You are on page 1of 20

Nhóm 5

Suy giảm tài nguyên khoáng sản và tác động của


việc khai thác khoáng sản đến môi trường

Mở đầu
Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú bao
gồm: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên
biển, tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật, tài
nguyên du lịch….....Trong đó, tài nguyên khoáng
sản đóng một vai trò quan trọng đến sự phát triển
kinh tế – xã hội của đất nước.
Vấn đề được đặt ra với chúng ta là phải làm sao
để quản lý, sử dụng tài sử dụng tài sản quốc gia đạt
hiệu quả tối ưu nhất. Muốn làm được điều này, trước
hết chúng ta cần phải hiểu mình đang có những tài
nguyên gì, tiềm năng kinh tế ra sao, đã và đang được
sử dụng như thế nào… bài tìm hiểu của nhóm 5
mong muốn cung cấp những thông tin cơ bản nhất,
thực tế nhất trữ lượng, tiềm năng kinh tế và tình hình
khai thác, sử dụng của tài nguyên khoáng sản của
nước ta.
I.Suy giảm tài nguyên khoáng sản.
Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới
dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ Trái đất, mà ở
điều kiện hiện tại, con người có đủ khả năng lấy ra
các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng
trong đời sống hằng ngày.
Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong
một khu vực gọi là mỏ khoáng sản.
Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng
trong sự phát triển kinh tế của loài người.
Khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác
động mạnh mẽ tới môi trường sống. Một mặt, tài
nguyên khoáng sản là nguồn vật liệu để tạo nên các
dạng vật chất có ích và của cải cho con người. Mặt
khác, việc khai thác tài nguyên khoáng sản thường
tạo ra các chất ô nhiễm như bụi, KLN, các hóa chất
độc và hơi khí độc (SO2, CO, CH4,…).
Tài nguyên khoáng sản có nhiều cách phân loại
nhưng ta tìm hiểu chính là tài nguyên khoáng sản
phân loại theo thành phần hóa học gồm : khoáng sản
kim loại (kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý
hiếm), khoáng sản phi kim loại (vật liệu khoáng, đá
quý, vật liệu xây dựng), khoáng sản cháy (than, dầu,
khí đốt, đá cháy).
1.1.Nguyên nhân
a,Dân số quá đông:
- Dân số trái đất ngày càng tăng là yếu tố
quan trọng trong việc đẩy nhanh sự cạn kiệt
các nguồn tài nguyên khoáng sản
- Sự gia tăng dân số mở rộng nhu cầu về các
nguồn lực và điều kiện cần thiết để duy trì

- Góp phần làm tăng ô nhiễm môi trường sinh
thái. Các nước đang phát triển sử dụng ngày
càng nhiều tài nguyên hơn để công nghiệp
hóa và hỗ trợ dân số ngày càng tăng của họ
b, Tiêu thụ quá mức tài nguyên khoáng sản
- Cuộc Cách mạng Công nghiệp năm 1960
chứng kiến việc khai thác khoáng sản và dầu
mỏ trên quy mô lớn và hoạt động khai thác
khoáng sản đang dần phát triển, dẫn đến cạn
kiệt khoáng sản tự nhiên. Cùng với những
tiến bộ trong công nghệ, phát triển và nghiên
cứu tỏng thời đại đương đại, khai thác
khoáng sản đã trở nên dễ dàng hơn và con
người đang đào sâu hơn để tiếp cận các loại
quặng khác nhau. Việc tăng cường khai thác
các loại khoáng sản khác nhau dẫn đến một
trong số chúng đi vào dần suy giảm
- Sắt có nguồn cung hạn chế và được sử dụng
trong các thế kỉ trước đó trong vũ khí và
hiện nay cho các tòa nhà, giao thông, và xây
dựng cơ sở hạ tầng
- Do nhu cầu lớn trong các ngành công nghiệp
hiện đại, trữ lượng tự nhiên của các loại
quặng cũng dần dần cạn kiệt do hoạt động
khai thác quá mức
- Thạch cao, bauxite, mica, titan, zirconi và
phosphate là một số khoáng chất thiết yếu có
thể tìm được thấy dưới đáy biển. Có một số
nguyên tố đất hiếm như scandium và terbi
được sử dụng trong hầu hết các thiết bị hiện
đại của chúng ta như mạch điện trong điện
thoại thông minh. Chúng cũng được sử dụng
trong nam châm, tuabin gió. Nhu cầu sử
dụng và tiêu thụ cao các nguồn lực này sẽ
dẫn đến sự khan hiếm trong những năm tới
c, Nguyên nhân quản lý và khai thác 
- So với nhiều nước trên thế giới và trong khu
vực, Việt Nam có những lợi thế quan trọng
về tài nguyên khoáng sản. Hiện cả nước có
hơn 1.000 mỏ lớn nhỏ đang được khai thác.
Nhưng do quản lý thiếu chặt chẽ nên tình
trạng khai thác thiếu quy hoạch, rất bừa bãi
đối với các mỏ nhỏ, gây thất thoát tài nguyên
khoáng sản, hủy hoại môi trường, thảm thực
vật, gây sự cố môi trường như sạt lở,sậplò

