You are on page 1of 15

A.

VI NHỰA:
1. Khái niệm:
a. Vi nhựa
Microplastics là một thuật ngữ còn khá xa lạ tại Việt Nam. Cho đến hiện nay, vẫn
chưa có từ điển liên quan đến Tiếng Việt đưa ra định nghĩa chính xác cho thuật
ngữ này.

Theo định nghĩa của Cục Đại dương và khí quyển quốc gia - NOAA (National
Oceanic and Atmospheric Administration), microplastics được hiểu là những
miếng nhựa rất nhỏ có chiều dài dưới 5 mm, có thể nhìn bằng mắt thường và gây
ra tác động tiêu cực đến đại dương, sinh vật dưới nước cũng như môi trường.
Microplastics thường được các nhà nghiên cứu gọi bằng tên gọi khác là vi nhựa.

Vi nhựa có nguồn gốc từ các loại chất thải nhựa do con người thải ra môi trường,
theo đó, vi nhựa có thể có 3 nhóm xuất xứ:

 Vi nhựa sơ cấp (nguyên phát): Là nhựa được chủ ý thiết kế với kích thước rất nhỏ gọi
là microbeads, có nhiều trong các sản phẩm sức khỏe và làm đẹp như kem đánh răng,
bột giặt, mỹ phẩm,.... hoặc trong công nghệ phun khí để làm sạch rỉ rét, sơn keo máy
móc, động cơ, vỏ thuyền….
 Vi nhựa thứ cấp (thứ phát): Là những mảnh nhựa rất nhỏ sản sinh từ sự phân hủy của
các mảnh vụn nhựa lớn hơn, do các tác nhân vật lý, sinh học và hóa học gây ra.
 Vi nhựa từ các nguồn khác: Là những mảnh nhựa có trong rác thải phụ phẩm, bụi
trong quá trình hao mòn của hai loại vi nhựa sơ cấp và thứ cấp như sợi vi nhựa khi
giặt quần áo, đồ chơi bằng nhựa, vi nhựa cao su do lốp xe hao mòn…

Hạt vi nhựa (Microbead): Hạt vi nhựa nằm trong nhóm vi nhựa sơ cấp. Chúng là
những khối nhựa đặc với kích thước 1 mm trở xuống. Hạt vi nhựa có nhiều nhất
trong các sản phẩm chăm sóc cơ thể và sắc đẹp.

Sợi vi nhựa (Microfiber): Đường kính của chúng nhỏ hơn 10 micromet và chỉ bằng
1/5 đường kính sợi tóc. Chúng là những sợi nhựa có nguồn gốc từ vải tự nhiên và vải
tổng hợp.
b. Ô nhiễm vi nhựa:
Ô nhiễm vi nhựa là một loại mảnh vụn biển có nguồn gốc từ các hạt nhựa được sử
dụng trong sản xuất nhựa quy mô lớn. Những hạt nhựa trước khi sản xuất này được
tạo ra với quy trìnhtách biệt với nhựa của người sử dụng, trong đó chúng được tạo
thành bằng cách nấu chảy, và lượng thất thoát được phát sinh trong cả giai đoạn sản
xuất và vận chuyển.
2. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm vi nhựa:
Có hai nguồn phát thải vi nhựa ra môi trường gồm nguồn sơ cấp do sản xuất
hạt nhựa, mài mòn công nghệ, in 3D, mỹ phẩm… nguồn thứ cấp do phân rã từ
chất thải nhựa lớn do tia UV, nhiệt, sống… Nhiều hạt vi nhựa có trong nước ở
các sông do hoạt động của con người và do chất thải thải ra sông, từ sông đổ ra
biển.

3. Thực trạng ô nhiễm vi nhựa:

Việt Nam:
Ô nhiễm ở môi trường sông:
Theo báo cáo của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN 2017), ước tính lượng
phát thải vi nhựa hàng năm có nguồn gốc từ hóa dầu vào môi trường tương đương
khoảng 11,7 triệu tấn.

