệu đồng
 Nhân viên quản lý doanh nghiệp 20 triệu đồng
5. Tính BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
6. Chuyển khoản tiền gửi ngân hàng thanh toán nợ người bán
40 triệu đồng.
7. Xuất kho hàng hóa tiêu thụ trực tiếp, giá xuất kho 400 triệu
đồng, giá bán chưa thuế 500 triệu đồng, thuế suất thuế GTGT 10%,
người mua thanh toán một nửa bằng tiền gởi ngân hàng, nửa còn lại
chưa thanh toán.
8. Chi tiền mặt thanh toán hết lương còn phải trả cho người lao
động. Biết rằng, số dư có đầu kỳ của TK 334 là 5 triệu đồng.
9. Kết chuyển doanh thu, chi phí xác định kết quả kinh doanh.
Biết rằng thuế suất thuế TNDN 22%.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bài 5.16: Tại một doanh nghiệp sản xuất, kê khai nộp thuế giá
trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá xuất kho theo phưong
pháp bình quân gia quyền liên hoàn, có bảng cân đối kế toán ngày
30/4/X như sau:
ĐVT: Đồng
TÀI SẢN SỐ TIỀN NGUỒN VỐN SỐ TIỀN
A. TÀI SẢN NGẮN
378.000.000 C. NỢ PHẢI TRẢ 233.000.000
HẠN
Tiền mặt 50.000.000 Phải trả người bán 90.000.000
Tiền gửi ngân hàng 100.000.000 Khách hàng trả trước tiền 35.000.000
Phải thu cho khách
60.000.000 Phải trả người lao động 28.000.000
hàng
Thuế phải nộp cho nhà
Tạm ứng 10.000.000 10.000.000
nước
Nguyên liệu, vật liệu 150.000.000 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 70.000.000
150 
TÀI SẢN SỐ TIỀN NGUỒN VỐN SỐ TIỀN
Công cụ dụng cụ 5.000.000
Chi phí SX, KD dở
3.000.000
dang
B. TÀI SẢN DÀI
800.000.000 D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 945.000.000
HẠN
Tài sản cố định hữu
1.000.000.000 Vốn chủ sở hữu 900.000.000
hình
Hao mòn TSCĐ (200.000.000) Lợi nhuận chưa phân phối 45.000.000
1.178.000.00
Tổng cộng tài sản 1.178.000.000 Tổng cộng nguồn vốn
0
Trong tháng 05/X, có một số các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
sau (ĐTV: đồng):
1. Tính lương phải trả cho
- Công nhân trực tiếp sản xuất 40.000.000
- Nhân viên phục vụ, quản lý phân xưởng 10.000.000
- Bộ phận bán hàng 10.000.000
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp 30.000.000
2. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định.
3. Xuất kho 8.500 kg nguyên vật liệu với đơn giá xuất kho
15.000đ/kg, trong đó dùng cho:
- Sản xuất sản phẩm 8.000 kg
- Phân xưởng, không trực tiếp sản xuất 500 kg
4. Chi tiền mặt ứng trước cho người bán công cụ dụng cụ là
4.000.000.
5. Cổ đông góp thêm vốn kinh doanh cho doanh nghiệp bằng 20
bộ máy vi tính để bàn với trị giá 180.000.000.
6. Trích khấu hao tài sản cố định tính vào chi phí sản xuất
chung 6.000.000, bộ phận bán hàng 200.000, bộ phận quản lý doanh
nghiệp 1.500.000.
7. Tiền điện phải trả chưa thuế GTGT được phân bổ cho bộ
phận sản xuất 2.500.000, bộ phận bán hàng 2.000.000, bộ phận quản
lý doanh nghiệp 3.000.000, thuế GTGT 10%.
8. Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp và chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm.
151 
9. Nhập kho 8.000 sản phẩm hoàn thành. Biết rằng 2.000 sản
phẩm dở dang cuối kỳ có trị giá là 24.800.000.
10. Thanh toán toàn bộ cho người lao động thông qua thẻ ATM.
11. Xuất bán toàn bộ sản phẩm với trị giá bán chưa thuế GTGT
là 250.000.000, thuế GTGT 10%, khách hàng thanh toán bằng chuyển
khoản 200.000.000, số còn lại nợ.
12. Kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định kết quả kinh
doanh, doanh nghiệp đã tạm tính thuế TNDN theo thuế suất 22%.
Yêu cầu:
- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.
- Phản ảnh lên tài khoản chữ T các tài khoản có liên quan đến
giá thành.
- Phản ảnh lên tài khoản chữ T các tài khoản có liên quan đến
xác định kết quả kinh doanh.
- Lập bảng cân đối kế toán cuối tháng 5/X
Bài 5.17: Tại một doanh nghiệp kê khai thường xuyên, kê khai
và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, tính giá hàng
tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền, có số dư đầu tháng
6/N của các tài khoản như sau (ĐVT: Đồng)
+ TK 111: 100.000.000
+ TK 112: 400.000.000
+ TK 131: 60.000.000 (dư nợ)
Chi tiết: Khách hàng E: 80.000.000 (dư nợ), Khách hàng D:
20.000.000 (dư có)
+ TK 152: 15.000.000 (chi tiết: 100 kg vật liệu)
+ TK 154: 1.500.000
+ TK 211: 500.000.000
+ TK 214: 100.000.000
+ TK 311: 80.000.000
+ TK 331: 70.000.000 (dư có)
Chi tiết: Người bán X: 80.000.000 (dư có), Người bán Y:
10.000.000 (dư nợ)
+ TK 334: 15.000.000 (dư có)
152 
+ TK 411: 800.000.000
+ TK 421: x
Trong tháng 6/N, có một số các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
sau (ĐTV: đồng):
1. Mua 400 kg vật liệu của người bán Y, nhập kho đủ, đơn giá
chưa thuế 150.000đ/kg, thuế GTGT 10%, chuyển khoản thanh toán
toàn bộ số tiền hàng còn nợ người bán Y. Chi phí vận chuyển trả bằng
tiền mặt 300.000đ.
2. Xuất kho vật liệu dùng cho sản xuất: 150kg, dùng cho quản
lý phân xưởng 20kg.
3. Mua công cụ dùng ngay cho phân xưởng 300.000đ trả bằng
tiền mặt.
4. Tiền điện phải trả chưa thuế được phân bổ cho sản xuất
2.000.000đ, bộ phận bán hàng 1.500.000đ, bộ phận quản lý doanh
nghiệp 3.510.000đ, thuế GTGT 10%.
5. Tiền lương phải trả: công nhân sản xuất 15.000.000đ, nhân
viên phân xưởng 5.500.000đ, bộ phận bán hàng 8.000.000đ, bộ phận
quản lý doanh nghiệp 25.000.000đ.
6. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định.
7. Tính khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng sản xuất
5.600.000đ, bộ phận bán hàng 1.100.000đ, bộ phận quản lý doanh
nghiệp 2.300.000đ.
8. Kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí nhân công trực tiếp, và
chi phí sản xuất chung sang tài khoản 154 để tính giá thành.
9. Nhập kho thành phẩm, biết rằng trị giá sản phẩm dở dang
cuối kỳ là 2.000.000đ, số lượng sản phẩm hoàn thành là 1000 sản
phẩm A.
10. Xuất bán 700 sản phẩm A cho khách hàng D với giá bán
chưa thuế 140.000.000đ, thuế GTGT 10%, khách hàng D đã thanh
toán bằng tiền gởi ngân hàng số tiền còn nợ. Chi phí vận chuyển hàng
bán cho khách hàng D được chi bằng tiền mặt 1.100.000đ (đã có thuế
GTGT 10%).
11. Thanh toán toàn bộ cho người lao động thông qua thẻ ATM.
12. Kết chuyển doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
doanh, cho biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 22%.
153 
Yêu cầu:
- Tìm X và lập bảng cân đối kế toán ngày 1/6/N.
- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.
- Phản ảnh lên tài khoản chữ T các tài khoản có liên quan đến
giá thành.
- Phản ảnh lên tài khoản chữ T các tài khoản có liên quan đến
xác định kết quả kinh doanh.
- Lập bảng cân đối kế toán ngày 30/6/N.
Bài 5.18: Tại một DN sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, kê khai
nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 1/N doanh
thu, chi phí phát sinh trong kỳ được tập hợp lại như sau:
(ĐVT: 1.000Đ)
TỔNG PHÁT SINH
TK SDĐK SDCK
NỢ CÓ
511 20 600.000
632 316.000 2.400
641 14.000
642 6.000 200
621 42.000 2.000
622 23.800
627 16.200
Yêu cầu:
1. Tính giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm A nhập kho. Biết
rằng:
- CPSX dở dang đầu kỳ: 400.000đ, CPSX dở dang cuối kỳ:
1.000.000 đ.
- Trong kỳ sản xuất được 500 sp A hoàn thành nhập kho
2. Định khoản nghiệp vụ:
- Kết chuyển tổng hợp chi phí, nhập kho thành phẩm
- Kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định kết quả kinh doanh.
Biết thuế suất thuế TNDN 22%.
154 
Bài 5.19: Tại một Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên, kê khai và tính thuế giá trị gia
tăng theo phương pháp khấu trừ, sản xuất một loại sản phẩm có các tài
liệu (ĐVT: Ngàn đồng)
- Số dư đầu tháng của TK 154: 300.000
- Tình hình phát sinh trong tháng:
1. Tiền lương phải thanh toán cho công nhân sản xuất sản phẩm
500.000, nhân viên phân xưởng 200.000.
2. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định.
3. Vật liệu xuất dùng trị giá 3.000.000, sử dụng để sản xuất sản
phẩm 2.900.000, phục vụ ở phân xưởng 100.000.
4. Khấu hao TSCĐ tính cho phân xưởng sản xuất 400.000.
5. Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sang tài khoản 154 để tính giá
thành.
6. Hoàn thành 500.000 sản phẩm đã nhập kho thành phẩm. Cho
biết chi phí sản xuất dở dang cuối tháng 133.000.
Yêu cầu: Định khoản và ghi vào tài khoản các tài liệu trên.
Bài 5.20: Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên, kê khai và tính thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ, sản xuất 2 loại sản phẩm A, B có các tài liệu
sau (ĐVT: 1.000Đ)
- Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ của sản phẩm A: 400.000, sản
phẩm B: 250.000
- Tình hình phát sinh trong tháng:
1. Vật liệu xuất kho trị giá 5.000.000, trong đó sử dụng cho sản
xuất sản phẩm A: 3.000.000, sản xuất sản phẩm B: 1.800.000, phục vụ
ở phân xưởng: 200.000.
2. Tiền lương phải thanh toán cho công nhân là 1.200.000,
trong đó công nhân sản xuất sản phẩm A: 600.000, công nhân sản xuất
sản phẩm B: 400.000, nhân viên phân xưởng 200.000.
3. Tính BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định.
4. Khấu hao TSCĐ tính cho phân xưởng sản xuất 500.000.
5. Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sang tài khoản 154 để tính giá
155 
thành, cho biết chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm A, sản
phẩm B theo tỷ lệ với tiền lương công nhân sản xuất.
6. Trong tháng sản xuất hoàn thành 1.000 sản phẩm A và 400
sản phẩm B đã nhập kho thành phẩm. Biết rằng: Chi phí sản xuất dở
dang cuối kỳ của sản phẩm A: 200.000, sản phẩm B: 350.000
Yêu cầu: Định khoản và ghi vào tài khoản các tài liệu trên.
Bài 5.21: Tại một doanh nghiệp sản xuất, kê khai nộp thuế giá
trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên, trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh sau:
1. Chi tiền mặt tạm ứng lương cho người lao động 10.000.000đ.
2. Tính lương phải trả cho:
- Công nhân trực tiếp sản xuất 14.000.000đ
- Nhân viên phục vụ, quản lý phân xưởng 2.000.000đ
- Nhân viên bán hàng 2.500.000đ
- Nhân viên quản lý doanh nghiệp 3.500.000đ
3. Tính BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định.
4. Xuất kho 6.000 kg Nguyên vật liệu, đơn giá xuất kho
12.000đ/kg, trong đó dùng cho:
- Sản xuất sản phẩm 5.000 kg
- Phân xưởng, không trực tiếp sản xuất 500 kg
- Bộ phận bán hàng 300 kg
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp 200 kg
5. Trích khấu hao Tài sản cố định tính vào chi phí sản xuất
chung 4.000.000đ, chi phí bán hàng 1.000.000đ, chi phí quản lý doanh
nghiệp 1.500.000đ.
6. Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sang tài khoản 154 để tính giá
thành
7. Nhập kho 1.000 sản phẩm hoàn thành. Biết rằng:
- Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ là 1.315.000đ.
- Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ là 955.000đ
8. Xuất kho 900 sản phẩm tiêu thụ trực tiếp, giá bán chưa thuế
156 
115.000đ/sản phẩm, thuế GTGT 10%, người mua chưa thanh toán
(không có thành phẩm tồn kho đầu kỳ).
9. Chi tiền mặt thanh toán toàn bộ cho người lao động, biết rằng
TK 334 (dư Có) có số dư đầu kỳ là 20.000.000đ.
10. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển doanh thu, chi phí xác định kết
quả kinh doanh. Biết rằng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 22%.
Yêu cầu:
- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ
- Phản ảnh vào sơ đồ chữ T các tài khoản tập hợp CPSX và tính
giá thành sản phẩm.
Bài 5.22:
Tại một doanh nghiệp thương mại, kê khai nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên, trong tháng 05/N, có các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh sau:
1. Mua hàng hóa nhập kho chưa thanh toán cho người bán, giá
mua chưa thuế 100 triệu đồng, thuế GTGT 10%.
2. Xuất công cụ, dụng cụ dùng cho bộ phận bán hàng 1 triệu
đồng.
3. Trích khấu hao tài sản cố định tính vào chi phí bán hàng 0,5
triệu đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp 1 triệu đồng.
4. Tính lương phải trả cho:
- Nhân viên bán hàng 3 triệu đồng
- Nhân viên quản lý doanh nghiệp 2 triệu đồng
5. Tính BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định
6. Chuyển khoản tiền gửi ngân hàng thanh toán nợ người bán 40
triệu đồng.
7. Xuất kho hàng hóa tiêu thụ trực tiếp, giá xuất kho 80 triệu
đồng, giá bán chưa thuế 90 triệu đồng, thuế suất thuế GTGT 10%,
người mua thanh toán một nửa bẳng tiền mặt, nửa còn lại chưa thanh
toán.
8. Chi tiền mặt thanh toán hết lương còn phải trả cho người lao
động. Biết rằng, số dư có đầu kỳ của TK 334 là 10 triệu đồng.
9. Kết chuyển doanh thu, chi phí xác định kết quả kinh doanh.
157 
Biết rằng thuế suất thuế TNDN 22%.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Vẽ sơ đồ kế tóan xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
3. Lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Bài 5.23: Tại một Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên, kê khai và tính thuế giá trị gia
tăng theo phương pháp khấu trừ, có số liệu trên Bảng cân đối kế toán
ngày 31/12/N như sau:
ĐVT: 1.000 đ
TÀI SẢN Số tiền NGUỒN VỐN Số tiền
1 Tiền mặt 26.000 1 Phải trả cho người 40.000
bán
2 Tiền gởi ngân hàng 95.000 2 Các khoản phải nộp 19.000
NN
3 Phải thu của khách 37.000 3 Phải trả cho CNV 15.000
hàng
4 Tạm ứng 3.500 4 Phải trả phải nộp 3.500
khác
5 Công cụ, dụng cụ 9.500 5 Quỹ khen thưởng 15.000
phúc lợi
6 Hàng hóa 51.000 6 Nguồn vốn kinh 327.500
doanh
7 Tài sản cố định 232.000 7 Quỹ đầu tư phát triển 29.500
8 Ký quỹ, ký cược dài 50.000 8 Lãi chưa phân phối 54.500
hạn
Tổng cộng 504.000 Tổng cộng 504.000
Trong tháng 01/N+1 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: (ĐVT:
Đồng)
1. Mua nhập kho hàng hóa trị giá chưa thuế 13.600.000, thuế
GTGT 10%, đã trả bằng tiền mặt 9.800.000, số còn lại thiếu nợ lại
người bán.
2. Vay ngắn hạn để trả nợ cho người bán 12.000.000 và trả nợ
các khoản phải trả khác 2.100.000.
3. Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt 5.000.000.
4. Chi tiền mặt trả lương cho công nhân viên 15.000.000.
5. Rút tiền gởi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 50.000.000.
158 
6. Nhập kho một số công cụ trị giá chưa thuế 7.300.000, thuế
GTGT 10%, chưa thanh toán tiền cho người bán.
7. Nhà nước cấp cho doanh nghiệp một TSCĐ hữu hình trị giá
30.000.000.
8. Dùng lãi bổ sung quỹ đầu tư phát triển 5.000.000 và quỹ
khen thưởng, phúc lợi 8.000.000.
9. Doanh nghiệp dùng tiền gởi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn
8.000.000 và thanh toán các khoản với nhà nước 5.400.000.
10. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên 14.000.000 để mua phụ
tùng thay thế.
11. Xuất kho để bán, giá xuất kho 15.000.000, giá bán
20.000.000. Người mua đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng
12. Chi tiền mặt trả chi phí điện, nước phát sinh tại bộ phận bán
hàng 1.000.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp 2.000.000
13. Lương phải trả cho nhân viên bán hàng 12.000.000, nhân
viên quản lý doanh nghiệp 10.000.000
14. Kế toán kết chuyển doanh thu, chi phí xác định kết quả kinh
doanh. Biết rằng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là
22%.
Yêu cầu:
- Lập định khoản và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
vào sơ đồ tài khoản chữ T.
- Lập bảng cân đối tài khoản ngày 31/01/N+1
- Lập bảng cân đối kế toán ngày 31/01/N+1.
- Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 1 năm N+1
- Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ tháng 1 năm N+1

159 
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ CHƯƠNG 5
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án a c d c a a a b c c
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án c d d b b d c c a d
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án b b b b b c d b b a

Đáp án câu hỏi đúng/sai


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án Đ Đ S S Đ Đ S Đ S S
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án S S S S Đ S S Đ Đ S

Đáp án bài tập có lời giải


Bài 5.1:
1) Nợ TK 152: 9.300.000 (= 600 × 15.500)
Nợ TK 133: 930.000 (= 9.300.000 × 10%)
Có TK 331: 10.230.000
2) Nợ TK 621: 7.550.000
Có TK 152: 7.550.000 (= 400×15.000+100×15.500)
Bài 5.2:
1) a. Giá mua
Nợ TK 152: 3.600.000 (= 2.000 × 1.800)
Nợ TK 133: 360.000 (= 3.600.000 × 20%)
Có TK 112: 3.960.000
b. Chi phí vận chuyển
Nợ TK 152: 100.000
Nợ TK 133: 10.000 (= 100.000 × 10%)
Có TK 111: 110.000
 Giá thực tế vật liệu nhập kho = 3.600.000 + 100.000

160 
= 3.700.000 (đ)
3) a. Giá mua theo hóa đơn
Nợ TK 152: 2.040.000 (= 1.200 × 1.700)
Nợ TK 133: 204.000 (= 2.040.000 × 10
Có TK 331: 2.244.000
b. Chi phí vận chuyển
Nợ TK 152: 60.000
Có TK 141: 60.000
 Giá thực tế vật liệu nhập kho:
2.040.000 + 60.000 = 2.100.000 (đ)
Vào cuối tháng kế toán tính đơn giá bình quân của vật liệu:
2.880.000 + 3.700.000 + 2.100.000
= 1.736 (đ/kg)
1.800 + 2.000 + 1.200
Sau đó tính trị giá xuất kho và định khoản:
2) Nợ TK 621: 4.340.000
Có TK 152: 4.340.000 (= 1.736 × 2.500)
4) Nợ TK 621: 1.215.200
Có TK 152: 1.215.200 (= 1.736 × 700)
Bài 5.3
1) a. Giá mua theo hóa đơn
Nợ TK 153: 2.500.000
Nợ TK 133: 250.000
Có TK 112: 2.750.000
b. Chi phí vận chuyển
Nợ TK 153: 200.000
Có TK 111: 200.000
 Giá thực tế CCDC nhập kho: 2.700.000 (đ)
2) Nợ TK 641: 500.000
Có TK 153: 500.000
3) a. Ghi nhận toàn bộ giá trị CCDC xuất dùng vào tài khoản
chi phí trả trước

161 
Nợ TK 242: 5.000.000
Có TK 153: 5.000.000
b. Phân bổ chi phí sử dụng CCDC cho kỳ này
Nợ TK 627: 1.000.000
Có TK 242: 1.000.000 (= 5.000.000 / 5)
Bài 5.4
1. Nợ TK 622: 20
Nợ TK 627: 5
Nợ TK 641: 20
Nợ TK 642: 40
Có TK 334: 85
2. Nợ TK 622: 4,7 (= 20 × 23.5%)
Nợ TK 627: 1,128 (= 5 × 23.5%))
Nợ TK 641: 4,7 (= 20 × 23.5%))
Nợ TK 642: 9,4 (= 40 × 23.5%))
Nợ TK 334: 8,925 (= 85 × 10,5%)
Có TK 338: 28,853 (= 85 × 34%)
3. Nợ TK 334: 0,6
Có TK 141: 0,6
4. Nợ TK 334: 75,475
Có TK 111: 75,475 (= 85 – 8,925 – 0,6)
Bài 5.5:
1. Nợ TK 621: 14.500.000
Nợ TK 627: 500.000
Có TK 152: 15.000.000
2. Nợ TK 622: 3.000.000
Nợ TK 627: 1.500.000
Có TK 334: 4.500.000
3. Nợ TK 622: 705.000 (= 3.000.000 × 23.5%)
Nợ TK 627: 352.500 (= 1.500.000 × 23.5%)
Nợ TK 334: 472.500 (= 4.500.000 × 10,5%)
Có TK 338: 1.530.000 (= 4.500.000 x 34%)
162 
Chi tiết: Có TK 3382: 90.000 (= 4.500.000 × 2%)
Có TK 3383: 1.147.500 (=4.500.000 × 25,5%)
Có TK 3384: 202.500 (= 4.500.000 × 4,5%)
Có TK 3386: 90.000 (= 4.500.000 × 2%)
4. Nợ TK 627: 400.000
Có TK 214: 400.000
5. Nợ TK 627: 500.000
Có TK 111: 500.000
6. Nợ TK 154: 21.457.500
Có TK 621: 14.500.000
Có TK 622: 3.705.000
Có TK 627: 3.252.500
7. Giá thành sản phẩm hoàn thành:
300.000 + 21.457.500 – 355.000 = 21.402.500
21.402.500
 Giá thành đơn vị sản phẩm: = 42.805 (đ/sp)
500
Nhập kho thành phẩm:
Nợ TK 155: 21.402.500
Có TK 154: 21.402.500
Phản ảnh vào sơ đồ chữ T:

