You are on page 1of 6

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ II

ĐỊA LÍ 11
PHẦN I. LÝ THUYẾT
BÀI 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
I. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Diện tích: 9,57 triệu km2, lớn thứ 4 thế giới.
- Nằm ở phía Đông châu Á
- Tiếp giáp: Thái Bình Dương ở phía Đông và 14 nước với phần lớn biên giới là núi cao và hoang mạc.
- Lãnh thổ gồm 22 tỉnh, 4 tp trực thuộc TW, 5 khu tự trị, 2 đặc khu hành chính.
- Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc.
=> Thuận lợi:
- Cảnh quan thiên nhiên đa dạng
- Giáp 14 nước => giao lưu KT-XH với nhiều nước
- Giáp Thái Bình Dương => phát triển tổng hợp kinh tế biển
- Khí hậu đa dạng => cảnh quan phong phú => du lịch
=> Khó khăn
- Quản lý hành chính - Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
- Biên giới chủ yếu núi cao, hoang mạc -> khó khăn trong việc, quản lý đất nước và giao lưu với các
quốc gia.
- Thiên tai: bão, động đất.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Thiên nhiên đa dạng, có sự khác biệt rõ rệt giữa miền Đông và miền Tây
Miền Đông Miền Tây
Giáp biển, thuận lợi giao lưu, phát triển
Vị trí địa lí Nằm sâu trong lục địa, đi lại khó khăn
kinh tế
- Gồm nhiều dãy núi cao, hùng vĩ:
Chủ yếu là núi thấp và các đồng bằng
Himalaya, Thiên Sơn,…
Địa hình màu mỡ như Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa
- Có các cao nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn
Trung, Hoa Nam.
địa lớn.
- Phía Bắc: ôn đới - Ôn đới lục địa, khắc nghiệt, ít mưa =>
Khí hậu - Phía Nam: cận nhiệt tạo nên nhiều hoang mạc, bán hoang mạc
- Có nhiều mưa về mùa hạ. rộng lớn.
Là hạ lưu của nhiều sông lớn như Hoàng
Sông ít, hiếm, là nơi bắt nguồn của nhiều
Sông ngòi Hà, Trường Giang, Châu Giang, … có
hệ thống sông lớn, có giá trị thủy điện cao.
giá trị lớn về giao thông và thủy lợi

Khoáng sản Đa dạng, dễ khai thác Phong phú nhưng khó khai thác

- Dân cư tập trung đông. - Phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi cừu
Thuận lợi - Nông nghiệp trù phú. - Công nghiệp khai thác và thủy điện.
- Công nghiệp và dịch vụ phát triển.
- Thiếu nước, khô hạn.
Khó khăn Bão và lũ lụt. - Địa hình núi cao hiểm trở, GTVT khó
khăn.
III - Dân cư và xã hội
1. Dân cư
a. Dân số
- Dân số đông nhất thế giới: 1303,7 triệu người (2005), (2018 là 1417,6 triệu người)
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giảm (0,6% - 2005) nhưng số người tăng mỗi năm vẫn
cao.
- Có trên 50 dân tộc khác nhau, tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc.
- Chính sách dân số: 1979 – 2015: mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh 1 con; từ cuối 2015, thay đổi chính
sách, có thể sinh con thứ 2.
b. Phân bố dân cư
Dân cư phân bố không đều:
+ 63% dân sống ở nông thôn, dân thành thị chỉ chiếm 37%. Tỉ lệ dân số thành thị đang tăng nhanh.
+ Dân cư tập trung đông ở miền Đông, thưa thớt ở miền Tây.
* Giải thích:
- Dân tập trung đông ở miền Đông: do có nhiều đồng bằng, duyên hải, điều kiện tự nhiên thuận lợi về
tự nhiên, là nơi hầu hết tập trung hầu hết các hoạt động kinh tế của Trung Quốc nhất là công nghiệp,
dịch vụ.
- Dân thưa thớt ở miền Tây: chủ yếu miền núi, hoang mạc, nhiều điều kiện tự nhiên khó khăn, hoạt
động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp nên dân cư thưa thớt.
2. Xã hội
- Phát triển giáo dục: Tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên gần 90% (2005) đội ngũ lao động có chất
lượng cao.
- Là một quốc gia có nền văn minh lâu đời:
+ Có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng: cung điện, lâu đài, đền chùa.
=> Thuận lợi:
- Lực lượng lao động dồi dào - Thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Nguồn bổ sung lao động hằng năm lớn - Thu hút đầu tư nước ngoài
- Lịch sử lâu đời, đa dân tộc => văn hóa đa dạng
=> Khó khăn:
- Đầu tư sản xuất LTTP - Xây dựng công trình công cộng.
- Giải quyết việc làm…
IV. KINH TẾ
Thực hiện chính sách cải cách mở cửa nền kinh tế năm 1978.
1. Công nghiệp
a. Chiến lược phát triển công nghiệp
- Thay đổi cơ chế quản lí: các nhà máy được chủ động lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu
thụ.
- Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chính sách công nghiệp mới năm 1994
- Hiện đại hóa trang thiết bị sản xuất công nghiệp, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ.
- Thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài.
b. Thành tựu của sản xuất công nghiệp.
- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng: luyện kim, hóa chất, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô …
- Sản lượng nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới như: than, xi măng, thép, phân bón, sản xuất
điện
- Vùng nông thôn: tận dụng lực lượng lao động dồi dào, nguyên vật liệu sẵn có để phát triển các
ngành: vật liệu xây dựng, gốm sứ, dệt may…
c. Phân bố sản xuất: Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở miền Đông và đang mở rộng sang
miền Tây.
2. Nông nghiệp
a. Biện pháp phát triển nông nghiệp
- Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn: đường giao thông, hệ thống thủy lợi
- Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, sử dụng giống mới, máy móc thiết bị hiện đại.
b. Thành tựu của sản xuất nông nghiệp
- Một số sản phẩm nông nghiệp có sản lượng đứng hàng đầu thế giới như lương thực, bông, thịt lợn.
- Ngành trồng trọt đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu ngành nông nghiệp, cây lượng thực có vai trò
quan trọng nhất.
- Nông sản phong phú: lúa mì, ngô, khoai tây, củ cải đường, lúa gạo, chè, mía …
c. Phân bố sản xuất: Nông nghiệp tập trung ở các đồng bằng phía đông.

BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á


I. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Nằm ở Đông Nam châu Á.
- Lãnh thổ, lãnh hải rộng lớn, gồm 11 quốc gia.
- Gồm 2 bộ phận:
+ Đông Nam Á lục địa: Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam
+ Đông Nam Á biển đảo: Malaixia, Singapo, Indonesia, ĐôngTimo, Philipin, Brunây
- Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong vùng nội chí tuyến
- Tiếp giáp 2 đại dương lớn: Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.
- Cầu nối giữa lục địa Á-Âu và Ôx–trây–li–a
- Giao thoa giữa các nền văn hóa lớn
* Ý nghĩa:
=> Thuận lợi
- Có vị trí địa chính trị quan trọng - Giao lưu phát triển kinh tế.
- Phát triển kinh tế biển - Văn hóa đa dạng.
=> Khó khăn
- Các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
- Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai
II. Điều kiện tự nhiên
Có sự phân hóa giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo
Đông Nam Á Đông Nam Á
Nội dung
lục địa biển đảo
Bị chia cắt mạnh, nhiều núi, cao Nhiều đảo, ít đồng bằng (nhưng màu
Địa hình
nguyên, ven biển có các đồng bằng lớn mỡ), nhiều đồi núi, núi lửa
Khí hậu Nhiệt đới gió mùa Nhiệt đới gió mùa và xích đạo
Sông ngòi Dày đặc, nhiều sông lớn Sông ít, ngắn, dốc
Biển Phần lớn các nước giáp biển (trừ Lào) Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng
Sinh vật Rừng nhiệt đới Rừng xích đạo
Khoáng sản Than, sắt, thiếc, dầu khí Dầu mỏ, than, đồng, khí đốt
*Thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của Đông Nam Á
=> Thuận lợi
- Khí hậu nóng ẩm, mạng lưới sông ngòi dày đặc, đất phù sa màu mở => phát triển nông nghiệp nhiệt
đới
- Sông ngòi còn có tiềm năng thủy điện lớn.
- Biển => phát triển tổng hợp kinh tế biển và giúp lượng mưa dồi dào
- Giàu khoáng sản với nhiều loại có trữ lượng lớn  phát triển công nghiệp
- Diện tích rừng xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm lớn  là nguồn lợi kinh tế lớn và là nhân tố đảm bảo
cân bằng sinh thái cho khu vực.

=> Khó khăn


- Địa hình gây khó khăn cho sự phát triển của GTVT
- Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai: Động đất, núi lửa, sóng thần, bão, lũ lụt, hạn hán.
- Vùng biển có nhiều thiên tai nên gặp nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế.
- Rừng và khoáng sản giàu chủng loại nhưng hạn chế về tiềm năng khai thác.
III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1. Dân cư
- Dân số đông, năm 2017 là 653.0 triệu người.
- Gia tăng dân số cao nhưng đang có xu hướng giảm.
- Mật độ dân số cao
- Phân bố dân cư không đồng đều
- Cơ cấu dân số trẻ
2. Xã hội
- Đa dân tộc, tôn giáo
- Văn hóa, phong tục tập quán đa dạng, có nhiều nét tương đồng
=> Thuận lợi
- Nguồn lao động dồi dào, năng động.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn
=> tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài.
=> Khó khăn
- Chất lượng lao động còn hạn chế, xã hội một số quốc gia chưa ổn định
- Đông dân, trong khi nền kinh tế chưa phát triển => Sức ép lên nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã
hội: việc làm, nhà ở…
- Gây sức ép đối với tài nguyên và môi trường.

