You are on page 1of 8

Nhắc đến giai đoạn văn học trung đại Việt Nam khi xưa, những nhà văn,

nhà thơ thường nhắc nhiều đến những triết lý cao đẹp như tư tưởng trung quân ái
quốc hay chí làm trai. Cũng là một nhà văn lớn xuất thân quý tộc, ấy vậy mà chủ
đề Nguyễn Du hướng đến trong tác phẩm được xem là lớn nhất trong sự nghiệp
văn chương của ông “Truyện Kiều” lại là số phận của những người phụ nữ tài
mệnh tương đố thời bấy giờ. Không chỉ gây cho người đọc những cảm xúc ngậm
ngùi về số phận của nhân vật Kiều, mà còn khiến cho ta phải luyến tiếc cho một
cuộc tình chưa nở đã tàn giữa Kiều và Kim Trọng. Đặc biệt cái luyến tiếc ấy được
thể hiện một cách đầy rõ ràng và tinh tế qua đoạn trích “Trao duyên” mà tiêu biểu
là tám câu thơ đầu, lời nhờ cậy của Thuý Kiều với Thuý Vân thay mình nối duyên
với Kim Trọng qua tài năng sử dụng ngôn từ của Nguyễn Du
“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”
Truyện Kiều hay còn được biết đến với cái tên “Đoạn trường tân thanh”
được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỉ 19. Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều có
dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc nhưng phần sáng tạo
của Nguyễn Du là vô cùng lớn, mang đến sự thành công và sức hấp dẫn cho tác
phẩm. Thuộc thể loại truyện thơ Nôm gồm 3254 câu thơ lục bát, “Truyện Kiều”
được coi áng văn bất hủ của văn chương nghệ thuật Việt Nam. Và “Trao duyên” là
một trong những đoạn trích gây cho người đọc nhiều xúc cảm với một nhan đề như
diễn tả trọn mọi ý thơ. “Duyên” là từ chỉ mối quan hệ tình cảm lứa đôi, là tình cảm
cá nhân, không thể đem chia sẻ và trao cho người khác. Ấy vậy mà “trao duyên” là
đem tình yêu, hạnh phúc của mình cho người khác. Ngay từ nhan đề đã có ý nghĩa
đặc biệt thể hiện sự éo le, ngang trái, nỗi đau đầu đời, mở ra một chuỗi những nỗi
đau đớn khác trong cuộc đời Kiều. Đoạn trích Trao duyên là một trong những đoạn
thơ mở đầu cuộc đời lưu lạc đau khổ của Thúy Kiều sau khi phải bán mình để lấy
tiền đút lót cho quan lại cứu cha và em. Trước lúc đi xa, Kiều đã cầu xin Thúy Vân
chấp nhận mối duyên thừa thay Kiều chăm sóc cho Kim Trọng. Phần trích trên
thuộc phần đầu tác phẩm là lời nhờ cậy của Thuý Kiều với Thuý Vân nối duyên
với Kim Trọng thay mình.
Mở đầu đoạn trích, Kiều là người vô cùng khéo léo, sắc sảo qua việc lựa
chọn từ ngữ để mở lời với Thuý Vân:
“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
Chỉ với hai câu thơ nhưng biết bao chua xót và dằn vặt, biết bao nước mắt và đau
đớn. Từ ‘’cậy’’ được đặt lên đầu câu diễn tả hoàn cảnh khó thưa, khó gửi của Thúy
kiều. Nàng không dùng nhờ em mà lại là “cậy em’’ bởi từ “cậy’’ nghe trĩu nặng
hơn và hơn thế cậy còn bao hàm cả ý tin tưởng, trông cậy, ủy thác, hy vọng vào
người được nhờ. Bên cạnh đó nàng cũng dùng từ “chịu lời’’ mà không phaỉ là nhận
lời vì khi nhận lời người nhận ở thế chủ động, có quyền lựa chọn còn chịu lời thì
người nhận lời bị đặt vào thế áp buộc, ở thế chịu thiệt thòi. Qua đó ta thấy được
Kiều là người rất khéo léo, sắc sảo dù nàng hỏi Vân nhưng thực tế Vân không có
quyền lựa chọn. Vốn dĩ Thúy Kiều là chị sẽ không có chuyện lạy, chuyện thưa em
nhưng trong hoàn cảnh này nàng đã phải làm những việc tưởng chừng như là
nghịch lý như vậy. Nhưng xem ra Thúy Kiều trân trọng Thúy Vân vô cùng cũng là
nàng rất hiểu trao duyên vồn là việc éo le, ngang trái, việc nàng nhờ Vân chính là
cướp đi quyền lựa chọn của Vân. Cho nên Kiều vẫn xem mình là kẻ có lỗi, Vân
phải là kẻ hứng chịu. Chính vì vậy hành động lạy - thưa là sự thi lễ của người chịu
ơn với người làm ơn. Hành động ấy tưởng trừng như vô lý nhưng lại thành hợp lý.
Hơn thế nữa, qua các từ “cậy”, “thưa”, hành động, “lạy” Kiều đã tạo nên một bối
cảnh trao duyên đầy trang nghiêm, thể hiện sự nghiêm túc về một việc hệ trọng gây
cho người nghe buộc phải lắng lại, phải nghe kĩ điều mà mình sắp nói. Qua hai
dòng thơ đã cho ta thấy một nàng Kiều vô cùng sắc sảo và khéo léo.
Nếu như ở hai câu trên, Kiều hiện lên là người sắc sảo, thì ở hai phần này,
nàng còn là người vô cùng chu toàn, giàu lòng vị tha:
“Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”
Thành ngữ “giữa đường đứt gánh tương tư’’ ý chỉ tình yêu dở dang, không trọn
vẹn, đã làm bật lên sự bẽ bàng, đột ngột mà bất lực. Tình duyên của Kiểu tưởng
trừng sẽ đi đến cuối con đường vậy mà mới chớm nở đã vội tan vỡ, đã vội ‘’đứt
gánh’’ giữa đường, đã vội lìa xa. Vì vậy, nàng nhờ em là thứ ‘’keo loan’’ để gắn lại
tình duyên dang dở với Kim Trọng. Dân gian có câu:
“Ép dầu, ép mỡ, ai nỡ ép duyên ‘’
Vậy mà Kiều lại nỡ ép Vân “chắp vá tơ thừa’’ của mình. “Tơ thừa” ở đây chỉ mối
duyên tình vốn ban đầu là của Kiều và Kim trọng nhưng nay Vân thay Kiều chắp
nối duyên với chàng Kim. Nàng hiểu được rằng Vân sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi
đáp ứng lời nhờ cậy. Nàng biết, với nàng chàng Kim là mối duyên đẹp, là mối tình
mơ ước thì với Vân đó chỉ là “mối tơ thừa’’ mà thôi. Vân phải tiếp tục nối duyên
với người yêu của chị, tiếp túc giữ sợi chỉ đỏ tình yêu dù đó nàng chỉ là thế thân.
Dẫu thế, nhưng nàng vẫn “mặc em’”, ủy thác và tin rằng em sẽ hiểu cho hoàn cảnh
của mình. Chỉ qua hai câu thôi, nhưng hiện lên trước mắt người đọc một nàng Kiều
thấu đáo, giàu lòng vị tha , chu toàn , khôn ngoan và vượt lên nỗi đau đặt mình
vào hoàn cảnh của người khác
Tám dòng sau chứng kiến tâm sự đầy ắp nỗi buồn của Thúy Kiều và Thúy
Vân:
“Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

