You are on page 1of 7

I.

PHÂN BỐ CÁC DI SẢN ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN Ở VIỆT


NAM
ST Di sản được UNESCO công nhận Phân bố
T
1 Hội Gióng Hà Nội
2 Hát xoan Phú Thọ
3 Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội
4 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Phú Thọ
5 Hát ví giặm Nghệ An, Hà Tĩnh
6 Quần thể danh thắng Tràng An Ninh Bình
7 Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng Quảng Bình
8 Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà Quảng Ninh
9 Quần thể di tích Cố đô Huế Thừa Thiên Huế
10 Phố cổ Hội An Quảng Nam
11 Thánh địa Mỹ Sơn Quảng Nam
12 Hoàng thành Thăng Long Hà Nội
13 Thành Nhà Hồ Thanh Hóa
14 Nhã nhạc cung đình Huế Thừa Thiên Huế
15 Dân ca Quan họ Bắc Giang, Bắc Ninh
II. VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
1. Tình hình phát triển kinh tế:
a Ngành công nghiệp: Có hai ngành công nghiệp phát triển khá mạnh là
thuỷ điện và khai khoáng
- Tỉ trọng trong cơ cấu GDP: 29,5% (năm 2007, đứng thứ 3)
- Thuỷ điện: Gồm thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà công suất 1920 MW,
thuỷ điện Thác Bà 110 MW và các dự án thuỷ điện Sơn La cùng với nhiều thuỷ
điện địa phương giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước, cung
cấp điện năng và phát triển kinh tế .
- Công nghiệp khai khoáng đặc biệt là khai thác than, sắt, kim loại màu,
phi kim, … là cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp năng lượng như nhiệt điện
(Uông Bí, Phả Lại), công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu (Thái Nguyên) ,
hoá chất (Việt Trì , Bắc Giang )
- Ngoài ra công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến thực phẩm dựa vào
nguồn nguyên liệu của địa phương cũng đang phát triển.
 Công nghiệp là thế mạnh trong kinh tế của vùng
- Các trung tâm kinh tế công nghiệp lớn nhất:
+ Thái Nguyên: trung tâm công nghiệp cơ khí, luyện kim.
+ Việt Trì: trung tâm công nghiệp hoá chất.
+ Hạ Long: là thành phố du lịch và là trung tâm công nghiệp khai thác
than
+ Cẩm Phả: là trung tâm công nghiệp khai thác than đá
 Quy mô: vừa và nhỏ
- Khó khăn:
+ Địa hình cao, bị cắt xẻ mạnh, thời tiết diễn biến thất thường gây khó
khăn cho hoạt động giao thông
+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, thời tiết diễn biến thất thường, mùa
đông khắc nghiệt gây ảnh hưởng đến sản xuất
+ Khoáng sản nhiều nhưng trữ lượng nhỏ, ở sâu trong các khu vực hiểm
trở khó khai thác.
+ Tỉ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo cao, thoát nghèo thiếu bền vững
b. Nông nghiệp
- Tỉ trọng trong cơ cấu GDP: 35,0% (năm 2007, đứng thứ 2)
- Cây lương thực sản xuất tập trung ở các vùng núi , chủ yếu là lúa và ngô
- Cây công nghiệp: khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt và đất đai là điều kiện
quan trọng để phát triển cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là chè (Mộc Châu,
Tân Cương), hồi, một số cây ăn quả.
- Chăn nuôi: Đàn trâu nuôi ở TDVMNBB chiếm tỉ trọng lớn nhất cả
nước (57,3%), lợn nuôi ở trung du chiếm 22% đàn lợn cả nước (2002)
- Nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông – lâm kết hợp góp phần
nâng cao đời sống các dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Ngoài ra nuôi trồng thuỷ sản cũng đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
- Khó khăn:
+ Thiếu quy hoạch, chưa chủ động được thị trường
+ Địa hình: địa hình bị chia cắt mạnh gây trở ngại cho hoạt động giao
thông vận tải cũng như tổ chức sản xuất và đời sống, nhất là ở vùng cao và biên
giới.
+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, thời tiết diễn biến thất thường, hiện
tượng rét đậm, rét hại, sương muối, thiên tai bão, lụt
+ Khoáng sản tuy nhiều chủng loại, phân bô khá tập trung, song trữ
lượng nhỏ, điều kiện khai thác phức tạp.

