You are on page 1of 3

Chí khí anh hùng

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc Việt Nam và là một Danh nhân
văn hóa thế giới. Ông đã để lại cho nền văn học Việt Nam một số lượng tác phẩm
đồ sộ, trong đó không thể không kể đến là tuyệt tác "Truyện Kiều". Dù chỉ là một
đoạn trích ngắn từ "Truyện Kiều" nhưng đoạn trích "Chí khí anh hùng" đã góp
phần thể hiện thành công vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật Từ Hải cũng như tài năng
sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du. Vẻ đẹp lí tưởng ấy được thể hiện rõ nhất qua
mười bốn câu thơ cuối của đoạn trích "Chí khí anh hùng"
"Nàng răng phận gái chữ tòng
...
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi"
Đoạn trích "Chí khí anh hùng nằm trong phần Gia biến và lưu lạc, từ câu
2213 đến câu 2230 của "Truyện Kiều". Chúng ta có thể hiểu nhan đề Chí khí anh
hùng như sau: chí nghĩa là chí hướng, mục đích cao cả, còn khí là quyết tâm, nội
lực từ bên trong con người, chí khí anh hùng tức chỉ người có lí tưởng, có quyết
tâm, có nội lực để đạt được mục đích, lí tưởng của mình.
Trước quyết định bất ngờ của Từ Hải, tình yêu đang thuở mặn nồng, Thúy
Kiều đã giãy bày tâm sự với Từ Hải:
"Nàng rằng phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi"
Cách xưng hô chàng-thiếp cho thấy tình cảm vợ chồng mặn nồng tha thiết
giữa Từ Hải và Thúy Kiều. Khi Thúy Kiều nhắc đến phận gái chữ tòng, nàng hiểu
bổn phận của người vợ: lấy chông phải theo chồng. Theo quan niệm của nho
giáo, người phụ nữ phải "tam tòng tứ đức" nghĩa là khi còn nhỏ phải theo cha, lấy
chồng phải theo chồng, nếu chồng mất phải theo con. Chính vì vậy, Kiều quyết
tâm một lòng xin đi theo Từ Hải. Thúy Kiều muốn ra đi để tiếp sức, chia sẻ, gánh
vác công việc chung với chồng. Qua những lời nói đó, ta thấy Thúy Kiều không chỉ
ý thức được bổn phận của một người vợ, thể hiện tình yêu với chồng, mà còn
hiểu, khâm phục, kính trọng Từ Hải, nàng xứng đáng là bậc tri kỉ của người anh
hùng. Trước lời thuyết phục của Thúy Kiều, Từ Hải có lời đáp lại tấm lòng như
sau:
"Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Từ Hải đã từ chối mong muốn của Thúy Kiều, khuyên Kiều nên vượt lên
tình cảm thông thường để xứng đáng làm vợ của một người anh hùng. Theo lẽ
thường, nếu tình cảm vợ chồng đang mặn nồng hạnh phúc, người chồng muốn đi
xa, người vợ sẽ khóc lóc muốn đi theo chồng, nhưng Từ Hải khuyên Kiều phải
mạnh mẽ, cứng rắn, vượt lên cảm xúc thông thường của nữ nhi, để xứng đáng là
vợ, là tri âm tri kỉ của một bậc anh hùng. Qua đó, ta thấy được sự thẳng thắn
nhưng cũng rất khéo léo của Từ Hải, cũng như tính cách anh hùng của Từ Hải đã
được bộc lộ. Tiếp đến đến để Thúy Kiều yên tâm hơn, Từ Hải đã đưa ra những lời
hứa:
"Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia"
Từ Hải đã hứa với Thúy Kiều rằng khi nào mười vạn tinh binh, tiếng chiêng
ăn mừng, cờ lộng dọc đường, khi ấy Từ Hải đã tạo nên sự nghiệp xuất chúng phi
thường. Qua đó ta thấy được niềm tin sắt đá của Từ Hải vào bản thân và sự
nghiệp vào chính mình, khi đã công thành danh toại, Từ Hải hứa sẽ rước Kiều nghi
