You are on page 1of 51

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT


KT-XH VÀ THỊ TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN
GVHD: ThS Huỳnh Thủy Tiên
❑ Hiểu được nội dung phân tích
tình hình KT-XH tổng quát có
liên quan đến DA
❑ Hiểu được nội dung phân tích
môi trường vi mô, môi trường nội
bộ của DA
MỤC TIÊU CHƯƠNG 2
❑ Hiểu được vai trò, nội dung, của
việc phân tích thị trường của dự
án
❑ Vận dụng kiến thức trong phân
tích dự án đầu tư
2
PHẦN 1.
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
TỔNG QUÁT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN
1. 1. Định nghĩa

• Tình hình KT-XH tổng quát (Phân tích môi trường vĩ mô) là nền
tảng của dự án đầu tư.
• Thể hiện bối cảnh chung của đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến quá trình vận hành, phát triển và hiệu quả tài chính,
KT-XH của toàn bộ DA đầu tư.

4
NỘI DUNG PHÂN TÍCH

1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ – TỰ NHIÊN


Địa lý, tự nhiên

2. ĐIỀU KIỆN VỀ DÂN SỐ, LAO ĐỘNG


Điều kiện về dân số là yếu tố quan trọng để phân
tích điều kiện lao động
3. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, CÁC CHÍNH SÁCH
VÀ LUẬT PHÁP
Phân tích tình hình hiện tại và những thay đổi
trong tương lai để có dữ liệu phù hợp

4. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, PHÁT


TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH
Tốc độ tăng GDP, GDP bình quân đầu người, tỷ lệ
đầu tư/GDP, lãi suất cơ bản trên thị trường, tình hình
SXKD,…
5. TÌNH HÌNH NGOẠI HỐI
Tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán ngoại hối,
dự trữ ngoại tệ, nợ nước ngoài và tình hình
thanh toán nợ,…
1. Phân tích tình hình KT-XH tổng quát
(Phân tích môi trường vĩ mô của dự án)
▪ Các yếu tố kinh tế
- Ảnh hưởng lớn đến sự thành công của dự án.
- Các nội dung chính cần lưu ý:
+ Tình hình kinh tế vĩ mô (Chu kỳ kinh tế, tăng trưởng kinh tế, Tỷ lệ lạm
phát, Thất nghiệp)
+ Chính sách tiền tệ (Thuế, tỷ giá, cán cân thanh toán)
+ Chính sách thị trường (Kiểm soát lương, giá cả, chính sách tài khóa)
+ Tình hình ngành (Tốc độ tăng trưởng của ngành, xu hướng tiêu dùng
trong ngành)
6
1. Phân tích tình hình KT-XH tổng quát
(Phân tích môi trường vĩ mô của dự án)

▪ Các yếu tố kinh tế


- Ảnh hưởng lớn đến sự thành công của dự án.
- Các nội dung chính cần lưu ý:
+ Tình hình kinh tế vĩ mô (Chu kỳ kinh tế, tăng trưởng kinh tế, Tỷ lệ
lạm phát, Thất nghiệp)
+ Chính sách tiền tệ (Thuế, tỷ giá, cán cân thanh toán)
+ Chính sách thị trường (Kiểm soát lương, giá cả, chính sách tài khóa)
+ Tình hình ngành (Tốc độ tăng trưởng của ngành, xu hướng tiêu dùng
trong ngành)
7
1. Phân tích tình hình KT-XH tổng quát
(Phân tích môi trường vĩ mô của dự án)
▪ Các yếu tố xã hội
- Các dự án phải phân tích những yếu tố xã hội để thấy được những cơ hội, thách thức
tiềm tàng.
- Những yếu tố xã hội thường thay đổi hoặc tiến triển chậm chạp làm cho chúng khó
nhận ra.
- Các nội dung cần quan tâm:
+ Xã hội (Lối sống, thái độ với chất lượng đời sống, nghề nghiệp, tính linh hoạt
của người tiêu dùng)
+ Dân số (Tỷ lệ tăng, cơ cấu dân số, mật độ dân số, tôn giáo)
+ Môi trường Các loại tài nguyên; Năng lượng; Ô nhiễm môi trường; Sử dụng
tiết kiệm, sử dụng bền vững tài nguyên
8
VÍ DỤ: MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
Bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan, các nguồn tài nguyên....

