You are on page 1of 10

3.1.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm môi trường nước là việc nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch,
mạch nước ngầm, biển…. chứa các chất độc hại với hàm lượng cao gây nguy hiểm
cho sức khỏe của con người và động thực vật.

Hình 7: Rác thải xung quanh đời sống người dân


Nguồn:https://tapchimoitruong.com/hau-qua-cua-o-nhiem-moi-truong-nuoc/
3.1.1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe con người.
Tỉ lệ người mắc bệnh cấp và mãn tính như ung thư, viêm da, tiêu chảy… ngày
càng gia tăng do sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh do
nguồn nước bẩn trong sinh hoạt.
Ví dụ:
Trong một vài nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con
người có thể mắc bệnh ung thư da.
Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, nitrat,
nitrit gây bệnh da xanh, thiếu máu.
Nếu nhiễm lưu huỳnh lâu ngày, con người có thể bị bệnh về đường tiêu hoá.
Nhiễm natri gây bệnh tim mạch và cao huyết áp.
Ô nhiễm nước ảnh hưởng đến sức khoẻ con người bởi các hợp chất hữu cơ: các
hợp chất hữu cơ thường độc và có độ bền sinh học cao, đặc biệt là các hidrocacbon
thơm gây ô nhiễm môi trường mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người.
Các hợp chất hữu cơ như: phenol, chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, linden,
sevin, endrin… và các chất tẩy hoạt tính đều là những chất ảnh hưởng không tốt
đến sức khoẻ, nếu nhiễm phải, nguy cơ gây ung thư rất cao.
3.1.2. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước, sinh vật dưới nước thực vật
Nguồn nước ngầm: ô nhiễm nguồn nước ngoài việc tạo ra các cặn lơ lửng trong
nước mặt, các chất thải nặng lắng xuống đáy sông. Sau một thời gian phân hủy, 1
phần được các sinh vật tiêu thụ, một phần sẽ thấm xuống mạch nước bên dưới qua
đất và làm biến đổi tính chất của nguồn nước ngầm.
Nước mặt: Các chất thải ra môi trường nước và các sinh vật tiêu thụ gây ra nhiều
vấn đề khác nhau. Người dân phụ thuộc vào nguồn nước mặt để ăn uống, vệ sinh
và giặt giũ. Nếu nguồn nước này bị ô nhiễm thì sẽ là một thảm họa, đây chính là
cách mà bệnh tật phát sinh và lây lan nhanh.
Ảnh hưởng đến sinh vật dưới nước: Việc nước thải sinh hoạt, nước thải công
nghiệp đổ ra sông hồ hàng loạt như hiện nay thì ảnh hưởng đầu tiên dễ nhận thấy
nhất là các loại cá, tôm chết hàng loạt tại các bờ biển, ao hồ nuôi. Vì nước là môi
trường sống của các loài thuỷ sản, khi nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, chúng sẽ
không thể phát triển thậm chí sẽ nhiễm độc rồi chết. Khi cá nhiễm độc từ nguồn
nước ô nhiễm, nếu sử dụng cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con
người.
Các hóa chất, vi khuẩn tồn tại trong nước khiến cho các sinh, thực vật chết dần chết mòn,
làm mất cân bằng hệ sinh thái. Hiện nay trên các con sông, ao hồ hiện tượng cá, tôm chết
trắng sông không còn xa lạ với người dân gần đó. Nguồn nước bị ô nhiễm cũng khiến
cho các thực vật ngày càng còi cọc, khó phát triển và thậm chí là không phát triển được.
Hình 8: Ô nhiễm môi trường nước mang đến bệnh tật không ngờ
Nguồn:https://tapchimoitruong.com/hau-qua-cua-o-nhiem-moi-truong-nuoc/
3.1.3. Ảnh hưởng đến nền kinh tế
Khi con người sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẻ khiến sức khỏe giảm sút, kéo theo
năng suất làm việc ngày càng kém. Làm mất mỹ quan đô thị khi lượng rác thải và nước
thải bốc mùi hôi thối khó chịu. Chính những tác nhân đó làm kìm hãm sự phát triển kinh
tế của xã hội. Việc nguồn nước đen ngòm bốc mùi hôi thối cũng khiến các du khách
nước ngoài cảm thấy khó chịu khi đến du lịch tại Việt Nam khiến nền du lịch càng ngày
càng mất hình tượng trong mắt du khách quốc tế.
