You are on page 1of 14

ĐỀ TÀI: RÁC THẢI NHỰA

DÀN Ý THUYẾT TRÌNH


(Nhớ chuẩn bị các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến chủ đề thuyết trình cho cả
lớp cùng tham gia)

1. Giới thiệu
- Giới thiệu mở đầu:
Số liệu thống kê:
+ Nhựa đã tăng theo cấp số nhân từ 2 triệu tấn mỗi năm vào năm 1950 lên 460 triệu
tấn vào năm 2019.
+ 79% rác thải nhựa được đưa đến các bãi chôn lấp hoặc đại dương, trong khi chỉ
9% được tái chế và 12% bị đốt.
+ Đến năm 2025, khoảng 250 triệu tấn nhựa có thể sẽ đổ ra đại dương.
+ Hơn 1 triệu loài chim biển và 100.000 động vật biển chết vì ô nhiễm nhựa mỗi
năm.
+ 100% rùa biển con có nhựa trong bụng.
+ Ước tính hiện có khoảng 75 đến 199 triệu tấn chất thải nhựa trong đại dương của
chúng ta, với hơn 33 tỷ pound nhựa xâm nhập vào môi trường biển mỗi năm.
+ Thế giới sử dụng hơn 500 tỷ túi nhựa mỗi năm - tức là mỗi người trên Trái đất có
150 túi.
+ 8,3 tỷ ống hút nhựa gây ô nhiễm các bãi biển trên thế giới, nhưng chỉ có 1% số
ống hút bị thải ra đại dương.
- Tầm quan trọng của chủ đề:
+ Những tác động của nó đang ngày càng lan rộng từ những ngọn núi cao nhất đến
rãnh sâu nhất của đại dương.
+ Gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, phá hủy hệ sinh thái và gây hại cho động
vật hoang dã - đặc biệt là các loài sinh vật biển.
+ Sản lượng nhựa toàn cầu đã tăng gấp đôi kể từ đầu thế kỷ, lên gần 400 triệu tấn
mỗi năm vào năm 2021.
+ Tuổi thọ của các sản phẩm nhựa trung bình khoảng 10 năm thì nhựa có thể mất tới
500 năm để phân hủy, tùy thuộc vào thành phần và cách thải bỏ chúng.
- Mức độ liên quan của chủ đề đối với khán giả:
+ Mỗi nhà hiện nay đều đang sử dụng nhựa  Cần biết về rác thải nhựa để hạn chế
sử dụng.
+ Ô nhiễm rác thải nhựa ngày càng nghiêm trọng  Các bạn trẻ cần biết mức độ
nguy hiểm để tìm ra những biện pháp thiết thực để giảm thiểu rác thải nhựa.
+ Đang học môn Con người và môi trường  Rác thải nhựa là một phần của môi
trường  Cần biết để nâng cao thêm kiến thức.
- Nội dung chính của bài thuyết trình: gồm 4 phần:
+ Hiện trạng và mối nguy.
+ Kiểm kê rác thải.
+ Ô nhiễm vi nhựa.
+ Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương.
2. Nội dung chính
Luận điểm đầu tiên: Hiện trạng và mối nguy
2.1.1. Hiện trạng rác thải nhựa
a. Đối với thế giới
- Hằng năm trên thế giới, có tới 350 triệu tấn rác thải nhựa bị thải ra môi trường mỗi
năm.
- Nếu không thay đổi các chính sách hiện hành, lượng rác thải nhựa toàn cầu được
dự đoán sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2060, lên tới con số đáng kinh ngạc là một tỷ tấn.
- Nếu các biện pháp và chính sách mới được đưa ra, chẳng hạn như tăng thuế sử
dụng nhựa và hệ thống tái chế toàn cầu được cải thiện đáng kể, con số này có thể giảm
xuống dưới 700 triệu tấn.
- Hiện nay chưa đến 10% rác thải nhựa được tái chế mỗi năm. Phần lớn rác thải
nhựa được tạo ra đều được chôn lấp hoặc đốt, thải ra các chất ô nhiễm có hại. Còn lại
thì chúng không được quản lý.
