You are on page 1of 5

* Đề bài: Hình tượng người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng

( Truyện Kiều - Nguyễn Du )


I. Mở bài
II. Thân bài:
1. Giới thiệu chung
a) Tác giả Nguyễn Du
- Tác giả lớn của văn học dân tộc, đã đưa ngôn ngữ tiếng Việt lên 1 trình độ nghệ
thuật mới trong sáng tạo văn chương
- Một nhà văn giàu tình yêu thương con người, đặc biệt là đối với những kiếp người
tài hoa bạc mệnh. Nhà văn thể hiện tiếng nói trân trọng ngợi ca bênh vực, xót đau cho
những kiếp kiếp người ấy.
b) Truyện Kiều
- Là 1 kiệt tác văn chương của văn học Việt Nam thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc
của nhà văn trong tác phẩm đã xây dựng lên nên những hình tượng NT đặc sắc. Qua
đó gửi gắm tư tưởng tình cảm của nhà văn về con người và cuộc đời. Bên cạnh nhân
vật Thúy Kiều, thì nhân vật Từ Hải là nhân vật được Nguyễn Du dụng công khắc họa,
để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
c) Nhân vật Từ Hải
- Là hình ảnh biểu tượng của con người với lí tưởng anh hùng, khát vọng tự do cùng
những phẩm chất của người anh hùng thời đại.
- Xuất hiện ở phần sau của tác phẩm, Từ Hải đã xuất hiện khi Kiều bị bán vào lầu
xanh lần thứ hai, Từ Hải đã chuộc kiều ra khỏi chốn bùn đen nhơ nhớp, giúp Kiều báo
ân báo oán
- Từ Hải là 1 người mang chí lớn, sống giữa thời đại loạn lạc. Từ Hải không muốn
“bó thân về với triều đình”
=> Mong muốn của Từ Hải; “ Sáo bằng riêng 1 biên thủy” được tự do tung hoành
thỏa chí anh hùng.
- Trong đoạn trích “ Chí khí anh hùng”, Từ Hải hiện lên là 1 người có hoài bão lớn,
quyết tâm ra đi thực hiện giấc mơ của mình => Vẻ đẹp mang tầm vóc thời đại, ẩn
chứa trong đó là khát vọng, ước mơ về công lý.

