You are on page 1of 7

KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ HỆ LỤY MÔI

TRƯỜNG

1. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ
Trái Đất. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của
con người và khai thác sử dụng khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi trường sống. 

Theo Bộ TN&MT, tính đến năm 2020, cả nước đã khoanh định 48 khu vực cho 10
loại khoáng sản là khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia. Trong đó, titan chiếm tỉ lệ cao
nhất là 23 khu vực, với tổng số diện tích là 1.140 km2, phân bố chủ yếu tại các tỉnh Bình
Thuận, Ninh Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu. Tiếp đó là than nâu, than antraxit với 6 khu
vực có diện tích 1.456 km2, trữ lượng 40,732 tỉ tấn; 4 khu vực cát trắng có trữ lượng 1,1
tỉ tấn,…

Thực trạng:

Do hoạt động khai thác và sử dụng khoáng sản đã gây ra các vấn đề tác động tới môi
trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Trong đó, hậu quả nghiêm trọng nhất là làm
mất đất, mất rừng, ô nhiễm nước, ô nhiễm bụi, khí độc, lãng phí tài nguyên. Quá trình
vận chuyển, chế biến khoáng sản gây ô nhiễm bụi, khí, nước và chất thải rắn. Đồng thời,
sử dụng khoáng sản sẽ gây ra ô nhiễm không khí (SO2, bụi, khí độc...) và ô nhiễm nguồn
nước.

Hậu quả là đã làm cho đất, nước ngầm một số khu vực nhiễm mặn; nhiều hecta đất cát
ven biển bị đào xới; rừng phi lao phòng hộ chắn gió, cát đã bị tàn phá, cảnh quan ven
biển bị suy thoái nặng nề; nguồn nước ngọt trong cồn cát ven biển bị ô nhiễm và nhiễm
mặn; đường giao thông nông thôn xuống cấp nghiêm trọng do vận chuyển quặng... Đặc
biệt, sau khai thác, các đơn vị đã xả thải qua khu vực giáp biển mà không hoàn thổ; khai
thác quá độ sâu, phạm vi cho phép đã làm thay đổi địa hình, mất cảnh quan môi trường,
gây sạt lở, bồi lấp, có nguy cơ xảy ra hiện tượng hoang mạc hóa.
Hệ lụy:

Qua số liệu thống kê và điều tra từ các doanh nghiệp khai thác và chế biến sa khoáng
titan ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, nhận thấy từ hoạt động thăm
dò, khai thác cho đến chế biến titan đều đang phải gánh chịu những ảnh hưởng từ BĐKH.
Các loại hình BĐKH ảnh hưởng nhiều nhất chủ yếu là mưa bão, lũ lụt và hạn hán, nước
biển dâng và xâm nhiễm mặn. Và đặc biệt nguy cơ ô nhiễm phóng xạ tại các khu vực
khai thác titan là đặc biệt nghiêm trọng. Các hoạt động khai khoáng, tác động của môi
trường (môi trường thay đổi trong quá trình tuyển quặng và chế biến sâu quặng titan) là
những tác nhân khiến nước thải nhiễm phóng xạ. Lượng nước thải sinh ra từ hoạt động
tuyển quặng và chế biến titan chiếm hơn 20% lượng nước sử dụng, theo như công suất
khai thác hiện nay thì lưu lượng nước thải ra là rất lớn.

Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường trong việc khai thác Titan:

-Cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước và việc
giám sát của nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội; ưu tiên quyền và lợi ích hợp pháp
của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt
động khoáng sản gắn với BVMT; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

-  Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sạch, thân thiện với
môi trường trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản; phát triển các công nghệ xử lý
và tái chế, tái sử dụng chất thải; triển khai và nhân rộng mô hình sản xuất sạch hơn cho cá
nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chế biến khoáng sản và phục hồi môi trường... 

Cát là nguyên liệu chính của ngành xây dựng và loại vật liệu không thể thiếu trong
các lĩnh vực như khoan dầu, sản xuất chip điện tử, kính, mỹ phẩm và nhiều lĩnh vực sản
xuất khác, nhu cầu sử dụng cát đã gia tăng với tốc độ chóng mặt. Bởi nguồn thu từ khai
thác, buôn bán loại vật liệu này ngày càng trở lên hấp dẫn, lợi nhuận cao nên hoạt động
khai thác cát sỏi trái phép hình thành và phát triển với qui mô lớn, gây tổn hại đến môi
trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và tiêu tốn tài nguyên.

Thực trạng:  
Hiện nay, Việt Nam có 600 mỏ khai thác cát trên các tuyến sông, trong đó có 166 dự
án địa phương cấp song song với việc nạo vét luồng tuyến và bên cạnh đó vẫn còn tình
trạng khai thác cát trái phép.

Theo Bộ Xây dựng, tài nguyên cát sỏi tự nhiên của Việt Nam có thể cạn kiệt trong
hơn 10 năm tới. Chỉ 5 năm nữa Việt Nam sẽ cạn kiệt nguồn cát tự nhiên do cát sông bị
khai thác quá mức để phục vụ cho ngành xây dựng.