Tỉ lệ rác thải nhựa được chôn lấp, không được quản lý, đốt và tái chế trên thế giới và
một số khu vực.
b. Đối với Việt Nam
- Hiện nay, trung bình mỗi năm 350 triệu tấn nhựa được sản xuất và trong số đó thải
ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi nilon, 80% số túi
nilon đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần.
- Chỉ 27% trong số rác thải ra được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp.
- Việt Nam đứng thứ 4 trên 20 quốc gia ở top đầu, với khoảng 0,28 - 0,73 triệu
tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển của thế giới.
- Việc xử lý và tái chế rác thải nhựa còn nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải nhựa
được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là được tái chế.
- Theo đại diện Đoàn Thanh niên Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Việt Nam
đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa, bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng
khoảng 1 kg túi nilon/tháng, riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa và túi nilon.
- Việc phân loại, thu hồi, tái chế và xử lý rác thải nhựa còn hạn chế. Lượng chất thải
nhựa và túi nilon ở Việt Nam, chiếm khoảng 8- 12% chất thải rắn sinh hoạt. Nhưng chỉ
có khoảng 11- 12 % số lượng chất thải nhựa, túi nilon được xử lý, tái chế, số còn lại
chủ yếu là chôn lấp, đốt và thải ra ngoài môi trường. Điều này có thể dẫn đến thảm họa
môi trường, ô nhiễm đại dương.
- Mỗi ngày, có khoảng 22 tấn chất thải nhựa được thải ra từ các hoạt động y tế,
trong số đó lẫn với rác thải nguy hại (thuốc, hóa chất…). Thu gom, tái chế và chôn lấp
loại rác thải nhựa này đều ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và ô nhiễm môi trường.

Rác thải nhựa ở Việt Nam


2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng rác thải nhựa
- Rác thải nhựa từ việc đóng gói bao bì là một trong những nguồn chính gây ra tình
trạng ô nhiễm nhựa hiện nay.
- Phần lớn ô nhiễm nhựa ở đại dương là do xả rác: chúng ta mua hoặc sử dụng các
đồ nhựa dùng một lần (giấy gói thực phẩm, túi nhựa, dao cạo râu, chai lọ…) và không
vứt bỏ chúng đúng cách, khiến chúng bị thải vào bãi rác, ra sông, suối và cuối cùng là
ra đại dương.
- Tuy nhiên, không phải tất cả rác thải nhựa trong đại dương đều là hậu quả của việc
xả rác: nhiều loại nhựa và vi nhựa là sản phẩm của quy trình sản xuất không phù hợp.
Rác thải nhựa trong từng lĩnh vực

Rác thải nhựa từ bao bì, đóng gói


- Trong những năm qua, việc tiêu thụ nhựa ở Việt Nam liên tục tăng trưởng khoảng
15% mỗi năm. Hiện nay, tổng sản lượng ngành nhựa khoảng 25 tỷ USD, xuất khẩu
năm 2023 khoảng 4,5 tỷ USD.
- Người Việt Nam cũng đang lạm dụng quá mức đồ nhựa như: thìa nhựa, ly nhựa,
cốc nhựa, bát nhựa phục vụ quá trình sinh hoạt hàng ngày của con người, nhất là ở các
cửa hàng bán đồ ăn uống hay tại các sự kiện, buổi dã ngoại... Khi khách mua đồ ăn
uống mang về, thường không mang theo đồ để đựng, mà nhà hàng chuẩn bị hộp xốp,
hộp nhựa gói hàng.
- Nhiều người Việt Nam có ý thức phân loại rác tại nguồn, họ vẫn thường vứt rác
thải nhựa với các loại rác vô cơ khác,… làm cho quá trình phân loại, xử lý rất khó
khăn, tốn kém về chi phí.
2.1.3. Mối nguy
Rác thải nhựa rất khó bị phân huỷ trong môi trường tự nhiên. Mỗi loại chất nhựa có
số năm phân huỷ khác nhau với thời gian rất dài, hàng trăm năm có khi tới hàng nghìn
năm.