Mở đầu câu chuyện, nàng đã kể cho em gái về lần đầu tiên gặp gỡ Kim
Trọng.

“Kể từ khi gặp chàng Kim,


Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.”

Điệp từ khi kết hợp với biện pháp liệt kê cho ta thấy kỉ niệm cùng tình yêu sâu sắc
của Thúy Kiều cho người mình thương. Khi gặp Kim Trọng, hai người đã nhất
kiến chung tình. Họ đã cùng nhau thề nguyền, đính ước, những lời hứa ở bên nhau
đến đầu bạc rang long, bên nhau đời đời kiếp kiếp. “Ngày quạt ước” và “đêm chén
thề” chỉ lời ước hiện tram năm, thề cả đời thủy chung, trước sau trọn đời của Kiều
và Kim. Đọc đến đây, ta cứ cảm giác rằng Kiều đang sống lại với những ký ức tươi
đẹp ấy. Ắt hẳn nàng đang hồi tưởng về quá khứ đẹp đẽ, hồi tưởng lại đêm thề
nguyền và hồi tưởng lại những hồi ức khó phai ấy cùng chàng trai mình yêu. Bởi
lẽ:

“Vầng trăng vằng vặc giữa trời,


Đinh ninh hai miệng một lời song song
Tóc tơ căn vặn tấc lòng,
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương.”

