You are on page 1of 7

Câu 1: Thẩm định tài chính dự án là gì?

Mục đích, yêu cầu, nguồn thông tin,


ND thẩm định tài chính dự án, các bước, các nhân tố ảnh hưởng, hạn chế
* Thẩm định tài chính dự án là quá trình kiểm tra, đánh giá một cách khách quan,
khoa học các nội dung có liên quan đến tính khả thi về tài chính của dự án đầu tư.
* Mục đích thẩm định tài chính dự án đầu tư nhằm kiểm tra, đánh giá tính khả thi
về tài chính của dự án thông qua:
- Kiểm tra, đánh giá khả năng thực hiện về khía cạnh tài chính của dự án đầu tư.
- Kiểm tra, đánh giá tính chính xác và độ an toàn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
dự án đầu tư.
- Kiểm tra, đánh giá khả năng trả nợ của dự án đầu tư.
* Yêu cầu đặt ra trong thẩm định tài chính dự án là:
- Phải kiểm tra đầy đủ các nội dung có liên quan đến khả năng thực hiện, hiệu quả
tài chính và khả năng trả nợ của dự án.
- Phải sử dụng phương pháp thẩm định phù hợp trong từng nội dung thẩm định tài
chính của dự án.
- Các chỉ tiêu hiệu quả được thẩm định phải xem xét có tính đến đến giá trị thời
gian của tiên.
- Nguồn số liệu, thông tin sử dụng thẩm định tài chính phải đầy đủ, cập nhật và
đảm bảo độ tin cậy cao đáp ứng mục tiêu phân tích, đánh giá
* Nguồn thông tin sử dụng trong thẩm định tài chính dự án
- Các kết luận đánh giá về các nội dung của bản dự án đã được thẩm định trước.
- Các số liệu điều tra thu thập trên thị trường, của các cơ quan quản lý nhà nước,
của các tổ chức kinh tế có liên quan, của khách hàng...
- Các văn bản quản lý của nhà nước có liên quan đến quản lý dự án đầu tư.
- Đối với công tác thẩm định các dự án cho vay vốn của ngân hàng cần các thông
tin các văn bản quản lý hiện hành của ngân hàng nhà nước, của các ngân hàng
thương mại; các thông tin từ các tổ chức tín dụng
* Các bước thẩm định tài chính dự án đầu tư
1. Thẩm định tổng vốn đầu tư
2. Thẩm định nhu cầu vốn theo tiến độ triển khai thực hiện dự án
3. Thẩm định khả năng đảm bảo các nguồn vốn huy động
4. Thẩm định tỷ suất của dự án đầu tư
5. Thẩm định các khoản thu và các khoản chi phí của dự án đầu tư
6. Thầm định dòng tiền của dự án đầu tư
7. Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả của dự án đầu tư
8. Thẩm định về khả năng trả nợ
9. Thầm định rủi ro về các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án đầu tư
* Nội dung:
- Thẩm định tổng dự toán vốn đầu tư và các nguồn tài trợ cũng như các phương án
tài trợ của dự án
- Thẩm định chi phí và lợi ích của dự án, xác định dòng tiền dự án
- Thẩm định lãi suất chiết khấu
- Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án: NPV, IRR, PP,...
- Đánh giá rủi ro trong dự án
* Các nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định dự án
- Nhân tố chủ quan: cán bộ thẩm định, thông tin lấy từ khảo sát chưa chính xác,
đầy đủ, trang thiết bị hỗ trợ, chi phí thẩm định, thời gian thẩm định
- Nhân tố khách quan: Thông tin cung cấp từ chủ đầu tư, sự thay đổi trong cơ chế
chính sách pháp luật VN, sự thay đổi trong môi trường kinh tế-xã hội
* Hạn chế
- Hạn chế của thẩm định (DN)
 Các dự án được thực hiện không gắn với chiến lược đã đề ra và không
gắn với lợi thế cạnh tranh cốt lõi.
 Không thực hiện việc cân đối các nhu cầu đầu tư trên cơ sở dự báo
dòng tiền dài hạn
 Đảo ngược quy trình thẩm định dự án
 Dự báo doanh thu quá lạc quan.
 Ấn định một chi phí sử dụng vốn của dự án quá thấp
-Hạn chế của thẩm định dự án ( Ngân hàng )
 Cán bộ nhân viên cố tình “nới tay”
 Công tác giám sát không được chú trọng
 Thông tin không được thu thập đầy đủ
 Khách quan (thay đổi chính sách, cơ chế)
Nguyên nhân
 Sự quản lý lỏng lẻo của ngân hàng, thầm định hồ sơ thiếu các lớp
phòng thú.
 Nền kinh tế khó khăn khiến sai phạm của ngân hàng lộ rõ hơn
-Hạn chế của qtrinh thẩm định cấp nhà nước
 Tgian kéo dài, chậm tiến độ
 Thiếu sự linh hoạt
 Thiếu các chuyên gia thẩm định
 Ưu tiên về mặt chính trị nhiều hơn
 Quy trình phức tạp

