You are on page 1of 11

Tiết 4+5+6 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KT CUỐI KÌ 1 - ĐỊA LÍ 11

A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT


BÀI 6: TIẾT 1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ HOA KÌ
I. Lãnh thổ và vị trí địa lí
1. Lãnh thổ
- Trung tâm Bắc Mĩ => lãnh thổ cân đối => thuận lợi cho phân bố SX và phát triển GT
- Bán đảo A-lax-ca và Haoai
2.Vị trí địa lí
- Nằm ở Tây bán cầu - Giữa 2 đại dương: Thái Bình Dương& Đại Tây Dương.
- Tiếp giáp Canada và Mĩ Latinh.
=> Ý nghĩa: - Không bị tàn phá trong 2 cuộc chiến tranh thế giới. - Thị trường tiêu thụ
rộng lớn.
- Giao lưu với các nước trên thế giới bằng đường biển, phát triển KT biển.
II. Điều kiện tự nhiên
1. 1.Phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mĩp
Vùng  Phía Tây Vùng Trung Tâm Phía Đông
Đặc điểm tự nhiên:
Các dãy núi trẻ cao, theo - Phía bắc: là gò đồi thấp. Núi trung bình, sườn
Địa hướng Bắc - Nam, xen giữa - Phía nam: là đồng bằng thoải, nhiều thung lũng
hình là bồn địa, cao nguyên. phù sa màu mỡ cắt ngang
Đất đai Ven Thái Bình dương có Đồng bằng phù sa ven
đồng bằng nhỏ. Đất tốt. Phù sa sông biển rông màu mỡ.
Sông Nguồn thủy năng phong phú Hệ thống sông Mit-xi-xi-pi Nguồn thủy năng
ngòi phong phú
- Ven biển: cận nhiệt và ôn - Phía bắc: ôn đới Cận nhiệt và ôn đới hải
Khí đới hải dương - Phía nam: cận nhiệt dương
hậu - Nội địa: hoang mạc và
bán hoang mạc

Khoáng Kim lọai màu: - Phía bắc: than, sắt


sản Vàng, đồng, chì. - Phía nam: dầu khí Than, sắt
Giá trị kinh tế
- CN luyện kim màu, năng - Thuận lợi trồng trọt - Thuận lợi trồng trọt
lượng - CN luyện kim đen, năng - CN luyện kim đen,
- Chăn nuôi lượng năng lượng
2. A-la-xca và Haoai
- A-la-xca: đồi núi, giàu có về dầu khí
- Haoai: nằm giữa Thái Bình Dương, phát triển du lịch và hải sản
III. Dân cư
1. Gia tăng dân số
- Dân số đứng thứ 3 TG.
- DS tăng nhanh, phần nhiều do nhập cư, chủ yếu từ châu Âu, Mĩ latinh, Á
- Người nhập cư đem lại nguồn tri thức, vốn và lực lượng lao động
2. Thành phần dân cư
- Đa dạng:
+ 83% : nguồn gốc chủ yếu từ châu Âu + Gốc chấu Á và Mĩ Latinh đang tăng mạnh
+ Dân Anhđiêng còn 3 triệu người
1
=> Nền VH phong phú, thuận lợi phát triển du lịch.- Quản lí XH khó khăn.
3. Phân bố dân cư.
- Tập trung ở : + Vùng Đông Bắc và ven biển + Sống chủ yếu ở các đô thị
- Dân cư có xu hướng chuyển từ Đông Bắc xuống phía Nam và ven TBD
BÀI 6: TIẾT 2: KINH TẾ HOA KÌ
I. Qui mô nền kinh tế
- Đứng đầu TG
II. Các ngành kinh tế
1. Dịch vụ: phát triển mạnh chiếm tỉ trọng cao 79.4% GDP –năm 2004.
a/ Ngoại thương
- Đứng đầu TG .
-Gía trị nhập siêu ngày càng lớn.
b/ Giao thông vận tải
- Hệ thống đường và phương tiện hiện đại nhất TG.
c/ Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch
- Ngành ngân hàng và tài chính họat động khắp TG, tạo nguồn thu và lợi thế cho KT Hoa Kì
- Thông tin liên lạc rất hiện đại
- Ngành DL phát triển mạnh
2. Công nghiệp: là ngành tạo nguồn hàng XK chủ yếu
- Tỉ trọng trong GDP giảm dần: 19,7% năm 2004
- 3 nhóm:
+ CN chế biến chiếm chủ yếu về xuất khẩu và lao động + CN điện + CN khai
khoáng
- Giảm tỉ trọng các ngành truyền thống tăngcác ngành hiện đại
- Phân bố:
+ Trước đây: tập trung ở Đông Bắc với các ngành truyền thống
+ Hiện nay: mở rộng xuống phái nam và Thái Bình Dương với các ngành hiện đại
3. Nông nghiệp: đứng hàng đầu TG
- Chiếm tỉ trọng nhỏ 0,9% năm 2004
- Cơ cấu có sự chuyển dịch: giảm thuần nông tăng dịch vụ NN
- Phân bố: đa dạng hóa nông sản trên cùng lãnh thổ => các vành đai chuyên canh -> vùng SX
nhiều lọai nông sản theo mùa vụ
- Hình thức: chủ yếu là trang trại: số lượng giảm dần nhưng diện tích trung bình tăng
- Nền NN hàng hóa hình thành sớm và phát triển mạnh
- Là nước XK nông sản lớn
- NN cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến

BÀI 7: TIẾT 1: EU – LIÊN MINH KHU VỰC LỚN NHẤT THẾ GIỚI
I. Quá trình hình thành và phát triển
1. Sự ra đời và phát triển
- Sau Chiến tranh TG II, các nước Tây Âu tăng cường liên kết
- Năm 1951 thành lập cộng đồng Than và Thép châu Âu
- 1957: cộng đồng kinh tế châu Âu
- 1958: cộng đồng nguyên tử
- 1967: thống nhất 3 tổ chức trên thành cộng đồng châu Âu (EC)
- 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU)
- Từ 6 nước ban đầu (1957) đến 2007 là 27 nước
2. Mục đích và thể chế của EU
a.Mục đích:
2
+ Xây dựng ptriển khu vực mà nơi đó hàng hóa, người, vốn được tự do lưu thông giữa các
thành viên
+ Tăng cường hợp tác, liên kết KT, luật pháp, an ninh và ngoại giao
b.Thể chế:
+ Hội đồng châu Âu + Nghị viện + Hội đồng bộ trưởng + Ủy ban liên minh
=> Đề ra nhiều quyết định quan trọng về KT, chính trị.
II. Vị thế của EU trong nền KT thế giới
1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới
- Hình thành nên thị trường chung và sử dụng cùng đồng tiền ơ-rô => EU trở thành trung tâm
KT hàng đầu TG
GDP hơn Hoa Kì, Nhật Bản.
- Vẫn có sự chênh lệch về trình độ giữa các nước
2. Tổ chức thương mại hàng đầu
- KT EU phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu
- Các nước dỡ bỏ thuế quan với nhau và có chung 1 mức thuế
- EU dẫn đầu TG về thương mại - EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát
triển
- EU hạn chế nhập nhiều mặt hàng công nghiệp và  trợ giá cho nông sản

BÀI 7: TIẾT 2: EU- HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN
I. Thị trường chung Châu Âu
1. Tự do lưu thông
- 1993, EU thiết lập thị trường chung
a/ Tự do di chuyển: tự do đi lại, cư trú, nơi làm việc b/ Tự do lưu thông dịch vụ
c/ Tự do lưu thông hàng hóa d/ Tự do lưu thông tiền vốn
2. Euro – đồng tiền chung Châu Âu
- 1999: chính thức lưu thông - 2004: 13 thành viên sử dụng
- Lợi ích:
+ Nâng cao sức cạnh tranh+ Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ
+ Thuận lợi việc chuyển giao vốn trong EU. + Đơn giản công tác kế toán của các doanh
nghiệp.
II. Hợp trong sản xuất và dịch vụ
1. Sản xuất máy bay Airbus
- Do Anh, Pháp, Đức sáng lập, nhằm cạnh tranh với các công ty của Hoa Kỳ
- Dự án A-rian: SX vệ tinh nhân tạo, tên lửa đẩy.
2. Đường hầm giao thông qua biển Măng-sơ
- Nối liền nước Anh với lục địa hoàn thành vào 1994
- Lợi ích:
+ Hàng hóa vận chuyển trực tiếp từ Anh tới lục địa không cần trung chuyển bằng phà và ngược
lại
+ Đường sắt siêu tốc phục vụ có thể cạnh tranh với hàng không
III. Liên kết vùng Châu Âu (Euroregion)
1. Khái niệm
Người dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt động hợp kinh tế, XH, văn hóa một cách tự
nguyện vì lợi ích chung các bên tham gia
2. Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ
Hình thành tại biên giới Hà Lan, Đức và Bỉ.
-Liên kết trong các lĩnh vực: việc làm, văn hóa, giáo dục…