3.2. Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước
3.2.1. Cần nâng cao ý thức sử dụng và xử lý rác thải của người dân
Đa số người dân đều cho rằng việc thiếu ý thức với môi trường mình làm chỉ là
"muối bỏ biển" và tác động rất nhỏ đến môi trường.
Tuy nhiên, có một bài toán mà thực tế chúng ta đang phải đối mặt, đó là tình trạng
rác thải nhựa khổng lồ trên biển là một minh chứng sống. Mọi quy tụ rác thải đều
đổ về biển, đại dương, ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường và các sinh vật biển.
Nhà nước cần mạnh mẽ hương trong việc tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường của người dân. Thường xuyên kiểm tra các doanh nghiệp, xí nghiệp để kiếm soát
chất lượng chất thải trước khi thải ra môi trường.
Mỗi chúng ta cần hành động để bảo vệ chính môi trường sống của chúng ta ngay hôm
nay, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí đang
ngày càng xấu đi. Đừng để con cháu chúng ta sau này phải sống trong một môi trường ô
nhiễm nghiêm trọng.
 Mỗi người trong chúng ta phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không xả thải
bừa bãi.
 Nhà nước cần có các hoạt động tuyên truyền về tác hại của việc ô nhiễm nguồn
nước, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho nhân dân (đặc biệt các vùng dân tộc
thiểu số và nông thôn).
 Cần xử lý triệt để các nhà máy xí nghiệp chưa xử lý nước thải mà thải thẳng ra
môi trường hoặc xử lý không đạt chuẩn.
 Cải tiến hệ thống xử lý rác thải, nguồn nước để xử lý lượng rác thải, nước thải
được thải ra mỗi ngày.
 Khuyến khích nông dân xây dựng các hầm chứa, hầm biogas để xử lý phân và
nước tiểu của các động thực vật. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, đặc biệt là các
hóa chất cấm.
 Xây dựng các điểm tập kết, thu gom rác, tránh tình trạng xả rác bừa bãi, vứt rác ra
ao hồ sông suối.
 Tuyên truyền, kêu gọi người dân thu gom rác thải tại các ao hồ, sông suối, biển.
Vì vậy, giáo dục ý thức và trách nhiệm của mỗi người đối với các thế hệ tương lai
là vấn đề then chốt và cần thiết. Cần tăng cường tuyên tuyên truyền, giáo dục nhằm
nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường nước từ những hành động
đơn giản như vứt rác đúng nơi quy định, lên án với những hành vi xả rác bừa bãi.
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải, xử lý rác thải sinh hoạt, tiết kiệm
nước hướng đến nông nghiệp xanh tại khu dân cư và kể cả các khu công
nghiệp, nông nghiệp.
Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải
Để làm được điều này cần có sự kết hợp của 3 hệ thống đó là: Nhà nước, doanh
nghiệp và người dân. Nhà nước là người đầu tư, doanh nghiệp là đơn vị thi công và
người dân là người sử dụng:
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xả thải tại các khu công nghiệp
để kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm.
Các nhà máy, xí nghiệp cần xây bể xử lý nguồn nước thải thay vì xả trực tiếp ra
môi trường bên ngoài cũng là biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước hiệu quả.
Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng thêm những hệ thống xử lý nước thải, rác
thải đạt chuẩn. Tích cực đầu tư nghiên cứu để tìm ra các biện pháp khắc phục ô
nhiễm môi trường nước hiệu quả hơn.
Khuyến khích người dân vùng nông thôn áp dụng giải pháp khắc phục ô nhiễm
môi trường nước bằng cách xây dựng hầm cầu tự hoại, hầm biogas cải tiến để xử
lý nước thải, tránh xả trực tiếp phân và nước tiểu trong chăn nuôi ra môi trường.
Cải tiến công tác sản xuất nông nghiệp bằng cách dùng phương pháp tự nhiên để
tạo dinh dưỡng cho đất, kết hợp sử dụng cây trồng kháng sâu bệnh tốt để hạn chế
sử dụng các hóa chất độc hại.
Xử lý rác sinh hoạt đúng cách
Nhặt rác và vứt vào thùng rác.
Không vứt hóa chất, dầu máy, các chất lỏng ô tô vào hệ thống cống vệ sinh, cống
thoát nước.
Không xả thuốc, thuốc dạng lỏng hoặc bột hoặc thuốc xuống bồn cầu.