Trong đó, 3,2 triệu tấn nhựa từ các nguồn khác nhau đã ở dạng vi nhựa trước khi phát tán
ra môi trường (được gọi là “vi nhựa sơ cấp”), cùng với 8 triệu tấn khác được tạo ra do sự
phân rã của các mảnh nhựa lớn khác tồn tại trong môi trường.
Thông qua dự án COMPOSE (Xây dựng trung tâm quan trắc về nhựa trong xã hội và môi
trường), Tiến sỹ Emilie Strady, chuyên gia Viện nghiên cứu vì sự Phát triển Pháp (IRD)
đã tiến hành đánh giá nồng độ vi nhựa trong các môi trường nước ngọt và biển ở Việt
Nam cho thấy phạm vi ô nhiễm vi nhựa có liên quan đến các hoạt động nhân sinh xung
quanh sử dụng nhựa như nghề cá, nuôi trồng thủy sản, hộ gia đình, bãi rác, áp lực đô thị
lên môi trường và việc thải trực tiếp nước thải, đã qua xử lý hoặc chưa qua xử lý.

Nồng độ vi nhựa được quan sát thấy ở các vịnh thấp hơn nồng độ vi nhựa được ghi nhận
tại các sông.

Cụ thể, ở các sông, vi nhựa thể hiện sự biến đổi nồng độ đa dạng từ 2,3 hạt/m3 ở
sông Hồng đến 2.522 hạt/m3 ở sông Tô Lịch với nồng độ thấp hơn ở sông chính
và nồng độ cao hơn ở các sông nhỏ và đô thị, đặc biệt ở các vùng tiếp nhận nước
thải chưa qua xử lý. Trong các vịnh, nồng độ vi nhựa thay đổi từ 0,4 hạt/m3 ở vịnh
Cửa Lục đến 28,4 hạt/m3 ở cửa sông Dinh.

Theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, sông
Sài Gòn mật độ vi nhựa dạng sợi tại mỗi điểm từ 172.000 sợi vi nhựa/m3 nước đến
519.000 sợi vi nhựa/m3 nước; dạng mảnh từ 10 sợi vi nhựa/m3 nước đến 223 sợi vi
nhựa/m3 nước.

Trầm tích bãi triều huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa có hàm lượng hạt vi nhựa từ 0.02-
0.0798g/kg với giá trị trung bình 0.0229-0.0089 g/kg, tương ứng với 2532-6875 mảnh vi
nhựa/kg trầm tích. Ở vùng biển Tiền Giang, Cần Giờ và Bà Rịa-Vũng Tàu, mật độ vi
nhựa dao động từ 0.04-0.82 sợi vi nhựa/m3 nước biển, thấp nhất ở vùng Cần Giờ và cao
nhất ở vùng Tiền Giang.