+ Việc chặt phá rừng bừa bãi đã dẫn tới xói mòn, sạt lở đất, lũ quét, làm
cho chất lượng môi trường bị giảm sút nghiêm trọng.

+ Dân trí chưa cao, nhiều dân tộc thiểu số  mức sống thấp  thiếu vốn

+ Đất bạc màu, khó khăn trong trồng cây lương thực

+ Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, ít cơ sở chế biến quy mô lớn


III. VÙNG BẮC TRUNG BỘ
1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .
a. Địa hình: phía Tây là vùng núi và gò đồi thuộc dải Trường Sơn Bắc
tiếp đến là dải đồng bằng nhỏ hẹp ở giữa và cuối cùng dải cát, cồn cát ven biển
- Lãnh thổ hẹp ngang, địa hình bị chia cắt phức tạp bởi các con sông và
dãy núi đâm ngang ra biển .
- Khó khăn: địa hình phức tạp bị chia cắt, hẹp ngang, kéo dài .
Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi, sườn Đông hướng ra biển có độ dốc lớn .
Đồng bằng nhỏ hẹp bị chia cắt
Sông suối dốc, chảy xiết thường gây lũ lụt
b. Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng khắc nghiệt nhất so với
các vùng trong nước, mùa đông ít lạnh mưa nhiều, mùa hạ khô nóng, lắm thiên
tai như bão, lũ lụt, gió phơn Tây Nam, hạn hán
c. Tài nguyên: Vùng có một số tài nguyên quan trọng: rừng, khoáng sản,
biển , du lịch …phân bố khác biệt giữa bắc và nam dãy Hoành Sơn .
- Đất có 3 loại chính:
+ Đất pheralit ở miền núi và trung du thuận lợi để trồng cây CN, cây ăn
quả
+ Đất phù sa bồi tụ ven sông hoặc các đồng bằng ven biển trồng cây
lương thực,cây CN ngắn ngày (lạc)
+ Đất cát ven biển giá trị sản xuất kém
- Rừng: có trữ lượng khá lớn đặc biệt là các rừng tre, nứa ,… do đó nghề
rừng khá phát triển .
- Biển: vùng có bờ biển dài gần 700km với 23 cửa sông trong đó một số
cửa sông lớn đã xây dựng cảng, nhiều bãi tắm đẹp, nhiều đầm phá để nuôi
trồng thuỷ sản .
Vùng biển có thềm lục địa rộng có nhiều khoáng sản và nhiều đảo .
- Khoáng sản: khá phong phú và đa dạng tập trung chủ yếu ở phía Bắc
Hoành Sơn, gồm các loại: Đá vôi (Thanh Hoá), Sắt( Hà Tĩnh), Cát thuỷ tinh
(Quãng Bình , Quãng Trị , Huế ), Titan (Hà Tĩnh), Thiếc ( Quỳ Hợp: Nghệ An)
…phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.
- Khó khăn :
+ Diện tích rừng bị khai thác quá mức, tàn phá nhiều
+ Tài nguyên biển đang cạn kiệt
+ Khoáng sản: một số nơi có trữ lượng nhỏ
+ Địa hình vùng núi phía tây bị chia cắt mạnh -> khó khăn giao thông
+ Khí hậu: nhiều thiên tai như bão, lũ, gió phơn khô nóng, hạn hán,
thiếu nước mùa khô….
+ Sông: lũ lụt, lũ quét
+ Đất: chủ yếu là đất cát, đất nghèo dinh dưỡng + Đồng bằng nhỏ hẹp
=> sản xuất lương thực kém phát triển, hiện tượng sạt lở đất, cát bay, cát chảy
2. Tình hình phát triển kinh tế:
a. Nông nghiệp:
- Tỉ trọng trong cơ cấu GDP; 27,6% (năm 2007, đứng thứ 3)
- Cây lương thực: Năng suất lúa và bình quân lương thực đầu người thấp
vì gặp nhiều khó khăn: diện tích đất canh tác ít , đất xấu, thiên tai, cơ sở hạ tầng
chậm phát triển, dân số tăng nhanh …Tuy nhiên nhờ việc đẩy mạnh đầu tư thâm
canh tăng năng suất mà bình quân lương thực đầu người ở đây đã tăng lên khá
nhanh, sản xuất tập trung ở đồng bằng ven biển (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh)
- Vùng có thế mạnh phát triển chăn nuôi trâu bò, nuôi trồng khai thác thuỷ
sản, cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, cói, mía), phát triển nghề rừng theo hướng
nông lâm kết hợp để giảm thiểu thiên tai
-Khó khăn:
+ Đất nghèo, ít dinh dưỡng, diện tích đất canh tác ít, chủ yếu là đất cát pha, đồng
bằng nhỏ hẹp
+ Khí hậu khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Lào khô hanh, thời tiết thất thường,
nằm trong vùng chịu nhiều thiên tai: bão, lũ, ngập lụt, cát bay, cát chảy,...., mùa mưa bão lũ
thường xuyên, mùa hạ nóng khô hạn hán
+ Điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất kĩ thuật và Cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn lạc
hậu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn hạn chế
+ Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn
-Biện pháp
+ Trồng rừng theo hướng nông lâm kết hợp
+ Xây dựng hồ chứa nước
+ Gắn kết với chế biến và dịch vụ
+ Sản xuất chuyên canh và sử dụng kỹ thuật mới
+ Đầu tư vào kết cấu hạ tầng: Để cải thiện năng suất và giảm thiểu thất thoát sản