Nhưng giờ đây, nàng không còn cách nào tiếp tục thực hiện điều ấy nữa, nên hãy
cho phép Thúy Kiều tham lam một lần, để nàng nhớ lại trong chốc lát, để nàng
khắc sâu chúng vào xương tủy, vĩnh viễn không quên. Các từ ngữ chỉ thời gian như
“ngày, “đêm” cùng sự lặp lại ba lần của từ “khi”: “khi gặp”, “khi ngày”, “khi đêm
" đã cho thấy đó là một mối tình gắn bó đậm sâu tựa như “đền nghì trúc mai”. Tuy
nhiên cuộc đời không thể đẹp như truyện cổ tích, dù giữa hai người họ có tình yêu
to lớn là thế, nhưng đến cuối cùng, nó vẫn không thắng được sóng gió, gian truân
vô thường của cuộc đời.
Và có lẽ những ngày gặp được Kim Trọng là những ngày hạnh phúc
nhất đời Kiều. Nàng tìm được một người tâm đầu ý hợp, yêu thương nàng, chăm lo
nàng. Cả hai đã từng trao lời ước nguyện, uống rượu dưới trăng, cùng thề non hẹn
biển. Những tưởng Kim Trọng chính là bến đỗ bình yên của cuộc đời Kiều, nhưng
nào biết:
“Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?”
“Sóng gió bất kỳ” là thành ngữ dân gian chỉ đến một biến cố lớn, đến một cách bất
ngờ, đột ngột. Nó đột ngột đến mức khiến mối tình đẹp đẽ ấy phải li tan, còn gia
đình thì tan nát. Đó là số phận của một người con gái bất hạnh với những biến cố
cuộc đời. Hết lần này tới lần khác, cuộc đời đều muốn trêu đùa nàng. Hơn ai hết,
Thúy Kiều là người đau khổ nhất. Phải đem hai chữ “hiếu” và “tình” lên bàn cân.
Một người con gái nhỏ nhoi lại phải gánh trên đôi vai đơn bạc giữa hiếu và tình, cả
hai đều cần phải thực hiện. Nhưng Kiều chỉ có thể chọn một. Và để đến cuối cùng,
nàng đã chọn chữ “hiếu”. Đặt chữ “hiếu” lên trước, thực hiện tròn phận làm con,
hy sinh mình cứu cha và đã không phụ vs công ơn sinh thành, phụ dưỡng của cha
mẹ. Thế như, chọn một bên cũng đồng nghĩa với việc buông xuôi bên còn lại. Thúy
Kiều đã chọn bỏ chữ “tình”. Bỏ đi mối tình đầu đẹp tựa như tranh, bỏ lỡ chàng trai
mà nàng từng yêu đến tận xương tủy, chấp nhận bỏ dở mối duyên, để em gánh vác
thay. Có lẽ trong khoảnh khắc ấy, trong nội tâm của Kiều, lý trí và tình cảm đang
đấu tranh, gào thét một cách mãnh liệt. Nàng đã thức biết bao đêm dài? Nàng đã
khóc biết bao lâu rồi? Nàng đã đau đớn đến nhường nào cơ chứ? Thân là trưởng nữ
trong nhà, cuối cùng nàng cũng quyết định:
“Đệ lời thệ hải minh sơn
Làm con trước phải đền ơn sinh thành”

Nếu không cứu lấy gia đình, để mặc cho cha và em phải đẩy vào tù, nàng sẽ mang
tội bất hiếu. Ôi cái bi kịch của người con gái thời phong kiến, những khuôn phép
khắt khe và chữ hiếu đè nặng khiến nàng còn không có quyền đứng lên đấu tranh
cho một tình yêu thật sự! Nàng hiểu rằng, đứng trong hoàn cảnh mình, chẳng thể
vẹn toàn cả hai chữ hiếu – tình. Vì vậy đã gạt nước mắt đi để thực hiện đạo làm
con trước.
Kiều đã hy sinh tấm thân ngọc ngà của chính mình chuộc cha, đã phần nào
làm tròn chữ hiếu với cha mẹ, nhưng lại đánh mất mối tình cùng Kim Trọng –
người mà nàng thân thương gọi bằng hai chữ “tình lang”. Không chỉ dùng câu
chuyện tình yêu đứt đoạn dở dang đầy trái ngang để lay động em gái, nàng còn
dùng những lý lẽ sắc sảo, khiến Thúy Vân không thể từ chối:

“Ngày xuân em hãy còn dài


Xót tình máu mủ, thay lời nước non”.