4. Tác động – hậu quả:


Vi nhựa được tìm thấy ở khắp nơi trên hành tinh, từ tuyết và đất núi Bắc cực đến
nhiều con sông và đại dương, từ các sinh vật phù du đến các loài sinh vật biển
khổng lồ. Được coi là mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn, vi nhựa có thể tích
lũy vào cơ thể người qua thực phẩm và nước uống. Theo ước tính, một người ăn ít
nhất 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm và hít vào một lượng tương tự.
a. Tác động của vi nhựa trong chuỗi thức ăn:
Do kích thước nhỏ, vi nhựa và nano nhựa có thể tồn tại trong cơ thể động vật
và chuyển từ đường ruột sang hệ tuần hoàn hoặc mô xung quanh. Do khả năng
hấp phụ cao của chúng, rác thải vi nhựa còn vận chuyển các hóa chất độc hại
khác như các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và kim loại nặng, làm tăng
khả năng xâm nhập của các chất này vào chuỗi thức ăn. Có thể hiểu sự tích lũy
vi nhựa trong chuỗi thức ăn một cách đơn giản là vi nhựa (thông thường có
kích thước từ 1-5 mm và thậm chí nhỏ hơn, tới kích thước nanomet) trước hết
bị hấp thu và tích lũy trong các loài sinh vật nhỏ như động vật phù du do bị
nhầm lẫn với thức ăn, sau đó các động vật phù du này lại được làm thức ăn cho
các loại cá nhỏ như cá cơm, cá cơm lại là thức ăn ưa chuộng của cá ngừ đại
dương và cứ thế tiếp tục... Điều này đồng nghĩa với việc chúng sẽ tích lũy vi
nhựa và các hóa chất đi kèm vào cơ thể. Đó là lý do tại sao vi nhựa có thể xuất
hiện trong cơ thể những sinh vật bậc cao như con người. Sự tiêu hóa vi nhựa
bởi các vi sinh vật đã được ghi nhận ở các sinh vật phù du và ấu trùng ở đáy
chuỗi thức ăn, ở động vật không xương sống nhỏ hoặc lớn và ở cá.
Van Cauwenberghe và Janssen đã tìm thấy trai nuôi có hàm lượng vi nhựa cao với 178 vi
sợi (hơn vẹm tự nhiên với 126 vi sợi). Rochman và cộng sự đã xác định sự có mặt của vi
nhựa trong các loại cá đánh bắt tự nhiên được bán thương mại từ các chợ ở Makassar,
Indonesia (28% cá thương mại được chế biến có chứa vi nhựa) và California, Hoa Kỳ
(25% cá thương mại được chế biến có chứa vi nhựa).
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, vi nhựa ảnh hưởng đến hầu hết các mắt xích của chuỗi thức
ăn trong môi trường biển. Thực vật phù du, sinh vật sản xuất trong biển cũng bị ảnh
hưởng bởi các vi nhựa, chẳng hạn như vi nhựa polyvinyl clorua kích thước 1 µm có thể
ức chế gần 40% tốc độ sinh trưởng của vi tảo biển Skeletonema costatum sau 96 h tiếp
xúc. Khác với thực vật phù du, động vật phù du bị ảnh hưởng do hấp thu các hạt vi nhựa.
Heo và cộng sự (2013) đã phát hiện hơn 13 loài chân kiếm ở vùng biển đông bắc Đại Tây
Dương có khả năng hấp thu hạt vi nhựa polystyrene kích thước từ 1,7 đến 30,6 µm.
Nghiên cứu này cũng cho thấy, khi có mặt vi nhựa, khả năng hấp thu thực vật phù du của
loài chân kiếm Centropages typicus kém đi. Trong một nghiên cứu khác của Sun và cộng
sự (2017) [9], sau khi sử dụng hai loại lưới khác nhau về kích thước lỗ (505 và 160 mm
mesh), nhóm tác giả đã phát hiện 5 loài động vật phù du hấp thu hạt vi nhựa ở vùng biển
nam Trung Quốc. Loại vi nhựa chủ yếu được phát hiện là vi nhựa polystyrene gồm cả
dạng sợi và dạng hạt.
So với các loài săn mồi, cá tầng đáy thường được cho là dễ bị nhiễm vi nhựa hơn do khả
năng ăn không chọn lọc của chúng. Mizraji và cộng sự (2017) nghiên cứu mối quan hệ
giữa các loại thức ăn của cá vùng cận duyên và khả năng hấp thu vi nhựa đã phát hiện ra
rằng loài ăn tạp này tiêu thụ một lượng vi nhựa cao hơn so với các loài ăn cỏ và ăn thịt.
Nghiên cứu cho rằng, so với các hạt màu đen và đỏ, vi nhựa trắng được tiêu thụ nhiều
hơn bởi những con cá bống con (Pomatoschistus microps) từ các cửa sông tại Lima và
Minho ở bán đảo tây bắc Iberian. Ở khu vực Thái Bình Dương, Boerger và cộng sự
(2010) đã phát hiện ra rằng, loại vi nhựa kích thước phổ biến từ 1 đến 2,79 mm bị tiêu
hóa bởi cá Myctophidae, đây là kích thước tương tự với các loài sinh vật phù du vốn là
nguồn thức ăn chính của loài này. Điều đáng nói, các loại sinh vật tầng đáy như trai, vẹm,
hàu hay ốc đều là những món khoái khẩu và khá phổ biến đối với con người nhưng may
mắn là vòng đời của chúng không dài nên việc tích lũy vi nhựa trong cơ thể chúng cũng
không nhiều.

b. Ảnh hưởng đến động thực vật:


Thực vât:
Trước hết, một điều cần khẳng định là chưa có một cơ chế tác động rõ ràng nào của vi
nhựa đến cây trồng được chứng minh. Hiện có 5 giả thuyết được đưa ra, mô tả tương đối
chính xác và toàn diện về cách thức tác động của vi nhựa đến sinh trưởng của thực vật,
gồm: i) Biến đổi cấu tượng đất; ii) Bất động hóa chất dinh dưỡng; iii) Vận chuyển hoặc
hấp phụ các chất gây ô nhiễm; iv) Trực tiếp gây độc cho cây; v) Ảnh hưởng đến quần xã
sinh vật và vi sinh vật cộng sinh ở rễ
Biến đổi cấu tượng đất: cấu tượng đất được hiểu là dạng thể của đất có được do
hoạt động phân giải chất hữu cơ của các vi sinh vật trong khoảng thời gian rất dài.
Dạng thể này chứa chất mùn (chủ yếu là axit humic, ulmic và fulvic) liên kết với nhau tạo
thành các hạt đất có kích thước khác nhau, nước, không khí và một số chất dinh
dưỡng khác. Vì thế, đất có cấu tượng rất tốt cho việc canh tác nông nghiệp nói chung. Sự
tích lũy của vi sợi theo một cách nào đó có thể làm giảm mật độ khối [6], phá vỡ kết
cấu đất nén, tăng tính thấm khí của đất, kích thích bộ rễ phát triển (bảng 1). Tuy vậy, sự
tồn tại của vi nhựa vẫn được xem là yếu tố vật lý gây ô nhiễm trong đất. Màng
nhựa tích lũy nhiều có thể tạo ra các kênh di chuyển của nước trong đất làm tăng cường
quá trình bay hơi nước, dẫn đến đất không giữ được nước, gây tác động xấu cho
cây trồng (bảng 1). Vi nhựa làm biến đổi cấu trúc đất, sẽ gián tiếp làm thay đổi thành
phần quần xã vi sinh vật trong đất. Tuy vậy, rất khó để dự đoán được thành phần loài
chuyển dịch theo hướng nào, cũng như những ảnh hưởng về mặt chức năng chúng gây ra
[10, 11]. Nếu như những thay đổi này tác động đến hệ vi sinh vật ở vùng rễ (nấm rễ
và sinh vật cố định nitơ) nhiều khả năng sẽ dẫn đến những hậu quả xấu cho sinh trưởng ở
cây trồng. Ngoài ra, sự thay đổi cấu trúc đất do vi nhựa cũng được chứng minh là ảnh
hưởng đến quá trình hình thành các hạt keo đất, dẫn đến thay đổi tính chất của đất [6].

Kìm hãm dòng vận chuyển của dinh dưỡng: các hạt nhựa có hàm lượng cacbon rất
cao và hầu hết lượng cacbon này tương đối trơ [1]. Quá trình phân giải vật liệu
nhựa đã giải phóng ra lượng C:N trơ vào các hạt đất, điều này được cho là làm hạn chế sự
di động của hệ vi sinh vật, thậm chí là một số loài động vật tồn tại trong đất [12]. Do
hầu hết các vật liệu nhựa có tốc độ phân hủy rất chậm, việc kìm hãm sự di chuyển của vi
sinh vật sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian dài, mặc dù chưa ghi nhận thấy
bất cứ ảnh hưởng nào đến hoạt động sống của vi sinh vật, nhưng vô hình chung có
thể gây kìm hãm dòng vận chuyển dinh dưỡng trong đất. Một số báo cáo đã cho thấy
các yếu tố cấu thành năng suất (ví dụ như diện tích lá) bị giảm khi có mặt vật liệu nhựa.

Vận chuyển hoặc hấp phụ chất gây ô nhiễm: sự tích tụ của vi nhựa trong đất có thể tạo ra
các bề mặt kỵ nước, làm thay đổi tính chất đất. Hầu hết các chất gây ô nhiễm môi trường
đều có tính kỵ nước có thể bám trên bề mặt các hạt vi nhựa này và có khả năng liên kết
thành dạng bền vững trong một thời gian dài. Ngoài ra, một số chất độc với cây trồng có
sẵn trong vi nhựa (phụ gia trong quá trình sản xuất) có thể được tích lũy trong đất. Việc
hấp phụ các chất này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến rễ cây hoặc các nhóm vi sinh vật cộng
sinh, từ đó gây tác động xấu đối với sự sinh trưởng của thực vật. Trong điều kiện thí
nghiệm thủy canh, hạt vi nhựa dạng PS và polytetrafluoroethylene làm tăng hàm lượng
Asen trong các mô lá và rễ lúa giai đoạn cây non. Ngược lại, sự hấp phụ của những chất
gây ô nhiễm ở bề mặt vi nhựa có thể khiến các chất gây ô nhiễm khác ít tác động lên sinh
vật đất và thực vật, do đó chúng lại có tác dụng bảo vệ cây khỏi chất gây ô nhiễm. Vì
vậy, các nghiên cứu hiện nay chưa đi đến kết luận chính xác được việc vi nhựa làm tăng
hay giảm ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm lên thực vật.

