You are on page 1of 15

Tìm hiểu chung

 
 

Nguyễn Du______
Vị trí: Nguyễn Du là danh nhân văn hóa lớn của dân tộc, là một trong những tác gia xuất sắc
nhất của nền văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX.
 

Đóng góp:
- Ông đã để lại một kho tàng thơ văn đồ sộ và đặc sắc bao gồm cả văn học chữ Hán và văn học
chữ Nôm.
- Tác phẩm của Nguyễn Du mang tinh thần nhân đạo sâu sắc và giá trị nghệ thuật độc đáo.
- Một trong số tác phẩm tiêu biểu không thể không được nhắc tới là “Truyện Kiều” (Đoạn trường
tân thanh)
 

Gia đình và thời đại:


- Sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn hóa, văn học tiền đề thuận lợi cho sự sáng
tạo nghệ thuật của đại thi hào
- Thuở nhỏ và niên thiếu, ND sống trong nhung lụa nhưng đã sớm phải mồ côi cha mẹ tiếp
xúc và thấu hiểu cuộc sống xa hoa của giới phong kiến quý tộc để lại dấu ấn trong sáng tác
- Lớn lên, do biến cố của lịch sử, ND phải sống cuộc đời đầy khó khăn “mười năm gió bụi”
vốn sống thực tế khiến ông suy ngẫm nhiều về thân phận con người, học hỏi ngôn ngữ dân
gian
- Sau nhiều thăng trầm, ông ra làm quan cho nhà Nguyễn rồi đi sứ Trung Quốc cơ hội để ông
tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa đã được khám phá qua sách vở
- UNESCO vinh danh Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới.
 

Sự nghiệp sáng tác


- Các tác phẩm chính:
+ Sáng tác bằng chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục
+ Sáng tác bằng chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn
 
Giá trị nội dung: Nguyễn Du là tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa
trong văn học cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX bởi vì:
-Ông là người đầu tiên trong văn học trung đại đã nêu lên một cách tập trung vấn đề về thân phận
những người phụ nữ có sắc đẹp và tài năng văn chương nghệ thuật. Ông đã đề cập một vấn
đề rất mới, nhưng cũng rất quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học: xã hội cần trân
trọng những giá trị tinh thần và chủ thể tạo ra những giá trị tinh thần đó.
VD: Ông đã xây dựng trong tác phẩm của mình những nhân vật người phụ nữ không chỉ đẹp mà
còn tài năng và có phẩm chất cao đẹp: Thúy Kiều, Đạm Tiên, Tiểu Thanh…
 
-Ông đề cao hạnh phúc của con người tự nhiên, trần thế: Truyện Kiều thấm đẫm tinh thần ngợi
ca, trân trọng vẻ đẹp kì diệu của tình yêu lứa đôi.
“Khách đà lên ngựa, người còn nghé theo”;
 
“Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”
 

Giá trị nghệ thuật:


- Thơ chữ Hán có nhiều bài đặc sắc
- Đặc biệt phải nói đến tài năng của ông trong sáng tác các tác phẩm bằng chữ Nôm: góp phần
trau dồi ngôn ngữ văn học dân tộc, làm giàu cho tiếng Việt qua việc Việt hóa nhiều yếu tố ngôn
ngữ ngoại nhập; thể lục bát được ông sử dụng vô cùng thành công để chuyển tải nội dung tự sự và
trữ tình to lớn của thể loại truyện thơ.
VD1: Cùng một khái niệm “phụ nữ”, Nguyễn Du có những từ “đàn bà, gái tơ, má hồng, má đào,
hồng nhan, hồng quần, nữ nhi, nhi nữ, thuyền quyên…”
“Đau đớn thay phận đàn bà/Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

“Cớ sao chịu tốt một bề/ Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao”
 
VD2:
 TTTN miêu tả Tú Bà: “một mụ chừng ngoài bốn mươi tuổi, cao lớn, to béo, mặt mũi
cũng hơi trắng trẻo”
 ND tả: “Thoắt trông nhờn nhợt màu da/ Ăn chi to béo đẫy đà làm sao!”
 

