You are on page 1of 12

Sở giáo dục và đào tạo tỉnh lào cai

Trường THPT Chuyên Lào Cai

Báo cáo chuyên đề Địa Lý


Bùi Quang Minh – 11 Anh
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
I. NHỮNG VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
1.1. Dân số
a. Bùng nổ dân số

(Biểu đồ quy mô dân số thế giới giai đoạn 1000-2010)

- Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỷ XX:
+ Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỉ XX.
+ Năm 2005 đã đạt 6477 triệu người. ( hiện nay khoảng 07 tỷ người - năm 2011)
+ Gia tăng dân số chủ yếu do các nước đang phát triển, vì các nước này chiếm:
 80% số dân thế giới
 95% dân số tăng hằng năm của thế giới.
+ Tỉ suất gia tăng dân số của các nước đang phát triển > mức trung bình thế giới >
các nước phát triển.
- Dân số bùng nổ hiện nay chủ yếu ở các nước đang phát triển: (chiếm 80%
dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới).
- Ảnh hưởng:
+ Tích cực: Tạo ra nguồn lao động dồi dào.
+ Tiêu cực: Gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế
và chất lượng cuộc sống....
b. Già hóa dân số

(Biểu đồ dân số nhóm nước phát triển và đang phát triển)

- Dân số thế giới có xu hướng già đi:


+ Tỉ lệ người < 15 tuổi giảm.
+ Tỉ lệ người > 65 tuổi tăng.
+ Tuổi thọ trung bình ngày càng tăng
- Sự già hoá dân số chủ yếu ở nhóm nước phát triển do các nước này có:
+ Tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp, giảm nhanh.
+ Cơ cấu dân số già.
- Hậu qủa của cơ cấu dân số già:
+ Thiếu lao động.
+ Chi phí phúc lợi cho người già tăng.
1.2. Môi trường
a. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôzôn
- Nguyên nhân: Do con người thải khối lượng lớn khí thải như khí CO2, khí CFCs
+ Lượng CO2 tăng → hiệu ứng nhà kính tăng → nhiệt độ Trái đất tăng.
+ Khí thải từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt → mưa axit → tầng ôzôn mỏng và
thủng.

- Hậu quả: Nhiệt độ không khí (trái đất) tăng, tầng ôdôn bị mỏng đi, có nơi bị
thủng, khí hậu toàn cầu biến đổi
b. Ô nhiễm môi trường nước ngọt, biển và đại dương
- Nguyên nhân: Do chất thải trong sx và sinh hoạt chưa xử lí đưa trực tiếp vào các
sông, hồ, biển.
+ Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa xử lí đổ trực tiếp vào sông hồ → ô
nhiễm → thiếu nước sạch.
+ Chất thải công nghiệp chưa xử lí → đổ trực tiếp vào sông biển, đắm tàu, rửa tàu,
tràn dầu
- Hậu quả: Khan hiếm nguồn nước sạch, Biển và đại dương bị ô nhiểm nên suy
giảm tài nguyên. → Môi trường biển chịu nhiều tổn thất.
c. Suy giảm đa dạng sinh học
- Nguyên nhân: Khai thác quá mức nhất là diện tích rừng bị thu hẹp nhanh.
+ Khai thác thiên nhiên quá mức → sinh vật bị tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt chủng
→ mất nhiều loài sinh vật, gen di truyền, thực phẩm, thuốc, nguyên liệu sản xuất

- Hậu quả: Nhiều loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng và tuyệt chủng.
→ Một số vấn đề về môi trường toàn cầu