Điều kiện tự nhiên:

→ Ảnh hưởng đến nếp sống sinh hoạt và nhu cầu của con
người.

→ Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN
(nông nghiệp, du lịch, công nghiệp khai khoáng...)

9
Ví dụ: YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG NHÂN KHẨU

Tốc độ tăng trưởng dân số

Cơ cấu độ tuổi trong dân cư

Cấu trúc hộ gia đình

Tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, tuổi thọ

Sự dịch chuyển dân cư theo vùng địa lý

Ảnh hưởng đến đầu vào (thị trường lao động) và đầu ra (quy mô thị
trường sản phẩm) của doanh nghiệp.
1. Phân tích tình hình KT-XH tổng quát
(Phân tích môi trường vĩ mô của dự án)
▪ Các yếu tố công nghệ và kỹ thuật
- Công nghệ luôn luôn phát triển, tạo ra các cơ hội cũng như các thách thức đối với tất cả
các ngành công nghiệp và với bản thân các dự án.
- Các nhà nghiên cứu đang tích cực nghiên cứu và phát triển, cải tiến công nghệ nhằm giảm
chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Vấn đề chuyển giao công nghệ nhanh chóng cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên
sự tăng trưởng đột biến.
- Các nội dung cần quan tâm:
+ Đầu tư nhà nước vào công nghệ
+ Quy định bằng sáng chế
+ Những sản phẩm công nghệ mới, sự chuyển giao công nghệ
11
PHẦN 2.
MÔI TRƯỜNG VI MÔ CỦA DỰ ÁN
1. 2. Môi trường vi mô (Micro Environment)

- Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố
ngoại cảnh đối với dự án, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh
trong ngành sản xuất kinh doanh.
- Có 5 yếu tố cơ bản: Đối thủ cạnh tranh hiện tại, Khách hàng, Nhà
cung cấp, Đối thủ mới tiềm ẩn, Hàng hóa sản phẩm thay thế.
- Ảnh hưởng của các yếu tố trên là một sự thật phải chấp nhận đối với
tất cả các dự án.
- Hiểu được môi trường vi mô để dự đoán được mặt mạnh, mặt yếu, cơ
hội và đe dọa đối với các dự án.
13
▪ Mô hình các yếu tố môi trường vi mô
1. 2. Đối thủ cạnh tranh- Competitor

• Chiến lược hiện nay


- Chính sách chủ yếu của đối thủ cạnh tranh
- Vị thế của họ trong ngành
• Mục tiêu tương lai
- Mức độ đối thủ cạnh tranh bằng lòng với vị trí hiện tại
- Khả năng đối thủ cạnh tranh thay đổi chiến lược
- Sức mạnh phản ứng của đối thủ trước những diễn biến bên ngoài
- Các sáng kiến đối thủ cạnh tranh đề ra
- Các yếu tố cần điều tra: Mục tiêu, Tài chính, Tổ chức, Hệ thống kiểm soát,
Các lãnh đạo
15
1. 2. Đối thủ cạnh tranh- Competitor

• Đối thủ tiềm ẩn mới- Potential competitors


- Đối thủ mới trong ngành là yếu tố làm giảm lợi nhuận của dự án vì làm
giảm thị phần và giảm nguồn lực cần thiết.
- Việc mua lại các cơ sở khác trong ngành với ý định xây dựng thị phần là
biểu hiện của sự xuất hiện đối thủ mới xâm nhập.
• Sản phẩm thay thế:
- Làm giảm lợi nhuận tiềm năng cao nhất của ngành.
- Dự án có thể bị giảm lợi nhuận hoặc lỗ vì lạc hậu.
- Cần phải xác định sản phẩm thay thế ngay từ khi thành lập dự án và
nghiên cứu trong thời gian ít nhất dự án có thể hoàn vốn.
16
1. 2. Khách hàng và nhà cung cấp

