You are on page 1of 23

ÔN TẬP

I. Luyện đề nghị luận văn học


Đề 1: Cảm nhận của em về đoạn trích sau:
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chin suối hãy còn thơm lây
1. Mở bài
2. Thân bài
* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du
 Nguyễn Du ( 1765-1820)
- Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc có truyền thống khoa bảng,
văn hóa văn học.
- Quê quán :
    + Quê cha: Tiên Điền, Hà Tĩnh ⇒ vùng đất sản sinh nhiều anh kiệt
    + Quê mẹ: Từ Sơn, Bắc Ninh ⇒ cái nôi dân ca Quan họ.
Đây là hai vùng đất giàu truyền thống văn hóa.
        ⇒ Nguyễn Du có điều kiện tiếp xúc với nhiều vùng văn hóa, có
vốn sống, vốn hiểu biết phong phú.
_ Thời đại xã hội
+ Nguyễn Du sống vào thời kì loạn lạc, chế độ phong kiến
khủng hoảng, đất nước chia cắt
+ Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa
Tây Sơn thay đổi sơn hà, nhà Nguyễn lập lại chế độ chuyên
chế
        ⇒ Ảnh hưởng đến tư tưởng trong sáng tác của ông

- Cuộc đời trải qua nhiều gian truân


- Thời niên thiếu: sống sung túc trong gia đình quyền quý ở Thăng Long.
Cha ông từng giữ chức Tể tướng, anh trai cùng cha khác mẹ làm tới chức
Tham tụng → có điều kiện dùi mài kinh sử, hiểu biết về cuộc sống của giới
quý tộc phong kiến → dấu ấn trong sáng tác
- Do biến cố năm 1789, kiêu binh nổi loạn, Nguyễn Khản mất nhà, Nguyễn
Du phải trải qua cuộc sống mười năm gió bụi, phiêu bạt
- 1802, ông ra làm quan cho nhà Nguyễn
        ⇒ Cuộc đời thăng trầm đã giúp ông có hiểu biết sâu rộng, am hiểu văn
hóa vùng miền, có tình yêu thương đồng cảm sâu sắc với mọi kiếp người
* Vị trí đoạn trích
Thuộc phần hai của tác phẩm Truyện Kiều : Gia biến và lưu
lạc. Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756.
a. Hai thơ câu đầu: Thuý Kiều đặt vấn đề nhờ cậy Thuý Vân
thay mình kết duyên với Kim Trọng
- Từ ngữ
+ Cậy: bao hàm sự tin tưởng và trông mong hi vọng
=> Hàm ý nhờ, gửi gắm, nương tựa với lòng tin tưởng rất lớn.
Lời nới mang hi vọng tha thiết của Kiều. Kiều dùng từ này vì
việc nàng cậy nhờ vừa đột ngột vừa rất quan trọng với cả hai
người.
+ Chịu lời : Nhận lời vì bị nài ép, bắt buộc, không nhận không
được, người nhận chịu sự thiệt thòi
(Nhận lời: có phần tự nguyện)
Cậy, chịu: hai thanh trắc khiến câu thơ nặng xuống như sự hệ
trọng của vấn đề Kiều sắp trao đổi.
-> Kiều hiểu rõ sự thiệt thòi của em khi nhận mối duyên này
+ Lạy- thưa: thái độ kính cẩn trang trọng của kẻ chịu ơn với
người mình hàm ơn.
=> Sự thay bậc đổi ngôi. Đây là hành động của kẻ dưới với
người trên, của kẻ lụy phiền với ân nhân của mình, hành động
của người chịu ơn. Trong cử chỉ tội nghiệp kia, ta thấy một thái
độ khẩn khoản, thiết tha của Thúy Kiều.
b. Mười câu thơ tiếp: Lí lẽ trao duyên của Thúy Kiều
- Cảnh ngộ của Thúy Kiều:
+ “đứt gánh tương tư”: mối tình dở dang, đứt quãng.
+ “sóng gió bất kì”: tai họa ập đến gia đình nàng.
+ Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”: Lựa chọn giữa hiếu và tình.
 + “mối tơ thừa”: mối tình duyên Kim-Kiều; “chắp mối”: Thúy
Vân là người nhận lại mối tình dang dở đó → cách nói nhún
nhường, trân trọng vì Kiều hiểu rõ sự thiệt thòi của em.
    + “Mặc em”: phó mặc, ủy thác → vừa có ý mong muốn vừa có
ý ép buộc Thúy Vân phải nhận lời.
- Kiều kể vắn tắt mối tình với Kim Trọng :
    + Khi gặp chàng Kim
    + Khi ngày quạt ước ( tặng quạt để ước hẹn tram năm)
    + Khi đêm chén thề (uống rượu đề thề nguyền chung thủy)
        → Điệp từ “khi”: tô đậm tình yêu sâu nặng gắn bó của
Kim Trọng và Thúy Kiều. Mối tình đó dang dở, nhưng lời hẹn
ước của Thúy Kiều với Kim Trọng vẫn còn đó.
- Lời lẽ thuyết phục Thúy Vân
+ “Ngày xuân”:  Tuổi trẻ của Thúy vân; Vân còn trẻ còn có tương
lai
+ “Xót tình máu mủ”: Tình chị em, tình máu mủ ruột thịt thiêng
liêng là sức mạnh để Vân thay Kiều trả nợ duyên
 + Thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối”: Nàng tưởng tượng
đến cái chết của mình để gợi sự thương cảm ở Thúy Vân.
        → Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình đạt lý cho thấy
Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, giàu đức hi sinh
3. Kết bài