3
B. LUYỆN TẬP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Các nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn hẳn các nước đang
phát triển, thể hiện chủ yếu ở việc:
A. chiếm phần lớn giá trị xuất khẩu của thế giới. B. tỉ trọng của khu vực kinh tế dịch vụ
chưa cao.
C. Công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh. D. Tốc độ tăng Tổng thu nhập trong
nước cao.
Câu 2: Nguyên nhân nào gây nên hiệu ứng nhà kính?
A. Khí thải CFCs quá nhiều trong khí quyển. B. Chất thải ra môi trường không
qua xử lí.
C. Tầng ô dôn mỏng dần và thủng ở Nam cực. D. Sự gia tăng khí CO2 trong khí
quyển.
Câu 3: Các nước đang phát triển có đặc điểm nào sau đây?
A. Cơ cấu kinh tế hiện đại. B. Mức sống dân cư cao.
C. Quá trình đô thị hoá cao. D. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp.
Câu 4: Biến đổi khí hậu toàn cầu do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Nguồn nước ô nhiễm B. Khí thải công nghiệp
C. Suy giảm sinh vật D. Khai thác thủy sản
Câu 5: Phía nam ven Thái Bình Dương trồng nhiều lúa gạo, chủ yếu do có:
A. đồng bằng nhỏ, đất tốt, khí hậu cận nhiệt đới hải dương.
B. đồng bằng nhỏ, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn đới lục địa.
C. đồng bằng rộng lớn, đất tốt, khí hậu ôn đới hải dương.
D. đồng bằng rộng lớn, đất đai tốt, khí hậu ôn đới lục địa.
Câu 6: Người dân Hoa Kì chủ yếu sinh sống ở các:
A. đô thị cực lớn. B. đô thị vừa và nhỏ. C. vùng ven đô thị. D.
vùng nông thôn.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư Hoa Kì?
A. Quy mô đứng thứ ba thế giới B. Người nhập cư đa số từ châu Âu.
C. Hiện nay không còn dân nhập cư. D. Dân số tăng nhanh do nhập cư.
4
Câu 8: Người nhập cư mang lại cho Hoa Kì thuận lợi chủ yếu nào sau đây để phát triển kinh
tế?
A. Cơ cấu dân số ngày càng trẻ hóa B. Nhiều tập quán và phong tục riêng
C. Thành phần các dân tộc rất đa dạng D. Nguồn lao động và nguồn vốn lớn.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động tài chính của Hoa Kì?
A. Có hàng nghìn tổ chức ngân hàng, tài chính B. Tạo ra rất nhiều lợi thế và các
nguồn thu lớn.
C. Thu hút hàng triệu lao động khắp đất nước. D. Chỉ tập trung phát triển mạnh mẽ
trong nước.
Câu 10: Vùng có mật độ dân số cao nhất của Hoa Kì là
A. vùng Đông Bắc. B. vùng trung tâm. C. vùng phía Tây. D. vùng
Đông Nam.
Câu 11: Chiếm tỉ trọng cao nhất trong giá trị hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ là sản phẩm của
ngành
A. công nghiệp khai khoáng. B. nông nghiệp. C. công nghiệp chế biến. D.
thủy sản.
Câu 12: Lãnh thổ Hoa Kì không tiếp giáp với đại dương nào sau đây?
A. Bắc Băng Dương. B. Thái Bình Dương. C. Đại Tây Dương D. Ấn Độ
Dương.
Câu 13: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của Hoa Kì thay đổi theo hướng:
A. tăng ngành khai thác, tăng ngành chế biến. B. giảm ngành truyền thống, tăng ngành
hiện đại.
C. giảm ngành hiện đại, tăng ngành truyền thống. D. giảm ngành chế biến, tăng ngành khai
thác.
Câu 14: Dân số Hoa Kì tăng nhanh chủ yếu do
A. gia tăng tự nhiên. B. nhập cư. C. tỉ suất tử thấp. D. tỉ suất sinh
cao.
Câu 15: Tính chuyên môn hoá trong SX nông nghiệp của Hoa Kì được thể hiện ở đặc điểm
nào dưới đây?
A. Chỉ sản xuất một loại nông sản nhất định. B. Chỉ sản xuất những sản phẩm có
thế mạnh.
C. Sản xuất sản nông sản phục vụ nhu cầu trong nước.
D. Hình thành nên các vùng chuyên canh quy mô lớn.
Câu 16: Mức độ tập trung các trung tâm công nghiệp ở vùng Đông Bắc của Hoa Kì cao hơn
các vùng khác là do
A. vùng đang chuyển hướng sang phát triển kinh tế dịch vụ.
B. vùng được khai thác sớm và có nhiều khoáng sản.
C. có nguồn nhân công rẻ từ châu Á, Mĩ La tinh đến.
D. tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng với nền nông nghiệp Hoa Kì?
A. Tính chuyên môn hóa cao. B. Trình độ khoa học kĩ thuật
cao.
C. Hợp tác xã là hình thức sản xuất chính. D. Gắn với công nghiệp chế biến
Câu 18: Nguyên nhân cơ bản làm cho dân số Hoa Kì tăng nhanh từ ngày lập quốc đến nay là
5
do:
A. Tỉ suất gia tăng cơ học cao B. Tỉ suất sinh cao
C. Tốc độ gia tăng tự nhiên cao D. Tỉ suất tử thấp
Câu 19: Hoa Kì có diện tích lớn
A. thứ 3 thế giới. B. thứ 2 thế giới. C. thứ 4 thế giới. D. thứ 5 thế giới.
Câu 20: Dân cư Hoa Kỳ đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các
bang:
A. phía Tây Bắc và ven Thái Bình Dương. B. phía Nam và ven bờ Thái Bình
Dương.
C. phía Trung tâm và ven Đại Tây Dương. D. phía Bắc và ven Đại Tây Dương.
Câu 21: Bang nào sau đây của Hoa Kì không nằm ở trung tâm lục địa Bắc Mĩ?
A. Niu-Iooc B. Ha-oai. C. Oa-sin-tơn D. Phlo-ri-đa
Câu 22: Đặc điểm nào sau đây đúng với dân số Hoa Kì hiện nay?
A. Phân bố đồng đều B. Số dân đông C. Cơ cấu dân số trẻ D. Tỉ lệ
sinh cao

Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngoại thương của Hoa Kì?
A. Là một nước xuất siêu rất lớn. B. Chiếm tỉ trọng lớn trong GDP.
C. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu lớn. D. Giá trị nhập siêu ngày càng tăng.
Câu 24: Nền nông nghiệp Hoa Kì có thuận lợi chủ yếu nào sau đây để phát triển?
A. Sông chảy trên địa hình khá dốc B. Các đồng bằng phù sa màu mỡ
C. Nhiều núi trẻ và bồn địa rộng lớn D. Khí hậu phân hóa, lượng mưa ít
Câu 25: Chiếm đến 83% dân số Hoa Kì là thành phần dân cư có nguồn gốc:
A. Mĩ La Tinh. B. châu Á C. châu Phi. D. châu Âu.
Câu 26: Ha - oai là quần đảo nằm giữa Thái Bình Dương có tiềm năng lớn về
A. khai thác đồng B. khai thác than đá.
C. phát triển nông nghiệp D. phát triển du lịch.
Câu 27: Lĩnh vực nào sau đây không đặt ra làm mục đích của EU?
A. Kinh tế. B. Luật pháp. C. Nội vụ. D. Chính trị
Câu 28: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu để các nước thành lập Liên minh châu Âu (EU)?
A. Quy mô dân số tương đương nhau. B. Chung mục tiêu, lợi ích phát triển.
C. Trình độ kinh tế ngang bằng nhau D. Giống nhau về thành phần dân tộc
Câu 29: Đồng tiền chung của EU là
A. Đô la B. Bảng C. Ơ- rô D. Yên
Câu 30: Tự do đi chuyển bao gồm tự do:
A. cư trú, lựa chọn nơi làm việc, dịch vụ Kiểm toán. B. đi lại, cứ trú, dịch vụ vận tải.
C. đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc. D. đi lại, cư trứ, dịch vụ thông tin
liên lạc.
Câu 31: Phát biểu nào sau đây đúng với EU?
A. Tổng thu nhập quốc gia (GDP) nhỏ hơn Hoa Kì.
B. Dân số đông đứng vào loại hàng đầu của thế giới.
C. Có số nước thành vịên ở vào loại thứ hai thế giới.
D. Là tổ chức khu vực kinh tế dùng đồng tiền chung.
Câu 32: EU không phải:
A. là một trung tâm kinh tế thuộc hàng đầu của thế giới.
B. có sự phát triển kinh tế chênh lệch giữa các nước.
6
C. là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
D. có tất cả các nước ở lãnh thổ châu Âu đều tham gia.
Câu 33: Hiện nay, EU đang dẫn đầu thế giới về
A. công nghiệp B. thương mại. C. rô bốt. D. tin học.
Câu 34: Vào năm 2016, nước nào sau đây ra khỏi EU?
A. Pháp B. Đức C. Anh D. Thụy Điển
Câu 35: Ý nghĩ to lớn của việc hình thành thị trường chung châu Âu không phải là:
A. thuận lợi cho lưu thông hàng hoá. B. giảm chi phí về cước phí vận tải.
C. tạo thống nhất về thể chế chính trị. D. dễ dàng tìm việc làm ở nước khác.
Câu 36: Cơ quan nào sau đây dự thảo nghị quyết về các vấn đề của EU?
A. ủy ban Liên mình châu Âu. B. Hội đồng bộ trưởng EU.
C. Nghị viện châu Âu. D. Toà án châu Âu.
Câu 37: . Phát biểu nào sau đây không đúng với Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ?
A. Nằm ở khu nước biên giới của Hà Lan, Đức, Bỉ.
B. Có các con đường xuyên qua biên giới các nước.
C. Khu nước tự do về hàng hoá, công việc, đi lại.
D. Có ngôn ngữ riêng dùng chung cho cả ba nước.
Câu 38: Liên minh châu Âu (EU) chính thức ra đời từ năm:
A. 1951 B. 1957 C. 1967 D. 1993
Câu 39: Cơ quan nào sau đây kiểm tra những quyết định của các ủy ban EU?
A. Cơ quan Kiểm toán. B. Hội đồng bộ trưởng EU.
C. Nghị viện châu Âu. D. Toà án châu Âu.
Câu 40: Ý nghĩa lớn nhất của việc đưa đồng Ơ - rô vào sử dụng chung trong Liên minh châu
Âu:
A. thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.
B. đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp.
C. tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.
D. nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.
Câu 41: Điểm nào sau đây không đúng với thương mại của EU?
A. EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
B. EU không có hoạt động cho tự do buôn bán thế giới.
C. Các nước đã bỏ hàng rào thuế quan buôn bán với nhau.
D. Kinh tế các nước phụ thuộc nhiều vào xuất, nhập khẩu.
Câu 42: Nước nào sau đây không phải là thành viên của Liên minh châu Âu (EU)?
A. Hi Lạp B. I-ta-li-a C. Ca-na-đa D. Hà Lan
Câu 43: Tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt (Airbus) do các quốc gia nào sau đây sáng lập?
A. Đức, Pháp, Bỉ. B. Bỉ, Séc, Anh. C. Pháp, Anh, Bỉ. D. Đức, Anh,
Pháp.
Câu 44: Ở Liên minh châu Âu (EU), một luật sư người I-ta-li-a có thể làm việc ở Béc - lin như
một luật sư Đức là biểu hiện của
A. tự do di chuyển. B. tự do lưu thông hàng hóa.
C. tự do lưu thông dịch vụ. D. tự do lưu thông tiền vốn.
7
Câu 45: Gây trở ngại lớn nhất cho việc phát triển của EU là sự khác biệt về
A. Chính trị, xã hội B. Dân tộc, văn hóa C. Ngôn ngữ, tôn giáo D. trình độ
phát triển
Câu 46: Phát biểu nào sau đây không đúng với thị trường chung châu Âu ?
A. Các nước có chính sách thương mại chung buôn bán với ngoài khối.
B. Quyền tự do đi lại, cư trú, chọn nghề của mọi công dân được đảm bảo.
C. Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán ngày càng được tăng cường.
D. Sản phẩm mỗi nước được tự do buôn bán trong toàn thị trường chung.
Câu 47: Liên kết vùng ở châu Âu là thuật ngữ để chỉ một khu vực:
A. biên giới của EU. B. nằm giữa mỗi nước của EU.
C. nằm ngoài EU. D. không thuộc EU.
Câu 48: Cơ quan nào sau đây quyết định các dự thảo nghị quyết của ủy ban Liên mình châu
Âu? .
A. Cơ quan kiểm toán. B. Hội đồng bộ trưởng EU.
C. Nghị viện châu Âu. D. Toà án châu Âu.
Câu 49: Hoạt động nào sau đây không thể hiện sự hợp tác trong sản xuất và dịch vụ của EU?
A. Cùng hợp tác sản xuất máy bay E-bớt. B. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-
sơ.
C. Dùng đồng tiền chung của EU. D. Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm
việc.
Câu 50: Các nước nào sau đây ở châu Âu hiện nay vẫn chưa gia nhập EU?
A. Anh, Pháp. B. Pháp, Đức. C. Đức, Na Uy. D. Na Uy,
Thụy Sĩ.
* Câu hỏi tự luận phần Hoa kì, EU
C. PHẦN KĨ NĂNG
- Một số công thức tính:
+ Mật độ dân số + Tính bình quân lương thực/ người
+ Gia tăng tự nhiên + Tỉ trọng thành phần
+ Xuất nhập khẩu + Tốc độ tăng trưởng
- Nhận xét biểu đồ, bảng số liệu