“Truyện Kiều”______
Nguồn gốc:
- “Truyện Kiều” nguyên tên là “Đoạn trường tân thanh” (Tiếng nói mới đứt ruột)
- Được viết dựa trên tác phẩm cổ của Trung Quốc là “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài
Nhân (còn TTTN lại dựa trên một câu chuyện có thực do Mao Khôn – một người trong quân đội
Hồ Tôn Hiến ghi lại)
Sự sáng tạo của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” so với
“Kim Vân Kiều Truyện”
Dù sáng tác dựa trên cốt truyện cổ nhưng Nguyễn Du đã sáng tác "Truyện Kiều" bằng một cảm
hứng mới: ông bỏ đi những nội dung không hay và thêm vào, thay đổi, sắp xếp lại những tình tiết
phù hợp với quan niệm sống, với sự từng trải cuộc đời của mình. Vì thế, nếu như KVKT không
phải là một tác phẩm xuất sắc của VHTQ thì “Truyện Kiều” của Nguyễn Du lại là một kiệt tác
văn chương của Việt Nam và thế giới bởi giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc.
 

“Trao duyên"______
Vị trí đoạn trích: (từ câu 723-756) Thúy Kiều buộc phải bán mình chuộc cha và em
khỏi sự tra tấn dã man. Việc bán mình đã thu xếp xong, Kiều ngồi một mình trắng đêm nghĩ về
thân phận và tình yêu, rồi nhờ Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Đoạn trích là lời
của Thúy Kiều nói với Thúy Vân.
So sánh với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân: Nguyễn Du đã thay đổi vị trí
của việc trao duyên: Trong Kim Vân Kiều truyện, màn trao duyên diễn ra trước khi Mã Giám
Sinh đến mua Kiều. Nguyễn Du đã có một sự thay đổi hợp lí: để Kiều trao duyên sau khi việc
“bán mình” cho Mã Giám Sinh là sự đã rồi. Nhờ đó mà nỗi đau đớn vì tình yêu tan vỡ trong
Truyện Kiều ám ảnh hơn, sâu sắc hơn.

Bố cục đoạn trích:


- 12 câu thơ đầu: Kiềuthuyết phục Vân nhận lời trao duyên
- 14 câu tiếp: Kiều trao kỉ vật và dặn dò Vân
- 8 câu cuối: Kiều hướng đến Kim Trọng trong nỗi đau tuyệt vọng
 
 

my . ST
Trao duyên
Bình giảng
Trích "Truyện Kiều"- Nguyễn Du
Tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng đang tươi đẹp thì Kim Trọng phải về Liêu Dương hộ tang chú.
Trong khi đó tai họa đổ ập xuống gia đình Thúy Kiều. Trước biến cố gia đình, một người giàu tình cảm,
giàu đức hi sinh như Thúy Kiều không còn cách nào khác là phải bán mình lấy tiền cứu cha và em.
Nhưng nàng lại đau lòng vì phụ mối tình với Kim Trọng. Nàng quyết định nhờ em thay mình trả nghĩa
cho Kim Trọng.
 
Nhan đề đoạn trích là Trao duyên nhưng trớ trêu thay đây không phải là cảnh trao duyên thơ mộng
của những đôi nam nữ mà ta thường gặp trong ca dao xưa. "Trao duyên" ở đây là gửi duyên, gửi tình
của mình cho người khác, nhờ người khác chắp nối mối tình dang dở của mình. Duyên vô hình, là yếu
tố định tính, lại đặt trong cái thế của “tình chị, duyên em” cay đắng. Đoạn thơ không chỉ có chuyện
trao duyên mà còn chất chứa bao tâm tư trĩu nặng với nỗi đau tự cắt bỏ duyên tình của Thúy Kiều.
 
Trăm mối tơ lòng ngổn ngang, đè nặng lên đêm cuối định mệnh của Kiều. Làm sao để Vân có thể
chấp nhận chàng Kim, đón một chữ tình dang dở? Vì vậy mà câu thơ mở đầu đoạn trích như
lời van xin, như lời cầu khẩn. Kiều cố hạ mình quỳ lạy em như lạy một ân nhân, một bậc bề trên và nói
với em bằng những lời lẽ nhún nhường gần như van vỉ:
 
"Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em"
 
Một không gian nghi lễ được thiết lập trên cả hai phương diện: lời nói và hành động. Kiều rõ ràng
thấu hiểu được rằng việc nhờ cậy này là vô cùng khó khăn không chỉ với nàng mà với cả Thúy Vân, việc
bắt ép em gái lấy người mình không yêu là một việc khó có thể mở lời. Thế nên Thúy Kiều đã hết sức
cẩn thận, e dè lựa chọn ngôn ngữ thật tinh tế để đưa Thúy Vân vào thế khó, khiến nàng không
thể chối từ.

