You are on page 1of 6

Câu 1: Phân tích hệ quả của cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn

- Hệ quả tiêu cực:


- Đất nước Đại Việt bị chia cắt thành 2 đàng, lấy sông Gianh làm giới
tuyến:
+ Đàng Ngoài: từ sông Gianh trở ra Bắc, do con cháu họ Trịnh thay nhau
cai quản.
+ Đàng Trong: từ sông Gianh trở vào Nam, do con cháu họ Nguyễn
truyền nối nhau cầm quyền.
- Hình thành nên cục diện “một cung vua - hai phủ chúa” (do cả hai chính
quyền Trịnh, Nguyễn đều dùng niên hiệu vua Lê, đều thừa nhận quốc
hiệu Đại Việt).
+ Ở Đàng Ngoài: trên danh nghĩa, vua Lê vẫn là người đứng đầu đất
nước, nhưng thực tế, họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị.
+ Ở Đàng Trong: con cháu họ Nguyễn cũng nối nhau cầm quyền, gọi là
“chúa Nguyễn".
- Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã
làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại
nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát
triển chung của quốc gia - dân tộc.
- Hệ quả tích cực: để củng cố thế lực, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng
Trong đã từng bước khai phá, mở rộng lãnh thổ về phía Nam; đồng
thời triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa
và quần đảo Trường Sa.

Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
a. Địa hình phần lớn là đồi núi
- Nước ta có khoảng ¾ diện tích lãnh thổ đất liền là đồi núi, kéo dài từ
Tây Bắc đến Đông Nam Bộ.
- Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000m (chiếm 85% diện tích cả
nước): các núi cao trên 2000m chiếm 1% diện tích cả nước.
- Đồng bằng chiếm ¼ diện tích đất liền bao gồm: đồng bằng châu thổ và
đồng bằng ven biển.
b. Địa hình được nâng lên tạo thành nhiều bậc
- Địa hình nước ta được hình thành qua các giai đoạn khác nhau, đến thời
kì Tân kiến tạp được nâng lên và phân thành các bậc địa hình kế tiếp
nhau: núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi, đồng bằng ven biển, thềm lục
địa.
c. Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
- Quá trình phong hóa; lượng mưa lớn và tập trung theo mùa làm cho quá
trình xâm thực, xói mòn diễn ra mạnh mẽ, địa hình bị cắt xẻ, tạo thành
nhiều dạng địa hình độc đáo.
d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
- Các dạng địa hình nhân tạo: đô thị, hầm mỏ, đê, đập,…

Câu 3: Giả sử là em được xuyên không về quá khứ và trở thành một
người dân sống ở thế kỉ XVI - XVII, em hãy đưa ra lí do phản đối các
cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.

xung đột kéo dài giữa các tập đoàn phong kiến sẽ làm suy kiệt sức người,
sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội;
chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia
- dân tộc.

Câu 4: Phân tích vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản Việt Nam.

- Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản


+ Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đa dạng,
nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng tốt,…. => Cung cấp
nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp cũng như đảm bảo
an ninh năng lượng cho quốc gia.
+ Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng còn chưa hợp lí, công nghệ khai
thác còn lạc hậu,... gây lãng phí, ảnh hưởng xấu đến môi trường và phát
triển bền vững. Một số loại khoáng sản bị khai thác quá mức dẫn tới nguy
cơ cạn kiệt.
- Giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản
+ Phát triển các hoạt động điều tra, thăm dò; khai thác, chế biến; giảm
thiểu tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và cảnh quan.
+ Đẩy mạnh đầu tư, hình thành ngành khai thác, chế biến đồng bộ, hiệu
quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại.
+ Phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản, hạn chế xuất khẩu
khoáng sản thô.
+ Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên
khoáng sản.
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động
khai thác và sử dụng khoáng sản.

Câu 5 : Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của nước ta.

- Việt Nam nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực
Đông Nam Á. Trên đất liền, nước ta có chung đường biên giới với ba
quốc gia (Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia) và có chung Biển Đông với
nhiều nước.
- Hệ tọa độ địa lí:
+ Tọa độ trên đất liền: theo chiều bắc - nam từ 23°23′B đến 8°34′B, theo
chiều đông - tây từ 109°24′Đ đến 102°09′Đ.
+ Tọa độ địa lí trên biển: Phía Đông 117°20’Đ, phía Nam 6°50'B và phía
Tây 101°Đ.
- Vị trí địa lí nước ta có các đặc điểm nổi bật là:
+ Nước ta nằm ở vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc; trong khu vực châu Á
gió mùa.
+ Nơi tiếp giáp giữa đất liền và đại dương, liền kề với vành đai sinh
khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.
+ Nằm trng khu vực có nhiều thiên tai và chịu ảnh hưởng mạnh của biến
đổi khí hậu.
=> Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, là
cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
Câu 3:
Năm 1545, giữa lúc cuộc chiến Nam - Bắc triều đang diễn ra quyết liệt,
Nguyễn Kim qua đời, vua Lê đã trao lại toàn bộ binh quyền cho Trịnh
Kiểm. Từ đây, mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dần bộc lộ và
ngày càng gay gắt. Năm 1558, Nguyễn Hoàng (người con thứ của
Nguyễn Kim) được cử vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Họ Nguyễn từng
bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam. Năm
1613, Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, đã tỏ rõ
thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh.
Xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ vào năm 1627. Sau hơn 50 năm giao
tranh, trải qua 7 lần giao chiến không phân thắng bại, năm 1672, hai bên
tạm giảng hòa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới phân chia đất
nước. Đàng Trong (vùng đất từ sông Gianh trở vào Nam, hay còn gọi là
Nam Hà) do con cháu họ Nguyễn nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là
“chúa Nguyễn” và Đàng Ngoài (vùng đất từ sông Gianh trở ra Bắc, hay
còn gọi là Bắc Hà) do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.
Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã
làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại
nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát
triển chung của quốc gia - dân tộc.