Câu 25: Cho biểu đồ:


TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA BA LAN VÀ CRÔ-A-TI-A

8
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong nước của Ba Lan và Crô-a-ti-
a giai đoạn 2010 - 2018?
A. Crô-a-ti-a luôn lớn hơn Ba Lan B. Ba Lan tăng liên tục qua các năm
C. Ba Lan tăng còn Crô-a-ti-a giảm D. Crô-a-ti-a giảm liên tục qua các năm
Câu 26: Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA HOA KÌ QUA CÁC NĂM (Đơn vị: tỉ USD)
Năm 1995 2004 2016 2018
Xuất khẩu 584,7 818,5 1450,5 2510,3
Nhập khẩu 770,9 1525,7 2248,2 3148,5
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Giá trị xuất khẩu tăng nhiều hơn nhập khẩu. B. Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn nhập
khẩu.
C. Giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu. D. Giá trị xuất, nhập khẩu tăng không
liên tục.
Câu 27: Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ VÀ TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM
2018
(Đơn vị: Tỉ đô la Mỹ)
Quốc gia Phi-lip-pin Cam-pu-chia Lào Mi-an-ma
Dân số(triệu người) 107,0 16,0 7,1 54,0
GDP(tỉ đô la Mỹ) 331 24,5 17,9 71,2
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, cho biết quốc gia nào có GDP bình quân trên đầu người cao nhất?
A. Phi-lip-pin. B. Cam-pu-chia. C. Lào. D. Mi-an-ma.
Câu 28: Cho bảng số liệu:
TỔNG GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á, NĂM 2010 VÀ 2019 (Đơn vị: tỉ đô la
Mỹ)
Quốc gia
Xin-ga-po Ma-lai-xi-a Phi-lip-pin Thái Lan
Năm
2010 236 255 200 341

9
2019 364 359 331 505
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP năm 2019 so với 2010
nhanh nhất là
A.Thái Lan. B. In-đô-nê-xi-a. C. Ma-lai-xi-a. D. Phi-lip-pin.