Gây độc trực tiếp cho cây trồng: hạt vi nhựa có kích thước càng nhỏ sẽ càng gây ra
nhiều ảnh hưởng về mặt hóa học/độc hại hơn là những tác nhân vật lý thông thường
trong đất. Mặc dù các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa đưa ra được bằng chứng rõ ràng
về sự tồn tại của dạng nhựa có kích thước nano trong đất, nhưng các nhà
khoa học tin rằng hạt nhựa kích cỡ nano (<100 nm) hoàn toàn có thể xâm nhập vào rễ cây
thông qua lớp lông hút. Sau khi được hấp thụ, các nano nhựa có thể gây ra những ảnh
hưởng tiêu cực cho cây như làm thay đổi màng tế bào và gây nên bất lợi ôxy hóa. Vì thế,
việc vi nhựa hoặc các hạt nano nhựa xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người
là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Ảnh hưởng đến quần xã sinh vật, vi sinh vật cộng sinh ở rễ: sinh trưởng và phát triển
của cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào quần xã vi sinh vật trong đất, điển hình như các
nhóm vi sinh vật cộng sinh ở vùng rễ, vi khuẩn gây bệnh và nấm rễ. Nếu các dạng vi
nhựa gây ra những thay đổi trong cấu trúc đất, điều này có thể ảnh hưởng tới hoạt động
sống của quần xã các sinh vật trong đất cũng như ảnh hưởng tới tỷ lệ khoáng hóa và các
nhóm vi sinh vật định cư ở rễ. Tương tự, các dạng nano nhựa cũng được giả thuyết có thể
gây ảnh hưởng tiêu cực đến một số nhóm nấm rễ như những vật liệu nano khác. Tuy
nhiên, tác động của vi nhựa hay nano nhựa đối với quần xã vi sinh vật đất, vi sinh vật
định cư ở rễ vẫn chưa được chứng minh rõ ràng, cần tiếp tục nghiên cứu để làm rõ cơ chế
tác động.
Khi xem xét trong hệ sinh thái đồng ruộng, năng suất cây trồng có thể bị ảnh hưởng lớn
bởi vi nhựa với nhiều cơ chế tác động và hiệu ứng khác nhau. Những loài thực vật
khác nhau trong cùng một hệ sinh thái đồng ruộng có thể bị ảnh hưởng ở các mức độ
khác nhau (dựa trên hỗn hợp nhiều loại hoặc một loại vi nhựa). Vì vậy, vi nhựa có khả
năng ảnh hưởng tới tất cả thành phần trong quần xã sinh vật trên đồng ruộng, với một
vài cơ chế chủ đạo dẫn tới những thay đổi trong quần xã. Ví dụ, màng nhựa có thể gây ra
hạn do thúc đẩy sự bốc hơi nước trong đất, qua đó thúc đẩy sự sinh trưởng của các loài
thực vật chịu hạn trong một quần xã. Ngoài ra, vi nhựa làm giảm đa dạng loài trong quần
xã vi sinh vật đất hoặc các nhóm vi sinh vật cộng sinh, làm kìm hãm những tác động tích
cực do chúng mang lại, dẫn đến ảnh hưởng tới
hệ sinh thái đồng ruộng.
Động vật – vi sinh vật
Cho đến nay, các nghiên cứu liên quan đến vi nhựa chủ yếu được thực hiện
trong điều kiện phòng thí nghiệm. Trong những nghiên cứu này, các loài cá
tiếp xúc với vi nhựa rất đa dạng, phần lớn là cá biển. Sau khi cá nuốt phải, vi
nhựa có thể tích tụ trong đường tiêu hóa, gây tắc nghẽn hệ thống tiêu hóa và