163 
621 154
(152) 14.500
14.500 300 155
14.500 21.402,5
14.500 14.500 21.402,5
622

(334) 3.000 3.705 3.705


(338) 705
3.705 3.705

627

(152) 500
(334) 1.500
3.252,5 3.252,5
338) 352,5
(214) 400
(111) 500
21.457,5 21.402,5

355

3.252,5 3.252,5

Bài 5.6:
1. a. Ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 112: 57.200.000
Có TK 511: 52.000.000
Có TK 3331: 5.200.000
b. Ghi nhận giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: 21.200.000
Có TK 155: 21.200.000
2. Nợ TK 641: 8.000.000

164 
Nợ TK 642: 12.500.000
Có TK 334: 20.500.000
3. Nợ TK 641: 1.880.000 (= 8.000.000 x 23,5%)
Nợ TK 642: 2.937.500 (= 12.500.000 x 23,5%)
Nợ TK 334: 2.152.500 (= 20.500.000 x 10,5%)
Có TK 338: 6.970.000 (= 20.500.000 x 34%)
Chi tiết: Có TK 3382: 410.000 (=20.500.000 × 2%)
Có TK 3383: 5.227.500 (=20.500.000 × 25,5%)
Có TK 3384: 922.500 (=20.500.000 × 4,5%)
Có TK 3389: 410.000 (=20.500.000 × 2%)
4. Nợ TK 641: 500.000
Nợ TK 642: 400.000
Có TK 214: 900.000
5. Nợ TK 641: 500.000
Nợ TK 642: 1.000.000
Có TK 111: 1.500.000
6. Xác định kết quả kinh doanh
a. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán
hàng, và chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh
doanh:
Nợ TK 911: 48.917.500
Có TK 632: 21.200.000
Có TK 641: 10.880.000
Có TK 642: 16.837.500
b. Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả kinh
doanh:
Nợ TK 511: 52.000.000
Có TK 911: 52.000.000
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
20% x (52.000.000 – 48.917.500) = 616.500
c. Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp:
Nợ TK 821: 616.500

165 
Có TK 3334: 616.500
d. Kết chuyển chi phí thuế TNDN sang tài khoản 911 để xác
định lợi nhuận sau thuế:
Nợ TK 911: 616.500
Có TK 821: 616.500

Lợi nhuận sau thuế:


52.000.000 – 48.917.500 – 616.500
= 2.466.000 > 0: Lãi
e. Kết chuyển lãi sau thuế thu nhập doanh nghiệp:
Nợ TK 911: 2.466.000
Có TK 421: 2.466.000
Phản ảnh vào sơ đồ chữ T:

166 
911
632
(155) 21.200 21.200 21.200 511

(155) 21.200 21.200 52.000 52.000 52.000

641 52.000 52.000

(334) 8.000
(338) 1.880 10.880 10.880
(214) 500
(111) 500

10.880 10.880

642

(334) 12.500
(338) 2.937,5
(214) 400
(111) 1.000 16.837, 16.837,
5 5
16.837,5 16.837,
5
821

616,5 616,5 616,5


616,5 616,5

421

2.466 2.466

52.000 52.000

167 
Giải bài 5.7:
1. Kết chuyển chi phí sản xuất:
Nợ TK 154: 45.400
Có TK 621: 24.000
Có TK 622: 12.300
Có TK 627: 8.200
2. Tính giá thành sản phẩm hoàn thành:
200 + 45.400 – 500 = 45.100 (Ngđ)
Giá thành đơn vị sản phẩm: 45.100 / 500 = 90,2 (Ngđ/sp)
3. Nhập kho thành phẩm:
Nợ TK 155: 45.100
Có TK 154: 45.100

168 
CHƯƠNG 6
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

6.1. TÓM TẮT


6.1.1. Mục đích
- Trình bày khái niệm, ý nghĩa và cách phân loại của chứng từ
kế toán qua đó biết được phương pháp lập và ghi chứng từ, số lượng
các biểu mẫu chứng từ đã được Nhà nước quy định.
- Trình bày nguyên tắc luân chuyển, bảo quản lưu trữ của các
loại chứng từ kế toán.
- Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với việc quan sát, đi đến
biết trình bày, lập và luân chuyển chứng từ kế toán.
6.1.2. Yêu cầu
- Hướng dẫn sinh viên trình bày được cách lập cũng như thủ tục
cần thiết liên quan đến các chứng từ kế toán và trình tự xử lý và luân
chuyển chứng từ kế toán.
6.1.3. GIỚI THIỆU VỀ CHỨNG TỪ CỦA MỘT SỐ PHẦN
HÀNH KẾ TOÁN
6.1.3.1. Kế toán tiền mặt
A/ Giới thiệu chứng từ kế toán
+ Chứng từ kế toán trực tiếp:
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- Chứng từ ghi sổ
+ Chứng từ kế toán liên quan khác:
- Khế ước vay
- Giấy đề nghị tạm ứng
- Giấy lĩnh tiền mặt
- Ủy nhiệm chi
- Các chứng từ kế toán liên quan khác.
B/. Trình tự lập và luân chuyển chứng từ
- Giới thiệu và giải thích trình tự luân chuyển, xử lý chứng từ
169 
thu tiền mặt
- Giới thiệu và giải thích trình tự luân chuyển, xử lý chứng từ
vay ngân hàng bằng tiền mặt
- Giới thiệu và giải thích trình tự luân chuyển, xử lý chứng từ
chi tiền mặt.
SƠ ĐỒ XỬ LÝ VÀ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ THU
TIỀN MẶT
Người nộp Kế toán Kế toán Kế toán liên
Thủ quỹ
tiền tiền mặt trưởng quan

Bắt đầu

A
(4)
(1) (2)

viết Duyệt - ký 2,3


Tiền 3 3
Phiếu thu
Phiếu thu Phiếu thu
(3 liê )
(3)

(5) Thu tiền


3 Ký nhận

Phiếu thu

(5)

Nộp tiền

2,3 2,3
(6)
Phiếu thu
Phiếu thu

(7) 2
2 (8)
Phiếu thu 2 Phiếu thu
(10)
(9) Phiếu thu

Ghi sổ kế (11) (7)


(12)
toán tiền mặt
Ghi sổ kế toán
Ghi sổ quỹ
Lưu C.từ B liên quan

170 
Ghi chú:
- Thủ quỹ có thể lập thêm "biên lai thu tiền" (2 liên) - một liên
lưu; còn một liên giao cho người nộp tiền.
- Trường hợp sử dụng phần mềm kế toán, trình tự xử lý, luân
chuyển chứng từ chỉ khác ở khâu khai báo, nhập chứng từ vào máy.
Giải thích: Trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ thu tiền
mặt
A- Người nộp tiền chuẩn bị tiền
(1) Kế toán tiền mặt viết phiếu thu (3 liên).
(2) Trình kế toán trưởng ký duyệt (3 liên)
(3) Phiếu thu chuyển trả lại cho kế toán tiền mặt (3 liên) - lưu
liên 1.
(4) Chuyển liên 2, 3 cho thủ quỹ
(5) Thủ quỹ thu tiền và ký nhận vào phiếu thu (2 liên)
(6) (7) Chuyển phiếu thu cho người nộp tiền ký nhận (2 liên) -
người nộp tiền giữ lại liên 3, chuyển trả liên 2 cho thủ quỹ; thủ quỹ
ghi sổ quỹ.
(8) Thủ quỹ chuyển phiếu thu (liên 2) cho kế toán tiền mặt.
(9) Kế toán tiền mặt ghi sổ kế toán tiền mặt.
(10) (11) Chuyển phiếu thu cho bộ phận liên quan ghi sổ, sau đó
chuyển trả phiếu thu về cho kế toán tiền mặt.
(12) Kế toán tiền mặt lưu phiếu thu.
B- Kết thúc
6.1.3.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng
A/. Giới thiệu chứng từ kế toán
+ Chứng từ kế toán trực tiếp
- Ủy nhiệm chi
- Séc
+ Chứng từ kế toán liên quan do ngân hàng lập và phát hành
- Giấy báo Có
- Giấy báo Nợ
- Giấy báo số dư tài khoản (Sao kê ngân hàng)
171 
B/. Trình tự lập và luân chuyển chứng từ
- Trình tự luân chuyển và xử lý chứng từ thu TGNH
- Trình tự luân chuyển và xử lý chứng từ chi TGNH
- Trình tự luân chuyển và xử lý chứng từ chi TGNH bằng UNC
SƠ ĐỒ XỬ LÝ VÀ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ TIỀN
VAY NGÂN HÀNG
Đơn vị
Bộ phận Bộ phận Kế toán Bộ phận
được Ngân Người Thủ
KT ngân KT liên trưởng kế toán
hưởng hàng lĩnh tiền quỹ
hàng quan Chủ TK tiền mặt
tiền

A Khế ước
vay
Bắt đầu
(Chấp
(1) thuận và
(1) lưu
Khế ước Khế ước
chứng từ)
vay (2) vay (ký)
(3)

- Giấy lĩnh (4) - Giấy lĩnh tiền


tiền mặt (2) mặt (2)
- UNC (3) (4) - UNC (3)
- Giấy
lĩnh tiền
(4) mặt (2)
UNC (3)
(5)
Chi (6) Nhận
1 tiền tiền
Giấy 1
lĩnh tiền Giấy
lĩnh (6)
mặt 2 3 Giấy
tiền Giấy (6)
1 ặt1 UNC UNC nộp tiền
nộp tiền
UNC
UNC (7)
Ghi sổ (8) Phiếu (7) Phiếu
thu thu
Giấy 1
lĩnh tiền (10)
(8)
mặt (11)
(8)
1 Nộp tiền Nhận tiền
UNC (10)
Giấy
Giấy Ghi sổ báo
báo kế toán (11) số dư
số dư
TK
TK

Lưu
chứng
từ
B

172 
(A) Bắt đầu
(1) Kế toán ngân hàng viết khế ước chuyển cho kế toán trưởng,
chủ tài khoản ký.
(2) Chuyển trả khế ước cho kế toán ngân hàng.
(3) Khế ước vay chuyển ra ngân hàng, ngân hàng chấp thuận.
(4) Kế toán ngân hàng viết giấy lĩnh tiền hoặc UNC chuyển cho
kế toán trưởng và chủ tài khoản ký, sau đó chuyển cho ngân hàng
(giấy lĩnh tiền: 2 liên; UNC viết 3 hoặc 4 liên).
(5) Ngân hàng làm thủ tục chi tiền (nếu lĩnh tiền mặt) hoặc ký
UNC và chuyển trả cho đơn vị hưởng tiền (1 liên) kế toán ngân hàng
đơn vị (1 liên).
(6) Người lĩnh tiền mặt nhận tiền từ ngân hàng (nếu vay bằng
tiền mặt) viết giấy nộp tiền.
(7) Kế toán tiền mặt viết phiếu thu, chuyển cho thủ quỹ thu tiền.
(8) Thủ quỹ thu tiền.
(9) Kế toán ngân hàng căn cứ giấy lĩnh tiền (Ủy nhiệm chi) nhận
được (liên 1) ghi sổ kế toán, chuyển cho bộ phận kế toán liên quan.
(10) Bộ phận kế toán liên quan ghi sổ kế toán, sau đó chuyển trả
chứng từ cho kế toán ngân hàng.
(11) Cuối ngày ngân hàng phát hành giấy báo số dư TK.
(12) Kế toán ngân hàng lưu chứng từ.
(B) Kết thúc
6.1.3.3. Kế toán vật tư hàng hóa
A/. Giới thiệu chứng từ kế toán
* Chứng từ kế toán trực tiếp
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Phiếu xuất kho vận chuyển nội bộ
- Phiễu xuất vật tư hạn mức
- Biên bản kiểm nghiệm
- Thẻ kho
173 
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa
* Chứng từ kế toán liên quan khác
- Hóa đơn bán hàng
- Hóa đơn GTGT
- Chứng từ chi tiền
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng.
...
B/. Trình tự lập, xử lý và luân chuyển chứng từ kế toán

174 
SƠ ĐỒ XỬ LÝ VÀ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ NHẬP
VẬT TƯ HÀNG HÓA DO MUA NGOÀI
Bộ phận có Phòng mua Giám Bộ phận kế toán
Đơn vị Kế toán
nhu cầu hàng (Phòng Thủ đốc, thanh toán và các
bán hàng tồn
vật tư cung ứng vật kho kế toán bộ phận kế toán
hàng kho
hàng hóa tư) trưởng liên quan

175 
Xuất hiện Phiếu yêu cầu Phiếu yêu cầu
(8) (10)
nhu cầu Phiếu Kế hoạch
vật tư, yêu cầu mua vật tư
hàng hóa (2) (ký) hàng hóa
(1) (3)
(4) Giám đốc
Phiếu yêu Làm các thủ tục
ký vào hợp
cầu thu mua Nhận được đồng
thông báo về
(Ký) hợp (4) (5) số lượng và
Hợp đồng (lập)
đồng thời hạn nhận
hàng
(8) (10)
Hợp đồng Hợp đồng
(6) Nhận hàng
Hàng
(6.1) (10)
(6.4) (8) Phiếu nhập kho Phiếu nhập kho
Ký vào Phiếu nhập kho (6.3) (Ký) phiếu (9') (9) (11)
phiếu nhập (lập và ký) nhập kho Nhập Sổ kế
(6.2) vào toán Sổ kế toán
(6.5) liên quan
Hóa đơn bán máy HTK
(7) Hóa đơn bán Thẻ (sổ) kho (11)
hàng hoặc (9') (9)
hàng hoặc
HĐ GTGT HĐ GTGT (8) Hóa đơn hoặc (10) Hóa đơn hoặc
HĐ GTGT HĐ GTGT

176 
+ Chú thích: Sơ đồ xử lý và luân chuyển chứng từ nhập vật
tư, hàng hóa do mua ngoài
(1) Khi xuất hiện nhu cầu vật tư, hàng hóa, bộ phận có nhu cầu
lập phiếu yêu cầu.
(2) Phiếu yêu cầu được gửi đến phòng mua hàng hoặc phòng
cung ứng vật tư được phụ trách phòng ký xác nhận.
(3) Căn cứ vào phiếu yêu cầu hoặc kế hoạch mua vật tư, hàng
hóa nhân viên phòng mua hàng hay phòng cung ứng làm các thủ tục
để mua như thu thập báo giá, chọn và trình báo giá hợp lý nhất để
trưởng phòng xác nhận, quyết định mua.
(4) Phòng mua hàng (CU) lập hợp đồng để giám đốc ký hợp
đồng với người bán.
(5) Căn cứ vào hợp đồng đã ký phòng mua hàng (cung ứng)
thông báo số lượng và thời hạn nhận hàng cho thủ kho.
(6) Hàng được người bán giao đến thủ kho hoặc được nhân
viên phòng mua hàng (cung ứng) đưa về kho.
(6.1) Phòng mua hàng (cung ứng) lập phiếu nhập kho làm 2 liên.
(6.2) Phòng cung ứng (mua hàng) cùng người giao hàng hoặc
người bán ký vào phiếu nhập kho.
(6.3) Phiếu nhập kho được chuyển 1 liên cho thủ kho.
(6.4) Thủ kho nhập hàng và ghi số lượng thực nhập vào phiếu
nhập kho rồi ký vào phiếu nhập kho.
(6.5) Thủ kho căn cứ vào PNK để ghi số lượng hàng đã nhập
kho vào thẻ (sổ) kho.
(7) Người bán giao hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn (GTGT)
cho nhân viên mua hàng (thuộc phòng mua hàng hoặc phòng cung
ứng), đại diện của phòng ký vào hóa đơn mua hàng.

177 
(8) Phiếu nhập kho được thủ kho chuyển cho kế toán hàng tồn
kho, phiếu yêu cầu hóa đơn và hợp đồng được phòng mua hàng
chuyển cho kế toán hàng tồn kho.
(9) Kế toán hàng tồn kho căn cứ vào phiếu nhập kho và hóa
đơn để ghi vào sổ kế toán liên quan (nếu kế toán thủ công).
(9') Kế toán hàng tồn kho nhập dữ liệu vào máy tính (nếu kế
toán trên máy).
(10) Kế toán hàng tồn kho chuyển bộ chứng từ mua vật tư, hàng
hóa gồm: phiếu yêu cầu, hợp đồng, phiếu nhập kho, hóa đơn cho bộ
phận kế toán thanh toán và các bộ phận kế toán liên quan.
(11) Bộ phận kế toán liên quan căn cứ vào phiếu nhập kho và
hóa đơn để ghi sổ kế toán.
Chú ý:
Khi mua và nhập hàng với khối lượng lớn hoặc hàng quý hiếm
hay hàng có tính chất lý hóa phức tạp hoặc khi nhập hàng, phát hiện
có sự khác biệt về số lượng, quy cách chất lượng giữa hóa đơn và thực
nhập thì ban kiểm nghiệm cần lập biên bản kiểm nghiệm làm 2 liên: 1
liên lưu ở phòng mua hàng (cung ứng); 1 liên chuyển cho kế toán
hàng tồn kho.
Tùy thuộc vào sự phân công, phân nhiệm trong bộ máy quản lý
doanh nghiệp và trong bộ máy kế toán, tùy thuộc vào số liên phiếu
nhập kho được lập mà trình tự luân chuyển chứng từ vật tư, hàng hóa
mua ngoài có thể không hoàn toàn theo sơ đồ trên.

178 
SƠ ĐỒ XỬ LÝ VÀ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ XUẤT
VẬT TƯ
Kế toán chi phí
Bộ phận có Kế toán
Phụ trách Phòng cung Thủ sản xuất và các
nhu cầu vật hàng tồn
kỹ thuật ứng kho bộ phận kế toán
tư kho
liên quan

179 
Xuất hiện nhu cầu
sử dụng vật tư

Ký xác (1)
nhận
Phiếu yêu cầu Phiếu yêu cầu Phiếu xuất kho
yêu (1) xuất (2) xuất lưu giữ
cầu vật tư vật tư (ký) (12)
(lập và ký)
đúng

Phiếu Phiếu xuất Phiếu xuất Phiếu xuất


xuất kho (lập) kho (ghi số kho kho
(4) lượng thực xuất (8) (10)
và ký)
Phiếu (9') (9) (11)
xuất kho (7)
(6) Thẻ kho Sổ kế toán
Dữ liệu Sổ kế toán
(5) Sổ kho
Vật tư (6) vào máy hàng tồn liên quan
(phần xuất)
(nhận) kho

Xuất kho vật tư

180 
Chú thích: Sơ đồ xử lý và luân chuyển chứng từ xuất vật tư
(1) Khi có nhu cầu sử dụng vật tư, bộ phận có nhu cầu lập
phiếu yêu cầu có sự xác nhận của phụ trách kỹ thuật.
(2) Phiếu yêu cầu được chuyển cho phòng cung ứng để phụ
trách phòng cung ứng ký.
(3) Căn cứ vào phiếu yêu cầu phòng cung ứng lập phiếu xuất
kho làm 3 liên (1 liên lưu).
(4) Người nhận vật tư (đại diện bộ phận có nhu cầu vật tư)
mang 2 liên phiếu xuất kho xuống kho để làm thủ tục xuất kho.
(5) Thủ kho xuất vật tư rồi ghi số lượng vật tư xuất và ký vào
phiếu xuất kho.
(6) Người nhận vật tư giữ 1 liên phiếu xuất kho, vật tư được
giao đến bộ phận có nhu cầu sử dụng.
(7) Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho để ghi thẻ (sổ) kho.
(8) Phiếu xuất kho được thủ kho chuyển cho kế toán hàng tồn
kho.
(9) Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán hàng tồn kho ghi sổ kế
toán liên quan (nếu kế toán thủ công).
(9') Kế toán hàng tồn kho, nhập dữ liệu vào máy tính (nếu kế
toán trên máy vi tính).
(10) Phiếu xuất kho được chuyển cho bộ phận kế toán chi phí
sản xuất, giá thành sản phẩm và bộ phận kế toán liên quan.
(11) Từ bộ phận kế toán chi phí giá thành vào sổ kế toán liên
quan.
(12) Phiếu xuất kho được lưu giữ.
6.1.3.4. Kế toán tiền lương
A/. Chứng từ kế toán
a) Các chứng từ do bộ phận khác lập
1. Bảng chấm công do các bộ phận như phòng, ban, tổ sản xuất
hoặc nhóm trong phân xưởng.
2. Phiếu báo làm thêm giờ do cá nhân hay tập thể người lao
động lập và người có trách nhiệm ký duyệt.
3. Phiếu xác nhận sản phẩm hay công việc đó làm được do
người giao việc lập bộ phận KCS ký duyệt.
181 
4. Hợp đồng giao khoán do người giao khoán lập và các bộ
phận liên quan có thẩm quyền ký duyệt
5. Phiếu nhập kho (sản phẩm) do bộ phận sản xuất lập
....
b) Các chứng từ do kế toán lập
1. Bảng thanh toán tiền lương
2. Bảng thanh toán tiền thưởng
3. Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương
...
B/ Trình tự luân chuyển chứng từ
Giới thiệu sơ đồ xử lý và luân chuyển chứng từ kế toán tiền
lương

182 
SƠ ĐỒ XỬ LÝ VÀ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
Kế toán TKê phân Cá nhân...
Đơn vị bộ Kho SP Phòng tổ Kế toán KT trưởng Kế toán
vốn bằng Thủ quỹ xưởng tổ Người lao
phận KCS chức tiền lương Chủ TK liên quan
tiền trưởng động

Tổ sản Bảng (4) Bảng Bảng


Nhập (5)
xuất tính thanh thanh
kho Phiếu (12) Nhận tiền
(1) lương toán toán chi
(2) (ký quỹ)
lương lương
Bảng Phiếu (6) (duyệt)
(3) Bảng
chấm xác (8) (13)
công nhận thanh
sản toán Chia (14)
(1) Phiếu (9) Phiếu (10) Phiếu
phẩm (5) lương lương Ký
(6) chi chi chi
Phòng hoàn (16) (duyệt) nhận
thành Bảng tổng (14)
ban Bảng (8) (11)
hợp lương Bảng lương
quản lý thanh
(3) công ty Bảng Xuất quỹ thanh
toán (7)
lương (17) thanh toán
(12)
Phiếu (duyệt) toán lương
Bảng phân
báo làm bổ tiền lương
thêm lương (18) Ghi sổ kế
giờ toán liên
Bảng quan
thanh toán (15)
lương
(19)
Lưu chứng
từ

183 
Chú thích: Xử lý và luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương
(1) Các tổ sản xuất, quản lý lập bảng chấm công.
(2) Các tổ sản xuất nhập kho sản phẩm, bộ phận KCS viết phiếu
xác nhận sản phẩm hoàn thành.
(3) Cuối tháng chuyển bảng chấm công, phiếu báo làm thêm
giờ cho phòng tổ chức lao động tiền lương.
(4) Phòng tổ chức lao động lập bảng tính lương chuyển cho
phòng kế toán (Kế toán trưởng).
(5) Kế toán trưởng lập bảng thanh toán lương và chuyển cho
phòng tổ chức, kế toán trưởng và chủ tài khoản duyệt.
(6) Kế toán tiền lương nhận bảng thanh toán lương đã được
duyệt.
(7) Chuyển bảng thanh toán lương cho kế toán thanh toán.
(8) Kế toán thanh toán nhận bảng thanh toán lương và viết
phiếu chi chuyển kế toán trưởng và chủ TK.
(9) Kế toán thanh toán phiếu chi chủ tài khoản, kế toán trưởng
đã duyệt.
(10) Kế toán thanh toán chuyển phiếu chi cho thủ quỹ.
(11) Căn cứ vào phiếu chi, thủ quỹ xuất quỹ.
(12) Thống kê phân xưởng, tổ trưởng.
(13) Thống kê phân xưởng, cán bộ lương thực hiện việc chia
lương cho từng cá nhân.
(14) Phát lương, từng cá nhân ký nhận vào bảng thanh toán
lương.
(15) Thống kê phân xưởng chuyển bảng thanh toán lương về kế
toán tiền lương.
(16) Từ các bảng thanh toán lương, kế toán lập bảng tổng hợp
tiền lương toàn đơn vị.
(17) Từ bảng tổng hợp tiền lương kế toán lập bảng phân bổ tiền
lương và BHXH.
(18) Từ bảng phân bổ tiền lương chuyển cho các bộ phận kế
toán liên quan để ghi sổ kế toán liên quan.
(19) Lưu chứng từ, tài liệu.