Hệ lụy:

Tác động tới môi trường và hệ sinh thái

    Việc khai thác cát sông quá mức dẫn đến mất môi trường sống ven sông và thủy
sinh, phá hủy hệ động thực vật địa phương, mất nơi lưu trú và lớp che phủ cho lòng sông.
Ngoài ra, khai thác cát trực tiếp từ lòng sông đang chảy làm ảnh hưởng đến mật độ của
các quần thể động vật không xương sống và cá ở đáy sông. Bên cạnh đó, tiếng ồn và sự
dịch chuyển trong quá trình khai thác cát sông của thiết bị công nghiệp nặng có thể xua
đuổi các loài động vật hoang dã dọc theo vùng ven sông.

Ảnh hưởng tới sinh kế người dân

    ĐBSCL đang bị sụt lún, thu hẹp do việc khai thác nước ngầm quá mức cho phát
triển nông nghiệp và các mục đích khác như xây dựng các đập, sử dụng nước ở thượng
nguồn; khai thác cát sông ngày càng tăng khiến dòng chảy của nước và trầm tích bị giảm;
giảm bổ sung các tầng chứa nước; mở rộng cơ sở hạ tầng, nước biển dâng. Hậu quả là
nhiễm mặn đất và các tầng chứa nước, cạn kiệt các tầng chứa nước, sự di cư của các loài
cá bị hạn chế, gia tăng ô nhiễm, giảm dòng chảy của các chất dinh dưỡng, suy thoái vành
đai rừng ngập mặn ven biển, hệ sinh thái chung bị ảnh hưởng, gây khó khăn cho nông
nghiệp và nghề cá, đồng thời hạn chế nguồn nước sạch cho sinh hoạt. Những tác động
này đang làm thay đổi vùng đồng bằng sông Cửu Long trũng thấp, dự kiến sẽ làm ảnh
hưởng mạnh mẽ đến an ninh lương thực vào đầu năm 2050 và khả năng biến mất hoàn
toàn của đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2100.
Giải pháp:

Để giảm việc khai thác cát, thì một trong những giải pháp là cần tìm nguồn nguyên
liệu thay thế, trong đó xỉ than từ nhà máy nhiệt điện cũng cần được quan tâm. Trung bình
mỗi năm các Nhà máy Nhiệt điện của tỉnh thải ra khoảng 1,5 triệu tấn tro bay và xỉ than,
nếu được sử dụng trong xây dựng thì sẽ thay thế một lượng cát rất lớn.

Để giải quyết vấn đề trên đã có nhiều giải pháp được đưa ra như sử dụng cát nhân tạo,
chế tạo bê tông không cát,… Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, các giải pháp trên đều
chưa chứng minh được tính hiệu quả và do đó chưa được áp dụng rộng rãi. Theo kết luận
của Bộ Xây dựng thì đặc tính của cát nhân tạo giúp các kết cấu bê tông chịu được điều
kiện môi trường khắc nghiệt và ngăn ngừa sự ăn mòn cốt thép bằng cách giảm độ thấm,
độ ẩm và hiệu ứng đóng băng.Ứng dụng cát nhân tạo giúp tăng độ bền và cường độ của
bê tông đồng thời giảm khuyết tật của bê tông. Việc sử dụng cát nhân tạo còn giúp ngăn
chặn việc nạo vét các lòng sông để lấy cát, khai thác cát trái phép dẫn đến các thảm họa
môi trường.

Phát triển ngân hàng cát khu vực ĐBSCL để cung cấp cơ sở khoa học cho việc quản
lý khai thác cát. Quản lý khai thác cát một cách bền vững là một giải pháp thuận thiên để
giúp ĐBSCL giảm thiểu và thích ứng với BĐKH, giảm thiểu tác dụng tiêu cực lên địa
mạo của đồng bằng, sinh kế của người dân, an ninh lương thực, đa dạng sinh học và hệ
sinh thái do thiếu trầm tích từ thượng nguồn và khai thác cát quá mức ở Đồng bằng.

2. TÀI NGUYÊN ĐỘNG VẬT

Với sự xuất hiện và phát triển không ngừng của văn minh loài người việc tuyệt chủng
trên đất đang diễn ra ngày càng phức tạp và nghiêm trọng hơn. Từ những việc như săn
bắt, hái lượm đến việc đốt rừng và ngày nay là nền công nghiệp gây ô nhiễm môi trường
và biến đổi khí hậu - con người đã đẩy nhanh quá trình tuyệt chủng trên toàn thế giới và
làm suy giảm nghiêm trọng hệ động thực vật. Mặc dù trong tương lai, con người có thể bị
tuyệt chủng bởi tác động bên ngoài khác, nhưng chính việc làm biến đổi khí hậu của con
người đang khiến chúng ta có nguy cơ tuyệt chủng nhanh hơn bao giờ hết.