Lời lẽ
- Từ "cậy": dùng từ “cậy” mà không phải từ “nhờ” bởi từ này vốn vừa có nghĩa là nhờ vả, phó thác
thì nó còn bộc lộ sự tin tưởng, lòng hy vọng khẩn thiết mà Thúy Kiều gửi gắm, nó cũng thể hiện cả cái
nỗi khó xử, đớn đau trong lòng Kiều. Từ “cậy” mang âm trắc, mới cho thấy lòng tin, nỗi đau đớn, quằn
quại trong nội tâm nhân vật trữ tình.
 
- Từ "chịu": thể hiện rõ sự tinh tế của Kiều trong cách dùng từ, ở đây hai từ này đã thể hiện sự thấu
hiểu, thông cảm của Kiều đối với vị trí của Thúy Vân, nàng hiểu rõ rằng chuyện trao duyên này là
chuyện khá khó xử và vô cùng miễn cưỡng, có lẽ rằng Thúy Vân sẽ khó lòng mà chấp nhận được.
 Hai từ “cậy” - “chịu” cùng cái cúi đầu của Kiều trước Vân như sợi dây vô hình đã buộc chặt
cuộc đời Vân với một cuộc đời khác.
Câu chuyện
Rõ ràng rằng, Thúy Vân không hề yêu Kim Trọng, phải lấy người mình không có tình cảm vốn đã là
chuyện khó khăn, hơn thế nữa Kim Trọng lại còn là tình lang cũ của chị gái, chắc chắn rằng cuộc sống
của Vân sẽ không bao giờ có được hạnh phúc trọn vẹn, bởi chàng Kim hễ nhìn đến Vân thì cũng nghĩ
ngay đến Kiều. Và quả thật trong suốt 15 năm cuộc đời của Kim Trọng, chàng vẫn luôn tìm Kiều, thử hỏi
rằng cảm nhận của Vân liệu được thấu hiểu bao phần? Quả thật đó chính là nỗi bi ai lớn nhất cuộc đời
của người phụ nữ dù là xã hội phong kiến hay hiện đại. Tuy Kiều thấu hiểu hết mọi điều, nhưng cớ sự
không cho phép nàng nhân nhượng hay dừng lại, Kiều là người hiểu lễ nghi, biết bản thân làm con trước
phải trọng hiếu, thế nhưng một bên tình nàng vẫn phải trọn nghĩa, cuối cùng nàng đành chọn cách ích kỷ,
trở thành người xấu xa khi dồn ép em gái phải nhận lời trao duyên để vẹn toàn, nghĩ cũng thật đáng
thương vô cùng. Và nếu xét lại thì so với cuộc đời 15 năm sóng gió, đau thương tủi nhục của Kiều thì việc
Thúy Vân nhận lời trao duyên, thành vợ chồng với Kim Trọng thay chị cũng coi như là gánh vác một
phần trách nhiệm với gia đình.
 
Hành động
- "Lạy- thưa": Câu chuyện trao duyên khiến Kiều vô cùng đau khổ và xót xa, nàng vốn không biết phải
mở lời sao cho hợp lẽ, đành chọn cách “lạy-thưa”, nghe thì có vẻ bất hợp lý thế nhưng trong trường hợp
này, Kiều là người phải xuống nước, đồng thời cũng cần buộc Thúy Vân nhận lời thế nên hai từ “lạy-
thưa” ấy vừa hay đem đến hiệu ứng đặc biệt. Hành động "lạy-thưa" khiến câu chuyện giờ không còn là
của Chị và Em, bức tranh Trao duyên hằn sâu vào câu chữ là hình ảnh của một người ngồi và một người
quỳ. Đó là câu chuyện giữa kẻ trên và người dưới, giữa người ban ơn và kẻ chịu ơn. Phải
thiêng liêng đến mức nào mới có sự "thay bậc đổi ngôi" giữa hai chị em như thế. Cái động thái thay
bậc đổi ngôi, tiên lễ hậu văn đã đẩy Vân vào thế bị động.
 