       Mười hai câu thơ đầu, Kiều dung ngôn ngữ lí trí để nhờ cậy,
giãi bày, thuyết phục Thúy Vân nhận lời thay mình thực hiện
một việc hệ trọng thiêng liêng trong cuộc đời. Kiều đã đặt Thúy
Vân vào tình thế tiến thoái lưỡng nan không thể không nhận lời.
Qua đó ta thấy biệt tài sử dụng ngôn từ của Nguyễn Du và sự
sắc sảo, khéo léo khôn ngoan của Kiều.
Đề 2: Cảm nhận của em về đoạn trích sau:
Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung
Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên
Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đề nghì trúc mai
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rưới xin giọt nước cho người thác oan
        a. Sáu câu thơ đầu: Kiều trao kỉ vật cho em

- Kỉ vật: Chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền.
        → Những kỉ vật thiêng liêng, quan trọng trong mối tình Thúy
Kiều và Kim Trọng
- Từ ngữ: Duyên này thì giữ, vật này của chung
    + Duyên này: tình riêng của Kiều với Kim Trọng.
    + Vật này của chung: của kim, Kiều và của cả Vân nữa.
    + Của tin: những kỉ vật gắn bó, chứng giám cho tình yêu của Kim
- Kiều.
+ Cách trao: chậm rãi từng chiếc một
+ Điệp từ “này”: như sự dằn lòng
        → Sự mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng của Thúy Kiều:
duyên thì muốn trao nhưng kỉ vật tình yêu muốn giữ cho riêng
mình, nàng trao duyên nhưng không trao tình, trao kỉ vật nhưng
không trao kỉ niệm. Lí trí, nàng muốn Vân hạnh phúc, nhưng tình
cảm, nàng đau đớn tiếc nuối
b. Tám câu thơ tiếp: Lời dặn dò của Thúy Kiều
- Từ ngữ mang tính giả định : “mai này”, “dù có”
        → Kiều tưởng tượng về cảnh ngộ của mình trong tương lai
- Hình ảnh: lò hương, ngọn cỏ, lá cấy, hiu hiu gió, hồn, thân bồ
liễu, đền nghì trúc mai, dạ đài, giọt nước, người thác oan...
Kiều nghĩ đến cái chết
Đứt duyên với Kim Trọng, Kiều thấy đời mình trở thành hư
vô,cuộc sống hạnh phúc đến đây châm dứt, nàng chỉ còn nghĩ đến
cái chết
→ Sự giằng xé, đau đớn và nhớ thương Kim Trọng đến tột cùng của
Kiều
⇒ Mười bốn câu thơ đã diễn tả một khối mâu thuẫn lớn trong tâm
trạng của Kiều. Nàng trao kỉ vật cho em mà lời gửi trao chất chứa
bao đau đớn, giằng xé và chua chát.
Đề 2: Cảm nhận của em về đoạn trích sau:

Bây giờ trâm gãy gương tan


Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng!
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
- Lời thơ từ đối thoại chuyển sang độc thoại. Kiều quên
hẳn người đối thoại, nàng nói một mình, rồi nói với người
yêu vắng mặt những lời tha thiết

- Từ ngữ: “bây giờ”:


+ cụm từ chỉ thời gian ở hiện tại
+ nàng luôn ý thức về thực tại đau thương của bản thân
- Sự đối lập: hiện tại cay đắng >< quá khứ ngọt ngào
+ Hiện tại:
+ Quá khứ:
trâm gãy gương tan
Muôn vàn ái ân
Tơ duyên ngắn ngủi
Phận bạc như vôi
Nước chảy hoa trôi
- Thành ngữ: Chỉ sự tan vỡ, dở dang,
trâm gãy gương tan bạc bẽo, trôi nổi của tình
phận bạc như vôi duyên và số phận con
nước chảy hoa trôi người.→ Kiều quanh quẩn
với nỗi đau mất mát

- Kiều gọi Kim Trọng bằng những từ ngữ gần gũi, thân thiết:
tình quân, Kim Lang, chàng

- Hành động “lạy”: lời vĩnh biệt, tạ lỗi với Kim Trọng

Kiều nhận hết lỗi về mình, cho rằng mình là người phụ
bạc và cầu xin Kim Trọng tha thứ
* 2 câu cuối: Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!t
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây
- Thán từ: ôi, hỡi, thôi thôi: giọng điệu thiết tha, thuyệt vọng
- Nhịp ngắt 3/3 Lời thơ như tiếng khóc nức nở,
- Điệp từ: Kim tức tưởi, nghẹn ngào. Kiều
Lang dường như đã chết lặng trong
đau đớn
→ Kiều vẫn nghĩ cho Kim Trọng ngay khi Kiều mới chính
là người đau khổ nhất. Kiều luôn hi sinh vì người khác
Đề 4: Cảm nhận của em về đoạn trích sau:
Nàng rằng phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri”
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
Bằng nay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu
Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì!
1. Mở bài
2. Thân bài
* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du
* Vị trí đoạn trích
Sau khi cứu Kiều ra khỏi lầu xanh, Từ Hải và Kiều chung
sống hạnh phúc. Nhưng Từ Hải muốn có sự nghiệp lớn nên
đã từ biệt Kiều ra đi. Đoạn trích từ câu 2213 đến câu 2230
a. Lời của Thúy Kiều:
- Xưng hô: chàng – thiếp
        → Tình cảm vợ chồng mặn nồng, thắm thiết
- Nàng viện dẫn đạo phu thê của lễ giáo phong kiến, giãi bày
mong muốn được đi cùng chồng để chia sẻ, gánh vác
- “một lòng xin đi”: Nàng quyết tâm theo Từ Hải dù có vất vả gian nan
→ Mong muốn của Kiều là hoàn toàn chính đáng, hợp lý hợp
tình, thể hiện ý thức bổn phận người vợ, thể hiện tình yêu với
chồng. Kiều hiểu, kính trọng và khâm phục Từ Hải.
→ Kiều xứng đáng là tri kỉ của bậc anh hùng
        b. Lời của Từ Hải:
- Lời đáp của Từ Hải:
+ “tâm phúc tương tri”: Hai người đã biết rõ lòng dạ và có sự
thấu hiểu sâu sắc. Từ Hải coi Kiều là người tri kỉ, hiểu mình
+ Câu hỏi tu từ “sao chưa thoát khỏi…?”: sự chối từ - trách móc –
khích lệ
+ “nữ nhi thường tình”: những thói thường của phụ nữ như sự
ủy mị, quyến luyến, yếu đuối. → Là tâm phúc của bậc anh hùng,
Kiều phải có phẩm chất hơn người bình thường.
→Từ Hải viện dẫn đạo lí tri âm tri kỉ để từ chối, để động viên khích lệ
Kiều vượt qua sự bịn rịn, lưu luyến.
→ Từ Hải mạnh mẽ quyết liệt với khát vọng lớn nhưng cũng rất sâu
sắc, tình cảm
- Lời hứa của Từ Hải:

+ Hình ảnh kì vĩ: mười vạn tinh binh, tiếng chiêng dậy đất, bóng
tinh rợp đường: đội quân đông đảo về lực lượng, kiêu dũng về
khí chất, tinh nhuệ về tài năng
→ Khát vọng xây dựng sự nghiệp bá vương uy danh lừng lẫy
+ “Rõ mặt phi thường”: tạo nên sự nghiệp xuất chúng, phi
thường. Đó chính là niềm tin vào tài năng, niềm tin vào sự
thành công của mình.
+ Từ chỉ thời gian: “bao giờ- bấy giờ”: lời hẹn ước chắc chắn,
đáng tin cậy
+ “rước nàng ”: thể hiện sự trân trọng Kiều, Từ Hải lập nghiệp lớn là
để cho Kiều danh phận trong chốn sơn hà do chính chàng tạo dựng
+ “nghi gia”: nghi thức trang trọng đón người con gái về làm vợ,
làm dâu trong nhà. Đây là lời hứa đem đến danh phận cho Kiều, vẽ ra
trước mắt nàng một tương lai tươi đẹp, giúp nàng được rạng rỡ vẻ
vang

-→Từ Hải mạnh mẽ quyết đoán, giàu khát vọng.


Ở Từ Hải luôn có sự thống nhất giữa khát vọng phi thường và
tình cảm sâu đậm với người tri kỉ
+ Từ Hải nêu lên hoàn cảnh thực tại:
+ “Bốn bể không nhà”: thực tế gian nan, vất vả, khó khăn của
buổi đầu lập nghiệp.
+ Hình ảnh ước lệ: tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường
thể hiện khát vọng lập nên cơ đồ
+ Lời hẹn ước: Khẳng định tự tin bằng mốc thời gian cụ thể: sự
nghiệp một năm sẽ thành công
→ Lời hẹn ước dứt khoát, ngắn gọn, tự tin ⇒ Từ Hải không chỉ là
người anh hùng có khát vọng, có chí lớn mà còn là người rất tự tin
vào tài năng của mình.
II. Luyện đề đọc hiểu
Đề 1: Đọc đoạn trích:
Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai
Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây
Trong cửa này đã đành phận thiếp
Ngoài mây kia há kiếp chàng vay
Những mong cá nước sum vầy
Bao ngờ đôi ngả nước mây cách vời
( trích bản dịch Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần Côn)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn
trích.
Câu 2: Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình là ai?
Câu 3: Chỉ ra những chi tiết diễn tả hoàn cảnh biệt li cách trở trong đoạn
trích.
Câu 4: Nêu hiệu quả phép đối được sử dụng trong câu: Thiếp trong cánh
cửa chàng ngoài chân mây
Câu 5: Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau:
Những mong cá nước sum vầy
Bao ngờ đôi ngả nước mây cách vời
Câu 6: Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính: biểu cảm (0,5)
Câu 2: Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình là: người chinh phụ
(0,5)
Câu 3: Chỉ ra những chi tiết diễn tả hoàn cảnh biệt li cách trở:
- Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây
- Trong cửa này, ngoài mây kia
- Đôi ngả nước mây cách vời (0,5)
Câu 4: Nêu hiệu quả phép đối được sử dụng trong câu: Thiếp trong
cánh cửa chàng ngoài chân mây
Diễn tả sự chia li cách trở của chàng và thiếp, nhấn mạnh nỗi
cô đơn, nhớ thương da diết mỏi mòn của chinh phụ (0,5)
Câu 5: Nội dung hai câu thơ: Những mong cá nước sum vầy/ Bao
ngờ đôi ngả nước mây cách vời
- Người chinh phụ mong ước gắn bó, sum vầy lứa đôi nhưng
phải sống trong xa cách, cô đơn
- Diễn tả nỗi buồn đau thất vọng của người chinh phụ khi khát
vọng hạnh phúc không thành (1,0)
Câu 6: Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích:
- Tâm trạng: cô đơn, sầu muộn, thất vọng, nhớ thương chồng…
- Đó là khát khao hạnh phúc muôn đời của người phụ nữ, là tiếng
nói phản đối chiến tranh phong kiến phi nghĩa, được thể hiện một
cách tinh tế, tài hoa

You might also like