Vấn đề môi Hiện trạng Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp
trường
Biến đổi khí – Trái đất – Lượng CO2 – Băng tan – Cắt giảm
hậu toàn cầu nóng lên tăng đáng kể – Mực nước lượng CO2,
– Mưa axit trong khí biển tăng SO2, NO2,
quyển→ hiệu → ngập một CH4 trong SX
ứng nhà kính số vùng đất và sinh hoạt
– Chủ yếu từ thấp
ngành sản – Ảnh hưởng
xuất điện và đến sức khỏe,
các ngành sinh hoạt và
công nghiệp sản xuất
sự dụng than
đốt
Suy giảm tầng – Tầng ô dôn – Hoạt động Ảnh hưởng – Cắt giảm
Ôzôn bị thủng và lỗ công nghiệp đến sức khỏe, lượng CFCs
thủng ngày và sinh hoạt mùa màng, trong sản xuất
càng lớn → một lượng sinh vật thủy và sinh hoạt
khí thải lớn sinh
trong khí
quyển
Ô nhiễm – Ô nhiễm – Chất thải – Thiếu nguồn – Tăng cường
nguồn nước nghiêm trọng công nghiệp, nước sạch xây dựng các
ngọt, biển và nguồn nước nông nghiệp – Ảnh hưởng nhà máy xử lí
Đại Dương ngọt. và sinh hoạt đến sức khỏe chất thải.
– Ô nhiễm – Việc vận – Ảnh hưởng – Đảm bảo an
biển chuyển và các đến sinh vật toàn hàng hải.
sản phẩm từ thủy sinh
dầu mỏ
Suy giảm đa – Nhiều loài – Khai thác – Mất đi nhiều – Toàn thế
dạng sinh học sinh vật bị thiên nhiên loài sinh vật, giới tham gia
tuyệt chủng quá mức nguồn thực vào mạng lưới
hoặc đứng phẩm, nguồn các trung tâm
trước nguy cơ thuốc chữa sinh vật, xây
tuyệt chủng bệnh, nguồn dựng các khu
nhiên liệu….. bảo vệ thiên
- Mất cân nhiên
bằng sinh thái

1.3. Một số vấn đề khác


- Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố trở thành mối đe dọa trực
tiếp tới ổn định hòa bình của thế giới.
+ Nạn khủng bố : Tấn công bằng chất nổ, vũ khí sinh học, phá hoại mạng.
+ Hoạt động kinh tế ngầm : buôn lậu vũ khí, rửa tiền, buôn bán ma tuý…
- Để giải quyết các vấn đề trên cần phải có sự hợp tác tích cực của các quốc gia và
cộng đồng quốc tế.
- Các quốc gia và cộng đồng quốc tế cần phải hợp tác gìn giữ hòa bình của khu vực
và thế giới.
II. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi hệ thống khí hậu của trái đất và những thành phần
liên quan như bầu khí quyển, thủy quyển (đại dương), sinh quyển, thạch quyển (đất
đai). Nó gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến nhiều thành phần và khả năng tự
phục hồi cũng như sinh sản của nhiều hệ sinh thái trên trái đất.
Trước đây biến đổi khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian dài do tác động của
các yếu tố tự nhiên, nhưng trong những năm gần đây, nó chủ yếu xảy ra do tác
động của con người như sử dụng các nhiên liệu hóa thạch trong giao thông vận tải
và sản xuất công nghiệp,…

1. Nguyên nhân
Có 2 nguyên nhân chính dẫn tới biến đổi khí hậu hiện nay, bao gồm:
 Nguyên nhân chủ quan (nguyên nhân chủ yếu)
Do những tác động của con người xuất phát từ việc thay đổi mục đích sử dụng đất,
nước và sự gia tăng lượng khí thải cùng với một số loại khí nhà kính khác từ các
hoạt động phát triển kinh tế. Những tác động này gây nên biến đổi bầu khí quyển
và làm Trái Đất nóng dần lên, kéo theo sự thay đổi thời tiết ở nhiều vùng miền.
 Nguyên nhân khách quan
Một số nguyên nhân khách quan có thể kể đến là sự biến đổi các hoạt động của mặt
trời, sự thay đổi quỹ đạo Trái Đất, quá trình kiến tạo núi và các thềm lục địa hoặc
sự biến đổi của nhiều dòng hải lưu và sự lưu chuyển bên trong của hệ thống khí
quyển,….

