You are on page 1of 2

những rủi ro của nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đối với môi trường

nước
Thời gian qua, sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản đã giúp
người dân, doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực này tăng thu
nhập, kinh tế phát triển, tuy nhiên từ đó cũng phát sinh nhiều vấn đề
về môi trường đáng lo ngại và cần phải có những giải pháp ngăn
chặn.
Nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức.

Một là, ô nhiễm nguồn nước nuôi từ các nhà máy công nghiệp, khu dân cư, các trang
trại chăn nuôi, hóa chất trong sản xuất nông nghiệp và từ chính hoạt động nuôi trồng.

Về vấn đề môi trường với nuôi biển, một số đối tượng hiện nay đã bắt đầu nuôi thâm
canh sử dụng thức ăn công nghiệp, cũng còn nhiều đối tượng hiện nay nông dân sử
dụng cá tạp làm thức ăn nuôi trồng. Đây là điểm nghẽn trong xử lý môi trường, làm
cho môi trường nhanh bị suy thoái. Vì vậy, chúng tôi đang tập trung nghiên cứu hoàn
thiện quy trình sản xuất giống, quy trình nuôi trồng và quy trình xử lý chất thải, nước
thải đối với nuôi biển. Tiến tới hoàn thiện mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường,
áp dụng công nghệ thông tin để chuyển tải số liệu quan trắc, cảnh báo môi trường
cho người nuôi ở các vùng nuôi trồng để chủ động, kịp thời xử lý các sự cố về môi
trường và dịch bệnh nếu có. Mục tiêu đến năm 2030 đạt được 30-40% diện tích nuôi
trồng thủy sản nằm trong vùng nuôi an toàn dịch bệnh.
Theo số liệu thống kê, đến năm 2017, Hà Tĩnh có 6.793ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó có
2.312ha nuôi nước lợ, 481ha nước mặn và 4.000ha nước ngọt, với tổng 17.975 cơ sở, gồm: 17.523 cơ
sở nuôi nước mặt, 427 cơ sở nuôi lồng bè và 22 cơ sở sản xuất giống gắn với các hình thức nuôi như
nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh, quảng canh, quảng canh cải tiến kết hợp, nuôi tôm trên cát,… đã
tạo nên những áp lực nặng nề đối với môi trường. Một trong những áp lực đó là việc lạm dụng và xử lý
các loại hóa chất cấm, độc hại bị cấm sử dụng trong cải tạo và xử lý ao đầm; việc người dân cũng như
doanh nghiệp “quên đi” công tác BVMT mà chỉ chú tâm cho phát triển kinh tế, không nhận ra hệ lụy cho
môi trường là do ý thức của mình gây ra, đó là việc tuân thủ thực hiện xây dựng, vận hành sử dụng các
công trình xử lý chất thải và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường không đảm bảo.
Theo đó, việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất kháng sinh để xử lý bệnh cho tôm, không chỉ
gây tác động xấu đến môi trường sản xuất mà còn làm ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.
Ngoài ra, tình trạng các hộ nuôi và cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa có ý thức trong việc cải tạo ao nuôi,
xử lý bùn thải không đúng quy định (một số nơi vẫn còn xẩy ra tình trạng bơm bùn thải trực tiếp ra các
kênh nội đồng, hay khi tôm chết cũng thải nước trực tiếp ra các kênh thủy lợi, hoặc xả trực tiếp ra biển),
vừa gây nguy cơ lây lan dịch bệnh cho các hộ khác lấy phải nguồn nước ô nhiễm vào nuôi, vừa gây ô
nhiễm trực tiếp cho nguồn nước ngầm, nước mặt và gián tiếp ảnh hưởng đến môi trường sống cho
người dân khu vực xung quanh khu vực. Đó là một trong những nguyên nhân làm cạn kiệt, gây ô nhiễm
nguồn nước ngầm trong điều kiện nguồn tài nguyên nước ngọt đang rất cần cho phát triển sản xuất và
sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó, các nguồn thải ra sông rạch đã tác động làm cho môi trường
nước bị biến đổi. Chất thải trong nuôi trồng thủy sản chủ yếu là bùn thải chứa phân của các loài thủy
sản, nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư của vật tư sử dụng như hóa chất, vôi,
khoáng chất, lưu huỳnh lắng đọng…. Trường hợp xử lý chưa được triệt để gây nguy cơ ô nhiễm hữu cơ
cho nguồn nước xung quanh. Thực tế, qua theo dõi, nắm bắt tình hình cho thấy, về hiện trạng xử lý chất
thải tại các dự án nuôi tôm trên cát hiện nay, đối với các cơ sở có công trình xử lý chất thải thì mỗi cơ
sở chỉ bố trí 1-2 ao lắng để lắng lọc nước thải trước khi thải ra môi trường; một số vùng đã có hệ thống
thu gom nước thải tập trung bằng đường ống bê tông trước khi thoát ra biển như vùng nuôi tôm 53 ha
tại xã Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên. Ngoài ra tình trạng nhiều cơ sở còn không bố trí ao lắng hoặc ao
lắng không đảm bảo khả năng chứa và lắng lọc nước thải và hầu hết các cơ sở nuôi tôm nhỏ lẻ khá phổ
biến, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường... Qua đó, cho thấy, nhìn chung hiện nay việc xử lý nước thải
NTTS là chưa đảm bảo, hầu hết các cơ sở chưa đầu tư các công trình xử lý nước thải theo đúng nội
dung Báo cáo ĐTM/Đề án BVMT, cam kết BVMT đã được phê duyệt. Không những thế, do việc xử lý môi
trường ao nuôi không đảm bảo dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cấp và ô nhiềm môi
trường ngay tại ao nuôi làm cho dịch bệnh lây lan, bùng phát tại khu vực quy hoạch nuôi trồng thủy sản
(nhất là nuôi tôm trên cát). Theo đó, hậu quả để lại dự án hoặc hộ gia đình phải dừng nuôi, không còn
hoạt động nữa. Tuy nhiên, việc xử lý môi trường từ hệ lụy của quá trình hoạt động cũng là một vấn đề
cần giải quyết dứt điểm trong công tác bảo vệ môi trường.

You might also like