You are on page 1of 9

Bối cảnh nghiên cứu

1. Tình hình môi trường của Trái Đất:


a) Tình hình môi trường:
Ngày nay, môi trường và khí hậu của Trái Đất đang
ngày càng biến đổi theo hướng tiêu cực. Trái Đất đang
ngày càng nóng lên, môi trường bị ô nhiễm, kéo theo đó
là cả sự hủy hoại, suy sụp của hệ sinh thái, nhiều giống
loài đứng trên bờ vực của tuyệt chủng. Không chỉ ảnh
hưởng đến hệ sinh thái và động thực vật, mà môi trường
ô nhiễm, biến đổi này cũng tác động xấu đến sức khỏe
của con người. Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) đến tháng 9/2021 thì ô nhiễm môi trường đã làm
chết 7 triệu người trên thế giới vào mỗi năm.
Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC)
xác nhận các nước đã thông qua báo cáo quan trọng
“Tóm tắt cho các nhà hoạch định chính sách” dày 40
trang, được tổng hợp từ hàng nghìn trang tài liệu nghiên
cứu khoa học. Báo cáo này cho thấy nhiệt độ Trái đất
chắc chắn sẽ tăng quá ngưỡng 1,5 độ C trong vòng 1 thập
kỷ. Cụ thể, nhiệt độ bề mặt Trái đất đã tăng 1,1 độ C kể
từ thế kỷ 19 đến nay. Chỉ trong năm 2021, thế giới đã
chứng kiến một loạt các trận lũ lụt, nắng nóng bất thường
và cháy rừng nghiêm trọng chưa từng thấy ở cả 4 châu
lục. Tất cả những tác động này được dự báo sẽ gia tăng
trong những thập kỷ tới, kể cả khi thế giới nỗ lực nhằm
giảm đà tăng của nhiệt độ Trái đất. Có thể thấy rằng, khí
hậu Trái Đất đang thay đổi và tác động không hề nhỏ đến
môi trường sống của con người và hàng triệu giống loài
động thực vật đang sinh sống trên Trái Đất.
Theo một báo năm 2017, 1/3 diện tích đất trên hành
tinh đang bị suy thoái nghiêm trọng và 24 tỷ tấn đất màu
mỡ đang bị mất đi mỗi năm.Bên cạnh đó nhiều quốc gia
trên thế giới hiện nay đã xác định diện tích lớn vùng đất
bị ô nhiễm. Cụ thể: Anh chính thức xác nhận 300 vùng
với diện tích 10.000 ha, khoảng 30 đến 40 năm nữa có
thể bị xóa sổ đôi phì nhiêu của đất nơi đây; Mỹ có
khoảng 25.000 vùng; Hà Lan 6.000 vùng bị ô nhiễm cần
xử lý.(Nguồn tổng hợp: Báo điện tử của Bộ Tài Nguyên
và Môi trường)
b) Tình hình rác thải nhựa ở Trái Đất:
Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề ô nhiễm môi
trường ở Trái Đất và một trong số đó là do rác thải, đặc
biệt là rác thải nhựa. Ngày nay, việc sử dụng các sản
phẩm nhựa trở thành một điều phổ biến trong đời sống
của con người. Trong cuộc sống hằng ngày của con
người, các sản phẩm từ nhựa trở nên phổ biến, đặc biệt là
các sản phẩm nhựa dùng một lần. Tốc độ đô thị hóa và
tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đã dẫn đến tăng mạnh
sản xuất và tiêu thụ nhựa trên toàn cầu. Tuy nhiên, việc
nhựa được sử dụng tràn lan, đã dẫn tới hệ lụy “ô nhiễm
trắng”.
Nhựa bắt đầu được sử dụng cách đây 60 - 70 năm và
đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hiện đại, ảnh
hưởng đến cách thiết kế quần áo, nấu ăn, các hoạt động
kỹ thuật và thiết kế sản phẩm. Vì vậy, tốc độ sản xuất
nhựa ngày càng tăng, tạo ra hàng tỷ tấn nhựa trên Trái