gia, hứa trở về đón nàng, đường đường chính chính đón Kiều về làm vợ. Từ Hải là
người anh hùng có chí khí, có sự thống nhất giữa khát vọng phi thường và tình
cảm sâu nặng với người tri kỉ. Không những vậy, Từ Hải còn đưa ra lời phân trần
về thực tại:
"Bằng nay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu
Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì!
Từ Hải khẳng định thực tế gian nan khó khăn của buổi đầu lập nghiệp: "bốn
bể không nhà". Từ Hải lo lắng cho cuộc sống của Thúy Kiều. Qua lời phân trần, ta
thấy Từ Hải là một người chồng rất tâm lí, gần gũi và yêu thương vợ. Từ Hải đã
đưa ra lời hẹn với Thúy Kiều khoảng thời gian một năm, đây là một mốc thời gian
cụ thể, nhanh chóng. Con đường lập công danh sự nghiệp muôn vàn gian khó, có
khi phải dành cả cuộc đời để đánh đổi, nhưng Từ Hải đã đưa ra mốc thời gian vừa
cụ thể, vừa rõ ràng. Chàng hứa hẹn sau một năm nhất định lập được công danh
sự nghiệp, qua đó ta thấy Từ Hải là người có ý chí, có bản lĩnh, luôn tự tin vào
năng lực của bản thân. Lời hẹn ước ngắn gọn nhưng rất dứt khoát, tự tin khiến
Thúy Kiều hoàn toàn tin tưởng và ủng hộ Từ Hải. Từ Hải không chỉ là một người
anh hùng có khát vọng, chí khí lớn mà còn rất tự tin vào tài năng của mình, và
không phải bất kì một người đàn ông nào cũng có bản lĩnh giống như Từ Hải. Cuối
cùng, hình ảnh quyết tâm ra đi của Từ Hải được thể hiện qua hai câu thơ cuối:
"Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi"
Hành động quyết lời dứt áo ra đi cho thấy thái độ, cử chỉ, hành động dứt
khoát, không hề do dự, không để tình cảm bịn rịn làm cản trở ý chí của người anh
hùng. Trong câu thơ cuối xuất hiện hình ảnh chim bằng, đây là hình ảnh ẩn dụ
tượng chưng về người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, hùng tráng và phi thường,
mang tầm vóc vũ trụ. Qua những hình ảnh đó, Nguyễn Du đã xây dụng bức chân
dung của người anh hùng kì vĩ, có chí khí, có tài năng, bản lĩnh phi thường giúp
Nguyễn Du thực hiện giấc mơ công lí mà mình gửi gắm.
Để xây dựng và tái hiện hình ảnh người anh hùng và chí khí của người anh
hùng, tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: lí tưởng hóa nhân vật với
cảm hứng vũ trụ, hình ảnh thơ kì vĩ ước lệ, lời thoại thể hiện trực tiếp niềm tin và
bản lĩnh của người anh hùng Từ Hải.
Mỗi người trong cuộc sống đều phải có mục đích, lí tưởng sống riêng của
mình. Gertrude Stein đã từng nói "You have to know what you want to get it"
(dịch: bạn phải biết mình muốn gì thì mới đạt được nó). Mọi người đều cần cố
gắng hết mình, vượt qua mọi khó khăn trở ngại để đạt được cái đích mà mình
mong muốn. Chúng ta phải luôn không ngừng theo đuổi đến cùng lí tưởng sống
của bản thân vì "kẻ dừng chân là kẻ thất bại".
Qua hình tượng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du đã thể hiện quan niệm về
người anh hùng lí tưởng và gửi gắm ước mơ về công lí. Đồng thời, đoạn trích một
lần nữa khẳng định tài năng của Nguyễn Du trong việc miêu tả nội tâm nhân vật,
khẳng định những đóng góp to lớn của đai thi hào Nguyễn Du với nền văn học
trung đại Việt Nam

You might also like