Đơn cử theo thông tin từ báo Môi trường & Đô thị thì: chai nhựa phân hủy sau 450
năm-1000 năm, ống hút, nắp chai sẽ phân hủy sau 100 năm-500 năm; bàn chải đánh
răng phân hủy sau 500 năm...
- Các loài động vật khi ăn phải rác thải nhựa có thể chết, dẫn đến nguy cơ tuyệt
chủng, gây mất cân bằng sinh thái.
- Rác thải nhựa không được xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không khí
và môi trường nước.
- Khi đốt rác thải nhựa sẽ sinh ra chất độc đi-ô-xin, furan gây ô nhiễm không khí,
gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, gây ung
thư...
- Khi chôn lấp: rác thải nhựa sẽ làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng và
ngăn cản quá trình khí oxy đi qua đất, gây tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây
trồng. Hơn nữa, nó có thể làm ô nhiễm nguồn nước, gây ra cái chết của các vi sinh vật
có lợi cho cây ở dưới lòng đất.
- Rác thải nhựa gây ra tình trạng “ô nhiễm trắng” tại các điểm du lịch, ảnh hưởng
đến không gian nghỉ ngơi và thư giãn của con người, làm ảnh hường nghiêm trọng đến
các loài thủy, hải sản như: Có gần 300 loài sinh vật biển bị vướng hay ăn phải các
mảnh rác thải nhựa trên biển, gây phá hủy tế bào, tác động xấu tới hệ tiêu hóa… hoặc
làm tắc khí quản gây ngạt thở. Theo thống kê, bình quân trong mỗi con cá chứa
khoảng 2,1 mảnh vi nhựa. Đây chính là nguyên nhân gây tử vong cho nhiều loài động
vật. Việc trong sinh vật biển chứa nhiều mảnh vi nhựa các rác thải nhựa trôi nổi trên
biển cũng là nguyên nhân gây phá huỷ hay suy giảm đa dạng sinh học và làm thay đổi
cấu trúc, thành phần của hệ sinh thái biển.
- Rác thải nhựa bị thải ra môi trường hoặc bị chôn lấp, theo thời gian sẽ bị phân rã
thành những mảnh nhựa với rất nhiều kích cỡ khác nhau như: micro, nano, pico...
Những mảnh vi nhựa này sẽ lẫn vào đất, môi trường và không khí... khiến cho các loài
sinh vật biển, chính con người ăn phải, đưa chúng vào cơ thể đe dọa đến sức khỏe.
- Rác thải nhựa bị thải ra môi trường hoặc bị chôn lấp, theo thời gian sẽ bị phân rã
thành những mảnh nhựa với rất nhiều kích cỡ khác nhau như: micro, nano, pico...
Những mảnh vi nhựa này sẽ lẫn vào đất, môi trường và không khí... khiến cho các loài
sinh vật biển, chính con người ăn phải, đưa chúng vào cơ thể đe dọa đến sức khỏe.
- Trong một số loại túi nilon có thể lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất... vì thế khi
đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành các loại axit sunfuric gây ra mưa axit vô cùng nguy
hiểm đối với sức khỏe con người và sinh vật.
- Hiện nay còn có rất nhiều sản phẩm nhựa kém chất lượng được sản xuất với số
lượng lớn, trong quá trình sử dụng sẽ sản sinh ra BPA.
- GS Vande Voort - Đại học California, Mỹ, cảnh báo, mặc dù, các hóa chất như
BPA (có tác dụng làm cứng nhựa) và nitrat (thành phần giúp bảo quản thực phẩm lâu
hơn) là một phần của cuộc sống hàng ngày trong nhiều thập kỷ nhưng các nghiên cứu
khoa học đều chỉ ra rằng những chất này không an toàn, có khả năng gây ung thư, tác
động đến não làm chậm phát triển, gây viêm gan, rối loạn nội tiết và vô sinh. Thêm
vào đó, BPA có thể dẫn đến sẩy thai và gây khó thụ thai cho phụ nữ. Nghiên cứu cũng
cho thấy các chất độc được tìm thấy trong nhựa có thể gây dị tật bẩm sinh và các vấn
đề phát triển ở trẻ em.