Đặc biệt, các mỏ nhỏ nằm phân tán ở các địa


phương không được quản lý thống nhất,
đồng bộ nên tình trạng thất thoát tài nguyên
và gây ô nhiễm môi trường càng trầm trọng
hơn. Bên cạnh việc làm lãng phí tài nguyên
do không tận thu được hàm lượng khoáng
sản hữu ích, việc khai thác bằng công nghệ
lạc hậu còn gây ra tình trạng mất rừng, xói lở
đất, bồi lắng và ô nhiễm sông suối, ven biển.

Bên cạnh đó, phương thức chế biến và và sử


dụng tài nguyên thiên nhiên cũng như tiêu
dùng còn nhiều bất cập, chưa thân thiện với
môi trường nên đã và đang tác động xấu đến
nhiều vùng trong cả nước, đe dọa đến sự
phát triển bền vững, ảnh hưởng trực tiếp đến
sản xuất và đời sống xã hội trong hiện tại và
tương lai.
- – Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng
quặng còn nhiều trong chất thải.
- – Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ
lượng, hàm lượng, phân bố làm cho khai
thác gặp khó khăn và đầu tư lãng phí.

1.2.Thực trạng
Theo kết quả của điều tra , khảo sát , thăm dò địa
chất cho thấy Việt Nam có tài nguyên khoáng sản
khá phong phú và đa dạng.
So với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực,
Việt Nam có những lợi thế quan trọng về tài nguyên
khoáng sản. Hiện cả nước có hơn 1.000 mỏ lớn nhỏ
đang được khai thác, có thể kể đến như: Than, sắt,
titan, đá vôi xi măng, đá xây dựng… Tuy vậy, khi
đánh giá về tiềm năng, các nhà khoa học đều cho
rằng nước ta có nhiều loại tài nguyên khoáng sản
nhưng trữ lượng hầu hết không nhiều đều nằm trong
danh mục hữu hạn, một phần còn lại rất nhỏ có thể
tái tạo. Trong khi đó, công tác quản lý khai thác tài
nguyên khoáng sản lại chưa chặt chẽ nên tình trạng
khai thác thiếu quy hoạch thường xảy ra. Có thể nói,
việc khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản
chưa bao giờ được tiến hành rộng rãi ở các địa
phương như hiện nay. Bên cạnh việc đóng góp tích
cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, các hoạt động này làm lãng phí tài nguyên
do không tận thu được hàm lượng khoáng sản hữu
ích.
Dưới đây là thực trạng của 1 số tài nguyên khoáng
sản chính ở Việt Nam.
a.Quặng sắt
-Ở Việt Nam hiện nay đã phát hiện và khoanh định
được trên 216 vị trí có quặng sắt, có 13 mỏ trữ lượng
trên 2 triệu tấn, phân bố không đều, tập trung chủ
yếu ở vùng núi phía Bắc.
-Trong tất cả các mỏ quặng sắt của Việt Nam, đáng
chú ý nhất là có hai mỏ lớn đó là mỏ sắt Quý Xa ở
Lào Cai và mỏ sắt Thạch Khê ở Hà Tĩnh. Hàng năm,
số lượng quặng sắt khai thác và chế biến ở Việt Nam
đạt từ 300.000 – 450.000 tấn. Công suất khai thác
của mỏ hiện nay là thấp hơn rất nhiều so với công
suất thiết kế được phê duyệt. Công nghệ và thiết bị
khai thác, chế biến ở mức trung bình, một số thiết bị
khai thác cũ và lạc hậu, nên công suất bị hạn chế và
không đảm bảo khai thác hết công suất theo các dự
án được phê duyệt
-Các mỏ cấp giấy phép tận thu không có thiết kế
khai thác, hoặc có nhưng khi khai thác không theo
thiết kế. Vì chạy theo lợi nhuận trước mắt, các doanh
nghiệp khai thác tận thu đã làm tổn thất tài nguyên
(Không thu được quặng cám cỡ hạt từ 0-8mm) và
môi trường bị ảnh hưởng.
Năng lực khai thác quặng sắt hiện nay có thể đáp
ứng sản lượng là 500.000 tấn/năm. Thị trường quặng
sắt hiện nay: 80% sử dụng trong nước, chủ yếu là để