Than bi
- Nàng tâm sự với em về bi kịch của đời mình: “Giữa đường đứt gánh tương tư” – đó là bi kịch của một
tình yêu dang dở, không thể trọn vẹn. Nguyễn Du thật tài tình như đọc thấu nỗi lòng nhân vật.
Gánh nặng tương tư đâu có nhẹ nhàng gì, mà nay đứt đoạn, dở dang. Gánh nặng vật chất thì còn nhờ
người khác san sẻ được, nhưng gánh nặng tương tư mà nhờ người khác giúp đỡ thì hiếm thấy xưa nay.
 
- Vì vậy mà Kiều mới phải cậy nhờ em, phó mặc cho em dùng “keo loan” – thứ keo của máu chim loan,
của tình máu mủ, để chắp mối duyên này.
 
Mối tơ thừa
Nàng biết, “gánh tương tư” nàng sắp trao cho em vô cùng nặng nề. Nàng hiểu mối tình của mình là “tơ
duyên” còn mối tình của Vân chỉ là “tơ thừa”. Trong hoàn cảnh bi thương của mình, Thúy Kiều không
chỉ trao duyên mà còn trao cả nỗi đau của mình cho em gái. Kiều ý thức rõ sự thiệt thòi mà em mình
gánh chịu nên nàng mới phải cậy em, mới phải lạy, phải thưa với em, coi em như ân nhân. Nàng cố ý tạo
một không khí trang trọng, vừa tình vừa lễ khiến Vân không thể chối từ.
 
Lời giãi bày
Sau lời dạo đầu đưa Thúy Vân vào thế không thể chối từ, Thúy Kiều bắt đầu giãi bày mối tình của mình
với Kim Trọng, bộc lộ nỗi đớn đau xót xa trong lòng nàng, đồng thời cũng thể hiện sự trân
trọng của nàng dành cho mối tình này. Vì thế mà giờ đây Kiều "mặc em", phó thác “gánh tương tư”
cho em, thổ lộ hết vơi em về mối tình mặn nồng của mình với chàng Kim, để từ đó bộc lộ nỗi đau đớn
khôn xiết khi phải hi sinh tình yêu sâu nặng ấy cho gia đình, để vẹn toàn chữ hiếu:
 
"Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai"
 
Một loạt những từ “khi" gợi nhắc những mảng đoạn của ký ức về một thời say đắm của mối tình đầu
vượt qua kiềm tỏa của lễ giáo. Kiều với Kim Trọng không phải là mối tình mới chớm mà thực tế nó đã
đến mức sâu nặng, khi cả hai đã cùng nhau tự đính ước chung thân, trao tay nhau chiếc “quạt ước”
hẹn chuyện trăm năm, rồi lại cùng uống “chén thề” nguyền một đời có nhau dưới ánh trăng tươi
đẹp.
 
Mà trong xã hội phong kiến việc nam nữ trao nhau vật đính ước, lại cùng thề nguyện thì coi như đã định
chung thân, vốn là chuyện thiêng liêng gắn bó, không thể nói dứt là dứt, vậy thì chẳng khác nào kẻ
bạc nghĩa, là việc làm của kẻ thất phu. Đắm mình vào câu chuyện tình yêu Kim-Kiều không phải Kiều
đắm trong hạnh phúc hôm qua mà Kiều đang cho Vân thấy nỗi đau, sự mất mát quá lớn lao của nàng.
Để thuyết phục em, nàng đã nói ra cái lý của mình: trong cơn gia biến, nàng đã chọn chữ hiếu, hi sinh
tình yêu khi cả hai bề không thể vẹn toàn. Rồi nàng lại viện đến tình để thuyết phục em, từng lời thốt ra
đau đớn đến xé lòng:
 
"Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."
“Ngày xuân” mang tính ước lệ, chỉ tuổi trẻ hạnh phúc của người con gái. Cùng trang lứa với nhau, vậy
mà khi dứt tình ra đi, Kiều coi như tuổi xuân của mình đã hết, hạnh phúc đã mất từ đây, nàng chỉ còn
“thịt nát xương mòn” nơi “chín suối”. Lời nàng nghe tủi buồn như tiếng khóc. Về cả lý và tình Vân
không thể chối từ. Nàng tác động vào tình cảm ruột thịt ở Vân, vì xót tình máu mủ ai nỡ chối nhau? Nàng
đã gợi dậy ở em đức hi sinh, lòng vị tha vì người thân. Nếu được thỏa nguyện, dẫu chết đi, dưới suối
vàng nàng cũng được thanh thản ngậm cười với tiếng thơm là người trọn nghĩa, lây thơm sự hi
sinh cao cả của em.
 
