You are on page 1of 46

CHƯƠNG 7

PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY VÀ RỦI RO


CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1
Nội dung chính
7.1. Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính
của dự án
7.2. Phân tích độ nhạy của dự án
7.3. Phân tích dự án trong trường hợp có
nhiều khả năng và rủi ro
7.4. Phân tích dự án trong trường hợp có
trượt giá và lạm phát.

2
7.1. Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính
của dự án
Các nguồn vốn được huy động
7.1.1. không chỉ đủ về số lượng mà còn
An phải phù hợp về tiến độ cần bỏ
toàn về vốn.
nguồn
vốn
của dự Tính đảm bảo về pháp lý và
án cơ sở thực tiễn của các nguồn
vốn huy động
3
7.1. Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính
của dự án
Xem xét các điều kiện cho vay vốn,
hình thức thanh toán và trả nợ
An toàn
về
nguồn
vốn của Cần phải đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa
dự án vốn tự có (bao gồm cả vốn góp cổ
phần và liên doanh) với vốn đi vay.
Tỷ lệ này phải lớn hơn 1.
4
7.1.2. An toàn về khả năng thanh toán
nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng
trả nợ

Tỷ số an Tài sản lưu động


toàn trả nợ
tài chính
= >1
Nợ ngắn hạn
ngắn hạn

5
7.1.2. An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ
tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ

Tài sản Số vốn bằng tiền mặt, các


lưu khoản phải thu và dự trữ lưu
động kho, nguyên vật liệu, sản phẩm
dở dang, thành phẩm

Nợ Các khoản vay ngắn hạn của


ngắn ngân hàng và các tổ chức tín
hạn dụng khác, các khoản phải trả…..
6
An toàn về khả năng trả nợ

Nguồn trả nợ hàng So sánh


Tỷ số số năm của dự án với mức
khả năng = quy định
chuẩn
trả nợ dự
Nợ phải trả hàng theo từng
án ngành
năm (gốc + lãi) nghề

7
An toàn về khả năng trả nợ

Nguồn trả
nợ hàng Gồm lợi nhuận sau thuế và
năm của khấu hao cơ bản
dự án

Nợ phải Do người cho vay quyết định


trả hàng theo cam kết hợp đồng vay nợ.
năm
8
7.2. Phân tích độ nhạy của dự án

Nhằm xem xét mức độ nhạy của dự án hay


các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án với sự
biến động các yếu tố có liên quan.
Mục
đích
phân Giúp nhà đầu tư biết yếu tố nào gây nên sự
tích thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả tài
độ chính, để có các biện pháp quản lý chúng trong
nhạy quá trình thực hiện dự án

Cho phép nhà đầu tư lựa chọn được những


dự án có kết quả an toàn cao.
9
Phương pháp thứ nhất, phân tích độ nhạy
của từng chỉ tiêu hiệu quả tài chính

Bước 1: Xác định những yếu tố chủ


yếu liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài
chính xem xét.

Các Bước 2: Tăng hoặc giảm yếu tố đó theo


bước cùng một tỷ lệ % nào đó.

Bước 3: Tính lại chỉ tiêu hiệu quả tài


chính xem xét
Lưu ý:
Khi các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu
hiệu quả tài chính thay đổi theo hướng
bất lợi trong một giới hạn nhất định, nếu
chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét vẫn
đạt hiệu quả thì dự án được xem là khá
an toàn.
11
KỊCH BẢN ĐƠN CHIỀU

Mức thay đổi giá bán


Chỉ tiêu -20% -10% 0 10% 20%
NPV
200 800 1500 1700 2200
(tỷ đồng)

IRR (%) 11,05 14,3 20,0 24,2 27,5

Tỷ suất chiết khấu của dự án là 10%

12
KỊCH BẢN ĐƠN CHIỀU
Vốn đầu tư ban
-10% -5% 0% 5% 10%
đầu
NPV
IRR

Giá bán -10% -5% 0% 5% 10%


NPV
IRR

Sản lượng -10% -5% 0% 5% 10%


NPV
IRR 13
KỊCH BẢN ĐƠN CHIỀU

STT Các yếu tố thay đổi IRR

1 Không đổi 20%

2 Vốn đầu tư tăng 10% 17,5%

3 Chi phí khả biến tăng 10% 16,2%

4 Giá cả sản phẩm giảm 10% 14,3%

5 Tuổi thọ dự án giảm 10% 16,8%


14
Phương pháp thứ hai, phân tích
đồng thời nhiều yếu tố

Phân tích đồng thời nhiều yếu tố


trong các tình huống tốt, xấu khác
nhau đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính
của dự án để xem xét độ an toàn của
dự án
Ví dụ:
Quan sát sự thay đổi IRR của một dự
án đầu tư A do sự đổi của 4 yếu tố vốn
đầu tư ban đầu, chi phí khả biến, giá
cả sản phẩm và tuổi thọ dự án.
Kết quả tính toán dự án thể hiện
thông qua bảng sau
16
KỊCH BẢN ĐA CHIỀU