184 
6.1.3.5. Kế toán tài sản cố định
A/. Giới thiệu chứng từ kế toán
 Chứng từ kế toán trực tiếp
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Biên bản kiểm kê TSCĐ
- Biên bản giao nhận sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành
- Thẻ TSCĐ
 Chứng từ kế toán liên quan
- Hóa đơn
- Hồ sơ kỹ thuật.
- Hồ sơ đăng kiểm
- Hợp đồng liên doanh
- Hợp đồng tín dụng thuê mua
- Hóa đơn dịch vụ cho thuê tài chính
- Các chứng từ kế toán liên quan khác...
B/. Trình tự lập, xử lý, luân chuyển chứng từ kế toán
- Giới thiệu và giải thích trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ
tăng TSCĐ hữu hình và vô hình:

185 
SƠ ĐỒ XỬ LÝ VÀ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ VÔ
HÌNH
Bộ phận dự án
Bộ phận kế toán Bộ phận nhận (Bộ Kế toán tài sản Kế toán Kế toán trưởng, thủ
Bộ phận liên quan đầu tư (KH) BP
liên quan phận sử dụng TS) cố định nguồn vốn trưởng đơn vị
giao

Mua sắm (1) Viết - ký (2) Ký (3) Ký


- Hóa đơn... Biên bản Biên bản Biên bản
- Hồ sơ kỹ thuật.
- Hồ sơ đăng kiểm giao nhận giao nhận giao nhận
- Chứng từ liên quan TSCĐ (...) TSCĐ (...) TSCĐ (...)
(4)

Đầu tư XDCB (5)


Biên bản
- Biên bản giao
- Hồ sơ hoàn công giao nhận
nhận TSCĐ (...) (7) Biên bản giao
TSCĐ (...)
- Chứng từ kèm theo (5) - Kèm theo chứng nhận TSCĐ
khác từ liên quan (...)
(6) (8)
Cấp, biếu tặng, nhận - Biên bản giao
góp liên doanh nhận TSCĐ Ghi sổ KT TSCĐ Ghi sổ KT
(TK 211, TK 213) nguồn vốn
- Biên bản giao nhận - Chứng từ kèm
- Hợp đồng liên theo liên quan
(11)
doanh (10)
Lưu C.từ
Sổ KT liên quan

186 
Giải thích sơ đồ
(1) Căn cứ vào các chứng từ gốc liên quan lập biên bản giao
nhận TSCĐ.
(2) Bộ phận nhận TSCĐ (sử dụng TSCĐ) ký vào biên bản giao
nhận TSCĐ.
(3) Kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị ký biên bản giao nhận
TSCĐ.
(4) Bộ phận nhận TSCĐ nhận 1 liên biên bản giao nhận TSCĐ.
(5) Bộ phận kế toán TSCĐ nhận các chứng từ tăng TSCĐ (Biên
bản giao nhận...).
(6) Kế toán TSCĐ ghi vào sổ kế toán TSCĐ.
(7) Bộ phận kế toán nguồn vốn nhận chứng từ tăng TSCĐ (biên
bản giao nhận...).
(8) Kế toán nguồn vốn xác định nguồn để ghi sổ kế toán nguồn
vốn liên quan.
(9) Bộ phận kế toán liên quan (Kế toán vốn bằng tiền, kế toán
thanh toán,...) nhận chứng từ liên quan đến tăng TSCĐ.
(10) Bộ phận kế toán liên quan ghi vào sổ kế toán.
(11) Lưu chứng từ.
Ghi chú: Trường hợp được cấp, xẩy ra có thể là:
- Đơn vị chính cấp hoặc đơn vị chính điều chuyển TSCĐ từ đơn
vị phụ thuộc khác đến dưới hình thức cấp vốn bằng TSCĐ.
- Nhà nước cấp: Có thể là:
+ Xác định quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với tài sản cố
định ngay.
+ Doanh nghiệp là đơn vị thực hiện dự án (chẳng hạn dự án thi
công công trình), được Nhà nước ủy quyền nhận, quản lý và sử dụng
thiết bị mà Chớnh phủ nước ngoài viện trợ cho Chính phủ Việt Nam,
trường hợp này chỉ khi nào dự án thực hiện kết thúc, Nhà nước tiến
hành đánh giá lại TSCĐ và bàn giao chính thức cho doanh nghiệp có
quyền sở hữu đối với TSCĐ này.

187 
6.1.4. Mẫu một số chứng từ minh họa

Đơn vị:................ Mẫu số 01-TT


Địa chỉ:................ (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính)

PHIẾU THU Quyển số:..........


Ngày.......tháng...........năm........ Số:..........

Nợ................
Có.................
Họ tên người nộp tiền: ...................................................................
Địa chỉ: ..........................................................................................
Lý do nộp:......................................................................................
Số tiền:....................................... (viết bằng chữ): .........................
.......................................................................................................
Kèm theo:............................................. Chứng từ gốc: .................
.......................................................................................................
Ngày.....tháng.......năm 200...
Người lập Người Thủ quỹ Kế toán Giám đốc
phiếu nộp trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ (Ký, họ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng
tên) tên) dấu)
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ) ................................................
.......................................................................................................
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý) ............................................
+ Số tiền quy đổi: ..........................................................................
(liên gởi ra ngoài phải đóng dấu)

188 
Đơn vị:................ Mẫu số 02-TT
Địa chỉ:................ (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính)

PHIẾU CHI Quyển số:..........


Ngày.......tháng...........năm........ Số:..........

Họ tên người nhận tiền: .................................................................


Địa chỉ: ..........................................................................................
Lý do chi: .......................................................................................
Số tiền:....................................... (viết bằng chữ): .........................
.......................................................................................................
Kèm theo:............................................. Chứng từ gốc: .................
.......................................................................................................
Ngày.....tháng.......năm 200...
Người lập Người Thủ Kế toán Giám đốc
phiếu nhận tiền quỹ trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ (Ký, họ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng
tên) tên) dấu)
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ) ................................................
.......................................................................................................
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý) ............................................
+ Số tiền quy đổi: ..........................................................................

189 
Số:........

ỦY NHIỆM CHI
CHUYỂN KHOẢN, CHUYỂN Lập ngày:.......PHẦN DO NH GHI
TIỀN THƯ/ĐIỆN
Tên đơn vị trả TÀI KHOẢN NỢ
tiền:.................................
Số tài khoản: ..............................................
Tại ngân hàng:............... tỉnh, TP: .............
TÀI KHOẢN CÓ
Tên đơn vị nhận tiền: ................................
Số tài khoản: ..............................................
Tại ngân hàng:............... tỉnh, TP: .............
Số tiền bằng chữ: .......................................
................................................................... Số tiền bằng số
Nội dung thanh toán: .................................

Đơn vị trả tiền Ngân hàng A Ngân hàng B


Ghi sổ ngày Ghi sổ ngày
Kế Chủ tài Kế Trưởng phòng kế Kế Trưởng phòng kế
toán khoản toán toán toán toán

190 
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Chi nhánh:....
SÉC
Số séc:
Yêu cầu trả cho: ......................................
Số CMT:................... ngày cấp............... Phần dành cho NH ghi
nơi cấp ..............................................................
Địa chỉ: ................................................... TK Nợ:...........................
Số hiệu tài khoản: ................................... TK Có: ...........................
Tại: ..........................................................
Số tiền bằng chữ: ....................................
................................................................
Số tiền (bằng số):
Người phát hành: ....................................
Địa chỉ: ...................................................
Số hiệu tài khoản:

BẢO CHI
................., ngày....tháng....năm........
Dấu
Ngày..... tháng.... năm........ Kế toán trưởng Người phát hành
Ký tên, đóng dấu

191 
6.2. BÀI TẬP CHƯƠNG 6
6.2.1. Câu hỏi trắc nghiệm
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Những yếu tố cơ bản của một chứng từ kế toán là:
a. Tên chứng từ, số hiệu của chứng từ, nội dung nghiệp vụ
phát sinh
b. Tên chứng từ, số hiệu của chứng từ, nội dung nghiệp vụ
phát sinh, Ngày tháng năm lập chứng từ
c. Tên chứng từ, số hiệu của chứng từ, nội dung nghiệp vụ
phát sinh, Ngày tháng năm lập chứng từ, Chỉ tiêu về số
lượng và giá trị.
d. Tên chứng từ, số hiệu của chứng từ, nội dung nghiệp vụ
phát sinh, Ngày tháng năm lập chứng từ, Chỉ tiêu về số
lượng và giá trị, Chữ ký và con dấu của các cá nhân, tổ
chức có liên quan.
2. Chứng từ kế toán:
a. Chỉ được phép lập một lần cho mỗi nghiệp vụ phát sinh
b. Được lập khi có yêu cầu của các bên có liên quan trong
nghiệp vụ
c. Có thể được lập lại nếu bị mất hoặc thất lạc
d. Được lập khi cần thiết
3. Trình tự luân chuyển chứng từ bao gồm các bước:
a. Lập hoặc nhận chứng từ; Kiểm tra phê duyệt nội dung; Sử
dụng; bảo quản và lưu trữ.
b. Lập hoặc nhận chứng từ; Kiểm tra phê duyệt nội dung;
bảo quản và lưu trữ
c. Nhận chứng từ; Kiểm tra phê duyệt nội dung; Sử dụng;
bảo quản và lưu trữ
d. Đáp án khác
4. Theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính Việt Nam hiện
hành, Hoá đơn GTGT bắt buộc phải lập tối thiểu :
a. 1 liên
b. 2 liên
c. 3 liên
d. 4 liên.
5. Theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính Việt Nam, Hoá
đơn GTGT bắt buộc phải lập khi bán hàng với số tiền từ:
a. 50.000 đồng trở lên
192 
b. 100.000 đồng trở lên
c. 150.000 đồng trở lên
d. 200.000 đồng trở lên
6. Để sao chụp nghiệp vụ thu tiền, kế toán cần sử dụng:
a. Phiếu thu
b. Biên lai thu tiền
c. Hoá đơn thu tiền
d. Các phương án trên đều đúng
7.Chứng từ gốc nào sau đây chứng minh được tiền của doanh
nghiệp chi ra để mua hàng hoá, dịch vụ:
a. Hoá đơn GTGT
b. Hoá đơn bán hàng
c. Phiếu nhập kho
d. a và b đều đúng
8. Theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính Việt Nam hiện
hành, Chứng từ kế toán ở một doanh nghiệp bao gồm:
a. Chứng từ về tiền lương, chứng từ về tiền, chứng từ về hàng
tồn kho
b. Chứng từ về tiền lương, chứng từ về tiền, chứng từ về hàng
tồn kho, chứng từ về TSCĐ,
c. Chứng từ về tiền lương, chứng từ về tiền, chứng từ về hàng
tồn kho, chứng từ về TSCĐ,Chứng từ về bán hàng
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
9. Theo công dụng, chứng từ kế toán được chia thành các loại:
a. Chứng từ mệnh lệnh, chứng từ chấp hành
b. Chứng từ thủ tục, chứng từ liên hợp
c. Chứng từ mệnh lệnh, chứng từ chấp hành, Chứng từ thủ tục
d. Chứng từ mệnh lệnh, chứng từ chấp hành, Chứng từ thủ tục,
chứng từ liên hợp
10. Theo địa điểm lập, chứng từ kế toán được chia thành các
loại;
a. Chứng từ gốc, chứng từ bên trong
b. Chứng từ bên trong, chứng từ bên ngoài
c. Chứng từ ban đầu, chứng từ tổng hợp
d. Tất cả các câu trên đều đúng
11. Đơn vị sản xuất kinh doanh mặt hàng chịu thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, khi bán hàng sẽ lập chứng từ:
a. Hoá đơn GTGT

193 
b. Hoá đơn bán hàng thông thường
c. Hoá đơn bán lẻ
d. Tất cả các câu trên đều đúng
12. Khi bán thành phẩm, hàng hoá, giá ghi trên phiếu xuất kho
là:
a. Giá bán
b. Giá xuất kho
c. Giá vốn
d. b và c đều đúng
13. Chứng từ kế toán:
a. Chỉ được lập nhiều lần cho một nghiệp vụ phát sinh
b. Được lập khi có yêu cầu của các bên có liên quan
c. Có thể lập lại nếu bị mất hoặc thất lạc
d. Tất cả các câu trên đều sai.
14. Hoá đơn khống là:
a. Hoá đơn được ký trước khi hoàn thành nghiệp vụ
b. Hoá đơn có số tiền khác với số tiền thực tê
c. Hoá đơn đã lập nhưng nội dung là không có thực
d. Tất cả các câu trên đều sai.
15. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh loại hàng chịu thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ, khi mua hàng trường hợp nào sẽ
được khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
a. Nhận được Hoá đơn GTGT
b. Nhận được Hoá đơn bán hàng thông thường
c. Không có đáp án nào đúng
d. a và b đều sai
16. Để sao chụp nghiệp vụ xuất kho, kế toán có thể sử dụng:
a. Phiếu xuất kho
b. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
c. Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
17. Để sao chụp nghiệp vụ giao nhận TSCĐ, kế toán sử dụng:
a. Biên bản bàn giao TSCĐ
b. Biên bản giao nhận TSCĐ
c. Thẻ TSCĐ
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
18. Để sao chụp thời gian lao động của người lao động, kế toán
sử dụng:

194 
a. Bảng chấm công
b. Bảng chấm công làm thêm giờ
c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai
19. Để ghi chép số lượng sản phẩm do mỗi công nhân sản xuất
ra, kế toán có thể sử dụng:
a. Hợp đồng giao khoán
b. Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành
c. Bảng chấm công làm thêm giờ
d. Bảng chấm công
20. Khi mua Hoá đơn lần đầu (đối với doanh nghiệp không tự in
hóa đơn), doanh nghiệp xuất trình đầy đủ các giấy tờ:
a. Giấy giới thiệu kèm công văn mua Hoá đơn
b. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế và Giấy phép đăng
ký kinh doanh
c. Chứng minh thư của người trực tiếp đi mua Hoá đơn.
d. Tất cả các giấy tờ trên.
21. Tài khoản tổng hợp biểu hiện thực tế là:
a. Sổ chi tiết
b. Bảng kê chứng từ
c. Sổ cái
d. Bảng tổng hợp chi tiết
22. Tài khoản chi tiết biểu hiện trong thực tế là:
a. Sổ chi tiết
b. Bảng kê chứng từ
c. Sổ cái
d. Bảng tổng hợp chi tiết
23. Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết có mối quan hệ thể hiện:
a. Được tiến hành đồng thời
b. Có quan hệ về mặt số liệu
c. Không có quan hệ đối ứng
d. Cả a, b và c
24. Công dụng của “Bảng cân đối tài khoản”
a. Kiểm tra tính cân đối của tài sản và nguồn vốn
b. Kiểm tra việc ghi chép trên TK chi tiết
c. Kiểm tra việc ghi chép trên TK tổng hợp
d. Cả a, b và c
25. Công dụng của “Bảng tổng hợp chi tiết”:

195 
a. Kiểm tra việc ghi chép trên TK chi tiết
b. Kiểm tra việc ghi chép trên TK tổng hợp
c. Kiểm tra số liệu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết
d. Không câu nào đúng.
26. Chứng từ nào sau đây không thể làm căn cứ để ghi sổ.
a. Hóa đơn bán hàng
b. Phiếu xuất kho
c. Lệnh chi tiền
d. Phiếu chi
27. Chứng từ nào sau đây không phải là chứng từ gốc:
a. Hóa đơn bán hàng
b. Phiếu xuất vật tư theo hạn mức
c. Bảng kê chi tiền
d. Phiếu thu
28. Yếu tố nào sau đay dẫn tới chứng từ không đảm bảo về hình
thức khi kiểm tra:
a. Tẩy xóa
b. Ghi bằng bút chì
c. Không ghi ngày tháng
d. Cả a, b và c
29. Khi kiểm tra nội dung chứng từ cần kiểm tra:
a. Việc tính toán số liệu trên chứng từ
b. Qui mô nghiệp vụ có đứng mức phê chuẩn không
c. Nghiệp vụ kinh tế phản ánh trên chứng từ có hợp pháp không
d. Cả a, b và c
30. Trong hóa đơn giá trị gia tăng, yếu tố nào là bắt buộc:
a. Số lượng, thành tiền hàng mua
b. Số tiền thanh toán bằng chữ
c. Ngày, tháng, năm
d. Cả a, b và c
6.2.2. Nhận định đúng sai
Nhận định đúng/sai cho các phát biểu dưới đây
1. Chứng từ được xác định là bảo đảm tính pháp lí trước hết
phải có đầy đủ các yếu tố của một bản chứng từ
2. Một yêu cầu về tính pháp lý của chứng từ là phải có các chữ
ký của các bên có liên quan.
3. Chứng từ mệnh lệnh Không thể làm căn cứ để ghi sổ.
4. Chứng từ thủ tục kế toán là loại chứng từ có đầy đủ cơ sở
196 
pháp lý để cho các cuộc thanh tra, kiểm tra.
5. Mọi nghiệp vụ ghi vào sổ sách kế toán đều phải có chứng từ
hợp pháp, hợp lệ.
6. Có thể vận dụng các phương pháp sửa chữa sai sót kế toán
khi lập chứng từ.
7. Một chứng từ có thể thiếu các yếu tố bổ sung.
8. Số hiệu của chứng từ đều được đánh số sẵn
9. Hệ thống chứng từ ở một doanh nghiệp bao gồm 6 loại.
10. Chứng từ kế toán chỉ được lập 1 lần cho 1 nghiệp vụ.
11. Chữ ký của các cá nhân liên quan đến nghiệp vụ trên chứng
từ có thể ký qua giấy than.
12. Các liên của một chứng từ đều phải lập 1 lần (trừ một số
trường hợp đặc biệt).
13. Chứng từ lập sai đều phải xé bỏ và lập lại chứng từ mới.
14. Mọi chứng từ kế toán đều được sử dụng để ghi sổ.
15. Kế toán trưởng, thủ trưởng có thể ký trước lên các chứng từ
chưa lập.
16. Khi phân loại chứng từ theo nội dung kinh tế thì chứng từ
kế toán được chia làm 5 loại.
17. Phân loại chứng từ theo yêu cầu quản lý chứng từ của Nhà
nước thì chứng từ kế toán được phân làm 3 loại.
18. Trình tự xử lý luân chuyển chứng từ gồm 4 bước.
19. Hai chức năng cơ bản của chứng từ kế toán là thông tin và
kiểm tra.
20. Qui trình lập chứng từ kế toán trong đơn vị gồm ba giai
đoạn: Thu thập, đo lường và ghi nhận.
6.2.3. Bài tập
Bài 6.1
Công ty TNHH Tiến Thành trong tháng 01/N có các nghiệp vụ
Thu, Chi tiền mặt dưới đây. Hãy lập chứng từ Thu, Chi tiền mặt cho
các nghiệp vụ trong tháng 01/N của Công ty.
1. Ngày 3/1 thu tiền mặt vào quỹ:
- Theo hoá đơn GTGT số 01 ngày 01/1/N, giá bán chưa thuế là
51.320.500 đồng, vat 10%.
- Lý do thu: thu tiền bán một lô hàng tivi sam sung 21”
197 
- Khách hàng: Lý Thu Minh- Công ty Hưng Phát.
2. Ngày 5/1, chi tạm ứng cho ông Nguyễn Thanh Bình- Nhân
viên Phòng kinh doanh:
- Theo Giấy đề nghi tạm ứng số 01 do Giám đốc ký ngày 4/1
- Lý do chi: Tạm ứng mua 1 lô máy vi tính tại TP Hồ Chí Minh.
- Số tiền: 210.000.000 đồng.
- Thời hạn thanh toán: 7 ngày kể từ ngày được tạm ứng.
3. Ngày 7/1, Công ty rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền
mặt để chuẩn bị trả lương cho cán bộ công nhân viên:
- Theo Lệnh chi số 01, giấy báo Nợ số 15 ngày 7/1 của Ngân
hàng Đông Á.
- Số tiền: 250.000.000 đồng.
- Giấy báo Nợ số 125 ngày 7/1
4. Ngày 12/1 Thu tiền khách hàng nợ
- Theo Hợp đồng mua bán số 250 ngày 15/10/N-1, Hoá đơn
GTGT số 12560 ngày 15/10/N-1
- Số tiền thu: 120.000.000 đồng
- Người nộp tiền; Nguyễn Quãng – Nhân viên Phòng Kinh
doanh của công ty.
5. Ngày 12/1 thu hoàn ứng từ số tiền đã tạm ứng cho ông
Nguyễn Thanh Bình- Nhân viên Phòng kinh doanh ngày 5/1:
- Theo Giấy thanh toán tiền tạm ứng số 01 ngày 12/1
- Số tiền đã chi:
Theo Hoá đơn GTGT số 53 ngày 9/1 của Công ty Long Thạnh
là 19.000.000 đồng
Theo Hoá đơn GTGT số 125 ngày 10/1 của Công ty Vận tải
Sóng Thần là 5.200.000 đồng
6. Ngày 20/1 Chi tiền mặt để mua Tủ lạnh sanyo:
- Theo Hoá đơn GTGT số 84 ngày 20/1 của Công ty Vân Khánh
- Giá mua chưa thuế GTGT 10% là 4.535.000 đồng
- Người nhận tiền: Nguyễn Vinh – Nhân viên Phòng Kinh
Doanh của công ty.
7. Ngày 25/01 Chi trả nợ cho Công ty Bách Việt

