You are on page 1of 9

LẬP VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

22/09:
Bài 1 (hệ số 1 – 06/10): Hãy cho ví dụ thực tế về dự án thành công hoặc “thất bại” do làm tốt
hoặc không làm tốt công tác phân tích tình hình kinh tế xã hội và thị trường của dự án? Đường
Link trích nguồn
Bài 2 (hệ số 1 – 13/10): Hãy cho ví dụ về dự án thành công hoặc “thất bại” do làm tốt hoặc
không làm tốt công tác phân tích kỹ thuật và tổ chức nhân lực của dự án? Đường Link trích
nguồn
Bài 3 (hệ số 8 – 22/10): Lập 1 dự án đầu tư của nhóm?

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ


1. Khái niệm và phân loại đầu tư
- Đầu tư:
Nghĩa hẹp: là hđ sử dụng tiền, tài nguyên và lao động để sản xuất kinh doanh
trong 1 thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích KT-XH
Nghĩa rộng: là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiền hành các hoạt động nào đó
nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai với mong muốn lớn hơn các
nguồn lực đã bỏ ra
- Điểm chung: Đều có mục tiêu thu về lợi nhuận, lợi ích KT-XH, đều phải sử dụng
nguồn lực chi phí bỏ ra, đòi hỏi 1 khoảng thời gian dài, có rủi ro
- Giảm thiểu rủi ro trước khi đầu tư: Tiềm hiểu kỹ về lĩnh vực đầu tư, đa dạng hóa danh
mục. có quá trình chuẩn bị đầu tư (lập dự án và thẩm định dự án)
- Phân loại:
Góc độ sở hữu và quản lý: Đầu tư trực tiếp, Đầu tư gián tiếp
Phạm vi đầu tư: Đầu tư trong nước, Đầu tư nước ngoài tại VN, Đầu tư VN ra nước
ngoài
Bản chất và lợi ích: Đầu tư tài chính, Đầu tư thương mại, Đầu tư phát triển
2. Dự án đầu tư
- Dự án đầu tư: là 1 tập hồ sơ tài liệu trình bày 1 cách chi tiết và hệ thống các hoạt
động và chi phí của 1 công cuộc đầu tư nhằm đạt được những kết quả nhất định
trong tương lai
- Dự án đầu tư công: là dự án đầu tư sử dụng toàn bộ hoặc 1 phần vốn đầu tư công,
hoặc là những dự án đầu tư hướng đến việc tạo ra những lợi ích công cộng (cộng
đồng)
- Sự cần thiết phải thiết lập dự án đầu tư: Nhà nước & các định chế tài chính thẩm định
và ra quyết định đầu tư
- Các chủ đầu tư:
Xin giấy phép đầu tư và giấy phép hoạt động
Xin phép nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị
Xin hưởng các khoản ưu đãi về đầu tư
Xin gia nhập các khu chế xuất hoặc KCN
Xin vay vốn của các định chế tài chính
Kêu gọi góp vốn hoặc phát hành TP,CP,…
24/09:
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Chu kỳ dự án đầu tư
Ý tưởng về dự án đầu tư
Chuẩn bị đầu tư
Thực hiện đầu tư
Sản xuất, kinh doanh
Ý tưởng về dự án mới
2. Trình tự và nội dung của trình tự soạn thảo dự án đầu tư
- Quá trình hình thành và thực hiện dự án
 Thứ nhất, giai đoạn chuẩn bị đầu tư (dự toán chính xác là quan trọng nhất):
Nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư
Nghiên cứu tiền khả thi, sơ bộ sự lựa chọn dự án
Nghiên cứu khả thi (lập dự án)
Đánh giá & quyết đinh (thẩm định dự án)
 Thứ hai, giai đoạn thực hiện đầu tư (tiến độ là quan trọng nhất):
Hoàn tất các thủ tục triển khai thực hiện dự án
Thiết kế và lập dự toán chi tiết thi công, xây lắp công trình
Thi công xây lắp công trình
Chạy thử và ngiệm thu sử dụng
 Thứ ba, giai đoạn vận hành kết quả đầu tư (hiệu quả hđ là quan trọng nhất):
Vận hành kết quả đầu tư
Sử dụng chưa hết công suất
Sử dụng công suất ở mức cao nhất
Công suất giảm dần và thanh lý
 Cả 3 giai đoạn đều quan trọng, nhưng giai đoạn 1 quan trọng nhất vì Đây là giai
đoạn tiền đề để thực thiện tốt giai đoạn 2 và 3, Đây là giai đoạn dễ điều chỉnh sửa
chữa ít tốn kém nhất
 Tại sao ở VN hầu hết các dự án đầu tư công đều kéo dài tiến độ? Hậu quả
của nó là gì?
- Các bước của quá trình soạn thảo dự án đầu tư
 Nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư: Nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định
triển vọng đầu tư
1 phương án được coi là thuận lợi hay ko được xem xét trên 3 yếu tố:
+ Đầu vào cho phương án đó có thuận lợi hay ko?
+ Đầu ra cho phương án đó có thuận lợi hay ko?
+ Phương án đó có phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đơn vị hay ko?
 Loại bỏ những dự án ko rõ ràng, ko khả thi
 Nghiên cứu tiền khả thi: Nhằm tiếp tục lựa chọn, sàng lọc các cơ hội đầu tư
Nội dung nghiên cứu tiền khả thi:
+ Bồi cảnh chung KT,XH, pháp luật
+ NC thị trường
+ NC kỹ thuật, tổ chức nhân sự
+ NC về tài chính
+ NC lợi ích KT-XH
Sản phầm cuối cùng là Báo cáo tiền khả thi
Những nghiên cứu khó khăn thì tách riêng thành NC hỗ trợ
 Loại bỏ các dự án bấp bênh, kinh phí đầu tu quá lớn, mức sinh lợi nhỏ ( Sinh viên
có thể bỏ qua bước này)
 Nghiên cứu khả thi: Sàng lọc cuối cùng, Khẳng định cơ hội đầu tư có khả thi
ko ở mức đọ chi tiết hơn bằng con số cụ thể
 Kết luận xác đáng về mọi vấn đề cơ bản của dự án bằng các số liệu cụ thể
3. Nội chung chủ yếu của 1 báo cáo khả thi:
1.A Bìa
1.B Mục lục
2. Lời mở đầu (giới thiệu cơ bản về dự án)
3. Sự cần thiết của đầu tư
4. Tóm tắt dự án (1-2 trang A4)
5. Nghiên cứu một số nội dung chính của dự án (KT-XH, thị trường, kỹ thuật, nhân
sự, tài chính, độ nhạy rủi ro,…)
6. Trình bày kết luận và kiến nghị
7. Phần phụ lục của dự án (các yếu tố ko quan trọng như khảo sát thị trường,..)

