You are on page 1of 12

TUẦN 1: TIẾT 1

Franchising?
Quan hệ mua bán giấy phép (Licensing)
Doanh nghiệp cho phép đối tác sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ, thương
hiệu, thiết kế hoặc hình thức sản xuất kinh doanh của mình
 Đặc điểm của Licensing:

 Ưu điểm với bên mua giấy phép:


*Ưu điểm:
 Sự độc lập và linh hoạt trong quá trình hoạt động
 Chi phí ít hơn so với nhượng quyền do không phải trả phí bản
quyền định kỳ
*Nhược điểm:
 Phải đảm bảo trách nhiệm mọi thứ từ khâu thành lập công ty,
quản lý, điều hành, tiếp thị và hạch toàn, để có thể thành công, vì
không có hoặc rất ít sự hỗ trợ từ bên bán.

(?) Nên lựa chọn hình thức nào giữa Franchising và Licensing?
- Nếu doanh nghiệp muốn kinh doanh nhưng vẫn muốn có được sự
giúp đỡ, hỗ trợ liên tục từ hệ thống nhượng quyền thì hãy chọn
ngay hình thức nhượng quyền thương mại để thử sức.
- Còn nếu doanh nghiệp nhận thấy mình khéo quản lý và có thể
điều hành tốt thì sự lựa chọn thích hợp chính là mua giấy phép.

6.3. Đầu tư quốc tế


a. Khái niệm
Đầu tư quốc tế là hình thức dịch chuyển quốc tế của nguồn lực vốn
từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm mục đích sinh lợi
b. Vai trò
 Đối với nước xuất khẩu vốn đầu tư
- Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
- Giúp xây dựng được thị trường cung cấp nguyên vật liệu ổn định
- Giúp bành trướng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín trên thị trường
quốc tế
- Giúp phân tán rủi ro, do tình hình kinh tế - chính trị bất ổn
- Giúp thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng có hiệu quả
 Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư
 Đối với các nước tư bản phát triển
- Giúp giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế và xã hội trong
nước
- Giúp cải thiện cán cân thanh toán
- Giúp tạo công ăn việc làm mới
- Giúp tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế
- Tạo môi trường cạnh tranh để thúc đẩu sự phát triển của kinh tế
và thương mại
- Giúp học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài
 Đối với các nước chậm và đang phát triển
- Giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế
- Giúp thu hút lao động, tạo việc làm, giải quyết một phần nạn thất
nghiệp
- Góp phần cải tạo môi trường cạnh tranh
- Góp phần tạo điều kiện tiếp nhận khoa học công nghệ, kỹ thuật
nước ngoài

6.4. Tài chính - tiền tệ quốc tế


Tất cả các giao dịch kinh tế đều liên quan đến tiền tệ bằng cách này hay
cách khác, và các giao dịch kinh tế quốc tế được đặc trưng bởi sự giao
thoa của các loại tiền tệ khác nhau
Hiện nay, có nhiều loại dịch vụ liên quan đến tiền tệ: dịch vụ chuyển tiền,
dịch vụ kinh doanh ngoại hối,...

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động KDQT


 Điều kiện phát triển kinh tế
 Sự phát triển của khoa học, công nghệ
 Điều kiện chính trị, xã hội và quân sự
 Sự hình thành các liên minh kinh tế

III. Các nguyên tắc trong tiến hành hoạt động KDQT
- Tuân thủ pháp luật và thông lệ kinh doanh
- Phải xuất phát từ khách hàng
- Hiệu quả và thiết thực
- Chuyên môn hóa
- Kết hợp hài hòa các lợi ích
- Luôn luôn bị giám sát, biết giấu ý đồ
- Biết tận dụng thời cơ và môi trường kinh doanh

IV. Chủ thể của hoạt động KDQT


 Quốc gia
 Cá nhân
 Các công ty xuyên và đa quốc gia (chủ thể quan trọng và chủ yếu
nhất)
 Các loại hình doanh nghiệp khác
 Các tổ chức kinh tế quốc tế
 Các chủ thể khác
TUẦN 1: TIẾT 2: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

I. Khái quát về môi trường KDQT


1. Khái niệm
Môi trường KDQT được hiểu là tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nó bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan trong nước và quốc tế
tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.