2. Phân tích chứng minh cảm nhận


“ Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”
- Từ Hải và Thúy Kiều đã trở thành đôi lứa hạnh phúc, từ khi Từ Hải cứu Thúy Kiều
ra khỏi lầu xanh, 2 người có cuộc sống sum vầy ấm áp, 2 người cứ như.... ( quên rồi
ghi hộ sodi ). Nhưng Từ Hải không phải là 1 thường dân có thể an phận tầm thường,
tìm và mãn nguyện với hạnh phúc lứa đôi, 1 mái nhà xanh. Bởi thế Từ Hải vẫn luôn
nung nấu khát vọng ra đi, ý chí lên đường. Câu thơ nửa năm hương lửa đương nồng
=> tính cách anh hùng trong tính cách bởi trong thời gian khắc nên hạnh phúc kia mấy
ai có thể gác lại để làm 1 điều gì đó - Đặc biệt việc làm sắp tới sẽ là con đường đầy
khó khăn thử thách chông gai
* Trượng phu: Cách gọi cách nói trân trọng cho người có chí lớn, khát khao lớn.
Thoắt: Quyết định dứt khoát, mạng mẽ bởi đó là điều Từ Hải đã từng nung nấu, đã ẩn
sâu trong con người Từ Hải
* “ Động lòng bốn phương”
=> Từ Hải ôm chí lớn, khát vọng vẫy vùng, không chịu luồn cúi bó buộc và từ đó ta
thấy cái nhìn ngưỡng mộ của nhà văn Nguyễn Du đối với bậc anh hùng “ kinh bang tế
thế”
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong
=> Cái nhìn trông vời: Cái nhìn xa rộng, phóng tầm mắt ra xa để thấy trời thấy bể,
không gian được mở ra theo cả chiều rộng kết hợp từ láy mênh mông khiến cho cái xa
rộng ấy như càng trải ra ngút ngàn vô tận. Đó là cái nhìn của người có chí lớn, đồng
thời đằng sau cái nhìn ( theo nghĩa thực ) của 1 người anh hùng khi lên đường là
người ẩn dụ nói đến tầm nhìn tầm vóc to lớn vĩ đại của khát vọng, cho thấy 1 tư tưởng
lớn lao ôm trùm vũ trụ chứ không phải chỉ nhìn thấy chặng đường những thứ “ nhờn
tiền “ trước mắt
- thanh gươm yên ngựa: vừa là hình ảnh thực, vừa mang vẻ đẹp ước lệ của 1 anh hùng
cổ xưa lên đường lập chiến công để thực hiện khát vọng lớn ( trong chinh phụ ngâm )
- Lên đường thẳng rong: Lời miêu tả ra đi mạnh mẽ hào hùng dứt khoát, lên đường là
bắt đầu việc lớn, thẳng rong là tư thế người ra đi trong dáng vẻ kiêu dũng đầy khí
phách..
=> Trong 4 câu thơ đầu đoạn trích Nguyễn Du đã tái hiện vẻ đẹp anh hùng với chí lớn
vẫy vùng 4 bể, quyết tâm sắt đá để thực hiện chí lớn ấy.
b. Vẻ đẹp Từ Hải qua lời đối thoại với Kiều:
* Ta rằng: “ Tâm phúc tương tri”
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình
- Hiện lên trong 2 câu thơ là 1 Từ Hải rất trân trọng iu quý Kiều, chàng gọi Kiều bằng
những từ ngữ đầy trang trọng thể hiện sự gắn bó yêu thương quan trọng: “Tâm phúc”
- người quan trọng mình, tương tri - “ người cùng ta hiểu rõ về nhau”
- Từ Hải không đồng tình với những suy nghĩ “ thường tình” của Kiều và cho rằng
Kiều đã không nhìn thấu được ý nghĩa to lớn của lần ra đi này, của Từ Hải. Dù là
tương tri với 1 bậc anh hùng cái thế, lẽ ra Kiều cũng phải thoát ra khỏi những suy
nghĩ thường tình của phận nữ nhi để nhìn thấy những điều lớn lao xa rộng trong ý chí
khát vọng của tình quân. Lời nói của Từ Hải mang theo trong đó.
=> Điều đó cho thấy Từ Hải là người mang chí lớn, đồng thời cũng đầy yêu thương
Bao giờ mười vạn tình binh
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường
...................................................................
...............làm cho rõ mặt phi thường
- “ Bao giờ” : chính là mục tiêu hướng tới, là giấc mơ mà Từ Hải quyết chiến: gây
dựng cơ đồ lớn, nắm trong tay 1 lực lượng tinh nhuệ đông đảo, thanh thế van dậy trời
đất. Việc lớn đã thành, để Từ Hải rõ mặt phi thường
- Lời đối thoại quyết tâm, sắt đá, lập nên nghiệp lớn, xây dựng cơ đồ, khẳng định tầm
vóc và sức mạng của mình, của một anh hùng khao khát khẳng định mình ( làm cho
rõ mặt phi thường ) - gắn với lý tưởng anh hùng của đấng nam nhi trong xã hội xưa
với quan điểm thẳng thắn: “ Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi
sông”