đất - Theo Telegraph. Các chuyên gia ước tính, hiện con
người đã sản xuất khoảng 8,3 tỷ tấn nhựa, trong đó, 6,3
tỷ tấn đã trở thành phế thải, 79% trong số đó nằm ở các
bãi rác hoặc ngoài môi trường tự nhiên.
Nhựa là các hợp chất cao phân tử, có chứa các polyme
hữu cơ. Chúng được dùng làm nguyên liệu sảnxuất như:
túi nhựa, chai nhựa, cốc nhựa, ống hút nhựa,.... Sở dĩ
chất liệu này được sử dụng rộng khắp là bởi giá thành rẻ,
bền; có những tính chất vật lý như cách điện, cách nhiệt,
chịu được độ ẩm, dẻo dai, bền và dễgia công (Alhazmi et
al., 2021).Nhựa là chất liệu chậm phân hủy. Một chiếc
ống hút nhựa phải mất từ 100 đến 500 năm mới phân hủy
hết, một chiếc túi nhựa cần thời gian khoảng 500-1.000
năm.
Mỗi năm, thế giới thải ra 300 triệu tấn rác thải
nhựa, gần 1/3 số túi nilon con người thải ra không được
thu gom và xử lý. Hơn 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa đang tích
tụ trên Trái đất. Tính trung bình, mỗi phút thế giới thiêu
thụ 1 triệu chai nhựa… Rác thải nhựa và túi nilon thải ra
môi trường đang tăng lên theo cấp số nhân. Chúng đang
từng ngày, từng giờ tàn phá, hủy diệt môi trường sống
của con người và cả thế giới động vật đặc biệt là sinh vật
biển.
Theo báo cáo của chương trình môi trường liên hợp
quốc (UNEP) , mỗi năm có khoảng 13 triệu tấn rác thải
nhựa bị đổ ra biển. Điều này gây tổn thương môi trường
biển, tổn thương hệ thống san hô, gây chết 1,5 triệu động
vật như rùa biển đến cá voi. Ước tính thiệt hại với hệ
sinh thái lên tới 13 tỷ USD mỗi năm. Chuyên gia David
Attenborough cảnh báo trên chương trình phim tài liệu tự
nhiên Blue Planet rằng hiện nay lượng rác thải trong biển
là 150 triệu tấn, xấp xỉ 1/5 khối lượng cá và dự đoán rằng
với tình trạng sản xuất và tiêu dùng nhựa như hiện tại,
lượng rác thải nhựa trong biển có thể vượt lượng cá vào
năm 2050.
Có thể thấy rằng, tình hình rác thải nhựa trên Trái Đất là
vô cùng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến
môi trường Trái Đất, tác động lên khí hậu, hệ sinh thái,
môi trường sống của động thực vật và cả con người.
2. Tình hình môi trường của Việt Nam:
a) Tình hình môi trường:
Hiện nay, theo UNEP châu Á thải ra 80% rác thải nhựa
trên biển, nhưng gần như không có nỗ lực xử lý. Dưới
đây là số liệu những quốc gia gây ô nhiễm môi trường
nhiều nhất năm 2010, có thể thấy rằng Việt Nam đang
đứng ở vị trí thứ tư .
b) Tình hình rác thải:
Nguồn:
1. https://tainguyenvamoitruong.vn/lhq-ra-bao-cao-chi-
tiet-ve-tac-dong-cua-trai-dat-nong-len-cid11882.html
2. https://kinhtemoitruong.vn/rac-thai-nhua-la-gi-mat-
bao-lau-de-rac-thai-nhua-co-the-phan-huy-64982.html
3. Ô nhiễm nhựa tại Việt Nam: Bài toán cần tìm lời giải
cấp thiết. Báo Thế Giới và Việt Nam.
https://baoquocte.vn/o-nhiem-nhua-tai-viet-nam-bai-
toan-can-tim-loi-giai-cap-thiet-147962.html
4. https://dainam.edu.vn/vi/tin-tuc/infforgrapic-rac-thai-
nhua-dang-huy-diet-trai-dat-nhu-the-nao

You might also like