Luận điểm thứ hai: Kiểm kê rác thải.
2.2.1. Thống kê số lượng rác thải trên thế giới hiện nay
- Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính rằng vào năm 2018, thế giới đã tạo ra 2,01 tỷ
tấn rác thải rắn đô thị. Lượng rác thải này dự kiến sẽ tăng lên 3,40 tỷ tấn vào năm
2050.
- Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho biết rằng trong số 2 tỷ tấn
rác thải rắn đô thị được tạo ra vào năm 2018, chỉ có 13,5% được tái chế và 5,5% được
ủ phân. Phần còn lại, 81%, được chôn lấp hoặc đốt cháy.
- Hơn 430 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm trên toàn thế giới, một nửa trong
số đó chỉ để sử dụng một lần và ít hơn 10% được tái chế. Ước tính có khoảng 19-23
triệu tấn nhựa bị thải ra các hồ, sông và biển hàng năm. Các hạt nhựa có đường kính
nhỏ khoảng 5 mm len lỏi vào thức ăn, nước và không khí. Người ta ước tính rằng mỗi
người trên hành tinh này tiêu thụ hơn 50.000 hạt nhựa mỗi năm và còn nhiều hơn nữa
nếu tính đến việc hít phải. Nhựa dùng một lần bị vứt bỏ hoặc đốt gây hại cho sức khỏe
con người và đa dạng sinh học. Đồng thời gây ô nhiễm mọi hệ sinh thái từ đỉnh núi
đến đáy đại dương.
2.2.2. Thống kê số lượng đồ dùng bằng nhựa được sản xuất hàng năm
Theo OECD, hơn 460 triệu tấn nhựa được sản xuất trên toàn thế giới mỗi năm, và
con số này dự kiến sẽ tăng lên 600 triệu tấn vào năm 2030.
Một số thông tin cơ bản:
+ Bao bì nhựa chiếm khoảng 40% tổng sản lượng nhựa.
+ Ngành công nghiệp dệt may sử dụng khoảng 10% sản lượng nhựa.
+ Ngành công nghiệp xây dựng sử dụng khoảng 20% sản lượng nhựa.
+ Các sản phẩm nhựa khác (như đồ chơi, đồ dùng gia đình) chiếm khoảng 30% sản
lượng nhựa.
2.2.3. Số lượng rác thải nhựa được tái chế và bị thải ra môi trường
Nhưng theo UNEP có tới tận 50% lượng rác thải nhựa này được thải thẳng ra ngoài
môi trường, 22% được chôn lấp, 19% được đốt cháy và chỉ 9% được tái chế. Có thể
thấy được là số lượng rác nhựa được tái chế chỉ vỏn vẹn 9% trong khi đó số lượng rác
thải nhựa thải ra ngoài môi trường lên đến 91% chỉ là theo nhiều cách khác nhau:
- Môi trường nước:
+ 80% rác thải nhựa trong môi trường biển đến từ các hoạt động trên đất liền và
20% rác thải nhựa còn lại đến từ các hoạt động trên biển như tàu thuyền, giàn khoan
+ Biển và đại dương: Rác thải nhựa được vận chuyển từ đất liền ra biển qua các
con sông, suối, cống rãnh. Rác thải nhựa trôi nổi trên biển, chìm xuống đáy biển hoặc
mắc vào các sinh vật biển.
+ Sông hồ: Rác thải nhựa được thải trực tiếp vào sông hồ hoặc từ các khu vực ven
sông hồ. Rác thải nhựa có thể làm tắc nghẽn dòng chảy, gây ô nhiễm nguồn nước và
ảnh hưởng đến sinh vật sống trong nước.
- Môi trường đất:
+ 50% rác thải nhựa trên toàn thế giới được chôn lấp tại các bãi rác.
+ Bãi rác: Rác thải nhựa được chôn lấp tại các bãi rác. Rác thải nhựa có thể phân
hủy thành các vi nhựa, xâm nhập vào đất và nước ngầm, gây ô nhiễm môi trường.