2. Phân loại
 Khi nghiên cứu môi trường ở trạng thái tĩnh:
- Môi trường chính trị
- Môi trường luật pháp
- Môi trường kinh tế
 Khi nghiên cứu môi trường ở góc độ chức năng hoạt động
- Môi trường thương mại
- Môi trường đầu tư
- Môi trường tài chính - tiền tệ
 Khi nghiên cứu môi trường ở góc độ điều kiện kinh doanh
- Môi trường trong nước
- Môi trường quốc tế

II. Các yếu tố của môi trường KDQT


1. Môi trường luật pháp
 Các luật lệ và quy định của các quốc gia
 Luật quốc tế, kể cả các tập quán thương mại quốc tế
 Các tổ chức kinh tế quốc tế ban hành các quy định hướng dẫn đối với
các quốc gia thành viên khi thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết
kinh tế hoặc yêu cầu sự giúp đỡ của tổ chức đó trong việc phát triển
kinh tế xã hội

Tác động, ảnh hưởng chủ yếu của luật đối với hoạt động của doanh
nghiệp:
- Các quy định về giao dịch hợp đồng
- Luật về môi trường, những quy định tiêu chuẩn về sức khoẻ và an
toàn thực phẩm
- Luật thành lập doanh nghiệp, các ngành, lĩnh vực kinh doanh
- Luật lao động, luật chống độc quyền và các tiện hội kinh doanh,
chính sách giả, luật thuế
2. Môi trường chính trị:
 Tính ổn định về chính trị của các quốc gia là một trong những nhân tố
thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động tại thị trường nước ngoài.
 Không có sự ổn định về chính trị sẽ không có điều kiện để ổn định và
phát triển kinh tế, lành mạnh hoá xã hội.

3. Môi trường tự nhiên


 Vị trí địa lý là yếu tố quan trọng giải thích mối quan hệ chính trị và
thương mại giữa các nước.
 Tài nguyên thiên nhiên một nước đổi dân về tài nguyên thiên nhiên sẽ
có lợi thế hơn trong cung cấp các yếu tố đầu vào của quá trình sản
xuất

4. Môi trường kinh tế thế giới


 Tình ổn định hay bất ổn về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốc
gia nói riêng của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nói
chung, có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả
kình doanh của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài
 Sự ổn định thể hiện ở sự ổn định về nên tài chỉnh quốc gia, ổn định
tiền tệ, khống chế lạm phát

5. Môi trường văn hoá – xã hội


Văn hoá địa phương, phong tục, tập quản tiêu dùng... ảnh hưởng rất lớn
đến mọi chức năng kinh doanh quốc tế như
- Cách tiếp thị
- Quản lý nguồn nhân lực
- Kiểu dáng sản phẩm

6. Môi trường cạnh tranh


 Nhân tố 1: Sự đe dọa của các đối thủ cạnh tranh
 Nhân tố 2. Khả năng của nhà cung cấp
 Nhân tố 3: Khả năng mặc cả của khách hàng
 Nhân tố 4. Sự đe doạ của sản phẩm, dịch vụ thay thế
 Nhân tổ 5: Cạnh tranh trong nội bộ ngành

….…………………………………………………………………………
TUẦN 2: TIẾT 1: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC GIA

I. Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài


1. Các yếu tố của mtr vĩ mô
a. Các yếu tố kinh tế
- Tình trạng kte: tăng trưởng, suy thoái, khủng hoảng => cơ hội,
thưởng thức đối với DN
- Tỷ lệ lạm phát:
· DN: tỷ lệ lạm phát cao => chi phí tăng => lợi nhuận giảm => nguy