Câu 1: Ý nghĩa tự nhiên


Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang
tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đổi ở bán cầu Bắc nên có nền
nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng, lại nằm trong khu vực thường xuyên
chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch (Tín phong) và gió mùa châu Á, khu
vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới, nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.
+ Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của
Biển Đông - nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, đã làm cho thiên nhiên
nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Vì thế, thảm thực vật ở nước ta
bốn mùa xanh tốt, rất giàu sức sống, khác hẳn với thiên nhiên một số
nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi.
- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với
vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa
Trung Hải, trên đường di lưu và di chuyển của nhiều loài động, thực vật
nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.
- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên
giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải
đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.
- Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán thường
xảy ra hằng năm.
Câu 2: Chứng minh rằng địa hình Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió
mùa ẩm
- Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn làm cho quá trình phong hoá xảy ra nhanh và
mạnh, tạo nên lớp vỏ phong hoá dày, dễ thấm nước và vụn bở.

- Tính chất nhiệt đới ẩm ở các vùng núi đá vôi dẫn đến quá trình cac-xtơ
diễn ra mạnh mẽ, tạo nên các hang động và dòng chảy ngầm.

- Các quá trình ngoại lực như xâm thực, xói mòn, rửa trôi, bồi tụ đã thay
đổi bề mặt địa hình.

- Các hiện tượng sạt lở đất, đất trượt, đá lở, lũ quét thường xảy ra ở các
vùng núi dốc, đặc biệt là những nơi mất lớp phủ thực vật, vào mùa mưa.

Câu 3: Nêu điểm thuận lợi của địa hình đồng bằng, địa hình bờ biển, địa
hình đồi núi đối với sự phát triển kinh tế của nước ta
a) Khu vực đồi núi
- Thế mạnh:
+ Tập trung nhiều loại khoáng sản => nguyên liệu, nhiên liệu cho
nhiều ngành công nghiệp.
+ Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm - nông nghiệp nhiệt
đới.
+ Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng
thủy điện lớn.
+ Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du
lịch tham quan, nghỉ dưỡng,... nhất là du lịch sinh thái.
b) Khu vực đồng bằng
- Thế mạnh:
+ Cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông
sản, mà nông sản chính là lúa gạo.
+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, khoáng sản và lâm
sản.
+ Nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và
các trung tâm thương mại.
+ Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.
c) Địa hình ven biển

- Thuận lợi phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản: Bờ biển nước
ta dài, tiếp giáp với nhiều tỉnh thành thuận lợi cho đánh bắt hải sản.
Vùng ven biển có nhiều đầm lầy để nuôi trồng thủy sản….

- Thuận lợi phát triển khai thác khoáng sản biển: Nhiều vùng bờ biển
có cát trắng có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, tận dụng khí hậu người
dân còn làm muối….

- Thuận lợi phát triển du lịch biển: Biển nước ta nổi tiếng với nhiều
bãi tắm đẹp như Nha Trang, Đà Nẵng, Vũng Tàu…

- Thuận lợi phát triển giao thông vận tải: Ven biển có nhiều vũng vịnh
kín gió có thể xây dựng hải cảng để phát triển giao thông vận tải, giao
lưu buôn bán với các khu vực và các nước khác.

Câu 4: Tài nguyên khoáng sản có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế
xã hội của nước ta
Tài nguyên khoáng sản đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế
và xã hội của nước ta:
- Thúc đẩy phát triển kinh tế, đóng góp lớn cho xuất khẩu: Các sản phẩm
từ tài nguyên khoáng sản cung cấp một phần lớn trong kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam.
- Tạo cơ hội việc làm, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và cải thiện cuộc sống
của người lao động.
- Phát triển kinh tế các vùng kinh tế đặc biệt: Các khu vực giàu tài nguyên
khoáng sản thường trở thành trung tâm của phát triển kinh tế. Việc khai
thác tài nguyên khoáng sản có thể tạo ra nguồn thuế cho chính quyền địa
phương, cải thiện hạ tầng và dịch vụ cộng đồng, và thúc đẩy phát triển
kinh tế ở các vùng kinh tế đặc biệt.
- Tài nguyên khoáng sản cũng quyết định việc quy hoạch và phát triển
kinh tế của nước. Chính phủ cần quản lý một cách bền vững tài nguyên
này để đảm bảo sử dụng hiệu quả và bảo vệ môi trường.

You might also like