198 
- Theo Hoá đơn GTGT số 1234 ngày 05/11/N-1
- Số tiền: 12.500.000 đồng
- Người nhận tiền: Võ Oanh – Công ty Bách Việt.
Bài 6.2
TẠI CÔNG TY BB&CC, trong tháng 03/N có các nghiệp vụ
nhập xuất kho. Hãy lập chứng từ cho các nghiệp vụ nhập, xuất KHO
CHO CÁC NGHIỆP VỤ SAU:
1. Ngày 5/3, công ty làm thủ tục nhập kho đủ số hàng hoá mua
ngoài nhập kho theo hoá đơn gtgt số 1256 ngày 4/3 của công ty vinh
thắng. cụ thể:
STT Tên hàng hoá ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Hàng hoá A Chiếc 100 100.000 10.000.000
2 Hàng hoá B Bộ 10 5.000.000 50.000.000
3 Hàng hoá C Chiếc 50 3.000.000 150.000.000
Tổng cộng 210.000.000
Họ tên người nhập hàng: Lê Anh Tuấn- Công ty Vinh Thắng
2. Ngày 10/3, công ty làm thủ tục nhập kho đủ số Thành phẩm
từ phân xưởng sản xuất, theo Biên bản kiểm nhận sản phẩm hoàn
thành nhập kho số 63 ngày 10/3 như sau:
STT Tên sản phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Sp X Chiếc 50 120.000 6.000.000
2 SpY Bộ 60 4.000.000 240.000.000
3 Sp Z Chiếc 100 2.000.000 200.000.000
Tổng cộng 446.000.000
Họ tên người nhập hàng: Trần Thanh – Phân xưởng 1
3. Ngày 15/3 Mua hàng hoá của công ty Vân Hải theo Hoá đơn
GTGT số 136 ngày 15/3:
STT Tên sản phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Sp X Chiếc 60 110.000 6.600.000
2 SpY Bộ 40 5.200.000 208.000.000
3 Sp Z Chiếc 50 2.500.000 125.000.000
Tổng cộng 339.600.000

199 
Toàn bộ lô hàng này được chuyển thẳng bán cho công ty Hoa
Hồng theo Hoá đơn GTGT số 1243 ngày 15/3.
4. Ngày 17/3 Xuất hàng hoá bán theo Hoá đơn GTGT số 1244 ngày
17/3. Trị giá hàng xuất bán:
STT Tên sản phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Sp X Chiếc 100 180.000 18.000.000
2 SpY Bộ 50 6.200.000 310.000.000
3 Sp Z Chiếc 80 3.900.000 312.000.000
Tổng cộng 640.000.000
Người nhận hàng: Đỗ Thanh Vân – Công ty Hoa Hồng.
5. Ngày 20/3 Xuất kho nguyên vật liệu cho trực tiếp sản xuất sản
phẩm theo Giấy đề nghị xuất kho Vật tư số 100 ngày 20/3, người xin
xuất: Võ Ánh- Quản đốc Phân xưởng 2:
Thủ kho đã xuất đủ theo yêu cầu
STT Tên Vật tư ĐVT Số lượng
1 M Kg 120
2 N m 130
3 P Cuộn 10
Tổng cộng
6. Ngày 27/3 Theo Giấy đề nghị xuất kho vật tư số 101 ngày
27/3 của Trần Tam- Đội thi công số 1, công ty đã làm thủ tục cho bộ
phận sản xuất mua vật tư rồi chuyển thẳng vào sản xuất. Công ty đã
ứng cho bộ phận mua vật tư 100.000.000 đồng. Các loại vật tư mua
theo Hoá đơn:
STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 M Kg 180 100.000 18.000.000
2 N M 90 12.000 1.080.000
3 P Cuộn 100 50.000 5.000.000
Tổng cộng 24.080.000

200 
Bài 6.3
Tại công ty hoa hồng có các nghiệp vụ phát sinh trong tháng
05/n. hãy lập chứng từ cho các nghiệp vụ sau:
1. Bán hàng cho công ty Nam Hải:
- Họ tên người mua: Nguyễn Bá Khanh
- Các mặt hàng bao gồm:
STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Hàng hoá M Kg 500 50.000 25.000.000
2 Hàng hoá N Tấn 15 1.200.000 18.000.000
3 Hàng hoá P m3 80 40.000 3.200.000
Tổng 46.200.000
- Phương thức thanh toán: bằng tiền mặt sau 30 ngày.
- Thuế suất thuế GTGT: 10%.
2. Theo Quyết định số 100 ngày 15/05 của Giám đốc, công ty đã
mua mới một dây chuyền sản xuất:
- Ngày giao nhận TSCĐ này là 17/5
- Đại diện bên giao nhận gồm:
+ Ông Nguyễn Văn Bảy Trưởng phòng kinh doanh bên bán
+ Ông Trần Văn Hợi Trưởng phòng Kỹ thuật bên mua
- Nguyên giá của TSCĐ: 1.200.000.000 đồng
- Nước sản xuất: Nhật Bản
- Thời hạn sử dụng: 15 năm
3. Theo Quyết định số 101 ngày 20/5, Công ty tiền hành thanh
lý một Xe Tải KaMax (Thái Lan)
- Nguyên giá TSCĐ: 420.000.000 đồng, Giá trị hao mòn luỹ kế:
402.000.000 đồng
- Bộ phận quản lý sử dụng: Bán hàng
- Số hiệu TSCĐ: 1203, số thể TSCĐ: BH120
- Chi phí thanh lý bằng tiền mặt: 250.000 đồng
- Giá trị thu được bằng tiền mặt sau thanh lý: 50.000.000 đồng.
Bài 6.4
Doanh nghiệp XT thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương
201 
pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm giản đơn, tổ
chức sản xuất gồm: một phân xưởng sản xuất chuyên sản xuất sản
phẩm A và một phân xưởng sản xuất phụ để phục vụ cho yêu cầu sản
xuất chính.
Trong tháng 12/N có tình hình sau: (đơn vị: 1000 đồng)
I. Số dư đầu kỳ và chi tiết của các tài khoản kế toán như sau:
- TK 111: 13.000
- TK 112 4.860.000
- TK 141 30.000
Trong đó: + Bà Hai: 10.000
+ Ông Sáu: 9.000
+ Ông Hải: 11.000
- TK 152 1.778.000
Trong đó: + TK 1521: 910.000
+ TK 1522: 180.000
+ TK 1523: 299.000
+ TK 1524: 299.000
+ TK 1528: 90.000
- TK 153 24.500
- TK 151: 9.800
- TK 334: 744.500
- TK 338: 200.000
- TK 211: 23.996.000
- TK 214: 7.476.986(trong đó: TK 2141: 7.476.986)
- TK 154: 500.000(trong đó: TK 1541 - Sản xuất chính:
500.000)
- TK 155: 1.061.990(số lượng: 200 sản phẩm A)
- TK 157: 200.000
- TK 131: 1.500.000 (dư nợ)
Trong đó: Khách hàng (B): 900.000
Khách hàng (G): 600.000
- TK 138 (TK 1388) 8.000
202 
Trong đó: ông Tâm: 2.000; ông Mây: 6.000
- TK 331: 280.000

Trong đó: + Người bán (M): dư nợ 400.000


+ Người bán (X): dư có 600.000
+ Người bán (N): dư có 80.000
- TK 333: 250.000
+ TK 3331: 130.000
+ TK 3334: 120.000
- TK 341: 4.500.000
Các tài khoản khác có số dư hợp lý
II. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Ngày 1/12:
- Phiếu thu số 01 ngày 1/12 - bà Nguyễn Thị An (thủ quỹ) rút
TGNH về nhập quỹ tiền mặt theo giấy lĩnh tiền số AJ - 001909 để trả
lương cho CNV, số tiền: 850.000, đã nhận được giấy báo nợ số 1001
của ngân hàng.
2. Ngày 2/12:
- Phiếu chi số 01 ngày 2/12 - chi tiền mặt cho ông Nguyễn Văn
Anh để bàn bạc thực hiện hợp đồng liên doanh với Công ty AB, số
tiền: 4.000 (kèm theo các chứng từ gốc: hóa đơn dịch vụ số 0001 và
hóa đơn vận chuyển số 0001).
- Phiếu chi số 02 ngày 2/12 - chi tiền tạm ứng cho ông Nguyễn
Văn Ba, số tiền 7.000 để đi công tác (kèm theo giấy đề nghị tạm ứng
số 01).
- Nhận được giấy báo nợ số 1002 ngày 2/12 của ngân hàng báo
khoản tiền trả nợ cho Công ty X mua hàng tháng trước (kèm theo Séc
chuyển khoản số AJ - 001910), số tiền: 600.000.
3. Ngày 3/12:
- Phiếu chi số 03 ngày 3/12 - chi tiền mặt thanh toán tiền lương
tháng 11 cho CNV, số tiền: 736.000 (kèm theo bảng thanh toán tiền
lương tháng 11).
4. Ngày 4/12:
- Nhận được giấy báo có số 1003 của ngân hàng về khoản tiền
203 
Công ty B trả tiền mua sản phẩm còn nợ tháng 11, số tiền: 900.000
(kèm theo Séc chuyển khoản số AS - 100511).
5. Ngày 5/12:
- Phiếu chi số 04 ngày 5/12 - chi cho anh Nguyễn Văn Dũng tiếp
khách, số tiền: 3.000 (kèm theo chứng từ gốc...).
6. Ngày 6/12:
- Phiếu chi số 05 ngày 6/12 - chi tiền tạm ứng cho ông Bùi Văn
Thái mua vật tư (theo giấy đề nghị tạm ứng số 02), số tiền: 11.000.
- Phiếu chi số 06 ngày 6/12 - chi trả tiền vận chuyển vật liệu phụ
H (Hóa đơn vận chuyển số 112), số tiền: 5.000.
- Phiếu chi số 07 ngày 6/12 - chi trả tiền vận chuyển phụ tùng
thay thế S (Hóa đơn vận chuyển số 114), số tiền: 5.000.
- Phiếu thu số 02 ngày 6/12 - rút tiền vay ngắn hạn ngân hàng về
nhập quỹ tiền mặt theo khế ước vay số NH112, số tiền: 400.000 (ngân
hàng đã gửi giấy báo về); số tiền này do bà An nhận.
7. Ngày 8/12:
- Giấy thanh toán tạm ứng số 01 - bà Hai phòng kế hoạch thanh
toán tiền tạm ứng đi công tác (kèm theo hóa đơn dịch vụ số 00156), số
tiền: 9.000; số còn lại nộp lại quỹ theo phiếu thu số 03 ngày 8/12, số
tiền: 1.000.
- Phiếu chi số 08 ngày 8/12 - chi cho anh Đoàn Văn Hải mua
công cụ dụng cụ đã nhập kho theo phiếu nhập số 205, hóa đơn GTGT
số 800 ngày 8/12 ông Đoàn Văn Hải gửi đến: giá chưa có thuế GTGT:
12.200; thuế GTGT 10%: 1.220; giá hạch toán: 12.000.
- Nhận được giấy báo Nợ số 1009 của NH về khoản trả trước
tiền mua hàng cho Công ty K (Séc chuyển khoản số AJ - 001911), số
tiền: 858.000.
Yêu Cầu: Hãy lập các chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ
phát sinh trên
Bài 6.5
Doanh nghiệp XT có các tài liệu sau (Đơn vị: 1.000đ)
I. Số dư ngày 1/12/N
TK 211: 23.996.000
TK 214: 7.476.986 (TK 2141: 7.496.986).
II. Trong tháng 12/N có các nghiệp vụ phát sinh liên quan
204 
đến TSCĐ
(1) Nhượng bán ô tô BMW 528 biển số 52L-4242 thuộc bộ phận
quản lý doanh nghiệp, nguyên giá: 700.000, đã khấu hao: 628.000
(nhượng bán cho công ty TNHH X, hóa đơn GTGT số 1511 ngày
19/12/N: giá chưa có thuế GTGT: 120.000, thuế suất thuế GTGT
10%, công ty X đã thanh toán bằng tiền mặt) - ông Hoàng đại diện cho
công ty X.
(2) Ngày 24/12, biên bản bàn giao số 11 nhận bàn giao công
trình sửa chữa lớn thiết bị "K" ở phân xưởng sản xuất chính, gồm ông
Khúc Tiến Minh đại diện cho công ty I (đơn vị sửa chữa), ông Nguyễn
Xuân Hà, đại diện cho doanh nghiệp XT, kèm theo hóa đơn GTGT số
1170 ngày 24/12, giá chưa có thuế GTGT là 300.000, thuế suất thuế
GTGT 10%, phân bổ chi phí sửa chữa cho 6 tháng).
(3) Ngày 30/12, ông Nguyễn Xuân Hà, trưởng phòng thiết bị vật
tư và đầu tư mua máy "I" của công ty XMT, hóa đơn GTGT số 10341
ngày 30/12, giá chưa có thuế GTGT: 432.000, thuế suất thuế GTGT
10%. Đồng thời bàn giao cho phân xưởng sản xuất chính (ông Hoàng
Văn Ba - Quản đốc phân xưởng nhận). Doanh nghiệp đã trả ngay cho
công ty XMT bằng tiền mặt, nguồn vốn đầu tư là nguồn vốn xây dựng
cơ bản.
(4) Ngày 31/12, ông Trần Quốc Khánh (phòng kỹ thuật, công
nghệ) đã ký hợp đồng mua và bán của trung tâm công nghệ ABC một
bằng phát minh sáng chế, hóa đơn GTGT số 06382 ngày 31/12/N số
tiền 80.000 (không phải chịu thuế GTGT), đồng thời chuyển giao cho
phân xưởng sản xuất chính (Bà Nguyễn Thị Chiến là đại diện), đầu tư
bằng quỹ đầu tư phát triển, đã trả ngay bằng tiền mặt.
Yêu cầu:
1. Lập các chứng từ liên quan đến TSCĐ theo tình huống trên.
+ Tăng TSCĐ, nguyên giá: 720.000, tỷ lệ khấu hao 8%, dùng ở
bộ phận quản lý doanh nghiệp.
+ Giảm TSCĐ, nguyên giá: 600.000, tỷ lệ khấu hao 9%, dùng ở
bộ phận bán hàng.

205 
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ CHƯƠNG 6:

ĐÁP ÁP PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp D A A B D D A C D B A D D C A
án
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp D D C B D C A B D C C C D D D
án

ĐÁP ÁN PHẦN NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án Đ Đ Đ S Đ S Đ Đ S Đ
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án S Đ S S S Đ S Đ Đ Đ

ĐÁP ÁN PHẦN BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI


Bài 6.4

206 
Đơn vị: Cty XT Mẫu số 01-TT
Địa chỉ:...nnn......... (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày
22/12/2014 của Bộ Tài Chính)

PHIẾU THU Quyển số:..01.


Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Thị An
Địa chỉ: Thủ quỹ công ty XT
Lý do nộp: Rút TGNH về quỹ tiền mặt
Số tiền: 850.000.000 (viết bằng chữ): Tám trăm năm mươi triệu
đồng chẵn
Kèm theo:... 01.... Chứng từ gốc:
Ngày 1 tháng 12 năm N
Người lập Người Thủ quỹ Kế toán Giám đốc
phiếu nộp trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ (Ký, họ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng
tên) tên) dấu)
Đó nhận đủ số tiền (viết bằng chữ) : Tám trăm năm mươi triệu
đồng chẵn
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý) ............................................
+ Số tiền quy đổi: ..........................................................................
(liên gởi ra ngoài phải đóng dấu)

207 
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Chi nhánh: TP HCM
Séc
Số séc: AJ - 001909
Yêu cầu trả cho: Công ty XT .......................... Phần dành cho NH ghi
Số CMT:................... ngày cấp............... nơi
cấp ................................................................... TK Nợ: ...............................
Địa chỉ: ............................................................
TK Có .................................
Số hiệu tài khoản: xxx
Tại: cccc
Số tiền bằng chữ: Tám trăm năm mươi triệu
đồng chẵn Số tiền (bằng số):
Người phát hành: Công ty XT ........................ 850.000.000
Địa chỉ: zzz
Số hiệu tài khoản: 1005 - 0018
BẢO CHI
TP HCM, ngày 01 tháng 12 năm N
Ngày..... tháng.... năm........
Dấu Kế toán trưởng Người phát hành
Ký tên, đóng dấu

208 
Đơn vị: Cty XT Mẫu số 02-TT
Địa chỉ:............... (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày
22/12/2014 của Bộ Tài Chính)
PHIẾU CHI Quyển số:.1
Ngày 1 tháng 12 năm N Số:01

Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Văn Anh


Địa chỉ: Phòng kinh doanh - công ty XT
Lý do nộp: chi tiếp đoàn công ty HACO đến làm việc về hợp
đồng liên doanh .......................................................................................
Số tiền:.......4.000.000 (viết bằng chữ): Bốn triệu đồng chẵn
Kèm theo:........................ 02.............. Chứng từ gốc:
Ngày.....tháng.......năm 200...
Người lập Người nhận Thủ quỹ Kế toán Giám đốc
phiếu tiền trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng
tên) dấu)
Đó nhận đủ số tiền (viết bằng chữ) Bốn triệu đồng chẵn
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý) ............................................
+ Số tiền quy đổi: ..........................................................................

209 
HÓA ĐƠN
Mẫu 02 (GTGT - 3LL)
Liên 2 (Giao cho khách hàng) Ký hiệu AA/98
Ngày 01 tháng 12 năm N Số: 00001

Đơn vị bán hàng: Công ty vận tải X


Địa chỉ: .......................................................... Số tài khoản...........................
Số điện thoại: .................................................. Mã số:....................................

Họ tên người mua hàng: Nguyễn Văn Anh


Đơn vị: Công ty XT
Địa chỉ: .......................................................... Số tài khoản...........................
Hình thức thanh toán: ..................................... Mã số:....................................
Đơn vị Số Thành
STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn giá
tính lượng tiền
A B C 1 2 3 = 1x2

01 Một chuyến xe khứ hồi từ


TP HCM đến Đà Nẵng
Cộng tiền hàng: 1.500.000
Số tiền viết bằng chữ: Một triệu năm trăm ngàn đồng chẵn

NGƯỜI MUA HÀNG KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ TRƯỞNG


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Nguyễn Văn Anh

210 
HÓA ĐƠN
Mẫu 02 (GTGT - 3LL)
Liên 2 (Giao cho khách hàng) Ký hiệu AB/98
Ngày 01 tháng 12 năm N Số: 00001

Đơn vị bán hàng: Khách sạn Thành Thành


Địa chỉ: ................................................................. Số tài khoản ..................................
Số điện thoại: ........................................................ Mã số: ...........................................

Họ tên người mua hàng: Nguyễn Văn Anh


Đơn vị: Công ty XT
Địa chỉ: ssssss Số tài khoản: 012012012
Hình thức thanh toán: TM Mã số thuế: 0303508420
Đơn vị Số Thành
STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn giá
tính lượng tiền

A B C 1 2 3 = 1×2

01 Bia Heniken Chai 30 20.000 600.000


Chai 50 25.000 1.250.000
02 Chai 15 10.000 150.000
Nước suối Chai 02 450.000 900.000
03 Xuất 6 50.000 300.000
04 Đồ ăn suất 10 100.000 1.000.000 Ngày 2 400.000 800.000
Tiền phòng

Cộng tiền hàng: 2.500.000


Số tiền viết bằng chữ: Hai triệu năm trăm ngàn đồng chẵn

NGƯỜI MUA HÀNG KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ TRƯỞNG


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Nguyễn Văn Anh

211 
Đơn vị: Cty XT Mẫu số 01-TT
Địa chỉ:............... (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày
22/12/2014 của Bộ Tài Chính)

PHIẾU THU Quyển số:..01.