· Ng tiêu dùng: làm phát cao => sức mua giảm => nhu cầu tiêu dùng
giảm => nguy cơ
- Tỷ lệ lãi suất: tác động đến mức cầu đối vs sp, đến chi phí vốn
Lãi suất là cơ sở để cho cá nhân cx như DN đưa ra qđinh của mình như
chi tiêu hay để dành gửi tiết kiệm, đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ
sx kinh doanh hay cho vay hoặc gửi tiền vào ngân hàng
b. Chính trị - luật pháp
- Chính trị: Đường lối chính sách của Đảng, mtr chính trị trg nc và
quốc tế, các chiến lược và chính sách phát triển kt xh => mức độ tác động
tới các ngành là khác nhau
- Luật pháp: Các qđinh của NN, các VBPL,… tác động tương đối
đa dạng tới hđ kinh doanh của tất cả các DN, có những chính sách ảnh
hưởng chung hoặc có chính sách ảnh hưởng tới 1 số ít đối tượng
c. Văn hoá – Xã hội
- Quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, nghề nghiệp
- Phong tục, tập quán truyền thống, phong cách sống
- Trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội
d. Công nghệ
- Nguy cơ:
· Tăng ưu thế cạnh tranh của sp thay thế, đe doạ sp truyền thống
· Đòi hỏi DN phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh
tranh
- Cơ hội:
· Sp đc sx vs số lượng tốt hơn, nhiều tính năng hơn nên sp có khả
năng cạnh tranh hơn
· Tạo thị trg mới cho sp, dịch vụ của doanh nghiệp
e. Tự nhiên
Điều kiện tự nhiên như:
- Vị trí địa lý
- Khí hậu
- Nguồn tài nguyên…
Chiến lược kinh doanh của DN phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Ưu tiên phát triển các hđ khai thác tốt đk tự nhiên trên cơ sở duy trì,
tái tạo
- Tiết kiệm và sdung hiệu quả các nguồn tài nguyên, chuyển dần từ
tài nguyên k thể tái sinh sang sdung vật liệu nhân tạo
- Đẩy mạnh việc tìm kiếm, ptrien công nghệ để bve mtr, giảm thiểu
tối đa tác động gây ô nhiễm
2. Môi trường ngành
- Ngành: là tập hợp các doanh nghiệp cùng cung cấp những sp có thể
thoả mãn 1 nhu cầu nào đó của khách hàng
VD: ngành sữa
- Phân tích mtr ngành theo mô hình của Michael Porter
2.1. Khách hàng:
- Có thể gây sức ép thông qua đàm phán vs doanh nghiệp về giá cả,
chất lượng => lợi nhuận
- Áp lực từ khách hàng làm mức độ cạnh tranh tăng lên => nguy cơ
cho DN cùng ngành
- Đánh giá qluc đàm phán khách hàng thông qua: số lượng khách
hàng, tầm qtr, chi phí chuyển đổi khách hàng
2.2. Cạnh tranh giữa các DN cùng ngành
- Cơ cấu ngành: là sự phân bố về số lượng DN có quy mô khác nhau
trg cùng 1 ngành
· Ngành phân tán: số lượng DN nhiều, loại vừa và nhỏ => nguy cơ
cạnh tranh cao, cạnh tranh về giá của sp
· Ngành tập trung: số lượng DN ít, quy mô lớn => xu hướng hđ theo
nhau. VD: ngành viễn thông
- Nhu cầu của ngành:
· Cầu giảm => nguy cơ
· Cầu tăng => cơ hội, nguy cơ
- Rào cản rút lui khỏi ngành:
· Chi phí đầu tư, chi phí khác
· Ràng buộc quản lý, chiến lược
· Yếu tố tâm lý: giá trị, uy tín nhà lãnh đạo
2.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
- Là các DN hiện tại chưa hđ trg cùng 1 ngành sxuat kinh doanh
nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ gia nhập ngành
- Rào cản gia nhập ngành:
· Chi phí tối thiểu bỏ ra để tgia vào trg 1 ngành
· Nếu rào cản cao: cơ hội cho DN thấp
· Nếu rào cản thấp: nguy cơ cho DN thấp
2.4. Người cung cấp
- Là doanh nghiệp hay ng cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho DN
- Áp lực từ nhà cung cấp tăng khi:
· Sp của nhà cung cấp có tính khác biệt cao
· Số lượng cung cấp ít
· Sp nhà cung cấp độc đáo, duy nhất
· Chi phí chuyển đổi quá lớn
2.5. Sản phẩm thay thế
- Sp cùng đáp ứng 1 loại nhu cầu của khách hàng như các sp của DN
- Sp thay thế có thể gây áp lực cho DN:
· Giá cả sp
· Tính năng ứng dụng
· Mẫu mã, xu hướng tiêu dùng mới

II. Phân tích nội bộ doanh nghiệp


1. Chuỗi giá trị
Là tổng thể các hoạt động có liên quan của doanh nghiệp tham gia vào
việc tạo ra giá trị cho sản phẩm, dịch vụ => tạo ra giá trị cho khách hàng
Trong chuỗi giá trị, các công đoạn cơ bản và tất yếu bao gồm: chuẩn bị
sản xuất, sản xuất, sau sản xuất, tiếp thi và bán hàng
 Chuỗi giá trị toàn cầu:
giá trị của một chuỗi sản phẩm xuất khẩu bao gồm cả giá trị ở nước
sản xuất và giá trị ở nước tiêu thụ cộng lại, giá trị đó được gọi là
giá trị mang tính toàn cầu
Chuỗi giá trị toàn cầu xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xu
hướng toàn cầu hóa kinh tế
2. Sơ đồ chuỗi giá trị
Các hoạt động chính
 Cung ứng đầu vào
 Sản xuất
 Cung ứng đầu ra
 Marketing, bán hàng
 Dịch vụ
Các hoạt động hỗ trợ:
 Hạ tầng cơ sở
 Nghiên cứu và phát triển (R&D)
 Quản trị nhân lực
 Mua sắm
a. Các hoạt động chính
 Cung ứng đầu vào: nhân, tồn trữ các yếu tố dầu vào
 Sản xuất: chuyển các yếu tố đầu vào thành sản phẩm, dịch vụ cuối
cùng
 Cung ứng đầu ra: đưa sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng
 Marketing, bán hàng (4P) sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến
 Dịch vụ: hỗ trọ khách hàng sau khi bán hàng
b. Các hoạt động bổ trợ
 Hạ tầng cơ sở: các hoạt động liên quan tới tài chính kế toán PL chính
quyền hệ thống thông tin của doanh nghiệp
 Nghiên cứu và phát triển: tìm phương thức sản xuất mới, phát triển
sản phẩm mới
 Quản trị nhân lực: đào tạo, tuyển dụng, phát triển, lương, mối quan hệ
với người lao động
 Mua sắm: mua yếu tố đầu vào, tham gia vào chuỗi gtr của doanh
nghiệp