▪ Khách hàng - Customer: Khả năng trả giá của khách hàng
- Thể hiện: giá bán, chất lượng, dịch vụ, số lượng
▪ Nhà cung cấp- Supplier Thể hiện ở khả năng thương lượng cung ứng
- Người bán nguyên, nhiên, vật liệu: Khả năng cung cấp, số lượng cung cấp, chất
lượng cung cấp, Giá cả cung cấp
- Tổ chức tài chính: Các khoản vay vốn, bảo lãnh, phát hành cổ phiếu, thể hiện qua
lãi suất, thời gian trả vốn, gốc, các khoản lợi tức
- Nguồn lao động: Là yếu tố chính quyết định cạnh tranh của dự án khi thu hút được
người lao động có năng lực. Các yếu tố chính cần quan tâm là trình độ đào tạo, thái
độ với công việc, kỹ năng – kỹ xảo và tiền lương, mức độ sẵn có của nguồn lao
động.
17
PHẦN 3
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
(NỘI VI) CỦA DỰ ÁN
1. 1. Định nghĩa

• Phân tích môi trường bên trong (Analysis of the internal environment): Các yếu tố nội
bộ ảnh hưởng chính là marketing, kênh phân phối, sản xuất, tài chính, quản trị, nghiên cứu
phát triển và hệ thống thông tin.
▪ Marketing:
- Mức độ đa dạng của sản phẩm dự án
- Sự tập trung vào một số lượng khách hàng
- Khả năng thu thập thông tin cần thiết về thị trường
- Thị phần dự tính của dự án
- Cơ cấu sản phẩm và khả năng mở rộng
- Chu kỳ sống của sản phẩm chính
- Tỷ lệ lợi nhuận biên của các sản phẩm
19
▪ Mô tả sản phẩm- Product Description: sau khi đã chọn được sản phẩm, mô
tả theo nội dung
- Loại sản phẩm, tên sản phẩm, ký hiệu, mã vạch
- Công dụng của sản phẩm
- Quy cách: kích thước, khối lượng, trọng lượng
- Tiêu chuẩn chất lượng
- Hình thức sản phẩm
- Đặc điểm riêng của sản phẩm
- Các sản phẩm phụ (nếu có)
Trang bò
Saûn phaåm
taêng theâm
Bao bì
Saûn phaåm cuï theå
Giao Nhaõn Ñaëc Dòch
haøng hieäu ñieåm vuï sau
& tín Lôïi ích cô khi
duïng baûn mua
Saûn phaåm coát loõi
Chaát
Kieåu
löôïng
daùng

Baûo haønh
• Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án- Competitiveness of project
products:
▪ Khả năng cạnh tranh về giá
- Giá bán là cân bằng cung – cầu trên thị trường
- Giá bán thể hiện chi phí sản xuất và lợi nhuận kỳ vọng
- Giá bán tính đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án
▪ Khả năng cạnh tranh về giá trị sử dụng sản phẩm
- Gia tăng giá trị gia tăng của sản phẩm cho khách hàng
- Tạo thuận tiện tối đa cho việc sử dụng sản phẩm của khách hàng
▪ Khả năng cạnh tranh về phân phối sản phẩm-Competitiveness in product
distribution
- Kênh phân phối thuận tiện cho khách hàng
- Phù hợp với đặc điểm sản phẩm
- Gọn nhẹ, dễ quản lý và chi phí thấp nhất để vận hành
▪ Khả năng cạnh tranh về xúc tiến bán hàng
- Quảng cáo
- Xúc tiến bán hàng
- Công tác truyền thông

THIẾT LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ


CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI
1. 2. Nội dung phân tích

▪ Kênh phân phối (Place): số lượng, phạm vi, mức độ kiểm soát
- Chất lượng sản phẩm của dự án
- Công tác quảng bá, khuyến mãi
- Giá bán và tính linh hoạt trong giá bán
- Dịch vụ hậu mãi
- Sự tín nhiệm của khách hàng đến từ đâu
- Tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp ở mặt nào

25
1. 2. Nội dung phân tích

▪ Sản xuất: (Production)- Sản phẩm (Product)


- Giá cả và mức độ cung ứng nguyên, nhiên, vật liệu; mức độ liên kết
với nhà cung ứng.
- Hệ thống kiểm soát hàng tồn kho.
- Bố trí quy hoạch sản xuất – hiệu suất sử dụng máy móc.
- Hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm.