Kiều không chỉ khơi gợi ở Vân niềm xót thương, đồng cảm mà còn khéo léo ràng
buộc Vân, xác định trách nhiệm của em, lay động ở Vân tấm chân tình ruột thịt.
“Ngày xuân” ở đây chỉ tuổi xuân, thanh xuân của Thúy Vân. Kiều đã lấy tuổi xuân
còn nhiều của Vân ra làm lý lẽ, hàm ý rằng Vân vẫn còn trẻ, cuộc đời còn dài, hãy
thay chị gánh vác mối tình này. Một lần nữa ta lại thấy được sự giằng xé trong nội
tâm của Thúy Kiều. Nàng đã vượt lên nỗi đau khi phải buông tay mối tình đầu thơ
ngây, đẹp tươi để hiểu được những hy sinh, nỗi khổ tâm của em. Bởi lẽ, Kiều cũng
đã đặt mình vào địa vị của Vân, phải kết duyên cùng người mình không có tình
cảm, mà còn là người yêu của chị mình, ta có thể cảm nhận ở đây Thúy Vân là
người thiệt thòi nhất...Nàng vượt lên nỗi đau của mình để thấu hiểu những hy sinh
thiệt thòi của Vân. Những dòng nước mắt không thể chảy ra nhưng cứ âm ỉ, phảng
phất trong từng câu, từng chữ... Nỗi đau đớn đến xé lòng nhưng vẫn phải dằn
xuống, kìm nén để nói những lời trao duyên cho em. Thật đau xót thay! Chữ
"Tình" đối với Kiều vô cùng quan trọng, thế nhưng nàng lại từ bỏ nó để làm tròn
chữ Hiếu.Qua những câu thơ đầu tiên, chúng ta có thể thấy được Kiều đã đưa ra
những lí lẽ thuyết phục, thấu tình đạt lí, thể hiện nàng Kiều là người con gái tinh tế,
sắc sảo, lí trí nhưng lại thấm thía một niềm đau, một nỗi xót xa, tự thương thân.
Chưa hết, để thêm thuyết phục và Vân không thể chối từ, Kiều đã đem "tình máu
mủ" ra để cầu xin Vân. Chẳng phải ông bà ta vẫn thường nói “máu chảy ruột mềm”
đấy ư? Còn gì thiêng liêng hơn tình chị em gắn bó, ruột thịt, đó là tình yêu giữa
những con người chảy chung một dòng máu. Chính lý lẽ này đã đặt Thúy Vân vào
tình cảm không thể từ chối. Không thể không thừa nhận, hai lí lẽ được Kiều đưa ra
là rất hoàn hảo để nài ép Thúy Vân. Đây cũng là lần hai mà Kiều hiểu cho Vân,
nàng dường như đã đổi sang góc độ của Thúy Vân để nhìn nhận sự việc qua đó
chia sẻ gánh nặng, trách nhiệm với em. Tiếp đến, Kiều đã nhắc đến cái chết “thịt
nát xương tan”.