giảm khả năng ăn. Việc ăn vi nhựa cũng có thể dẫn đến suy giảm cấu trúc và
chức năng trong đường tiêu hóa, từ đó sẽ gây ra các vấn đề về dinh dưỡng và
tăng trưởng của cá. Trong một nghiên cứu của Yin và cộng sự (2018) cho thấy,
sau khi tiếp xúc với 106 hạt polystyrene/lít nước, tốc độ tăng cân, tốc độ tăng
trưởng cụ thể và năng lượng thô của cá lần lượt giảm 65,4, 65,9 và 9,5% so với
nhóm đối chứng. Nuốt phải vi nhựa cũng có thể gây ra hiện tượng viêm đối với
cá, thay đổi quá trình trao đổi chất và/hoặc làm rối loạn hệ thống miễn dịch
bẩm sinh của chúng. Ngoài ra, các hạt nhựa rất dễ di chuyển sang các cơ quan
khác, chẳng hạn như gan và mang cá, do đó gây hại cho các cơ quan này. Các
thử nghiệm sinh học trong phòng thí nghiệm hiện tại chủ yếu cho thấy một
thực tế là việc tiếp xúc với vi nhựa gắn liền với tác động độc học sinh thái đến
cá.
Trong môi trường tự nhiên, diện tích bề mặt lớn và tính kỵ nước cho phép các vi nhựa
tích lũy các hóa chất độc hại (ví dụ, các chất ô nhiễm hữu cơ kỵ nước và kim loại nặng)
cao hơn đáng kể so với nền mẫu xung quanh. Bên cạnh đó, để tăng cường tính chất của
polymer, trong quá trình sản xuất nhựa thường được bổ sung thêm một số chất phụ gia,
chẳng hạn như polybrom diphenyl ete, nonylphenol, bisphenol A và triclosan… hầu hết
trong số đó là chất độc hại. Các ảnh hưởng độc tính có thể xảy ra khi các hợp chất này
được đưa vào cơ thể sinh vật thông qua việc tiêu thụ vi nhựa. Vấn đề nghiên cứu về các
tác động kết hợp của vi nhựa và các hóa chất liên quan trên cá đang ngày càng thu hút sự
quan tâm của các nhà khoa học. Các mô phỏng trong phòng thí nghiệm đã chứng minh
rằng, so với chỉ tồn tại trong nước biển, tốc độ giải hấp của các chất ô nhiễm hữu cơ khó
phân hủy từ vi nhựa trong đường ruột sinh vật biển đã tăng 30 lần. Trong một nghiên cứu
đối với loài medaka Nhật Bản (Oryzias latipes), Rochman và cộng sự [6] cho biết, sự
hiện diện của vi nhựa polyetylen làm tăng tích lũy sinh học của hydrocarbon thơm đa
vòng (PAHs), polychlorinated biphenyls (PCBs), polybrominated diphenyls (PBDEs) lần
lượt 2,4, 1,2 và 1,8 lần và gây hại cho gan, bao gồm cả sự suy giảm glycogen, không bào
tế bào mỡ và hoại tử đơn bào.
Trong một nghiên cứu khác, Anbumani và cộng sự (2018) đã phát hiện ra rằng, nồng độ
thủy ngân trong mang và gan của loài seabass châu Âu (Dicentrarchus labrax) tiếp xúc
với hỗn hợp của vi nhựa và thủy ngân lần lượt cao hơn tới 2,0 và 1,6 lần so với chỉ tiếp
xúc cùng nồng độ thủy ngân. Batel và cộng sự (2016) [14] đã thiết lập một chuỗi thức ăn
nhân tạo trong môi trường thủy sinh bằng cách sử dụng loài tôm Brine (Artemia sp.)
Nauplii, cá ngựa vằn (Danio rerio) và quan sát thấy rằng vi nhựa có thể đóng vai trò là
phương tiện vận chuyển benzo(a)pyrene từ tôm Nauplii sang cá ngựa vằn.

