You are on page 1of 3

TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN

TỔ SỬ - ĐỊA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐGCK MÔN ĐỊA LÍ – LỚP 11 – HỌC KÌ I


NĂM HỌC 2021 - 2022

Họ và tên:…………………………………. Lớp:……

BÀI 5 – TIẾT 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC MĨ LA TINH


Câu 1. Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Mĩ la tinh
- Thuận lợi:
+ Có nhiều tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là quặng kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu.
+ Tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công
nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới.
- Khó khăn: việc khai thác tài nguyên giàu có trên chưa mang lại nhiều lợi ích cho đại bộ phân dân
cư.
Câu 2. Trình bày đặc điểm dân cư – xã hội của khu vực Mĩ la tinh
- Ở hầu hết các nước dân cư còn nghèo đói, chênh lệc giàu nghèo rất lớn, cho tới đầu thế kỉ XXI số
dân sống dưới mức nghè khổ của khu vực khá đông từ 37% đến 62%.
- Các cuộc cải cách ruộng đất không triệt để nên dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm
việc làm dẫn tới hiện tượng đô thị hóa tự phát.
- Tỉ lệ dân đô thị cao chiếm 75% dân số và 1/3 trong số đó sống trong điều kiện khó khăn.
BÀI 5 – TIẾT 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ TRUNG Á
Câu 1. Nguồn tài nguyên quan trọng ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á là gì?
- Nguồn tài nguyên dầu mỏ (riêng Tây Nam Á chiếm 50% trữ lượng dầu mỏ của thế giới)
Câu 2. Dân cư khu vực Tây Nam Á và Trung Á chủ yếu theo tôn giáo nào?
- Chủ yếu dân cư theo đạo Hồi.
Câu 3. Trình bày nguyên nhân, hậu quả của vấn đề xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn
khủng bố ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
- Nguyên nhân:Tranh chấp quyền lợi về đất đai, nguồn nước, dầu mỏ,…, khác biệt tư tưởng định
kiến tôn giáo, dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử, do thế lực bên ngoài can thiệp, lực lượng khủng bố
phát triển.
- Hậu quả: mất ổn định các quốc gia trong khu vực và các khu vực khác, đối với nhân dân bị đe
dọa, nghèo đói, bệnh tật, kinh tế chậm phát triển, ảnh hưởng tới giá dầu thế giới.
Câu 4. Khu vực nào trên thế giới có vai trò cung cấp dầu mỏ lớn nhất cho thế giới?
- Khu vực Tây Nam Á.
BÀI 6. HOA KÌ – TIẾT 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
Câu 1. Trình bày đặc điểm và đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí của Hoa Kì
- Nằm ở bán cầu Tây.
- Nằm giữa 2 đại dương lớn: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
- Tiếp giáp Ca-na-đa và khu vực Mĩ La tinh.
→ Không bị tàn phá của 2 cuộc thế chiến, được cung cấp tài nguyên phong phú và thuận lợi cho
việc tiêu thụ sản phẩm.
Câu 2. Trình bày đặc điểm lãnh thổ của Hoa Kì.
- Lãnh thổ rộng lớn, đứng thứ 3 thế giới.
- Gồm 3 bộ phận: phần đất ở trung tâm Bắc Mĩ có diện tích hơn 8 triệu km2, bán đảo A–la-xca và
quần đảo Ha – oai.
Câu 3. Nêu đặc điểm dân cư – xã hội của Hoa Kì.
- Gia tăng dân số:
+ Dân số đông, đứng thứ 3 trên thế giới.
+ Dân số tăng nhanh, phần lớn do nhập cư. Người nhập cư đem lại nguồn tri thức, vốn và lực