STT Các yếu tố thay đổi IRR

1 Không đổi 20%

Vốn đầu tư tăng 10%

Chi phí khả biến tăng 10%

Giá cả sản phẩm giảm 10% 4,3%


2
Tuổi thọ dự án giảm 10%
17
7.3. Phân tích dự án trong trường hợp
có nhiều khả năng và rủi ro

Thay đổi của cơ chế


chính sách Biện
pháp
Biến động của thị
trường, của giá cả, quản
Rủi ro lý rủi
của quan hệ quốc tế
ro
Thiên tai, chiến
tranh…..
a. Phương pháp toán xác suất
Phương pháp này cho phép lượng hoá được
những biến số ở tương lai trong điều kiện bất
định của các biến cố, đặc biệt là trong những
trường hợp sự xuất hiện của một biến cố nào đó
sẽ loại trừ sự xuất hiện của biến cố nào khác.
Trong quá trình lập dự án và phân tích các dự án
đầu tư, chúng ta phải dự đoán mọi đầu ra, đầu
vào của dự án kể cả khi dự án được bắt đầu đi
vào thực hiện cho đến cuối vòng đời của dự án.
19
a. Phương pháp toán xác suất
Do đó, việc vận dụng phương pháp toán xác suất
để lượng hoá là rất quan trọng.
Bằng việc kỳ vọng toán của các biến cố, chủ đầu
tư có thể cân nhắc để lựa chọn phương án tối ưu
trong các phương án có thể.
Kỳ vọng toán (EV) ở đây có thể hiểu là thế cân
bằng tin cậy hay mức độ trung bình của biến cố.

20
a. Phương pháp toán xác suất

Nếu ta gọi qi là xác xuất của biến cố i,


m

 qi = 1
i 1

Pi là giá trị của biến cố i


Kỳ vọng toán EV sẽ là :
m

EV =  qi . pi
i 1

21
Ví dụ 1:
Một dự án đầu tư mặt hàng sản xuất
X. Nếu mặt hàng này bị nhà nước đánh
thuế thì IRR của dự chỉ đạt 10%, xác
suất bị đánh thuế là 20%. Nếu không bị
đánh thuế thì IRR của dự án là 20%.
Hỏi IRR kỳ vọng của dự án này là
bao nhiêu?

22
Bài giải :
Có hai biến cố đánh thuế và không bị
đánh thuế
Xác suất bị đánh thuế là 20%
Xác suất không bị đánh thuế là 80%
Do đó, IRR kỳ vọng của dự án là
EV = 0,2 . 0,1 + 0,8 . 0,2 = 0,18 = 18%

23
VD2: Một công ty đang xem xét hai phương án sử
dụng số tiền tích luỹ được là 500 triệu USD.
Phương án 1: Đầu tư 400 triệu USD để sản xuất mặt
hàng X. Nếu nhà nước đánh thuế cao mặt hàng này thì
tỷ suất lợi nhuận trên vốn là 20%, xác suất bị đánh thuế
cao là 30%. Nếu nhà nước đánh thuế bình thường thì tỷ
suất lợi nhuận trên vốn là 30%
Phương án 2: Đầu tư 600 triệu USD để sản xuất mặt
hàng Y. Nếu nhà nước đánh thuế cao thì tỷ suất lợi
nhuận trên vốn là 22%, xác suất đánh thuế cao là 50%.
Nếu nhà nước đánh thuế bình thường thì tỷ suất lợi
nhuận trên vốn là 30%
Lãi suất tiền gửi ngân hàng là 10% /năm và lãi suất đi
vay là 13%/năm. Công ty nên lựa chọn phương án nào?
24
Bài Giải:
Phương án 1 :
Xác suất đánh thuế cao là 30%
Xác suất không bị đánh thuế cao là 70%
Kỳ vọng toán của tỷ suất lợi nhuận là:
EV1 = 0,3 x 0,2 + 0,7 x 0,3 = 0,27

25
Phương án 2 :
Xác suất đánh thuế cao là 50%
Xác suất không bị đánh thuế cao là
50%
Kỳ vọng toán của tỷ suất lợi nhuận là:
EV1 = 0,5 x 0,22 + 0,5 x 0,3 = 0,26.
Nếu căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận, ta sẽ
chọn phương án 1.