Câu 2: Phân biệt tổng mức đầu tư- dự toán công trình
Tổng mức đầu tư Dự toán công trình
TMĐT được lập cho dự án. Dự án có Dự toán được xác định cho công trình
thể có 1 hoặc n công trình
TMĐT có chi phí đền bù, hỗ trợ tái Dự toán ko tính phân bổ chi phí mặt
định cư ( gọi tắt là giải phóng mặt bằng
bằng) lại tính cho n công trình, nên
TMĐT thường lớn hơn Dự toán
CP xây dựng trong TMĐT bằng xích CP xây dựng trong dự toán công trình
ma CP xây dựng các công trình của dự chỉ tính cho 1 công trình
án
TMĐT được xác định ở giai đoạn Dự toán được xác định khi đã có thiết
chuẩn bị dự án, phê duyệt dự án kế, mới bóc tách được và đó là ở giai
đoạn thực hiện dự án
TMĐT có trước, dự toán xây dựng lập Khi triển khai thiết kế và lập dự toán
sau ( thường thì) đã có quyết định phê
duyệt dự án trong đó có TMĐT
Ở thời điểm xác định TMĐT do thông Ở thời điểm lập dự toán công trình, do
tin, số liệu còn chưa đủ nên chưa chính có bản vẽ thiết kế nên bóc tách được
xác ( so với Quyết toán vốn) nên Dự thông tin, số liệu rõ ràng hơn nên tính
phòng khối lượng được tính 10% toán đẫ chính xác hơn, nên dự phòng
khối lượng chỉ được tính 5%