Họ tên người nộp tiền: Trần Thị Hai .............................................
Địa chỉ: Phòng kế hoạch công ty XT.............................................
Lý do nộp: Hoàn tạm ứng công tác phí .........................................
Số tiền:.................1.000.000 (viết bằng chữ): Một triệu đồng
chẵn .........................................................................................................
.......................................................................................................
Kèm theo:........................ 02.............. Chứng từ gốc:
Ngày 2..tháng..12.....năm N...
Người lập Người Thủ quỹ Kế toán Giám đốc
phiếu nộp trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ (Ký, họ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng
tên) tên) dấu)
Đó nhận đủ số tiền (viết bằng chữ) : Một triệu đồng chẵn
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý) ............................................
+ Số tiền quy đổi: ..........................................................................
(liên gởi ra ngoài phải đóng dấu)

212 
Đơn vị: Cty XT
Địa chỉ:...............
Giấy thanh toán tiền tạm ứng
Ngày 08 tháng 12 năm N
Số: 01
Nợ: 642
Có: 141
- Họ tên người thanh toán: Trần Thị Hai
- Địa chỉ: Phòng Kế hoạch
- Số tiền tạm ứng được thanh toán theo bảng dưới đây:
Diễn giải Số tiền
A 1
I. Số tiền tạm ứng:
1. Số tiền tạm ứng các đợt chưa chi hết:
2. Số tiền tạm ứng kỳ này:
- Phiếu chi số:........ 100..... ngày 28/11/N............. 10.000.000
- Phiếu chi số:......................ngày..........................
II. Số tiền đã chi: 9.000.000
1. Chứng từ số:..3 vé máy bay ngày 29/11/N 5.100.000
2. Hóa đơn dịch vụ số 00156 ngày 08 tháng 12 năm N 3.900.000
3. 1.000.000
III. Chênh lệch: 1.000.000
1. Số tạm ứng chi không hết (I - II)
2. Chi quá số tiền tạm ứng: (II - I)

Thủ trưởng đơn Kế toán trưởng Kế toán thanh Người thanh


vị toán toán
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

213 
Đơn vị: ............... Mẫu số 02-TT
Địa chỉ:............... (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày
22/12/2014 của Bộ Tài Chính)
PHIẾU CHI Quyển số: 01
Ngày 2 tháng 12 năm N Số: 02

Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Văn Ba ........................................


Địa chỉ: Phòng cung ứng vật tư - công ty XT ...............................
Lý do nộp: Chi tạm ứng đi công tác ..............................................
Số tiền:.................7.000.000 (viết bằng chữ): Bảy triệu đồng
chẵn .........................................................................................................
.......................................................................................................
Kèm theo:........................ 01.............. Chứng từ gốc
Ngày.....tháng.......năm 200...
Người lập Người nhận Thủ quỹ Kế toán Giám đốc
phiếu tiền trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng
tên) dấu)
Đó nhận đủ số tiền (viết bằng chữ) Bảy triệu đồng chẵn
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý) ............................................
+ Số tiền quy đổi: ..........................................................................

214 
Đơn vị: Công ty XT
Địa chỉ:...............
Giấy đề nghị tạm ứng
Ngày 02 tháng 12 năm N
Số: 01

Kính gửi: Giám đốc Công ty


Tên tôi là: Nguyễn Văn Ba
Địa chỉ: Phòng cung ứng vật tư
Đề nghị tạm ứng số tiền: 7.000.000 (viết bằng chữ): Bảy triệu
đồng chẵn
Lý do tạm ứng: Đi công tác
Thời hạn thanh toán: 01 tháng
Thủ trưởng đơn Kế toán trưởng Kế toán thanh Người thanh
vị toán toán
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

215 
NHĐT và PTVN
Chi nhánh TP HCM SBT: 1002

GIẤY BÁO NỢ
Kính gởi quý
Ngày: 02/12/N Công ty: XT
Hôm nay, chúng tôi xin báo đã ghi Nợ TK quý công ty số: 1005 -
0018 số tiền sau:
Chi tiết Số tiền
Chi trả cho công ty X về tiền mua nguyên vật liệu 600.000.000 đồng
theo Séc chuyển khoản số AJ – 001910
Cộng 600.000.000 đồng

216 
NHĐT và PTVN
Chi nhánh TP HCM
ỦY NHIỆM CHI

CHUYỂN KHOẢN, Lập ngày: 02/12/N PHẦN DO NH GHI


CHUYỂN TIỀN
THƯ/ĐIỆN TÀI KHOẢN NỢ
Tên đơn vị trả tiền: Công
ty XT
Số tài khoản:1005-0018
Tại ngân hàng: ĐT và PTVN TÀI KHOẢN CÓ
tỉnh, TP: HCM Nội
Tên đơn vị trả tiền: Công ty
XT
Số tài khoản:1005-1234 Số tiền bằng số
Tại ngân hàng: ĐT và PTVN
tỉnh, TP: HCM 600.000.000
Số tiền bằng chữ: Sáu trăm
triệu đồng chẵn
..................................................
Nội dung thanh toán: Trả tiền
mua hàng
Đơn vị trả tiền Ngân hàng A Ngân hàng B
Ghi sổ ngày Ghi sổ ngày
Kế Chủ tài Kế Trưởng phòng Kế Trưởng phòng
toán khoản toán kế toán toán kế toán

217 
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Chi nhánh: TP HCM
Séc
Số séc: AJ 001910
Yêu cầu trả cho: Công ty X ...........................................
Số CMT:...................... ngày cấp.................. Phần dành cho NH ghi
nơi cấp ...........................................................................
Địa chỉ: .......................................................................... TK Nợ: ...............................
Số hiệu tài khoản: 1005 - 1234
Tại: cccc TK Có .................................
Số tiền bằng chữ: Sáu trăm triệu đồng chẵn
.......................................................................................
Người phát hành: Công ty XT .......................................
Địa chỉ: zzz
Số hiệu tài khoản: 1005 - 0018 Số tiền (bằng số):
BẢO CHI 600.000.000

Ngày..... tháng.... năm........


TP HCM, ngày 02 tháng 12 năm N
Dấu Kế toán trưởng Người phát hành
Ký tên, đóng dấu

NHĐT và PTVN GIẤY BÁO SỐ DƯ KHÁCH HÀNG Trang: 4


Chi nhánh TP HCM Ngày 02/12/N Số sổ:
P/S trước ngày 02/12/N SHTK: 1005 - 0018 Loại tiền: VNĐ
Tên đơn vị: Công ty XT

Số BT Diễn giải Doanh số Nợ – Nợ Doanh số Có – Có


Số dư đầu 4.010.000.000
1002 Trả nợ Công ty X về tiền mua
NVL theo séc chuyển khoản
số AJ-001910 600.000.000
Doanh số ngày 600.000.000
Số dư cuối 3.410.000.000

Lập bảng Kiểm soát Kế toán trưởng

218 
NHĐT và PTVN
Chi nhánh TP HCM
SBT: 1003
GIẤY BÁO CÓ
Kính gởi quý
Ngày: 04/12/N Công ty: XT
Hôm nay, chúng tôi xin báo đã ghi Có TK quý công ty số: 1005
- 0018 số tiền sau:
Chi tiết Số tiền
Séc chuyển khoản số AS - 00511 của công ty B trả 900.000.000 đồng
tiền mua sản phẩm của công ty thang 11.

Cộng 900.000.000 đồng


NHĐT và PTVN
Chi nhánh TP HCM
NHĐT và PTVN
Chi nhánh TP HCM
SBT: 1008
GIẤY BÁO CÓ
Kính quý
Ngày: 10/12/N Công ty: XT
Hôm nay, chúng tôi xin báo đã ghi Có TK quý công ty số: 1005
- 0018 số tiền sau:
Chi tiết Số tiền
Séc chuyển khoản số AC - 100588 của công ty C 1.316.700.000 đồng
trả tiền mua sản phẩm của công ty ngày 3/12/N.

Cộng 1.316.700.000 đồng


NHĐT và PTVN
Chi nhánh TP HCM

219 
Bài 6.5
Liên 2 HÓA ĐƠN
(GTGT)
Ngày 24 tháng 12 năm N
Đơn vị bán hàng: Công ty I
Địa chỉ: Số tài khoản
Số điện thoại Mã số

Họ tên người mua hàng: Ông Lê Minh


Đơn vị: XT
Địa chỉ: Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản Mã số:
Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền
STT Tên hàng hóa, dịch vụ
tính lượng (đồng) (đồng)
A B C 1 2 3 = 1x2

Sửa chữa lớn TB - K 300.000.000

Cộng tiền hàng: 300.000.000


Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 30.000.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 330.000.000
Số tiền viết bằng chữ: Ba trăm ba mươi triệu đồng chẵn!

Người mua Kế toán Thủ trưởng


hàng trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

220 
Liên 2 HÓA ĐƠN
(GTGT)
Ngày 19 tháng 12 năm N
Đơn vị bán hàng: XT
Địa chỉ: Số tài khoản
Số điện thoại Mã số

Họ tên người mua hàng: Ông Hoàng


Đơn vị: Công ty TNHH X
Địa chỉ: Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: Tiền mặt Mã số:
Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền
STT Tên hàng hóa, dịch vụ
tính lượng (đồng) (đồng)
A B C 1 2 3 = 1x2

Nhượng bán máy M chiếc 01 120.000.000

Cộng tiền hàng: 120.000.000


Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 12.000.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 132.000.000
Số tiền viết bằng chữ: Một trăm ba mươi hai triệu đồng chẵn!

Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị


(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

221 
Liên 2 HÓA ĐƠN
(GTGT)
Ngày 30 tháng 12 năm N
Đơn vị bán hàng: Công ty XMT
Địa chỉ: Số tài khoản
Số điện thoại Mã số

Họ tên người mua hàng: Ông Nguyễn Xuân Hà


Đơn vị: Doanh nghiệp XT
Địa chỉ: Số tài khoản:
Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền
STT Tên hàng hóa, dịch vụ
tính lượng (đồng) (đồng)
A B C 1 2 3 = 1x2

Máy I chiếc 01 432.000.000 432.000.000

Cộng tiền hàng: 432.000.000


Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 43.200.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 475.200.000
Số tiền viết bằng chữ: Bốn trăm bảy mươi lăm triệu hai trăm ngàn đồng chẵn!

Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị


(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

222 
ơ

Liên 2 HÓA ĐƠN


(GTGT)
Ngày 31 tháng 12 năm N
Đơn vị bán hàng: Trung tâm công nghệ ABC
Địa chỉ: Số tài khoản
Số điện thoại Mó số

Họ tên người mua hàng: ông Trần Quốc Khánh


Đơn vị: Doanh nghiệp XT
Địa chỉ: Số tài khoản:
Hỡnh thức thanh tóan: Tiền mặt Mã số:
Đơn vị Số Đơn giá Thành tiền
STT Tên hàng hóa, dịch vụ
tính lượng (đồng) (đồng)
A B C 1 2 3 = 1x2

Bằng phát minh sáng chế 80.000.000

Cộng tiền hàng: 80.000.000


Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 8.000.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 88.000.000
Số tiền viết bằng chữ: Tám mươi tám triệu đồng chẵn!

Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị


(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

223 
CHƯƠNG 7
SỔ KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN

7.1. TÓM TẮT


7.1.1. Sổ kế toán
Sổ kế toán là các tờ sổ sách theo mẫu nhất định để ghi chép các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các phương pháp của kế toán trên cơ
sở số liệu của chứng từ gốc.
 Phân loại sổ kế toán
- Theo cách ghi chép
o Sổ ghi chép theo thứ tự thời gian.
o Sổ ghi theo hệ thống.
o Sổ liên hợp.
- Theo mức độ khái quát của số liệu phản ánh trên sổ
o Sổ kế toán tổng hợp.
o Sổ kế toán chi tiết.
o Sổ kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.
- Theo kết cấu mẫu sổ (kiểu bố trí mẫu sổ)
o Sổ đối chiếu kiểu hai bên.
o Sổ kiểu 1 bên.
o Sổ kiểu nhiều cột.
o Sổ kiểu bàn cờ.
- Theo hình thức tổ chức sổ
o Sổ đóng thành quyển.
o Sổ tờ rời.
 Kỹ thuật ghi sổ
Căn cứ vào chứng từ gốc để định khoản, sau đó ghi vào sổ:
Bước 1: Mở sổ: Đầu kỳ tiến hành mở sổ và ghi số dư đầu kỳ
(SDĐK) vào các tài khoản trên sổ tương ứng.
Bước 2: Ghi sổ: ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào
các tài khoản trong sổ kế toán trên cơ sở chứng từ gốc hợp lệ. Khi ghi
224 
sổ kế toán cần tuân thủ nguyên tắc:
+ Ghi sổ kế toán bằng mực tốt, không phai, không nhòe, không
được ghi xen kẻ, ghi chồng lên nhau.
+ Các định khoản có số liệu phải gạch bỏ, khi ghi sai không
được tẩy xoá, lấy giấy dán đè lên.
Bước 3: Khoá sổ: cuối kỳ tiến hành khóa sổ để tính số dư cuối
kỳ (SDCK) của các tài khoản để lập báo cáo tài chính.
7.1.2. Các hình thức sổ kế toán
Ở Việt Nam, tất cả các biểu mẫu sổ kế toán đều thuộc loại
không bắt buộc. Doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính hoặc bổ sung, sửa đổi biểu mẫu sổ, thẻ kế toán
phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đảm
bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát. Theo
hướng dẫn của Bộ Tài chính có 5 hình thức sổ kế toán được vận dụng:
Hình thức nhật ký chung, hình thức Nhật ký - sổ cái, hình thức Chứng
từ ghi sổ, hình thức Nhật ký chứng từ, và hình thức kế toán trên máy
vi tính.
7.2. BÀI TẬP CHƯƠNG 7
7.2.1. Câu hỏi trắc nghiệm
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Sổ kế toán là:
a. Một tờ rời có chức năng ghi chép độc lập hoặc là quyển sổ
gồm nhiều tờ sổ thực hiện chức năng ghi chép về những nội
dung nhất định theo quy định của hệ thống kế toán.
b. Phương tiện vật chất để hệ thống hóa thông tin chứng từ nhằm
đáp ứng các nhu cầu khác nhau của công tác quản lý.
c. Những tờ sổ được xây dựng theo mẫu nhất định dựa vào yêu
cầu của phương pháp tài khoản và ghi sổ kép hoặc yêu cầu về
thông tin trong những trường hợp cụ thể của quản lý.
d. Tất cả đều đúng.
2. Nếu phân loại sổ kế toán theo phương pháp ghi chép thì sổ kế
toán được phân thành:
a. Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết.
b. Sổ ghi theo trình tự thời gian, sổ ghi theo đối tượng và sổ kết
hợp.
c. Sổ đối chiếu kiểu 2 bên, sổ kiểu 1 bên, sổ kiểu nhiều cột, sổ
kiểu bàn cờ.
d. Sổ tờ rời, sổ đóng thành quyển.
225 
3. Theo mức độ khái quát của số liệu phản ánh trên sổ, sổ kế
toán được chia thành các loại:
a. Sổ ghi theo trình tự thời gian, sổ ghi theo loại đối tượng, sổ
liên hợp.
b. Sổ chi tiết, sổ tổng hợp.
c. Sổ quyển, sổ tờ rời.
d. Tất cả các đáp án trên dều đúng.
4. Nếu dựa vào hình thức tổ chức sổ thì sổ kế toán được phân
thành:
a. Sổ tờ rời và sổ đóng thành quyển.
b. Sổ đối chiếu kiểu 2 bên và sổ kiểu 1 bên.
c. Sổ kiểu nhiều cột và sổ kiểu bàn cờ.
d. Cả b và c đều đúng.

5. Sổ kết hợp:
a. Là sổ kết hợp giữa ghi theo trình tự thời gian và ghi theo đối
tượng.
b. Là sổ kế toán ghi chép về một đối tượng kế toán cụ thể.
c. Là sổ ghi chép số liệu chi tiết về một đối tượng tổng hợp nào
đó.
d. Là sổ kết hợp kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết trên cùng
một trang sổ.
6. Hiện nay theo quy định của Bộ Tài chính có mấy hình thức sổ
kế toán:
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
7. Theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, có các
hình thức sổ kế toán:
a. Hình thức Nhật ký- sổ cái, Hình thức Nhật ký chung, Hình
thức Nhật ký chứng từ.
b. Hình thức Nhật ký chung, Hình thức chứng từ ghi sổ, Hình
thức kế toán máy.
c. Hình thức Nhật ký- sổ cái, Hình thức Nhật ký chung, Hình
thức Nhật ký chứng từ, Hình thức chứng từ ghi sổ, Hình thức
kế toán máy.
d. Hình thức Nhật ký chứng từ, Hình thức chứng từ ghi sổ, Hình

226 
thức Nhật ký chung, Hình thức Nhật ký – sổ cái.
8. Để phân biệt các hình thức sổ kế toán khác nhau, cần dựa vào:
a. Số lượng và loại sổ kế toán cần dùng, cách thức thiết kế sổ.
b. Căn cứ để ghi sổ, Trình tự kế toán trên các sổ.
c. Trình tự kế toán trên các sổ, đặc trưng của mỗi hình thức.
d. a và c đúng.
9. Việc lựa chọn hình thức kế toán cho một đơn vị phụ thuộc
vào:
a. Quy mô của đơn vị.
b. Đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn.
c. Cả hai điều kiện trên.
d. Không phụ thuộc vào điều kiện nào.
10. Phát biểu nào sau đây sai về phương pháp ghi sổ kế toán:
a. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán không bắt buộc phải có chứng
từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh.
b. Phương pháp ghi sổ kế toán bao gồm: mở sổ, ghi sổ và khóa
sổ.
b. Việc ghi sổ kế toán nhất thiết phải căn cứ vào chứng từ kế
toán đã được kiểm tra đảm bảo các quy định về chứng từ kế
toán.
d. Cuối kỳ, phải khóa sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.
11. Thông tin, số liệu trên sổ kế toán không được:
a. Ghi bằng bút chì.
b. Ghi xen thêm phía trên hoặc phía dưới.
c. Dùng bút xóa.
d. Tất cả các phương án trên.
12. Để sửa chữa sổ kế toán có thể sử dụng các phương pháp:
a. Phương pháp ghi bổ sung, phương pháp ghi số âm.
b. Phương pháp loại bỏ, phương pháp đính chính.
c. Phương pháp ghi số âm, phương pháp ghi bổ sung, phương
pháp cải chính.
d. Tất cả các phương án trên đều sai.
13. Phương pháp cải chính là:
a. Dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch một đường
thẳng xóa bỏ chỗ ghi sai và ghi lại cho đúng bằng mực
thường ở phía trên.
b. Dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách ghi lại bằng mực
đỏ bút toán đã ghi sai và ghi lại bút toán đúng bằng mực

227 
thường.
c. Dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách ghi trong ngoặc
đơn bút toán đã ghi sai và ghi lại bút toán đúng bằng mực
thường.
d. Dùng để điều chỉnh bằng cách ghi thêm một bút toán bằng
mực thường với số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ.
14. Khi sửa chữa sổ kế toán bằng máy tính thì thực hiện theo:
a. Phương pháp ghi số âm và phương pháp cải chính.
b. Phương pháp ghi bổ sung và phương pháp cải chính.
c. Phương pháp ghi đỏ và phương pháp cải chính.
d. Đáp án khác.
15. Cuối kỳ, kế toán một doanh nghiệp phát hiện mình bỏ sót 1
chứng từ không ghi vào sổ. Để sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp này,
kế toán sẽ sử dụng phương pháp nào trong các phương pháp sau đây:
a. Phương pháp cải chính.
b. Phương pháp ghi bổ sung.
c. Phương pháp ghi số âm.
d. Không có phương pháp nào.
16. Nhập kho nguyên vật liệu trả bằng tiền mặt 10.000.000
đồng. Kế toán ghi sai:
Nợ TK 152 10.000.000
Có TK 331 10.000.000
Vậy để sửa chữa, kế toán phải thực hiện như sau:
a. Nợ TK 152 10.000.000
Có TK 111 10.000.000
b. Nợ TK 331 10.000.000
Có TK 152 10.000.000
Và Nợ TK 152 10.000.000
Có TK 111 10.000.000
c. Nợ TK 152 (10.000.000)
Có TK 331 (10.000.000)
Và Nợ TK 152 10.000.000
Có TK 111 10.000.000
d. Cả b và c đều đúng.
17. Nếu phân loại sổ kế toán theo phương pháp ghi chép thì sổ
nhật ký chung thuộc loại:
a. Sổ ghi theo trình tự thời gian.
b. Sổ ghi theo hệ thống.

228 
c. Sổ chi tiết.
d. Sổ kết hợp.
18. Nếu phân loại theo mức độ khái quát của số liệu phản ánh
trên sổ thì sổ cái thuộc loại:
a. Sổ kiểu 1 bên.
b. Sổ kiểu 2 bên.
c. Sổ kế toán tổng hợp.
d. Sổ kế toán chi tiết.
19. Sổ nhật ký chung nếu phân loại theo kiểu bố trí mẫu sổ thì
thuộc loại:
a. Sổ kiểu một bên.
b. Sổ kiểu hai bên.
c. Sổ kiểu nhiều cột.
d. Sổ kiểu bàn cờ.
20. Trong mỗi hình thức sổ kế toán có quy định cụ thể về:
a. Số lượng, kết cấu, mẫu sổ.
b. Mối quan hệ giữa các sổ.
c. Trình tự, phương pháp ghi chép các sổ.
d. Tất cả đều đúng.
21. Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ nhật ký chung là:
a. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo
trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một
quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất.
b. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi
vào sổ Nhật ký theo trình tự thời gian.
c. Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo
bên có của các tài khoản.
d. Kết hợp hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết trên cùng
một sổ kế toán trong cùng một quá trình ghi sổ.
22. Trong Hình thức Chứng từ ghi sổ, Sổ Cái được ghi từ:
a. Chứng từ ghi sổ.
b. Chứng từ kế toán.
c. Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.
d. Sổ Nhật ký chứng từ.
23. Trong các hình thức sổ kế toán sau đây, hình thức nào chỉ có
1 quyển sổ tổng hợp duy nhất:
a. Hình thức Nhật ký chung.
b. Hình thức Nhật ký - sổ cái.