3. Một số chức năng chủ yếu trong doanh nghiệp


Chức năng sản xuất
 Quy trình sản xuất tối ưu
 Khai thác hết năng lựuc sản xuất
 Chất lượng sản phẩm
Chức năng tài chính
 Cơ cấu vốn
 Phân bố nguồn vốn
 Hiệu quả sử dụng vốn
=> tương ứng với 3 quyết định quan trọng về đầu tư, huy động vốn, phân
chia lợi nhuận
Chức năng marketing: 4P
 Sản phẩm: mới, chất lượng
 Giá:
 Cạnh tranh
 Giá hớt váng
 Giá thâm nhập
 Giá theo vùng, đối tượng khách hàng
 Mạng lưới phân phối, kiểm soát đại lý phân phối
 Quảng cáo, khuyến mại, cách thức bán hàng

TUẦN 2: TIẾT 2: VẤN ĐỀ 4: CHIẾN LƯỢC KDQT


I. Tổng quan về chiến lược kinh doanh quốc tế
1. Khái niệm
Chiến lược kinh doanh quốc tế là tập hợp các mục tiêu, các chính sách và
kế hoạch hoạt động của một doanh nghiệp nhằm đạt tới một hiệu quả nhất
định trong môi trường KDQT
2. Sự cần thiết phải tham gia vào thị trường QT của doanh nghiệp
 Việc mở rộng ra thị trường quốc tế giúp cho doanh nghiệp tự bảo vệ
mình trước những bất trắc và rủi ro của từng thị trường riêng lẻ
 Cho phép doanh nghiệp thâm nhập vào các thị trường mới, đặc biệt là
các thị trường có tiềm năng phát triển, tăng trưởng cao.
 Việc quốc tế hóa sẽ giúp cho DN tiếp cận với nguồn lực khan hiếm và
rẻ hơn.
3. Lợi ích
 Giúp cho doanh nghiệp đạt mức doanh số, lợi nhuận lớn hơn
 Bù đắp chi phí đầu tư và phát triển sản phẩm
 Nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua khai thác lợi thế vị trí
 Giảm chi phí
Hạn chế:
Rủi ro lớn hơn và quy mô hoạt động phức tạp hơn:
 Biến động tỷ giá hối đoái, nợ nước ngoài của một số quốc gia quá
lớn
 Rủi ro chính trị và xã hội
Khó khăn trong quản lý và điều hành
 Do sự khác biệt về văn hóa và luật pháp
 Do sự cách biệt về địa lý
 Do quy mô hoạt động lớn hơn

II. Chiến lược kinh doanh trên thị trường quốc tế


1. Chiến lược phát triển

a. Chiến lược đa quốc gia


Đặc điểm:
 mục tiêu của chiến lược là nhằm tối đa hóa mức độ thích nghi với địa
phương
 Các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) thường hoạt động độc lập
với nhau
 Doanh nghiệp có xu hướng thiết lập 1 tập hợp hoàn chỉnh các hoạt
động ở các thị trường lớn mà doanh nghiệp đang hoạt động
 Các quyết định mang tính chiến lược và tác nghiệp được phân cấp
đến từng đơn vị kinh doanh