luyện thép, còn 20% xuất khẩu
b.Bôxit
Nước ta có tiềm năng rất lớn về quặng bôxít với tổng
trữ lượng và tài nguyên dự báo đạt khoảng 5,5 tỷ
tấn, phân bố chủ yếu ở tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng,
Gia Lai, Bình Phước,…
Nhìn chung, nước ta có trữ lượng tài nguyên bôxít
lớn, chất lượng tương đối tốt, phân bố tập trung, điều
kiện khai thác thuận lợi. Mặt khác, thị trường cung –
cầu sản phẩm alumin trên thị trường thế giới hiện
nay rất thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp
nhôm ở nước ta. Bên cạnh nước ta là Trung Quốc có
nhu cầu nhập khẩu rất lớn về alumin, hàng năm
khoảng 5-6 triệu tấn alumin. Do vậy, cần phải khai
thác và chế biến sâu bôxít, điện phân nhôm để phát
triển ngành công nghiệp nhôm phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
c.Quặng titan
Theo kết quả điều tra, thăm dò địa chất, cho tới
nay đã phát hiện 59 mỏ và điểm quặng titan, trong
đó có 6 mỏ lớn có trữ lượng từ 1 đến 5 triệu tấn, 8
mỏ trung bình có trữ lượng > 100.000 tấn và 45 mỏ
nhỏ và điểm quặng.
Xét về tổng thể, quặng titan Việt Nam không
nhiều, nhưng đủ điều kiện để phát triển ngành titan
đồng bộ từ khâu khai thác và chế biến sâu với quy
mô công nghiệp không lớn, đáp ứng nhu cầu trong
nước, thay nhập khẩu, có hiệu quả hơn nhiều so với
xuất khẩu quặng tinh và nhập khẩu pigment,
ilmenhit hoàn nguyên và zircon mịn ngay trước mắt
và lâu dài cho các ngành công nghiệp
Do thuận lợi về mặt tài nguyên, công nghệ và
thiết bị đơn giản và có thể tự chế tạo trong nước, vốn
đầu tư không lớn, có thị trường, lợi nhuận cao cho
nên khai thác, chế biến và xuất khẩu quặng titan Việt
Nam đang phát triển. Ngành Titan hoạt động với giá
trị xuất khẩu quặng tinh titan 20-30 triệu USD/năm,
có hiệu quả kinh tế đáng kể, đặc biệt có ý nghĩa kinh
tế xã hội với nhiều địa phương suốt dọc ven biển từ
Thanh Hoá đến Bình Thuận.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, do quản lý
không chặt chẽ, và lợi dụng hình thức “khai thác tận
thu” đơn vị khai thác và chế biến quặng titan, chỉ
đầu tư nửa vời, tách được ilmenhít, phần còn lại giàu
zircon rutin và momazít được bán ra nước ngoài ở
dạng thô, trong đó có cả các đơn vị không đủ khả
năng, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm quản lý,
khai thác bừa bãi bất hợp pháp, “nhảy cóc” gây lãng
phí tài nguyên, gây tác động xấu đến môi trường,
gây tình trạng tranh chấp trong sản xuất và thị
trường.
d.Than
Việt Nam là nước có tiềm năng về tài nguyên than
khoáng .Than biến chất thấp ở phần lục địa trong bể
than song Hồng tính đến chiều sâu1700m có tài
nguyên trữ lượng đạt 36,960 tỷ tấn .Nếu tính đến độ
sâu 3500m thì dự báo tổng tài nguyên than đạt đến
210 tỷ tấn .
Than biến chất trung bình đã được phát hiện ở Thái
Nguyên, vùng song Đà và vùng Nghệ Tĩnh với trữ
lượng không lớn chỉ 80 triệu tấn.
Than biến chất cao phân bố chủ yếu ở các bể than
Quảng Ninh , Thái Nguyên , song Đà , Nông Sơn
với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn.Bể than Quảng
Ninh là lớn nhất với trữ lượng đạt trên 3 tỷ tấn.
Khai thác , chế biến than còn hạn chế quy mô công
nghiệp chưa đồng đều về hiệu quả kinh tế ,việc chấp
hành các quy định pháp luật về khoáng sản và bảo
vệ môi trường.