c. Tác động của vi nhựa đến con người:


Theo nghiên cứu của WWF(Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên), bạn có
thể đã đưa vào cơ thể mình một lượng nhựa tương đương với một thẻ tín dụng
trong một tuần.
Lượng này bằng khoảng một muỗng cà phê vi nhựa trong một tuần.
Thực tế, chúng ta hít phải những mảnh nhựa siêu nhỏ, ăn và uống phải những
thức ăn, thức ăn có thấm nhựa mỗi ngày.
Lượng nhựa ấy trông như thế nào . . .
21 gam nhựa một tháng tương đương với 1 thanh đồ chơi Lego.
125 gam nhựa mỗi 6 tháng – những mảnh nhựa vụn đủ để đổ đầy
chén cơm.
250 gam một năm – đầy một đĩa lớn.
2,5 ký nhựa mỗi 10 năm – đủ để làm ra một cái phao.
Và trung bình một đời người . . . 2 thùng đựng rác.

Những hạt nhựa đó giống như là những quả bom hẹn giờ đang chờ để phân hủy đủ nhỏ
để được hấp thụ bởi động vật hoặc bởi con người, và sau đó có thể gây ra những hậu quả
có hại.
Nghiên cứu của tổ chức WWF quốc tế phát hiện rằng chúng ta chủ yếu nuốt phải vi
nhựa khi uống nước, nhưng đồng thời cũng qua các nguồn như sò hoặc ốc, những thứ
thường được ăn toàn bộ. Do đó, nhựa trong hệ tiêu hóa của chúng cũng vô tình bị nuốt
phải.
Vì nhựa không thể phân hủy sinh học, nên cuối cùng nó sẽ tồn tại ở khắp mọi nơi, ngay
cả ở những nơi xa xôi nhất - từ đáy sâu của đại dương, băng ở Bắc Cực, và cả trong cơ
thể chúng ta.
“Mặc dù chúng ta nuốt phải nhựa ở trong đồ ăn, hầu hết nhựa đó sẽ không ở trong cơ thể
chúng ta, và sẽ không gây hại đến cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có những mảnh nhựa nhỏ hơn.
Do đó, khi chúng ta nói về vi nhựa, chúng ta đang nói đến những thứ có kích thước nhỏ
hơn 5 milimet, nhưng nhựa lại phân hủy trong môi trường đó thành những mảnh nhỏ hơn
và nhỏ hơn. Thế là từ milimet lại giảm xuống thành nanomet. Và khi giảm xuống đơn vị
nanomet – có khả năng chúng sẽ được hấp thụ bởi hệ tiêu hóa của chúng ta và ở lại trong
cơ thể của ta luôn. Do đó nó có thể đi vào máu hoặc hệ bạch huyết và tồn tại trong các
nội tạng của chúng ta.

Hàng loạt các bản báo cáo về vi nhựa đã được công bố, nhưng cộng đồng khoa
học vẫn chỉ mới đạt được những hiểu biết sơ lược về việc chúng ta tiêu thụ bao
nhiêu nhựa và sẽ có hại như thế nào.