Câu 3: Các phương pháp tài trợ dự án


-Tài trợ bằng vốn tự có:
+ Phát hành cổ phiếu thường
+ Thặng dư vốn
+ Thu nhập giữ lại
+ Phát hành cổ phiếu ưu đãi
-Tài trợ bằng nợ
+ Vốn tín dụng ngân hàng hoặc tín dụng thương mại
+ Phát hành trái phiếu
Câu 4: Báo cáo kết quả HĐKD- báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hay báo cáo thu nhập là bảng tóm tắt lợi
nhuận của một công ty trong một thời đoạn, như một năm.
Báo cáo này trình bày doanh thu tạo ra trong kỳ hoạt động, chi phí phát sinh trong
cùng kỳ, và thu nhập ròng hay lợi nhuận của công ty, bằng chênh lệch giữa doanh
thu và chi phí.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán dựa vào phương
pháp hạch toán theo thực tế phát sinh, nghĩa là doanh thu và chi phí được hạch toán
vào thời điểm bán hàng ngay cả nếu chưa có trao đổi tiền mặt.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ hạch toán những giao dịch trong đó có trao đổi tiền
mặt
Câu 5: Vì sao không thầm định dự án dựa vào lợi nhuận mà dựa vào dòng
tiền?
- Doanh thu để tính lợi nhuận có thể bao gồm doanh thu bán chịu (không bằng tiền
tính ở thời điểm ghi nhận)
- Chi phí để tính lợi nhuận cũng có những chi phí không bằng tiền như khấu hao.
- Có những chi phí đã chi (bằng tiền) nhưng không được tính hết vào lợi nhuận mà
chỉ tính 1 phần (chi phí phân bổ)
- Có những chi phí chưa chi nhưng đã được tính vào lợi nhuận (những chi phí trích
trước)
- Lợi nhuận mang tính chủ quan do phụ thuộc vào các phương pháp kế toán khác
nhau (đánh giá HTK, phân bổ chi phí vì mục tiêu kế toán thuế). Cùng một tình
hình phát sinh nhưng sẽ có những kết quả khác nhau phụ thuộc vào những cách xử
lý của doanh nghiệp
- Khi lưa chọn dự án đầu tư người ta quan tâm tới dòng tiền chứ không phải lợi
nhuân kế toán. Bởi vì chúng ta đang xét trên quan điểm tài chính và hơn nữa các
dòng tiền (dòng tiền ròng dương) là cơ sở để tối đa hóa giá trị của các dự án và giá
trị của doanh nghiệp. Ví dụ với định giá doanh nghiệp, chúng ta chiết khấu các
dòng tiền mà doanh nghiệp kỳ vọng tạo ra trong tương lai chứ không phải LN kế
toán.
Câu 6: Phân biệt lợi nhuận kế toán- dòng tiền
- Dòng tiền ròng được xét trên phương diện quản trị tài chính và lợi nhuận kế toán
được xét trên phương diện kế toán.
- Dòng tiền ròng chính là chênh lệch giữa khoản tiền thực thu của DN trừ đi những
khoản tiền thực chi của doanh nghiệp. Còn lợi nhuận kế toán chỉ là dòng tiền có
được bằng các phương pháp kế toán
- Trong việc xác định chi phí và dòng tiền, trên quan điểm kế toán sẽ xác định
thu nhập, chi phí dựa trên cơ sở đã được chấp thuận, còn trên phương diện quản trị
tài chính chi cần xác định khoản thu nhập hay chi tiêu đó là có thật.
- Trong việc tính khấu hao, CP khấu hao sẽ làm giảm lợi nhuận kế toán, còn trên
phương diện quản trị tài chính KH chỉ tác động gián tiếp đến lợi nhuận, bởi nó làm
giảm thuế thu nhập lẽ ra doanh nghiệp phải nộp
Câu 7: Phân tích độ nhạy
-Là phép tính hiện giá hoặc những thước đo về sinh lợi cho nhiều giá trị của một
hoặc nhiều biến số bị tác động trong quyết định đầu tư
- Là bước đầu tiên trong phân tích rủi ro, kiểm định độ nhạy của một kết quả dự án
(NPV) theo các thay đổi giá trị của chỉ một tham số mỗi lần
- Về cơ bản là phân tích “ Điều gì xảy ra nếu như..”
- Phân tích ảnh hưởng một biến đầu vào ( giá, lãi suất, CP nguyên vật liệu,..) trên
giá trị đầu ra ( DT, lợi nhuận,..)
- Nhận dạng các biến đầu vào nào nhạy với các giá trị đầu ra
- Lập kế hoạch để giảm sự ko chắc chắn của biến đó
- Cung cấp cho nhà quản lý một bức tranh dễ hiểu về các kết quả có thể xảy ra vì
thế nhà quản trị có thể nỗ lực để xác định một cách khách quan những kết quả có
thể xảy ra và sử dụng chúng tỏng việc đánh giá một cách chủ quan về xác suất xảy
ra khả năng đó
* Ưu điểm:
 Dễ tính toán và giải thích
 Ko đòi hỏi ước tính xác suất
 Tập trung vào 1 hoặc 2 biến
*Nhược điểm:
 Ko tập trung vào miền giá trị thực tế
 Ko có xác suất của kết quả cuối cùng
 Giới hạn trong sự tương tác của các biến
 Khó khăn đối với các chuỗi quyết định