229 
c. Hình thức Chứng từ ghi sổ.
d. Hình thức Nhật ký chứng từ.
24. Hình thức sổ kế toán nào sau đây cuối kỳ cần phải lập Bảng
cân đối TK (BCĐSPS) để kiểm tra việc ghi chép tổng hợp:
a. Hình thức Nhật ký- sổ cái, hình thức Nhật ký chung.
b. Hình thức Nhật ký chung, hình thức Chứng từ ghi sổ.
c. Hình thức Nhật ký chung, hình thức Nhật ký – sổ cái, hình
thức Nhật ký chứng từ.
d. Hình thức Nhật ký chung, hình thức Nhật ký – sổ cái, hình
thức Nhật ký chứng từ, hình thức Chứng từ ghi sổ.
25. Bảng cân đối tài khoản được lập:
a. Trước khi khoá sổ kế toán.
b. Sau khi khoá sổ kế toán.
c. Cả a, b đều đúng.
d. Cả a, b đều sai.
26. Theo quy định của Bộ Tài chính trong hình thức Chứng từ
ghi sổ, Chứng từ ghi sổ được lập:
a. Định kỳ.
b. Cuối kỳ.
c. Hằng ngày.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
27. Sổ Nhật ký- Sổ cái là sổ được ghi:
a. Theo đối tượng.
b. Theo trình tự thời gian.
c. Kết hợp vừa theo thời gian vừa theo đối tượng.
d. Không có đáp án nào đúng.
28. Trong hình thức Nhật ký chung, Sổ tổng hợp bao gồm:
a. Sổ Nhật ký đặc biệt.
b. Sổ Nhật ký đặc biệt và Sổ Nhật ký chung.
c. Sổ Cái.
d. Sổ Nhật ký đặc biệt, sổ Nhật ký chung và sổ Cái.
29. Trong hình thức Chứng từ ghi sổ, số liệu của Chứng từ ghi
sổ được dùng để:
a. Ghi sổ Cái TK.
b. Ghi sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.
c. Ghi sổ Nhật ký chung.
d. Cả a và b đều đúng.
30. Bảng cân đối số phát sinh (Bảng cân đối tài khoản) được lập

230 
từ:
a. Sổ Nhật ký chung.
b. Sổ Cái tài khoản.
c. Bảng Tổng hợp chi tiết.
d. Không có đáp án nào đúng.
7.2.2. Nhận định đúng/sai:
Nhận định đúng/sai cho từng phát biểu sau:
1. Trong hình thức Chứng từ ghi sổ, sổ Cái được ghi dựa trên
các chứng từ ghi sổ chứ không phải chứng từ gốc.
2. Trong tất cả các hình thức sổ kế toán, cuối kỳ đều phải lập
Bảng cân đối tài khoản để kiểm tra việc ghi chép tổng hợp.
3. Báo cáo kế toán tài chính được lập chủ yếu từ số liệu của sổ
cái tài khoản.
4. Sổ Nhật ký đặc biệt là sổ bắt buộc phải sử dụng trong hình
thức Nhật ký chung.
5. Hình thức Nhật ký chung có thể xảy ra trùng lắp làm sai lệch
thông tin cung cấp cho nhà quản lý
6. Bảng cân đối tài khoản (Bảng cân đối số phát sinh) được lập
sau khi đã khoá sổ kế toán.
7. Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung, cuối kỳ không cần lập
Bảng cân đối số phát sinh (Bảng cân đối tài khoản) để kiểm tra việc
ghi chép tổng hợp.
8. Khoá sổ kế toán chỉ được thực hiện vào thời điểm kết thúc
niên độ.
9. Sổ cái tài khoản chỉ theo dõi số dư của tài khoản.
10. Hình thức chứng từ ghi sổ là hình thức hiện nay không còn
sử dụng ở thực tế hạch toán kế toán ở các doanh nghiệp.
11. Nợ, Có là thuật ngữ dùng trong kế toán để phân biệt hai bên
của tài khoản chứ không có ý nghĩa về mặt kinh tế.
12. Ghi kép vào tài khoản là chỉ ghi vào hai tài khoản có liên quan.
13. Qua các loại quan hệ đối ứng kế toán có thể thấy rằng tính
cân đối giữa tài sản và nguồn vốn sẽ không bị phá vỡ.
14. Để giảm nhẹ khối lượng công việc ghi sổ có thể gộp nhiều
định khoản giản đơn thành một định khoản phức tạp.
15. Mọi tài khoản tổng hợp và chi tiết sử dụng trong kỳ đều
231 
được phản ánh trên Bảng cân đối tài khoản.
16. Khi kiểm tra cân đối trên Bảng cân đối tài khoản hoàn toàn
đúng thì kết luận việc ghi chép của kế toán là chính xác.
17. Để lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với
đơn vị cần căn cứ vào quy mô của đơn vị
18. Để lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với
đơn vị cần căn cứ vào vị trí địa lý của các đơn vị trực thuộc.
19. Để lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với
đơn vị cần căn cứ vào mức độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính.
20. Bảng cân đối số phát sinh được lập từ sổ cái tài khoản.
7.2.3. Bài tập
Bài 7.1:
Tại Công ty Tân Mai hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên, kê khai và tính thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế GTGT của vật liệu mua vào là
10%, có 3 loại nguyên vật liệu: A, B, C:
Số dư đầu tháng 01/N trên các sổ chi tiết vật liệu:
STT Tên vật liệu ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 A Kg 1.000 50.000 50.000.000
2 B Tấn 260 1.200.000 312.000.000
3 C m3 120 40.000 4.800.000
Tổng 366.800.000
Trong tháng có các nghiệp vụ nhập xuất kho:
1. Ngày 5/1 Nhập từ mua ngoài chưa trả tiền, theo hoá đơn
GTGT số 15 ngày 5/1 của công ty Đá Nhanh:
STT Tên vật liệu ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 A Kg 400 55.000 22.000.000
2 B Tấn 200 1.150.000 230.000.000
3 C m3 200 42.000 8.400.000
Tổng 260.400.000
Họ tên người nhập hàng: Nguyễn văn Tính- Cán bộ cung ứng
vật tư.
2. Ngày 7/1 Xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất trực tiếp
232 
STT Tên vật liệu ĐVT Số lượng
1 A Kg 300
2 B Tấn 100
3 C m3 80

3. Ngày 10/1 Xuất nguyên vật liệu dùng chung cho phân xưởng:
STT Tên vật liệu ĐVT Số lượng
1 A Kg 20
2 B Tấn 10
3 C m3 10
4. Ngày 15/1 Xuất nguyên vật liệu đi gia công chế biến:
STT Tên vật liệu ĐVT Số lượng
1 A Kg 500
2 B Tấn 250
3 C m3 150
Tổng
5. Ngày 19/1 Nhập nguyên vật liệu từ mua ngoài bằng tiền mặt
theo Hoá đơn GTGT số 120 ngày 18/1 của công ty Bông Hồng
STT Tên vật liệu ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 A Kg 150 55.000 8.250.000
2 B Tấn 110 1.150.000 126.500.000
3 C m3 90 42.000 3.780.000
Tổng 138.530.000
Họ tên người nhập hàng:Nguyễn Mạnh- Cán bộ cung ứng vật tư.
6. Ngày 28/1 nhập số nguyên vật liệu xuất đi gia công chế biến
ngày 15/1.
Yêu cầu: Tính giá hàng xuất kho theo phương pháp Nhập trước-
Xuất trước trên các phiếu xuất kho
o Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo các hình thức sổ kế
toán Nhật ký chung.
o Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo các hình thức sổ kế
233 
toán Chứng từ ghi sổ.
Bài 7.2:
Tại Công ty Vĩnh Thạnh có tình hình thanh toán với người bán
vào đầu quý I/N thể hiện trên sổ chi tiết thanh toán với người bán như
sau:

STT Tên người bán Số dư Số tiền


1 Cty Vân Nam Có 250.500.000
2 Cty Hoa Mỹ Có 15.640.000
3 Cty Sóng Thần Nợ 140.380.000
Trong quý có các nghiệp vụ thanh toán thể hiện trên các chứng
từ:
1. Ngày 5/1 Mua Nguyên vật liệu của công ty Vân Nam về
nhập kho, trả chậm sau 25 ngày, Tổng tiền hàng 125.400.000 đồng,
VAT 10% theo Hoá đơn GTGT số 15 ngày 5/1.
2. Chi tiền mặt trả nợ cho công ty Hoa Mỹ 10.000.000 đồng
theo Phiếu chi số 23 ngày 7/1.
3. Chuyển khoản qua ngân hàng trả nợ cho công ty Vân Nam
theo Giấy báo Có số 1256 ngày 8/1 là 150.000.000 đồng.
4. Mua Công cụ dụng cụ nhập của công ty Sóng Thần về nhập
kho, trừ vào số tiền đã ứng trước số còn lại thanh toán sau 30
ngày.Theo Hoá đơn GTGT số 294 ngày 19/1, tổng thanh toán là
297.000.000 đồng.
5. Mua nguyên vật liệu của công ty Hoa Mỹ về nhập kho, Tổng
giá thanh toán là 121.000.000 đồng, VAT 10% theo Hoá đơn GTGT
số 1563 ngày 29/1. Trả chậm bằng chuyển khoản sau 20 ngày.
6. Mua Công cụ dụng cụ của công ty Hoa Mỹ về nhập kho, tổng
tiền hàng 59.000.000 đồng, VAT 10%, theo Hoá đơn GTGT số 1896
ngày 30/1, trả chậm bằng tiền mặt sau 20 ngày.
Yêu cầu: Hãy ghi sổ Tổng hợp tình hình thanh toán với người
bán theo các hình thức đã học.
Bài 7.3:
Tại một doanh nghiệp có tình hình Tài sản, Nguồn vốn vào đầu
tháng 01/N thể hiện trên số dư của một số tài khoản (ĐVT: đồng):
234 
- TK 111: 120.000.000
- TK 152: 300.000.000
- TK 211: 14.520.000.000
Trong tháng 01/N có các nghiệp vụ phát sinh thể hiện trên các
chứng từ:
1. Phiếu chi số 1 ngày 5/1 chi tiền mặt trả nợ cho người bán
7.000.000.
2. Phiếu nhập kho số 01 ngày 10/1 nhập kho nguyên vật liệu
mua ngoài, Kèm theo Hoá đơn GTGT số 15 thuế suất thuế GTGT
10%, thanh toán bằng chuyển khoản 110.000.000.
3. Biên bản giao nhận TSCĐ số 01, ngày 15/1: bàn giao một
TSCĐ hữu hình mua ngoài nhập kho chưa trả tiền cho người bán, kèm
theo hoá đơn GTGT số 45, giá mua 750.000.000 thuế suất thuế GTGT
10 %.
4. Phiếu thu số 01, ngày 17/1 thu tiền từ bán hàng hoá kèm theo
Hoá đơn GTGT số 01, tiền hàng 100.000.000, VAT 10%. Giá vốn
hàng xuất bán theo Phiếu xuất kho số 01, số tiền 45.000.000.
5. Phiếu xuất số 02 ngày 24/1, xuất nguyên vật liệu dùng cho
sản xuất trực tiếp, giá trị 41.500.000
6. Tổng tiền lương phải trả trong tháng theo bảng thanh toán
tiền lương số 01 ngày 30/1:
- Lương bộ phận sản xuất trực tiếp: 120.000.000
- Lương bộ phận quản lý phân xưởng: 24.000.000
- Lương Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 84.500.000
Yêu cầu: Ghi sổ tổng hợp tình hình trên theo các hình thức sổ
kế toán.
Bài 7.4:
Doanh nghiệp An Bình thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm giản đơn,
tổ chức sản xuất gồm: một phân xưởng sản xuất chuyên sản xuất sản
phẩm A và một phân xưởng sản xuất phụ để phục vụ cho yêu cầu sản
xuất chính.
Trong tháng 1/N có tình hình sau: (đơn vị: 1000 đồng)
Tài liệu: Tình hình thanh toán của một Doanh nghiệp với người
235 
bán, người mua vào ngày 01/01/N thể hiện qua số dư của hai tài khoản.
- TK phải thu của khác hàng (131) (Dư Nợ) 12.000.000
Chi tiết:
+ Phải thu của Công ty A 10.000.000
+ Phải thu của Công ty B 2.000.000
- TK Phải trả cho người bán (331) (Dư Có) 8.000.000
Chi tiết:
+ Phải trả cho Công ty M 5.000.000
+ Phải trả cho Công ty N 3.000.000
Trong tháng 01/N của Doanh nghiệp có tình hình sau:
1. Mua nguyên liệu trị giá 5.000.000 của Công ty N nhập khẩu
chưa trả tiền.
2. Công ty A trả hết số tiền còn nợ Doanh nghiệp bằng chuyển
khoản qua ngân hàng.
3. Vay ngân hàng trả nợ cho Công ty M: 4.000.000
4. Ứng trước tiền mặt cho Công ty Q để mua hàng: 2.500.000.
5. Công ty B chuyển khoản trả nợ cho Doanh nghiệp:
2.000.000.
6. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả hết nợ cho Công ty N và ứng
thêm 4.000.000 để mua vật liệu.
7. Công ty B ứng trước tiền mua hàng cho Doanh nghiệp bằng
tiền mặt 1.500.000.
8. Nhập kho nguyên vật liệu của Công ty Q chuyển đến, tiền
hàng được trừ vào số tiền đã ứng trước (nghiệp vụ 4) trị giá 2.250.000.
Yêu cầu:
- Phản ánh tình hình trên vào các tài khoản có liên quan.
- Tính số dư cuối kỳ của TK 131, TK 331 và các tài khoản chi
tiết của chúng. Cho biết ý nghĩa của các con số này.
- Lập bảng tổng hợp chi tiết Phải thu của khách hàng và Phải trả
cho người bán.
Bài 7.5:
Doanh nghiệp AA thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm giản đơn, tổ
236 
chức sản xuất gồm: một phân xưởng sản xuất chuyên sản xuất sản
phẩm A và một phân xưởng sản xuất phụ để phục vụ cho yêu cầu sản
xuất chính.
Trong tháng 12/N có tình hình sau: (đơn vị: 1000 đồng)
I. Số dư ngày 1/12/N
TK 211: 23.996.000
TK 214: 7.476.986 (TK 2141: 7.496.986).
II. Trong tháng 12/N có các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến
TSCĐ.
(1) Nhượng bán ô tô BMW 528 biển số 29L-4242 thuộc bộ
phận quản lý doanh nghiệp, nguyên giá: 700.000, đã khấu hao:
628.000 (nhượng bán cho công ty TNHH X, hóa đơn GTGT số 1511
ngày 19/12/N: giá chưa có thuế GTGT: 120.000, thuế suất thuế GTGT
10%, công ty X đã thanh toán bằng tiền mặt) - ông Hoàng đại diện cho
công ty X.
(2) Ngày 24/12, biên bản bàn giao số 11 nhận bàn giao công
trình sửa chữa lớn thiết bị "K" ở phân xưởng sản xuất chính, gồm ông
Khúc Tiến Minh đại diện cho công ty I (đơn vị sửa chữa), ông Nguyễn
Xuân Hà, đại diện cho doanh nghiệp XT, kèm theo hóa đơn GTGT số
1170 ngày 24/12, giá chưa có thuế GTGT là 300.000, thuế suất thuế
GTGT 10%, phân bổ chi phí sửa chữa cho 6 tháng).
(3) Ngày 30/12, ông Nguyễn Xuân Hà, trưởng phòng thiết bị
vật tư và đầu tư mua máy "I" của công ty XMT, hóa đơn GTGT số
10341 ngày 30/12, giá chưa có thuế GTGT: 432.000, thuế suất thuế
GTGT 10%. Đồng thời bàn giao cho phân xưởng sản xuất chính (ông
Hoàng Văn Ba - Quản đốc phân xưởng nhận). Doanh nghiệp đã trả
ngay cho công ty XMT bằng tiền mặt, nguồn vốn đầu tư là nguồn vốn
xây dựng cơ bản.
(4) Ngày 31/12, ông Trần Quốc Khánh (phòng kỹ thuật, công
nghệ) đã ký hợp đồng mua và bán của trung tâm công nghệ ABC một
bằng phát minh sáng chế, hóa đơn GTGT số 06382 ngày 31/12/N số
tiền 80.000 (không phải chịu thuế GTGT), đồng thời chuyển giao cho
phân xưởng sản xuất chính (Bà Nguyễn Thị Chiến là đại diện), đầu tư
bằng quỹ đầu tư phát triển, đã trả ngay bằng tiền mặt.
Yêu cầu:
1. Lập các chứng từ liên quan đến TSCĐ theo tình huống trên.
237 
2. Lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 12/N.
3. Ghi sổ kế toán liên quan theo hình thức nhật ký chung và
chứng từ ghi sổ.
Tài liệu bổ sung:
- Mức khấu hao TSCĐ đã trích ở kỳ trước cho từng bộ phận:
+ Phân xưởng sản xuất chính: 350.000
+ Phân xưởng sản xuất phụ: 40.000
+ Bộ phận bán hàng: 40.000
+ Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 70.000
- Tình hình tăng, giảm TSCĐ ở tháng trước
+ Tăng TSCĐ, nguyên giá: 960.000, tỷ lệ khấu hao 10%, dùng ở
phân xưởng sản xuất chính.
+ Tăng TSCĐ, nguyên giá: 720.000, tỷ lệ khấu hao 8%, dùng ở
bộ phận quản lý doanh nghiệp.
+ Giảm TSCĐ, nguyên giá: 600.000, tỷ lệ khấu hao 9%, dùng ở
bộ phận bán hàng.
Bài 7.6:
Doanh nghiệp AA thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm giản đơn, tổ
chức sản xuất gồm: một phân xưởng sản xuất chuyên sản xuất sản
phẩm A và một phân xưởng sản xuất phụ để phục vụ cho yêu cầu sản
xuất chính.
Trong tháng 12/N có tình hình sau: (đơn vị: 1000 đồng)
I. Dư đầu tháng 12/N, chi tiết của một số tài khoản liên quan đến
kế toán vật tư như sau: (ĐVT: 1.000đ)
- TK 152 "Nguyên liệu, vật liệu": 1.790.000
Trong đó:
+ TK 1521 "Vật liệu chính": 900.000
Chi tiết: 20.000 kg Vật liệu chính ST
+ TK 1522 "Vật liệu phụ": 200.000
Chi tiết: 4.000 kg Vật liệu phụ H
+ TK 1523 "Nhiên liệu": 300.000