Không bao giờ làm sạch chất tràn bằng cách thả nó vào cống thoát nước mưa. Sử
dụng các phương pháp khô như đặt cát vệ sinh mèo con. Đặt cát hoặc chất thấm
hút khác lên chỗ bị tràn. Một khi chất lỏng trở nên rắn – hãy quét nó lên và cho vào
thùng rác.
Không vứt hóa chất gia dụng hoặc chất tẩy rửa xuống bồn rửa hoặc bồn cầu.
Tránh sử dụng bồn cầu như một cái sọt rác. Hầu hết khăn giấy, giấy gói, khăn lau
bụi và các loại khác nên được vứt bỏ đúng cách. Hãy vứt chúng vào sọt rác.
Tiết kiệm nước, tránh sử dụng hóa chất
Lắp đặt bồn cầu tiết kiệm nước. Trong khi chờ đợi, hãy đặt một viên gạch hoặc
thùng chứa 1/2 gal vào bồn cầu tiêu chuẩn. Nó sẽ giúp giảm lượng nước sử dụng
mỗi lần xả.
Sử dụng lượng bột giặt hoặc thuốc tẩy tối thiểu khi bạn giặt quần áo hoặc bát đĩa.
Chỉ sử dụng xà phòng và chất tẩy rửa không chứa phốt phát.
Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón.
Thổi hoặc quét lại phân bón lên cỏ nếu nó dính vào các khu vực lát đá. Không bón
phân trên cỏ ngay trước khi trời mưa. Hóa chất sẽ trôi vào cống rãnh và đường
nước.
Phủ rơm hoặc ủ cỏ hoặc rác sân vườn. Hoặc, để nó trong sân của bạn nếu bạn
không thể ủ phân. Đừng thổi lá ra đường. Điều này làm tắc nghẽn và làm hỏng
cống thoát nước mưa.
Rửa xe hoặc thiết bị ngoài trời của bạn. Ở nơi nó có thể chảy đến khu vực có sỏi,
cỏ thay vì đường phố.
Không đổ dầu máy của bạn xuống cống thoát nước mưa. Mang nó đến cửa hàng
phụ tùng ô tô gần nhất.
Hướng đến nông nghiệp xanh
Cần quy hoạch để tạo nên nền nông nghiệp xanh, tránh sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu,
phân bón. Nên sử dụng các phân bón sinh học, hoặc tự ủ phân để hạn chết sử dụng hóa
chất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.

3.2.3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế tài xử lý pháp luật về môi trường
Không ngừng đổi mới văn bản chính sách
Dấu ấn quản lý tài nguyên nước không ngừng được tăng cường và đã có những
bước tiến quan trọng mà việc cải cách ngành nước với việc thành lập Bộ TN&MT
để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, tách chức năng quản
lý khỏi chức năng cung cấp các dịch vụ về nước là một bước đột phá hết sức quan
trọng.
Ngày 8/5/2003, Bộ trưởng Bộ TN&MT đã ban hành Quyết định số 600/2003/QĐ-
BTNMT quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục
Quản lý tài nguyên nước. Theo đó, Cục Quản lý tài nguyên nước là đơn vị trực
thuộc Bộ TN&MT có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà
nước về tài nguyên nước. Xuất phát điểm từ những ngày đầu chỉ có 13 cán bộ
chuyển từ Bộ NN&PTNT sang, đến nay, tổng số cán bộ, công chức, viên chức của
Cục là 143 người, trong đó, có 46 công chức, 76 viên chức, 83 đảng viên với 7 Chi
bộ trực thuộc Đảng bộ. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
của Cục đa phần là cán bộ trẻ, năng động, được đào tạo bài bản, luôn được trau dồi
kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng lãnh đạo, quản lý để hoàn thành tốt
các nhiệm vụ được giao.
Với những nỗ lực cao nhất, cùng với sự đoàn kết, đồng tâm của các cán bộ, công
chức và người lao động trong Cục, đến nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
về tài nguyên nước đã tương đối hoàn chỉnh, tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ,
đồng bộ, thống nhất quản lý tài nguyên nước từ Trung ương đến địa phương.
Tại cấp Trung ương, đến nay, đã có 63 văn bản được ban hành để quy định chi tiết,
hướng dẫn thi hành và triển khai Luật, trong đó, có 12 Nghị định (4 Nghị định sửa
đổi, bổ sung), 16 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 35 Thông tư của Bộ
trưởng Bộ TN&MT. Tại các địa phương, đến nay, đã có 54 tỉnh, thành phố ban
hành được 357 văn bản hướng dẫn, thi hành Luật Tài nguyên nước 2012 và các
quy định của Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Đoàn kiểm tra của Cục Quản lý tài nguyên nước đi kiểm tra tại nhà máy nước Cầu
Đỏ (Đà Nẵng) tháng 11/2019.