Nghĩ về cái chết
 
 
 
 
 
Nói xong lời thỏa nguyện bình sinh và hàm ơn với em, Kiều trao lại cho em kỉ vật tình yêu của nàng với
Kim Trọng:
"Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung."
Trao kỷ vật là phút giây thiêng liêng bởi đây là khoảnh khắc cuối cùng của Trao duyên. Đây cũng là lúc
Kiều chính thức trở thành người thứ ba, đi bên lề hạnh phúc của người khác. Phải chăng vì thế mà kỷ vật
được trao chia cắt rời rạc nằm trong từng đoạn thơ nhỏ: chiếc vành, bức tờ mây rồi đến phím đàn, mảnh
hương nguyền. Mỗi kỷ vật trao cho Vân là một mảnh tình yêu cuối cùng tuột khỏi tay Kiều. Với Vân, ấy
là vật vô tri, nhưng với Kiều mỗi kỷ vật là cả một trời ký ức, là chứng nhân cho một tình yêu hạnh
phúc, là lời thề nguyền gắn bó trăm năm. Duyên thì trao cho em, nàng dặn dò em phải giữ gìn, nhưng khi
trao em kỉ vật, nàng lại không nỡ buông rời. Lòng đầy tiếc nuối, lưu luyến, lời của nàng như tiếng nấc
nghẹn ngào. Lý trí và tình cảm giằng co, dày vò nàng: lý trí thì muốn trao đi, trái tim lại dùng
dằng níu giữ lại. Nàng trao duyên mà không trao tình, trao lại kỉ vật cho em mà lòng không dứt được
khỏi mối tình với Kim Trọng. Đau xót làm sao khi buộc phải cắt đứt tình riêng của mình ra thành của
chung!
Trong câu thơ "Duyên này thì giữ, vật này của chung" có lẽ là thoáng thảng thốt giật mình, là
phút mà tiếng nói của lý trí đã bắt đầu xao động. Hiếu đã trả, Tình đã trao, bước qua ranh giới
ranh giới cuối cùng của trao duyên, Kiều sẽ còn lại gì? Cho nên câu thơ là cả bao nhiêu sự giằng xé,
níu kéo khủng khiếp trong tâm hồn, con tim của Kiều. Nguyễn Du đã thể hiện nội tâm của Kiều một cách
tinh tế và nhân bản.
Biết vậy nhưng Thúy Kiều cũng đã trao cho em với tất cả tấm lòng tin cậy của tình ruột thịt, với tất cả sự
thiêng liêng của tình yêu với chàng Kim. Từ nay, những kỉ vật Kiều trao lại cho em còn là vật làm tin
nhắc nhở đến Kiều, để khi Vân có được hạnh phúc thì đừng quên Kiều:
"Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên."
Ý nghĩ của Kiều thật chua chát, buồn tủi. Nàng thấy mình là “người mệnh bạc”, đáng thương xiết
bao.
 
Lời dặn dò
Trong nỗi đau mất mát tình yêu, nàng coi như mình là người đã chết. Tâm thức đang chìm dần trong nỗi
đau khôn nguôi. Bắt đầu từ đây Kiều mới thực sự cảm nhận được cái bi kịch của đời mình, bi kịch của sự
mất mát, bi kịch của nỗi cô đơn. Đang ngồi với em ở hiện tại, nàng đã tưởng tượng ra linh hồn bơ vơ của
mình ở tận mai sau, là linh hồn vật vờ nơi lá cây ngọn cỏ. Ý nghĩ về cái chết cứ trở đi trở lại ám ảnh
Kiều. Không phải tự nhiên mà trong một đoạn thơ ngắn mà Nguyễn Du để dày đặc những từ ngữ hoặc
trực tiếp, hoặc gián tiếp nói đến cái Chết, đến cái Hư Vô.
"Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy so tơ phím này."
 
"
 
 
 
"Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.”
 