238 
Chi tiết: 60.000 lít Nhiên liệu X
+ TK 1524 "Phụ tùng thay thế": 300.000)
Chi tiết: 40 đôi phụ tùng thay thế S
+ TK 1528 "Vật liệu khác": 90.000
- TK 153 "Công cụ dụng cụ": 23.000
- TK 151 "Hàng đang đi đường": 9.800
- TK 331 "Phải trả nhà cung cấp" (dư có): 280.000
Trong đó:
+ Người bán M (dư nợ): 400.000
+ Người bán X (dư có): 600.000
+ Người bán N (dư có): 80.000
II. Các nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan đến vật tư trong
tháng 12/N
1. Ngày 2/12: Mua vật liệu phụ H của đơn vị M theo hóa đơn
GTGT số 512 ngày 2/12 do đơn vị M gửi đến:
+ Số lượng vật liệu phụ H: 8.000kg
+ Đơn giá bán: 51,25/kg
+ Thuế suất thuế GTGT: 10%.
2. Doanh nghiệp chưa trả tiền cho đơn vị M. Hàng đã nhập kho
đủ theo PNK số 201a ngày 2/12:
+ Số lượng vật liệu H thực nhập kho: 8000kg
+ Đơn giá : 50/kg
3. Ngày 3/12: mua vật liệu phụ D của người bán S theo hóa đơn
GTGT số 1500 ngày 3/12:
+ Số lượng mua theo HĐ GTGT: 10.000kg
+ Đơn giá mua chưa có thuế GTGT: 41/kg.
+ Thuế suất thuết GTGT 10%.
Vật liệu phụ D đã nhập kho theo PNK số 201b ngày 3/12, chưa
trả tiền cho người bán:
+ Số lượng thực nhập: 10.000kg
+ Đơn giá : 40/kg.
4. Ngày 6/12: mua nhiên liệu (xăng) X của người bán L theo
HĐ GTGT số 1001 ngày 6/12 người bán L chuyển đến:
239 
+ Số lượng: 20.000 lít
+ Đơn giá chưa có thuế GTGT: 4,9/lít
+ Thuế suất thuế GTGT: 10%
Nhiên liệu đã nhập kho đủ theo PNK số 202 ngày 6/12
+ Số lượng thực nhập: 20.000 lít
+ Đơn giá HT: 5/lít.
Doanh nghiệp chưa trả tiền cho người bán.
5. Ngày 6/12:
- Phiếu chi số 06: Trả tiền vận chuyển vật liệu phụ H (hóa đơn
vận chuyển số 112), số tiền: 5.000.
- Phiếu chi số 07: Trả tiền vận chuyển phụ tùng thay thế S (hóa
đơn vận chuyển số 114), số tiền: 5.000.
6. Ngày 6/12: mua phụ tùng thay thế S của người bán T theo
HĐ GTGT số 1110 ngày 6/12, người bán T chuyển đến:
+ Số lượng phụ tùng S: 100 đôi.
+ Đơn giá chưa thuế GTGT: 2000/đôi
+ Thuế suất thuế GTGT: 10%.
Phụ tùng S nhập kho theo PNK số 203 ngày 6/12.
+ Số lượng thực nhập: 95 đôi
+ Đơn giá: 2000/đôi.
(Thiếu 5 đôi bắt bà Lan áp tải phải bồi thường). Doanh nghiệp
chưa trả tiền cho người bán.
7. Ngày 6/12: mua vật liệu phụ H của người bán Z theo HĐ
GTGT số 1002 ngày 6/12 người bán Z chuyển đến:
+ Số lượng vật liệu phụ H: 10.000kg
+ Đơn giá chưa có thuế GTGT: 52/kg
+ Thuế suất thuế GTGT: 10%.
Hàng đã nhập kho đủ theo PNK số 204 ngày 6/12, doanh nghiệp
chưa thanh toán tiền cho người bán:
+ Số lượng vật liệu H thực nhập kho: 10.000kg
+ Đơn giá: 50/kg.
8. Ngày 8/12: chi tiền mặt theo phiếu chi 08 ngày 8/12 mua
công cụ K theo HĐ GTGT số 800 ngày 8/12, ông Đoàn Văn Hải gửi
240 
đến:
+ Số lượng: 10 cái
+ Đơn giá chưa thuế GTGT: 1220/cái
+ Thuế suất GTGT: 10%.
Công cụ K đã nhập kho theo PNK số 205 ngày 8/12:
+ Số lượng thực nhập: 10 cái
+ Đơn giá: 1.200/cái
9. Ngày 8/12: nhận được giấy báo Nợ số 1009 ngày 8/12 của
ngân hàng về khoản trả tiền trước cho người bán K (Séc chuyển khoản
số AJ-001911), số tiền: 858.000.
10. Ngày 10/12: mua phụ tùng thay thế S của người bán N theo
HĐ GTGT số 1234:
+ Giá mua chưa có thuế GTGT: 86.000
+ Thuế suất thuế GTGT (10%): 8.600
Phụ tùng S đã nhập kho kỳ trước theo giá tạm tính là 80.000
(PNK số 200 ngày 25/11/N). Doanh nghiệp chưa trả tiền cho người
bán.
11. Ngày 10/12: mua vật liệu chính T của người bán K theo HĐ
GTGT số 1345 ngày 10/12. Doanh nghiệp chưa trả tiền cho người
bán.
+ Giá chưa có thuế GTGT: 780.000
+ Thuế suất thuế GTGT 10%: 78.000.
Hàng đã nhập kho đủ theo PNK số 206 ngày 10/12
+ Số lượng vật liệu chính T: 10.000 kg.
+ Đơn giá: 80/kg.
12. Ngày 12/12: nhận được giấy báo Nợ số 1011 của ngân hàng
về khoản nợ tiền mua hàng cho người bán Z theo séc chuyển khoản số
AJ-001912, số tiền: 572.000. Trả tiền mua phụ tùng thay thế cho
người bán T từ ngày 6/12 theo séc chuyển khoản số AJ - 001913, số
tiền: 220.000.
13. Ngày 14/12: mua vật liệu chính ST của người bán V theo
HĐ GTGT số 501 ngày 14/12 do người bán V chuyển đến:
+ Số lượng vật liệu: 20.000 kg
+ Đơn giá chưa có thuế GTGT: 47/kg
241 
+ Thuế suất thuế GTGT: 10%.
Vật liệu chính ST đã nhập kho theo PNK số 206a ngày 14/12
+ Số lượng thực nhập: 20.000 kg
+ Đơn giá : 45/kg.
Doanh nghiệp chưa thanh toán tiền hàng cho người bán.
14. Phiếu chi số 09A chi cho ông Nguyễn Văn Nam trả tiền vận
chuyển vật liệu chính theo hóa đơn cước phí vận chuyển số 116 của
công ty vận tải M: 10.000.
15. Ngày 16/12: Mua công cụ dụng cụ C của đơn vị P theo HĐ
GTGT số 5051 ngày 16/12:
+ Số lượng: 200 cái
+ Đơn giá chưa có thuế GTGT: 260/cái, thuế suất thuế GTGT
10%, CCDC đã nhập kho theo PNK số 207 ngày 16/12:
+ Số lượng thực nhập: 200/cái
+ Đơn giá hạch toán: 250/cái.
Doanh nghiệp chưa thanh toán cho người bán.
16. Ngày 16/12: Mua nhiên liệu X của người bán Q theo HĐ
GTGT số 1008 ngày 16/12:
+ Số lượng nhiên liệu: 20.000 lít
+ Đơn giá chưa có thuế: 4,85/lít. Thuế suất thuế GTGT 10%.
Nhiên liệu đã nhập kho đủ theo PNK số 208 ngày 16/12.
+ Số lượng nhiên liệu: 20.000 lít
+ Đơn giá hạch toán: 5/lít.
Doanh nghiệp chưa trả tiền cho người bán.
17. Ngày 23/12: Phiếu chi số 13 chi trả tiền vận chuyển bốc dỡ
cho ông Nguyên - công ty vận tải X theo hóa đơn vận chuyển số 0036:
vật liệu phụ D số tiền: 5000, nhiên liệu X 1.000.
18. Ngày 23/12: Mua vật liệu chính T của người XL theo hóa
đơn GTGT số 609 ngày 23/12:
+ Số lượng: 5.000 kg
+ Đơn giá chưa có thuế GTGT: 82/kg (thuế suất GTGT 10%).
Vật liệu chính đã nhập kho đủ theo PNK số 209 ngày 23/12.
Đơn giá : 80/kg. Doanh nghiệp chưa trả tiền cho người bán.

242 
19. Ngày 24/12: Ông Sáu sử dụng tiền tạm ứng thanh toán chi
phí vận chuyển vật liệu chính kèm theo hóa đơn cước phí vận chuyển
số 117, số tiền: 10.000, doanh nghiệp thanh toán vượt dư số tiền tạm
ứng cho ông Sáu bằng tiền mặt theo phiếu chi số 11 ngày 24/12.
20. Mua phụ tùng thay thế F bằng tiền tạm ứng (theo giấy thanh
toán tạm ứng số 04-ông Thái thanh toán), phụ tùng đã nhập kho theo
PNK số 210 ngày 24/12:
+ Số lượng nhập: 20 cái.
+ Đơn giá : 500/cái.
Hóa đơn (GTGT) người bán gửi đến số 999 ngày 24/12.
+ Số lượng nhập: 20 cái.
+ Đơn giá chưa có thuế: 500/cái (thuế GTGT 10%).
21. Ngày 30/12, nhận được hóa đơn GTGT của công ty điện.
Giá thanh toán chưa có thuế 370.000, thuế GTGT 37.000. Tổng giá
thanh toán 407.000.
22. 31/12: Mua CCDC B của người bán X theo HĐ (GTGT) số
510 ngày 31/12:
+ Số lượng: 30 cái
+ Đơn giá chưa có thuế GTGT: 510/cái.
+ Thuế suất thuế GTGT: 10%.
Hàng đã nhập kho đầy đủ theo PNK số 211 ngày 31/12, giá
500/cái.
Doanh nghiệp đã trả tiền cho người bán X theo phiếu chi tiền
mặt số 23 ngày 31/12, số tiền: 16.830.
* Các phiếu xuất kho vật tư trong tháng tổng hợp được:
23. PXK số 200 ngày 5/12, xuất vật liệu chính ST dùng cho
PXSX chính để sản xuất SP.
+ Số lượng: 5.000 kg; Đơn giá : 45/kg
+ Trị giá : 225.000
24. PXK số 201 ngày 8/12. Xuất vật liệu chính ST dùng cho
PXSX chính để sản xuất SP:
+ Số lượng: 15.000kg Đơn giá : 45/kg
+ Trị giá : 675.000
25. PXK số 202 ngày 19/12: Xuất vật liệu phụ H dùng cho
243 
PXSX chính để sản xuất SP:
+ Số lượng: 16.000kg Đơn giá : 50/kg
+ Trị giá : 800.000
26. a) PXK số 203a ngày 10/12, xuất vật liệu phụ H phục vụ
QLPX:
- PXSX chính:
+ Số lượng: 80kg, đơn giá : 50/kg
+ Trị giá : 4.000
b) PXK số 203b ngày 10/12, xuất vật liệu phụ H phục vụ QLPX
- PXSX phụ:
+ Số lượng: 400kg, Đơn giá : 50/kg
+ Trị giá : 20.000
27. PXK số 204 ngày 10/12, xuất vật liệu phụ D cho sản xuất ở
phân xưởng sản xuất phụ:
+ Số lượng: 500 kg Đơn giá : 40/kg
+ Thành tiền: 20.000
28. PXK 205 ngày 11/12, xuất vật liệu phụ D cho bán hàng:
+ Số lượng: 1250 kg, Đơn giá : 40/kg
+ Trị giá hạch toán: 50.000
29. PXK số 206 ngày 15/12, xuất vật liệu chính cho PXSX
chính:
- Vật liệu chính ST:
+ Số lượng: 20.000kg, Đơn giá : 45/kg
+ Trị giá hạch toán: 900.000
- Vật liệu chính T:
+ Số lượng: 5.000kg, Đơn giá : 80/kg
30. PXK số 207 ngày 15/12, xuất phụ tùng thay thế E để sửa
chữa thường xuyên TSCĐ ở PXSX chính. Số lượng: 50 cái Đơn giá :
2000/cái.
PXK số 208 ngày 17/12, xuất phụ tùng thay thế S để sửa chữa
thường xuyên TSCĐ ở bộ phận QLDN. Số lượng: 10 đôi Đơn giá :
2000/đôi
PXK số 209 ngày 31/12, xuất CCDC cho quản lý doanh nghiệp:
244 
- CCDC K: + Số lượng: 5 cái Đơn giá : 1200/cái
- CCDC B: + Số lượng: 5 cái Đơn giá : 500/cái
PXK số 210 ngày 31/12, xuất CCDC T cho PXSX phụ
+ Số lượng: 4 cái Đơn giá : 1.000/cái
+ Thành tiền: 4.000 (loại phân bổ 50%).
Yêu cầu:
1. Lập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
2. Lập thẻ kho biết rằng:
+ Ông An - thủ kho nhiên liệu
+ Ông Bình - thủ kho vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay
thế, CCDC.
3. Mở sổ chi tiết thanh toán với người bán.
4. Vào sổ cái TK 152
Vào sổ cái TK 153, TK 331 của hình thức NKC.
5. Lập bảng kê tổng hợp nhập xuất tồn kho vật tư; Bảng kê
nhập kho vật tư; Bảng kê xuất kho vật tư.
6. Lập chứng từ ghi sổ (theo tháng).
7. Lập bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào.
Bài 7.7:
Số dư vào ngày 31/12/N của một số tài khoản tại Công ty X như
sau:
(ĐVT: 1.000 đồng)
TK 131 – Phải thu của khách hàng: 8.500
Chi tiết:
- Phải thu của Công ty M 12.000
- Công ty N ứng trước tiền mua hàng 3.500
TK 331 – Phải trả người bán: 7.000
Chi tiết: Phải trả Công ty A: 7.000
TK 334 – Phải trả CNV (dư có): 1.200
Các tài khoản khác có số dư giả định
Trong tháng 01/N+1 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau
(ĐVT: 1.000đ):
1. Công ty M trả nợ cho đơn vị bằng tiền mặt 3.500
245 
2. Mua vật liệu nhập kho:
- Giá mua (chưa có thuế GTGT): 5.000, thuế GTGT: 500, chưa
trả tiền cho người bán.
- Chi phí vận chuyển số vật liệu này 100, đã thanh toán bằng
tiền mặt.
3. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả hết nợ cho Công ty A.
4. Ứng trước tiền mua hàng cho Công ty A bằng tiền mặt 10.000
5. Xuất kho hàng hóa bán trực tiếp cho Công ty N. Giá xuất kho
là 2.000, giá bán (chưa có thuế GTGT): 300. Toàn bộ số tiền bán hàng
được trừ vào số tiền Công ty N đã ứng trước cho đơn vị ở năm trước.
6. Chi tiền mặt thanh toán hết tiền lương kỳ trước còn nợ công
nhân viên.
7. Xuất kho hàng hóa gửi đi bán: giá xuất kho: 12.000, giá bán
(chưa có thuế GTGT): 18.000, thuế GTGT: 10%.
8. Tính tiền lương tháng 01 phải trả cho nhân viên bán hàng
6.000, nhân viên quản lý doanh nghiệp: 12.000
9. Mua hàng hóa nhập kho: giá mua (chưa có thuế GTGT):
8.000, thuế GTGT: 800. Toàn bộ tiền mua hàng được trừ vào số tiền
đã ứng trước cho Công ty A ở nghiệp vụ 4.
10. Chủ sở hữu góp bổ sung vốn kinh doanh bằng tiền gửi ngân
hàng: 80.000.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
2. Phản ánh các nghiệp vụ liên quan vào TK 131 và các tài
khoản phân tích tương ứng. Lập Bảng tổng hợp chi tiết phải thu khách
hàng.
(Cho biết: Doanh nghiệp thuộc diện chịu thuế GTGT và xác
định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ)
Bài 7.8:
Số dư đầu tháng 01/N (ĐVT: ngàn đồng):
TK 131: 50.000.000, chi tiết:
- 131 A (dư Nợ): 60.000.000
- 131 B (dư Có) 10.000.000
Trong tháng 01/N phát sinh các nghiệp vụ sau:
246 
1. Khách hàng A thanh toán nợ 30.000.000 bằng TGNH
Chứng từ: Giấy báo Có NH số 25 ngày 06/01
2. Rút TGNH về nhập quỹ TM: 5.000.000
Chứng từ: Giấy báo Nợ NH số 26 ngày 09/1
3. Khách hàng A trả lại hàng do kém phẩm chất. Hàng bị trả lại
có giá xuất kho kỳ trước 5.000.000, giá bán chưa thuế 8.000.000, thuế
GTGT 10%. DN đã nhận, nhập kho và khấu trừ nợ
Chứng từ: Phiếu nhập kho số 7 ngày 12/01, hóa đơn GTGT số
179 ngày 12/1
4. Xuất kho bán hàng cho khách hàng B giá xuất kho
35.000.000, giá bán chưa thuế 50.000.000, thuế GTGT 10%, số còn
lại khách hàng B chưa thanh toán
5. Khách hàng B chuyển TGNH thanh toán hết nợ còn lại sau
khi trừ chiết khấu được hưởng 2% giá bán chưa thuế
Chứng từ: Giấy báo Có NH số 40 ngày 22/1, hợp đồng số 90
ngày 5/1
6. Nhận từ khách hàng C ứng trước 5.000.000 bằng tiền mặt
Chứng từ: Phiếu thu số 69 ngày 28/1
Yêu cầu:
- Thực hiện bút toán nhật ký các nghiệp vụ trên
- Ghi sổ chi tiết 131, sổ cái 131
Bài 7.9:
Doanh nghiệp HK kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, có tình hình về tăng TSCĐ hữu hình trong
tháng như sau: (Đơn vị tính: 1.000 đồng)
1. Vay ngân hàng để thanh toán tiền mua 1 thiết bị văn phòng
theo giá chưa thuế 60.000, thuế GTGT 10% và chi phí trước khi sử
dụng chưa thuế 5.000, thuế GTGT 5%
2. Nhận góp vốn liên doanh của đơn vị XH: 1 máy móc thiết bị
dùng ở PX SX. Theo giá của Hội đồng liên doanh tài sản này trị giá
250.000
3. Bộ phận xây dựng cơ bản bàn giao 1 nhà xưởng hoàn thành
đầu tư bằng nguồn vốn ĐT XDCB. Giá thực tế công trình được duyệt
là 3.000.000.

247 
4. Nhận biếu tặng 1 thiết bị quản lý doanh nghiệp còn mới
nguyên. Căn cứ giá thị trường thì thiết bị này trị giá 15.000.
Yêu cầu:
Tính toán, thực hiện bút toán nhật ký và ghi sổ cái các nghiệp vụ
phát sinh trên.
Bài 7.10:
Tại một doanh nghiệp có số liệu đầu kỳ của các tài khoản như
sau:
- Tiền mặt 200.000.000 đồng
- Vay và nợ thuê tài chính 200.000.000 đồng
- Tiền gởi ngân hàng 300.000.000 đồng
- Phải trả cho người bán 200.000.000 đồng
- Hàng hoá (2.000 sp A) 100.000.000 đồng
- Phải trả khác 100.000.000 đồng
- Công cụ dụng cụ 100.000.000 đồng
- Vốn đầu tư chủ sở hữu 1.600.000.000 đồng
- Phải thu khách hàng 200.000.000 đồng
- TSCĐ hữu hình 1.500.000.000 đồng
- Hao mòn TSCĐ 300.000.000 đồng
Trong kỳ có một số nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Mua một công cụ dụng cụ sử dụng ở bộ phận bán hàng và
thuộc loại phân bổ 4 kỳ, trị giá đã bao gồm cả thuế GTGT 10% là
6.600.000 đồng, chưa thanh toán cho người bán. Chi phí phát sinh liên
quan đến công cụ dụng cụ này, doanh nghiệp đã thanh toán theo hoá
đơn có 5% thuế GTGT là 105.000 đồng bằng tiền gửi ngân hàng.
2. Ngân hàng báo Có khoản tiền người mua thanh toán cho
doanh nghiệp là 50.000.000 đồng và báo Nợ khoản tiền doanh nghiệp
thanh toán cho người bán là 100.000.000 đồng.
3. Mua một TSCĐ sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp,
thời gian sử dụng hữu ích là 10 năm, giá mua trên hoá đơn có 10%
thuế GTGT là 638.000.000 đồng, chưa thanh toán cho khách hàng.
Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử được kế toán tập hợp lại như
sau:
a. Các chi phí phát sinh liên quan đến TSCĐ này thanh toán
248 
bằng tiền mặt là 8.000.000 đồng
b. Chi phí thuê chuyên gia lắp đặt và vận hành thanh toán bằng
chuyển khoản 12.000.000 đồng
4. Tiền lương phải trả cho nhân viên ở bộ phận bán hàng là
20.000.000 đồng, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 30.000.000 đồng.
5. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định tính
vào chi phí có liên quan kể phần trừ lương về các khoản BHXH,
BHYT của người lao động
6. Nhập kho 10.000 sản phẩm A, đơn giá 50.000 đồng/sản
phẩm, thuế GTGT 10% chưa thanh toán cho khách hàng. Người bán
giao hàng tại kho của doanh nghiệp.
7. Thanh lý một TSCĐ đã khấu hao hết có nguyên giá ghi trong
sổ sách là 300.000.000 đồng, thời gian sử dụng hữu ích là 5 năm sử
dụng ở bộ phận bán hàng.
8. Xuất kho bán trực tiếp cho khách hàng KH 4.000 sản phẩm A,
đơn giá bán 80.000 đồng (chưa thuế), thuế GTGT 10%, khách hàng
thanh toán bằng tiền gởi ngân hàng 50%, số còn lại nợ. Áp dụng
phương pháp xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.
9. Mức khấu hao đầu kỳ ở bộ phận bán hàng 15.200.000 đồng, ở
bộ phận quản lý doanh nghiệp là 8.100.000 đồng
10. Tạm ứng 50% lương đợt 1 cho CB - CNV bằng tiền mặt.
Xuất kho công cụ dụng cụ ở nghiệp vụ số 1.
11. Tính tiền lương trả đợt 2 bằng tiền mặt cho CB - CNV.
12. Kết chuyển giá vốn hàng bán 200.000.000 đồng, chi phí bán
hàng 35.525.000 đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp là 48.800.000
đồng. Kết chuyển doanh thu 320.000.000 đồng. Kết chuyển lãi
35.675.000 đồng.
Yêu cầu:
1. Lập bảng cân đối kế toán đầu kỳ
2. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào sổ nhật ký
chung và sau đó phản ánh vào sổ cái.
3. Lập bảng cân đối tài khoản
4. Lập bảng cân đối kế toán cuối kỳ.
Bài 7.11:
Số liệu kế toán năm N của công ty X như sau:
249 
(Đơn vị tính: 1.000 đồng)
Doanh thu 2.887.500
Giảm giá 8.625
Chiết khấu thương mại 28.875
Giá vốn hàng bán 1.785.000
Doanh thu tài chính 530.000
Chi phí tài chính 360.000
Trong đó, chi phí lãi vay 160.000
Chi phí bán hàng 298.000
Chi phí quản lý doanh 447.000
nghiệp
Thu nhập khác 38.000
Chi phí khác 28.000
Yêu cầu:
1.Xác định doanh thu thuần, lợi nhuận gộp của công ty X.
2.Xác định lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và tổng lợi
nhuận kế toán trước thuế.
3.Lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty X năm
N (Giả sử lợi nhuận kế toán bằng thu nhập chịu thuế).
Biết rằng: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%

250 
LỜI GIẢI ĐỀ NGHỊ CHƯƠNG 7:

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm:


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D B B A A D C D C A

Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án D C A D B C A C A D

Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án B A B B B C C D D B

Đáp án câu hỏi đúng/sai:


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án Đ S S S Đ Đ S S S S

Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án Đ S Đ Đ S S Đ Đ Đ Đ

Đáp án phần bài tập có lời giải


Giải bài 7.5

251 
Đơn vị: XT Mẫu số: 01 - TSCĐ
Địa chỉ:........ (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ


Ngày 30 tháng 12 năm N
Nợ: TK 211
Có: TK 111
Căn cứ quyết định số 59/QĐ-TPVT ngày 29 /12/N của Trưởng phòng kỹ thuật vật
tư và đầu tư............về việc bàn giao TSCĐ.
Ban giao nhận TSCĐ:
- Ông (bà) Nguyễn Xuân Hà - Chức vụ Trưởng phòng Đại diện bên giao
- Ông (bà) Hoàng Văn Ba - Chức vụ Quản đốc PXSX chính Đại diện bên nhận
- Ông (bà) ........................................................ chức vụ ...........................................
Đại diện .......................................................... .........................................................
Địa điểm giao nhận TSCĐ: .......................................................................................
Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:
Hao mòn
Công Tính nguyên giá TSCĐ
Tên Nước Năm TSCĐ Tài
suất liệu
ký Số sản Năm đưa Số kỹ
diện Cước Chi Tỷ
STT hiệu hiệu xuất sản vào
tích Giá mua, phí phí Nguyên lệ
hao thuật
quy TSCĐ xây xuất sử
thiết giá thành vận chạy giá TSCĐ hao
mòn kèm
cách dựng dụng
kế sản xuất chuyển thử mòn
đã theo
trích
A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 E
VN N N 432000000 - - 43200000010% -