+ Đất nông nghiệp: Rác thải nhựa được sử dụng làm phân bón hoặc vứt bỏ trên
đất nông nghiệp. Rác thải nhựa có thể ảnh hưởng đến chất lượng đất, cây trồng và sức
khỏe con người.
- Không khí:
+ 19 % rác thải nhựa trên toàn thế giới được xử lý bằng phương pháp đốt cháy
+ Rác thải nhựa được đốt cháy: Rác thải nhựa được đốt cháy thải ra khí độc hại vào
không khí, ảnh hưởng đến chất lượng không khí và sức khỏe con người.
- Các khu vực khác: Rác thải nhựa bị vứt bừa bãi: Rác thải nhựa bị vứt bừa bãi trên
đường phố, vỉa hè, công viên, khu dân cư,… Rác thải nhựa gây mất mỹ quan đô thị và
ảnh hưởng đến môi trường.
2.2.4. Các nguồn phát thải chính và các biện pháp quản lý
- Các nguồn phát thải chính:
+ Hoạt động sản suất các sản phẩm được làm từ nhựa
+ Hoạt động tiêu dùng: các sản phẩm nhựa dùng 1 lần, nhà hàng, quán xá, đời
sống sinh hoạt hàng ngày, …
+ Hoạt động công nghiệp dệt may, xây dựng, nông nghiệp, …
- Các biện pháp quản lý:
+ Giảm thiểu: Hạn chế sử dụng các sản phẩm sử dụng 1 lần làm từ nhựa, khuyến
khích sử dụng sản phẩm có khả năng tái sử dụng cao, tuyên truyền nâng cao nhận thức
của công đồng về rác thải nhựa, …
+ Tái sử dụng và tái chế: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái sử dụng sản phẩm
nhựa như thu gom, phân loại, tái sử dụng, Tăng cường thu gom và tái chế rác thải nhựa
và tăng cường phát triển các công nghệ tái chế rác thải nhựa.
Luận điểm thứ ba: Ô nhiễm vi nhựa
2.3.1. Khái niệm
- Hạt vi nhựa: có đường kính nhỏ hơn 5 mm (0,2 inch). Có 2 loại vi nhựa: sơ cấp và
thứ cấp.
- Vi nhựa sơ cấp là các hạt nhỏ được thiết kế để sử dụng thương mại, chẳng hạn như
mỹ phẩm, cũng như các vi sợi thoát ra từ quần áo và các loại vải dệt khác, chẳng hạn
như lưới đánh cá.
- Vi nhựa thứ cấp là các hạt sinh ra từ sự phân hủy của các vật dụng nhựa lớn hơn,
chẳng hạn như chai nước.
2.3.2. Thực trạng
- Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính thức, tuy nhiên, gần đây đã có một số
nghiên cứu xác định sự phân bố và hàm lượng vi nhựa trong các mẫu trầm tích và môi
trường nước.
- Trên sông Sài Gòn, mật độ vi nhựa dạng sợi tại mỗi điểm được dao động từ
172.000 MPs/m3 đến 519.000 MPs/m3 và mật độ vi nhựa dạng mảnh tại mỗi điểm
được dao động từ 10 MPs/m3 đến 223 MPs/m3.
- Vi nhựa cũng được tìm thấy ở cả ba vùng biển Tiền Giang, Cần Giờ và Bà Rịa -
Vũng Tàu với mật độ dao động từ 0,04 đến 0,82 mẫu/m3 nước biển, thấp nhất ở vùng
Cần Giờ và cao nhất ở vùng Tiền Giang.
- Đặc điểm chung của vi nhựa tại ba vùng biển này là dạng mảnh và sợi, kích thước
tập trung trong khoảng 0,25 – 0,5 mm và 1 – 2,8mm, với màu sắc khá đa dạng.
- Tại trầm tích bãi triều huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa, hàm lượng hạt vi nhựa trong
trầm tích dao động từ 0,002 – 0,0798 g/kg với giá trị trung bình 0,0229 ± 0,0089 g/kg,
tương ứng với 2.532 - 6.875 mảnh vi nhựa/kg trầm tích.