26
1. 2. Nội dung phân tích

▪ Tài chính (Finance)


- Khả năng huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
- Tỷ lệ vốn vay và vốn chủ sở hữu
- Chi phí vốn so với toàn ngành và các đối thủ cạnh tranh chính
- Vấn đề về thuế
- Lãi suất ngân hàng
- Kiểm soát giá và khả năng linh hoạt của giá
- Quy mô tài chính
- Hệ thống kế toán, kiểm soát tài chính trong dự án
27
1. 2. Nội dung phân tích

▪ Quản trị (Manage)


- Hoạch định: Bao gồm tất cả các hoạt động quản trị liên quan đến việc
chuẩn bị cho tương lai.
- Tổ chức: Bao gồm tất cả các hoạt động quản trị tạo ra cơ cấu của mối
quan hệ giữa quyền hạn và trách nhiệm.
- Điều hành: Bao gồm những nỗ lực nhằm định hướng hoạt động của con
người để đạt được mục tiêu của dự án.
- Kiểm tra đánh giá: Bao gồm những hoạt động nhằm đảm bảo kết quả
thực tế phù hợp với các mục tiêu đã được hoạch.
28
1. 2. Nội dung phân tích

▪ Nghiên cứu phát triển (R&D): Việc nghiên cứu phát triển có thể giúp dự án
nâng cao vị thế hoặc cũng có thể làm tụt hậu dự án.
• Chất lượng nghiên cứu phụ thuộc vào:
- Trình độ khoa học của đội ngũ, Môi trường nghiên cứu
- Chính sách tài chính
- Độ liên kết trong nghiên cứu, Gắn nghiên cứu với thực tiễn và đưa vào sản xuất
• Các lĩnh vực cần tập trung nghiên cứu chính:
- Sản phẩm mới, Chất lượng sản phẩm
- Hiệu suất sử dụng nguồn lực: kiểm soát chi phí và đổi mới công nghệ, đổi mới
quy trình, đổi mới phương thức phân phối bán hàng.
29
1. 2. Nội dung phân tích

▪ Hệ thống thông tin (Information)


- Liên kết tất cả các chức năng trong quản trị lại với nhau
- Cung cấp cơ sở cho tất cả các quyết định của dự án
- Hệ thống thông tin phải đảm bảo độ thông suốt nhanh và có tính bảo
mật cao
- Hệ thống thông tin tiếp nhận các dự liệu từ cả môi trường bên ngoài và
môi trường bên trong của tổ chức
- Các dự án ngày càng trở nên phức tạp, phân tán hơn trên một không
gian rộng nên chức năng của hệ thống thông tin ngày càng quan trọng
30
1. 3. Ma trận SWOT

Ma trận SWOT:
- Dựa theo phân tích môi trường kinh doanh để thiết lập ma trận
SWOT.
- Mục tiêu là tận dụng điểm mạnh, cơ hội và khắc phục điểm yếu,
thách thức cho dự án.
- Khi lập ma trận SWOT là lập cho bối cảnh tương lai.
- Đối với điểm mạnh – điểm yếu không được trùng lặp.
- Đối với cơ hội và thách thức có thể trùng lặp.
31
PHẦN 4.
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
1. Khái niệm và vai trò phân tích thị trường
1.1 Khái niệm phân tích thị trường
Là quá trình điều tra, thu thập, xử lý và phân tích các thông tin có liên
quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mà dự án dự kiến cung cấp
nhằm trả lời cho câu hỏi dự án có thị trường tiêu thụ hay không, để đánh giá
khả năng đạt được lợi ích trong tương lai
• Là nhân tố quyết định việc lựa chọn mục tiêu và quy mô dự án
• Nghiên cứu thị trường nhằm trả lời cho các câu hỏi: sản xuất cái gì, sản
xuất cho ai và sản xuất với giá bao nhiêu.
• Yêu cầu: Cần phải phân tích thận trọng theo hai bước: Nghiên cứu định tính
và Nghiên cứu định lượng.
33
1. Khái niệm và vai trò phân tích thị trường