4. Bảng phân công trách nhiệm trong cồng việc lập dự án đầu tư
Chi tiết Silde chương 2
- Ý tưởng dự án
- Phương án kỹ thuật của dự án
- Thông tin về chi phí sản xuất kinh doanh (input)
- Thông tin về thị trường (output)
- Phương án tài chính, KT-XH của dự án
Mỗi người tìm kiếm 1 cơ hội đầu tư, chứng minh tính khả thi đầu tư
( mỗi nhóm 2 đầu tư)? 3 tiêu chí: Tính sáng tạo, tính khả thi, tính
hiệu quả lợi nhuận (trong bối cảnh covid và hậu covid)
Sau dich Covid-19, bối cảnh kinh tế sẽ nở rộ các loại hình kinh doanh, dạy học online, người
người, nhà nhà đổ xô bán hàng online.
Thị trường sẽ cạnh tranh vô cùng gay gắt bởi: Vạn người bán - Trăm người mua. Một lực lượng
lớn lao động thất nghiệp không biết làm gì sẽ đổ xô ra tự doanh bằng kinh doanh online.
Mặt hàng được lựa chọn nhiều nhất sẽ là: lương thực, thực phẩm, đồ ăn, thức uống do tính dễ
làm, dễ tiếp cận của nó. Người tiêu dùng có khả năng sẽ bị loạn sản phẩm, không biết nên mua
ai, bỏ ai.
Để giải quyết tình trạng này thì chúng em có ý tưởng xây dựng 1 Dự án công nghệ Quản lý bán
hàng online và bán nó cho các đơn vị kinh doanh Online.
Khi kinh doanh trực tuyến, đa số các nhà bán hàng sẽ gặp một vài khó khăn nhất định thì công
nghệ này là một giải pháp vận hành cho các nhà kinh doanh online bao gồm marketing đa kênh,
hệ thống quản lý call center, xử lý đơn hàng và giảm tỉ lệ hàng hoàn thấp nhất.
Ứng dụng này có thể giúp bạn kiểm soát hành trình đơn một cách hiệu quả. Từ đó gia tăng tỷ lệ
giao đơn hàng thành công, giảm thiểu tối đa tình trạng hoàn đơn, gian lận cước… Tiếp cận với
khách hàng qua mọi kênh mà bạn có : Facebook, Zalo, SMS, Email,…. Người dùng có thể dễ
dàng Up Selling, Cross Selling và chăm sóc lại khách hàng một cách tự động và cá nhân hóa
theo hành vi. Hiệu quả chăm sóc khách hàng cao, mang đến cho các đơn vị kinh doanh tiết kiệm
được nhân lực, thời gian, tiền bạc trong việc lên đơn hàng, theo dõi đơn hàng và kiểm tra kho
hàng một cách tối ưu nhất.
- Kết nối, đồng bộ lịch sử mua hàng và thông tin KH, tự dộng hóa CSKH, Up-selling
Cross-selling cá nhân hóa theo hành vi
- Cung cấp bot chat, quản lý comment, ko lo lắng về thiếu inbox thiếu comment hay bị
cướp đơn
- Lên đơn hàng, cập nhập trạng thái đơn hàng theo thời gian thực
- Nâng cao hiệu suất marketing, quản lý đo lường các chiến dịch trên Fb, Tiktok,
Shoppee
29/09:
Đọc chương 3 và làm bài tập Bài 1 (hệ số 1 – 06/10): Hãy cho ví dụ thực tế về dự án thành công
hoặc “thất bại” do làm tốt hoặc không làm tốt công tác phân tích tình hình kinh tế xã hội và thị
trường của dự án? Đường Link trích nguồn
1/10:
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỊ TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN
1. Phân tích tình hình kinh tế - xã hội tổng quát có liên quan đến dự án
Tình hình kinh tế - xã hội tổng quát là nền tảng của dự án đầu tư vì nó quyết định tính
bền vững của dự án
- Tình hình KT-XH tổng quát:
Điều kiện về địa lý tự nhiên (địa hình, khí hậu, địa chất)
Điều kiện dân số và lao động
Tình hình chính trị, các chính sách và luật lệ có liên quan
Tình hình phát tiển KT-XH của đất nước, địa phương, tình hình phát triển sx, kinh
doanh của ngành, của cơ sơ (liên quan tới bài toán chi tiêu, chi chí, thu nhập, sức
mua)