Cộng x x x x x 432000000 432000000 x x


DỤNG CỤ, PHỤ TÙNG KÈM THEO
Số Tên, qui cách dụng Đơn vị tính Số lượng Giá trị
thứ cụ, phụ tùng
tự
A B C 1 2

GIÁM ĐỐC Kế toán Người Người giao


BÊN NHẬN trưởng nhận
bên nhận
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ (Ký, họ tên)
tên)
252 
Đơn vị: XT Mẫu số: 03 – TSCĐ
Địa chỉ:........ (Ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính)

BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ


SỬA CHỮA LỚN HOÀN THÀNH
Ngày 24 tháng 12 năm N
Số:11
Nợ: TK 241
Nợ: 133...
Có: TK 331...........
Căn cứ quyết định số....... ngày 10 tháng 12 năm N
của..................................
Chúng tôi gồm:
- Ông Khúc Minh Tiến... Đại diện Công ty I...... Đơn vị sửa
chữa.
- Ông Nguyễn Xuân Hà..Đại diện Doanh nghiệp XT... Đơn vị có
TSCĐ
Đã kiểm nhận việc sửa chữa như sau:
Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ.... số hiệu
TSCĐ.... số thẻ TSCĐ.......
- Bộ phận quản lý sử dụng TSCĐ.... Phân xưởng sản xuất
chính....................
- Thời gian sửa chữa từ ngày 10 tháng 12 năm N đến ngày 24
tháng 12 năm N
- Các bộ phận sửa chữa gồm có:
Nội dung,
Tên bộ phận Chi phí thực Kết quả
mức độ công Giá dự toán
sửa chữa tế kiểm tra
việc sửa chữa
A B 1 2 3

Cộng x 330.000.000
Kết luận: .....................................................................................
Kế toán trưởng Đơn vị nhận Đơn vị giao
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

253 
Đơn vị: XT Mẫu số: 02 – TSCĐ
Địa chỉ:........ (Ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC Ngày
22/12/2014 của Bộ Tài Chính)
Số 1310

THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH


Ngày 31 tháng 12 năm N
lập thẻ........
Kế toán trưởng (Ký, họ tên) ......................................................................................
..................................................................................................................................
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ....... số 1105... ngày 30 tháng 12 năm N
Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ.................. Số hiệu TSCĐ .................
Nước sản xuất, (xây dựng)...................Việt Nam........... Năm sản xuất..........N ........
Bộ phận quản lý, sử dụng..Phân xưởng sản xuất chính Năm đưa vào sử dụng N
Công suất, diện tích thiết kế ......................................................................................
Điều chỉnh sử dụng TSCĐ ngày.... tháng.... năm....... lý do đình chỉ ........................
Nguyên giá tài sản cố định Giá trị hao mòn tài sản cố định
Số hiệu
chứng từ Ngày tháng Diễn Nguyên giá Năm
Giá trị hao
Cộng dồn
năm giải mòn
A B C 1 2 3 4
31/12/N 432.000.000 43.200.000

254 
DOANH NGHIỆP: XT BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Tháng 12 năm N
Nơi sử dụng
Tỷ lệ Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung
Toàn doanh nghiệp TK 641 TK 642 TK 241
STT Chỉ tiêu khấu
CPBH CPQLDN XDCBDD
hao Ng. giá Khấu hao PXC PXP ... ... Cộng

I Số KH TSCĐ đã 500.000.000 35.000.000 40.000.000 390.000.000 40.000.000 70.000.000


trích tháng trước
II Số KH TSCĐ tăng: 1.680.000.000 12.800.000 8.000.000 8.000.000 4.800.000
- TSCĐ dùng ở 10% 960.000.000 8.000.000 8.000.000 8.000.000
PXC
- TSCĐ dùng ở QL 8% 720.000.000 4.800.000 4.800.000
III Số KH TSCĐ giảm 600.000.000 4.500.000 4.500.000
- Giảm TSCĐ ở 9% 600.000.000 4.500.000
BH
IV Số KH TSCĐ phải 508.300.000 358.000.000 40.000.000 398.000.000 35.500.000 74.800.000
trích tháng này

Người lập bảng Kế toán trưởng

255 
DOANH NGHIỆP: XT
Địa chỉ:.............
SỔ CÁI
Tài khoản: 211
Năm: N
Đơn vị: 1000đ
NT Chứng từ Trang Số tiền
Diễn giải SHTK
GS Số Ngày NKC Nợ Có
Số dư đầu tháng 23.996.000
19/12 19/12 Nhượng bán TSCĐ 214 628.000
821 72.000
1105 30/12 Mua máy I 111 432.000
Cộng phát sinh tháng 12 432.000 700.000
Dư ngày 31/12/N 23.728.000

Người lập

256 
DOANH NGHIỆP: XT
Địa chỉ:.............
SỔ CÁI
Tài khoản: 213
Năm: N
Đơn vị: 1000đ
NT Chứng từ Trang Số tiền
Diễn giải SHTK
GS Số Ngày NKC Nợ Có
06382 31/12 Mua bằng phát minh s/c 111 80.000
Dư cuối kỳ (31/12/N) 80.000

Người lập

257 
DOANH NGHIỆP: XT
Địa chỉ:.............
SỔ CÁI
Tài khoản: 2413
Năm: N
Đơn vị: 1000đ
NT Chứng từ Trang Số tiền
Diễn giải SHTK
GS Số Ngày NKC Nợ Có
Số dư đầu tháng
Số phát sinh trong tháng
24/12 1170 24/12 Nhận bàn giao công trình SCL thiết bị 331 300.000
"K" ở phân xưởng sản xuất chính
Kết chuyển chi phí SCL sang TK chi 1241 300.000
phí trả trước
Cộng phát sinh 300.000 300.000
Dư ngày 31/12

Người lập

258 
Giải bài 7.6
Đơn vị......... XT................. Mẫu số: 01 – VT
Địa chỉ:..............................
PHIẾU NHẬP KHO Số....... 201A......
Ngày 2 tháng 12 năm N
Nợ...TK 152 (1522)...
Có......TK 331...........
Họ tên người giao hàng............Đơn vị M .................................................................
Theo HĐ GTGT..... Số 512... ngày 2 tháng 12 năm N của Đơn vị M ......................
..................................................................................................................................
Nhập tại kho...... Ông Bình.......................................................................................
Tên, nhãn Số lượng
hiệu, quy cách,
Đơn vị
STT phẩm chất vật Mã số Đơn giá Thành tiền
tính Thực
tư (Sản phẩm, Yêu cầu
nhập
hàng hóa)
A B C D 1 2 3 4

Vật liệu phụ H 1522H kg 8.000 8.000 50.000 400.000.000

Cộng x x x x x 400.000.000

Nhập ngày 2 tháng 12 năm N


Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

259 
ơ

Đơn vị................................ Mẫu số: 02 – VT


Địa chỉ:..............................
PHIẾU XUẤT KHO Số....... 200......
Ngày 05 tháng 12 năm N
Nợ...TK 621 (PXSXC)
Có......TK 152 (1521)..

Họ tên người mua hàng............................... Địa chỉ (bộ phận) PXSXC .........
Lý do xuất kho: Sản xuất sản phẩm .............................................................
Xuất tại kho...... Ông Bình .............................................................................
Tên, nhãn hiệu, Số lượng
quy cách, phẩm Đơn Đơn
STT Mã số Thành tiền
chất vật tư (Sản vị tính Yêu Thực giá
phẩm, hàng hóa) cầu xuất
A B C D 1 2 3 4
Vật liệu chính ST 1521ST kg 5.000 5.000 45.000 225.000.000

Cộng x x x x X 225.000.000

Xuất ngày 05 tháng 12 năm N


Phụ trách bộ phận Phụ trách Người nhận Thủ kho
sử dụng cung tiêu
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

260 
ơ

Mẫu số: 03/GTGT


BẢNG KÊ HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ MUA VÀO
(Dùng cho cơ sở kê khai thuế khấu trừ hàng tháng)
Tháng 12 năm N
Mã số thuế
Tên cơ sở kinh doanh: Công ty XT
Địa chỉ:...................................................................
Đơn vị tính:
Chứng từ
mua hàng Thuế GTGT
Tên đơn vị Ghi
hóa, dịch vụ đầu vào được
người bán chú
khấu trừ
Số Ngày
1 2 3 4 5
512 02/12 Đơn vị M 41.000.000
1500 03/12 Người bán S 41.000.000
1001 06/12 Người bán L 9.800.000
1110 06/12 Người bán T 19.000.000
1002 06/12 Người bán Z 52.000.000
800 08/12 Ông Đoàn Văn Hải 1.220.000
1234 10/12 Người bán N 8.600.000
1345 10/12 Người bán K 78.000.000
501 14/12 Người bán V 94.000.000
5051 16/12 Đơn vị P 5.200.000
1008 16/12 Người bán Q 9.700.000
1320 21/12 Cửa hàng văn phòng phẩm 500.000
609 23/12 Người bán XL 41.000.000
999 24/12 Ông Thái mua bằng tạm 1.000.000
ứng
510 31/12 Người bán X 1.530.000
Cộng 403.550.000
Ngày.....tháng......năm...........
Người lập Kế toán trưởng

261 
Mã số thuế

Biểu 3b.8
Mẫu số: 03/GTGT
BẢNG KÊ HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ MUA VÀO
(Dùng cho cơ sở kê khai thuế khấu trừ hàng tháng)
Tháng 12 năm N

Tên cơ sở kinh doanh: Công ty XT


Địa chỉ:...................................................................
Đơn vị tính:
Chứng từ mua Thuế GTGT đầu
hàng hóa, dịch vụ Tên đơn vị Ghi
vào được khấu
người bán chú
Số Ngày trừ

1 2 3 4 5
1370 24/12 Công ty I sửa chữa lớn 30.000.000
TSCĐ
1170 31/12 Điện phục vụ sản xuất 37.000.000

Cộng 67.000.000

Ngày.....tháng......năm...........
Người lập Kế toán trưởng

262 
Mẫu số: 03/GTGT
BẢNG KÊ HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
MUA VÀO
(Dùng cho cơ sở kê khai thuế khấu trừ hàng tháng)
Tháng 12 năm N

Tên cơ sở kinh doanh: Công ty XT


Địa chỉ:...................................................................
Đơn vị tính:
Chứng từ mua
hàng hóa, dịch Thuế GTGT
Tên đơn vị Ghi
vụ đầu vào được
người bán chú
khấu trừ
Số Ngày
1 2 3 4 5
10341 30/12 Công ty XMT 43.200.000
bán máy I

Cộng 43.200.000

Ngày.....tháng......năm...........

Người lập Kế toán trưởng

263 
Doanh nghiệp:..XT..... Mẫu số 06 – VT
Tên kho: Ông Bình
THẺ KHO
Ngày lập thẻ........01/12/N........
Tờ số.........01........................
Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư, sản phẩm, hàng hóa .................................................
.............. Vật liệu phụ H .............................................................................................
Đơn vị tính...............Kg................ Mã số........1522H
....................................................................................................................................
Chứng từ Số lượng Ký
xác
Ngày Số phiếu
nhận
nhập Ngày Diễn giải
Nhập Xuất Tồn của
xuất
Nhập Xuất tháng kế
toán
01/12 Tôn kho 4.000
đầu tháng
2/12 201a 2/12 Nhập kho 8.000 12.000
6/12 204 6/12 Nhập kho 10.000 22.000
9/12 202 9/12 Xuất kho 16.000 6.000
10/12 203a 10/12 Xuất kho 80 5.920
10/12 203b 10/12 Xuất kho 400 5.520
31/12 Cộng số 18.000 16.480
phát sinh
31/12 Tồn kho 5.520
cuối
tháng

264 
DOANH NGHIỆP: XT BẢNG KÊ NHẬP VẬT LIỆU PHỤ
Từ ngày 1 đến ngày 31 tháng 12 năm N
Chứng từ TK 331 .......... ..............
Diễn
Số
Số Ngày giải Số tiền SL ST SL ST
lượng
201a 2/12 Nhập 8.000kg 400.000.000
VLP
H
201b 3/12 Nhập 10.000kg 400.000.000
VLP
D
204 6/12 Nhập 10.000kg 500.000.000
VLP
H

Cộng 1.300.000.000
Ngày 31 tháng 12 năm N
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

DOANH NGHIỆP: BẢNG KÊ XUẤT VẬT LIỆU


XT Từ ngày 01 đến ngày 31 tháng 12 năm N
Tài khoản: 627
Đối tượng: PXSX phụ
(Đơn vị tính: VNĐ)
Chứng từ Vật liệu phụ 1522 Vật liệu .........
Diễn
Số Số Giá Cộng giá trị
Số Ngày giải Giá trị
lượng lượng trị
201b 10/12 Vật 400 20.000.000 20.000.000
liệu kg
phụ H

Cộng 20.000.000 20.000.000


Ngày 31 tháng 12 năm N
Người lập biểu

265 
DOANH NGHIỆP: XT SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ
Mở sổ ngày..01.. tháng..12. năm...N....
Tên vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa: Vật liệu phụ H Đơn vị tính: Kg
Quy cách phẩm chất: Mã số: 1522 H
hứng từ TK đối Nhập Xuất Tồn
Diễn giải Đơn giá
Ngày ứng Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền
01/12 Dư đầu tháng 50.000 4.000 200.000.0
a 02/12 Nhập kho 331 50.000 8.000 400.000.000 12.000 600.000.0
4 06/12 Nhập kho 331 50.000 10.000 500.000.000 22.000 1.100.000.
2 09/12 Xuất kho sản xuất 621 50.000 16.000 800.000.000 6.000 300.000.0
sản phẩm phân
xưởng chính
a 10/12 Xuất kho phục vụ 627 50.000 80 4.000.000 5.920 296.000.0
quản lý phân
xưởng chính
b 10/12 Xuất kho phục vụ 627 50.000 400 20.000.000 5.520 276.000.0
quản lý phân
xưởng phụ

31/12 Cộng phát sinh 18.000 900.000.000 16.480 824.000.000


31/12 Dư cuối tháng 5.520 276.000.0
Ngày 31 tháng 12 năm N
Người lập sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
266 
DOANH NGHIỆP: XT SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN
TK 331 - Phải trả cho người bán
Đối tượng: Người bán M
Tháng 12 năm N
Chứng từ Số phát sinh Số dư Ngày
Thời hạn
Ngày TK đối tháng đã
Số Ngày Diễn giải được hưởng
tháng ứng Nợ Có Nợ Có thanh
hiệu tháng chiết khấu
toán
01/12 Số dư đầu tháng 400.000.000
Số phát sinh
trong tháng
02/12 512 2/12 Mua vật liệu phụ 152 410.000.000
H chưa trả tiền
133 41.000.000

31/12 Cộng phát sinh 451.000.000


31/12 Dư cuối tháng 51.000.000
Ngày 31 tháng 12 năm N
Người lập sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

267 
DOANH NGHIỆP: XT
BẢNG KÊ NHẬP XUẤT TỒN KHO VẬT TƯ
(SẢN PHẨM, HÀNG HÓA)
Tháng........ năm..............
Đơn vị Tồn kho đầu tháng Nhập kho trong tháng Xuất kho trong tháng Tồn kho cuối tháng
TTTên vật tư Mã số
tính S.Lượng Số tiền S.Lượng Số tiền S.Lượng Số tiền S.Lượng Số tiền
1 Vật liệu 1521
chính
+ Vật liệu 1521ST kg 20.000 900.000.000 20.000 900.000.000 40.000 1.800.000.000 - -
chính ST
+ Vật liệu 1521T kg - 15.000 1.200.000.000 5.000 400.000.000 10.000 800.000.000
chính T
Cộng x 900.000.000 x 2.100.000.000 x 2.200.000.000 X 800.000.000
2 Vật liệu phụ 1522
+ Vật liệu 1522H kg 4.000 200.000.000 18.000 900.000.000 16.480 824.000.000 5.520 276.000.000
phụ H
+ Vật liệu 1522D kg - 10.000 400.000.000 1.750 70.000.000 8.250 330.000.000
phụ D
Cộng x 200.000.000 x 1.300.000.000 x 894.000.000 x 606.000.000
3 Nhiên liệu 1523

268 
Đơn vị Tồn kho đầu tháng Nhập kho trong tháng Xuất kho trong tháng Tồn kho cuối tháng
TTTên vật tư Mã số
tính S.Lượng Số tiền S.Lượng Số tiền S.Lượng Số tiền S.Lượng Số tiền
+ Nhiên liệu 1523X lít 60.000 300.000.000 40.000 200.000.000 - - 100.000 500.000.000
X
Cộng x 300.000.000 x 200.000.000 x - x 500.000.000
4 Phụ tùng 1524
thay thế
Phụ tùng 1524S đôi 40 80.000.000 95 190.000.000 10 20.000.000 130 250.000.000
thay thế S
Phụ tùng 1524E cái 110 220.000.000 - - 50 100.000.000 60 120.000.000
thay thế E
Phụ tùng 1524F cái - - 20 10.000.000 - 20 10.000.000
thay thế F
Cộng x 300.000.000 x 200.000.000 x 120.000.000 x 380.000.000
5 Vật liệu khác 1528 x 90.000.000 - - - - - 90.000.000
Cộng 90.000.000 - - - - - 90.000.000
Tổng cộng x 1.790.000.000 x 3.800.000.000 - 3.214.000.000 x 2.376.000.000
NVL
6 Công cụ 153
dụng cụ
Công cụ 153T cái 23 23.000.000 - - 4 4.000.000 19 19.000.000
dụng cụ T
Công cụ 153B cái - - 30 15.000.000 5 2.500.000 25 12.500.000
dụng cụ B
269 
Đơn vị Tồn kho đầu tháng Nhập kho trong tháng Xuất kho trong tháng Tồn kho cuối tháng
TTTên vật tư Mã số
tính S.Lượng Số tiền S.Lượng Số tiền S.Lượng Số tiền S.Lượng Số tiền
Công cụ 153K cái - - 10 12.000.000 5 6.000.000 5 6.000.000
dụng cụ K
Công cụ 153C cái - - 200 50.000.000 - - 200 50.000.000
dụng cụ C
Cộng CCDC x 23.000.000 x 77.000.000 x 12.500.000 x 87.500.000

Người lập bảng kê Kế toán trưởng


(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

270 
DOANH NGHIỆP: XT SỔ NHẬT KÝ MUA HÀNG Biểu số 3c.2
Năm: N

NT Chứng từ Phải trả người Ghi Nợ TK


Diễn giải bán (Có TK
GS Số Ngày 331) TK 152 TK 153 TK 133 TK 138 TK 627 TK 2413

Tháng 12/N
2/12 512 2/12 Mua VLP H của 451.000.000 410.000.000 41.000.000
người bán M đã
NK đủ
3/12 1500 3/12 Mua VLP D của 451.000.000 410.000.000 41.000.000
người bán S đã
NK đủ theo PNK
số 201b
6/12 1001 6/12 Mua nhiên liệu X 107.800.000 98.000.000 9.800.000
của người bán L
đã NK đủ theo
PNK số 210a
6/12 1110 6/12 Mua nhiên liệu X 220.000.000 190.000.000 19.000.00011.000.000
của người bán T
271 
NT Chứng từ Phải trả người Ghi Nợ TK
Diễn giải bán (Có TK
GS Số Ngày 331) TK 152 TK 153 TK 133 TK 138 TK 627 TK 2413
(số thiếu hụt bắt
bà Lan bồi
thường)
6/12 1002 6/12 Mua VLP H của 572.000.000 520.000.000 52.000.000
người bán Z đã
NK đủ theo PNK
số 204
10/12123410/12Mua PT thay thế S 14.600.000 6.000.000 8.600.000
của người bán N
đã NK (PNK 200
ngày 28/11)
10/12134510/12Mua VLC của 858.000.000 780.000.000 78.000.000
người bán K đã
NK đủ theo PNK
số 206
14/12 501 14/12Mua VLC ST của 1.034.000.000 940.000.000 94.000.000
người bán V đã
NK đủ theo PNK

272 
NT Chứng từ Phải trả người Ghi Nợ TK
Diễn giải bán (Có TK
GS Số Ngày 331) TK 152 TK 153 TK 133 TK 138 TK 627 TK 2413
số 206a
16/12505116/12Mua CCDC C của 57.200.000 52.000.000 5.200.000
đơn vị P
16/12100816/12Mua nhiên liệu X 106.700.000 97.000.000 9.700.000
của người bán Q
đã NK đủ
23/12 609 23/12Mua VLC T của 451.000.000 410.000.000 41.000.000
người bán XL đã
NK đủ theo PNK
số 209
BB 1170 BB BB bàn giao công 330.000.000 30.000.000 300.000.000
trình SCL TSCĐ ở
PXSX chính theo
BB bàn giao
31/12123431/12Hóa đơn tiền điện 407.000.000 37.000.000 370.000.000
của Công ty Điện I
Cộng 5.060.300.000 3.861.000.00052.000.000466.300.00011.000.000370.000.000300.000.000

273 
DOANH NGHIỆP: XT
Địa chỉ:.............
SỔ CÁI
Tài khoản: 152
Năm: N Đơn vị: 1000đ

NT Chứng từ Trang Số tiền


Diễn giải SHTK
GS Số Ngày NKC Nợ Có
01/12 Số dư đầu tháng 1.778.000
Số phát sinh trong tháng
24/12 Thanh toán vận chuyển VLC bằng tiền tạm ứng 141 10.000
24/12 04 24/12 Mua phụ tùng thay thế F bằng tiền tạm ứng 141 9.000
31/12 NK chi tiền Tiền mặt 111 27.000
31/12 - Dùng sản xuất SP PX chính 621 3.060.000
- Dùng sản xuất SP PX phụ 621 20.400
Bảng phân bổ - Dùng QLPX - PX chính 627 106.080
vật liệu,
- Dùng QLPX - PX phụ 627 20.400
CCDC
- Dùng công tác BH 641 51.000
- Dùng công tác QLDN 642 20.400
31/12 NK mua hàng Mua Nguyên vật liệu chưa trả tiền 331 3.861.000
Cộng phát sinh 3.907.000 3.278.280
Dư ngày 31/12 2.406.720
Người lập
274 

275 

You might also like