1.2 Ý nghĩa của phân tích thị trường SP, DV


Thị trường là yếu tố quyết định việc lựa chọn mục tiêu và quy mô của DA. Việc NC
thị trường của DA có ý nghĩa quan trọng như sau:
➢ NC thị trường SP, DV là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến thành công hay
thất bại của dự án cũng như khả năng bảo toàn và sinh lời của vốn đầu tư.
➢ Là căn cứ cho QĐ của nhà đầu tư trong từng giai đoạn. Thị trường tiêu thụ SP luôn
biến động do sự tác động của các yếu tố môi trường. Việc nghiên cứu thị trường
không chỉ được thực hiện trong giai đoạn soạn thảo DA mà trong giai đoạn thực hiện
DA giúp nhà đầu tư nắm bắt kịp thời những thay đổi và có biện pháp đối phó nhằm
giảm thiểu rủi ro tiềm năng.
➢ Là căn cứ QĐ nơi tiêu thụ SP, DV.

34
1. Khái niệm và vai trò phân tích thị trường
1.3 Mục tiêu phân tích thị trường SP, DV
Mục tiêu của phân tích thị trường nhằm xác định các yếu tố sau:

Cung – cầu sản phẩm hoặc DV của dự án

Khả năng cạnh tranh của sản phẩm của dự án so với sp cùng loại hoặc
sp thay thế

Các biện pháp khuyến mãi và tiếp thị cần thiết (chính sách giá, hệ
thống phân phối, quảng cáo, bao bì,…)

Các nguy cơ có thể làm thay đổi thị hiếu tiêu dùng

Xác định quy mô đầu tư và thị trường tiêu thụ các sản phẩm hoặc dịch vụ
của dự án
35
2. Nội dung phân tích thị trường
2.1 Xác định cầu thị trường (quy mô thị trường hiện tại và tương lai)
-Nhu cầu của dự án là số lượng sản phẩm dịch vụ dự án hy vọng sẽ tiêu thụ.
-Đây là nhu cầu trong tương lai và phụ thuộc vào việc dự đoán tổng nhu cầu trong
tương lai và thị phần dự án có thể đạt được.
▪Xác định tổng nhu cầu trong quá khứ:
-Nhu cầu quá khứ là cơ sở để dự đoán tổng nhu cầu trong tương lai.
-Nhu cầu trong quá khứ phải đúng và đủ.
-Dùng công thức: y = ysx + ynk + yđk – yck – yxk
-Lấy báo cáo thông qua niên giám thống kê hàng năm của các sở ban ngành, định chế tài
chính, công ty nghiên cứu thị trường, tổng hợp từ các báo cáo từ các doanh nghiệp.

36
2. Nội dung phân tích thị trường
2.1 Xác định cầu thị trường (quy mô thị trường hiện tại và tương lai)
Tổng nhu cầu trong quá khứ:
-Dùng công thức: y = ysx + ynk + yđk – yck – yxk
+ Cần xác định: Số lượng SP do DN trong nước sản xuất ra và cung ứng trên thị trường
+ Số lượng SP được nhập khẩu từ nước ngoài về (chính thức và phi chính thức)
+ Số lượng SP dùng để xuất khẩu
+ Lượng hàng hóa tồn kho (có thể tham khảo tồn kho trong quá khứ)
Thị trường SP rất phức tạp, công tác dự báo phải được thực hiện khách quan, hạn chế
mức thấp nhất các suy nghĩ chủ quan của người dự báo và cần dùng các kỹ thuật khác
nhau dựa trên cơ sở của lý thuyết xác suất và toán thông kê.

37
2. Nội dung phân tích thị trường
2.1 Xác định cầu thị trường (quy mô thị trường hiện tại và tương lai)

CÂU HỎI Nhu cầu tổng đối với sản phẩm là bao nhiêu?

Dự báo trong những năm tiếp theo như thế nào?

Số liệu được tính toán trên cơ sở nào? Mức độ tin cậy?

38
2.2 Nội dung phân tích thị trường

• Phân tích nhu cầu về chất lượng sản phẩm: là thực hiện các kỹ thuật để xác định chất lượng
sản phẩm hoặc dịch vụ mà thị trường cần và khả năng thay đổi trong tương lai làm cơ sở xác định
chất lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường của dự án. Cần chú ý trả lời các câu hỏi:

CÂU HỎI Các sản phẩm cùng loại hoặc sản phẩm thay thế hiện nay có chất lượng như thế nào?