2. Hệ quả
2.1. Thời tiết trở nên khắc nghiệt
Biến đổi khí hậu làm cho các hiện tượng thời tiết biến chuyển theo chiều hướng
cực đoan, khắc nghiệt hơn trước như lũ lụt, khô hạn, nắng nóng gay gắt, bão
tuyết…
Theo như dự báo của Ủy ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu IPCC thì thế giới
sẽ còn phải đón nhận những trận mưa dữ dội hơn vào mùa mưa, bão tuyết khủng
khiếp hơn vào mùa đông và nắng nóng, khô hạn khắc nghiệt hơn vào mùa hè.
Xem thêm: Mưa axit là gì? Nguyên nhân, tác hại và khí gây ra mưa axit
2.2. Hệ sinh thái bị phá hủy và mất đi sự đa dạng sinh học
 Biến đổi khí hậu cũng làm thay đổi hệ sinh thái trên Trái Đất do nguồn
nước ngọt bị thiếu hụt, không khí bị ô nhiễm và các nguồn năng lượng
tự nhiên dần bị cạn kiệt.
 Hậu quả điển hình nhất của biến đổi khí hậu là làm cho hệ sinh thái san
hô bị tẩy trắng do nước biển ấm lên và nhiều loài có nguy cơ bị biến
mất, thậm chí là bị tuyệt chủng.
 Tình trạng đất bị hoang mạc hóa và nước biển xâm lấn cũng đe dọa tới
nơi cư trú của con người và nhiều loài sinh vật sống.
2.3. Dịch bệnh
Nhiệt độ Trái Đất tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra các hiện tượng tự nhiên như
lũ lụt, hạn hán,... Điều này sẽ tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật truyền nhiễm
như chuột, muỗi có cơ hội sinh sôi, phát triển và lây lan dịch bệnh.
Nhiều nước có khí hậu lạnh giờ đây cũng đã xuất hiện một số loại bệnh mà vốn dĩ
chỉ có ở các nước nhiệt đới.

2.4. Mức nước biển dâng lên


Sự nóng lên của nhiệt độ toàn cầu không chỉ ảnh hưởng tới bề mặt biển mà còn ảnh
hưởng tới cả những khu vực sâu hơn dưới mặt biển, thậm chí là nơi sâu nhất của
đại dương. 
Nhiệt độ gia tăng không chỉ làm nước giãn nở mà còn làm tan chảy các con sông
băng, núi băng và một số lục địa băng trên thế giới khiến lượng nước bổ sung vào
đại dương tăng lên. Tình trạng nước biển dâng lên cũng kéo theo nguy cơ làm các
bờ biển, lục địa bị nhấn chìm và biến mất.
Trong những năm gần đây, vùng biển ở Bắc Cực đang nóng lên nhanh chóng. Tốc
độ nóng lên ở đây cao gấp 2 lần mức trung bình của toàn thế giới và diện tích của
biển Bắc Cực được bao phủ bởi băng trong mỗi mùa hè đang ngày càng bị thu hẹp
lại. 
2.5. Nền nhiệt độ liên tục thay đổi
Nhiệt độ trung bình mỗi năm của thập niên 90 cao hơn của thập niên 80 và khi
sang thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình năm sau lại cao hơn năm trước. Trong thế kỷ
qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu tính trên mặt đất và mặt biển đã tăng lên khoảng
0,74 độ C.
2.6. Nồng độ khí cacbonic trong khí quyển đang tăng lên
Theo phân tích các bong bóng khí trong băng ở Nam Cực và vùng Greenland, các
nhà khoa học kết luận rằng, trong 650.000 năm qua, nồng độ khí cacbonic dao
động từ 180 - 300ppm.