Tiêu thụ hải sản là một con đường tiếp xúc với vi nhựa của con người. Tính đến năm
2015, lượng hải sản toàn cầu chiếm 6,7% tổng lượng protein tiêu thụ và khoảng 17%
lượng tiêu thụ protein động vật. Tiêu thụ hải sản bình quân đầu người trên 20 kg/năm. Do
kích thước nhỏ, vi nhựa có thể được ăn bởi nhiều loại sinh vật biển.
Do nước và muối thường được lấy từ  tự nhiên nên các nhà khoa học đã nghiên cứu xem
liệu các sản phẩm được làm từ các thành phần này có bị nhiễm nano nhựa và vi nhựa hay
không. Vi nhựa đã được tìm thấy trong bia, mật ong và muối biển. Các nhà nghiên cứu
cũng ước tính rằng, một người tiêu dùng động vật có vỏ hàng đầu châu Âu ăn khoảng
11.000 hạt nhựa mỗi năm. Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học chỉ ra nhiều con
đường tiếp xúc với vi nhựa thông qua thực phẩm. Hệ thống bài tiết cơ thể của con người
có khả năng loại bỏ trên 90% các vi hạt siêu nhỏ (cỡ nano) được ăn vào. Các yếu tố ảnh
hưởng đến tỷ lệ tồn dư và thải ra các hạt nhựa là kích thước, hình dạng, loại polymer và
hóa chất phụ gia của vi nhựa được con người ăn vào. Phơi nhiễm trực tiếp với chất ô
nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) và các hóa chất khác liên quan đến vi nhựa có thể ảnh
hưởng đến hệ thống sinh học và gây ra các mối đe dọa cụ thể đối với con người và động
vật, kể cả ở liều thấp. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chứng minh độc tính
tăng lên từ sự kết hợp giữa vi nhựa và các hóa chất liên quan. Tuy nhiên, rất khó để đánh
giá liệu các tác động độc tính có chuyển sang con người hay không. Vi nhựa và thành
phần của chúng có thể gây độc tính cục bộ, nhưng phơi nhiễm mạn tính tạo ra hiệu ứng
tích lũy là mối quan tâm lớn hơn. Nhiều chất ô nhiễm hữu cơ tan trong dầu có nghĩa là
chúng dễ dàng đi vào chất béo và các loại dầu trong cá, động vật có vú và các sinh vật
khác, bao gồm các chất ô nhiễm được phân loại là POP theo Công ước Stockholm, các
hợp chất tích tụ sinh học và các hợp chất độc hại khác (PBTs). Những chất này được
nghiên cứu có khả năng gây ung thư cho người và gây dị tật đối với thai nhi.
5. Phương pháp giải quyết:
Cần xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 về
quản lý chất thải nhựa và kiểm soát ô nhiễm vi nhựa; đưa nội dung về quản lý chất
thải nhựa và kiểm soát ô nhiễm vi nhựa vào các quy định của Luật TNMT biển, hải
đảo sửa đổi, các luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành; lồng ghép nội
dung về phát triển kinh tế tuần hoàn, quản lý chất thải nhựa và kiểm soát ô nhiễm vi
nhựa trong các chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực.

Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng nhằm giảm thiểu
việc thải bỏ chất thải nhựa, vi nhựa vào môi trường. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng
công nghệ trong quản lý chất thải nhựa, vi nhựa và sản xuất các nguyên liệu nhựa sinh
học, sản phẩm thân thiện với môi trường. Ngoài ra, tăng cường hợp tác quốc tế về quản lý
nhựa và vi nhựa; tăng cường thực thi, tuân thủ chính sách pháp luật về quản lý chất
thải nhựa và vi nhựa thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát.
6. Nguồn:
1. https://www.iucn.org/sites/dev/files/content/documents/
full_report_vietnam_final-report_updated_2020_11_23_vn-compressed_3.pdf
2. https://www.vietnamplus.vn/o-nhiem-vi-nhua-o-viet-nam-muc-do-va-chinh-
sach-quan-ly/709981.vnp
3. https://www.eurofins.vn/vn/tin-t%E1%BB%A9c/ki%E1%BA%BFn-th
%E1%BB%A9c-ng%C3%A0nh/ng%C4%83n-ch%E1%BA%B7n-%C3%B4-
nhi%E1%BB%85m-vi-nh%E1%BB%B1a-microplastics-%C4%91%E1%BB
%83-c%E1%BB%A9u-l%E1%BA%A5y-m%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB
%9Dng/
4. https://www.researchgate.net/publication/
340654472_anh_huong_cua_vi_nhua_den_qua_trinh_sinh_truong_va_phat_tri
en_cua_thuc_vat
5. https://vjst.vn/vn/tin-tuc/3424/vi-nhua---nhung-tac-dong-toi-moi-truong-va-
suc-khoe-con-nguoi.aspx
6. https://baotainguyenmoitruong.vn/hat-vi-nhua-va-tac-dong-tiem-an-
322476.html#:~:text=C%C3%A1c%20h%E1%BA%A1t%20vi%20nh
%E1%BB%B1a%20s%C6%A1,chai%20nh%E1%BB%B1a%2C%20l
%C6%B0%E1%BB%9Bi%20%C4%91%C3%A1nh%20c%C3%A1.
7. https://hellobacsi.com/an-uong-lanh-manh/bi-quyet-an-uong-lanh-manh/hat-vi-
nhua-la-gi-va-nhung-moi-nguy-hai-tiem-an/
8. https://www.iucn.org/sites/dev/files/content/documents/2021/final_-
_ban_tin_so_2_iucn_17.3.2021.pdf

You might also like