You are on page 1of 2

Vào thời kỳ công hóa như hiện nay hiện tượng nhà kính bắt đầu xuất hiện

kèm theo đó là những hậu quả khôn lường cho con người. Đó là sự vô ý thức
của con người hậu quả của chúng khiến đời sống chúng ta trở nên kham khổ.
Những trận động đất, sóng thần và các thiên tài khác xảy ra thường xuyên với
vô vàn các loại bệnh dịch mà con người phải đối mặt. Vậy đời sống của chúng
ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường sống!
Môi trường là gì? Vai trò của môi trường quan trọng đối với đời sống của
chúng ta thế nào? Theo tôi, môi trường là những điều kiện tự nhiên xung quanh
chúng ta bao gồm đất, nước, không khí, tài nguyên thiên nhiên. Vai trò của môi
trường là vô cùng lớn! Không khí giúp chúng ta duy trì sự sống, không khí sạch
trong lành giúp giảm thiểu các bệnh mãn tính. Đất cung cấp chất dinh dưỡng
cho thực vật duy trì sự cân bằng giữa oxygen với cacbon dioxide và là nơi ở cho
con người. Nước là thành phần chính của cơ thể sinh vật, có tới 70% cơ thể con
người là nước, nước để uống hàng ngày... Từ đây ta thấy được sự quan trọng
của môi trường đối với cuộc sống con người!
Thế nhưng, môi trường hiện nay đang bị tàn phá nghiêm trọng. Các nhà
máy xử lý quặng, cơ khí, thực phẩm… thải trực tiếp những chất thải hóa học ra
môi trường gây ô nhiễm môi trường. Những chất thải sinh hoạt của các hộ dân
được thải trực tiếp ra ngoài sông suối. Việc sử dụng nhiều chất thải nhựa và các
chất thải khó phân hủy khác đưa ra ngoài môi trường không được xử lí. Sự gia
tăng chóng mặt với dân số khiến những cảnh rừng đại ngàn biến mất, con người
ra sức chặt phá để có chỗ ở và phục vụ các hoạt động kinh tế của con người.
Chúng ta đã khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên, khiến khoáng sản gần như
cạn kiệt gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Các loài động vật đang đứng
trước nguy cơ tuyệt chủng và đã tuyệt chủng. Tất cả đều do con người gây nên.
Con người chúng ta sẽ phải chịu hậu quả do chính bản thân mình gây ra.
Do Thái quá nhiều khí carbon dioxide từ nhà máy, phương tiện chạy bằng xăng,
kèm theo các cánh rừng đang ngày càng thu hẹp dẫn tới biến đổi khí hậu, làm
cho tầng ozon đã bị thủng kéo tới nhiệt độ toàn cầu tăng nhanh. Nhiệt độ tăng
cao khiến băng ở Bắc cực và Nam cực tan ra. Người ta dự đoán rằng nhiệt độ
trái đất tăng 2 độ thì giải Tây Nam cực sẽ sụp đổ nước biển dâng 6-9 m, nhiệt
độ tăng 6 đến 9 độ C thì 70% băng ở Nam cực sẽ mất đi và mực nước biển sẽ
dựng khoảng 40 m. Hiện tượng băng tan khiến các núi băng tách ra khỏi hai
cực, từ đó gây xuất hiện những tai nạn trên biển khi tàu tông phải núi băng trôi.
Ngoài ra mực nước biển dâng cao nhấn chìm những vùng đất trũng và những
quốc gia ven biển như Hà Lan, Đan Mạch… Một số động vật biển không kịp
thích nghi với môi trường mới, nước biển nhạt đi sẽ bị tuyệt chủng.
Việc sử dụng rác thải nhựa khiến môi trường sinh thái bị hủy hoại nghiêm
trọng. Những rác thải phải hàng ngàn, hàng trăm năm mới phân hủy xuất hiện
khắp mọi nơi. Nhiều loại động vật bị chết do ăn nhầm hoặc vướng phải rác thải
nhựa gây ra sự tuyệt chủng. Ngoài ra nhiệt độ tăng cao cũng dẫn đến hiện tượng
sa mạc hóa nhanh hơn và rộng hơn. Những virus, vi khuẩn sẽ xuất hiện nhiều
chủng loại và biến thể mới. Tiêu biểu gần đây có thể kể đến như Covid-19 hay
HIV… khiến hàng triệu người chết. Việc săn bắt thú quý hiếm và chặt phá rừng
khiến thời tiết trở nên cực đoan hơn. Những vết khuyết trong hệ sinh thái xuất
hiện. Thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu xảy ra toàn cầu như hạn hán, lũ lụt,
sóng thần… xảy ra. Cây xanh vốn được coi là lá phổi xanh có tác dụng chống
hạn hán, lũ quét bị con người chặt phá để lại một khoảng trời không.
Khan hiếm nước ngọt là những hậu quả mà con người phải chịu. Sa mạc
hóa cộng với nước thải sinh hoạt khiến môi trường nước ngọt trở nên khan
hiếm. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO thì hiện nay đang có hơn 2
tỷ người sống trong tình trạng thiếu nước sạch. Đất đai bị ô nhiễm và sa mạc
hóa ngày càng khô cằn, lụi tàn, khó canh tác làm cho nạn đói tăng cao, đời sống
con người trở nên khó khăn hơn. Hệ miễn dịch của con người dần suy giảm,
khiến chúng ta dễ mắc các bệnh mãn tính. Kèm theo đó là các tia bức xạ từ mặt
trời chiếu xuống trái đất do tầng ôzôn vốn được coi là lá chắn của trái đất bị
thủng làm cho con người mắc các bệnh về da.
Việt Nam cũng đang phải chịu hậu quả từ biến đổi khí hậu. Đồng bằng
sông Cửu Long đang có nguy cơ bị nhấn chìm trong nước biển. Thành phố Hồ
Chí Minh và Hà Nội lọt vào top những thành phố có chất lượng không khí kém
nhất trên thế giới.
Để giảm thiểu và khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu gây ra chúng ta
cần trồng thêm nhiều cây xanh, tiết kiệm năng lượng, ngăn chặn tình trạng phá
rừng, ngoài ra còn phải hạn chế sử dụng các loại rác thải nhựa. Chính phủ cần
nghiêm cấm các hành vi gây rối tổn hại đến môi trường. Là một học sinh chúng
ta cần vứt rác đúng nơi quy định, dọn dẹp rác thải, hạn chế sử dụng túi ni lông
để bảo vệ môi trường.
Môi trường sống là thứ không thể thiếu đối với con người vậy nên thế
giới cũng có những ngày để chung tay bảo vệ trái đất nhưng Giờ trái đất, kết nối
vì khí hậu… đã cho thấy rằng bảo vệ môi trường không phải công việc của một
người, một quốc gia mà là của cả xã hội, toàn thế giới.
Môi trường ngày càng bị hủy hoại vậy nên chúng ta hãy chung tay bảo vệ
ngôi nhà chung của chính mình để giữ gìn cuộc sống của chúng ta!

You might also like