Thực trạng:

Gần 1/3 số loài động vật trên Trái Đất hiện có nguy cơ tuyệt chủng với nhiều trường
hợp có thể biến mất chỉ trong vài thập kỷ tới.

Hành tinh xanh đã trải qua 5 sự kiện tuyệt chủng hàng loạt trong lịch sử và nhiều
chuyên gia cảnh báo rằng sự kiện thứ 6 có thể đang diễn ra do hoạt động của con người
kể từ "kỷ nguyên khám phá".

Theo Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), khoảng 41.000
loài động vật - chiếm gần 1/3 tổng số được đánh giá - đang bị đe dọa tuyệt chủng, trong
đó có nhiều loài và phân loài nổi tiếng như đười ươi Sumatra (Pongo abelii), báo
Amur (Panthera pardus orientalis), voi Sumatra (Elephas maximus sumatranus), tê giác
đen (Diceros bicornis), đồi mồi (Eretmochelys imbricata), khỉ đột sông Cross (Gorilla
gorilla diehli) và hổ Sunda (Panthera tigris sondaica).

Trong một báo cáo vào năm 2018, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC)
nói rằng hơn 90% rạn san hô trên thế giới có thể chết vào năm 2050 ngay cả khi đạt mục
tiêu giới hạn sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5℃.

Hệ lụy:

- Mất an ninh lương thực: Khoảng 1/3 nguồn cung cấp thực phẩm trên thế giới dựa
vào các loài thụ phấn như ong, vì thế nếu chúng chết đi, sản lượng nông nghiệp có thể
giảm mạnh.

- Đất đai bạc màu: Độ phì nhiêu, màu mỡ của đất đai sẽ giảm mạnh nếu các vi sinh
vật có lợi cho cây trồng bị chết đi. Điều này dẫn đến tình trạng xói mòn đất đai. Hệ quả là
các trận lũ lụt, lở đất sẽ diễn ra thường xuyên hơn và cây trồng kém phát triển, làm giảm
năng suất thu hoạch.
- Thiếu nước ngọt, thiên tai thường xuyên: Khi các cánh rừng biến mất, mô hình mưa
nhiều khả năng sẽ thay đổi do quá trình bay hơi và thoát hơi nước của thực vật và đất đai
xói mòn nhanh hơn. Nhiều nơi sẽ trở nên khô cằn. Khi cây cối và thảm thực vật - vốn có
vai trò thanh lọc khí CO2 trong bầu khí quyển – bị suy giảm, biến đổi khí hậu sẽ trở nên
tồi tệ hơn, gây ra nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn. Điều kiện sống khô cằn tại
các cánh rừng sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng.

- Mất khả năng phục hồi: Nhiều nhà khoa học cho rằng, thiên nhiên đang bị tổn hại
nhiều hơn khả năng tự phục hồi. Nếu không hành động khẩn trương, chúng ta sẽ không
thể tránh được những hậu quả nghiêm trọng đối với con người và hành tinh này.

- Đại dịch ngày càng một nhiều: Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng, việc mất đa dạng
sinh học có thể dẫn đến nguy cơ gia tăng các đại dịch khi động vật hoang dã và con người
tiếp xúc gần nhau hơn do sự đứt gãy các hệ thống và phá vỡ môi trường sống tự nhiên.

Chẳng hạn, đợt bùng phát dịch Ebola tại Tây Phi năm 2014 được cho là xuất phát từ
việc trẻ em chơi cạnh những cây cối có nhiều dơi sinh sống.

Giải pháp:

“Hãy giảm ăn thịt”

Theo nghiên cứu, một số khu vực trên thế giới đang đối diện tình trạng đặc biệt
nghiêm trọng, trong đó có Nam và Trung Mỹ. Ở hai khu vực này, số lượng giống loài
biến mất lên tới 89%. Một ví dụ khác là Anh, nước đứng thứ 189/218 quốc gia về tỉ lệ đa
dạng sinh học bị suy giảm trong năm 2016. Hoạt động của con người khiến cho môi
trường sống của các loài động vật bị huỷ hoại. Khoảng 3/4 diện tích đất trên toàn cầu
chịu tác động bởi con người. Ô nhiễm môi trường là một nguyên nhân khác khiến nhiều
loài động vật bị giảm số lượng. Theo báo cáo, một nửa số cá voi sát thủ trên trái đất bị
chết vì nguyên nhân này.

Tiêu thụ sáng suốt để bảo vệ trái đất


Sự sống trên Trái đất có thể tự hồi phục sau mỗi giai đoạn đại tuyệt chủng, nhưng phải
mất nhiều triệu năm. Con người may mắn tiến hoá trong một giai đoạn sinh học rất đa
dạng, nhưng lại huỷ diệt chính thế giới sinh ra mình. việc nâng cao nhận thức về cuộc đại
tuyệt chủng đang tiếp diễn cũng như các hậu quả gắn liền với nó sẽ giúp tạo ra sự thay
đổi thiết yếu.

You might also like