b. Chiến lược toàn cầu


Đặc điểm:
 Sản xuất mang tính tập trung
 Sản phẩm được tiêu chuẩn hóa và hạot động marketing có tính toàn
cầu
 Các quyết định mang tính chiến lược do công ty mẹ đưa ra
 Công ty mẹ sẽ phối hợp hoạt động giữa các đơn vị kinh doanh chiến
lược ở các quốc gia khác nhau nhằm khai thác năng lựuc riêng biệt
của cá đơn vị kinh doanh đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh toàn cầu
c. Chiến lược xuyên quốc gia
Đặc điểm:
 Các đơn vị kinh doanh hoạt động độc lập với nhau
 Sản phẩm có những thành phần được thiết kế sao cho chúng được sử
dụng chung ở các thị trường quốc gia khác nhau và được sản xuất ở
nơi có lợi thế vị trí, sau đó thích nghi với địa phương ở công đoạn
cuối cùng.
 Có sự chuyển giao khả năng riêng biệt giữa các đơn vị kinh doanh với
công ty mẹ và giữa các đơn vị kinh doanh với nhau nhằm tạo ra sự
tích luỹ kinh nghiệm toàn cầu.
2. Chiến lược cạnh tranh
a. Chiến lược chi phí thấp
 Thực hiện ở các quốc gia có nhu cầu cao
 Doanh nghiệp có thể giảm chi phí nhờ vào những lý do sau:
 Thị trường quốc tế cho phép tăng cầu và đạt được mức sản xuất
tối đa
 Dựa vào sản phẩm ra thị trường quốc tế có thể cho phép kéo dài
chu kỳ sống của sản phẩm
b. Chiến lược khác biệt hóa

c. Chiến lược trọng tâm

III. Phương thức thâm nhập thị trường quốc tế


1. Quá trình phát triển quốc tế của doanh nghiệp

Nếu quy mô thị trường nội địa lớn, có thể:


 Làm chậm quá trình quốc tế hóa của doanh nghiệp sẽ tập trung khai
thác thị trường nội địa trước tiên mà có thể chiaw để tâm tới thị
trường nước ngoài
 Tạo tiềm lực và khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp khi tham gia
vào thị trường quốc tế
2. Cơ sở của việc lựa chọn hình thức xâm nhập
 Căn cứ vào kinh nghiệm của doanh nghiệp trong hạot động quốc tế
 Căn cứ vào khả năng phân tích đánh giá nội bộ doanh nghiệp và môi
trường kinh doanh để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách
thức từ bên ngoài
 Khả năng thu thập thông tin đặc biệt là mức độ tin của của các nguồn
tin đó
Ngoài ra việc lựa chọn phương thức chịu tác động bởi:
 Luật pháp nước chủ nhà và nước sở tại
 Tình hình môi trường kinh doanh nước sở tại
 Tiềm lực của doanh nghiệp
 Đặc điểm của từng phương thức thâm nhập

3. Các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế


a. Xuất khẩu (Exporting)
Ưu điểm:
 Mức độ đầu tư ít, rủi ro thấp
 Doanh nghiệp có thể khai thác được lợi thế vị trí và lợi thế kinh tế
theo quy mô bằng việc sản xuất tập trung sản phẩm ở một điểm nào
đó có lợi thế vị trí và sau đó xuất khẩu vào các thị trường nước ngoài
Nhược điểm

• Doanh nghiệp không kiểm soát được hoạt động marketing và phân phối
tại thị trường nước ngoài;

• Sản phẩm sẽ khó phù hợp với thị trường nước ngoài;

• Hàng rào thuế quan, chi phí vận chuyển cao có thể làm cho hoạt động
xuất khẩu không mang lại lợi ích kinh tế.

b. Bán giấy phép (Licensing)


Ưu điểm

 DN có thể tăng lợi nhuận và mở rộng thị trường mà không phải đầu tư
nhiều;

 DN không phải chịu các chi phí phát triển, và rủi ro gắn với việc mở
rộng thị trường ra nước ngoài;

 Phù hợp với những doanh nghiệp không muốn trói buộc nguồn tài
chính của mình vào những thị trường không quen biết hoặc bất ổn về
chính trị;
 Phù hợp với các DN sản xuất và chế tạo

......................................................................................................................
.
TUẦN 2: TIẾT 4: VẤN ĐỀ 3 (TL)
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ
CASE STUDY 1:
Doanh nghiệp:
Lĩnh vực hoạt động: F&B
1. Các yếu tố của môi trường vĩ mô ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp

2. Phân tích 5 áp lực cạnh tranh ngành theo lý thuyết của Michael Porter

3. Xác định vị trí của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu?

4. Xác định một số chức năng trong doanh nghiệp

….…………………………………………………………………………
TUẦN 3: TIẾT 3 (TL)
PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Chỉ ra cách thâm nhập vào VN của một công ty bất kỳ: cung cấp thông
tin của công ty
Trả lời:
Công ty:

….…………………………………………………………………………
TUẦN 4: VẤN ĐỀ 6: QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

You might also like