PHẦN 2. TỰ LUẬN ( 3 điểm)


Câu 1. (2 điểm). Cho bảng số liệu:
MỘT SỐ CHỈ SỐ CỦA CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ HÀNG ĐẦU
TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2018.
Chỉ số Thế giới EU Hoa Kì Nhật Bản
GDP (tỉ USD) 78.000 18.517 17.348 4.596
Trong tổng GDP thế giới 100 23.7 22.2 5.9
(%)
a) Hãy so sánh, nhận xét vị thế của EU với Hoa Kì, Nhật Bản và trong nền kinh tế thế giới?
- Là 1 trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất trên thế giới
- EU đứng đầu thế giới về GDP (23,7%) hơn hẳn Hoa Kì, Nhật Bản.
b)Nguyên nhân của sự thành công đó
- EU thành công trong tạo ra một thị trường chung
- Sử dụng một đồng tiền chung ( ơ-rô)
Câu 2. (1 điểm). Tại sao Hoa Kì một nước phát triển hàng đầu thế giới nhưng vẫn nhập siêu?
- Do nền kinh tế phát triển, dân số đông nên nhu cầu nguyên, nhiên liệu sản xuất, tiêu thụ hàng
hóa lớn
- Nhập nguyên nhiên liệu từ nước ngoài giá rẻ, tiết kiệm và tích trữ tài nguyên quốc gia.
Câu 3. (2 điểm). Cho bảng số liệu:
GDP CỦA HOA KÌ VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2017 ( Đơn vị: tỉ USD)
Toàn thế giới 81.330
Hoa Kì 19.540
Trung Quốc 11.940
Nhật Bản 4.880
Đức 3.879
Nga 3.745
Anh 2.788

a) Hãy nhận xét GDP của Hoa Kì so với thế giới và các quốc gia năm 2017?
- Hoa kì có quy mô nền kinh tế lớn nhất thế giới (D/c)
- Chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế thế giới (d/c)
b) Nguyên nhân: 1 điểm
- Nguồn tài nguyên giàu có.
- Nguồn lao động dồi dào, có kỹ thuật cao do người nhập cư đưa đến.
- Sức lao động sớm được giải phóng.
- Đất nước không bị chiến tranh tàn phá, thu được nguồn lợi lớn từ 2 cuộc chiến tranh thế giới.
- Chính sách thực dân kiểu mới giúp Hoa Kì khai thác nguồn tài nguyên, mở rộng
thị trường.
Câu 4. (1 điểm). Tại sao hiện nay các nước phát triển nói chung và Hoa Kì nói riêng có xu
hướng liên kết các nước đang phát triển để phát triển công nghiệp?
10
- Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ
- Hạn chế khả năng ô nhiễm môi trường
- Thị trường lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao và có tính bền vững ./.

Câu 5. (1 điểm). Nông nghiệp chỉ chiếm 0,9% GDP , nhưng Hoa kì có nền nông nghiệp đứng
hàng đầu thế giới
- Do quy mô nền kinh tế của Hoa Kì rất lớn nên chỉ 0,9% GDP cũng tạo ra con số khổng lồ,
năm 2004 giá trị sản lượng nông nghiệp là 105 tỉ USD

- Hoa Kì có nền nông nghiệp hiện đại, nền nông nghiệp hàng hóa hình thành sớm và phát triển
mạnh, là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới

Câu 6. (1 điểm). Vì sao có thể nói việc ra đời đồng tiền ơ-rô là bước tiến của sự liên kết trong
EU?
Đồng tiền chung Ơ-rô được sử dụng từ năm 1999 đến nay ở EU.
Lợi thế:
Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa châu Âu
Thủ tiêu rủi ro khi chuyển đổi tiền
Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.
Đơn giản hoá công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

Câu 7. (1 điểm) Ảnh hưởng của quá trình nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở Hoa Kì.
- Dân số Hoa Kì tăng nhanh chủ yếu là do nhập cư.
- Người Anh-điêng là chủ nhân đầu tiên ở Hoa Kì đến từ Đông Bắc châu Á, cách đây
khoảng 15.000 năm.
- Dân nhập cư từ châu Âu, châu Phi (bán nô lệ), Nam Mĩ và châu Á.
- Nhập cư đem lại cho Hoa Kì: tri thức, vốn, lực lượng lao động đông mà không mất
chi phí đầu tư ban đầu.
- Dân nhập cư nhiều cũng có những trở ngại: phức tạp xã hội, phân biệt chủng tộc sâu sắc

------ HẾT ------

11

You might also like