NTD có ý kiến ntn với các SP trên? Yêu cầu của họ như thế nào?

Xu hướng tiêu dùng đối với các sản phẩm trên sẽ thay đổi ntn đối với tiêu chí về chất
lượng sản phẩm?
Sản phẩm của dự án có giá trị sử dụng ntn? Nhằm thỏa mãn nhu cầu gì?

Chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng ntn đến chi phí đầu tư, chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm?
Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới ảnh hưởng ntn đến chất lượng và giá thành SP?
39
2.2 Nội dung phân tích thị trường

• Dự báo nhu cầu thị trường: là việc dự báo xu hướng của sự thay đổi tiêu dùng trên thị trường để
tránh các rủi ro và việc bỏ lỡ các cơ hội. Việc dự báo cần phải thật sự khách quan và sử dụng các
kỹ thuật dự báo khác nhau, chủ yếu là các công cụ xác suất thống kê.

Căn cứ Số liệu thống kê tình hình tiêu thụ SP, DV trong quá khứ
dự báo
thị trường Chiến lược phát triển KT-XH của quốc gia qua từng giai đoạn

Khả năng đa dạng hóa SP làm thay đổi thị hiếu NTD

Khả năng thanh toán của thị trường

40
2.2 Nội dung phân tích thị trường

• Dự báo nhu cầu thị trường (tt):


Lưu ý:
- Mỗi PP dự báo đều có ưu và nhược điểm riêng
- Số liệu phục vụ cho dự báo có thể thu thập không đầy đủ nên thường sẽ được bổ sung
bằng các số liệu định tính:
• Ý kiến chuyên gia, các nhà quản trị cao cấp, chuyên viên Marketing, tài chính, kỹ thuật…
• Ý kiến người trực tiếp bán SP, DV
• Ý kiến của người mua
• Phương pháp chuyên gia

41
CÂU HỎI Nhu cầu tổng đối với sản phẩm là bao nhiêu?

Dự báo trong những năm tiếp theo như thế nào?

Số liệu được tính toán trên cơ sở nào? Mức độ tin cậy?

42
2. Nội dung phân tích thị trường (tt)

2.3 Phân tích cung thị trường


Phân tích cung thị trường của sản phẩm là dùng các kỹ thuật phân tích và xác định tình
hình cung ứng sản phẩm hiện tại của thị trường hiện tại và khả năng thay đổi trong tương
lai làm cơ sở xác định chất lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường của dự án.
CÂU HỎI Tình hình cung ứng hiện tại của sản phẩm trên thị trường ntn?

Tiềm năng phát triển các nhà cung ứng hiện tại và các nhà cung ứng trong
tương lai ntn?
Sự khác biệt của sản phẩm của dự án so với các sản phẩm cùng loại đang có
trên thị trường là gì?
Sản phẩm của dự án có giá trị sử dụng ntn? Nhằm thỏa mãn nhu cầu gì?

Sản phẩm của dự án sẽ cung ứng cho thị trường là bao nhiêu? Chất lượng ntn?
43
2.2 Nội dung phân tích thị trường
2.4 Phân tích phân khúc thị trường
Là tìm hiểu những đặc tính, nhu cầu cụ thể trong phân khúc thị trường tiêu thụ sản phẩm
dự kiến của dự án.

CÂU HỎI Khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong từng vùng là bao nhiêu?

Yêu cầu về chất lượng sản phẩm trong từng vùng ntn?

Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng và chất lượng sản phẩm
tiêu thụ của vùng (tuổi tác, thu nhập, hành vi tiêu dùng, thị hiếu,
phản ứng với các loại quảng cáo)?
44
2.2 Nội dung phân tích thị trường (tt)

2.5 Xác định thị phần của dự án


Qda −Qxk
Công thức: K =
Qm
Trong đó:
- K: Thị phần của dự án
- 𝑄𝑑𝑎 lượng SP DA sản xuất vào thị trường
- 𝑄𝑥𝑘 lượng SP DA dành cho việc xuất khẩu
- 𝑄𝑚 lượng SP tiêu thụ trong nước

45
2.2 Nội dung phân tích thị trường

2.7 Xem xét khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Để xem xét khả năng cạnh tranh của sản phẩm người ta thường dùng phương
pháp điều tra mẫu nhằm so sánh các sản phẩm của dự án với các đối thủ cạnh
tranh. Khi xem xét khả năng cạnh tranh thường tập trung vào 2 vấn đề chính
sau:
- Phân tích các đối thủ cạnh tranh chính hiện có (khả năng sản xuất, điểm
mạnh, điểm yếu, uy tín của họ trên thị trường,…
- Vị thế cạnh tranh của dự án trên cơ sở phân tích những lợi thế về chi phí
của DN so với đối thủ cạnh tranh (chi phí NVL, nhân công, vận chuyển,
máy móc, thiết bị, công nghệ, quản lý, hệ thống tiêu thụ,…)

46
2. Nội dung phân tích thị trường
2. Xem xét khả năng cạnh tranh của sản phẩm (tt)
Cạnh tranh về chất lượng SP
- So sánh CL của SP DA dự kiến sản xuất với SP của các DA khác về công dụng, các
DA sản xuất SP thay thế (nếu có). Và nếu các DA sản xuất SP thay thế trên thị trường
vận hành thì khả năng cạnh tranh có bị giảm đi hay không?
- Các DA SX hàng xuất khẩu cần lưu ý một số yếu tố sau:
+ Các thể chế nhập khẩu của nước ngoài đối với SP
+ Phương thức, khoảng cách và giá cước vận chuyển đến TT nhập khẩu của DA
+ Tỷ giá hối đoái
+ Khả năng cạnh tranh với các đối thủ tại nước nhập khẩu và đối thủ của các nước khác
cũng XK vào thị trường đó.

47
II.PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
2.10 Xem xét tính khả thi của dự án về mặt thị trường

Đặc tính của sản phẩm


• SP của dự án có những điểm nổi trội, khác biệt, ưu việt hơn các sản phẩm đã có
trên thị trường?
Thị trường tiêu thụ sản phẩm
• Hiện đã có nhu cầu về sp của dự án chưa? Ai là NTD chủ yếu? Nhu cầu của SP
có thay đổi theo mùa hay không? Có các sản phẩm khác thay thế hay không?
• Nhu cầu về sản phẩm đã được thỏa mãn như thế nào? Ai là người cung cấp?
• Giá cả và chất lượng của sản phẩm dự án có giúp được cho việc cạnh tranh của
SP trên thị trường trong hiện tại và lâu dài không?
48
KẾT LUẬN
Phân tích thị trường DA là để xác định rõ quy mô DA trong hiện tại và
tương lai, thị trường tiêu thụ SP, thị phần và khả năng cạnh tranh của SP trên thị
trường. Đây là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành bại của DA về sau nên
cần thực hiện một cách thận trọng.

49
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Phân tích tình hình KT-XH tổng quát liên quan đến dự án có cần thiết cho
tất cả dự án không? Tại sao?
2. Mỗi nhóm hãy tìm kiếm các ví dụ về các dự án thất bại hoặc thành công có
liên quan đến việc phân tích thị trường?
3. Mỗi nhóm chọn đề tài thực hiện dự án và thảo luận các nội dung phân tích
thị trường

50
THANK YOU
Bạn không thể chỉ hỏi khách hàng xem họ muốn gì và rồi cố đem nó
cho họ. Tới lúc bạn hoàn thiện nó, họ đã muốn thứ mới mẻ khác rồi.”
– Steve Jobs (cựu CEO Apple)

Chúng tôi luôn học hỏi từ đối thủ, về mọi thứ có thể học hỏi được,
nhưng chúng tôi không bao giờ đi sao chép. Với chúng tôi, sao chép
có nghĩa là chết. Cạnh tranh cũng giống như chơi một ván cờ. Khi
chúng ta thua, chúng ta có thể chơi lại một ván cờ khác. Cả hai người
chơi đừng nên chiến đấu triệt hạ lẫn nhau.” – Jack Ma (Nhà sáng lập
Alibaba)

You might also like