You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN ĐỊA LÝ – KHỐI 11

NHẬT BẢN
Tiết 2 KINH TẾ
I.Các ngành kinh tế:
1.Công nghiệp:
- Cơ cấu ngành:
+Có đầy đủ các ngành công nghiệp kể cả các ngành không thuận lợi về tài nguyên.
+ Dựa vào ưu thế về lao động cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi, thông minh, sáng tạo
và trình độ khoa học công nghệ hiện đại.
-Tình hình phát triển:
+ Công nghiệp đứng thứ 2 thế giới sau Hoa Kì.
+ Các ngành công nghiệp truyền thống giảm. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, đặc
biệt là các ngành công nghiệp mũi nhọn (CN điện tử tin học, CN xây dựng công trình công cộng...)
+ Công nghiệp tạo ra một khối lượng hàng hoá lớn, không những trang bị cho tất cả các ngành kinh tế
trong nước mà còn cung cấp những mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
- Phân bố:
+Mức độ tập trung cao nhiều nhất trên đảo Hôn-su.
+ Các trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ven biển, đặc biệt phía TBD.
2.Dịch vụ:
- Là cường quốc thương mại, tài chính.
- Đứng thứ 4 thế giới về thương mại.
- Bạn hàng khắp nơi trên thế giới nhưng quan trọng nhất: Hoa Kì, Trung Quốc, EU, các nước ĐNÁ, ...
- Ngành tái chính ngân hàng phát triển hàng đầu thế gới.
3.Nông nghiệp:
a.Đặc điểm:
- Giữ vai trò thứ yếu (1% trong GDP)
- Đất nông nghiệp ít (14% lãnh thổ).
- Phát triển theo hướng thâm canh.
- Đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản được chú trọng.
b.Phân loại:
-Trồng trọt:Lúa gạo,chè,thuốc lá,dâu tằm.
- Chăn nuôi: bò, lợn, gà.
- Đánh bắt hải sản:Cá thu,cá ngừ,tôm,cua.
- Nuôi trồng hải sản: Tôm, sò huyết,cua, rau câu, trai lấy ngọc...

Trang 1
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN ĐỊA LÝ – KHỐI 11
Bài 10: CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC).
Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI.
1.Vị trí địa lý và lãnh thổ:
- Diện tích: 9,57 triệu km2, rộng lớn đứng thứ 4 thế giới.
- Nằm phía Đông của châu Á, tiếp giáp với 14 nước trên lục địa. Phía Đông tiếp giáp với Thái Bình
Dương.
- Vĩ độ: Nằm từ khoảng 200B - 530B.
* Đánh giá:
+ Cảnh quan thiên nhiên đa dạng.
+ Dễ dàng mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường bộ và đường biển,
chủ yếu bằng đường biển
+ Khó khăn: Quản lý đất nước, bão, lụt, hạn hán...
2.Tự nhiên:
*Thiên nhiên đa dạng có sự phân hoá giữa miền Tây và miền Đông Trung Quốc.
a.Địa hình:
- Miền Tây: Gồm nhiều dãy núi cao, các cao nguyên đồ sộ và các bồn địa.
- Miền Đông: Vùng núi thấp và các đồng bằng màu mỡ: Đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung,
Hoa Nam.
* Thuận lợi: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp.
* Khó khăn: Giao thông Tây - Đông.
b.Khí hậu:
- Miền Tây: Khí hậu lục địa khắc nghiệt, mưa ít.
- Miền Đông: phân chia theo chiều Bắc Nam.
+ Phía Bắc: khí hậu ôn đới gió mùa.
+ Phía Nam: khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.
* Thuận lợi: Phát triển nông nghiệp,cơ cấu cây trồng đa dạng.
* Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, bão tố. Miền Tây hình thành các hoang mạc lớn.
c.Sông ngòi:
- Miền Tây: là nơi bắt nguồn của nhiều hệ thống sông lớn.
- Miền Đông: có nhiều sông lớn: sông Trường Giang, Hoàng Hà, Tây Giang.
* Thuận lợi: Sông của miền Đông có giá trị thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông và đánh bắt thuỷ hải sản.
* Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán.
d.Khoáng sản:
- Miền Tây: Nhiều loại như: Than, sắt, dầu mỏ, thiếc, đồng...
- Miền Đông: Khí đốt, dầu mỏ, than, sắt.
* Thuận lợi phát triển công nghiệp.