26
Điều công ty mong muốn là làm sao tổng lợi
nhuận hàng năm lớn nhất.
Vì vậy, cần tính lợi nhuận mỗi phương án :
Tổng lợi nhuận của phương án 1 :
= 400 x 0,27 + 100 x 0,10 = 118 triệu USD
Tổng lợi nhuận của phương án 2 :
= 600 x 0,26 - 100 x 0,13 = 143 triệu USD
Như vậy, phương án 2 có tổng lợi nhuận cao
hơn nên được công ty chọn.
27
b. Phương pháp xác định tỷ suất lợi
nhuận có điều chỉnh theo độ rủi ro
Công thức tính : r giới hạn
IRRd/a= 1 - q
Trong đó :
IRRd/a là tỷ suất lợi nhuận đã điều chỉnh
theo độ rủi ro
r giới hạn là tỷ suất giới hạn
q là xác suất rủi ro.
28
Ví dụ:
Trong 1 dự án khai thác dầu ở vùng
biển đông cho thấy cứ 100 mũi khoan
thì mới 20 mũi có dầu. Nếu dự án vay
vốn với lãi suất 12% thì IRR của dự án
cần phải đạt bao nhiêu để dự án không
bị lỗ.

29
Bài giải:
Xác suất rủi ro của dự án là:
(100 – 20)/100 = 80%
Do đó IRR cùa dự án cần phải đạt là
IRRd/a = 0,12/ (1 – 0,8) = 0,6
Hay 60%.

30
7.4. Phân tích dự án trong trường hợp
có trượt giá và lạm phát
Trượt giá và lạm phát là các yếu tố tác
động đến các khoản thu và chi và mức
lãi suất thực tế của dự án.
Vì vậy, để đánh giá hiệu quả tài chính
của dự án trong trường hợp có trượt giá
và lạm phát .

31
Phương pháp 1 :
- Tiến hành điều chỉnh các khoản thu và chi
theo tỷ lệ % trượt giá nhằm phản ánh đúng các
khoản thu và chi của dự án
- Điều chỉnh tỷ suất chiết khấu r theo tỷ lệ lạm
phát bằng công thức :
rlf = (1 + r ) x (1 + f ) – 1
rlf : tỷ suất chiết khấu có tính đến yếu tố lạm
phát.
r : tỷ suất chiết khấu khi chưa có lạm phát
f : tỷ lệ lạm phát
32
Phương pháp 1
Tỷ suất chiết khấu đã điều chỉnh này được
sử dụng để chuyển các khoản thu chi của dự
án về cùng một mặt bằng thời gian.
Như vậy, việc sử dụng tỷ suất chiết khấu
có điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát đã loại bỏ
được yếu tố lạm phát ra khỏi các khoản thu
chi của dự án.

33
Phương pháp 2:
Điều chỉnh các khoản thu chi của dự án
theo tỷ lệ % trượt giá
Loại trừ ảnh hưởng của yếu tố lạm phát
ra khỏi các khoản thu chi của dự án.
Loại trừ yếu tố lạm phát ra khỏi chiết
khấu.