Nguồn: https://monre.gov.vn/Pages/bao-ve-tai-nguyen-nuoc-cho-phat-trien-ben-
vung.aspx
Tập trung quản lý hiệu quả tài nguyên “vàng trắng”
Cục Quản lý tài nguyên nước cho biết, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước,
phòng chống và khắc phục hậu quả, tác hại do nước gây ra đã được tuân theo chiến
lược, quy hoạch tài nguyên nước. Tài nguyên nước được quản lý bảo đảm, bảo vệ,
khai thác, sử dụng hợp lý tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh.
Hiện nay, cả nước đã có khoảng hơn 24 nghìn công trình khai thác, sử dụng nước
và xả nước thải vào nguồn nước đã được quản lý từ Trung ương đến địa phương
thông qua biện pháp, công cụ cấp phép. Trong đó, Bộ TN&MT đã cấp 1.787 Giấy
phép tài nguyên nước cho các tổ chức và cá nhân. Ở địa phương, theo số liệu báo
cáo, tại 54 tỉnh đã cấp 23.794 Giấy phép tài nguyên nước cho các tổ chức và cá
nhân.
Tài nguyên nước đóng góp cho nguồn thu ngân sách của Nhà nước thông qua số
thu thuế, tiền cấp quyền khai thác, sử dụng nước của các tổ chức, cá nhân. Triển
khai thi hành Nghị định số 82/2017/NĐ-CP của Chính phủ về tiền cấp quyền khai
thác tài nguyên nước, Cục Quản lý tài nguyên nước đã thẩm định, trình Bộ phê
duyệt cho 774 công trình với tổng số tiền khoảng 11.500 tỷ đồng, tạo nguồn thu
cho ngân sách Nhà nước và làm thay đổi nhận thức của cộng đồng đối với hoạt
động khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo hướng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả
hơn.
Cục Quản lý tài nguyên nước đã chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban
hành 11 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông phải xây dựng quy
trình bao gồm các lưu vực sông: Ba, Vu Gia - Thu Bồn, Sê San, Srepok, Mã, Cả,
Kôn - Hà Thanh, Trà Khúc, sông Hồng, Đồng Nai và lưu vực sông Hương. Cùng
với đó, Cục đã trình Bộ để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục lưu
vực sông gồm 392 sông liên tỉnh làm căn cứ để triển khai các hoạt động quản lý
lưu vực sông, phân công, phân cấp quản lý; Bộ đã ban hành Danh mục lưu vực
sông nội tỉnh gồm trên 3.045 sông nội tỉnh; danh mục nguồn nước liên tỉnh, nguồn
nước liên quốc gia (nguồn nước mặt) gồm 735 sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa;
công bố giá trị dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các hồ chứa, đập dâng của các công
trình thủy lợi, thủy điện đối với 555 hồ chứa, đập dâng của 511 công trình thủy lợi,
thủy điện.
Hợp tác quốc tế song phương, đa phương, hội nhập kinh tế trong lĩnh vực tài
nguyên nước được mở rộng, đẩy mạnh. Năm 2014, Cục Quản lý tài nguyên nước
đã hoàn thiện hồ sơ gia nhập Công ước để trình Chủ tịch nước quyết định việc gia
nhập Công ước về Luật Sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho mục đích phi
giao thông thủy. Việc gia nhập Công ước của Việt Nam vào đầu năm 2014, với tư
cách là thành viên thứ 35, đã chính thức đưa Công ước về Luật Sử dụng các nguồn
nước liên quốc gia cho mục đích phi giao thông thủy sau 17 năm thông qua. Cục
luôn tích cực, chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ quốc tế phục vụ cho công tác
xây dựng thể chế, tăng cường năng lực cho hoạt động quản lý tài nguyên nước.
Đến nay, có khoảng 15 dự án quốc tế về tài nguyên nước đã và đang thực hiện.
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển trong gần 20 năm, lĩnh vực tài nguyên
nước đã và đang từng bước khẳng định vị thế, vai trò của lĩnh vực quản lý nguồn
tài nguyên thiên nhiên quý giá, có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển bền
vững của mỗi quốc gia, mỗi vùng lưu vực sông và mỗi địa phương.

You might also like