You are on page 1of 8

Trao duyên

(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Trãi)

· Dạng 1: Cảm nhận một đoạn (12 câu đầu). Từ đó rút ra giá trị về ( Nội
dung, nghệ thuật hoặc thông điệp,… mà tác giả gửi gắm)

· Dạng 2: Nghị luận về một ý kiến. Sử dụng tác phẩm, một đoạn trong tác
phẩm,.. (12 câu đầu) để chứng minh ý kiến đã cho.

Đề 1: Phân tích đoạn:

“Cậy em, em có chịu lời,



Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Qua đó làm rõ tinh thần nhân đạo sâu sắc của tác giả.

Đề 2: Phân tích đoạn:

“Chiếc vành với bức tờ mây,



Rưới xin giọt nước cho người thác oan.”

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Qua đó làm rõ những mâu thuẫn trong tâm trạng Kiều.

I. Mở bài

- Dẫn dắt: (lí luận + tinh thần nhân đạo / mâu thuẫn trong tâm trạng Kiều)

- Giới thiệu về tác giả - Nguyễn Du và tác phẩm - Truyện Kiều

- Nêu vấn đề: Đoạn: “Cậy em…thơm lây” / “Chiếc vành…thác oan”

-> Ta thấy được ý nghĩa và tinh thần nhân đạo sâu sắc / những mâu thuẫn trong
tâm trạng Kiều

II. Thân bài


1. Giới thiệu chung

- Tác giả Nguyễn Du:

+ Vị trí: là đại thi hào của văn học Việt Nam, một danh nhân văn hóa thế giới
với những thành tựu sáng tác là những di sản quý giá mà Nguyễn Du để lại
cho nền văn học dân tộc. Nguyễn Du sáng tác và thành công ở cả hai bộ phận
văn học Hán và Nôm

+ Tác phẩm: các tác phẩm của ông vừa giàu chất hiện thực vừa thể hiện tinh
thần nhân đạo sâu sắc mới mẻ, cùng những sáng tạo lớn về nghệ thuật

- Truyện Kiều: trong số các sáng tác bằng chữ Nôm của Nguyễn Du. Tác phẩm
lớn nhất là truyện thơ “Đoạn trường tân thanh” mà dân gian quen gọi bằng
cái tên gần gũi là Truyện Kiều. Tác phẩm kể về quãng thời gian 15 năm lưu
lạc đầy khổ đau của nhân vật Thúy Kiều

- Đoạn trích (1): 12 câu từ “Cậy em…thơm lây” nằm ở phần đầu tác phẩm
thuộc phần Gia biến và lưu lạc là lời của nhân vật Thúy Kiều nói với em gái là
Thúy Vân để nhờ em thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Qua đây, ta thấy
được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả

- Đoạn trích (2): 14 câu từ “Chiếc vành…thác oan” nằm ở phần đầu tác phẩm
thuộc phần Gia biến và lưu lạc là khi Kiều để cứu cha và em phải bán mình
cho Mã Giám Sinh, không thể thực hiện được lời hẹn ước chung đôi với Kim
Trọng. Kiều đã khẩn thiết nhờ Vân thay mình trả nghĩa cho chàng Kim và
đoạn thơ nói về cảnh Kiều trao lại những kỉ vật, tín vật tình yêu cho Thúy Vân
và dặn dò em trước khi ra đi. Đoạn trích đã thể hiện nỗi lòng giằng xé đầy đớn
đau của Kiều trước cảnh ngộ bi kịch.

2. Phân tích và chứng minh

a) 12 câu đầu:

● 2 câu đầu: Thúy Kiều mở lời nói với Kim Trọng

- Lời mở đầu của Kiều: “Cậy em, em có chịu lời”

+ Một câu nói chứa đựng trong đó bao sức nặng, hé lộ điều Kiều sắp nói ra là
điều rất hệ trọng
+ “Cậy”, Kiều nói là “cậy” chứ không phải “nhờ” bởi “nhờ” biểu đạt mong muốn
người khác giúp mình một việc gì đó. Việc đó có thể nặng, hoặc nhẹ; người
được nhờ có thể giúp hoặc chối từ. Còn “cậy” chứa đựng trong đó sự tin
tưởng, trông cậy, người được nhờ khó có thể chối từ vì người nhờ đã gửi vào
mình tất cả hy vọng, coi mình là điểm tựa, là chỗ trông cậy duy nhất. Chữ
“cậy” với dấu nặng và nghĩa còn kèm theo cả sự lạy lục, van lơn, khẩn thiết
mong được giúp đỡ. Với cách nói ấy, Kiều muốn Vân hiểu rằng em là nơi chị
trao gửi bằng tất cả sự tin tưởng và trông cậy.