- Và đó không phải quan niệm sống cá nhân ích kỷ tạo nên thành tựu cho riêng mình
mà là yt TN trước cuộc đời, muốn bằng tài năng phi thường của mình chuyển xoay
thời thế để thay đổi xã hội vốn loạn lạc bất công.
*) Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
- Động từ “ rước” cùng cách nói nghi gia trong “ nghi gia nghi thất” đã thể hiện sự
trân trọng nâng niu quan trọng của Từ Hải với Kiều, Từ Hải đã cứu Kiều ra khỏi lầu
xanh cho nàng 1 cuộc sống ấm êm, giúp Kiều báo ân báo oán.... Từ Hải đã làm cho
Kiều rất nhiều, đem đến cho cuộc đời ngàn ánh sáng và niềm vui, thế nhưng với Từ
Hải thì như vậy còn chưa đủ, Từ Hải muốn bằng sự nghiệp anh hùng của mình để có
thể đem đến cho Kiều nhiều hơn như thế - 1 danh phận rõ ràng cao quý.
=> Từ Hải không chỉ là người hiểu Kiều, quan trọng Kiều mà còn luôn quan tâm lo
lắng và mong đem đến những điều tốt đẹp nhất cho người mình yêu
Bằng này bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu
Đành lòng chờ đó ít lâu
Chày chăng là 1 năm sau, vội gì.
- Những lời đối thoại thể hiện Từ Hải là 1 người rất cẩn thận chu đáo quan tâm đến
cảm giác của Kiều nên đã dùng những lời lẽ thuyết phục để Kiều yên tâm ở lại: Trong
những lời đó toát lên những sự lo lắng cho Kiều, không muốn Kiều phải chịu thiệt
thòi vất vả gian truân bởi những ngày đầu dựng nghiệp sẽ rất gian nan => Thể hiện ở
Từ Hải 1 tấm lòng chân thành, yêu thương sâu đậm đối với Kiều
- Với những cụm từ : “ bốn bể không nhà “, “ biết là đi đâu” đã khái quát lên những
bấp bênh nhọc nhằn gian truân của buổi đầu dựng nghiệp, Kiều là phận nữ nhi không
đảm đương được, không chịu được gian khổ. Từ Hải rất hiểu điều đó và lo lắng quan
tâm chu đáo
- 4 câu thơ thể hiện quan tâm Từ Hải dẫu nay là tình cảnh 4 bể không nhà và chưa biết
đi đâu nhưng rồi chỉ trong thời gian 1 năm việc lớn sẽ thành, Từ Hải sẽ gây dựng
được cơ đồ thay thế gian dạy, sẽ rõ mặt phi thường. Đó không phải là ảo tưởng mà là
ý chí xác đáng, là quan tâm lớn của 1 bậc anh hùng “ còn quyền hơn sức, lược thao
gồm tài”.
- 4 câu thơ thể hiện niềm tin mãnh liệt, niềm lạc quan chiến thắng “ chày chăng “ ( có
muộn lắm ) thì cũng chỉ 1 năm, nghiệp lớn sẽ thành. Niềm tin ấy càng được thể hiện
tài năng của Từ Hải với vẻ đẹp phong cách anh hùng ngời sáng.
c. Vẻ đẹp nhân vật Từ Hải trong tư thế ra đi
Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi
- Những cụm từ “ quyết lời “, “ dứt áo ra đi” cũng thể hiện sự dứt khoát mạnh mẽ,
quan tâm sắt đá trong giờ phải lên đường, là hình ảnh người ra đi theo tiếng gọi chí
lớn theo sự thôi thúc của khát vọng, không vướng bận thê nhi, không bị tình cảm
riêng giẵng dữ níu kéo và đó là 1 hình ảnh đẹp của người anh hùng đầy chí khí.
- “ Cánh chim bàng” tung bay giữa “ gió mây” trong “ kì dặm khơi” vừa làm hiện lên
cái hùng dũng vẻ đẹp hiên ngang mang tầm vóc vũ trụ của bậc anh hùng, vừa thể hiện
1 khát vọng lớn ôm trùm cả vũ trụ đất trời bao la.
- “ kì dặm khơi “ còn như 1 từ ẩn dụ chỉ thời vận cơ hội mà người anh hùng đang có
để “ cánh chim bằng “ có thể sải cánh bay cao, mang khát vọng tự do tung hoành 4 bể
3. Khái quát vấn đề
- Ở nhân vật Từ Hải toát lên vẻ của 1 anh hùng lý tưởng thời xưa, người anh hùng chí
lớn với khát khao chiến thắng, khát vọng tự do, hình tượng Từ Hải không chỉ đẹp bởi
khát vọng mà còn đẹp ở trái tim luôn yêu thương -> Nhân vật lý tưởng của Nguyễn
Du, qua đó gửi gắm ước vọng nhà văn về công lý công bằng xã hội và ước mơ tự do
của con người. Đây là hình tượng văn học đẹp
- Nghệ thuật : +) Lời thơ hào sảng, giọng thơ dứt khoát mạnh mẽ -> Khắc họa vẻ đẹp
anh hùng
+) Sử dụng hình ảnh ước lệ, các ngữ cố định : “ bốn bể không nhà”, biết là đi đâu,....”
để khiến cho ngôn ngữ nhân vật trở nên sâu sắc -> thể hiện rõ chí khí anh hùng.
III.Kết bài

You might also like