You are on page 1of 6

CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG QUẢN LÍ

1. Khái niệm
- Môi trường quản lý của tổ chức là toàn bộ những yếu tố tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp đến các quyết định hay hoạt động của tổ chức.
• Môi trường bên ngoài (MT vĩ mô, MT vi mô)
• Môi trường bên trong (MT nội bộ)
* Quy trình phân tích môi trường
Step 1: Xác định mục đích, mục tiêu của phân tích môi trường
Step 2: Xác định các loại môi trường, các yếu tố, các biến cần phân tích
Step 3: Theo dõi và dự đoán sự thay đổi của các biến
Step 4: Xác định ảnh hưởng của môi trường lên hoạt động của tổ chức  đánh giá
* Mục tiêu của phân tích môi trường:
- Môi trường bên ngoài:
• Xác định các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng tới tổ chức
• Xác định lợi thế cạnh tranh ngành, lĩnh vực
• Dự báo xu thế biến động của môi trường
• Xác định cơ hội, thách thức với tổ chức
- Môi trường bên trong:
• Làm rõ các nguồn lực và hoạt động của tổ chức
• Xác định điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức
• Xác định năng lực, năng lực cốt lõi và năng lực vượt trội của tổ chức
a) Môi trường vĩ mô (môi trường chung)
Môi trường vĩ mô là những yếu tố, lực lượng, thể chế…nằm bên ngoài tổ chức mà
nhà quản lý khó có thể kiểm soát được, và có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động
và kết quả của tổ chức.
Bao gồm: Vh-xh, kinh tế, tự nhiên, chính trị - pháp luật, quốc tế, công nghệ
*Môi trường kinh tế:
• GDP
• Tỷ lệ lạm phát
• Tỷ lệ thất nghiệp
• Tỷ giá hối đoái và lãi suất
• Tiền lương và thu nhập
• Chu kỳ kinh tế
*Môi trường văn hóa - xã hội
- Sự thay đổi về nhân khẩu học: Giới tính, độ tuổi, dân tộc, khu vực, tỷ lệ sinh…
- Sự thay đổi về văn hóa: Phong tục, tập quán, cách ứng xử, niềm tin, thái độ, …
*Môi trường tự nhiên
- Môi trường tài nguyên bị cạn kiệt
- Môi trường sống bị ô nhiễm
- Thiên tai, thảm họa xảy ra nhiều và thường xuyên hơn
- Sự can thiệp mạnh mẽ của chính quyền trong việc quản trị tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên mới “chất xám”
*Môi trường chính trị pháp luật
- Xu hướng chính trị, khung pháp lý
- Hệ thống chính sách
- Luật và các điều lệ
-> Nhà quản lý cần phải được học về luật, các điều lệ và khả năng các vụ kiện có
thể xảy ra mà chúng đều có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ
chức.
*Môi trường công nghệ
- Mô hình tăng trưởng nội sinh (Nobel Kinh tế 2018): công nghệ là yếu tố nội sinh
quan trọng của tăng trưởng; là yếu tố quyết định cho tăng trưởng trong dài hạn, là
chìa khóa để đột phá vượt qua trạng thái dừng, thoát bẫy thu nhập trung bình.
- Phải quản lý được tính 2 mặt của CN
*Môi trường quốc tế
- Toàn cầu hóa, “ thế giới phẳng”
- Tập đoàn đa quốc gia
- Khủng hoảng kinh tế TG
- “chiến tranh tiền tệ”
- Hiệp định tự do thương mại
b) Môi trường vi mô (môi trường ngành)
- Môi trường Vi mô là những yếu tố, lực lượng, thể chế…nằm bên ngoài tổ chức
mà nhà quản lý khó có thể kiểm soát được, nhưng có ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động và kết quả của tổ chức và ngược lại.
Mô hình Five Forces (5 Lực lượng cạnh tranh) của Micheal Porter

* Áp lực cạnh tranh từ khách hàng


- Phân loại khách hàng:
• Người tiêu dùng cuối cùng
• Khách hàng thương mại
• Khách hàng công nghiệp
- Áp lực từ: Số lượng khách hàng, quy mô sản phẩm, tầm quan trọng đối với khách
hàng, chi phí chuyển đổi, thông tin khách hàng
* Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp
- Nhà cung cấp là người sẽ cung cấp cho tổ chức 5 nguồn lực cơ bản để phục
vụ đầu vào
- Áp lực đến từ:
• Số lượng nhà cung cấp
• Quy mô của nhà cung cấp
• Đặc điểm của nguồn lực đầu vào
• Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp
• Thông tin về nhà cung cấp
* Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
- Đối thủ tiềm ẩn là doanh nghiệp sắp ra nhập hoặc mới ra nhập thị trường
nhưng có tiềm lực và có thể gây ảnh hưởng tới ngành trong tương lai
- Áp lực đến từ:
• Sức hấp dẫn của ngành
• Rào cản gia nhập ngành
-
* Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
- Sản phẩm thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu
tương đương với sản phẩm dịch vụ trong ngành.
- Áp lực đến từ:
Giá Văn hóa
Sở thích Chất lượng
* Áp lực cạnh tranh từ đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những tổ chức cùng thị trường, cùng phục vụ
1 nhóm khách hàng, cùng tạo ra sản phẩm phục vụ thị trường cạnh tranh trực
tiếp với nhau .
- Các yếu tố ảnh hưởng:
• Tình trạng ngành
• Cấu trúc ngành
• Rào cản rút lui khỏi thị trường
1 tổ chức đa ngành thì có thể có nhiều môi trường ngành
c) Môi trường nội bộ (môi trường bên trong)
- Mục đích của phân tích môi trường bên trong:
• Làm rõ các nguồn lực và hoạt động của tổ chức
• Xác định điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức
• Xác định năng lực, năng lực cốt lõi và năng lực vượt trội của tổ chức
• Hiểu môi trường bên trong để tạo ra những thay đổi về nguồn lực có
lợi cho tổ chức.
- Phân tích theo chiều dọc: Ưu nhược điểm ở mỗi cấp tổ chức
- Phân tích theo chiều ngang: Ưu nhược điểm của các bộ phận chức năng
+> Mô hình các chức năng hoạt động của tổ chức
- Tài chính
- Marketing
- Nguồn nhân lực
- Sản xuất
- Nghiên cứu và phát triển
- Cơ cấu tổ chức
- Chiến lược hiện thời
- Mô hình chuỗi giá trị của Micheal Porter

- Mô hình SWOT:

You might also like