Câu 8: Lãi suất chiết khấu


Khái niệm: là tỷ lệ sinh lời cần thiết mà nhà đầu tư yêu cầu đối với một dự án, là
cơ sở để chiết khấu các dòng tiền trong việc xác định giá trị hiện tại ròng của dự án
Nguyên tắc tính
Để tính giá trị hiện tại của các khoản tiền thuần hàng năm của dự án đầu tư cân
phải có một tỉ lệ chiết khấu hay tỉ lệ hiện tại hóa.
• Nếu đứng trên quan điểm tổng đầu tư (TIPV) để đánh giá dự án: Chi phí sử dụng
vốn bình quân của dự án (WACC) sẽ được dùng làm tỉ suất chiết khấu.
• Nếu đứng trên quan điểm chủ sở hữu (EPV) để đánh giá dự án: Chi phí sử dụng
vốn chủ sở hữu (re) sẽ được dùng làm tỉ suất chiết khấu.
Câu 9: NPV
KN:
- Giá trị hiện tại ròng NPV (Net present value) là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện
tại của các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra
hiện tại hóá ở mốc 0.
- NPV có thể âm, dương hoặc bằng không. Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến
nhất trong thẩm định dự án
Ý nghĩa:
- NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư.
- NPV dương nghĩa là việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu
tư, NPV âm nghĩa là dự án không đủ bù đắp vốn đầu tư, đem lại thua lỗ cho chủ
đầu tư
- NPV chỉ mang ý nghĩa về tài chính.
Giải thích:
Nếu NPV < 0: Dự án bị loại bỏ.
Nếu NPV = 0: Tùy thuộc vào tình hình cụ thể và sự cần thiết của dự án mà doanh
nghiệp có thể quyết định chấp thuận hoặc loại bỏ dự án.
Nếu NPV > 0: Nếu các dự án đang xem xét là độc lập với nhau thì có thể chấp
nhận tất cả các dự án có NPV dương (trong điều kiện không bị giới hạn về khả
năng huy động vốn đầu tư). Nếu các dự án đang xem xét thuộc loại xung khắc hay
loại trừ nhau thì sẽ chọn dự án có NPV cao nhất.
IRR
KN:
- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR là trường hợp đặc biệt của lãi suất chiết khấu ở đó
NPV bằng 0 hay là tỷ lệ thu lãi mà tại đó tổng thu của dự án bằng tổng chi của dự
án. (Tức là giá trị hiện tại của chi phí bằng với giá trị hiện tại của doanh thu)
- IRR cho biết tỷ lệ lãi vay tối đa mà dự án có thể chấp nhận được
Giải thích:
- Nếu IRR của dự án nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn thì loại bỏ dự án
- Nếu IRR của dự án bằng chi phí sử dụng vốn thì tùy theo điều kiện cụ thể và sự
cần thiết của dự án doanh nghiệp có thể chấp nhận hay loại bỏ dự án.
- Nếu IRR của dự án lớn hơn chi phí sử dụng vốn: sẽ chọn các dự án thỏa mãn điều
kiện này nếu chúng độc lập với nhau, ngược lại sẽ chọn dự án có IRR cao nhất nếu
các dự án này loại trừ nhau
MQH GIỮA NPV VÀ IRR
- Trong một điều kiện kết quả nhất định, IRR và NPV đều phản ánh mức độ khả thi
của một dự án đầu tư kinh doanh. Theo đó, NPV phản ánh tính khả thi về mặt tài
chính còn IRR phản ánh mức độ khả thi về khả năng thu hồi vốn.
- NVP được xem là chỉ số thay thế để đánh giá mức độ khả thi của dự án trong
trường hợp IRR không thực sự hiệu quả. Chỉ số thu hồi vốn nội bộ sẽ không chính
xác khi dự án đầu tư quá dài hoặc quá ngắn, hoặc dòng tiền không ổn định.
- Mối quan hệ giữa chỉ số IRR và NPV mối quan hệ tương hỗ, và có nhiều điểm
giống nhau để đánh giá dự án. Do đó, nhà đầu tư có thể linh hoạt sử dụng 1 trong 2
chỉ số. IRR trực quan dễ so sánh hơn với dạng phần trăm, nhưng trong nhiều
trường hợp cần thay thế bằng NVP để đảm bảo tính chính xác
NPV IRR
Ưu điểm Tính giá trị tiền tệ theo - Có tính trên dòng ngân
tgian, tính đến quy mô dự lưu, tức thông tin nội bộ
án, đáp ứng yêu cầu “ từ dự án
giàu có hơn lên”, tối đa - Dễ tính, dễ hiểu ( thể
hóa nguồn của cải. Là chỉ hiện là phần trăm )
tiêu mạnh mẽ, thuyết
phục
Nhược điểm - Khó hiểu - Có lúc ko tính được do
- Khó tìm suất chiết dòng ngân lưu thay đổi
khấu, tức rất khó xác bất thường
định CP sử dụng vốn - Dễ dẫn đến kết luận sai
lầm khi so sánh các dự án
có tính loại trừ nhau
- Ko tính đến quy mô,
thời điểm dự án

You might also like