phẩm, cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng vận chuyển và lưu trữ, bao gồm đường xá, kho lưu trữ lạnh
và hệ thống vận chuyển hiệu quả.
+ Nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ
+ Đa dạng hóa thị trường
+ Đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp
b. Công nghiệp:
- Tỉ trọng trong cơ cấu GDP: 36,4% (năm 2007, đứng đầu)
- Tốc độ phát triển công nghiệp của vùng ngang bằng với cả nước nhưng
giá trị sản lượng công nghiệp vẫn ở mức rất thấp (3,8% GDP cả nước năm 2002)
- Cơ cấu ngành đa dạng, tuy nhiên thế mạnh thuộc về khai khoáng và sản
xuất vật liệu xây dựng
+ Khai thác khoáng sản: sắt (Thạch Khê) ,Crom (Thanh Hoá), Titan (Hà
Tĩnh), Thiếc : Quỳ Hợp (Nghệ An), đá vôi (Thanh Hoá, Nghệ An)…
+ Sản xuất vật liệu xây dựng: nhất là xi măng và gạch ngói, tập trung chủ
yếu ở Thanh Hoá, Nghệ An.
+Chế biến nông sản, cơ khí, dệt may...
- Các trung tâm công nghiệp lớn: Vinh, Thanh Hoá, Bỉm Sơn, Huế  Quy
mô nhỏ
IV. VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Địa hình : có sự phân hoá từ Tây sang Đông : núi , gò đồi ở phía Tây , hướng
địa hình cong ra biển , núi dốc đứng về phía Đông có những dải núi chạy sát ra
biển chia cắt dải đồng bằng ven biển. Bờ biển dốc khúc khuỷu tạo nên nhiều
vũng vịnh nước sâu , nhiều bán đảo , quần đảo và đảo ở ven bờ
- Khí hậu : nhiệt đới ẩm gió mùa , tổng lượng nhiệt trong năm lớn , lượng mưa
tương đối thấp , trung bình khoảng 1200mm ,mùa khô kéo dài , mùa mưa ngắn
kèm theo bão lụt
- Tài nguyên: Tài nguyên biển và du lịch là thế mạnh của vùng
+ Tài nguyên biển : bờ biển dài khúc khuỷu , bờ biển rộng nhiều bãi tôm bãi cá
, nhiều ngư trường lớn thích hợp cho việc khai thác , nuôi trồng thuỷ sản . Vùng
còn có một số đặc sản biển có giá trị kinh tế cao : tổ chim yến , đồi mồi , tôm
hùm .
+ Tài nguyên du lịch : nhất là du lịch biển với các bãi tắm đẹp , các di tích lịch
sử , văn hoá .
- Ngoài ra vùng còn có một số tài nguyên khác như rừng , khoáng sản , đất thích
hợp cho việc phát triển kinh tế nông lâm ngư nghiệp .
Khó khăn :
- Thiên tai thường gây thiệt hại lớn trong đời sống sản xuất của dân cư đặc biệt
là mưa bão , hạn hán
- Độ che phủ rừng thấp , rừng bị tàn phá cọng với mùa khô kéo dài do đó hiện
tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng nhất là các tỉnh Ninh Thuận , Bình
Thuận. Vì thế việc trồng và bảo vệ rừng có ý nghĩa hết sức quan trọng
- Hoang mạc hóa, nạn cát bay, cát chảy, sạt lở
- Thiếu nước mùa khô
- ít khoáng sản
- Địa hình miền núi hiểm trở, bị chia cắt mạnh
- Đồng bằng nhỏ hẹp, đất nghèo dinh dưỡng
- Lũ lụt, sạt lở bờ biển, sạt lở đất,…
4 Tình hình phát triển kinh tế
a Nông nghiệp
- Tỉ trọng trong cơ cấu GDP: 24,3% (năm 2007, đứng thứ 3)
- Nuôi bò và khai thác nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh trong nông nghiệp của
vùng.
+ Dựa vào vùng gò đồi phía Tây để phát triển đàn bò .
+ Vùng biển phía Đông giàu tiềm năng , ngư dân có kinh nghiệm đi biển , do
đó ngư nghiệp là thế mạnh (chiếm 27% giá trị thuỷ sản cả nước)
+ Người dân có truyền thống, kinh nghiệm làm muối , chế biến hải sản cũng
khá phát đạt . Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là mực , tôm , cá đông lạnh .
- Ngoài ra sản xuất lương thực , trồng cây công nghiệp , trồng rừng cũng đem lại
hiệu quả lớn cho vùng . Tuy nhiên do quỹ đất hạn chế , đồng bằng hẹp , đất xấu
và thiếu nước , bão lụt vào mùa mưa do đó sản lượng lương thực và bình quân
lương thực đầu người còn thấp hơn cả nước
- Khó khăn
+ Quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế
+ Sản lượng lương thực bình quân thấp hơn trung bình cả nước
+ Đồng bằng hẹp ven biển, đất xấu
+ Các dòng sông có lũ lên nhanh, nhưng mùa khô lại rất cạn
+ Mùa hạ có gió phơn Tây Nam, phía Nam DHNTB ít mưa, khô hạn kéo dài
+ Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ,...
+ Dân cư lao động ít, thiếu kinh nghiệm trồng lúa ( đặc biệt là lúa nước )
-Biện pháp
+ Quan tâm, xây dựng các công trình thuỷ lợi (hồ chứa nước,..)
+ Xây dựng các nhà máy thuỷ điện
+ Thực hiện phát triển nông nghiệp theo hướng nông lâm kết hợp
+ Trồng rừng phòng hộ
b. Công nghiệp