Bởi, sau khi trao duyên, trao kỉ vật cho em, Kiều cảm thấy như mình đã chết; tình yêu của nàng quá
thắm thiết sâu nặng nên khi mất tình yêu, cuộc sống đối với nàng chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Nhưng dẫu
cho phải chôn thân xứ người, nàng Kiều nguyện sẽ trở về đền đáp mối tình của chàng Kim, bởi linh hồn
còn nặng lời thề thủy chung cùng Kim Trọng. Đó là một ý thức, một tấm lòng thủy chung càng đậm
đà trong hoàn cảnh ngặt nghèo.
Mối tình sâu nặng với Kim Trọng nàng vẫn cứ mang theo như khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan.
Thậm chí nàng còn hình dung rõ mốn một mình sẽ về trong gió trong cây cỏ thế nào. Hai chữ "hiu hiu"
nghe mà gai người. Người ta như thấy trong đó cả sự hiển linh hai tiếng "hiu hiu" chấp chới giữa hai thế
giới thực tại và hư vô, chập chờn giữa hai cõi thế: cõi âm và cõi dương!
 
Lòng như đã chết
“Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rưới xin giọt nước cho người thác oan.”
 
Kiều hi sinh tất cả, cho tất cả. Về dương thế, nàng chỉ xin cho mình có một chén nước thôi. Một
chút nhớ thương của người sống? Một chút tình cũ? Hay một chút duyên thừa? Chỉ một chén nước thôi,
một chút thế thôi mà nàng đã thấy được an ủi, cảm thông nhiều lắm: Khi đó, âm dương cách biệt, chỉ có
chén nước mới giải được mối oan tình. Lời tâm sự sao mà thương!
 
 
Trong phút giây nỗi đau trào dâng mãnh liệt, nàng bỗng quên đi thực tại, quên đi người em trước mặt.
Nàng rơi vào trạng thái độc thoại. Nỗi bất hạnh hiện lên thật trọn vẹn, cụ thể khiến nàng Kiều vô
cùng tuyệt vọng. Kiều như phân trần, thanh minh, tạ lỗi với chàng Kim mong muốn ở chàng một sự
cảm thông, thấu hiểu:
"Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân.
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi "
Bao nhiêu tình cảm yêu thương cũng như nỗi đau đớn tuôn trào ra. “trâm gãy gương tan”, tình yêu tan
vỡ khiến tơ duyên ngắn ngủi. Lời thơ như tiếng khóc. Tuy đã trao duyên cho em để trọn nghĩa với người
yêu, Kiều vẫn không thôi day dứt, coi mình là kẻ phụ bạc, chịu muôn vàn tội lỗi.
Muôn vàn ái ân đã hoá thành muôn vàn đớn đau! Ngán ngẩm cho số kiếp đen bạc của mình, nàng cất lên
cái tiếng than thân thiết thảm của người đàn bà. Nàng sa vào mặc cảm phũ phàng. Mở đầu thỉ lạy em
gái, bây giờ thì phải lạy cả người yêu. Không giữ được trọn lời thề nguyền với chàng, nàng đành gửi
chàng trăm nghìn lạy tạ vô cùng thống thiết, đó là cái lạy tạ tội để vĩnh biệt tình yêu, kết thúc mối
tình ngắn ngủi đầy tiếc nuối. Câu “tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi” Kiều thốt lên sao mà
chua chat, cay đắng như vị chia li. Đến đây Kiều mới thấm thía đến cùng cực nỗi bất hạnh của mình:
"Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng."
 
Từ như nghe trong đó tiếng vọng của những câu thơ mà Nguyễn Du đã bao lần kêu lên, đấy thống khổ
cho những thân phận đàn bà tài sắc:
 
– Đau đớn thay phận đàn bà
 
– Chém cha cái số hoa đào.
 
Đó là lời than oán số phận bất hạnh “bạc như vôi” của Kiều. Rồi từ đây cuộc đời nàng trôi dạt; tình yêu
dở dang với nàng cũng đồng nghĩa với cả cuộc đời lỡ làng, lênh đênh chìm nổi. “Nước chảy hoa trôi” là
cảnh xuân tàn hoa rụng, tuổi trẻ hạnh phúc chấm dứt từ đây. Đau đớn tột cùng trước sự đổ vỡ của tình
yêu, nàng quên rằng trước mặt mình là Thúy Vân mà than khóc với Kim Trọng. Trong những phút cuối
cùng, nàng cất tiếng thống thiết gọi người yêu:
"Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ Chàng từ đây!"
 