1.3.Hậu quả
-Lãng phí tài nguyên : Hệ lụy từ việc cấp phép
tràn lan kết hợp với các khâu khai thác sử dụng công
nghệ cũ, khai thác thô, manh mún khiến nguồn tài
nguyên khoáng sản bị tổn thất nghiêm trọng. Thống
kê của Viện Tư vấn phát triển (CODE) cho thấy, tổn
thất tài nguyên trong quá trình khai thác hiện ở mức
rất cao, đặc biệt là tại nhiều mỏ do địa phương quản
lý. Theo đó, tổn thất khai thác than hầm lò lên tới 40
– 60%, khai thác apatit là 26 – 43%, quặng kim loại
15 – 30%, vật liệu xây dựng từ 15 – 20%… Ðối với
các mỏ vừa và nhỏ, sự thất thoát không chỉ dừng lại
ở một vài chục phần trăm mà nguy cơ mất mỏ là rất
nghiêm trọng. Ðiều này dễ thấy nhất trong hoạt động
khai thác vàng khi mà độ thu hồi quặng vàng chỉ đạt
30 – 40%, số còn lại đều nằm tại bãi thải.
-Ngân sách thất thu :Sự lãng phí tài nguyên trong
hoạt động khai thác cộng với sự yếu kém trong công
tác quản lí cùng những kẽ hở trong cơ chế giám sát
cũng tất yếu khiến nguồn ngân sách nhà nước bị thất
thu. Hiện nay, nguồn thu trực tiếp từ việc khai
khoáng vẫn dựa chủ yếu vào thuế tài nguyên khoáng
sản. Doanh nghiệp tự kê khai sản lượng khoáng sản
thực tế khai thác hàng năm và cơ quan chức năng sẽ
lấy đó làm cơ sở cho việc tính thuế tài nguyên
khoáng sản, ngoại trừ dầu khí có luật riêng. Tuy
nhiên, trên thực tế, nhiều trường hợp báo cáo chưa
đúng sản lượng khai thác gây thất thoát nguồn thu
ngân sách. Việc duy trì phương thức tính thuế tài
nguyên dựa theo hóa đơn xuất của doanh nghiệp
cũng có thể dẫn tới tình trạng doanh nghiệp bắt tay
với đối tác ghi giá trên hóa đơn thấp hơn so với giá
thực tế nhằm trốn thuế và các loại phí liên quan

1.4. Giải pháp


thứ nhất: Các dự án khai thác mỏ, cần thực hiện
theo đúng Luật Khoáng sản và theo cam kết của các
doanh nghiệp, nếu dự án không triển khai đúng tiến
độ sẽ bị thu hồi; các dự án hết hạn sẽ không được gia
hạn.
Thứ hai: Với thực trạng khá lộn xộn ở nhiều địa
phương như hiện nay, thì việc cấp phép mỏ mới cho
các doanh nghiệp nên dừng để tập hợp, quy hoạch
lại các điểm mỏ, lập danh sách theo nhóm nguyên
liệu và tổ chức đấu thầu theo nhóm.
Thứ ba: Lựa chọn nhà đầu tư có năng lực tài chính,
có kinh nghiệm trong ngành khai khoáng, có dự án
đầu tư chế biến và có khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Thứ tư: Yêu cầu nhà đầu tư lập đề án và triển khai
đánh giá thăm dò địa chất, quy hoạch các điểm mỏ
làm nguồn nguyên liệu và báo cáo kết quả đánh giá
thăm dò địa chất. Với kết quả thăm dò địa chất, nếu
nhà đầu tư tiếp tục dự án thì yêu cầu lập dự án khả
thi về chế biến, lựa chọn sản phẩm, quy mô, công
nghệ và giải pháp bảo vệ môi trường.
Thứ năm: Nhà đầu tư triển khai dự án đã được phê
duyệt, UBND tỉnh giám sát tiến trình thực hiện dự
án.
Thứ sáu: Công nghiệp khai khoáng là ngành non trẻ,
đầu tư vào các dự án khai khoáng là rất lớn, hiệu quả
kinh tế lại không cao, giá cả quốc tế luôn biến động
giảm khiến hiệu quả dự án giảm… vì thế, nên thu
thuế tài nguyên theo dự án được duyệt và Nhà nước
thu thuế tài nguyên cho một, hai, hoặc ba năm đầu
tiên ngay trước khi cấp phép khai thác. Từ các năm
sau sẽ thu theo từng năm.…