34
Việc điều chỉnh tỷ suất chiết khấu để loại trừ yếu tố
lạm phát được tính theo công thức sau:

1 + r lf
r= -1
1+f

Trong đó :
r fl : tỷ suất chiết khấu đã bao hàm yếu tố lạm
phát
f : tỷ lệ lạm phát
r : tỷ suất chiết khấu đã loại trừ được yếu tố
lạm phát.
35
VD: Một dự án đầu tư có tổng số vốn đầu tư tính
đến thời điểm hoạt động là 400 triệu USD. Doanh
thu hàng năm của dự án là 400 triệu USD và chi phí
các loại hàng năm để tạo ra doanh thu trên là 200
triệu USD tính theo giá tại thời điểm dự án bắt đầu
đi vào hoạt động. Dự án hoạt động trong 3 năm,
giá trị còn lại bằng 100 triệu. Dự án khấu hao theo
đường thẳng.
Dự kiến doanh thu hàng năm tăng 5%, chi phí
hàng năm tăng 6%, tỷ lệ lạm phát hàng năm là 5%.
Hãy tính NPV của dự án đã loại trừ yếu tố lạm
phát. Biết rằng, chi phí cơ hội của vốn là 20% năm
đã tính yếu tố lạm phát 36
Bài giải :
Phương pháp 1 :
- Điều chỉnh doanh thu của dự án theo tỷ lệ %
trượt giá, ta có :
Doanh thu thực tế năm thứ nhất là :
400 x (1+ 0,05) = 420 triệu USD
Doanh thu thực tế năm thứ hai là :
400 x (1+ 0,05)2 = 441 triệu USD
Doanh thu thực tế năm thứ ba là :
400 x (1+ 0,05)3 = 463,05 triệu USD
37
- Điều chỉnh chi phí của dự án theo tỷ lệ %
trượt giá, ta có:
Chi phí thực tế năm thứ nhất là :
200 x (1 + 0,06) = 212 triệu USD
Chi phí thực tế năm thứ hai là :
200 x (1 + 0,06)2 = 224.72 triệu USD
Chi phí thực tế năm thứ ba là :
200 x (1 + 0,06)3 = 238.2032 triệuUSD

38
Lợi nhuận thuần thực tế năm thứ nhất
là : 420 – 212 = 208 triệu USD
Lợi nhuận thuần thực tế năm thứ hai
là :441 – 224.72 = 216.28 triệu USD
Lợi nhuận thuần thực tế năm thứ ba là :
463,05 - 238.2032 = 224.8468 triệu USD

39
Thu nhập thuần thực tế năm thứ nhất là :
208 + 100 = 308 triệu USD
Thu nhập thuần thực tế năm thứ hai là :
216.28 + 100 = 316.28 triệu USD
Thu nhập thuần thực tế năm thứ ba là :
224.8468 + 100 + 100 = 424.8468
NPV = 308 x1.2-1 + 316.28 x 1.2-2 +
424.8468 x 1.2-3 – 400
NPV = 322.1660 (triệu USD)

40
Phương pháp 2:
- Điều chỉnh thu nhập của dự án theo tỷ lệ
% trượt giá, ta có :
Doanh thu thực tế năm thứ nhất là :
400 x (1+ 0,05) = 420 triệu USD
Doanh thu thực tế năm thứ hai là :
400 x (1+ 0,05)2 = 441 triệu USD
Nguồn thu thực tế năm thứ ba là :
400 x (1+ 0,05)3 = 463,05 triệu USD
41
- Điều chỉnh chi phí của dự án theo tỷ
lệ % trượt giá, ta có :
Chi phí thực tế năm thứ nhất là :
200 x (1 + 0,06) = 212 triệu USD
Chi phí thực tế năm thứ hai là :
200 x (1 + 0,06)2 = 224.72 triệu USD
Chi phí thực tế năm thứ ba là :
100 x (1 + 0,6)3 = 238.2032 triệuUSD
42
Lợi nhuận thuần thực tế năm thứ nhất
là: 420 – 212 = 208 triệu USD
Lợi nhuận thuần thực tế năm thứ hai
là: 441 – 224.72 = 216.28 triệu USD
Lợi nhuận thuần thực tế năm thứ ba
là: 463,05 - 238.2032 = 224.8468 triệu
USD
43
Thu nhập thuần thực tế năm thứ nhất
là: 208 + 100 = 308 triệu USD
Thu nhập thuần thực tế năm thứ hai
là: 216.28 + 100 = 316.28 triệu USD
Thu nhập thuần thực tế năm thứ ba
là: 224.8468 + 100 + 100 = 424.8468

44
- Loại trừ yếu tố lạm phát ra khỏi các khoản
thu nhập thuần hàng năm của dự án :
Thu nhập thuần của năm thứ nhất đã loại trừ
yếu tố lạm phát :
308 /1,05 = 293.3333 triệu USD
Thu nhập thuần của năm thứ hai đã loại trừ
yếu tố lạm phát :
316.28 /1,052 = 286.8752 triệu USD
Thu nhập thuần của năm thứ ba đã loại trừ yếu
tố lạm phát :
424.8468 /1,053 = 366.9986 triệu USD
45
- Loại trừ yếu tố lạm phát ra khỏi tỷ suất
chiết khấu:
r = (1+ 0,2)/(1 + 0,05) – 1 = 0,1429
- Tính NPV đã loại trừ yếu tố lạm phát của
dự án là :
NPV = 293.3333 x 1,1429-1 + 286.8752 x
1,1429-2 + 366.9986 x 1,1429-3 – 400
NPV = 322.166 triệu USD

46

You might also like