- Tỉ trọng trong cơ cấu GDP: 36,6% (năm 2007, đứng thứ 2)


- Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng duyên hải Nam Trung Bộ tăng trưởng
khá nhanh so với cả nước (chiếm 27% giá trị thuỷ sản cả nước
- Các ngành công nghiệp trọng điểm : Cơ khí , sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến
lâm sản , thực phẩm
- Một số cơ sở khai thác khoáng sản đang hoạt động như khai thác cát (Khánh Hoà), titan
(Bình Định), Sắt (Quảng Ngãi),..,các loại khoáng sản vật liệu xây dựng (cát, đá vôi) ở một số
tỉnh. ở thềm lục địa có các mỏ dầu khí ở phía Đông đâo Phú Quý (Bình Thuận). Dọc bờ biển có
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề làm muối

- Đặc biệt duyên hải Nam Trung Bộ có lực lượng công nhân cơ khí có tay nghề
cao năng động trong kinh tế thị trường . Nhiều dự án quan trọng đang được triển
khai đặc biệt là xây dựng nhiều khu công nghiệp trong phạm vi kinh tế trọng
điểm miền Trung: khu công nghiệp Liêu Chiểu (Đà Nẵng ) , Chu Lai – Kì
Hoà (Quảng Nam ) , Dung Quất (Quảng Ngãi ) , Nam Tuy Hoà (Phú Yên ) ,
Nhơn Hội (Bình Định )…
- Các trung tâm công nghiệp: Đà Nẵng , Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phan Thiết,
Nha Trang  Quy mô: vừa và nhỏ
V. BÀI TẬP
1. Vẽ biểu đồ
a. Cách xác định biểu đồ
- Biểu đồ tròn: thể hiện cơ cấu thành phần của 1 tổng thể và quy mô của
đối tượng cần trình bày ( thời gian: 1-3 năm hoặc bằng 3 năm )
- Biểu đồ cột: thể hiện quy mô và cơ cấu thành phần trong 1 hay nhiều
tổng thể
b. Công thức ( biểu đồ tròn )

1% = 3,6 độ ( số độ trong hình tròn )

You might also like