lượng lao động mà ít phải mất chi phí đầu tư ban đầu.
- Thành phần dân cư:
+ Dân cư đa dạng: gồm người gốc từ châu Âu chiếm 83%, người gốc Phi, người gốc châu Á và Mĩ
La tinh tăng mạnh và người Anh Điêng.
- Phân bố dân cư:
+ Dân nhập cư sống tập trung ở những nơi có điều kiện thuận lợi như vùng Đông Bắc, phía đông
ven Đại Tây Dương và phía tây ven Thái Bình Dương.
+ Người Anh điêng sống ở vùng núi phía tây.
+ Dân cư đang có xu hướng chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven bờ
Thái Bình Dương.
+ Tỉ lệ dân thành thị cao, năm 2004 là 79%.
BÀI 6. HOA KÌ – TIẾT 2. KINH TẾ
Câu 1. Trình bày đặc điểm ngành ngoại thương của Hoa Kì
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2004: 2344,2 tỉ USD.
- Ngoại thương: chiếm 12% tổng kim ngạch thế giới.
- Từ 1990 - 2004 giá trị nhập siêu càng lớn.
Câu 2. Trình bày đặc điểm ngành công nghiệp của Hoa Kì
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu.
- Tỉ trong giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP có xu hướng giảm.
- Gồm 3 nhóm ngành: CN chế biến: 40 triệu lao động, 84,2% giá trị xuất khẩu, CN điện lực, CN
khai thác khoáng sản.
- Giảm tỉ trọng các ngành truyền thống tăng các ngành hiện đại.
- Có sự phân hóa trong lãnh thổ công nghiệp:
+ Trước đây: tập trung ở Đông Bắc với các ngành truyền thống.
+ Hiện nay: mở rộng xuống phía nam và Thái Bình Dương với các ngành hiện đại
BÀI 7. LIÊN MINH CHÂU ÂU – TIẾT 1. EU – LIÊN MINH KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ
GIỚI
Câu 1. Liên minh châu Âu được tính từ năm nào? Nêu sự thay đổi số lượng thành viên qua các
năm.
- Từ 6 nước ban đầu (1957) đến 2007 là 27 nước, 2013 có 28 nước (hiện nay EU có: 27 nước, Anh
vừa rời EU vào tháng 31/1/2020).
Câu 2. Chứng minh Liên minh châu Âu là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
- EU thành công trong việc: tạo ra 1 thị trường chung, ử dụng đồng tiền chung (Ơ- rô).
- EU đứng đầu thế giới về tổng GDP (2004).
Câu 3. Chứng minh Liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
- Các nước thuộc EU đã dỡ bỏ thuế quan trong buôn bán với nhau và có chung mức thuế quan
trong quan hệ thương mại với các nước ngoài EU.
- EU dẫn đầu thế giới về thương mại.
- EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
BÀI 7. LIÊN MINH CHÂU ÂU – TIẾT 2. EU – LIÊN KẾT, HỢP TÁC ĐỂ CÙNG PHÁT
TRIỂN
Câu 1. Thị trường chung châu Âu được thiết lập vào thời gian nào và với mục đích là gì?
- Thiết lập 1/1/1993
- Mục đích: đẩy mạnh tự do lưu thông, có 1 chính sách về thương mại với các nước ngoài liên
minhh.
Câu 2. Đồng tiên chung châu Âu (đồng ơ-rô) được đưa vào sử dụng năm nào? Năm 2019 có bao
nhiêu nước sử dụng?
- Đưa vào sử dụng năm 1999, đến 2019 có 19 nước sử dụng.
Câu 4. Trình bày sự hợp tác trong sản xuất máy bay E-bớt.
- Nội dung: họp tác phân công sản xuất các bộ phận của máy bay E-bớt.
- Các bên tham gia: Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha.
- Mục đích: Tận dụng thế mạnh của mỗi nước, tăng sức mạnh cạnh tranh với hãng sản xuất máy
bay của Hoa Kì.
* Lưu ý: - Đề thi có 40 câu trắc nghiệm.
- Đề thi có câu hỏi kĩ năng biểu đồ, nhận xét bảng số liệu.

You might also like