“Chị dù thịt nát xương mòn,


Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

Đây là một thành ngữ dân gian gợi đến cái chết, khi thân xác không còn nữa.
“Ngậm cười chín suối” là lời trăng trối thiêng liêng của người sắp chết khi thực
hiện được di nguyện của mình và mỉm cười ở nơi suối vàng. Nếu như ở phần trước
nàng dung những lý lẽ sắc sảo khiến Vân không thể từ chối để nối duyên cho mình,
thì ở phần này, Kiều thậm chí còn tưởng tượng mình đã chết, đem lòng chịu ơn ra
để nói với Thúy Vân. Chính vì thế nên sắc thái trong lời nói của nàng đã trịnh
trọng hơn rất nhiều. Đó là suy nghĩ của kẻ chịu ơn với người làm ơn. Chỉ cần Thúy
Vân hứa sẽ nên duyên với Kim Trọng khi mình đi thì cho dù có chết, Kiểu vẫn
mỉm cười. Cũng là tiếng cười mà sao tiếng cười của Kiều lại khiến người ta đau
lòng như vậy chứ? Tiếng cười cất lên trong vở bi kịch, bi kịch của một gia đình
nhà tan cửa nát, người thân phải sống xa nhau, bi kịch của một cuộc tình chớm nở
mà tối tàn, của hai con người yêu nhau nhưng lại bỏ lỡ nhau. Và một lần bỏ lỡ này,
là đằng đẵng 15 năm trời. Vậy nên ta đau lòng cho một Thúy Kiều dù đau đến cháy
lòng, giằng xé đến mãnh liệt nhưng vẫn sâu sắc, thông minh, sắc sảo, giàu lòng vị
tha, đức hy sinh và quan trọng hơn hết là đặt lý trí lên trên tình cảm để đưa ra
những quyết định sáng suốt, tỉnh táo. Đọc xong đoạn trích này ta lại thấy thương
cho người con gái nhỏ bé ấy biết bao.
Để lột tả nên tâm trạng nhân vật một cách đặc sắc như vậy, đòi hỏi ngòi bút
của tác giả phải giàu cảm xúc, phải thực sự đặt mình vào câu chuyện. Nhận xét về
ngôn ngữ Truyện Kiều, Đào Nguyên Phổ viết: “Truyện Kiều là một khúc Nam âm
tuyệt xướng” còn Giáo sư Lê Trí Viễn thì cho rằng: “Trình độ lời thơ được phổ cập
đến mọi người”. Quả thực, trong mọi thành công của tác phẩm thì ngôn từ là một
trong những phương diện khẳng định đã tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du. Với
thể thơ lục bát được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, đầy sáng tạo kết hợp với
nhiều biện pháp tu từ, sử dụng sáng tạo thành và kết hợp tài tình ngôn ngữ bác học
với ngôn ngữ bình dân, Nguyễn Du đã khắc họa rõ nét tâm trạng dằn vặt, đau đớn
khi phải hi sinh chữ tình để làm tròn chữ hiếu của Kiều, khiến hình tượng của nàng
trở nên đẹp đẽ hơn trong lòng người đọc. Không chỉ vậy, các từ Hán Việt và thuần
Việt, cùng thành ngữ dân gian với các điển tích điển cố cũng được Nguyễn Du sử
dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn. Bên cạnh đó, các biện pháp tu từ cũng
được ông khéo léo đưa vào tác phẩm. Chính vì thế, Nguyễn Du sẽ mãi mãi người
đời sau nhớ tới như một bậc thầy ngôn ngữ- người đã đặt nền móng góp phần đưa
Tiếng Việt lên tầm cao mới đồng thời biến thể thơ lục bát dân gian trở thành thể
thơ bác học.
Với tài năng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật một cách tinh tế, sử dụng
nhuần nhuyễn các thủ pháp nghệ thuật cùng sự kết hợp giữa tinh hoa ngôn từ Việt
Nam và ngôn ngữ Hán ngữ, thành ngữ dân gian cùng từ ngữ bình dân, tác gia
Nguyễn Du đã họa lên một vở bi kịch tình yêu oan trái với nhân vật chính là nàng
Kiều với thân phận bất hạnh mà nhân cách cao đẹp. Người phụ nữ dù ở bất cứ thời
kì nào cũng luôn là phái yếu, luôn là người chịu những thiệt thòi đặc biệt là trong
xã hội phong kiến xưa. Có thể nói, xã hội ấy đã cướp đi của người phụ nữ không
biết bao nhiêu quyền lợi cũng như gây nên cho họ biết bao đau thương. Ta cũng
bắt gặp được số phận người phụ nữ bất hạnh là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa,
với nỗi nhớ chồng đến thao thức, dằn vặt, sầu muộn từ ngày đến đêm trong tác
phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn qua bản dịch của Đoàn Thị
Điểm:

"Gà eo óc gáy sương năm trống


Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa."

Nguyễn Du đã đưa nàng Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân đến gần hơn với
độc giả Việt Nam. Không những thế, ông còn thổi vào Truyện Kiều làn gió mát
lành mới, thấm nhuần tư tưởng nhân đạo và khát vọng về thời đại. Chính vì vậy,
cho tới tận ngày hôm nay, sức sống và sức ảnh hưởng của “Truyện Kiều” đến thế
hệ người Việt Nam vẫn dẻo dai và lớn lao như vậy. Với những cống hiến vô hạn
của mình đến văn học trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung, Nguyễn
Du xứng đáng là một bậc vĩ nhân để con cháu đời sau mãi nhớ tới. Không chỉ vậy,
sự uyên bác cũng tài năng nghệ thuật của văn chương của ông đã được thế giới biết
đến, khi Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công
nhận ông là Danh nhân Văn hóa Thế giới hay cách người Việt Nam vẫn gọi ông
bằng cái tên “Đại thi hào dân tộc”. Còn em, một trong những con cháu của Nguyễn
Du, và cũng là hạt mầm tương lai của Tổ quốc, sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để
đưa đất nước đi sánh vai cùng các cường quốc năm châu và hơn nữa là đưa những
giai thoại về nàng Kiều đến gần với các bạn bè trên khắp hành tinh hình cầu.

You might also like