3. Giải pháp
Để giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu, nhiều công ước chung của Liên hợp
quốc về biến đổi khí hậu đã được ban hành và yêu cầu các nước tham gia phải thực
hành nghiêm chỉnh.
Theo đó, các quốc gia phải thực hiện một số hoạt động như sau:
 Hạn chế sử dụng các nguyên liệu từ hóa thạch trong sản xuất công
nghiệp.
 Cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng.
 Ngăn chặn các hành vi chặt phá rừng, tích cực trồng nhiều cây xanh
 Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động
bảo vệ môi trường và Trái Đất.
III. LIÊN HỆ VIỆT NAM
1. Thực trạng dân số Việt Nam.
- Quy mô dân số: Theo Tổng cục thống kê, dân số Việt Nam đến 1/4/2013 ước tính
là 89,5 triệu người (tăng 952.131 người so với 1/4/2012).
Vào tháng 11/2013 dân số Việt Nam đã đạt 90 triệu người, là nước đông dân thứ 3
ở ASEAN (sau Inđônêxia và Philippin) và thứ 8 trong khu vực châu Á và 13 trên
thế giới. 

- Đây là tiềm năng to lớn về nguồn lực con người để phát triển kinh tế-xã hội đất
nước. Dân số thành thị của Việt Nam là 28,9 triệu người, chiếm 32,3%; dân số
nông thôn là 60,6 triệu người, chiếm 67,7%. Với 20,4 triệu người, Đồng bằng sông
Hồng là vùng có quy mô dân số lớn nhất, chiếm 22,8%, tiếp đến là Bắc Trung Bộ
và Duyên hải miền Trung (19,3 triệu người) chiếm 21,5%, Tây Nguyên là vùng có
số dân ít nhất (5,5 triệu người) chỉ chiếm 6,1% dân số cả nước.

2. Tình trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay
- Với tình trạng hiện nay thì Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh
hưởng nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu như: bão lũ, sạt lở, mực nước biển tăng
lên, đặc biệt tình trạng nước biển xâm lấn đang diễn ra theo chiều hướng tăng dần
ở những vùng ven biển.
- Hàng năm Việt Nam phải gánh chịu hơn 10 cơn bão lớn từ biển vào. Mức độ tàn
phá của những cơn bão ngày một nghiêm trọng đặc biệt là các tỉnh miền Trung và
các tỉnh vùng cao của nước ta. Từ đó ta thấy được sự ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu gây ra ở nước ta là vô cùng lớn.
- Ngoài ra tình trạng đất ngập mặn hay hạn hán ở nước ta cũng đang xảy ra theo
chiều hướng tăng dần và thường xuyên hơn. Hàng năm Việt Nam luôn chi rất
nhiều ngân sách quốc gia để nhằm giảm thiểu và khắc phục biến đổi khí hậu ở
nước ta.

3. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam


Chất thải từ nhà máy chưa qua xử lý ngang nhiên được đổ xuống kênh, ao, hồ ở
Việt Nam.
Vài năm trở lại đây, viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường báo cáo có
đến hơn 17 triệu người tại Việt Nam chưa được tiếp cận với nước sạch. Những
người dân này phải chấp nhận sống chung với nguồn nước ngầm, nước mưa, nước
từ nhà máy lọc không an toàn. Chưa dừng lại tại đó, cứ mỗi năm các tổ chức môi
trường quốc tế và trong nước vẫn tiếp tục đưa ra những con số rất đáng lo ngại về
tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở nước ta:
 
Khoảng 9.000 người tử vong mỗi năm do nguồn nước và vệ sinh kém (theo
thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên & Môi trường)
 Khoảng 20.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những
nguyên nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước (theo thống kê của Bộ Y tế và
Bộ Tài nguyên & Môi trường)
 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻm em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng
tại Việt Nam do thiếu nước sạch và vệ sinh kém (theo WHO)
 Khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen (theo báo cáo
của Bộ Tài nguyên & Môi trường)
 19.000 tấn rác nhựa thải ra môi trường mỗi ngày, trong đó trung bình mỗi
người trong số chúng ta đóng góp đến 1,2kg rác/ngày (theo TS Quách Thị
Xuân – Giám đốc Trung tâm Tư vấn Phát triển bền vững Đà Nẵng)
Bất chấp những con số báo động đỏ này vẫn có đến 30% dân số chưa nhận thức
được tầm quan trọng của nước sạch.

You might also like