II.Tác động của khai thác khoáng sản đến môi


trường
- Môi trường và dân sinh bị ảnh hưởng :
+Bất cập không chỉ dừng lại ở câu chuyện tổn
thất tài nguyên và nguồn thu ngân sách mà hệ lụy từ
việc cấp phép khai thác khoáng sản tràn lan cũng
khiến nhiều hộ gia đình điêu đứng vì thiếu hoặc mất
hẳn đất sản xuất. Phần lớn các mỏ khai thác tại một
số địa phương chưa xây dựng bãi thải theo đúng quy
định, gây bồi lấp dòng chảy, ruộng vườn; làm thu
hẹp diện tích đất lâm nghiệp; gây hỏng cầu cống,
đường sá… Một số ít doanh nghiệp tuy thực hiện
đền bù hoặc đưa máy móc vào dọn dẹp đất thải
nhưng nhiều vướng mắc vẫn chưa ngớt phát sinh,
liên quan trực tiếp đến việc bồi thường và cải tạo
đất. – – – –
+Tuy nhiên, hậu quả tiêu cực về môi trường có lẽ
vẫn là điều đáng lo ngại nhất bởi sẽ phải mất một
nguồn kinh phí vô cùng lớn và trong một thời gian
vô cùng dài thì mới mong khắc phục được một phần
hậu quả. Không chỉ làm phát sinh các chất thải nguy
hiểm, hoạt động khai thác khoáng sản trong nhiều
trường hợp còn gây ô nhiễm không khí, nguồn nước;
làm mất đa dạng sinh học; tàn phá rừng; sa mạc hóa
đất đai; gây bồi lấp, sụt lún, phá vỡ cảnh quan thiên
nhiên, di tích lịch sử…
+Càng đáng lo hơn khi hầu hết hoạt động khai
thác khoáng sản hiện tập trung chủ yếu ở các vùng
núi và trung du khiến phạm vi tác động sâu rộng,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vùng rừng và diện
tích đất rừng xung quanh khu vực khai thác. Không
ít những doanh nghiệp còn lợi dụng việc triển khai
dự án để thọc sâu vào các khu vực cấm thuộc vườn
quốc gia, khu bảo tồn nhằm tìm vàng và sa khoáng,
gây bao hệ lụy khôn lường, điển hình là vụ khai thác
vàng mới xảy ra tại VQG Ba Vì (Hà Nội); khai thác
vàng trong vùng lõi VQG Pù Mát (Nghệ An), Khu
Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (Bắc Kạn), Khu Bảo
tồn thiên nhiên Pù Huống (Nghệ An); khai thác
thạch anh hồng ở VQG Chư Yang Sin (Ðăk Lăk)
-Ô nhiễm không khí, nước
Các hoạt động khai thác khoáng sản thường sinh
ra bụi, nước thải với khối lượng lớn, gây ô nhiễm
không khí và nước.
Tác động hoá học của hoạt động khai thác
khoáng sản tới nguồn nước: Sự phá vỡ cấu trúc của
đất đá chứa quặng khi tiến hành đào bới và khoan nổ
sẽ thúc đẩy các quá trình hoà tan, rửa lũa các thành
phần chứa trong quặng và đất đá, quá trình tháo khô
mỏ, đổ các chất thải vào nguồn nước, chất thải rắn,
bụi thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ, tham
gia vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung
cấp cho nguồn nước tự nhiên,… là những tác động
hoá học làm thay đổi tính chất vật lý và thành phần
hoá học của nguồn nước xung quanh các khu mỏ.
Nước ở các mỏ than thường có hàm lượng các ion
kim loại nặng, á kim, các hợp chất hữu cơ, các
nguyên tố phóng xạ… cao hơn so với nước mặt và
nước biển khu vực đối chứng và cao hơn TCVN từ
1-3 lần. Đặc biệt là khu vực từ Quảng Yên đến Cửa
Ông.
Trong các mỏ thiếc sa khoáng, biểu hiện chính
của ô nhiễm hoá học là làm đục nước bởi bùn – sét
lơ lửng, tăng hàm lượng các ion sắt và một số
khoáng vật nặng.
Việc khai thác và tuyển quặng vàng phải dùng
đến thuốc tuyển chứa Hg, ngoài ra, các nguyên tố
kim loại nặng như asen, antimoan, các loại quặng
sunfua, có thể rửa lũa hoà tan vào nước. Vì vậy, ô
nhiễm hoá học do khai thác và tuyển quặng vàng là
nguy cơ đáng lo ngại đối với nguồn nước sinh hoạt
và nước nông nghiệp. Tại những khu vực này, nước
thường bị nhiễm bẩn bởi bùn sét, một số kim loại
nặng và hợp chất độc như Hg, As, Pb v.v… mà
nguyên nhân chính là do nước thải, chất thải rắn
không được xử lý đổ bừa bãi ra khai trường và khu
vực tuyển quặng Việc khai thác vật liệu xây dựng,
nguyên liệu cho sản xuất phân bón và hoá chất như
đá vôi cho nguyên liệu xi măng, đá xây dựng các
loại, sét, cát sỏi, apatit, … đã gây những tác động
xấu đến môi trường như làm ô nhiễm không khí, ô
nhiễm nước. Nhìn chung quy trình khai thác đá còn
lạc hậu, không có hệ thống thu bụi, nhiều khí hàm
lượng bụi tại nơi làm việc lớn gấp 9 lần với tiêu
chuẩn cho phép.

-Ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên khác


Khai thác khoáng sản là quá trình con người
bằng phương pháp khai thác lộ thiên hoặc hầm lò
đưa khoáng sản từ lòng đất phục vụ phát triển kinh
tế – xã hội. Các hình thức khai thác bao gồm: khai
thác thủ công, khai thác quy mô nhỏ và khai thác
quy mô vừa. Bất cứ hình thức khai thác khoáng sản
nào cũng dẫn đến sự suy thoái môi trường. Nghiêm
trọng nhất là khai thác ở các vùng mỏ, đặc biệt là
hoạt động của các mỏ khai thác than, quặng và vật
liệu xây dựng. Năm 2006 các mỏ than của Tập đoàn
Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam đã thải
vào môi trường tới 182,6 triệu m3 đất đá và khoảng
70 triệu m3 nước thải từ mỏ.
Quá trình khai thác khoáng sản thường qua ba
bước: mở cửa mỏ, khai thác và đóng cửa mỏ. Như
vậy, tất cả các công đoạn khai thác đều tác động đến
tài nguyên và môi trường đất. Hơn nữa, công nghệ
khai thác hiện nay chưa hợp lý, đặc biệt các mỏ kim
loại và các khu mỏ đang khai thác hầu hết nằm ở
vùng núi và trung du. Vì vậy, việc khai thác khoáng
sản trước hết tác động đến rừng và đất rừng xung
quanh vùng mỏ. Hoạt động khai thác khoáng sản là
một trong những nguyên nhân làm giảm độ che phủ
do rừng cây bị chặt hạ, lớp phủ thực vật bị suy giảm.
Hoạt động khai thác khoáng sản cũng làm cho thực
vật, động vật bị giảm số lượng hoặc tuyệt chủng do
các điều kiện sinh sống ở rừng cây, đồng cỏ và sông
nước xấu đi. Một số loài thực vật bị giảm số lượng,
động vật phải di cư sang nơi khác.

 Giải pháp :
- Khai thác phải gắn với bảo vệ môi trường 

Việc khai thác khoáng sản luôn có tác động đến môi
trường nhất định. Vì vậy, để hạn chế ảnh hưởng ở
mức thấp nhất, các tổ chức, cá nhân trước khi được
cấp phép khai thác khoáng sản phải được Sở Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn, phải có báo cáo
đánh giá tác động môi trường theo quy định hàng
năm. Tất cả các điểm mỏ quy mô, có công suất lớn
cần phải xây dựng báo cáo về công tác bảo vệ môi
trường trong khai thác và chế biến khoáng sản nhằm
giảm thiểu, hạn chế tác động xấu đến môi trường.

-Hiện đại hóa công nghệ khai thác

Giải pháp cần thiết để giải quyết vấn đề trên là tăng


cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công
nghệ sạch, thân thiện với môi trường trong lĩnh vực
khai thác, chế biến khoáng sản; phát triển các công
nghệ xử lý và tái chế, tái sử dụng chất thải. Cần xây
dựng chương trình triển khai và nhân rộng mô hình
sản xuất sạch hơn cho cá nhân, tổ chức hoạt động
trong lĩnh vực chế biến khoáng sản và phục hồi môi
trường…

You might also like