- Đến nay, chưa có đánh giá tổng thể về nguồn phát sinh (từ các sản phẩm tẩy rửa,
mỹ phẩm, hoạt động giặt là, dệt may, giao thông...) và thực trạng vi nhựa trong môi
trường (đất, nước, không khí) tại Việt Nam. Các vi nhựa có thể xâm nhập và phá hủy
tế bào trong cơ thể của các loài sinh vật trong nước ngọt và trong môi trường biển;
chúng có thể là vật trung gian gây tích tụ các loại hóa chất nguy hiểm, khi động vật ăn
vào sẽ bị nhiễm độc, chất độc này lại được chuyển sang con người khi con người ăn
các động vật đó.
2.3.3. Nguyên nhân: (trình bày kỹ hơn trong phần thuyết trình)
- Tiêu thụ và sản xuất nhựa.
- Xả thải chất thải nhựa không kiểm soát.
- Quá trình vận chuyển.
- Mưa nhựa.
- Yếu tố thời tiết.
2.3.4. Tác hại
- Nguy cơ cho sức khỏe con người.
- Rủi ro hệ sinh thái: Hạt nhựa có thể bị nuốt vào bởi các loài sinh vật, gây ra tắc
nghẽn hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Nó
cũng có thể tạo ra tác động dài hạn đối với hệ sinh thái, ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn
và các quá trình sinh thái khác. Đối với các hạt nhựa trong không khí còn được lan
truyền bởi gió và lắng đọng theo mưa xuống các dòng sông suối, ao hồ, biển và đại
dương. Khi đi vào môi trường thủy sinh, vi nhựa ảnh hưởng đến sinh vật sống trong
nước và có thể gây tử vong đối với các loài nhạy cảm.
- Khí hậu và môi trường: Các hạt vi nhựa phát sinh từ quá tình đốt cháy nhựa có thể
góp phần vào sự phát thải khí thải và gây hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng tiêu cực đến
biến đổi khí hậu. Ngoài ra, nhựa cũng gây ra sự biến đổi môi trường đối với các cộng
đồng sống gần những khu vực ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến chất lượng sinh thái cảnh
quan.
2.3.5. Biện pháp
- Giảm sử dụng nhựa dùng một lần (SUPs) là biện pháp quan trọng giảm thiểu
nguồn gốc của ô nhiễm vi nhựa.
- Đầu tư nghiên cứu và phát triển các công nghệ tiên tiến để xử lý và loại bỏ ô
nhiễm nhựa cũng là giải pháp quan trọng góp phần BVMT không khí.
- Giáo dục và truyền thông tăng cường nhận thức.

Luận điểm thứ tư: Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương
2.3.1. Tình trạng
- Tính đến hiện tại, trung bình mỗi năm, đại dương tiếp nhận hơn 8.3 triệu tấn rác
thải nhựa dùng một lần.
- Theo ước tính, có đến 300 triệu túi nilon trôi dạt trên các vùng biển lớn. Cho đến
năm 2050, các nhà khoa học ước tính số lượng rác sẽ vượt trọng lượng cá của đại
dương.
- Đặc biệt, hoạt động công nghiệp trên thế giới còn thải ra hàng tấn nhiên liệu và
hóa chất độc hại. Đại dương đang nhận mức báo động khẩn về tỉ lệ ô nhiễm ngày càng
cao.
2.3.2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân tự nhiên:
+ Trung bình mỗi năm có khoảng 50 ngọn núi lửa phun trào và hàng nghìn vụ sạt
lở đất.
+ Đại dương cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi hậu quả sau thiên tai do nguồn nước bị
ô nhiễm bởi lượng khói bụi, đất cát và xác các loài sinh vật phân hủy trên mặt đất.
+ Thêm vào đó, triều cường tại các con sông dâng cao và sâu vào đất liền khiến
các hóa chất độc hại từ các nhà máy công nghiệp thấm vào nguồn nước và đổ ra biển.