+ “Chịu” mang nghĩa là nhận lời nhưng nhận lời có thể là đồng ý giúp đỡ một
cách nhẹ nhàng, một việc dễ dàng. Còn khi nói “chịu lời” đã ngầm diễn tả
điều mà Kiều sắp nhờ cậy Vân là một điều hệ trọng, nặng nề mà Vân có khi
phải chịu thiệt thòi, hy sinh để giúp chị, dùng cách nói này Kiều vừa dự báo
chuyện sắp tới là chuyện lớn, liên quan đến cả cuộc đời đồng thời cho thấy
Kiều rất hiểu những thiệt thòi, hy sinh của Vân khi chấp nhận, đồng ý giúp chị.

+ Hành động: mời Thúy Vân ngồi lên để mình lạy và thưa. Đây là hành động lạ
thường vì đó là hành động của người dưới với người trên, của người sinh sau
với bậc tiền bối. Ở đây Kiều lạy em không phải ở phương diện quan hệ xã hội
hay gia đình mà là cái lạy, lời thưa của người làm ơn với người ban ơn để thể
hiện sự nhún mình trước em, thể hiện sự cảm kích, coi trọng sự giúp đỡ của
Thúy Vân.

-> Lời nói, hành động của Kiều vừa khéo léo thông minh, vừa thể hiện sự
trăn trở, day dứt khi Kiều đi đến quyết định quan trọng của cuộc đời mình.

● 6 câu tiếp: Thúy Kiều nói với Thúy Vân về mối tình của mình với Kim
Trọng

“Giữa đường đứt gánh tương tư,


Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”

+ Kiều nói đến sự tan vỡ, đứt gãy trong mối duyên tình của mình bằng thành
ngữ “giữa đường đứt gánh” - đây là thành ngữ để chỉ sự chia ly, tan vỡ của
tình cảm vợ chồng. Ở đây Kiều dùng để nói về sự tan vỡ của tình yêu.

-> Ý nghĩa: ngầm thể hiện rằng tình yêu đã sâu nặng, gắn bó như tình nghĩa vợ
chồng thì càng làm tăng thêm nỗi đau xót, nghẹn ngào khi nhắc đến sự chia lìa
lứa đôi.

-> Đồng thời thể hiện hiện thực phũ phàng, khắc nghiệt rằng đó là sự đứt gãy,
chia lìa không thể hàn gắn
+ Sử dụng thành ngữ “Keo loan chắp mối” để diễn tả một sự nối tiếp bền chắc.
Ở đây Kiều muốn nói đến việc Thúy Vân sẽ thay mình đi tiếp đoạn đường mà
Kiều đã giữa đường đứt gánh một cách đầy trang trọng, tế nhị, kín đáo. Bởi,
chuyện duyên tình vốn dĩ là điều khó nói và cả Kiều và Vân đang ở trong tình
thế khó xử nên Kiều đã không chọn cách nói trực tiếp mà nói một cách kín
đáo, tinh tế. Chữ “mặc” trong cụm từ “mặc em” được sử dụng rất đặc sắc, thể
hiện sự giao phó, trao gửi để Vân toàn quyền quyết định số phận, mối duyên
của mình, Kiều sẽ lặng lẽ rút lui, không can dự, không dính dáng đến nữa.

“Kể từ khi gặp chàng Kim


Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề”

+ Kiều kể lại về sự gặp gỡ và đính ước cùng Kim Trọng, cách nói “Kể từ khi…khi
ngày…khi đêm” đã nói lên sự khăng khít, gắn bó, gắn kết, yêu thương. Qua
đó, Kiều muốn tâm sự với em về ngọn ngành câu chuyện mà Kiều muốn nhờ
em giúp đỡ. Chỉ với hai câu thơ, Kiều đã nói về mối tình của mình, về người
yêu là chàng Kim Trọng, về những ước hẹn lứa đôi để Vân hiểu và cảm thông.
Từ đó, vì hiểu, vì thương mà giúp chị.

“Sự đâu sóng gió bất kì,


Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”

+ Kiều nói đến nguyên nhân của sự tan vỡ, thành ngữ “sóng gió bất kì” đã diễn
tả tai ương ập xuống với gia đình nàng. Cha và em của Thúy Kiều là Vương
Ông và Vương Quan bị bắt và đánh đập dã man một cách vô cớ. Tài sản bị
tịch thu vơ vét sạch sành sanh. Đó là “sóng gió bất kì” dội xuống một gia
đình.

“Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung”

+ Gia đình ly tán, sự an nguy bị đe dọa từng ngày. Trong hoàn cảnh đó, Kiều
không thể chỉ nghĩ cho riêng mình, nàng phải nghĩ cách để cứu cha và em.
Trong hoàn cảnh lúc ấy, Kiều cần một món tiền lớn và Kiều phải bán mình cho
Mã Giám Sinh lấy tiền chuộc cha. Và như vậy, Kiều làm trọn được chữ hiếu thì
lại phải phụ lại chữ tình. Phải theo Mã Giám Sinh mà phản bội lại lời hẹn ước
với Kim Trọng.

“Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”

+ Kiều đã phải đau đớn khi lựa chọn và chữ tình giờ đây vương vít, Kiều dằn
lòng trao lại nó cho em, khẩn khoản mong em giúp đỡ.
● 4 câu tiếp: Những lí do khiến Kiều trao duyên cho em

“Ngày xuân em hãy còn dài,


Xót tình máu mủ, thay lời nước non”

+ Xét về tình, Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em đều đang độ tuổi cập kê,
Kiều đã lấy cái cớ đó để nhờ cậy em nối tiếp mối duyên với Kim Trọng. Xét về
lý, tình ruột rà máu mủ cũng là một lý do hợp lý để Thúy Vân có trách nhiệm
thực hiện những mong muốn dở dang của chị. Đồng thời, nàng Kiều cũng thể
hiện sự chua xót, đắng cay khi nhắc đến cái chết:

"Chị dù thịt nát xương mòn,


Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."

+ Dường như khi chọn con đường bán mình chuộc cha, Kiều đã xác định về
tương lai mịt mờ, dự cảm không lành về số phận nghiệt ngã. Nếu không có
những chuyện tai bay vạ gió, không có những uẩn khúc gia đình thì có lẽ giờ
đây, Kiều đã được hạnh phúc với tình yêu của mình. Lời nói không chỉ thể hiện
cái đớn đau khi phải chia lìa gia đình mà còn chứa đựng cả những tủi thân,
buồn rầu khi không được ở bên người thương. Trong hoàn cảnh ấy, nàng chỉ
biết nhờ đến em, để sau này khi "thịt nát xương mòn", nàng vẫn có thể ngậm
cười nơi chín suối, nhìn em mình và người yêu được hạnh phúc vẹn toàn, được
thực hiện trọn vẹn lời hứa với Kim Trọng. Trao đi mối duyên mà nàng hằng
khao khát, nâng niu là điều đau đớn đến tột cùng, nhưng Kiều đã chấp nhận
chọn chữ hiếu để cứu cha, chỉ một lòng mong em hãy đồng ý giúp nàng nối
tiếp mối duyên tình để không phụ lòng Kim Trọng.

-> Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo
tinh tế, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa.

b) 14 câu tiếp:

● 6 câu đầu: Kiều trao đi kỉ vật cho em

“Chiếc vành với bức tờ mây


Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.”
+ Kiều đã trao đi cho em những thứ của mình, những thứ quý giá mà cũng chính
là trao đi những kỉ niệm của mình. Nguyễn Du đã diễn tả nỗi giằng xé của
Kiều khi trao đi những kỉ niệm với biện pháp liệt kê. Trong tình yêu, cho đi là
điều không thể, đi ngược lại quy luật của tình cảm. Kiều phải buộc mình làm
điều đó nên Kiều rất đau đớn. Thúy Kiều trao duyên, cũng trao từng kỉ vật lại
cho Thúy Vân, gọi tên từng thứ một “chiếc vành”, “bức tờ mây”, “phím đàn
với mảnh hương nguyền”, tất cả đều là những chứng nhân chứng kiến từng
phút giây yêu thương của Kim - Kiều.

-> Với Kiều, những kỉ vật đó không mang ý nghĩa, giá trị về vật chất mà có những
giá trị vô cùng quý giá về tinh thần. Chứa đựng tình yêu đầu trong sáng, khát
vọng tuổi trẻ, tình yêu mãnh liệt

-> Chỉ khi trao đi mới cảm nhận được sự giằng xé

+ Lúc này đây Kiều trao lại hết cho Vân, trao kỷ vật cũng là trao duyên cho
Thúy Vân, cùng lúc đó ở trong Kiều cũng xuất hiện sự mâu thuẫn giữa lý trí và
tình cảm. Nàng trao hết kỷ vật, để dứt tình, mong muốn Vân có cuộc sống gia
đình êm đềm và hạnh phúc, bên cạnh đó lòng nàng cũng xuất hiện những
giằng xé. Duyên trao em nhưng kỉ vật thì lại là của chung, nàng muốn đồng
sở hữu chúng, cũng mong muốn rằng vợ chồng Kim Trọng mãi nhớ đến mình,
với Thúy Vân là tình máu mủ, với Kim Trọng là tình yêu.

-> Rõ ràng Thúy Kiều cũng có lòng ích kỷ và lòng mềm yếu, điều ấy chứng minh
tình cảm của nàng với Kim Trọng rất sâu nặng, hẳn trong lúc trao duyên nàng đã
phải đau đớn tột cùng trong tâm can.