Trang 2
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN ĐỊA LÝ – KHỐI 11
3.Dân cư và xã hội:
a.Dân cư:
* Dân số:
- Dân số đông nhất thế giới.
- Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giảm, song số người tăng mỗi năm vẫn cao.
* Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, giá công nhân rẽ, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
* Khó khăn: Gánh nặng cho kinh tế, thất nghiệp, chất lượng cuộc sống chưa cao, ô nhiễm môi trường.
* Giải pháp: Vận động nhân dân thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, xuất khẩu lao động.
- Về dân tộc: Có trên 50 dân tộc khác nhau tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hoá và truyền thống dân
tộc.
b.Phân bố:
- Dân cư phân bố không đồng đều:
+ 63% dân số sống ở nông thôn, dân thành thị chiếm 37%. Tỷ lệ dân thành thị đang tăng nhanh.
+ Dân cư tập trung đông ở miền Đông thưa thớt miền Tây. Cho nên Miền Đông thiếu việc làm, thiếu
nhà ở, môi trường bị ô nhiễm, Miền Tây thiếu lao động trầm trọng.
*Giải pháp: Hổ trợ vốn để phát triển kinh tế ở miền Tây.
2.Xã hội:
- Phát triển giáo dục: Tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên gần 90% (2005)-> đội ngũ lao động có chất
lượng cao.
- Một quốc gia có nền văn minh lâu đời:
+ Có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng: Cung điện, lâu đài, đền chùa.
+ Nhiều phát minh quý giá: Lụa tơ tằm, chữ viết, giấy, la bàn...
=> Thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội (đặc biệt là du lịch)

Tiết 2: KINH TẾ

I.Tình hình chung:


- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới: trung bình 8%/năm
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) cao.
- Giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới.
- Cơ cấu GDP thay đổi theo hướng:Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, III.
- Thu nhập bình quân theo đầu người tăng, đời sống của nhân dân được cải thiện.
II. Các ngành kinh tế:
1.Công nghiệp:
a.Chiến lược phát triển công nghiệp:
- Thay đổi cơ chế quản lí: Các nhà máy chủ động lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ.
- Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Hiện đại hoá trang thiết bị sản xuất công nghiệp, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới.
Trang 3
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN ĐỊA LÝ – KHỐI 11
b.Thành tựu của sản xuất công nghiệp:
- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng; Luyện kim, hoá chất, điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô....
- Sản lượng nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới: Than, xi măng, thép, phân bón, sản xuất điện.
- Phân bố: Các trung tâm công nghiệp chủ yếu tập trung ở miền Đông và đang mở rộng sang miền Tây.
2.Nông nghiệp:
a.Biện pháp phát triển nông nghiệp:
- Giao quyền sử dụng đất và khoán sản phẩm cho nông dân.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn: Đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi.
- Khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn.
- Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, sử dụng giống mới, máy móc thiết bị hiện đại.
b.Thành tựu của sản xuất nông nghiệp:
- Một số sản phẩm nông nghiệp đứng đầu thế giới: Lương thưc, bông, thịt lợn.
- Trong nông nghiệp: Trồng trọt đóng vai trò chủ đạo.
- Nông sản phong phú: Lúa mì, lúa gạo, ngô, khoai tây, củ cải đường, chè, mía..
- Phân bố: Tập trung các đồng bằng phía Đông.
II.Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam:
- Quan hệ trên nhiều lĩnh vực theo phương châm: " Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu
dài, hướng tới tương lai "
- Kim ngạch thương mại tăng.

BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

I. TƯ NHIÊN:
1.Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:
- Nằm ở Đông Nam của lục địa Á- Âu.
- Diện tích rộng: 4,5 triệu km2.
- Gồm 11 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
- Nằm trong khu vực nội chí tuyến.
- Là cầu nối thông thương hàng hải.
-Tiếp giáp với hai nền văn minh lớn là Trung Quốc và Ấn Độ.
2.Đặc điểm tự nhiên:
a.Đông Nam Á lục địa:
- Nhiều núi, nhiều sông lớn bồi đấp nên nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai phù sa màu mỡ.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Giàu khoáng sản: Than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng, chì, vàng...

Trang 4
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN ĐỊA LÝ – KHỐI 11
b.Đông Nam Á biển đảo:
- Nhiều đảo với nhiều núi lửa, ít sông lớn nên ít đồng bằng.
- Khí hậu xích đạo và nhiệt đới ẩm.
- Giàu khoáng sản: Than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng...
3.Thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của Đông Nam Á:
a.Thuận lợi:
- Khí hậu nóng ẩm và đất đai phù sa màu mỡ nên thuận lợi phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
- Biển: Phát triển ngư nghiệp, du lịch, cung cấp lượng mưa dồi dào.
-Giàu khoáng sản, rừng nhiệt đới phong phú và đa dạng.
b.Khó khăn:
- Động đất, núi lửa, sóng thần.
- Bảo, lũ lụt, hạn hán.
- Tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản khai thác không hợp lí => suy giảm.
II.Dân cư và xã hội:
1.Dân cư:
- Đông dân: 556,2 triệu người.
- Mật độ dân số cao: trung bình 124 người/ km2
- Dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao động cao nên nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ, thị trường
tiêu thụ rộng lớn.
- Dân cư phân bố không đồng đều.
2.Dân tộc:
- Đa dân tộc.
- Nhiều dân tộc phân bố ở nhiều quốc gia.
3.Tôn giáo, văn hoá:
- Đa tôn giáo.
- Chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hoá lớn nhưng vẫn giữ được bản sác văn hóa của mỗi dân tộc.

II. PHẦN BÀI TẬP:


* Ôn các dạng biểu đồ tròn, cột, đường.

Trang 5

You might also like