Đây đều là những kim loại nặng hoặc Asen khiến gia tăng tỉ lệ ung thư.
- Nguyên nhân do con người:
+ Bên cạnh các hiện tượng tự nhiên, hoạt động và ý thức của con người cũng đang
dần làm mất đi sự trong lành của đại dương.
+ Nhiều doanh nghiệp sử dụng các hóa chất độc hại và thải trực tiếp ra biển khiến
nguồn nước nhiễm độc nghiêm trọng.
+ Các khu xây dựng trực tiếp đổ đất, cát và phế thải ra sông khiến nguồn nước lan
truyền đến các vùng biển. Hơn hết, ngư dân thiếu ý thức khi sử dụng các chất độc và
chất nổ để đánh bắt cá.
+ Con người còn khiến hệ sinh thái mất cân bằng vì không cải tạo và bảo tồn tốt
các rừng ngập mặn ven biển và vùng nước lợ.
+ Bên cạnh các doanh nghiệp lớn, người dân tại nhiều khu đô thị vẫn thiếu ý thức
trong việc xử lý rác thải. Các chất thải hàng ngày được đổ tùy ý xuống sông gây ô
nhiễm nguồn nước chảy ra biển.
+ Các du khách và khu du lịch thường xuyên vứt túi nilon, ống hút nhựa ra biển.
2.3.3. Hậu quả
- Ô nhiễm đại dương là vấn đề chung của cả con người và sinh vật biển. Có thể thấy,
lượng chất thải đổ ra biển mỗi năm đang giết chết và làm suy giảm hệ sinh thái của
hàng ngàn loài động thực vật.
- Rác thải cần sử dụng oxi cho quá trình phân hủy trong nước. Điều này khiến nồng
độ oxi của đại dương giảm mạnh ở mức nguy cấp và lấy đi sự sống của nhiều loài
động vật như cá voi, cá heo và cá mập.
- Hiện tượng dầu tràn ở mặt nước cũng có tác động tiêu cực đến quá trình quang
hợp của san hô và các loài thực vật khác. Tảo biển và nhiều sinh vật khác không thể
đón ánh nắng mặt trời để phát triển và sinh sản. Các sinh vật biển bị mắc vào các vật
thể nhựa khiến chúng không thể bơi và tìm kiếm thức ăn dẫn đến cái chết từ từ và đau
đớn.
- Các loài động thực vật mất đi nơi sinh sống và chết hàng loạt sẽ ảnh hưởng đến
nguồn cung cấp thực phẩm. Hơn nữa, các chất độc thấm vào hải sản rất có hại cho sức
khỏe cộng đồng, có thể dẫn đến các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa như ngộ độc
thực ăn. Nghiêm trọng hơn nữa, một số hóa chất có thể làm nguyên nhân chính gây
nên nhiều bệnh ung thư nguy hiểm cho con người.
2.3.4. Biện pháp
- Giảm thiểu việc sử dụng nhựa dùng một lần.
- Hỗ trợ pháp luật để hạn chế sản xuất và lãng phí nhựa.
- Tái chế đúng cách.
- Tham gia (hoặc tổ chức) dọn dẹp bãi biển hoặc sông.
- Phát tán thông điệp.
- Hỗ trợ cái tổ chức phòng chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương như: Oceana,
The Ocean Conservancy, Sea Shepherd Conservation Society.
Hình ảnh minh họa:
3. Kết luận
- Rác thải nhựa là một vấn đề đang báo động trên toàn thế giới  Vì càng ngày
càng có nhiều rác thải nhựa được xả ra môi trường.
- Ô nhiễm vi nhựa cũng đang dần tăng cao cùng với lượng rác thải nhựa đang bị đổ
ra biển ngày càng nhiều  Phải có những biện pháp nhất để giảm thiểu việc này.
- Biện pháp: Hạn chế sử dụng nhựa, tái chế những đồ vật được làm từ nhựa, tham
gia các tổ chức về môi trường,…
- Kiến nghị: Phạt những người sử dụng bừa bãi về nhựa, sử dụng hoang phí về
nhựa,…

You might also like