● 8 câu sau: Lời dặn dò, tâm sự của Kiều với Vân

“Mai sau dù có bao giờ,


Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ gió cây,
Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt, khuất lời,
Rưới xin giọt nước cho người thác oan.”

+ Kiều đã nghĩ đến cảnh mai sau của mình. Cảnh được gợi ra đều ở thế giới bên
kia, đều là cái chết, như đã nhắc đến “thịt nát xương mòn…ngậm cười chín
suối” ở câu trước nhưng ở đây được nhắc đến thường xuyên hơn với cái chết
đau đớn, oan ức: "Lò hương, ngọn cỏ lá cây, hiu hiu gió, hồn, nát thân, cách
mặt, khuất lời, người thác oan". Kiều trao duyên xong thì lại dặn dò Thúy
Vân chuyện mai sau, mỗi khi đốt hương đánh đàn thì Thúy Kiều sẽ về, lúc ấy
Thúy Vân hãy nhỏ giọt nước làm phép để giải oan cho mình. Lần nữa lại có sự
mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm, một bên mong Thúy Vân và Kim Trọng sẽ
có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và êm đềm, một bên lại mong rằng mình
được sum họp trong những giây phút hạnh phúc bên cạnh Kim và Vân.

-> Khi nghĩ về ngày mai của mình, Kiều thấy vô vọng, bi quan, ám ảnh với cái chết
đầy đau đớn, oan khuất. Với Kiều tình yêu tan vỡ là mệnh bạc, tình yêu không còn
nghĩa là mình cũng chết

-> Thấy được tình cảm dành cho Kim Trọng rất mãnh liệt, sâu thẳm. Sinh mạng
chết mà tình yêu vẫn chưa chết.

-> Dự cảm, linh cảm không lành của Kiều về tương lai sắp tới, dù Kiều chưa biết
Mã Giám Sinh là ai

-> Thúy Kiều hiện lên trong đoạn trích không chỉ là một tấm gương đạo lý đơn
thuần, mà còn là một con người trần thế sống động có tình cảm yêu thương, đau
đớn.

● Yêu cầu phụ:

- Những lời đối thoại mang tính chất độc thoại như đang thuyết phục bản thân.

- Ngôn ngữ trang trọng mà cũng thấm đẫm cảm xúc. Giọng thơ nghẹn ngào
như những tiếng nức nở.

- Các biện pháp tu từ đã diễn tả diễn biến tâm lý phức tạp diễn ra trong giằng
xé, mâu thuẫn, tâm lý khổ đau, bế tắc, tuyệt vọng.

- Tâm trạng giằng xé:

+ Trong hoàn cảnh buộc phải đi làm vợ người khác thì Kiều không thể giữ lời
hẹn ước với Kim Trọng nữa. Vì là một người thất trọng tình nghĩa và lo cho
Kim Trọng nên Kiều đã tìm giải pháp là nhờ Vân thay mình đi trả nghĩa.

-> Điều mà lý trí mách bảo và những phẩm chất của Kiều thôi thúc, Kiều đã gắng
sức trong khả năng của mình để thực hiện quyết định ấy.
- Về tình cảnh, tình yêu của Kiều không thể sẻ chia. Kiều yêu Kim Trọng chân
thành, bằng tất cả những tình yêu đầu trong sáng, mãnh liệt. Hai người có
biết bao lần cùng nhau trải qua những giây phút hạnh phúc, ngọt ngào.

-> Việc trao đi, dứt bỏ hoàn toàn tuyệt đối là điều không thể nào về một tình
cảm, cảm xúc.

-> Chính vì thế, dù đã gắng gượng, nỗ lực, tỉnh táo để làm việc cần làm là trao đi
kỉ vật cùng tình duyên nhưng không trao được tình yêu do trong Kiều vẫn thiết
tha nên xảy ra sự mâu thuẫn giằng xé.

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Trao duyên:

+ Giá trị nội dung: thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh của Thúy Kiều
khi phải dứt lòng trao lại cho Thúy Vân mối tình đầu tiên; nhân cách cao đẹp
của Kiều khi hy sinh hạnh phúc cá nhân để đổi lấy hạnh phúc và sự bình yên
cho gia đình.

+ Đặc sắc nghệ thuật: Thể thơ lục bát giàu nhạc tính, hình thức độc thoại và kết
hợp sử dụng giữa ngôn ngữ trang trọng với lối nói dân giản dị, các biện pháp
ẩn dụ, điệp từ, vận dụng nhuần nhuyễn các thành ngữ.

- Nêu cảm nhận đánh giá của bản thân về đoạn trích.

You might also like