“Thôi thôi” là phút dứt sợi tơ tình. Trao duyên nhưng hóa ra lại là phụ tình. Nhịp thơ cắt 3/3 như
tiếng nấc nghẹn ngào và sau đó bao nhiêu đau đớn vỡ òa. Tiếng khóc của Kiều chới với, tuyệt vọng,
tiếng khóc vĩnh biệt tình yêu trong đau đớn, bi kịch. Chỉ một từ “phụ” mà nói lên biết bao nhiêu về nhân
cách cao đẹp của Kiều. Dù trong đau đớn, bất hạnh, nàng vẫn lo lắng cho hạnh phúc của người yêu,
vẫn thương người yêu hơn chính bản thân mình; nàng nhận hết tất cả lỗi về mình. Tấm lòng vị tha,
cao thương của Kiều thật hiếm có.
Lời trao duyên như lời trăn trối vĩnh biệt.
 
Trước khi trao duyên, Kiều còn ý thức sống, sau khi trao duyên, nàng đã coi mình là oan hồn
chín suối. Tình yêu tan vỡ với Kiều là hạnh phúc cả đời đã mất, cuộc sống chẳng còn ý nghĩa. Bi kịch
tình yêu ở nàng gắn liền với bi kịch cuộc đời, thân phận bất hạnh. Song dù trong đau đớn, nhân cách
nàng vẫn sáng ngời.
 
Đoạn thơ, trừ những câu đầu tâm sự với Thúy Vân, trao duyên cho Thúy Vân, còn thực chất là đoạn độc
thoại nội tâm của Thúy Kiều. Với nghệ thuật thể hiện tài tình, Nguyễn Du giúp người đọc nhìn thấu
tâm trạng đau khổ của Thúy Kiều. Càng hiểu nàng bao nhiêu, ta càng thương và cảm phục nàng bấy
nhiêu.
 
Nguyễn Du đã dựng lại đoạn “ trao duyên” hết sức sâu sắc và độc đáo. Nguyễn Du đã dụng công miêu tả
tâm lí, sự vận động nội tâm nhân vật. Chỉ qua đoạn trao duyên , chúng ta cũng cảm nhận được Thúy Kiều
là một cô gái giàu tình cảm, giàu đức hi sinh , có ý thức về tình yêu và cuộc sống.
 
Hình như cái tố chất đặc thù của người nghệ sĩ chính là sự cảm thống. Khả năng cảm thống sâu sắc khiến
cho người nghệ sĩ đã hoá thân thành người trong cuộc, nhập thân thành người trong cuộc đến từng thoáng
gợn mơ hồ nhất của xúc cảm đế nói lên những tiếng nói sâu xa kín khuất nhất của cõi lòng. Nguyễn Du đã
làm được điều đó. Nguyễn Du đã hoá thành Thuý Kiều. Đến nỗi Thuý Kiều trao duyên mà ngỡ như chính
Nguyễn Du đang đứt ruột trao duyên.
 
 
 
 
Nhưng ngẫm mà xem, Kiều đâu phải dùng cái chết như một nghệ thuật thuyết phục! Trong suốt
đoạn trao duyên này và cả trước đó nữa, nàng luôn nghĩ đến cái chết như một kết cục u ám. Trong hoàn
cảnh này, đời đã đến thế này, có còn gì để tha thiết nữa dẫu, vô nghĩa hết cả rối, người ta đâu còn muốn
sống nữa! Càng yêu đời lại càng không muốn sống.
 
 
Trao kỷ vật
 
* “Mai sau dù có bao giờ”: Thúy Kiều mường tượng ra tương lai hạnh phúc vẹn toàn của Thúy Vân và
Kim Trọng. Hai chữ “mai sau” với Kim, Vân đã được ước định trăm năm. Còn “mai sau” của nàng thì mờ
mịt vô định.
* “Đốt lò hương ấy so tơ phím này”: Thúy Kiều hồi tưởng lại cảnh cũ – đêm thề nguyền – sau khi Kim
Trọng thêm hương vào lò, Kiều đã đánh đàn cho chàng nghe. Đây là cảnh quá khứ của nàng, lại là cảnh
tương lai của Vân. Kiều buồn bã, xót xa, tủi thân, ngậm ngùi đắng cay khi nghĩ người mình yêu sẽ cùng
làm những việc này với người con gái khác.
 
 

Vấn đề bàn luận


 
1. Mạch cảm xúc
2. Tâm trạng
3. Nghệ thuật ngôn ngữ
4. Độc thoại nội tâm
 
 
Liên hệ
 
 
Lí luận văn học
 
 
Dàn ý

You might also like