IV. KINH TẾ
1. Cơ cấu kinh tế
- Cơ cấu kinh tế khu vực Đông Nam Á có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: Giảm tỉ trọng khu vực
I, Tăng tỉ trọng khu vực II và III
=> Thể hiện sự chuyển đổi từ nền kinh tế thuần nông lạc hậu sang kinh tế có nền công nghiệp và
dịch vụ phát triển.
2. Các ngành kinh tế
2.1. Công nghiệp
- Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.
Xu hướng phát triển - Hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ.
- Đào tạo kĩ thuật cho lao động.
- Chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
- > Tích lũy vốn.
- CN sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử phát triển nhanh, là ngành thế
mạnh của ĐNA. (Xingapo, Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam)
Các ngành phát triển - CN khai khoáng: Dầu khí, than, khoáng sản kim loại ..... ( Việt Nam,
mạnh Inđônêxia, Brunây):
- CN sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm, tiểu thủ công nghiệp....
- > Phục vụ xuất khẩu.
- CN điện: phát triển nhanh, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu.
Vấn đề năng lượng cần Sản lượng điện của khu vực có tăng song bình quân trên đầu người còn
phải đặt ra trong phát thấp, khó khăn cho vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
triển công nghiệp ở các
nước Đông Nam Á là vì
2.2. Dịch vụ
* Hướng phát triển
- Phát triển cơ sở hạ tầng
- HĐH mạng luới thông tin, dịch vụ ngân hàng, tín dụng
- Phát triển du lịch
*Mục tiêu: Phục vụ đời sống, nhu cầu phát triển đất nước và thu hút đầu tư
2.3 Nông nghiệp
a. Trồng lúa nước
* Điều kiện phát triển
- Đất phù sa màu mỡ - Khí hậu nhiệt đới ẩm
- Nguồn nước dồi dào - Dân cư đông đúc
* Tình hình phát triển
- Lúa nước là cây trồng lâu đời của cư dân khu vực và trở thành cây lương thực chính
- Do áp dụng tiến bộ KHKT, năng suất lúa ngày càng tăng  đã cơ bản giải quyết được nhu cầu
lương thực của các nước trong khu vực. Thái Lan và VN trở thành 2 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế
giới.
- Vấn đề của các nước trong khu vực: Cần sử dụng hợp lí đất gieo trồng lúa nước, tránh tình trạng lãng
phí => đòi hỏi có quy hoạch phát triển dài hạn, phù hợp với chiến lược phát triển.
* Phân bố
- Được phát triển ở tất cả các nước nhưng sản lượng nhiều nhất ở In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam,
Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.
b. Trồng cây công nghiệp và cây ăn quả
* Điều kiện phát triển
- Đất feralit có diện tích lớn - Khí hậu nhiệt đới ẩm - Thị trường tiêu thụ lớn
* Tình hình phát triển và phân bố
- Cao su, cà phê, hồ tiêu có nhiều ở Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.
- Cây ăn quả được trồng ở hầu hết các nước.
=> Đông Nam Á là nguồn cung cấp chính cho thế giới về cao su, cà phê, hồ tiêu. Việt Nam là nước
xuất khẩu hồ tiêu nhiều nhất thế giới
c. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản
* Điều kiện phát triển
- Có nhiều đồng cỏ, nguồn lương thực được đảm bảo
- Có vùng biển rộng lớn
- Mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc, diện tích mặt nước lớn.
* Tình hình phát triển
- Chăn nuôi vẫn chưa trở thành ngành sản xuất chính nhưng có số lượng gia súc gia cầm tương đối lớn
và tăng nhanh.
- Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản phát triển, sản lượng đạt khá cao nhưng còn rất khiêm tốn so với
các khu vực khác trên thế giới.
* Phân bố
- Trâu, bò, lợn được nuôi nhiều Ở Ma-lai-xia, Thái Lan, Việt Nam
- Lợn nuôi nhiều ở Việt Nam, Thái Lan...
- Nghề nuôi trồng, đánh bắt cá phát triển ở tất cả các nước (trừ Lào).

PHẦN 2. THỰC HÀNH


1. Bài toán tính mật độ dân số

Mật độ dân số =

2. Bài toán tính cơ cấu


2.1. Cơ cấu dân số
Cho bảng số liệu;
DÂN SỐ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2010 - 2017
(Đơn vị: triệu người)
Năm 2010 2017
Tổng số dân 6892 7536
Dân số thành thị 3446 4092
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, NXB Thống kê, 2006 - 2017)
Tính cơ cấu dân số thành thị và nông thôn thế giới giai đoạn 2010 - 2017.

2.2. Cơ cấu xuất – nhập khẩu


Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA
VÀ VÙNG LÃNH THỔ NĂM 2019
(Đơn vị: tỉ USD)
Hoa Kì Trung Quốc ASEAN
Xuất khẩu 2514,7 2641,3 264,3
Nhập khẩu 3125,2 2476,3 253,7
(Nguồn: solieukinhte.com)
Tính cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của một số quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2019 và nhận xét.

Ôn thi thật tốt nha các cháu!

You might also like