Tình hình ngoại hối: tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán ngoại hối, dự trữ ngoại tệ, nợ
nần và tình hình thanh toán nợ,…
2. Phân tích thị trường của dự án
Là quá trình điều tra, thu thập, phân tích và xử lý các thông tin có liên quan đến việc
tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ mà dự án dự kiến cung cấp
- Vai trò của phân tích thị trường:
Cung cầu sản phẩm hoặc dịch vụ
Biện pháp khuyến mãi và tiếp thị
Khả năng cạnh tranh
Cơ sở cho việc xác dịnh quy mô
 Phân tích thị trường giúp chúng ta quyết định việc lựa chọn mục tiêu và quy mô
của dự án
- Nội dung:
a) Cầu thị trường
Thứ nhất, nhu cầu về số lượng
Thứ hai, nhu cầu về chất lượng
b) Cung thị trường
Tình hình cung ứng hiện tại trên thị trường
Sản phẩm của dự án sẽ cung ứng cho thi trường là bao nhiêu
Sự khác biệt của sản phẩm so với sản phẩm cùng loại
c) Phân khúc thị trường
Chi tiết Slide chương 3
d) Nghiên cứu vấn đề tiếp thị và khuyến thị
Xác định đối tượng tiêu thụ sản phẩm
Phương pháp giới thiệu sản phẩm
e) Tổ chức mạng lưới phân phối
Xác định các phương án tiêu thụ sản phẩm
f) Xem xét khả năng cạnh trang của sản phẩm
Danh sách của những nhà cạnh tranh chính hiện có
Vị thế cạnh tranh của dự án
- Xem xét tính khả thi của dự án về mặt thị trường
Đặc tính của sản phẩm
Thị trường tiêu thụ sản phẩm
06/10:
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC NHÂN LỰC CỦA DỰ ÁN
1. Phân tích kỹ thuật của dự án
Vai trò của phân tích kỹ thật
- Là tiền đề cho việc tiến hành phân tích tài chính cho dự án
- Không có số liệu về mặt kỹ thuật thì không thể tiến hành phân tích về mặt tài chính,
kinh tế
- Các dự án không khả thi về mặt kỹ thuật thì phải được bác bỏ để tránh tổn thất
trong quá trình thực hiện đầu tư và vân hành kết quả
- Quyết định đúng đắn trong phân tích kỹ thuật cho phép tiết kiệm các nguồn lực sử
dụng trong dự án
Nội dung phân tích kỹ thuật của dự án:
- Mô tả sản phẩm của dự án
- Xác định công suất của máy móc thiết bị (tránh tình trạng làm công suất quá lớn, quá
nhỏ)
- Nghiên cứu công nghệ và phương pháp sản xuất
- Nghiên cứu về máy móc trang thiết bị
- Nghiên cứu nguyên liệu đầu vào
- Nghiên cứu địa điểm thực hiện dự án
- Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng công trình của dự án
2. Phương pháp tính khối lượng vốn đầu tư của dự án
a) Khối lượng vốn đầu tư thực hiện của dự án
Là tổng số tiền đã chi ra để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư
+ Chi phí xây lắp (chi phá và tháo dỡ các kiến trúc cũ, chi san lấp mặt bằng, chi xây
dựng công trình tạm, phụ trợ phục vụ thi công, chi xậy dựng các hạng mục công trình,
chi phí di chuyển thiết bị và lực lượng xây dựng, chi phí lắp đặt thiết bị)
+ Chi phí thiết bị (chi mua thiết bị công nghệ, sinh hoạt công trình, chi phí vận
chuyển từ cảng nơi mua tới công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container, chi phí
bảo quản, thuế và chi phí bảo hiểm thiết bị công trình
+ Chi khác
Chi giai đoạn chuẩn bị đầu tư (chi lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên
cứu khả thi, chi tuyên truyền, quảng cái, chi phí nghiên cứu hỗ trợ, chi phí thẩm định)
Chi giai đoạn thực hiện đầu tư (chi phí đền bù, Slide chương 4/30)
Chi giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào sử dụng
b) Phương pháp tính khố lượng vốn đầu tư
- Đối với công tác xây lắp:

Trong đó: Qxi: khối lượng công tác xây dựng hoàn thành thứ i
Pxi: đơn giá dự toán bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí
sử dụng máy thi công tính cho 1 đơn vị khối lượng công tác xây dựng i
Qli: khối lượng công tác lắp đặt thiết bị máy móc đã hoàn thành
Pli: đơn giá dự toán cho 1 đơn vị khối lượng công tacsc lắp đặt thiết bị
máy móc đã hoàn thành
C: chi phí chugn được tính theo tỷ lệ phần tram so với chi phí nhân công
dự toán xây lắp
VAT: tổng thuế giá trị gia tăng
- Đối với công tác mua sắm thiết bị:

Vd: Nếu mua 4 chiếc ô ta giá 500tr/1c, thuế nhập khẩu 30%, thuế TTĐB 30%, phí
trước bạ 5%, thuế VAT 10%
- Chi phí khác:
Nhóm 1: Chi phí, lệ phí xác ddingj theo định mức tính bằng tỷ lệ %
Nhóm 2: Bao gồm chi phí không xá định theo mức bằng tỷ lệ %
3. P
h â
n
tích tổ chức nhân lực của dự án
a) Tổ chức nhân lực của dự án
- Bộ phân lao động gián tiếp
Tiến hành xây dựng cơ cấu tổ chức thường trải qua các bước:
B1: Nhận thức rõ mục đích và mục tiêu của tổ chức
B2: Xác định những hđ quan trọng cần thực hiện
B3: Xếp loại các hoạt động theo chức năng sản xuất kinh doanh
B4: Kết hợp các chức năng quan trọng để hợp thành cơ cấu 1 tổ chức
B5: Thẩm định và cải tiến cơ cấu tổ chức cho phù hợp (tái tổ chức)
- Bộ phận lao động trực tiếp
Khi phân tích bộ máy tổ chức dự án cần chú ý các vấn đề:
Mục tiêu và chiến lược của đơn vị
Môi trường vĩ mô và vi mô của dự án
Quy mô của dự án
Công nghệ hay kỹ thuật sản xuất ra các sp hay dịch vụ của dự án
Các nguồn lực của dự án, đặc biệt nguồn nhân lực
b) Xây dựng phân tích công việc cho từng bộ phận
Phân tích công việc cho từng vị trí
Xây dựng chức năng, nhiệm vụ cho từng bộ phận phòng ban
c) Tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân lực

You might also like